1.1. Tính cấp thiết của đề tài Theo DeFond và Zhang, 2014, chất lượng kiểm toán là trọng tâm của phần lớn các nghiên cứu về kiểm toán trong hơn 20 năm qua. Bản tham vấn của Hội đồng Tiêu chuẩn Ki ểm toán và Đảm bảo Quốc tế (IAASB) cũng khẳng định, CLKT là vấn đề quan trọng đòi hỏi nhiều sự chú ý hơn. Tuy nhiên, cho đến nay đa phần các nghiên cứu về CLKT trên thế giới đều tập trung vào CLKT của các công ty kiểm toán độc lập. Trong lĩnh vực kiểm toán tài chính công, tài sản công hiện nay có rất ít nghiên cứu được thực hiện (Dwyer và Wilson, 1989), do đó, trên cơ sở khung lý thuyết về CLKT của các nghiên c ứu được công bố đối với khu vực tư nhân tác giả Donald và cộng sự (1992) đã tiến hành thử nghiệm để xác định những yếu tố ảnh hưởng đến CLKT khu vực công thực hiện bởi các công ty kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố liên quan đến danh tiếng và xung đột quyền lực là những yếu tố quyết định đáng kể đến CLKT. Ngoài ra, thời gian kiểm toán cũng là một đại diện chấp nhận được khi so sánh CLKT của các công ty có quy mô t ương đồng. Không thể phủ nhận, nghiên cứu của Donald và cộng sự (1992) đã bước đầu đưa ra được một số yếu tố ảnh hưởng đến CLKT việc quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công, song việc chỉ dựa trên nền tảng nghiên cứu về CLKT do những công ty kiểm toán độc lập tiến hành không thể thay thế được việc nghiên cứu về vấn đề CLKT của khu vực công do các cơ quan KTNN (hay còn gọi là cơ quan kiểm toán t ối cao) thực hiện. Một số nghiên cứu do thành viên các cơ quan KTNN thực hiện nh ư Mazur và cộng sự (2005), Haneef (2013) thông qua nghiên cứu định tính, tổng hợp phân tích tài liệu đề cập đến một số khía cạnh cụ thể trong đảm bảo CLKT của cơ quan KTNN, song cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của KTNN một cách toàn diện và kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. T ại Việt Nam đã có một vài công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và cấp ngành c ủa KTNN Việt Nam về CLKT trong các lĩnh vực như kiểm toán ngân sách bộ, ngành, ki ểm toán đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán đối với các doanh nghiệp nhà nước v.v. song các nghiên c ứu chủ yếu dựa trên việc phân tích dữ liệu thứ cấp, chỉ ra thực tr ạng về CLKT hiện nay của KTNN Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục, chưa có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT và kiểm định mức độ ảnh hưởng c ủa từng nhân tố. Một số nghiên cứu gần đây về CLKT của KTNN như nghiên cứu về KSCL kiểm toán của Hoàng Phú Thọ (2012), tác giả tiến hành phân tích định tính để xác định thực trạng công tác KSCL kiểm toán của KTNN VN từ đó đưa ra khuyến nghị nâng cao ch ất lượng KSCL kiểm toán của KTNN; nghiên cứu về kiểm toán các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ODA do KTNN thực hiện của tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2017) t ập trung nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm toán nguồn vốn ODA dành cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Theo tìm hiểu của tác giả, tại Việt Nam đến nay chưa có công trình nghiên c ứu về CLKT của KTNN Việt Nam nhằm xác định và kiểm định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, đồng thời, coi đó như mục tiêu nghiên cứu duy nhất. Như đã biết, hoạt động của các cơ quan kiểm toán KTNN không mang tính chất lợi nhuận, đồng thời, đối tượng kiểm toán của các cơ quan kiểm toán KTNN là những t ổ chức sử dụng và quản lý tài sản công, tài chính công, hoạt động của những tổ chức này ngoài mang lại lợi ích kinh tế còn phục vụ mục đích chính trị khác. Do đó, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của KTNN là rất quan trọng để từng bước nâng cao CLKT, đặc biệt kết quả kiểm toán luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ Quốc hội, Chính ph ủ, các cơ quan chức năng và người dân. Th ời gian gần đây có nhiều thông tin truyền thông quan tâm đến kết quả kiểm toán của KTNN VN, như kết quả kiểm toán chuyên đề quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế, kiểm toán các dự án BOT, BT, các vấn đề về cổ phần hoá doanh nghiệp, kiểm tra đối chi ếu nghĩa vụ nộp thuế tại nhiều doanh nghiệp v.v. Có thể nói, các kết quả kiểm toán thu được đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính công, tài sản công. Bên cạnh những mặt đã làm được, thực tế cho thấy còn nhiều kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN hiện nay còn chung chung, thiếu cơ sở pháp lý, chưa sát với thực tiễn là một trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN chưa cao. Theo Tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN, năm 2016, tỷ lệ thực hiện kiến nghị là 75,6%; năm 2017 đạt 78,2% và năm 2018 đạt 73,2% trên tổng số kiến nghị đủ bằng chứng thực hiện. Bên cạnh đó, các phát hiện về hành vi gian lận, tham nhũng có tính chất nghiêm trọng đề nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra còn hạn chế (ví dụ, năm 2018 chuyển 05 vụ việc, năm 2019 chuyển 04 vụ vi ệc, năm 2020 chuyển 05 vụ việc). Bên cạnh đó, theo Trần Văn Vương (2012), công tác ph ối hợp với cơ quan Tài chính trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán còn bộc lộ nhiều vướng mắc như: “nội dung tổng hợp đôi khi không phản ánh rõ bản chất kiến nghị kiểm toán… phương pháp tổng hợp trong các báo cáo kiểm toán chưa hợp lý”. Theo quy định tại khoản 13, khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước năm 2019, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại và khởi kiện về đánh giá, kết luận, kiến nghị của KTNN cũng như hành vi của KTVNN lên cơ quan Tòa án, mặc dù cho đến nay chưa có kết luận, kiến nghị nào của KTNN thuộc đối tượng bị khiếu nại và khởi kiên tới cấp có thẩm quyền song hàng năm KTNN tổ chức trả lời nhiều văn bản của tổ chức, cá nhân liên quan đến kết quả kiểm toán. Đáng lưu ý, từ khi thành lập đến nay đã có 01 vụ việc KTVNN bị khởi tố bởi hành vi vi phạm Luật KTNN, quy t ắc đạo đức nghề nghiệp KTV của KTNN và quy định hiện hành. Với trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, KTNN VN luôn không ngừng vận động, phát huy m ọi nguồn lực nhằm đem lại những báo cáo kiểm toán với nhiều phát hiện, kiến nghị kiểm toán có giá trị cao, khắc phục những mặt chưa làm được trong tổ chức bộ máy và hoạt động nhằm nâng cao CLKT. Để thực hiện được nhiệm vụ đó điều cần thiết ph ải tìm hiểu nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế từ đó có phương án khắc phục phù hợp, từng bước nâng cao CLKT của KTNN, xứng đáng với kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và công chúng đối với cơ quan độc lập thực hiện trọng trách kiểm tra, giám sát việc quản lý, s ử dụng tài chính công, tài sản công vì một nền tài chính minh bạch, gắn với trách nhi ệm giải trình. Có thể nói, nhu cầu lý thuyết và thực tiễn về việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của KTNN là không thể phủ nhận. Căn cứ vào việc phân tích và kiểm định m ức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cơ quan có thẩm quyền có biện pháp đi từ bản chất v ấn đề thực hiện các giải pháp từng bước nâng cao CLKT. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đề tài nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến CLKT của KTNN Việt Nam với mục tiêu xem xét và phân tích những nhân tố chính ảnh hưởng đến CLKT trong lĩnh v ực kiểm toán tài chính, tài sản công do KTNN Việt Nam thực hiện. Ngoài việc hệ thống các luận điểm khoa học về CLKT và nhân tố ảnh hưởng đến CLKT, kết quả nghiên cứu c ủa luận án còn là tiền đề để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tham khảo trong quá trình hoạch định các chính sách chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, quản lý và giám sát CLKT.