Xu hướng vận động và phát triển Timeshare không ngừng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến 2017 đã có 180 Quốc gia có mô hình Timeshare hiện diện với 7400 Resort, tổng giá trị kinh tế 114 tỷ USD, doanh thu 14 tỷ USDnăm (được đưa ra tại hội thảo kinh tế chia sẻ do CIEM tổ chức ngày 1502018). Cho thấyđược sự hấp dẫn và sức hút của Timeshare đối với toàn cầu. Tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động…” đồng thời văn kiện đại hội Đảng lần thứ X đã ra những quyết sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch. Do đó việc nghiên cứu, phát triển Timeshare là cần thiết và phù hợp với chương trình hành động của Đại Hội Đảng lần thứ 10. Thực trạng mô hình Timeshare diễn ra tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển dưới tên gọi: Sở hữu kỳ nghỉ. Tuy nhiên, vẫn chưa phát triển mạnh là do khung pháp lý hiện nay chưa điều chỉnh được hoàn toàn dẫn đến phát sinh rất nhiều tranh chấp gây ảnh hưởng đến lợi ích của Người tiêu dùng Từ 3 yếu tố trên xác định việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về Timeshare Kinh nghiệm một số nước Khả năng áp dụng tại Việt Nam” là cấp thiết.