Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên năm học 2013-2014 - Chuyên đề: Dạy học chương trình giáo dục địa phương môn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở Giáo dục và Đào tạo có nội dung gồm các phần: phần 1 - những vấn đề chung; phần 2 - nội dung và phương pháp dạy học lịch sử địa phương; phần 3 - một số bài soạn minh họa... Mời các bạn cùng tham khảo.
LỜI NĨI ĐẦU Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung giáo dục địa phương ở cấp THCS, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã tổ chức biên soạn tài liệu giáo dục địa phương các mơn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí dành cho học sinh tỉnh Quảng Bình. Bắt đầu từ năm học 2013 2014, các tiết giáo dục địa phương trong phân phối chương trình mơn Ngữ văn, Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9 và mơn Địa lí lớp 9 được dạy học theo bộ tài liệu do Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình biên soạn Để việc triển khai thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương mơn Lịch sử theo tài liệu của Sở đạt kết quả tốt, phịng GDTrH đưa Chun đề dạy học chương trình giáo dục địa phương mơn Lịch sử THCS theo tài liệu biên soạn của Sở vào nội dung bồi dưỡng thường xun năm học 2013 2014 (sau đây gọi tắt là Chun đề). Thời lượng dành cho Chun đề là 30 tiết, gồm 15 tiết giáo viên tự nghiên cứu và 15 tiết bồi dưỡng tập trung. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn tài liệu sẽ khơng thể tránh khỏi những sai sót và bất cập. Rất mong q thầy, q cơ thơng cảm, chia sẻ và góp ý chân tình, thẳng thắn để chúng tơi có được những kinh nghiệm thật sự bổ ích NHĨM TÁC GIẢ Dương Xn Sự Chun viên phịng GDTrH Thái Thị Lợi TPCM trường THPT Chun Quảng Bình Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Khái niệm “lịch sử địa phương” Để xác định được mục đích u cầu của việc dạy và học Lịch sử địa phương, chúng tơi nghĩ trước tiên chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “Lịch sử địa phương” muốn hiểu đúng khái niệm “Lịch sử địa phương” trước hết ta cần hiểu thuật ngữ “địa phương”; Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền Lịch sử địa phương cịn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chun mơn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chun ngành. 2. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng của tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành của lịch sử dân tộc. Nói vậy khơng có nghĩa một cơng trình nghiên cứu lịch sử dân tộc là kết quả của phép tính cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái qt và tổng hợp mức độ cao. Đây là mối quan hệ biện chứng khơng thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng” Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí khơng gian cụ thể một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mơ, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử ln chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự là “người thày của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc cịn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền q, xứ sở, nơi chơn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử thế giới Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng phong phú, sinh động là cơ sở cho việc tạo những biểu tượng lịch sử và hiểu sâu sắc các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng ở bài học lịch sử. Tri thức lịch sử địa phương có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, lịng tự hào chân chính và những truyền thống tốt đẹp của địa phương, tình u q hương, xứ sở, ý thức bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa, di tích lịch sử Tư liệu lịch sử địa phương chẳng liệu khoa học để hiểu rõ phát triển lịch sử địa phương, mà cịn là những căn cứ cụ thể chi tiết để xem xét đánh giá một cách tồn diện những sự kiện, hiện tượng, biến cố trong lịch sử dân tộc 3. Sự cần thiết phải chú trọng nội dung lịch sử địa phương Như trên đã nói, bất cứ một sự kiện, hiện tượng nào xảy ra trong lịch sử đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí khơng gian cụ thể ở một hoặc một số địa phương nhất định. Chính vì vậy có những sự kiện lịch sử địa phương gắn liền với lịch sử dân tộc hoặc rộng hơn là lịch sử thế giới. Sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính q hương, xứ sở, nơi chơn nhau cắt rốn của mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử của dân tộc là điều rất cần thiết Vì vậy, dạy học lịch sử địa phương Quảng Bình có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần giúp giáo viên thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thơng các cấp trong tỉnh. Thơng qua việc dạy học sinh học lịch sử địa phương, hoạt động của nhà trường có điều kiện để gắn liền với xã hội, lý luận đi đơi với thực hành Từ đó, việc tổ chức nghiên cứu, bồi dưỡng cho giáo viên bộ mơn Lịch sử, giáo viên dạy cấp phổ thơng về lịch sử địa phương tỉnh nhà khơng những cần thiết về tri thức mà cịn bồi dưỡng cho các giáo viên những kỹ năng cần thiết trong việc vận dụng tri thức lý thuyết lịch sử vào thực tiễn đang địi hỏi ở địa phương. Từ hoạt động thực tiễn đó, các giáo viên sẽ thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương tỉnh nhà, song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại Hoạt động nghiên cứu lịch sử địa phương tỉnh nhà của giáo viên các cấp được tổ chức tốt sẽ như nhịp cầu nối tình cảm của giáo viên với nhân dân địa phương trong tỉnh; cũng là biện pháp để khai thác sức sáng tạo tiềm tàng truyền thống lịch sử của nhân dân địa phương. Trên tinh thần đó, Lịch sử địa phương Quảng Bình nếu được bồi dưỡng tốt cho giáo viên và được tổ chức giảng dạy tốt ở các trường phổ thơng trong tỉnh sẽ là một trong những nguồn quan trọng làm phong phú tri thức của học sinh về q hương Quảng Bình mình, giáo dục cho các em lịng tự hào về truyền thống q hương và u q hương, hình thành những khái niệm về nghĩa vụ đối với q hương, tạo cho học sinh nhận thức được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Ngồi ra, dạy học lịch sử địa phương tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc giáo dục tư tưởng, chính trị, lao động, đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh và cho giáo viên. Nó có vị trí quan trọng trong việc hình thành lịng tự hào về đất nước, dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ lịng tự hào về những chiến cơng của cha anh mình đã làm nên ở ngay trong làng xóm thân u trong địa phương của mình khi đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Giáo viên và học sinh cũng tự hào với những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Quảng Bình chúng ta từ trước đến nay Phần II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG 1. Nội dung và ngun tắc biên soạn tài liệu Lịch sử địa phương Quảng Bình Thực hiện Cơng văn số 5977/BGDĐTGDTrH ngày 07/7/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nội dung Giáo dục địa phương ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình đã tổ chức biên soạn bộ tài liệu giáo dục địa phương các mơn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý (sách dùng cho học sinh và giáo viên THCS). Bộ tài liệu gồm có: 04 cuốn dành cho học sinh: + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử lớp 6; + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử lớp 7; + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử lớp 8; + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý lớp 9 01 cuốn dành cho giáo viên: Tài liệu hướng dẫn giảng dạy chương trình giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý lớp 6, 7, 8, 9 Phân phối chương trình và nội dung phần Lịch sử cụ thể theo từng khối, lớp như sau: Lớp 6: 01 bài, được dạy trong 01 tiết (tiết 32, theo PPCT), với nội dung: + Vùng đất Quảng Bình là dải đất hẹp, có cảnh quan đa dạng: sơng, núi, biển, rừng. Đặc điểm tự nhiên đã tác động lớn đến điều kiện sống của con người, làm nảy sinh những tuấn kiệt danh nhân. + Những danh nhân tiêu biểu của Quảng Bình + Những nét tính cách của con người Quảng Bình và những nhân tố góp phần tạo dựng nên điểm riêng biệt trong tính cách con người Quảng Bình Lớp 7: Bao gồm 03 bài, được dạy trong 03 tiết (tiết 32, 56, 65 theo PPCT), mỗi bài 01 tiết, với các nội dung: + Bài 1: Quảng Bình là một phần lãnh thổ thiêng liêng của nước Việt. Những thăng trầm của lịch sử đã để lại những dấu ấn sâu sắc đối với q trình hình thành và phát triển của vùng đất này. Trước 1832, vùng đất Quảng Bình thường xun có sự thay đổi địa giới và tên gọi. Từ sau 1832, các đơn vị hành chính tỉnh Quảng Bình dần hồn chỉnh. + Bài 2: Khái qt sự hình thành và phát triển của xã hội ngun thuỷ trên đất Quảng Bình Những đóng góp của nhân dân Quảng Bình đối với sự nghiệp kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc (đến thế kỉ XV) + Bài 3: Thế kỉ XVII, Đại Việt nằm trong tình trạng nội chiến kéo dài giữa hai tập đồn Lê Trịnh và Nguyễn, Quảng Bình là chiến trường chính của các cuộc giao tranh. Đời sống nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi phong trào Tây Sơn nổ ra, nhân dân Quảng Bình đã tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và cuộc kháng chiến chống qn Thanh xâm lược Lớp 8: 01 bài, được dạy trong 01 tiết (tiết 43 theo PPCT), với nội dung: + Khái qt các cuộc khởi nghĩa, những thủ lĩnh của phong trào Cần vương ở Quảng Bình và một số trận đánh tiêu biểu diễn ra trên vùng đất này + Những đóng góp của phong trào Cần vương Quảng Bình đối với cơng cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc Lớp 9: Bao gồm 02 bài, được dạy trong 02 tiết (tiết 37, 48 theo PPCT), mỗi bài 01 tiết, với các nội dung: + Bài 1: Khái qt hồn cảnh lịch sử dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 1931 và những hoạt động tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 1931 ở Quảng Bình + Bài 2: Cơng cuộc chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Quảng Bình đầu tháng 7 1945 + Những nét chính của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền Quảng Bình Sau mỗi bài có hệ thống câu hỏi và các tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy các nội dung của bài học Nội dung chương trình giáo dục địa phương cấp THCS được xây dựng đảm bảo tính logic và có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị kiến thức của lịch sử dân tộc theo từng khối lớp nhằm làm cho học sinh hiểu thêm về lịch sử dân tộc trong giai đoạn đó, đồng thời từ những kiến thức của lịch sử dân tộc, học sinh sẽ thấy được lịch sử của địa phương mình trong sự phát triển khơng ngừng của lịch sử dân tộc 2. Một số u cầu khi dạy học Lịch sử địa phương Quảng Bình ở các trường THCS Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của Lịch sử dân tộc. Vì vậy, khi dạy học Lịch sử địa phương giáo viên cần tn thủ các ngun tắc và phương pháp dạy học cơ bản của bộ mơn. Tuy nhiên, do đặc thù của Lịch sử địa phương là loại kiến thức khá quen thuộc và gần gũi nên giáo viên cần chú ý một số điểm sau: Do ưu thế của Lịch sử địa phương là những sự kiện, nhân vật lịch sử rất quen thuộc, đễ tiếp xúc ngay tại địa phương. Ở một mức độ nào đó, có khi học sinh đã biết, đã nghe, đã nhìn thấy. Vì vậy, giáo viên phải tận dụng tối đa các hình thức dạy học, phát huy hết khả năng của học sinh đối với việc thu nhận kiến thức thơng qua các kênh khác nhau như: hỏi người lớn trong gia đình, sưu tầm tài liệu đã được in ấn trên địa bàn qua sách báo, tranh ảnh, điền dã tại các địa phương gần nơi sinh sống, gặp các nhân chứng lịch sử, gặp gỡ các nghệ nhân, danh nhân địa phương, trao đổi trong nhóm, thảo luận cả lớp, tổ chức cho các em thực hiện một dự án nhỏ về nội dung bài học tránh việc các em phải ngồi nghe các thơng tin cứng nhắc, khơ khan và thiếu tính hấp dẫn, cụ thể, sinh động. Đây là điều mà mỗi giáo viên cần phải làm được Dạy học lịch sử địa phương tỉnh nhà cho học sinh chính là việc cụ thể hóa một cách sinh động, chi tiết những tri thức lịch sử dân tộc. Do đó những sự kiện hiện tượng lịch sử khơng thể tách rời vị trí khơng gian cụ thể, nhưng những vị trí khơng gian đó ít nhiều đều có sự thay đổi theo cơ cấu đơn vị hành chính địa phương (chủ yếu do tỉnh ta thời gian qua đã có nhiều thay đổi do việc nhập, tách tỉnh, huyện, xã .v.v…) Chính vì vậy khi trình bày những sự kiện, hiện tượng lịch sử, cần chú ý xác định rõ vị trí khơng gian, địa danh lịch sử ở thời điểm sự kiện xảy ra và ở vị trí khơng gian hiện tại để người học dễ theo dõi, hình dung, tái tạo lịch sử một cách chính xác Khi dạy học lịch sử địa phương chúng ta sẽ có ý kiến nhận xét, đánh giá về vai trị của cá nhân, quần chúng trong lịch sử, về sự đóng góp của địa phương tỉnh ta với tồn quốc, về mối quan hệ giữa các địa phương trong q trình phát triển của lịch sử .v.v… Việc đánh giá vai trị của cá nhân và quần chúng khơng thể áp đặt chủ quan, lịch sử địa phương của tỉnh nhà chúng ta thường rất cụ thể và địi hỏi khách quan, vì vậy khi nêu tên các nhân vật lịch sử ở địa phương trong tỉnh khơng địi hỏi ở họ sự tiêu biểu tồn diện mà có thể là về một lĩnh vực hoạt động nào đó. Có những nhân vật có tác dụng tích cực ở một thời kỳ lịch sử này, sau lại giảm đi ở một thời kỳ khác và ngược lại Phải đổi mới cách đánh giá các nội dung địa phương: Cho dù thời lượng dành cho các tiết địa phương trong chương trình khơng nhiều nhưng khơng nên coi đây là phần phụ, nội dung ngoại khố của chương trình chính khố, học chỉ để biết. Nên có cách đánh giá, cho điểm với những cách làm riêng của chương trình địa phương như viết bài thu hoạch, sáng tác thơ ca, sưu tầm tài liệu, vẽ tranh, thi diễn thuyết các chủ đề theo nhóm, lớp nhằm tạo ra sự thích thú của các em với những nội dung trong bài học Nên sử dụng các hình thức dạy học sau: + Tổ chức cho học sinh được đi tham quan học tập tại các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, các cơng trình kiến trúc, nhà bảo tàng, nhà truyền thống, các làng nghề địa phương để các em có cái nhìn sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề đang diễn ra tại địa phương mình + Với các bài miêu tả trận đánh, các di tích lịch sử, các địa điểm của căn cách mạng trong kháng chiến chống Pháp có thể tổ chức dạy học trên thực địa rất tốt. Các tiết học như vậy sẽ khiến học sinh vơ cùng thích thú và nâng cao lịng tự hào về truyền thống qưê hương cách mạng cho các em + Có thể tổ chức các buổi ngoại khố về Lịch sử địa phương tại các trường trong các dịp lễ kỷ niệm quan trọng của tỉnh nhà. Có thể phát động các cuộc thi tìm hiểu về các chủ đề về Lịch sử địa phương như: văn hố các dân tộc, các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, danh nhân địa phương Tuy nhiên, muốn đạt được hiệu quả cao trong các nội dung này, giáo viên phải có chuẩn bị chu đáo về hệ thống câu hỏi, về những nội dung cần thiết cho các buổi ngoại khố để thu hút sự quan tâm, chú ý và tham gia của học sinh + Có thể lập các nhóm sưu tầm các nội dung về Lịch sử địa phương ở tại xóm, xã, địa phương đang sinh sống. Đây là việc làm lâu dài, cần đầu tư nhiều cơng sức và phải có những bước đi hết sức cụ thể. Nếu tổ chức tốt, học sinh có thể làm quen được với cơng việc rất có ý nghĩa này và hình thành được một số kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này của các em: tự tin, chủ động, sáng tạo Bước đầu có thể cho các em viết tiểu sử, sưu tầm các kỷ vật, các câu chuyện của các anh hùng, liệt sĩ, các cựu chiến binh của q hương mình Dạy học lịch sử địa phương Quảng Bình cho học sinh các cấp nếu được tổ chức tốt sẽ góp phần giáo dục lịng tự hào về q hương tỉnh nhà cho học sinh. Cho nên những thành tựu trong chiến đấu và xây dựng địa phương Quảng Bình chúng ta phải làm cho học sinh thấy rõ nó cũng có ảnh hưởng đến sự thắng lợi của cách mạng cả nước. Sự hy sinh anh dũng của con em địa phương chúng ta trong sự nghiệp giữ nước cũng đã góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của cha ơng cho thế hệ trẻ tỉnh nhà hiện tại và mai sau Phần III. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA 10 LỚP 9 Tiết 37 QUẢNG BÌNH TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 1931 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh nắm khái qt hồn cảnh lịch sử dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 1931 ở Quảng Bình Những hoạt động tiêu biểu của phong trào cách mạng 1930 1931 ở Quảng Bình và so sánh với phong trào cách mạng cả nước Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử Giáo dục tình u, lịng tự hào về truyền thống của q hương II. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý Trong phong trào 1930 1931, các tỉnh hai đầu Quảng Bình là Nghệ 28 Tĩnh và Huế có các phong trào đấu tranh rất mạnh. Quảng Bình tuy đã có những hoạt động cách mạng cụ thể nhưng khơng mạnh bằng. Tài liệu về lịch sử giai đoạn này cũng rất hạn chế, giáo viên chủ yếu giới thiệu những hoạt động theo tài liệu đã viết III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC Tài liệu giáo dục địa phương Quảng Bình GV có thể tham khảo thêm: Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình (tập 1) , Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị xã Đồng Hới… IV. GỢI Ý TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Mục 1. Hồn cảnh lịch sử dẫn đến phong trào cách mạng 1930 1931 ở Quảng Bình Giáo viên hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức đã được học trong lịch sử dân tộc để làm rõ các nội dung: Bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam vốn đã rất lạc hậu, q quặt và lệ thuộc vào kinh tế Pháp nay lại càng kiệt quệ. Đời sống nhân dân ngày càng cơ cực. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, giữa nông dân với giai cấp địa chủ, phong kiến diễn ra ngày càng sâu sắc Đảng Cộng sản Việt Nam vừa mới thành lập đã đề ra đường lối, tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống đế quốc phong kiến, đã làm bùng nổ một phong trào đấu tranh cách mạng rầm rộ, sôi nổi diễn ra trên khắp cả nước. Mục 2. Những đấu tranh tiêu biểu phong trào cách mạng 1930 1931 29 Bằng phương pháp tường thuật sinh động, giáo viên cung cấp cho học sinh những cuộc đấu tranh tiêu biểu trong thời gian này : Xứ uỷ Trung Kì phát động một đợt đấu tranh (từ ngày 22 4 đến ngày 7 5 1930) nhằm kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1 5 bằng các hoạt động rải truyền đơn, treo cờ Đảng…, thông qua đấu tranh để tổ chức, tập hợp quần chúng và ngược lại. Đêm 30 4 rạng ngày 1 5 1930, anh Mai Văn Hồ đã cắm cờ đỏ búa liềm cột cờ Hành Cung tại trung tâm thị xã Đồng Hới; truyền đơn do chị Tơn Nữ Thị Cháu rải xuất hiện trên các đường phố từ Quảng Bình Quan đến cửa Nam, trại lính khố xanh đã gây tiếng vang lớn trong tồn tỉnh Ngày 1 6 1930, Chi bộ ga Bố Trạch lãnh đạo nơng dân xóm Rậy, thơn Võ Thuận (Bố Trạch) đấu tranh vạch mặt Tri huyện Dương Tự Đề và đồng bọn lợi dụng cái chết của chị Lê Thị Thận để gây sự, kiếm chác. Tháng 7 1930, Chi bộ ga Bố Trạch tiếp tục vận động hơn 500 dân phu các làng Hồn Lão, Hồn Phúc, Vạn Lộc đang làm đường tỉnh lộ 2 bãi cơng… Nhân ngày Quốc tế chống chiến tranh (1 8 1930), cờ Đảng được treo và truyền đơn được rải nhiều ngày ở thị xã Đồng Hới để tỏ thái độ phản đối thực dân Pháp Từ tháng 9 1930, Xứ uỷ Trung Kì quyết định đẩy mạnh tun truyền thắng lợi của cơng nơng Nghệ Tĩnh; kêu gọi đẩy mạnh đấu tranh học tập và ủng hộ Xơ Viết Nghệ Tĩnh. Tháng 3 1931, Nguyễn Kim Tiều (người làng Lũ Phong Quảng Trạch) và Hoàng Lai (người Hà Tĩnh làm thợ may ở Ba Đồn) đã bắt mối liên lạc với tổ chức Đảng ở Nghệ Tĩnh, nhận truyền đơn từ Hà Tĩnh về in lại, rải dọc đường xe lửa và chợ Ba Đồn Tại Lệ Thuỷ, Chi bộ Đảng ở Mỹ Trung đã giác ngộ và kết nạp được 30 một số thanh niên yêu nước vào Đảng Cộng sản Việt Nam Sau khi cung cấp sự kiện, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết quả, ý nghĩa: Nhân dân Quảng Bình dưới sự tổ chức, lãnh đạo của các chi bộ và tổ chức Đảng đứng lên đấu tranh và bước đầu thu được thắng lợi. Cơng tác xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức quần chúng được chú trọng, phát triển. Phong trào 1930 1931 Quảng Bình đã góp sức cùng cơng nơng cả nước khẳng định sức mạnh của chính mình ; đồn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến. Đó là những tiền đề để phong trào đấu tranh cách mạng Quảng Bình tiếp tục giành thắng lợi trong hồn cảnh lịch sử mới của thời kì 1932 1935 và thời kì 1936 1939 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao Đồng Hới 1931 Cuối năm 1931, khi phong trào Xơ viết Nghệ Tĩnh bị dập tắt trong biển máu, một số đảng viên Hà Tĩnh bị bắt đưa vào giam giữ tại nhà lao Đồng Hới. Tại đây, Chi bộ Đảng trong tù đã được thành lập do Lê Bá Cảnh làm Bí thư. Do đây là nơi giam cầm các “hạt nhân cộng sản” nên thực dân Pháp thi hành một chế độ quản tù rất hà khắc. Nhất là chế độ ăn uống rất kham khổ. Một hơm, cơm nấu q tệ, anh em tù phản ứng, khơng ăn. Cơpơnê, quản đốc nhà tù biết chuyện xộc đến nhà tù, cất giọng láo xược: “Cơm cá thế này, khơng ăn thì thơi” và thẳng tay đánh đập một số anh em đứng gần đó. Trước thái độ hách dịch, tàn bạo của quản ngục, anh em nhất loạt tuyệt thực, la hét, hơ khẩu hiệu đấu tranh địi cải thiện cơm tù, cải thiện chế độ sinh hoạt, phải có thuốc cho người bệnh… Cơpơnê huy động lính khố xanh và cảnh sát đến đàn áp. Một cuộc xơ xát lớn xảy ra. Tin tù chính trị tuyệt thực đấu tranh đã lan ra bên ngồi làm chấn động dư luận thị xã. 31 Các cơ sở bí mật thị xã như nhóm thanh niên u nước của Tơn Nữ Thị Cháu, ơng Lê Qnh chủ hiệu thuốc Bắc đã gây dư luận, vạch tội ác kẻ thù, vận động qun góp áo quần, thuốc men… cho các tù nhân. Bọn Pháp ngoan cố bưng bít thơng tin và đàn áp đấu tranh nhưng khơng khuất phục được ý chí anh em trong tù. Cuộc tuyệt thực kéo dài đến ngày thứ 9 thì Pháp buộc phải nhân nhượng. Tên Cơng sứ ở Quảng Bình buộc phải đổi Cơpơnê đi nơi khác và chấp nhận hầu hết u sách của anh em… (Lược theo : Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Bình 1930 1954, 2 1995 và Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị xã Đồng Hới 1930 1954, 1994) IV. HỆ THỐNG CÁC CƠNG VĂN CHỈ ĐẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 5977/BGDĐTGDTrH Hà Nội, ngày 07 tháng 7 năm 2008 V/v: Hướng dẫn thực hiện nội dung GD địa phương ở cấp THCS và cấp 32 THPT từ năm học 20082009 Kính gửi: Các Sở Giáo dục và Đào tạo Thực hiện Kế hoạch giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thơng (CTGDPT) ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐBGDĐT ngày 05/5/2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục địa phương từ năm học 20082009 như sau: A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU THỰC HIỆN NỘI DUNG GD ĐỊA PHƯƠNG 1. Để thực hiện mục tiêu giáo dục, Luật Giáo dục năm 2005 đã quy định ngun lý giáo dục là: "Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo ngun lý học đi đơi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội". Trong CTGDPT do Bộ GDĐT ban hành đã quy định một số nội dung giáo dục địa phương ở một số mơn học. Để thực hiện nội dung đó, các Sở GDĐT phải chuẩn bị tài liệu, hướng dẫn tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá để xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học 2. Nội dung giáo dục địa phương phải góp phần thực hiện mục tiêu mơn học, gắn lý luận với thực tiễn. Khi giảng dạy, ngồi việc liên hệ với thực tiễn hoạt động kinh tế xã hội, văn hố, lịch sử địa phương trong các bài dạy cịn phải thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở các phần sau đây: a) Giảng dạy các tiết học (bài, mơđun, chủ đề ) đã quy định dành cho giáo dục địa phương; b) Đưa nội dung giáo dục địa phương thành một phần của tiết học (bài, mơđun, chủ đề ) được Bộ GDĐT hướng dẫn dành cho giáo dục địa phương 33 II VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG 1. Chuẩn bị tài liệu dạy học: Sở GDĐT trình Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành phố kế hoạch thực hiện giáo dục địa phương; chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức biên soạn, thẩm định để ban hành tài liệu giáo dục địa phương. Cần tập hợp các chun gia, cán bộ khoa học, cơng nghệ, các nhà hoạt động văn hố, nghệ sỹ và nghệ nhân tiêu biểu am hiểu địa phương tham gia biên soạn, thẩm định tài liệu giáo dục địa phương thuộc các mơn học nói tại phần B của văn bản Hướng dẫn này 2. Về tổ chức dạy học: Hướng dẫn giáo viên căn cứ tài liệu đã được phê duyệt để soạn giáo án và tiến hành giảng dạy 3. Về phương pháp giảng dạy: Kết hợp dạy học trên lớp với tổ chức tham quan thực tế, sưu tầm tư liệu, ngoại khoá nhằm tạo hứng thú học tập, nâng cao hiểu biết về văn hố, lịch sử, kinh tế xã hội địa phương cho học sinh 4. Về kiểm tra, đánh giá: Thực hiện cơng tác kiểm tra, đánh giá như các phần khác trong chương trình bộ mơn và sử dụng kết quả để đánh giá, xếp loại học sinh từng học kì và cuối năm học Hằng năm, các Sở GDĐT tổ chức rút kinh nghiệm về thực hiện nội dung giáo dục địa phương, tổ chức biên soạn bổ sung, cập nhật tài liệu và báo cáo về tình hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương với Bộ GDĐT (qua Vụ GDTrH) để theo dõi, chỉ đạo. Nếu chưa chuẩn bị được các điều kiện để thực hiện nội dung giáo dục địa phương, thời lượng dành cho phần này được dựng để ơn tập, củng cố mơn học đó B THỰC HIỆN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG Ở MỘT SỐ MƠN HỌC 34 I. CÁC MƠN NGỮ VĂN, LỊCH SỬ, ĐỊA LÍ, GIÁO DỤC CƠNG DÂN (THCS, THPT) 1. Thời lượng dạy học nội dung giáo dục địa phương: a) Đối với các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Thời lượng đó được quy định tại Chương trình mơn học; b) Đối với mơn Giáo dục cơng dân: Có bài thực hành, ngoại khố với nội dung phự hợp với thực tiễn địa phương, cấp THCS mỗi lớp cú 3 tiết/năm học và cấp THPT mỗi lớp cú 2 tiết/năm học. 2. Sở GDĐT quy định phân phối chương trình và hướng dẫn thực hiện. Ngồi tài liệu giáo dục địa phương, cần tham khảo các tài liệu sau đây: Mơn Ngữ văn: Cần tham khảo các tài liệu về văn hố, ngơn ngữ, tác phẩm văn học sáng tác về đề tài địa phương hoặc tác giả người địa phương; Mơn Lịch sử: Cần tham khảo tài liệu Lịch sử Đảng bộ địa phương; Mơn Địa lí: Cần tham khảo tài liệu địa chí địa phương (nếu có); Mơn Giáo dục cơng dân: Cần tham khảo các tài liệu thuộc chủ đề giáo dục ý thức cơng dân của địa phương II. CÁC MƠN MĨ THUẬT, ÂM NHẠC, THỂ DỤC, CƠNG NGHỆ 1. Mơn Mĩ thuật (THCS) a) Căn cứ các bài học có liên quan đến nội dung giáo dục địa phương trong CTGDPT để hướng dẫn dạy học. Các bài thực hành vẽ tranh theo đề tài được quy định cho giáo viên chọn, cần lựa chọn những chủ đề gần gũi cuộc sống, mơ tả các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hố của địa phương b) Ngồi những bài nói trên, giáo viên cần giới thiệu các di tích lịch sử, văn hoá, tác phẩm mĩ thuật địa phương (đình chùa, tranh tượng, sứ mỹ nghệ ) phù hợp với chủ đề bài học và vừa sức tiếp thu của học sinh 35 2. Môn Âm nhạc (THCS) Trong CTSGK quy định một số tiết giới thiệu âm nhạc địa phương. Sở GDĐT hướng dẫn các trường dựa vào chủ đề bài học để thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Cần chọn lọc, giới thiệu vốn âm nhạc truyền thống, một số làn điệu dân ca đặc trưng của địa phương (dân ca quan họ, hát chèo, ví dặm, cải lương, bài chịi, dân ca dân tộc thiểu số ), giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc và hướng dẫn học sinh sưu tầm vốn âm nhạc dân gian địa phương 3. Mơn Thể dục (THCS, THPT) Chương trình và sách giáo viên mơn Thể dục của mỗi lớp đều quy định có 1 chương (Chương: Mơn thể thao tự chọn) do địa phương tự chọn nội dung dạy học. Ngồi các mơn đã biên soạn tài liệu trong sách giáo viên, Sở GDĐT có thể biên soạn tài liệu về các mơn thể thao phổ biến, có thế mạnh ở địa phương và hướng dẫn thực hiện chương này (có thể lồng ghép giới thiệu các mơn thể thao truyền thống địa phương như: võ, vật, đua thuyền, chơi đu, ném cịn nhưng phải vừa sức tiếp thu và khơng u cầu học sinh thực hành nếu khơng phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi và khó bảo đảm an tồn) 4. Mơn Cơng nghệ (THCS, THPT) a) Cấp THCS: Lớp 6: Thực hiện như quy định của Chương trình Lớp 7: Nơng nghiệp + Đối với vùng nơng thơn, phần Trồng trọt và Chăn ni dạy bắt buộc, phần Lâm nghiệp và Thủy sản, tùy theo điều kiện cụ thể của địa phương chọn 1 trong 2 phần núi trên, thời lượng cịn lại dùng để ơn tập, củng cố mơn Cụng nghệ (khơng dùng cho mơn khác) 36 + Đối với vùng đơ thị, có thể chuẩn bị tài liệu để dạy học về ni trồng, chăm sóc cây cảnh, vật cảnh, thuỷ canh rau sạch, các giải pháp sinh học bảo vệ mơi trường thay thế một số bài của các phần Trồng trọt, Chăn ni, một số bài hoặc tồn bộ phần Lõm nghiệp, Thủy sản; thời lượng cịn lại dùng để ơn tập, củng cố mơn Cụng nghệ (khơng dùng cho mơn khác). Lớp 8: Thực hiện như quy định của Chương trình Lớp 9: Chọn 1 trong 18 mơđun của Chương trình (35 tiết/mơđun). Bộ GDĐT đó biên soạn tài liệu 5 mơđun. Có thể lựa chọn 1 trong 5 mơđun hoặc biên soạn tài liệu các mơđun khác phù hợp với thực tế của địa phương (ví dụ: trồng, chăm sóc bảo vệ các loại hoa, cây cảnh trang trí, cải tạo mơi trường sống; ni cá tra, cá ba sa; ni ong lấy mật ) b) Cấp THPT: Lớp 10: + Phần 1: Nơng, Lâm, Ngư nghiệp Tùy theo điều kiện của địa phương, có thể chọn các lĩnh vực để dạy học cho phù hợp. Cú thể lựa chọn 1 trong 2 chương: Chương 1 hoặc chương 2. Ở chương 3, bài 40 dạy bắt buộc, cịn các bài từ 41 đến 48 có thể chọn lĩnh vực phù hợp với chương 1 hoặc chương 2 trước đó; hoặc thay thế bằng tài liệu tự biên soạn phù hợp với điều kiện giống cây trồng, vật ni của địa phương + Phần 2: Tạo lập doanh nghiệp Sở GDĐT tham khảo sách giáo viên giáo dục hướng nghiệp để hướng dẫn việc tích hợp giới thiệu nhu cầu thị trường lao động của địa phương (do giáo viên mơn Cơng nghệ giảng dạy) Lớp 11: Chọn dạy một số bài phù hợp với đặc điểm địa bàn như sau: 37 + Đối với vùng đơ thị, có thể chọn dạy các bài 33, 34, 37 (động cơ đốt trong dùng cho ơtơ, xe máy, máy phát điện); + Đối với vùng nơng thơn, có thể chọn dạy các bài 34, 36, 37 (động cơ đốt trong dùng cho xe máy, máy nơng nghiệp, máy phát điện); + Đối với vùng ven sơng, ven biển, có thể chọn dạy các bài 33, 35, 37 (động cơ đốt trong dùng cho ơtơ, tàu thuỷ, máy phát điện) Lớp 12: Thực hiện theo Chương trình Căn hướng dẫn đây, Sở GDĐT hướng dẫn Phòng GDĐT, các trường THPT thực hiện nội dung giáo dục địa phương. Hướng dẫn này được cụ thể hố trong văn bản Khung Phân phối chương trình các mơn học do Bộ GDĐT ban hành, áp dụng từ năm học 20082009. Trong q trình thực hiện, khi có nhu cầu tăng thêm nội dung giáo dục địa phương, các Sở GDĐT cần báo cáo để Bộ GDĐT chuẩn y trước khi thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nội dung giáo dục địa phương, các Sở GDĐT cần báo cáo với Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Trung học) để kịp thời giải quyết Nơi nhận: Như trên; Bộ trưởng (để báo cáo); Các Thứ trướng (để ph/hợp); Viện KHGDVN, Vụ GDTH; Lưu: VT, Vụ GDTrH. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Đã kí Nguyễn Vinh Hiển 38 UBND TỈNH QUẢNG BÌNH CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 2824/SGDĐT/GDTrH Quảng Bình, ngày 11 tháng 11 năm 2013 V/v Hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương Kính gửi: Trưởng phịng GD&ĐT các huyện, thành phố; Hiệu trưởng các trường THCS&THPT Đầu tháng 10 năm 2013, tài liệu giáo dục địa phương các mơn Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí do Sở GD&ĐT Quảng Bình tổ chức biên soạn (Trương Đình Châu chủ biên) đã được chuyển về các đơn vị để phục vụ giảng dạy và học tập. Bộ tài liệu gồm có: 04 cuốn dành cho học sinh: + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn và Lịch sử lớp 6 + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn và Lịch sử lớp 7 + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn và Lịch sử lớp 8 39 + Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí lớp 9 01 cuốn dành cho giáo viên: Tài liệu giáo dục địa phương Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí. Để việc triển khai thực hiện dạy học nội dung giáo dục địa phương đạt kết quả tốt, Sở hướng dẫn như sau: 1. Bắt đầu từ năm học 20132014, các tiết giáo dục địa phương trong phân phối chương trình mơn Ngữ văn, Lịch sử lớp 6, 7, 8, 9 và mơn Địa lí lớp 9 phải được dạy học theo bộ tài liệu do Sở GD&ĐT Quảng Bình tổ chức biên soạn 2. Các tổ (nhóm) chun mơn của các trường cần khẩn trương tổ chức nghiên cứu tài liệu và bàn bạc, thảo luận để bước đầu có sự thống nhất trong việc sử dụng tài liệu vào thực tế dạy học tại đơn vị mình. 3. Để đánh giá tình hình triển khai thực hiện việc dạy học nội dung giáo dục địa phương của các đơn vị, Sở sẽ tiến hành kiểm tra một số trường THCS, THCS&THPT. Kế hoạch kiểm tra sẽ được phịng GDTrH Sở thơng báo trước bằng điện thoại đến từng trường; khi nhận được thơng báo, trường được kiểm tra có trách nhiệm báo cáo thời khóa biểu các tiết giáo dục địa phương theo biểu mẫu (sẽ có hướng dẫn gửi qua Email) để Sở cử chun viên về dự giờ, kiểm tra u cầu thủ trưởng các đơn vị thơng báo nội dung Cơng văn này đến tận giáo viên. Mọi vướng mắc xin liên hệ phịng GDTrH Sở để được giải đáp Nơi nhận: KT.GIÁM ĐỐC Như trên PHĨ GIÁM ĐỐC Lưu: GDTrH Đã kí Trương Đình Châu 40 MỤC LỤC Lời nói đầu Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG Khái niệm “lịch sử địa phương” Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Sự cần thiết phải chú trọng nội dung Lịch sử địa phương Phần II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH 2 SỬ ĐỊA PHƯƠNG Nội dung và nguyên tắc biên soạn Lịch sử địa phương Quảng 5 Bình Một số u cầu khi dạy học Lịch sử địa phương Quảng Bình ở các trường THCS Phần III. MỘT SỐ BÀI SOẠN MINH HỌA Phần IV. HỆ THỐNG CÁC CƠNG VĂN CHỈ ĐẠO 10 30 41 42 ... +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn,? ?Lịch? ?sử? ?lớp 6; +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn,? ?Lịch? ?sử? ?lớp 7; +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn,? ?Lịch? ?sử? ?lớp 8; +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn,? ?Lịch? ?sử? ?và? ?Địa? ?lý lớp 9 01 cuốn dành cho? ?giáo? ?viên:? ?Tài? ?liệu? ?hướng dẫn giảng? ?dạy? ?chương. .. Châu chủ? ?biên) đã được chuyển về các đơn vị để phục vụ giảng? ?dạy? ?và? ?học tập. Bộ? ?tài? ?liệu? ?gồm có: 04 cuốn dành cho? ?học? ?sinh: +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn? ?và? ?Lịch? ?sử? ?lớp 6 +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn? ?và? ?Lịch? ?sử? ? lớp 7 +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn? ?và? ?Lịch? ?sử? ?lớp 8... +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn? ?và? ?Lịch? ?sử? ?lớp 8 39 +? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn,? ?Lịch? ?sử? ?và? ?Địa? ?lí lớp 9 01 cuốn dành cho? ?giáo? ?viên:? ?Tài? ?liệu? ?giáo? ?dục? ?địa? ?phương? ?Ngữ văn, Lịch? ?sử? ?và? ?Địa? ?lí.