1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề xuất xây dựng đề cương chi tiết cho giáo trình Minna no Nihongo I dựa trên quan điểm ứng dụng phương pháp học Active learning

14 21 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 688,75 KB

Nội dung

Minna no Nihongo là một giáo trình tiếng Nhật được giảng dạy tại hầu hết các cơ sở đào tạo tiếng Nhật, các trường đại học uy tín tại Việt Nam. Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào từng nội dung trên, sau đó đưa ra những luận điểm và đề xuất về việc xây dựng một đề cương phù hợp nhất với phương pháp Active learning.

Trang 1

ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT CHO GIÁO TRÌNH MINNA NO NIHONGO I DỰA TRÊN QUAN ĐIỂM ỨNG DỤNG

PHƯƠNG PHÁP HỌC ACTIVE LEARNING

Đinh Thị Hương Hai

Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội

Tóm tắt

―Minna no Nihongo‖ là một giáo trình tiếng Nhật được giảng dạy tại hầu hết các cơ sở đào tạo tiếng Nhật, các trường đại học uy tín tại Việt Nam Thế nhưng, nhiều trung tâm giảng dạy khi dùng giáo trình này chỉ thiên về dạy từ vựng, ngữ pháp, không nâng cao được kỹ năng nghe nói đọc viết và các kỹ năng khác Vài năm gần đây, phương pháp giảng dạy Active learning là một chủ đề rất được các cơ sở đào tạo tiếng Nhật quan tâm Thông qua việc so sánh phân tích ba đề cương của ba cơ sở đào tạo tiêu biểu, người viết muốn nghiên cứu về việc xây đề cương chi tiết cho giáo trình dựa trên quan điểm ứng dụng phương pháp học Active learning Để làm được điều đó, phải xác định rõ mục tiêu môn học, mục tiêu bài học, chi tiết hóa các hoạt động giảng dạy Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào từng nội dung trên, sau đó đưa ra những luận điểm và đề xuất

về việc xây dựng một đề cương phù hợp nhất với phương pháp Active learning

Từ khóa

giáo trình Minna, active learning, đề cương, phương pháp giảng dạy, mục tiêu giảng dạy

1 Mục đích nghiên cứu

Minna no nihongo có thể nói là một giáo trình phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay, được giảng dạy tại các trung tâm tiếng Nhật, các trường đại học uy tín tại Việt Nam như Đại học ngoại thương, Đại học Ngoại ngữ ĐHQG, Đại học Hà Nội… Đây là giáo trình được đánh giá

có nhiều ưu điểm và phù hợp với người nước ngoài học tiếng Nhật Thế nhưng, cũng có nhiều

ý kiến cho rằng nhiều cơ sở đào tạo khi dùng giáo trình này chỉ thiên về dạy từ vựng, ngữ pháp chưa đạt được hiểu quả cao, sinh viên không nâng cao được kỹ năng nghe nói đọc viết

và kỹ năng mềm Đặc biệt, nhiều học viên có trình độ N2, N3 kiến thức ngôn ngữ từ vựng chữ Hán nắm chắc nhưng không thể giao tiếp được Hiện trạng này rất phổ biến và nhiều nhà tuyển dụng mong muốn được cải thiện vì trên thực tế khi đi làm, khả năng giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng Theo tác giả, một trong những nguyên nhân rất lớn dẫn đến hiện trạng trên đó là do hình thức học và giảng dạy ngoại ngữ của chúng ta vẫn chủ yếu theo hình thức truyền thống, giáo viên chủ yếu giảng một chiều, học sinh tiếp thu một cách bị động, không

có cơ hội tự mình mình tư duy thực hành, chỉ input kiến thức mà không output áp dụng được kiến thức đã học vào thực tế Trước thực trạng trên, gần đây trong giáo dục, khái niệm dạy học theo phương pháp Active learning rất được quan tâm, tác giả cũng tâm đắc với phương pháp học tập này Người viết muốn nghiên cứu cách áp dụng phương pháp này vào giáo trình Minna để cải thiện được những điểm yếu trên, cũng như phát huy được hết tính năng của bộ giáo trình Mục đích nghiên cứu có hai mục đích chính, thứ nhất là khẳng định tầm quan trọng của Active learning trong đào tạo sơ cấp ở các cơ sở đào tạo tiếng Nhật, thứ hai là tìm ra cách trình bày đề cương môn học của giáo trình Minna no Nihongo 1 một cách đầy đủ, khoa học,

áp dụng được phương pháp giảng dạy Active learning một cách hiệu quả nhất

2 Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

+ So sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu ba đề cương giảng dạy chi tiết của ba cơ sở đào tạo tiêu biểu hiện đang sử dụng giáo trình Minna no Nihongo I, một trường Đại học, một trung tâm tiếng Nhật, và một công ty đào tạo tu nghiệp sinh để tìm ra sự giống và khác nhau, những

ưu nhược điểm cần phát huy hay khắc phục của các đề cương

+ Phương pháp phân tích: Trên cơ sở so sánh đối chiếu và cơ sở lý luận về phương pháp học tập Active learning đã được nghiên cứu trước đó, tìm cách áp dụng Active learning vào chương trình giảng dạy Minna I Ví dụ như: Để áp dụng được phương pháp này chúng ta cần phải xác định mục tiêu môn học, thay đổi hoạt động giờ học, và thay đổi cả phương pháp kiểm tra đánh giá Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào từng nội dung trên, sau đó đưa ra những luận điểm về việc xây dựng một đề cương phù hợp nhất với phương pháp Active learning

3 Cơ sở lý luận

(Bonwell & Eison, 1991)đã định nghĩa và giải thích Active learning như sau: Là cách học

tập chủ động chứ không phải cách học bị động chỉ nghe giảng truyền kiến thức một chiều, thông qua các hoạt động như viết, nói, phát biểu một cách chủ động, phát triển được các kỹ năng hiểu, ghi nhớ, khả năng ngôn ngữ, tư duy, lý luận, phán đoán, sáng tạo, suy luận, phê bình, và năng lực giải quyết vấn đề

(Toshin, 2012)đã trình bày về Active learning như sau: Khác với hình thức một chiều chủ

yếu là giáo viên đứng giảng, đây là phương pháp dạy và học mà học viên được tham gia một cách chủ động Thông qua việc học chủ động đó, trau dồi khả năng nhận thức, lý luận, năng lực xã hội, học phát hiện học giải quyết vấn đề, học trải nghiệm, học điều tra Cụ thể đưa ra hình thức học tập như hoạt động nhóm, thảo luận, debate, bài tập dự án

Có rất nhiều định nghĩa và trình bày về phương pháp học Active learning nhưng tác giả thấy hai định nghĩa trên nếu tổng hợp lại là những trình bày về Active learning tương đối đầy đủ toàn diện và dễ hiểu

Tác giả đã từng nhiều lần dự giờ các tiết học ở các cơ sở đào tạo nói trên, rất nhiều giờ học lấy giáo viên làm trung tâm, giáo viên đứng trước bục giảng giảng bài, học sinh thụ động ghi chép tiếp thu toàn bộ kiến thức giáo viên nói ra và ghi lại trên bảng Học sinh nghe giảng, ghi chép, hiểu và ghi nhớ Tri thức tiếp nhận đó sẽ được kiểm tra bằng các bài kiểm tra thông thường, nếu trả lời đúng nghĩa là kiến thức đúng đã được truyền từ giáo viên sang học sinh, và sinh viên đó đạt thành tích xuất sắc Kiểm tra chủ yếu là kiểm tra những kiến thức học thuộc lòng, không kiểm tra được tư duy, sự sáng tạo và năng lực xã hội Hay nói cách khác, kiến thức mà giáo viên dạy là kiến thức hoàn toàn đúng, câu trả lời trong bài kiểm tra chỉ có một

Ở các nước Châu Á, truyền thống quan điểm tôn trọng giáo viên không phải không tốt nhưng

nó lại ảnh hưởng đến tư duy coi mọi tri thức giáo viên truyền đạt là tri thức đúng, sẽ gây ảnh hưởng lớn cho năng lực tư duy sáng tạo, và độc lập của học sinh Mà những năng lực này lại rất cần thiết khi muốn phát triển bản thân trong xã hội hiện đại hóa, toàn cầu hóa Chính vì

Trang 3

vậy, quan điểm giáo dục cần phải được nhìn nhận lại ngay từ mục tiêu giáo dục, cách xây dựng chương trình sao cho phù hợp với quan điểm đổi mới này

4 Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.1 So sánh và phân tích ba đề cương của ba cơ sở đào tạo tiếng Nhật

4.1.1 Đề cương của công ty đào tạo tu nghiệp sinh

Đối tượng học chủ yếu là học viên tốt nghiệp cấp ba hoặc đã đi làm, đặc điểm chung là tiếp thu chậm, tinh thần tự học không cao, khả năng tập trung cũng không cao Đặc trưng khóa học là học liên tục từ thứ hai đến thứ bảy, học cả ngày, tập trung sinh hoạt luôn tại trường Mục tiêu học của học viên là sau khi học hết 25 bài Minna, có thể đạt chứng chỉ N5 và hội thoại đơn giản khi các nghiệp đoàn tổ chức phỏng vấn Sau đây là một phần trích dẫn của đề

cương chương trình giảng dạy mà công ty đang áp dụng:

Chương trình học sẽ là 87 ngày hết cả chữ cái và 25 bài minna, mỗi ngày 6 tiếng Vậy sau khi ước tính, 450 tiếng sẽ hoàn thành 25 bài Minna, trung bình mỗi bài Minna sẽ học trong ba ngày Nội dung học bao gồm ngữ pháp, từ vựng chữ Hán, hội thoại, nghe, nói, đọc, viết, hoàn toàn sử dụng bộ giáo trình Minna no Nihongo I Chúng ta có thể thấy do đặc thù đối tượng học viên, thời gian học liên tục các ngày trong tuần nên tốc độ học chậm nhất trong ba cơ sở đào tạo Phần trăm thời gian luyện tập tương đối nhiều, trước buổi học mỗi ngày đều có 30 phút 漢字演習、音読練習 Sau đó mỗi ngày dành một tiết vào buổi sáng ôn tập lại nội dung của bài hôm trước Hết hai bài lại có tiết ôn tập tổng dưới dạng nối tiếp nhau, ví dụ ôn tập Bài 1-2, ôn tập Bài 1-2-3, Ôn tập Bài 1-2-3-4 Mini test thì làm hầu hết theo hai hoặc ba bài một tùy vào độ phức tạp của bài

L2 新

語 挨拶の練習

ひらがな清音ミニ テスト

L3 文型 1(ここ・そこ・あそこ・ど こ、こちら・そちら・あちら・どち

L3 文型 2(名詞の名詞、~は~円

L3 問題、聴解タスク、読解トピ

Trang 4

Về cách trình bày, đề cương đánh số ngữ pháp, không ghi rõ từng mẫu cụ thể Nên sử dụng đề cương phải đối chiếu với giáo trình mới theo dõi được tiến độ Một đặc điểm nữa là mặc dù thời gian học các bài bằng nhau nhưng đã có sự phân biệt độ khó của các mẫu ngữ pháp để ưu tiên thời gian hơn cho các mẫu ngữ pháp khó và quan trọng Ví dụ ở bài 6, mẫu ngữ pháp 1 học trong một tiết, ba ngữ pháp 2, 3, 4 cũng được tiến hành cho một tiết

Mục tiêu môn học, mục tiêu của mỗi bài, hoạt động giờ học hoàn toàn không được đưa về đề cương Theo như tác giả đã từng dự giờ một số lớp học ở trung tâm này, trên thực tế cũng có giáo viên tiến hành các hoạt động dẫn nhập, hoạt động luyện tập ứng dụng qua các game, bài tập giúp học viên có cơ hội suy nghĩ, suy luận, áp dụng kiến thức đã học vào bối cảnh thực tế Thế nhưng, có sự chênh lệch rõ ràng giữa các lớp, các giáo viên có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm

4.1.2 Đề cương của trung tâm tiếng Nhật

Đối tượng học viên hầu hết là học sinh cấp 3, sinh viên đại học và người đi làm bỏ tiền cá nhân ra đi học để thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật hoặc đi du học, hoặc phục vụ cho nhu cầu công việc Đặc trưng khóa học là các đối tượng rất khác nhau nhưng đa phần là các đối tượng yêu thích tiếng Nhật và có động lực học tập cao Số buổi học N5 trung tâm để là 60 buổi trừ đi 4 buổi học chữ cái, còn lại 54 buổi, mỗi buổi hai tiếng tương đương 108 tiếng học hết 25 bài Minna Trung bình là bốn tiếng hết một bài Minna Vì số buổi của khóa học liên quan đến vấn

đề tài chính, thời gian học của học viên bị hạn chế, nên đây là một trở ngại rất lớn đối với các trung tâm tiếng Nhật Sau đây là trích dẫn một phần đề cương của một trung tâm tiếng Nhật khá uy tín ở Hà Nội:

第 1 課

Từ mới bài 1

Ngữ pháp

1.〜は 〜です。

2 〜は〜じゃありません。

3 〜は〜ですか。

4 〜は〜の〈所属〉です。

5 〜も〜です。

6.〜は〜さいです。

Luyện tập

- 練習 B : bài 1,2,3,4, 5,6,7 – trang 9,10

- Tranh minh họa bài 1 - Học thuộc từ mới bài 1

- 問題第 1 課 bài 1,2,3,4,5,6 trang 12,13

第 2 課

Từ mới bài 2

Ngữ pháp

1.これは〜です。

2.これは N1 ですか、N2 ですか。

3.これは〈内容〉の〈物〉です

- Tranh minh họa bài 2

- Học thuộc từ mới bài 2

- 標準問題集 1,2,3,4, 5,6,7,8 trang 1, 2

Trang 5

4.これは〈人〉の〈物〉です

5 〜は〜のです。

Luyện tập

- 練習 B : bài 1,2,3,4 ,5,6,7,8 – trang 17,18

Theo như nội dung được trình bày trong đề cương này, nội dung dạy giảng dạy bao gồm từ vựng chữ Hán, ngữ pháp, nghe hiểu Nội dung chữ Hán dùng giáo trình Kanji Master N5 Do giới hạn về mặt thời gian, nên nội dung về hội thoại giao tiếp cũng như viết luận hoàn toàn không được đưa vào giảng dạy So với đề cương ở mục 1.1, đề cương trình bày ghi rõ số trang, ghi rõ nội dung của từng mẫu ngữ pháp một cách chi tiết, ghi rõ những chữ Hán sẽ học trong bài, ghi rõ số trang của từng phần luyện tập A, B, C thuận tiện cho việc giảng dạy và theo dõi tiến độ giảng dạy Thế nhưng, hầu như thời gian luyện tập không có, theo tác giả cần phải có tiết luyện tập sau một vài bài Về tần suất kiểm tra, sau mỗi bài đều có hai test trắc nghiệm kiểm tra nội dung đã học là test từ vựng và test ngữ pháp, tần suất kiểm tra tương đối cao Đề cương có thêm hai phần giáo cụ giảng dạy và bài tập về nhà, nhưng phần giáo cụ giảng dạy còn sơ sài, chỉ dùng tranh minh họa kèm theo của giáo trình Minna Giống như đề cương ở phần 1.1, mục tiêu môn học, mục tiêu của mỗi bài, hoạt động giờ học hoàn toàn không được đưa về đề cương Theo như tác giả đã từng dự giờ một số lớp học ở trung tâm này, trên thực

tế chỉ có lớp đối tượng trẻ em mới tiến hành các hoạt động giờ học Nhiều giáo viên cho rằng thời gian trên lớp rất hạn chế nếu tiến hành các hoạt động sẽ không đảm bảo dạy hết chương trình, ngoài ra đối tượng đi làm không tích cực tham gia vào các hoạt động đó

4.1.3 Đề cương của trường Đại học

Đối tượng là các sinh viên tốt nghiệp cấp 3 và vừa đỗ đại học, năng lực tiếp thu tốt, có nhiều thời gian tập trung vào môn học, học một tuần 16 tiết tiếng Nhật Nhưng các em vừa mới chuyển tiếp từ cấp ba lên thay đổi môi trường học tập và sinh hoạt, phương pháp học tập còn

bị ảnh hưởng rất nhiều bởi phương pháp học ở phổ thông trung học, có giáo viên phụ huynh kèm cặp, chưa có ý thức tự học cao Nhiều em không chủ động, sáng tạo trong học tập, việc đóng góp ý kiến tham gia hoạt động trên lớp còn rụt rè, khả năng ghi chép dạng tóm tắt tổng hợp kiến thức còn đuối Môi trường trên đại học là môi trường mở, tạo cho các em nhiều cơ hội học tập và giao lưu, các em được học những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm, cơ sở vật chất đầy đủ hơn so với hai cơ sở đào tạo trên Ví dụ, thư viện nhiều sách tiếng Nhật, cơ hội học giáo viên Nhật Bản và có nhiều cơ hội giao lưu với các bạn sinh viên Nhật

Cụ thể, đề cương cũng đã trình bày mục tiêu của kỳ I sau khi học xong 25 bài Minna như sau:

6 Mục tiêu của học phần:

6.1 Kiến thức

Học phần trang bị cho người học kiến thức chữ cái, kiến thức từ vựng ngữ pháp ở trình độ sơ cấp để sinh viên có thể dùng một cách thành thục trong việc diễn đạt ý dưới dạng những câu đơn đơn giản xoay quay cuộc sống sinh hoạt hàng ngày

6.2 Kỹ năng

Thông qua các hoạt động dạy và học, học phần giúp người học rèn luyện, nâng cao kỹ năng giao tiếp trong hội thoại hàng ngày, trau dồi và nâng cao kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm 6.3 Thái độ:

Thông qua các hoạt động dạy và học, học phần giúp người học rèn luyện và củng cố phẩm chất ham

Trang 6

học hỏi, xây dựng cho người học thái độ yêu thích và hứng thú trong việc học tiếng Nhật Đồng thời, rèn luyện cho người học thái độ làm việc nghiêm túc, phương pháp làm việc khoa học, ý thức tập thể

và tác phong làm việc nhóm

Nếu so sánh với hai đề cương trên, phần mục tiêu được đưa ra rất cụ thể, không những trình bày mục tiêu về kiến thức ngôn ngữ mà còn có mục tiêu về kỹ năng, thái độ Nhưng theo tác giả nhận định, phần này chỉ là mục tiêu của môn học, cần phải xây dựng cả mục tiêu cụ thể chi tiết cho từng bài học dựa trên chuẩn Cando mới đảm bảo sự nhất quán, và bản thân người học cũng như người dạy sẽ ý thức và tiến hành giờ học đúng hướng hơn Tiếp theo là phần nội dung chi tiết của từng bài học được trình bày trong đề cương:

Bài 1:

1) Ngữ pháp bài 1:

1 S は N です。Giải thích + B1 B2

2 S は N では/じゃありません。Giải thích +

B3

3 S は N ですか。Giải thích + B4 C1

4 〜も Giải thích + B5 C2

5 N の N Giải thích + B6 C3

6 〜さい (Tuổi) Giải thích + B7

2) Từ mới bài 2

- Đọc trước các mẫu câu

và câu mẫu bài 1

- Chuẩn bị trước từ mới bài 2 ở nhà (đọc, nghe, học từ…)

Chia nhóm, thảo luận và phát biểu

về cách dùng của các mẫu ngữ pháp

đã học và từ mới bài tiếp theo

Bài 2:

1) Chữa BTVN

2) Ngữ pháp: mẫu câu bài 2:

1 これ/それ/あれは N です。

Giải thích + B1 + B2 + B3 + C1

2 これ/それ/あれは N1 ですか。N2 で

すか。Giải thích + B4

3 〜の N です (Nội dung) Giải thích +

B5

4.(私)~の N です(か)(Sở hữu)

Giải thích + B6 + C2

5 この/その/あの N Giải thích + B7

+ B8 + C3

3) Từ mới bài 3

- Đọc trước các mẫu câu

và câu mẫu bài 2

- Chuẩn bị trước từ mới bài 3 ở nhà (đọc, nghe, học từ…)

Chia nhóm, thảo luận và phát biểu về cách dùng của các mẫu ngữ pháp

đã học và từ mới bài tiếp theo

Chương trình được xây dựng một tuần sinh viên học hai bài Minna, mỗi bài sẽ được dạy trong 8 tiết, tương đương 7 tiếng hết một bài Để học hết 25 bài Minna tổng cộng khoảng 200 giờ Nếu so với hai cơ sở đào tạo trên, thời gian bằng khoảng một nửa so công ty tu nghiệp sinh, nhưng gấp đôi so với các trung tâm đào tạo tiếng Nhật bên ngoài Cách phân bổ số tiết của trường đại học này khác so với hai cơ sở đào tạo trên, với 8 tiết (mỗi tiết 50 phút) học một bài Minna, sẽ có 4 tiết học hết ngữ pháp, 4 tiết còn lại được chia đều cho bốn kỹ năng nghe,

Trang 7

nói, đọc, viết Nghe sẽ dùng giáo trình Chokai task giống hai trung tâm trên, nói dùng chính hội thoại trong quyển Honsatsu, đọc dùng giáo trình 初級で読めるトピック 25, viết dùng giáo trình やさしい作文初級 và chữ Hán Basic Kanji Nếu so với so với các trung tâm đào

tạo, trường đại học dạy đồng đều các kỹ năng hơn, đặc biệt chú trọng hơn về viết và hội thoại Nhưng cho đến năm 2019, khi khảo sát về đề cương đang sử dụng, nội dung chi tiết chỉ được trình bày về mặt ngữ pháp chứ không trình bày rõ về 4 tiết sau dạy bốn kỹ năng sẽ được tiến hành cụ thể như thế nào, đây cũng là một điểm còn khiếm khuyết của đề cương

Về nội dung chi tiết của từng bài, các ngữ pháp cũng được liệt kê cụ thể kèm theo là các luyện tập B, C tương ứng cũng được thực hiện luôn sau khi giảng dạy mỗi mẫu Ở phần ghi chú, cũng có nêu hoạt động chia nhóm, thảo luận, phát biểu của sinh viên nhưng còn rất sơ sài, chưa phong phú, hoạt động nhóm chủ yếu là ―Chia nhóm, thảo luận và phát biểu về cách dùng của các mẫu ngữ pháp đã học và từ mới bài tiếp theo‖ Nếu tiến hành cách dạy và hoạt động đơn thuần như thế này thì không thể đạt được mục tiêu đã nêu ra ở phần đầu của đề cương Về hình thức kiểm tra đánh giá, mỗi buổi đều có minitest đầu giờ kiểm tra lại bài cũ, 25 bài test

sẽ cộng trung bình lấy làm điểm chuyên cần 10%, một bài kiểm tra giữa kỳ vào tuần 9 chiếm 30%, kiểm tra cuối kỳ 60% Kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ đều chia làm 4 bài theo bốn kỹ năng nghe, nói, đọc viết Nghe, đọc, viết thì làm bài kiểm tra trên giấy, nói kiểm tra dưới dạng phỏng vấn và hội thoại đóng vai

Theo tác giả, đề cương này chi tiết nhất trong ba đề cương, nhưng cũng cần cải thiện những điểm sau: Thêm mục tiêu nhỏ của từng bài, thêm phần giáo cụ giảng dạy và các hoạt động trên lớp một cách chi tiết cụ thể, xem xét lại cách kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu đề

ra, và cần phải đưa vào nội dung chi tiết của 4 tiết dạy kỹ năng nghe, nói, đọc viết

4.2 Kết quả nghiên cứu

Sau khi so sánh ba đề cương của ba cơ sở đào tạo trên, người viết tổng kết các nội dung như sau:

Về mặt phân bổ thời gian cho chương trình 25 bài Minna, có sự chênh lệch rất lớn giữa ba

cơ sở đào tạo nói trên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như đối tượng học viên khác nhau, thời gian cho phép của khóa học, mục tiêu học tiếng Nhật Nên sự phân bổ giống nhau là không thể, nhưng theo tác giả, tổng số thời gian dạy hết 25 bài Minna của trung tâm tiếng Nhật 108 tiếng là quá ngắn, cần phải kéo dài thời gian hơn cho khóa học này Một điểm chung của cả ba đề cương là mỗi bài đều được dành cho thời gian dạy giống nhau, theo tác giả, cần đánh giá độ phức tạp và tầm quan trọng của mỗi bài để phân chia thời gian phù hợp hơn, bài khó và có tính áp dụng thực tiễn cao sẽ phải học lượng thời gian nhiều hơn bài

dễ và tính áp dụng không cao bằng

Các mẫu ngữ pháp cũng như nội dung dạy trình bày càng chi tiết càng tốt, phải ghi rõ từng mẫu ngữ pháp giống như đề cương của trung tâm tiếng Nhật và trường đại học, các luyện tập

B, C tương ứng Cần phải có thêm mục mục tiêu của từng bài, giáo cụ giảng dạy, hoạt động giảng dạy để giáo viên sử dụng đảm bảo tối đa sự đồng đều giữa các lớp Trên đây, chỉ có đề

Trang 8

cương của trường đại học là nêu mục tiêu vừa (mục tiêu chung của khóa học) ngay ở phần đầu đề cương nhưng chưa trình bày đề cương nhỏ của từng bài học

Về thời gian luyện tập, trung tâm tiếng Nhật cũng cần phải thêm số tiết luyện tập tổng Về tần suất kiểm tra cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng mỗi một bài Minna nên có một bài minitest để kiểm tra nội dung đã học là kiểm tra thường xuyên Nhưng cũng cần ít nhất hai lần kiểm tra tổng để đánh giá kiến thức tổng hợp và đánh giá hiệu quả học tập sau một thời gian dài như nửa khóa học và cuối khóa học Hình thức kiểm tra đánh giá, theo tác giả trung tâm tiếng Nhật và công ty tu nghiệp sinh thì với hình thức kiểm tra viết và phỏng vấn thông thường đã là đủ so với mục tiêu đề ra và điều kiện, đối tượng đào tạo Thế nhưng, đào tạo đại học mục tiêu sẽ cao hơn toàn diện hơn nên hình thức kiểm tra đánh giá cũng phải phong phú hơn như đánh giá thông qua bài tập dự án nhóm, bài tập dự án cá nhân, portfolio…

Về nội dung chú trọng, dù là mục tiêu của ba cơ sở đào tạo khác nhau, nhưng nội dung hội thoại đều cần phải chú trọng nhấn mạnh Vì học ngoại ngữ, đánh giá năng lực không chỉ có mỗi bằng cấp mà còn cần chú trọng khả năng giao tiếp ngôn ngữ Thông qua đánh giá đề cương của ba cơ sở đào tạo nói trên, có thể nói trường đại học đang quan tâm đến sự toàn diện nhất của các kỹ năng, quan tâm đến chuẩn đầu ra không chỉ là kiến thức ngôn ngữ mà còn cả

kỹ năng mềm, thái độ Nhưng để đạt được mục tiêu đó, cần có mục tiêu nhỏ của mỗi bài học, cần có hoạt động giờ học tương ứng, hình thức kiểm tra đánh giá tương ứng so với mục tiêu

đã đề ra

Về giáo trình sử dụng, hoàn toàn có thể sử dụng trọn bộ giáo trình Minna no nihongo cũng có thể thêm hoặc thay thế giáo trình khác sao cho phù hợp với đặc thù riêng Nếu dùng đồng bộ giáo trình sẽ có ưu điểm thống nhất kiến thức, có sự liên kết về mặt kiến thức Nhưng giáo trình chữ Hán trong Minna là một giáo trình được đánh giá là khó học vì không được xếp theo trình độ nên nhiều trung tâm đã thay thế bằng giáo trình khác Về nội dung hội thoại, không

có một giáo trình riêng cho nội dung này, giáo viên chỉ dạy hội thoại và phần luyện tập C trong sách hầu hết bằng phương pháp: Giải thích hội thoại, dịch hội thoại, cho học sinh đóng vai hội thoại, học thuộc hội thoại Theo tác giả, phương pháp này chỉ dừng lại ở luyện tập cơ bản 基本練習, chưa chuyển sang luyện tập ứng dụng 応用練習, học sinh học một cách thụ động khuôn mẫu không thấy sự thú vị và tính ứng dụng của mỗi hội thoại Đây là một khía cạnh mà phương pháp học Active learning rất chú trọng, cần phải cho sinh viên chủ động suy nghĩ, tham gia vào hoạt động giờ học, ứng dụng các bối cảnh thực tế Ở điểm này, đề cương phải gợi ý các hoạt động giờ học chi tiết hơn Cũng có ý kiến cho rằng: Hoạt động giờ học không cần đưa vào đề cương vì nó thuộc sự công phu, cá tính, phương pháp của từng giáo viên nói riêng thì mới phong phú, đa dạng Nhưng nếu vậy sẽ không đảm bảo được sự thống nhất phương pháp giữa các lớp, và nhiều giáo viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy sẽ gặp trở ngại trong việc giảng dạy, mục tiêu đạt được sẽ không thống nhất với mục tiêu chung của khóa học

5 Đề xuất xây dựng đề cương áp dụng phương pháp Active learning

5.1 Đề xuất đưa mục tiêu môn học, mục tiêu bài học vào đề cương

Trang 9

Rất nhiều giáo viên cũng đang nhầm lẫn giữa mục tiêu của giáo trình được sử dụng với mục tiêu môn học, và quan niệm rằng chỉ cần dạy y nguyên trong sách giáo khoa là sẽ đạt được mục tiêu Nhưng đó là quan niệm sai lầm, vì mục tiêu môn học không đồng nhất với mục tiêu của giáo trình Mục tiêu của giáo trình thường lấy điều kiện sinh viên, môi trường học tập, là

ở mức tiêu chuẩn mẫu nên không thể áp dụng cho mọi đối tượng mọi điều kiện giảng dạy.Tóm lại, một môn học, một bài giảng thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó khâu xây dựng đề cương, chuẩn bị giáo án lên lớp là hết sức quan trọng Mục tiêu bài giảng tuy không phải là phần trọng tâm của một giáo án lên lớp, nó không lộ diện trong giờ lên lớp nhưng đó chính là ―đích‖ cuối cùng mà thầy trò đều phải hướng tới và đạt được; nó là cơ sở

để giáo viên có những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng bài giảng, từng đối tượng

để làm nên thành công của tiết dạy

Theo quan điểm ―dạy học hướng vào người học‖, ―dạy học lấy người học làm trung tâm‖ của

phương pháp Active learning thì mục tiêu đề ra là của người học chứ không phải của giáo viên Vì vậy, câu tuyên bố mục tiêu bài giảng bao giờ cũng là: Sau khi kết thúc khóa học này, sau khi kết thúc bài học này, người học có khả năng…Theo tác giả trong đề cương nên đưa ra

mục tiêu môn học (mục tiêu vừa) và mục tiêu của mỗi bài học (mục tiêu nhỏ)

a Mục tiêu vừa

Mục tiêu vừa là mục tiêu về năng lực ngôn ngữ mà chúng ta muốn người học đạt được sau khóa học Nó là mục tiêu về trình độ năng lực chúng ta muốn người học đạt được sau một thời gian nhất định hoặc sau một chương trình, khóa học nhất định Nếu là học ngoại ngữ, có thể chia nhỏ ra bốn kỹ năng Nghe, Nói, Đọc,Viết để trình bày rõ về mục tiêu vừa này Hoặc cũng

có thể dựa theo chuẩn CEFR như A1, A2 Ngoài ra, ở mục tiêu này cũng nên đưa vào tri thức về văn hóa, năng lực xã hội, và năng lực chiến lược Ngoài ra, mục tiêu văn hóa trong việc học ngoại ngữ là nắm được những kiến thức văn hóa cơ bản thông qua ngoại ngữ, và có thể ứng dụng trong giao tiếp để không gây ra hiểu lầm do dị văn hóa Mục tiêu về năng lực chiến lược ví dụ như; dù có gặp những kiến thức chưa học đi nữa, vẫn có thể đoán được, hiểu được nội dung thông qua mạch văn, thông qua những yếu tố ngôn ngữ đi cùng Mục tiêu về năng lực xã hội ví dụ như có thể làm việc nhóm hiệu quả vì mục đích chung, có khả năng lập

kế hoạch cho dự án vừa và nhỏ, Có thể nói, mục tiêu vừa chính là mục tiêu chung của khóa học được trình bày ở phần đầu trong đề cương môn học, mà chúng ta vẫn thường chia ra làm

ba mục nhỏ: Mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kỹ năng, mục tiêu về thái độ Mục tiêu môn học nên được diễn đạt theo yêu cầu của người học chứ không phải chức năng của người dạy

b Mục tiêu nhỏ (mục tiêu của mỗi bài học)

Mục tiêu của mỗi bài học (mục tiêu nhỏ) mục tiêu chi tiết nhất, hay có thể nói là mục tiêu của từng bài học, sẽ trình bày chi tiết người học có thể thực hiện được gì sau mỗi bài học Là mục tiêu học tập cụ thể, hay dùng từ người học có thể, có khả năng Và là mục tiêu có khả năng đo lường được rõ hơn so với hai mục tiêu trên Đối với tiếng Nhật, chuẩn Cando của quỹ giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản là tiêu biểu đại diện cho mục tiêu này Mục tiêu này đang rất được các nhà giáo dục quan tâm, bởi nó liên quan trực tiếp đến phương pháp giảng dạy Active Learning Sau đây là ví dụ về mục tiêu nhỏ:

Trang 10

Chúng ta cũng biết, phương pháp giáo dục truyền thống được áp dụng trong đào tạo ngoại ngữ từ trước đến nay là phương pháp sinh viên thụ động ngồi nghe giảng, chủ yếu về từ vựng, ngữ pháp Sinh viên sẽ không ý thức mình học những lý thuyết đó để dùng trong bối cảnh gì, mục tiêu học để làm gì Chính vì vậy, nhiều sinh viên không thấy hứng thú khi học, thấy học xong nhanh quên, và không hiệu quả khi áp dụng lý thuyết trong thực tế Rất nhiều nghiên cứu về giáo dục gần đây cho thấy cần phải cải tiến thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống như nghiên cứu về Active Learning, lớp học đảo ngược Và để làm được điều đó, sau mục tiêu vừa, giáo viên cần phải xây dựng mục tiêu nhỏ, chi tiết cho từng mẫu ngữ pháp, từng bài giảng để sinh viên thấy được tính ứng dụng cao, sinh viên có cơ hội chủ động hơn và học trên thực tế nhiều hơn, được tham gia vào hoạt động dạy và học của chính bản thân mình

5.2 Đề xuất chi tiết hóa các hoạt động giảng dạy trong đề cương

Hoạt động giảng dạy là việc trình bày chi tiết các hoạt động sẽ diễn ra trong lớp học, giáo viên

sẽ tiến hành những hoạt động như thế nào, sinh viên sẽ tham gia các hoạt động đó như thế nào

để đạt được mục tiêu đã đề ra Các hoạt động giờ học có vai trò giúp cho giờ học phong phú hơn, sinh viên có thể chủ động hơn, có nhiều cơ hội output các kiến thức đã học, cơ hội luyện tập với những bối cảnh sát với thực tế, học sinh có thể luyện tập những kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tổng hợp thông tin

Với những mục đích trên, nội dung hoạt động giờ học cũng nên đưa ra trong đề cương để hướng dẫn chi tiết cho giáo viên, để giáo viên chủ động chuẩn bị giáo cụ giảng dạy phù hợp,

để thống nhất giữa phương pháp áp dụng giữa các lớp, và để cuối cùng đạt được mục tiêu chung của khóa học Hơn nữa, khi được trình bày rõ ràng trong đề cương, người lên chương trình sẽ có một cái nhìn bao quát hơn, sẽ thấy được hoạt động nào bị trùng lặp, hoạt động nào còn thiếu hay quá tải Ví dụ, nếu không đưa vào đề cương chung, các thầy cô tự ý quyết định, đều cho hoạt động làm slide phát biểu trên lớp với các tiết học, sẽ dễ dẫn đến sự quá tải, sự nhàm chán, và không có thời gian cho các hoạt động rèn luyện kỹ năng khác ngoài thuyết trình Các giáo viên vẫn có thể sáng tạo cách tiến hành hoạt động trên gợi ý cho sẵn của đề

B1 ① 〜は 〜です。 Có thể chào hỏi đơn giản, giới thiệu bản

thân với các thông tin cơ bản như tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi học tập và

làm việc Có thể hỏi các thông tin tương tự

để lấy thông tin của đối phương

② 〜は〜じゃありません。

③ 〜は〜ですか。

④ 〜は〜の〈所属〉です。

⑤ 〜も〜です。

⑥ 〜は〜さいです。

B2 ① これは〜です。 Có thể chỉ vào đồ vật gần, xa mình để nói

nói đó là cái gì, của ai Có thể hỏi các thông tin về đồ vật như cái gì, của ai

cái này hay cái kia

② これは N1 ですか、N2 ですか。

③ これは〈内容〉の〈物〉です

④ これは〈人〉の〈物〉です

⑤ 〜は〜のです。

Ngày đăng: 28/06/2021, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w