1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy học môn địa lí lớp 10

46 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 94,67 KB

Nội dung

Trong thực tế dạy học các môn học nói chung, môn Địa lí nói riêng việc khai thác mối quan hệ giữa các môn học cũng chưa được quan tâm đúng mức. Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà cụ thể là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vấn đề bị hạn chế. Bộ môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức mang tính thực tiễn nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Người giáo viên trong dạy học đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, ít vận dụng kiến thức của các môn học khác vào bài giảng của mình. Học sinh ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở, không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm mối liên hệ với các môn học Văn Sử GDCD, để nắm kiến thức môn Địa lí một cách sâu sắc. Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQTW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”, chuyển từ giáo dục nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực người học. Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá; tăng cường dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong những vấn đề cần được ưu tiên. Môn Địa lí là một môn khoa học xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học xã hội. Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụng kiến thức liên môn giữa môn Địa lí với kiến thức các môn khoa học xã hội làm cho hiệu quả của môn học Địa lí được nâng cao. Dạy học liên môn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn học hơn, không cảm thấy môn Địa lí là một môn học khô khan, khó học. Với những lý do đó tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra chuyên đề: “Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 10”. 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến 2.1. Điều kiện áp dụng sáng kiến Giáo viên Tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học liên môn; nghiên cứu nội dung chương trình môn Địa lí 10, để xác định được các nội dung cần dạy học liên môn. Tăng cường trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn có liên quan để xác định mục tiêu dạy học liên môn, phương tiện dạy học, cách tổ chức các hoạt động dạy học. Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút ra kinh nghiệm. Học sinh Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn. Vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện. 2.2. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu Năm học 2018 – 2019 2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến Học sinh lớp 10A và 10C 3. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến Trong sáng kiến này, tôi đưa ra một số giải pháp trong việc sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội khi giảng dạy môn Địa lí từ đó nâng cao hiệu quả dạy học. Giải pháp tôi đưa ra không chỉ áp dụng trong dạy học mà còn trong kiểm tra đánh giá để hạn chế suy nghĩ trong đầu học sinh rằng kiểm tra cốt chỉ là lấy điểm. Sáng kiến được áp dụng trong nhiều tiết học của môn Địa lí nói riêng và các môn khoa học xã hội nói chung. Những vấn đề cơ bản trình bày trong sáng kiến đặt nền móng cho việc sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội trong dạy học môn Địa lí ở cả 3 khối lớp trong các năm học tiếp theo và các môn khoa học xã hội khác. 4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến Qua việc sử dụng kiến thức liên môn vào trong quá trình giảng dạy môn Địa lí 10, năm học 2018 2019, tôi thấy rằng giáo viên chủ động, linh hoạt trong các tiết dạy; học sinh nắm chắc kiến thức và nhớ lâu hơn. Mỗi giờ học trở nên “mượt mà”, sinh động và thú vị hơn rất nhiều. Đồng thời, cũng đem lại hiệu ứng tích cực trong công tác dạy và học môn Địa lí, tại nơi tôi đang công tác. Sáng kiến áp dụng để giảng dạy chương trình Địa lí 10. Phần lý luận là cơ sở để giáo viên áp dụng kiến thức liên môn ở nhiều cấp học khác nhau. Đồng thời, đây cũng là một gợi mở cho giáo viên cách tiếp cận và khai thác các môn khoa học xã hội một cách có hiệu quả.

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 10”

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Trong thực tế dạy học các môn học nói chung, môn Địa lí nói riêng việckhai thác mối quan hệ giữa các môn học cũng chưa được quan tâm đúng mức.Điều đó dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà cụ thể là năng lực vậndụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vấn đề bị hạn chế

Bộ môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức mang tính thựctiễn nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiếnthức đã học vào cuộc sống Người giáo viên trong dạy học đa số chỉ làm nhiệm

vụ nói lại nội dung sách giáo khoa, ít vận dụng kiến thức của các môn họckhác vào bài giảng của mình Học sinh ghi chép một cách máy móc những gìgiáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở,không biết kết hợp với sách giáo khoa và lại càng không biết tìm mối liên hệvới các môn học Văn - Sử - GDCD, để nắm kiến thức môn Địa lí một cách sâusắc

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”,

chuyển từ giáo dục nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và nănglực người học Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra

và đánh giá; tăng cường dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong

những vấn đề cần được ưu tiên Môn Địa lí là một môn khoa học xã hội có mối

Trang 2

quan hệ rất chặt chẽ với các môn khoa học khác, đặc biệt là các môn khoa học

xã hội Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấy việc vận dụngkiến thức liên môn giữa môn Địa lí với kiến thức các môn khoa học xã hội làmcho hiệu quả của môn học Địa lí được nâng cao Dạy học liên môn là phươngpháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học, giúpcho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các em yêu môn họchơn, không cảm thấy môn Địa lí là một môn học khô khan, khó học

Với những lý do đó tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra chuyên

đề: “Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 10”.

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

2.1 Điều kiện áp dụng sáng kiến

* Giáo viên

- Tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy học liên môn; nghiêncứu nội dung chương trình môn Địa lí 10, để xác định được các nội dung cầndạy học liên môn

- Tăng cường trao đổi chuyên môn ở trong tổ nhóm và các bộ môn có liên quan

để xác định mục tiêu dạy học liên môn, phương tiện dạy học, cách tổ chức cáchoạt động dạy học

- Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút ra kinh nghiệm

* Học sinh

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá

và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn

- Vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống

và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tậpphù hợp với khả năng và điều kiện

2.2 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu

- Năm học 2018 – 2019

2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến

- Học sinh lớp 10A và 10C

Trang 3

3 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

Trong sáng kiến này, tôi đưa ra một số giải pháp trong việc sử dụng kiến

thức liên môn khoa học xã hội khi giảng dạy môn Địa lí từ đó nâng cao hiệuquả dạy học Giải pháp tôi đưa ra không chỉ áp dụng trong dạy học mà còntrong kiểm tra đánh giá để hạn chế suy nghĩ trong đầu học sinh rằng kiểm tracốt chỉ là lấy điểm

Sáng kiến được áp dụng trong nhiều tiết học của môn Địa lí nói riêng vàcác môn khoa học xã hội nói chung Những vấn đề cơ bản trình bày trong sángkiến đặt nền móng cho việc sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội trongdạy học môn Địa lí ở cả 3 khối lớp trong các năm học tiếp theo và các mônkhoa học xã hội khác

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến

Qua việc sử dụng kiến thức liên môn vào trong quá trình giảng dạy mônĐịa lí 10, năm học 2018 - 2019, tôi thấy rằng giáo viên chủ động, linh hoạttrong các tiết dạy; học sinh nắm chắc kiến thức và nhớ lâu hơn Mỗi giờ học

trở nên “mượt mà”, sinh động và thú vị hơn rất nhiều Đồng thời, cũng đem lại

hiệu ứng tích cực trong công tác dạy và học môn Địa lí, tại nơi tôi đang côngtác

Sáng kiến áp dụng để giảng dạy chương trình Địa lí 10 Phần lý luận là cơ

sở để giáo viên áp dụng kiến thức liên môn ở nhiều cấp học khác nhau Đồngthời, đây cũng là một gợi mở cho giáo viên cách tiếp cận và khai thác các mônkhoa học xã hội một cách có hiệu quả

Tuy nhiên việc sử dụng kiến thức của các môn học khác vào quá trìnhdạy học đòi hỏi giáo viên phải sử dụng một cách linh hoạt hợp lý trong giờ dạytránh việc lạm dụng sẽ mang lại kết quả không mong muốn đối với học sinh và

làm “lu mờ” kiến thức trọng tâm của bài.

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng sáng kiến

- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học liên môn vào các dịp hộigiảng

Trang 4

- Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ bộmôn và giáo viên hằng năm.

- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liênmôn

- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn đểgiải quyết các vấn đề trong thực tiễn mà Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên địabàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

1.1 Việc khai thác mối quan hệ giữa các môn học chưa được quan tâm đúng

(Điều 27 – Luật giáo dục)

Để thực hiện mục tiêu đó thì học sinh phải được tiếp cận với các mônhọc khác nhau trong nhà trường Tuy nội dung các môn học và nhiệm vụ củachúng có thể khác nhau song chúng vẫn có những mối quan hệ nhất định Bêncạnh đó, trong thực tế dạy học các môn học nói chung, môn Địa lí nói riêngviệc khai thác mối quan hệ giữa các môn học cũng chưa được quan tâm đúngmức Điều đó, dẫn đến chất lượng giáo dục phổ thông, mà cụ thể là năng lựcvận dụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vấn đề bị hạn chế

1.2. Dạy học liên môn là cách thức hay nhưng hiện nay giáo viên và học sinh

còn gặp khó khăn

Bộ môn Địa lí cung cấp cho học sinh những kiến thức mang tính thựctiễn nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiếnthức đã học vào cuộc sống Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tậpmôn Địa lí luôn đòi hỏi phát triển tư duy, sự liên hệ vận dụng để giải quyếtvấn đề Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Địa lí chỉ cần học thuộc lòngsách giáo khoa là đạt, không cần phải tư duy, động não, không phải thực

Trang 6

hành… Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng mônhọc

Người giáo viên trong dạy học đa số chỉ làm nhiệm vụ nói lại nội dungsách giáo khoa, ít vận dụng kiến thức của các môn học khác vào bài giảng củamình Cho nên, bài giảng không thể gây hứng thú cho học sinh học tập, gâynhàm chán trong tâm lý dạy - học của cả giáo viên lẫn học sinh Đa số học sinh

coi bộ môn Địa lí là “môn phụ”, dễ học chỉ cần học thuộc là được Vì vậy, học

sinh ít chú ý nghe giảng Chính bởi thế , xảy ra tình trạng học sinh ghi chépmột cách máy móc những gì giáo viên ghi trên bảng và chỉ học thuộc lòngnhững gì đã được ghi trong vở, không biết kết hợp với sách giáo khoa và lạicàng không biết tìm mối liên hệ với các môn học Văn - Sử - GDCD, để nắmkiến thức môn Địa lí một cách sâu sắc

1.3. Dạy học liên môn là một trong những phương pháp dạy học quan trọng

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về giáo dục và đào tạo là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo”,

chuyển từ giáo dục nhằm trang bị kiến thức sang phát triển phẩm chất và nănglực người học Trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, kiểm tra

và đánh giá; tăng cường dạy học theo hướng “tích hợp liên môn” là một trong

những vấn đề cần được ưu tiên Dạy học liên môn được coi là một phươngpháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nhằm nângcao chất lượng giáo dục trong các nhà trường Môn Địa lí là một môn khoa học

xã hội có mối quan hệ rất chặt chẽ với các môn khoa học khác, đặc biệt là cácmôn khoa học xã hội Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông, tôi nhận thấyviệc vận dụng kiến thức liên môn giữa môn Địa lí với kiến thức các môn khoahọc xã hội làm cho hiệu quả của môn học Địa lí được nâng cao Dạy học liênmôn là phương pháp quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nộidung bài học, giúp cho học sinh học bài với niềm say mê, hứng thú, giúp các

em yêu môn học hơn, không cảm thấy môn Địa lí là một môn học khô khan,khó học Đối với riêng lớp 10 các em hiểu rõ hơn về một số kiến thức mangtính chất đại cương, hàn lâm như về: địa lí tự nhiên, địa lí kinh tế xã hội Qua

Trang 7

đây, đặt ra một vấn đề quan trọng trong phương pháp dạy học của giáo viên làphải có kiến thức liên môn sâu rộng, tổ chức cho học sinh có khả năng sử dụngkiến thức của các môn học có liên quan vào học tập để tránh sự trùng lặp, mấtthời gian, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhẹ nhàng, sinh động mà vững chắc,tạo động cơ, hứng thú học tập cho học sinh.

Với những lý do đó tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra chuyên

đề: “Sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội để nâng cao hiệu quả dạy học môn Địa lí lớp 10”.

2 Cơ sở lí luận

2.1 Đáp ứng yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông sau

năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Dạy học tích hợp liên môn là một trong những định hướng chính của đổimới chương trình giáo dục phổ thông nước ta sau năm 2015, nhằm hướng tớimục tiêu là chuyển nền giáo dục nước ta từ chủ yếu cung cấp kiến thức và kỹnăng sang nền giáo dục phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

Giáo dục toàn diện dựa trên việc đóng góp của nhiều môn học cũng nhưbằng việc thực hiện đầy đủ mục tiêu và nhiệm vụ của từng môn học Mặt khác,các tri thức khoa học của loài người phát triển như vũ bão, trong khi quỹ thờigian học sinh học tập trong nhà trường để tiếp thu những tri thức đó là có hạn

Do vậy, không thể đưa nhiều môn học hơn nữa vào nhà trường, cho dù nhữngtri thức này là rất cần thiết Chẳng hạn, ngày nay cần thiết phải trang bị nhiều

kĩ năng sống cho học sinh (về an toàn giao thông, giáo dục bảo vệ môi trường,

an toàn lao động, sử dụng năng lượng tiết kiệm, định hướng nghề nghiệp, )trong khi những tri thức này không thể tạo thành môn học mới để đưa vào nhàtrường vì lí do phải đảm bảo học tập phải phù hợp với sự phát triển của họcsinh Tôi thấy rằng chương trình sách giáo khoa nhiều tri thức đã được tích hợp

để thực hiện các nhiệm vụ trên, song không thể đầy đủ và phù hợp với tất cảđối tượng học sinh Vì vậy, trong quá trình dạy học người giáo viên phảinghiên cứu, tìm tòi để tích hợp các nội dung này một cách cụ thể cho từng mônhọc và phù hợp với từng đối tượng học sinh

Trang 8

2.2. Quan niệm về dạy học tích hợp liên môn

Trước hết chúng ta cần hiểu rõ dạy học tích hợp, liên môn xuất phát từyêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăngcường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thựctiễn Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội,đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều mônhọc Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn đểphát triển năng lực học sinh

Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa cácmôn học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức làcon đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau Từnhững năm 60 của thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợptrong việc xây dựng chương trình dạy học Tích hợp là một khái niệm của líthuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên kết các phần tử riêng rẽ thành cái toànthể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: mức độ thứ nhất (mức

độ thấp): lồng ghép và liên hệ giữa các kiến thức Mức độ thứ hai: vận dụngkiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn Mức độ thứ ba (mức độcao): hòa trộn các môn học (xuyên môn)

2.3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội

trong dạy học Địa lí lớp 10

Trong chương trình Địa lí lớp 10, học sinh được tiếp cận hai nội dung cơbản: Phần thứ nhất: Địa lí tự nhiên, phần thứ hai: Địa lí KT - XH Học sinhđược tiếp cận một số vấn đề mang tính đại cương như: Những chuyển độngcủa Trái Đất và hệ quả của chúng hay như mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiênthông qua các quyển của lớp vỏ địa lí và một số quy luật thường thấy của lớp

vỏ địa lí; mặt khác những vấn đề khác về dân cư, về nền kinh tế, các ngànhkinh tế…, sẽ được giáo viên truyền tải trong toàn bộ chương trình học tập Đểhọc sinh nắm và hiểu sâu sắc bản chất vấn đề thực sự không phải là một điều

dễ dàng Vì vậy muốn học sinh dễ hiểu thì phải có sự liên hệ Một trong số đó

Trang 9

là kiến thức của các môn khoa học khác Như đã nói ở trên, môn Địa lí là mônkhoa học xã hội cho nên nó có mối quan hệ mật thiết với các môn khoa học xãhội khác như Ngữ văn, Lịch sử, GDCD.

Kiến thức văn học để tạo hứng thú học tập cũng như tạo ra sự tìm tòikhám phá tri thức của môn Địa lí, cho học sinh qua thơ văn, ca dao, tục ngữ

Sử dụng kiến thức lịch sử để tạo ra sự liên hoàn, tái hiện các hoàn cảnh lịch sửcủa một giai đoạn, một đất nước để học sinh dễ dàng giải thích một phạm trù,quy luật nào đó Sử dụng kiến thức GDCD để vận dụng những chính sách phápluật của Nhà nước phù hợp với từng vùng miền, với hoàn cảnh xã hội nhấtđịnh, không gian nhất định

Sử dụng kiến thức liên môn được coi là một nguồn kiến thức quan trọngkhông thể thiếu trong dạy học Địa lí và được sử dụng như tài liệu tham khảo.Mặt khác, sử dụng kiến thức liên môn còn là biện pháp đổi mới phương phápdạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng Nếu sử dụng tốt kiến thứcliên môn và gây hứng thú học tập cho học sinh sẽ góp phần nâng cao hiệu quảdạy học môn Địa lí 10

Sử dụng kiến thức liên môn đảm bảo được tính toàn vẹn của kiến thứctrên cơ sở sử dụng kiến thức các môn học khác và ngược lại Kiến thức liênmôn còn giúp học sinh tránh được những lỗ hổng kiến thức khi học tách rờicác môn học Nhờ đó, các em hiểu được sâu sắc kiến thức và gây được hứngthú học tập cho học sinh, thúc đẩy quá trình nhận thức của học sinh đạt kết quảcao Nếu hiểu được kiến thức thì các em sẽ biết liên hệ kiến thức đã học vàocuộc sống Như vậy, kiến thức liên môn là một nội dung rất quan trọng trongdạy học môn Địa lí cũng như các môn học khác

3. Thực trạng của vấn đề dạy – học Địa lí ở trường THPT

3.1. Trong chương trình học

Nội dung sách giáo khoa hiện nay được viết theo hướng mở với nhiều câuhỏi liên hệ và đào sâu kiến thức của mỗi phần nội dung bài học Bên cạnh đó,các bộ công cụ hỗ trợ như sách giáo viên và chuẩn kiến thức kĩ năng ban hànhkèm theo phần lớn mang tính định hướng nên với nhiều nội dung giáo viên

Trang 10

phải tự tìm hiểu và lựa chọn kiến thức nhằm làm rõ nội dung bài học Mặtkhác, có không ít kiến thức thuộc các bộ môn khác nhau có thể được sử dụngrất hữu ích, linh họat và hiệu quả vào tiết học môn Địa lí Vì vậy, việc sử dụngkiến thức liên môn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và góp phần làm cho mônhọc gần với cuộc sống và nhận thức của học sinh hơn là rất cần thiết.

3.2. Đối với người dạy

Trong thực tiễn giảng dạy nhằm phục vụ cho việc truyền tải nội dung bàihọc, các kiến thức liên môn cũng được thường xuyên vận dụng Mặt khác, mức

độ và khả năng vận dụng còn manh mún, chưa có hệ thống và thiếu linh hoạt

do phụ thuộc vào khả năng của từng đối tượng học sinh, nội dung bài học Vìvậy, việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho dạy học liên môn trong môn Địa lí là cầnthiết

3.3. Đối với người học

Do thiếu định hướng nên có quan niệm tách biệt rạch ròi giữa các mônhọc, dẫn đến việc học sinh chưa chủ động sử dụng kiến thức của các môn khác

dù có liên quan vào việc học tập và trong quá trình kiểm tra đánh giá Mặtkhác, khả năng ứng dụng các phương tiện truyền thông trong học tập chưađược thường xuyên và chủ động dù rất nhiều học sinh có điện thoại thôngminh có thể tiến hành truy cập Internet để cập nhật và kiểm tra kiến thức nhanhchóng Nếu được tổ chức bài bản khả năng tự học và tư duy độc lập của các

em sẽ có nhiều thay đổi

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

4.1 Một số yêu cầu khi sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí

- Sử dụng kiến thức liên môn phải đáp ứng được mục tiêu môn học

- Sử dụng kiến thức liên môn phải giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức cơbản của bài học

- Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú học tập cho học sinh phải gópphần phát triển năng lực cho học sinh

- Sử dụng kiến thức liên môn phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh

Trang 11

- Sử dụng kiến thức liên môn phải linh hoạt, sáng tạo, tùy thuộc vào yêu cầukiến thức của bài.

Muốn vậy, đòi hỏi người giáo viên không chỉ có những kiến thức vữngchắc về bộ môn Địa lí mà còn phải nắm những nội dung, chương trình các bộmôn được giảng dạy ở trường phổ thông (có kiến thức cơ bản về môn đượctích hợp) Cho nên, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần tích hợp linh hoạt,nhẹ nhàng, đúng địa chỉ, không làm nặng nề hoặc rối tiết học, tránh biến mônĐịa lí thành các môn khoa học xã hội khác

4.2 Các giải pháp, biện pháp thực hiện

Trong dạy học môn Địa lí tùy vào bài cụ thể mà giáo viên có thể sử dụngkiến thức của các môn Ngữ văn, Lịch sử, GDCD vào dạy học nhưng phải làmsao đáp ứng được yêu cầu, mục đích đề ra

Việc sử dụng kiến thức liên môn kết hợp với các phương tiện kĩ thuật đểgây hứng thú học tập môn Địa lí cho học sinh đồng thời cũng là để củng cố,kiểm tra đánh giá mức độ kiến thức của học sinh và khả năng vận dụng của các

em đến đâu Như vậy, kiến thức liên môn vừa có chức năng minh họa vừa cóchức năng nguồn tri thức nên trong dạy học giáo viên cần phát huy tốt cácchức năng này Nhưng vấn đề đặt ra là khi nào sử dụng kiến thức liên môn? Sửdụng vào mục đích gì? Sử dụng như thế nào cho hợp lí ? Theo ý kiến của tôi,giáo viên có thể sử dụng kiến thức liên môn khoa học xã hội trong dạy họcchương trình Địa lí 10 theo một số cách sau để giờ dạy thật sự trở nên thú vị vàđạt hiệu quả cao

4.2.1 Sử dụng kiến thức khoa học xã hội trong tiến trình dạy học

4.2.1.1 Sử dụng kiến thức khoa học xã hội để dẫn dắt bài mới tạo hứng thú cho học sinh khi học môn Địa lí

Việc dẫn dắt vào bài mới, phần tiếp của bài hay còn gọi là “lời mở đầu” ,

chuyển ý là phương thức dẫn dắt học sinh một cách có ý thức, có mục đích đivào tri thức mới, là khâu mở đường, bắt đầu của dạy học trên lớp

Thông thường người dạy chỉ cần dành 2-3 phút để dẫn vào bài mới, phầnmới bằng nhiều cách Đây là khâu nhỏ, không nằm trong trọng tâm bài dạy

Trang 12

nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng rất to lớn vì trước khi vào tiết họccác em mỗi người đang tư duy về những vấn đề khác nhau Phần này có tácdụng tập trung các em tư duy vào bài học, ngoài ra sẽ giúp bài học liền mạnh,mềm mại hơn không truyền thụ cứng nhắc.

Nhưng thực tế việc dạy học hiện nay cho thấy nhiều giáo viên lên lớptrong quá trình giảng dạy còn coi nhẹ vấn đề này Thao tác vào bài, chuyển ýthường hạn chế, thường chỉ giới thiệu tên bài học, mục học hoặc có người chỉnói một vài câu qua loa, sơ sài Kiểu dẫn dắt này quá đơn điệu không thể thuhút được sự chú ý của học sinh trong khi đó môn Địa lí cũng được coi là mộttrong những môn khó học, khô khan Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việchình thành tri thức cho học sinh ngay từ đầu bài học, các em không có cái nhìntổng quát về vấn đề mình sắp được học, thụ động trong việc tiếp nhận tri thứctừng phần trong bài

Mục đích của việc dẫn dắt vào bài mới, phần mới là thúc đẩy tính tích cực

ở học sinh, gợi ý cho học sinh, kích thích hứng thú, tạo được không khí sôi nổicho tiết học ngay từ đầu, của từng phần khiến các em tò mò muốn khám phá trithức Đồng thời, học sinh chủ động trong việc lĩnh hội tri thức trong suốt quátrình dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Trong giải pháp này tôi vậndụng các môn liên quan Văn, Sử, GDCD vào một số bài cụ thể của chươngtrình Địa lí 10

Trong bài thơ: “Thề non nước” của nhà thơ Tản Đà có câu:

“Non cao đã biết hay chưa?

Nước đi ra bể lại mưa về nguồn.

Nước non hội ngộ còn luôn, Bảo cho non chớ có buồn làm chi”

Trang 13

( Trích: “Thề non nước” – Tản Đà, SGK Ngữ Văn 11)

Em hãy cho biết câu thơ: “Nước đi ra bề lại mưa về nguồn” về nghĩa

đen câu thơ ấy mô tả hiện tượng gì của tự nhiên? Giáo viên cho học sinh trả lờicâu hỏi và dẫn dắt vào bài mới: Câu thơ nói diễn giải rất gãy gọn về hoạt độngcủa nước trên Trái Đất Vậy, “Nước đi ra bể” rồi “quay về nguồn” bằng những con đường nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay, bài 15: Thủy quyển Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông Một số sông lớn trên Trái Đất.

Ví dụ 2

Dạy bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất Đây

là bài được nhận định là một trong những bài khó trong chương trình lớp10.Đối với mục 3 của bài học, nội dung đề cập đến hiện tượng ngày đêm dài ngắntheo mùa và theo vĩ độ Để học sinh vào tiếp nhận nội dung kiến thức một cáchhứng thú tôi đã đọc cho các em câu ca dao nói về hiện tượng thường thấy này

“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười, chưa cười đã tối”

Vào tháng năm, đêm ngắn hơn ngày, tháng mười ngày ngắn hơn đêm.Vậy tại sao lại có hiện tượng trên? Phần tiếp theo chúng ta cùng đi tìm hiểunguyên nhân và những biểu hiện của hiện tượng này

Ví dụ 3

Đối với bài 16: Sóng Thủy triều Dòng biển: đối với đối tượng học sinh

trường tư thục sẽ khó gây được hứng thú nếu như giáo viên không có bước

“khởi động” tốt Bởi vì, trong bài sách giáo khoa chủ yếu đưa ra những vấn đề

đơn thuần là khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện của: Sóng, dòng biển, thủytriều với nội dung kiến thức trừu tượng Nhưng nếu như ngay từ đầu chúng tabiết cách thu hút học sinh thì các em sẽ bắt đầu bài học một cách vui vẻ vàhứng thú hơn nhiều Đối với bài này, sau phần kiểm tra bài cũ tôi đưa ra câuhỏi:

Vận dụng kiến thức lịch sử, em hãy trình bày những hiểu biết của em về trậnchiến sông Bạch Đằng?

Trang 14

Sau đó giáo viên đúc kết lại:

Cuối năm 938 vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy đạo quân thủy kéo vào nước ta , còn vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn tiếp ứng cho Hoằng Tháo Ngô Quyền cho các cọc gỗ nhọn đầu bịt sắt đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu , gần cửa biển , thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra nhử giặc, Lưu Hoằng Tháo thúc quân đuổi theo Nước triều rút , Ngô Quyền dốc toàn bộ lực lượng đánh quật trở lại , Lưu Hoằng Tháo tử trận Vua Nam Hán nghe tin bại trận vội thu quân về nước Trận Bạch Đằng kết thúc hòan tòan thắng lợi.

(Trích: SGK Lịch sử lớp 6)

Với chiến công hiến hách ấy, đã chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc củadân tộc ta, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho đất nước Sự thắng lợi vang dội ấy,phải kể đến mưu lược của Ngô Quyền đã lợi dụng hiện tượng tự nhiên thườngthấy – hiện tượng thủy triều, để nhử giặc, đánh giặc một cách chủ động và tấtthắng Thủy triều là một trong những chuyển động của biển Vậy, nguyên nhân

và biểu hiện của hiện tượng này là gì? Và còn có những chuyển động nào kháccủa biển Bài học hôm nay, chúng ta cùng đi tìm hiểu

4.2.1.2 Sử dụng kiến thức khoa học xã hội để minh họa, giảng giải nội dung bài mới

Biện pháp này có thể nói là quan trọng vì đây là khâu chiếm nhiều thời

gian nhất trong tiến trình bài học Nó góp phần không nhỏ trong việc đem lạihiệu quả cho tiết học Khi giáo viên dạy bài mới, đến phần nội dung kiến thức

cơ bản, ngoài phần nội dung của sách giáo khoa trình bày, giáo viên nên vậndụng môn học khác để làm rõ nội dung của bài học, làm cho bài học sâu sắcnhưng lại gần gũi và dễ nhớ hơn Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một giờhọc khi vận dụng kiến thức liên môn không những tạo sự chú ý của học sinhtrong tiết dạy mà còn phát huy tính sáng tạo của học sinh, đồng thời giờ học đócũng trở nên nhẹ nhàng hơn

Trang 15

Văn học có ý nghĩa rất quan trọng bởi văn học là một chất liệu rất đặcbiệt, là ngôn ngữ nghệ thuật đã được chọn lọc gọt giũa tinh tế, tác phẩm vănhọc có khả năng tái hiện một cách cụ thể sinh động hiện thực khách quan.Chính vì thế văn học là một phương thức dễ đi vào lòng người Sử dụng vănhọc có tác dụng gây hứng thú cho học sinh, tạo được sự hấp dẫn ở học sinh,

thay đổi những thứ “khô khan” của môn Địa lí, đồng thời tạo được những biểu

tượng, khái niệm sinh động

Ví dụ 1

Khi giảng bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số Một trong những mục

tiêu của tiết học này trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy môdân số trên thế giới và hậu quả của nó Liên hệ nội dung này giáo vên có thểhỏi học sinh: Trong chương trình ngữ văn lớp 8 các em đã được tìm hiểu mộttác phẩm văn học cũng nói chủ đề dân số mang tính thời sự với phương pháp

so sánh, lập luận kết hợp với thuyết minh, tác giả đã thực sự thuyết phục ngườiđọc

GV đưa ra một minh chứng rằng trong văn học cũng đã có tác phẩm văn

chương đề cập đến vấn đề này Có thể kể đến tác phẩm“Bài toán dân số” của

Thái An Với nội dung mang tính thời sự và bằng phương pháp so sánh, lậpluận kết hợp với thuyết minh, tác giả đã thực sự thuyết phục người đọc Từ câu

chuyện nhà thông thái kén rể đến 64 ô bàn cờ với một lượng thóc "nhiều đến mức có thể phù khắp bề mặt Trái Đất", bạn đọc dễ dàng hình dung về sự gia

tăng dân số chóng mặt với tốc độ sinh sản như hiện nay

Các nước được kể trong văn bản thuộc hai nhóm:

- Châu Phi: Nê-pan, Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca.

- Châu Á: Ấn Độ và Việt Nam.

Có thể rút ra nhận xét: Những nước kém phát triển ở hai lục địa nêu trên là những nước dân số tăng nhanh Sự bùng nổ dân số sẽ đi kèm với sự

Trang 16

nghèo nàn lac hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá, giáo dục không được nâng cao Ngược lại, kinh tế, văn hoá, giáo dục càng yếu kém thì lại càng không thể khống chế được sự gia tăng dân số Nói cách khác, hai vấn đề này quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến nhau một cách sâu sắc.

(Trích: SGK Ngữ Văn lớp 8)

Vấn đề chính mà tác giả đặt ra trong văn bản này là: Con người đangngày càng tăng lên gấp bội Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì conngười sẽ tự làm hại chính mình

Sau phần này giáo viên có thể mở rộng thêm Nhận định của Thái Anđúng với quy luật về sự phát triển dân số Liên hệ với sự phát triển dân số ởViệt Nam và đưa ra những hệ quả tác động của sự gia tăng dân số nhanh đốivới sự phát triển KT- XH và môi trường

Ví dụ 2

Hay, khi giảng về phần 2, bài 20: Lớp vỏ địa lí Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Địa lí Giáo viên sử dụng câu chuyện ngụ ngôn về các

bộ phận trong cơ thể qua văn bản: “Chân, tay, tai, mắt, miệng” – Ngữ văn lớp

6 Nội dung của câu chuyện: Cô Mắt, Cậu Chân, Cậu Tay, bác Tai, lão Miệngsống với nhau vui vẻ hòa thuận Rồi một ngày cô Mắt phát hiện ra cả nhómphải làm việc vất vả còn lão Miệng không phải làm gì mà chỉ việc ăn nên đãcúng cậu Chân, cô Mắt, Cậu Tay, bác Tai đến nhà lão Miệng bày tỏ thái độ và

đi đến quyết định không làm việc để kiếm thức ăn cho lão Miệng nữa Đếnngày hôm sau cả nhóm mệt mỏi rã rời không chịu nổi Bác Tai nhận ra sai lầmtrước đến chăm lo cho lão Miệng Tất cả thấy khoan khoái, dễ chịu Từ đókhông ai tỵ ai nữa và họ sống hòa thuận với nhau

Câu chuyện là minh họa về biểu hiện mối quan hệ quy định lẫn nhau củacác thành phần tự nhiên trong lớp vỏ địa lí Nếu như một thành phần thay đổi

sẽ làm thay đổi các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ

Ví dụ 3

Trang 17

Bên cạnh môn Ngữ văn giáo viên có thể sử dụng kiến thức môn GDCD

trong quá trình minh họa, mở rộng kiến thức Ví dụ trong bài 41: “Môi trường

và tài nguyên thiên nhiên” phần nội dung bài học bao gồm các kiến thức về

tình hình tài nguyên môi trường và tài nguyên thiên nhiên Một trong nhữngmôn khoa học xã hội đề cập và mở rộng vấn đề này ở Việt Nam và liên hệ vớibản thân Theo đó:

- Nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng thuận lợi cho việc phát triển đất nước.

- Mục tiêu chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển KT- XH bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành chính sách pháp luật về bảo vệ tài nguyên à môi trường.

+ Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường ở địa phương và nơi mình sinh sống.

+ Vận động mọi người cuàng thực hiện, đồng thời đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường.

(Trích: SGK GDCD - Lớp 11)

Như vậy sau khi mở rộng kiến thức thì học sinh sẽ nhìn nhận thực tiễn

về tình hình môi trường và tài nguyên hiện nay ở nước ta như thế nào và dễdàng đưa ra những ví dụ liên hệ thực tiễn bản thân

Ví dụ 4

Không thể không sử dụng kiến thức môn Lịch sử khi chúng ta dạy đơn

vị kiến thức phần 2, bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất, trong chương trình Sự ra đời của Dương lịch, Âm lịch và Âm – dương

lịch (số ngày không giống nhau của các tháng trong năm và năm nhuận)

- Lịch là cách thức phân chia thời gian trên Trái Đất Để tính toán thời gian conngười cổ đại đã dựa vào thiên văn để làm lịch

- Âm lịch: là loại lịch cổ căn cứ vào vận động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

để tính năm, tháng Tháng có 29 hoặc 30, năm có 354 – 365 ngày

Trang 18

- Dương lịch: căn cứ chủ yếu vào sự vận động Trái Đất quanh Mặt Trời.Dương lịch được người Ai Cập sử dụng từ thời cổ đại Trái Đất vận độngquanh Mặt Trời một vòng mất 365 ngày (Theo Hán – Việt, Mặt Trời là TháiDương, Mặt Trăng là Thái Âm Do vậy, lịch theo Mặt Trời gọi là Dương lịch,lịch theo Mặt Trăng gọi là Âm lịch).

- Âm – dương lịch: là loại lịch xay dựng trên cơ sở phối hợp cả 2 vận động củaMặt trăng quanh Trái Đất và Trái Đất quanh Mặt Trời Một năm Âm – dươnglịch cũng có 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày theo chu kì vận động của Mặt Trăngquanh Trái Đất là 29,5 ngày Cho nên, mỗi năm âm dương lịch chỉ có 355ngày, so với năm dương lịch ngắn hơn 10 ngày, 3 năm ngắn hơn 1 tháng

- Người Hy Lạp có hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, người

Rô ma tính một năm là 365 ngày ¼, định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày, rất gần với hiểu biết ngày nay.

(Trích: SGK Lịch sử - Lớp 10)Những nội dung kiến thức này, cho ta biết nguồn gốc ra đời của các loạilịch và cách người ta căn cứ quy định các loại lịch như hiện nay Từ đó họcsinh nắm kiến thức dễ dàng hơn không nặng nề tính chất truyền tải Có thểkhẳng định nếu như giáo viên biết tích tích hợp khéo léo thì phần nội dung này

sẽ kích thích được tư duy của học sinh Bởi vì, nó không chỉ yêu cầu học sinhphải nhớ lại kiến thức lịch sử mà đồng thời cũng bổ sung kiến thức cần thiếtcho học sinh khi tiếp nhận vấn đề

4.2.1.3 Sử dụng kiến thức khoa học xã hội để củng cố bài học giúp học sinh khắc sâu kiến thức

Để thực hiện một tiết dạy hoàn hảo không phải dễ, nó đòi hỏi ở giáoviên một sự chu đáo, biết phân phối thời gian hợp lý, biết xác định kiến thứctrọng tâm của bài học Vấn đề đặt ra là làm thế nào để củng cố được bài học

mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của một tiết lên lớp?

Củng cố bài giảng là một khâu quan trọng của bài giảng, là một yếu tốdẫn đến sự thành công của bài giảng Củng cố bài giảng giúp học sinh nhớ lại

Trang 19

và khắc sâu kiến thức hơn Ngoài việc xác định kiến thức trọng tâm, học sinhcòn có thể tự đánh giá kết quả học tập của mình Từ đó, các em có thể điềuchỉnh lại phương pháp học sao cho phù hợp

Củng cố bài giảng còn tạo điều kiện tương tác giữa giáo viên và họcsinh Điều đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, nuôi dưỡng bầu không khí lớphọc, tạo điều kiện để học sinh phát biểu ý kiến

Tuy nhiên trên thực tế, nhiều giáo viên đã bỏ qua công việc này, vì tiếthọc chủ yếu là truyền thụ đầy đủ các kiến thức cơ bản, trọng tâm cho học sinh

Ngoài ra còn đa số các bài học rất nhiều nội dung, giáo viên không đủthời gian để củng cố bài học Cũng có một số trường hợp do bài có nội dungngắn gọn, giáo viên không có tư liệu để minh hoạ, dẫn chứng, còn nhiều thờigian, giáo viên cứ hỏi đi hỏi lại những câu hỏi trong sách giáo khoa làm chotiết học trở nên nhàm chán Học sinh chỉ cần nhìn vào vở ghi hoặc trên bảng là

có thể trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa

Vì vậy, liên môn trong phần củng cố bài học là một trong những biệnpháp gây hứng thú cho học sinh, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức sau mỗi tiếthọc và hơn nữa nó còn góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Để làm được điều

này giáo viên phải thật khéo léo nếu không sẽ gây ra áp lực “thi cử” cho học

sinh Trước khi đưa ra câu hỏi hoặc bài tập thì giáo viên nên có bước hệ thốnglại những kiến thức trọng tâm nhất trong tiết dạy của mình và chỉ nên ra nhữngbài tập có sử dụng kiến thức liên môn nhưng phải nhằm mục đích chính là giúphọc sinh nắm được kiến thức cơ bản ngay trên lớp

Ví dụ:

Bài 12 – Sự phân bố khí áp Một số loại gió chính

Sau gần 45 phút ngồi học, học sinh cũng không mấy mặn mà với kiểu:

“ Sau tiết học này các em cần nắm được những vấn đề sau” hay “ kiến thức cơ bản của tiết học hôm nay bao gồm…” Và nếu như vậy, việc yêu cầu

tất cả học sinh làm bài tập để củng cố kiến thức không phải dễ dàng Nên đốivới một bài có tính chất mở như bài này thì phần củng cố và luyện tập, giáoviên có thể kết thúc bài học bằng việc giải thích một hiện tượng trong bài

thông qua các câu thơ sau trong bài: “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận.

Trang 20

“ Mặt Trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi”

(Trích: SGK Ngữ Văn- Lớp 9)

Câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người laođộng: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự,nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ Câu thơ đã diễn tảđiều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên,trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển Ngườidân đã biết vận dụng hiện tượng gió đất, gió biển và qua sự hoạt động của nó

để ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống: Vào ban ngày, là sự hoạt động của gióbiển, gió sẽ từ ngoài khơi thổi về đất liền, cho nên người ngư dân sẽ trở về.Vào ban đêm, là sự hoạt động của gió đất, gió sẽ từ đất liền thổi ra biển, chonên lúc này ngư dân căng buồm ra khơi đánh cá

Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức văn học nối cột Avới cột B sao cho đúng và giải thích (GV nên chuẩn bị trước ra giấy Ao)

1 Gió phơn a “Lạy trời cho cả gió Nồm

Cho thuyền chúa Nguyễn trẩy buồm ra khơi”

2 Gió đất, gió biển b “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây

Bên nắng đốt bên mưa quay”

3 Gió mùa hạ c “ Mặt Trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửaĐoàn thuyền đánh cá lại ra khơiCâu hát căng buồm cùng gió khơi”

4 Gió mùa đông d. “Gió bấc hiu hiu sếu kêu thì rét”

Đáp án: 1-b, 2- c, 3- a, 4-d

Với bài tập này sẽ có học sinh trả lời đúng, nhưng có thể giải thích sai,tùy thuộc vào khả năng vận dụng kiến thức liên môn của các em nhưng điều

Trang 21

chúng ta quan tâm ở đây là học sinh đã hứng thú với tiết giảng đến những phútcuối của giờ học Đối với môn Địa lí theo tôi nghĩ đó là một thành công.

4.2.2 Sử dụng kiến thức khoa học xã hội trong kiểm tra, đánh giá

Từ thực tế cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó có phươngpháp đổi mới cách kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả dạy - học môn Địa

lí, kích thích sự say mê học tập của học sinh Việc sử dụng kiến thức liên môntrong kiểm tra, đánh giá có thể được coi là một trong những biện pháp để đổimới kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực của học sinh: năng lực tư duyphê phán; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo…

Thông thường, giáo viên vẫn dùng hình thức bài kiểm tra viết hoặc kiểmtra miệng để đánh giá kết quả học tập, năng lực học tập của học sinh Đây làmột việc làm hết sức cần thiết đối với cả người dạy và người học Nó giúpngười dạy đánh giá việc dạy học của mình, giúp người học đánh giá được quátrình học tập của mình

Việc kiểm tra có sử dụng kiến thức liên môn có tác dụng rất lớn đối vớiviệc hình thành các năng lực cho học sinh như đã nêu ở trên, hơn nữa tập dượtcho học sinh vận dụng các kiến thức kĩ năng học được cho quá trình học tậptiếp theo, vận dụng được kiến thức đã học để giải quyết các tình huống tháchthức, bất ngờ, chưa từng gặp Điều này có ích cho cuộc sống của các em saunày

Trong phạm vi đề tài này tôi xin đưa ra ví dụ việc vận dụng kiến thức liênmôn Ngữ văn vào trong bài kiểm tra miệng và kiểm tra viết 15 phút chươngtrình Địa lí 10

Câu hỏi: Khi dạy xong bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới

phát triển và phân bố nông nghiệp Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp Có thể ra câu hỏi kiểm tra miệng như sau:

Đề 1 Cho câu ca dao:

“ Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm.

Trang 22

Trông cho chân cứng đá mềm Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”.

Từ câu ca dao trên, em hãy cho biết đặc điểm cơ bản của sản xuất nôngnghiệp? Xuất phát từ đâu mà có đặc điểm đó

Đáp án: - Đặc điểm: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.

- Nguyên nhân: Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi

Cá đối tượng này chỉ có thể tồn tại và phát triển nhờ vào các yếu tố cơ bản của

tự nhiên là: nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và dinh dưỡng

Hay, khi dạy xong bài 12: Sự phân bố khí áp Một số loại gió chính Giáoviên có thể ra đề kiểm tra 15 như sau:

Đề 2 Cho các câu thơ sau:

“Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ

Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt nỗi riêng tư”.

(Trích: “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây” – Phạm Tiến Duật)

1 Câu thơ trong bài nói về hiện tượng gì? Giải thích tại sao lại có hiện tượng đó?

2 Từ hiện tượng trên, trả lời cho những câu sau đây:

a Gió Lào ở Việt Nam có đặc điểm gì?

A là loại gió khô và nóng.

B gió thổi quanh năm nhưng mạnh nhất là tháng 7.

C gió có hướng Tây hoặc Tây Nam.

D gió có nguồn gốc là gió Mậu dịch.

b Nêu tác động của gió Lào đối với sản xuất và đời sống?

Đáp án:

Điể m

1 - Hiện tượng ở những câu thơ trên là hiện tượng gió phơn 2,0

Trang 23

- Khi gió mát và ẩm thổi tới dãy núi, gió bị đẩy lên cao và

giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của không khí ẩm (trung bình

cứ lên cao 100m giảm 0,60C), hơi nước ngưng tụ gây mưa ở

sườn núi đón gió (sườn Tây)

- Khi không khí vượt sang bên kia (sườn Đông), hơi nước đã

giảm nhiều, nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô đi

xuống núi (trung bình xuống 100m tăng 10C), nên sườn

khuất gió có gió khô và nóng

- Ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp (cây trồng, vật nuôi)

- Ảnh hưởng đến các ngành sản xuất công nghiệp, dịch vụ

5.1 Về phía giáo viên năng lực dạy học vận dụng kiến thức liên môn được nâng cao

- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bị cho mình cơ sở lí luận của dạy họcliên môn

- Giáo viên các môn “liên quan” được tăng cường trao đổi thảo luận về các

kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chứccác hoạt động dạy học… Mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi

tổ chức các hoạt động dạy học và lựa chọn được phương pháp tối ưu

Ngày đăng: 27/06/2021, 10:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w