quản lý khách sạn
MỤC LỤC GIỚI THIỆU CHUNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 3 Chương . ICƠ SỞ LÝ THUYẾT .5 . I.1.Cách thức hoạt động trong từng bộ phận của khách sạn .5 . I.1.1.Quản lý khách hàng: .5 . I.1.2.Quản lý nhân viên trong khách sạn 5 . I.1.3.Quản lý phòng 5 . I.1.4.Quản lý dịch vụ 6 . I.1.5.Quản lý đăng ký thuê phòng .6 . I.1.6.Quản lý trả phòng .6 . I.1.7.Danh sách các quy trình cần xữ lý trong việc quản lý khách sạn .7 Chương . IITHIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 7 . II.1. Phân tích yêu cầu 7 . II.2.Phân tích chức năng .8 . II.2.1.Các chức năng của chương trình .8 . II.2.2.Yêu cầu chức năng 8 . II.3. Triển khai chức năng .9 . II.3.1.Sơ đồ thực thể quan hệ ERD .9 . II.3.2.Từ điển dữ liệu: .10 . II.3.3.Biểu đồ lớp: .14 Chương . IIITRIỂN KHAI VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ .15 . III.1.Môi trường triển khai 15 . III.2.Phần mềm quản lý khách sạn 16 Chương . IVKẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .20 . IV.1.Kết quả đạt được 20 . IV.2.Những vấn đề còn tồn tại .20 . IV.3.Hướng phát triển .21 Báo cáo phần mềm quản lý khách sạn GIỚI THIỆU CHUNG Trong những năm trở lại đây, nền công nghệ thông tin có sự phát triển mạnh mẽ, có nhiều đột phát lớn cả trong lĩnh vực phần cứng lẫn phần mềm. Các thiết bị, máy móc, cở sở hạ tầng ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó, các phần mềm được viết ra rất nhiều có thể nói là vô số với những mục đích khác nhau nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng máy tính thay thế những thao tác bằng tay cho con người cũng như những mục đích giải trí. Bộ môn Công nghệ phần mềm giúp sinh viên nắm cơ bản các kiến thức về các ngôn ngữ lập trình, cách để xây dựng và viết lên một chương trình ứng dụng hoàn chỉnh cũng như cách kiểm tra và bảo trì phần mềm mà mình tạo ra… tạo tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển các ứng dụng từ những chương trình đơn giản cho đến những dự án lớn đòi hỏi nhiều nhân lực và nhiều chương trình nhỏ gộp lại. Đồ án môn học Công nghệ phần mềm giúp sinh viên có cơ hội tìm hiểu thêm và xây dựng một ứng dụng nhỏ, để nắm vững lại và sử dụng những kiến thức đã được học vào thực tế. Trong đồ án này, chúng em tập trung vào tìm hiểu cách điều hành một khách sạn để viết lên chương trình ứng dụng quản lý khách sạn với mức độ đơn giản, chưa hoàn thiện nhưng có thể phần nào diễn tả được một phần mềm quản lý khách sạn bao gồm những gì cũng như cách tổ chức làm việc nhóm để xây dựng lên một ứng dụng hoàn chỉnh. Đồ án công nghệ phần mềm Trang: 2 Báo cáo phần mềm quản lý khách sạn TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển theo hướng hiện đại như ngày nay, việc áp dụng tin học hóa đến tất cả các ngành là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Điều này không những có ý nghĩa trong việc giảm thiểu sức người và sức của mà còn có ý nghĩa hơn khi sử dụng các phần mềm tin học chính xác và thuận tiện hơn nhiều so với thao tác bằng tay trên các giấy tờ. Hiện nay, tại các thành phố lớn, khách sạn là một thứ có thể nói rất quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển thành phố. Nhất là tại các thành phố có dịch vụ du lịch phát triển thì việc phát triển của các khách sạn một phần nào thể hiện sự phát triển của thành phố. Tuy nhiên, để điều hành và quản lý một khách sạn là điều không phải đơn giản và tốn sức người rất nhiều nếu không có sự giúp đỡ của máy tính và các phần mềm quản lý. Do đó, yêu cầu xây dựng nên một chương trình ứng dụng quản lý khách sạn nhằm giúp cho các nhân viên cũng như những nhà điều hành khách sạn đơn giản hóa việc quản lý khách sạn của họ là hết sức quan trọng. Xuất phát từ nhu cầu thực tế như ở trên, và đã được học về việc xây dựng một phần mềm chúng em đã thảo luận và đi đến quyết định làm nên “phần mềm quản lý khách sạn” để báo cáo cho môn học đồ án công nghệ phần mềm và thông qua đó chúng em được đút rút thêm kinh nghiệm xây dựng một dự án phần mềm và cách làm việc nhóm thế nào cho hiệu quả. Vì trong thời gian khá ngắn nên ứng dụng của chúng em chỉ dừng ở mức độ minh họa chứ chưa được hoàn thiện. Mong thầy cô có những lời nhận xét bổ ích để chúng em có thể hoàn thiện tốt phần mềm ứng dụng của mình. Đồ án công nghệ phần mềm Trang: 3 Báo cáo phần mềm quản lý khách sạn 2. Phương pháp triển khai Để phù hợp với xu hướng lập trình hiện nay, em chọn cách lập trình hướng đối tượng để thực hiện đề tài này. Cụ thể đó là ngôn ngữ lập trình C# Lập trình hướng đối tượng (gọi tắt là OOP: object-oriented programming), hay còn gọi là lập trình định hướng đối tượng, là kĩ thuật lập trình hỗ trợ công nghệ đối tượng. OOP được xem là giúp tăng năng suất, đơn giản hóa độ phức tạp khi bảo trì cũng như mở rộng phần mềm bằng cách cho phép lập trình viên tập trung vào các đối tượng phần mềm ở bậc cao hơn. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng OOP dễ tiếp thu hơn cho những người mới học về lập trình hơn là các phương pháp trước đó Nói cách khác, đây là khái niệm và là một nỗ lực nhằm giảm nhẹ các thao tác viết mã cho người lập trình, cho phép họ tạo ra các ứng dụng mà các yếu tố bên ngoài có thể tương tác với các chương trình đó giống như là tương tác với các đối tượng vật lý. Những đối tượng trong một ngôn ngữ OOP là các kết hợp giữa mã và dữ liệu mà chúng được nhìn nhận như là một đơn vị duy nhất. Mỗi đối tượng có một tên riêng biệt và tất cả các tham chiếu đến đối tượng đó được tiến hành qua tên của nó. Như vậy, mỗi đối tượng có khả năng nhận vào các thông báo, xử lý dữ liệu (bên trong của nó), và gửi ra hay trả lời đến các đối tượng khác hay đến môi trường. Đồ án công nghệ phần mềm Trang: 4 Báo cáo phần mềm quản lý khách sạn Chương . I CƠ SỞ LÝ THUYẾT . I.1. Cách thức hoạt động trong từng bộ phận của khách sạn . I.1.1. Quản lý khách hàng: Mỗi khách hàng của khách sạn đều được khách sạn quản lý những thông tin sau: Họ tên, giới tính, địa chỉ, điện thoại_Fax(nếu có), số CMND_Passport (hoặc các văn bằng khác có hình), quốc tịch, và được gán bởi một mã khách hàng riêng. Việc quản lý khách hàng do nhân viên tiếp tân phụ trách . I.1.2. Quản lý nhân viên trong khách sạn Tất cả những nhân viên làm việc tại khách sạn đều được quản lý các thông tin sau: Họ tên nhân viên, giới tính, ngày sinh, số điện thoại (nếu có), địa chỉ, chức vụ của nhân viên, và mỗi nhân viên được tạo một mã nhân viên riêng. Các nhân viên được chia thành những nhóm nhỏ để quản lý từng bộ phận trong khách sạn. Quản lý của nhóm là nhóm trưởng và nhóm trưởng được cấp một tài khoản trong phần mềm quản lý khách sạn và nhóm trưởng có thể tạo tài khoản cho người trong nhóm mình nếu cần. Việc quản lý toàn bộ nhân viên trong khách sạn do nhân viên quản lý nhân sự phụ trách . I.1.3. Quản lý phòng Các phòng của khách sạn được quản lý dựa vào phòng số, loại phòng, giá phòng. Khách sạn gồm có ba loại phòng: thường, vip, đặc biệt. Mỗi phòng được trang bị các tiện nghi khác nhau, với các phòng có tiện nghi tốt thì giá cả cũng cao hơn so với những phòng ít tiện nghi hơn. Mỗi một phòng sẽ có thể ở 1 trong 3 trạng thái: phòng trống, phòng đang quét dọn, phòng đang cho thuê. Việc quản lý phòng do nhân viên tiếp tân phụ trách Đồ án công nghệ phần mềm Trang: 5 Báo cáo phần mềm quản lý khách sạn . I.1.4. Quản lý dịch vụ Để được phục vụ tốt và đáp ứng nhu cầu cho khách hàng thì khách sạn phục vụ thêm các dịch vụ như: đồ uống, các món ăn, đi lại, giặt ủi… Các dịch vụ được quản lý bao gồm các thông tin: mã dịch vụ, tên dich vụ, số lượng, đơn giá… Khi một khách hàng yêu cầu dịch vụ thì nhân viên quản lý dịch vụ sẽ đáp ứng và lưu các thông tin để làm thống kê báo cáo cho sau này Việc quản lý dich vụ do nhân viên quản lý dịch vụ phụ trách . I.1.5. Quản lý đăng ký thuê phòng Khi có khách hàng vào đang ký thuê phòng thì yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ và thông tin cá nhân, sau đó nhân viên tiếp tân sẽ giới thiệu các thông tin phòng của khách sạn và chọn phòng như khách hàng đã yêu cầu nếu đó là phòng đang trống. Quản lý đăng ký thuê phòng do nhân viên tiếp tân phụ trách . I.1.6. Quản lý trả phòng Dựa trên thông tin đăng ký thuê phòng và thông tin nhận phòng, việc trả phòng được khách sạn quản lý các thông tin sau: Số trả phòng, ngày trả, giờ trả, họ tên người trả (có thể trả phòng trước thời hạn đăng ký). Nếu khách hàng muốn gia hạn thêm thời gian ở tại khách sạn thì phải tiến hành làm thủ tục đăng ký lại. Bên cạnh việc trả phòng của khách thì khách sạn sẽ kiểm tra lại tình trạng phòng. Xuất hóa đơn phòng liên giao cho khách hàng bao gồm số ngày đã ở, tổng tiền phòng đã ở, các dịch vụ và tổng số tiền dịch vụ mà khách hàng đã dùng. Quản lý trả phòng do nhân viên tiếp tân phụ trách Đồ án công nghệ phần mềm Trang: 6 Báo cáo phần mềm quản lý khách sạn . I.1.7. Danh sách các quy trình cần xữ lý trong việc quản lý khách sạn Đăng nhập Thuê phòng Kiểm tra phòng Kiểm tra thông tin khách hàng Nhập thông tin khách hàng Bàn giao phòng Yêu cầu đổi phòng Kiểm tra các dịch vụ Sử dụng dịch vụ In hóa đơn Thanh toán Chương . II THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH . II.1. Phân tích yêu cầu. Nhằm đáp ứng tốt cho việc quản lý trong khách sạn thì phần mềm cần thỏa mản một số yêu cầu sau. - Giao diện thân thiện, dễ sử dụng. - Quản lý nhân sự trong công ty (thông tin, chức vụ, lương…) đầy đủ và chính xác. - Cần quản lý việc thuê phòng, trả phòng, thanh toán cho phòng, thông tin từng phòng… rõ ràng, chính xác và người dùng dễ thao tác. - Quản lý tất cả các dịch vụ trong khách sạn để có thể linh động trong việc thêm các dịch vụ và đáp ứng các dich vụ từ yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. - Báo cáo thống kê tất cả các thông tin cần thiết để có thể chứng thực. Đồ án công nghệ phần mềm Trang: 7 Báo cáo phần mềm quản lý khách sạn - Để tiện cho việc quản lý, bảo mật và thao tác trên phần mềm thì cần tạo tài khoản cho những nhân viên có nhiệm vụ mới được đăng nhập. . II.2. Phân tích chức năng. . II.2.1. Các chức năng của chương trình - Quản lý nhân viên (thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, tính lương,…) - Quản lý phòng (cho thuê, trả, chuyển đổi, thông kê,…) - Quản lý dịch vụ (thêm, sửa, xóa, đáp ứng dịch vụ cho khách hàng) - Báo cáo thống kê. . II.2.2. Yêu cầu chức năng . a Quản lý nhân viên: Quản lý bao gồm toàn bộ nhân viên trong khách sạn, có thể thay đổi về mặt quân số, quản lý lịch công tác của từng nhân viên, phân công nhân viên phụ trách các bộ phận trong khách sạn… . b Quản lý phòng: Có thể thay đổi tất cả về thông tin phòng như: tình trạng, tiện nghi, giá cả, loại phòng… Mỗi phòng đều được lưu trữ các thông tin trong nhiều thời gian để phục vụ cho mục đích báo cáo. . c Quản lý dịch vụ: Dịch vụ có thể thay đổi theo thời gian và nhu cầu thiết yếu từ khách hàng, vì thế trong công tác quản lý dịch vụ rất năng động nhằm đáp ứng tốt cho người vào khách sạn. Vì vậy trong quản lý dich vụ cần có những chức năng như thay đổi về số lượng cũng như thông tin các dịch vụ. mỗi dịch vụ cần được lưu trử để quản lý và thông kê nó. . d Báo cáo thống kê: Cần in các danh sách báo cáo thông kê tất cả các hoạt động trong khách sạn cần được chứng thực và liên giao cho người dùng. Báo cáo cần rõ ràng, chi tiết, chính xác. Đồ án công nghệ phần mềm Trang: 8