1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tài liệu Thuật ngữ điện ảnh - Phần 2 docx

8 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 159,25 KB

Nội dung

Thuật ngữ điện ảnh Phần 2: bàn dựng hiệu ứng (effect bank). Bảng kiểm soát sự kích hoạt điện tử trực tiếp hoặc kiểm soát các hiệu ứng phầm mềm điện toán. Nó được vận hành từ một buồng kiểm soát hoặc từ một thiết bị xách tay đặt lưu động trong phòng dựng. bàn tính (calculator). Những tấm mỏng bằng bìa cứng hoặc bằng nhựa có những đường đồ thị để quay phim tra các trị số dữ liệu kỹ thuật như: khẩu độ, nhiệt độ màu, số phin tơ, cường độ ánh sáng, độ dài phim đã quay v.v … bàn vẽ chốt (animation table). Còn gọi là bàn vẽ động của hoạ sỹ diễn xuất phim hoạt hình. Bàn này có bề mặt có thể xoay quanh, cho phép tấm giấy vẽ bên trên xoay theo các góc tiện lợi nhất cho hoạ sỹ xử lý. Đây là dụng cụ sáng tác hoạt hình theo phương thức cổ điển bằng cách vẽ từng bức tranh thay vì sử dụng các phần mềm đồ hoạ điện toán trên computer như ngày nay. bản dựng hoàn chỉnh (final cut). Bản dựng được điều chỉnh lần cuối cùng trươc khi xưởng in tráng in bản in thử đầu tiên. Trong bản dựng này đã có phụ đề, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh đầy đủ. bản phim nháp (dirty dupe). Một bản sao được in trực tiếp từ một bản in khác được sử dụng để sơ dựng. Bản này chất lượng hình ảnh không quan trọng lắm. bản in đồng bộ (composite print).[/B] Bản phim in sau khi đã có đường tiếng từ phim âm thanh (sound film) chuyển sang. bản in thử đầu tiên ( first answer print). Bản in (phim) đồng bộ được in thử lần thứ nhất. Bản phim này sẽ được gửi cho nhà sản xuất để chiếu thử nhằm đánh giá cấp độ ánh sáng (light grading), tông màu (white balance), chuyển cảnh mờ/rõ dần (fads), chuyển cảnh chồng mờ (dissolves) và các tiêu chuẩn kỹ thuật in tráng khác. Ngoài bản in thử thứ nhất này còn có thể có bản in thử thứ hai (second answer prinht), thứ ba v.v … Các bản này sẽ được chiếu cho đạo diễn, giám đốc nghệ thuật, quay phim, chuỵên viên âm thanh, và một số diễn viên chủ chốt xem. Tất cả chỉ để cân nhắc có phải sửa chữa, điều chỉnh nữa hay không. bản lý lịch trích ngang (credit sheet). Văn bản ghi danh sách kèm những đặc điểm nhân thân của đạo diễn, quay phim, diễn viên và các thành phần khác tham gia đoàn phim, trong đó có cả bản thành tích nghệ thuật tóm tắt. bản sao (duplication). Phiên bản phim, băng từ được nhân bản từ một bản gốc (master) hoặc một bản gốc phụ (submaster) để phát hành. bản thành tích nghệ thuật (filmography). Bản danh sách tác phẩm điện ảnh mà một nhà làm phim, nghệ sỹ, chuyên viên kỹ thuật đã sáng tác hoặc tham gia dàn dựng. bản tóm tắt nội dung phim (synopsis). Bảng tóm tắt nội dung câu chuyện phim để gợi ý các nhà tài trợ, các hãng sản xuất, các nhà phát hành; hoặc để in tờ bướm, áp phích (billing) cho chiến dịch quảng cáo sau này. Nội dung tóm tắt thường không dài quá một trang A4, trình bày ngắn gọn những nét tinh túy, độc đáo của bộ phim bằng những từ ngữ hấp dẫn, tránh dùng từ chuyên môn hoặc những câu tẻ nhạt, dễ gây hiểu lầm cho người đọc. Bản tóm tắt nội dung hay sẽ góp phần quan trọng để quảng cáo với khách hàng. bản trung gian (color reversal intermediate, CRI). Bản phim đúp nê màu được tạo ra trực tiếp từ bản phim màu gốc bằng phương phám xử lý nghịch đảo (reversal process). bản vẽ tay (cel). Bản vẽ trình bày một khung hình hoạ đơn, được làm bằng phim trong (transparent) thường gọi là giấy xen lu lô (cellulose) hoặc mylar, cho phép ghép được nhiều lớp kết cấu hình hoạ chồng lên nhau. bảng công tắc đèn (light board). Bảng tắt mở nguồn điện của hệ thống đèn cho cả bộ phận ánh sáng và bộ phận nghiệp vụ trong giai đoạn quay phim ở phim trường. bảng chỉ dẫn lộ sáng (exposure guide). Dụng cụ cầm tay (thường là một tấm card) ghi những chỉ dẫn về tương quan giữa khẩu độ và tốc độ cần thiết của máy quay phim ứng với cường độ ánh sáng trong cảnh quay. bảng gọi vai (call sheet). Bảng danh sách diễn viên cho các cảnh quay và thời điểm họ phải hiện diện. Đây là sự sáng tạo của trợ lý đạo diễn và các nhà làm phim. bảng làm giả bóng nắng (cookie). Tấm bảng được khoét lỗ không đều nhau chắn trước nguồn sáng để tạo những bóng nắng giả đổ xuống mặt bằng bối cảnh. bảng quảng cáo ngoài trời (bill-board). Bảng vẽ bằng sơn, bản in, màn hình điện tử (LCD) lớn đặt ngoài trời để truyền thông (quảng cáo, thông báo …). bánh răng đơn (single–sprocket). Loại nhông trong máy quay phim/chiếu bóng có một hàng răng để kéo phim lỗ răng đơn (single perf). bảo hiểm sai sót (errors and omissions insurance). Loại bảo hiểm nhằm bảo vệ hãng sản xuất phim khi có những khiếu kiện về việc sử dụng một cách bất hợp pháp ý tưởng, tác phẩm của người đã đăng ký bảo hộ, dù gián tiếp hay gián tiếp. băng ghi âm (acetate tape). Băng nhựa có phủ lớp hỗn hợp muối kim loại cảm từ (magnetically sensitive oxide coating) sử dụng để ghi âm, in sang băng chuyên nghiệp hay gia đình. băng ghi âm kỹ thuật số (Xem: DAT) băng keo kỹ thuật (gaffer’s tape). Loại băng dính bằng vải, giấy, plastic đặc dụng khổ 2 inches, nhiều màu dành cho nhân viên kỹ thuậtđiện (gaffer) sử dụng trong nghiệp vụ ở phim trường. Điểm khác biệt so với loại thông thường khác là băng keo kỹ thuật không bám chất keo trên bề mặt vật dán sau khi bóc chúng. băng keo giấy (paper tape). Bang keo chuyên dụng rất mỏng, độ bám dính cao được dùng dán vào đầu các cuộn phim trong công đoạn dựng; phân biệt với loại dùng để nối phim. băng trắng (raw tape). Băng từ chưa ghi hình và tiếng. bầu không khí (atmosphere). Từ dùng để chỉ tính cách chung của tình huống trong cảnh phim (căng thẳng, sợ hãi, hồi hợp …). Nó được tạo từ khói mù, áng sáng mờ ảo, âmt thanh của tiếng gió thét mưa gào, tiếng hú rùng rợn v.v … để làm tăng kịch tính ở những đỉnh điểm trong phim. Ben-Ô-oen (Bell & Howell). Tên hãng sản xuất, đồng thời là thương hiệu của hệ thống máy quay phim, máy chiếu bóng và những thiết bị điện ảnh khác có trụ sở ở Wheeling, Illinois, Hoa Kỳ. Ben-Ô-oen là sự kết hợp của hai phụ âm cuối tên của vị chủ tịch Donald J. Bell và thư ký Albert Summers Howell. Ngay từ khi mới thành lập, hãng đã cho ra đời máy chiếu bóng khung xoay 35 mm (1907), máy đục lỗ răng phim (1908), hệ thống in tráng phim (1911), máy quay phim phóng sự và không chuyên Filmo (1923), Eyemo (1925), Autoload (1956), phim, máy quay phim, máy chiếu bóng chuẩn 8 ly và Super-8 ly, nhiều dụng cụ nghe nhìn dùng trong nhà trường, văn phòng và là đối thủ cạnh tranh với East-man Kodak trước đây, Năm 2003, Ben-Ô-oen hợp nhất với Böwe Systec Inc để trở thành Böwe Bell & Howell cho đến ngày nay. Hiện nó vẫn là nhà sản xuất có tầm cỡ các mặt hàng nghe nhìn như scanner, micoflimers, máy chụp hình số và cả dịch vụ tài chính. Máy quay phim và máy chiếu bóng nhãn hiệu Ben-Ô- oen cũng là những vũ khí lợi hại của các nhà Điện ảnh Bưng Biền ở Nam Bộ, Điện ảnh Đồi Cọ ở Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp 1946-1954) và Điện ảnh Giải Phóng trong chiến tranh chống Mỹ (1954-1975) (hình: camera Ben-Ô- oen 8 ly, mâm 3 ống kính, sản xuất năm 1939). Bê-ta-mắc (betamax). Hệ thống băng video nội địa (Nhật Bản) được hãng Sony giới thiệu năm 1975. Mặc dù có rất nhiều lợi thế so với đối thủ chính của nó là VHS (Video Home Sytem), như : xuất hiện trước 3 năm, chất lượng hình ảnh tốt hơn, băng cát xét nhỏ gọn hơn… nó nhanh chóng bị mất thị trường do quyết định của Sony không cấp phép chuyển giao kỹ thuật cho những xí nghiệp muốn sản xuất sản phẩm này. Về sau, chủ tịch tập đoàn Sony, ông Akio Morita, đã thừa nhận rằng đây là một sai lầm kinh doanh lớn nhất. Mặc dù betamax đã trở nên lạc hậu từ năm 1986 và ở Anh Quốc người ta chỉ sản xuất và phát hành loại băng hình VHS, Sony vẫn tiếp tục sản xuất định dạng này cho đến năm 2002 (Hinh: 1 băng Betamax khổ 12,5 mm). bên ngoài cảnh phim (off-camera). Các cảnh và người ở ngoài chu vi hành động của câu chuyện phim, bị ống kính loại ra khỏi khung hình, “bên ngoài màn ảnh” (off-screen). bên ngoài phạm vi thu âm (off-mike). Các âm thanh không cần thiết cho cảnh phim, được coi là nhiễu hoặc tạp âm. biếm họa (caricature). Hình vẽ nhân vật hoạt hình, được vẽ cường điệu về hình thức và tính cách nhằm tăng tính phê phán, diễu cợt. biên đạo múa (choreographer). Người sáng tác, tổ chức, điều khiển múa hoặc hướng dẫn những động tác, sự di chuyển của những vũ điệu ở những cảnh có múa trong một bộ phim. biên tập kịch bản (script editing). Công việc xử lý một kịch bản trước khi tiến hành phân cảnh. Việc này gồm những công đoạn như đọc, xem xét, cân nhắc, thay đổi v.v … trên cơ sở ý kiến của đạo diễn, nhà sản xuất. Nhà biên kịch nào chuyên làm công việc này được gọi là nhà biên tập kịch bản (script editor, script doctor). biên từ tính (edge track). Dải ghi âm từ tính ở biên không đục lỗ (nonperforated) của phim nhựa. biến hình (morph). Thủ pháp làm cho hình ảnh một người, vật thể chuyển hóa thành hình ảnh người, vật thể khác một cách êm mượt, không chuyển cảnh đột ngột hoặc chuyển cảnh chồng mờ. Đây là một xảo thuật thực hiện bằng phần mềm điện toán theo nguyên tắc “frame by frame”. Ví dụ, những cảnh biến hình trong phim The Mask (1994), Terminator 2: Judgment day (1991), Stargate (1994) và Interview with the Vampire (1994). biệt ngữ (jargon). Ngôn ngữ riêng của một chuyên ngành. biểu tượng (symbol). Hình ảnh một đối tượng thay cho một nội dung ý tưởng. Ví dụ : cánh chim bay trong bầu trời là biểu tượng của tự do, bông hồng là biểu tượng của cái đẹp v.v… Trên cơ sở những hình ảnh ước lệ truyền thống ấy, nhà làm phim có thể sáng tạo những biểu tượng độc đáo, “nén” được rất nhiều ý tưởng sâu sắc. Ý nghĩa của một biểu tượng sẽ tăng dần khi nó được nhắc lại nhiều lần trong một bộ phim. Ví dụ, trong phim Taegukgi (Hàn Quốc, 2004), cây bút, biểu tượng của sự học hành, vươn tới tri thức, đối nghịch với cây súng, hiện lên 5 lần trong phim. bo tạo khung hình trống (electronic slate). Bảng mạch điện tử bên trong camera có chức năng tạo một số khung hình trống (flash frame) kèm tín hiệu âm thanh đồng bộ, cho phép hình và tiếng đồng bộ với nhau trong khi quay phim và dựng phim ở hậu kỳ. bo phụ đề (close captioned). Bảng mạch điện tử có chức năng tạo chữ phụ đề, hoặc để dịch lời thoại trong phim qua một ngôn ngữ khác, hoặc là chữ của ngôn ngữ gốc dành cho những khán giả bị khiếm thính hoặc lãng tai. bóng đèn hình (kinescope). Đèn sử dụng tia âm cực quét lên màn huỳnh quang, dùng trong máy thu hình (TV) trắng đen hoặc máy thu hình màu. Tia âm cực được điều khiển bởi điện từ trường do các mạch quét tạo ra, quét lên màn huỳnh quang theo chiều ngang (quét dòng) và từ trên xuống (quét mành). Đèn hình đen trắng chỉ sử dụng một tia quét. Đèn hình màu có 3 tia quét, ứng với 3 màu cơ bản : đỏ (R), lục (G) và lam (B). Mức độ tương quan giữa 3 tia R, G, B xác định tỷ lệ giữa 3 màu cơ bản trên mỗi phần tử ảnh (picture element) của màn hình. Chất lượng hình ảnh phụ thuộc vào mật độ của các phần tử ảnh, được gọi là độ phân giải (resolution). bóng ma (ghosting). Hiện tượng hình ảnh bị nhòe, méo, một hóa hai hoặc những lỗi khác trên màn ảnh máy thu hình. Hiện tượng không mong muốn này xảy ra do sai sót trong khi ghi hình, do sự cố nào đó trong quá trình truyền nhận tín hiệu, hoặc do máy chiếu phim nhựa trục trặc khi vận hành. Tuy nhiên, những hình ảnh “đúp” như vậy đôi khi lại được các nhà làm phim cố ý tạo ra như một kỹ xảo để mô phỏng hồn người chết, bóng ma hoặc những ảo ảnh. bô-bin (reel). Từ gốc Pháp (bobine) chỉ lõi dùng để cuộn phim. Lõi cuộn phim có thể bằng kim loại nhẹ hoặc nhựa tổng hợp. Giữa chiều dài của một cuộn phim với thời gian chạy phim có sự tương ứng. Ví dụ, một cuộn tương ứng với 10 phút chạy phim. Bô-lếch (Bolex). Tên hãng sản xuất thiết bị điện ảnh đồng thời là tên máy quay phim không đồng bộ 16 mm do hãng Paillard thành lập năm 1927 tại Thụy Sỹ. Năm 1935, loại máy quay Bolex H 16 được hãng sản xuất thành công. Sau đó, nhiều loại máy quay phim khác như : kính ngắm không phản chiếu/phản chiếu, chạy dây cót hoặc mô tơ điện sau này được thị trường đón nhận một cách nồng nhiệt. Nhưng đến năm 1968, hãng này gặp khó khăn nên đã được Eumig, một hãng thiết bị điện ảnh lớn của Áo mua lại, sản phẩm vẫn giữ thương hiệu và lô gô danh tiếng của Bolex. Năm 1981, hãng Eumig sụp đổ, Bolex gượng dậy và tiếp tục sản xuất đến ngày nay và sản phẩm điện ảnh nhất là máy quay phim vẫn được giới làm phim không chuyên, phim tài liệu, các trường điện ảnh sử dụng hiệu quả. Do có cấu tạo nhỏ gọn, xinh xắn, các cơ phận hoạt động cực kỳ chính xác, hoàn hảo, chịu va đập nên mỗi khi nhắc đến từ “Bô lếch”, các nhà quay phim tiền bối luôn nghĩ đến chiếc “Pay-a-rơ-phếch 16 ly, dây cót” đặc trưng, đã từng là vật cưng của các nhà điện ảnh chiến trường tiền bối Việt Nam như Khương Mễ, Mai Lộc, Nguyễn Thế Đoàn v.v… sử dụng từ những năm 1940. Thậm chí, đạo diễn Khương Mễ còn cải tiến máy quay phim Bolex thành máy in phim tại chiến khu Tây Ninh trong chiến tranh chống Mỹ. Nhờ vậy, các ông đã để lại những thước phim tư liệu vô giá cho hậu thế (hình: Lô gô và Bolex H 16, mâm 3 ống kính sản xuất năm 1935). Theo Vũ Xuân Quang-Trần Thanh Tùng . Thuật ngữ điện ảnh Phần 2: bàn dựng hiệu ứng (effect bank). Bảng kiểm soát sự kích hoạt điện tử trực tiếp hoặc kiểm soát các hiệu ứng phầm mềm điện. Pháp 194 6-1 954) và Điện ảnh Giải Phóng trong chiến tranh chống Mỹ (195 4-1 975) (hình: camera Ben- - oen 8 ly, mâm 3 ống kính, sản xuất năm 1939). Bê-ta-mắc

Ngày đăng: 15/12/2013, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w