Tài liệu Đối thủ của bạn là ai? pptx

5 363 0
Tài liệu Đối thủ của bạn là ai? pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đối thủ của bạnai? Bất cứ ai đang cố gắng xây dựng một công việc kinh doanh mới, một trong các nhiệm vụ đầu tiên của họ nghiên cứu phân tích và định dạng đối thủ cạnh tranh. Có được những thông tin về đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ đảm bảo việc bạn có một vị trí tốt trên thị trường. Nó cũng đồng thời giúp bạn linh hoạt và đáp ứng nhanh với những thay đổi của thị trường. Nghiên cứu xem đối thủ cạnh tranh của bạn ai và hiểu được sự khác nhau giữa cách họ kinh doanh và cách của bạn sẽ tạo động lực cho bạn cải tiến liên tục và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của bạn. Sản phẩm của bạn cần phải khác biệt so với các sản phẩm khác thì mới thành công được, và để làm được điều này bạn cần phải lợi dụng những điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Nhờ sự am hiểu đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ có khả năng tìm thấy, khai thác và thậm chí học hỏi cách phát triển của chính đối thủ cạnh tranh đó. Ngoài ra, bạn có thể chắc chắn được giá cả của bạn cạnh tranh, công việc marketing của bạn hợp lý, và sản phẩm của bạn thu hút người mua. Mười hai mẹo nhỏ sau sau đây giúp bạn phác thảo và hoàn thiện công việc thiết thực này: 1. Hãy làm khách hàng của đối thủ cạnh tranh Khi đóng vai khách hàng bạn hãy mang theo giấy và bút để ghi lại các điểm quan trọng cần ghi nhớ và đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt. Việc kiểm tra khả năng chăm sóc khách hàng của công ty cạnh tranh sẽ tiết lộ cho bạn biết khá nhiều điều về công việc của họ. Bạn cũng nên mua một thứ gì đó của họ. Đó cách duy nhất để có được chút kinh nghiệm đầu tiên với các sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang muốn tiếp cận. 2. Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về những nguời điều hành của các công ty đối thủ Những người này có học vấn ra sao? Họ đã học các trường nào? Quá trình làm việc của họ? Họ đã thực hiện công việc kinh doanh trong bao lâu? Các điểm mạnh và điểm yếu của họ gì? Những tin tức này có thể giúp bạn thấy trước được các động thái của đối thủ cạnh tranh. Lấy ví dụ, một người nông dân dày dạn kinh nghiệm sẽ điều hành công ty chuyên doanh về cung cấp giống cây trồng rất khác so với cách mà một tân thạc sĩ trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học nông nghiệp sẽ thực hiện. 3. Mua cổ phần của các đối thủ cạnh tranh Nếu bạn đang cạnh tranh với các công ty được niêm yết trên thị trường giao dịch chứng khoán thì, bạn nên cân nhắc việc mua một chút cổ phiếu của các công ty này. Chính cách này sẽ giúp bạn nhận được các báo cáo thường xuyên và cập nhật các kết quả tài chính cũng như các chiến lược kinh doanh của công ty này. 4. Nói chuyện với các khách hàng của đối thủ cạnh tranh Khi nói chuyện với khách hàng của đối thủ cạnh tranh, bạn nên tìm hiểu tại sao họ lại mua hàng hóa/dịch vụ của họ? Có phải do chất lượng hay do giá cả, do địa điểm hay đó chỉ sự ủng hộ của khách hàng? Khách hàng không thích điều gì về công ty đang canh tranh với bạn? Họ mong muốn công ty cạnh tranh đó mang lại điều gì? Tại sao họ lại không mua hàng hóa/dịch vụ của chính công ty bạn mà lại vẫn mua của công ty đối thủ? 5. Sử dụng Internet Các dịch vụ online cho phép bạn tìm kiếm hàng ngàn ấn phẩm để lấy tin tức về các đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin trực tuyến hay nếu bạn muốn đặt mua các các bài báo đăng tải trên website nổi tiếng, thì bạn sẽ phải đăng ký và trả phí hàng tháng. Bạn cũng có thể học hỏi được nhiều điều về các công ty kinh doanh cạnh tranh bằng một cách khá đơn giản truy cập vào website của đối thủ cạnh tranh. 6. Kiểm tra các thông tin lưu trữ công cộng một chủ doanh nghiệp, bạn hẳn biết rằng các công ty phải tiết lộ thông tin cho các cơ quan hữu trách. Các doanh nghiệp sẽ phải khai báo thông tin để được phép niêm yết trên thị trường chứng khoán, để lấy giấy phép kinh doanh, để đăng ký cấp bằng sáng chế hay đăng ký nhãn hiệu hàng hóa… Những bản đăng ký đó sẽ được lưu trữ và chúng sẽ bao gồm các thông tin về các mục tiêu, các chính sách cũng như các công nghệ của công ty. 7. Làm quen với các thủ thư địa phương Rất nhiều người trong số họ những nhà khảo sát, nghiên cứu có trình độ kỹ thuật cao và vì vậy họ sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian và công sức trong việc tìm kiếm thông tin. Trong các kho lưu trữ dữ liệu bạn cũng sẽ có thể tìm thấy những ấn bản địa phương trong đó có các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. 8. Tham dự các hội nghị trong ngành và các hội chợ Đại diện cho những đối thủ cạnh tranh của bạn sẽ trưng bày tất cả các sản phẩm/dịch vụ của công ty họ tại các hội nghị và hội chợ. Bạn hãy nhân cơ hội này tự mình làm quen với các sản phẩm/dịch vụ mà các đối thủ đang chào bán, các chiến lược bán hàng của họ cũng như các cách thức bán hàng của họ. 9. Tiếp cận các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh Một đối thủ cạnh tranh đang cố gắng tăng thị phần có thể giảm giá bán. Một công ty đang nỗ lực để tăng lợi nhuận có thể cắt giảm chi phí. Một doanh nghiệp muốn thúc đẩy tăng trưởng bán hàng có thể tăng cường và chú trọng vào một chiến dịch marketing. Nếu bạn biết được các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, thì bạn sẽ có khả năng đoán biết tốt hơn các sách lược của họ. 10. Hiểu biết về tiềm năng của đối thủ cạnh tranh mới Ngày nay, tình hình cạnh tranh trên thương trường luôn luôn thay đổi một cách nhanh chóng. Một chuỗi các cửa hàng bán lẻ mới có thể vẫn còn chưa thâm nhập vào khu vực của các bạn tại thời điểm này nhưng nếu điều đó xảy ra trong tương lai thì tình hình sẽ ra sao? Cũng giống như vậy, bạn nên tính tới việc các công ty hiện nay chưa phải đối thủ cạnh tranh của bạn nhưng trong thời gian tới họ có thể thay đổi mục tiêu và trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty bạn. 11. Đừng ủy thác hoàn toàn công việc theo dõi các đối thủ cạnh tranh Bạn có thể chỉ định ai đó làm việc cùng với mình về vấn đề này, cũng như giao nhiệm vụ nghiên cứu khảo sát và các việc khác có liên quan cho một người tin cậy. Nhưng bản thân một chủ doanh nghiệp, bạn phải người xem xét và ra quyết định đối với các thông tin đó. 12. Định dạng tình hình cạnh tranh một cách toàn bộ Kế hoạch cạnh tranh với các đối thủ phải bao gồm bất cứ điều gì nhằm kéo khách hàng từ đối thủ cạnh tranh về với bạn. Lấy ví dụ, bạn có thể thấy các rạp hát không chỉ cạnh tranh với các rạp chiếu phim khác, mà còn phải cạnh tranh với các nhà hàng có trình diễn nhạc sống, thậm chí còn phải cạnh tranh cả với truyền hình cáp và các trò chơi video nữa. . của chính đối thủ cạnh tranh đó. Ngoài ra, bạn có thể chắc chắn được là giá cả của bạn cạnh tranh, công việc marketing của bạn là hợp lý, và sản phẩm của. bạn biết được các mục tiêu của đối thủ cạnh tranh, thì bạn sẽ có khả năng đoán biết tốt hơn các sách lược của họ. 10. Hiểu biết về tiềm năng của đối thủ

Ngày đăng: 15/12/2013, 12:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan