1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học

141 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

--- TRỊNH THỊ NGỌC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện Mã số: 60320203 LUẬN

Trang 1

-

TRỊNH THỊ NGỌC

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện

Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC S KHOA HỌC TH NG TIN – THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Nguyễn Thị Lan Thanh

Năm,2015

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số

liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

trong bất kỳ công trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn

đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được đưa

nguồn gốc

Tác giả

Trịnh Thị Ngọc

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC 2

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 5

MỞ ĐẦU 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 12

1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động 12

1.1.1 Khái niệm về tổ chức và tổ chức thư viện 12

1.1.2 Khái niệm về hoạt động và hoạt động thư viện 13

1.1.3 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động 14

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động thư viện 15

1.1.5 Tiêu chí đánh giá về tổ chức và hoạt động thư viện 20

1.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Hải Phòng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học 24

1.2.1 Trường Đại học Hải Phòng 24

1.2.2 Thư viện Trường Đại học Hải Phòng 30

1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trường Đại học Hải Phòng 33

1.3 Vai trò và yêu cầu đối với tổ chức, hoạt động thư viện trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học tại Trường Đại học Hải Phòng 41

1.3.1.Vai trò của tổ chức và hoạt động thư viện đối với Trường Đại học Hải Phòng 41

1.3.2 Yêu cầu đối với tổ chức, hoạt động thư viện trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học tại Trường Đại học Hải Phòng 42

Tiểu kết 44

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 45

2.1 Thực trạng của tổ chức thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng 45

2.1.1 Thực trạng việc thực hiện mục đích, chức năng và nhiệm vụ của Thư viện Đại học Hải Phòng 45

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 45

2.1.3 Nguồn nhân lực 47

2.1.4 Thực trạng sự tác động của các yếu tố tới tổ chức và hoạt động thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng 49

2.2 Thực trạng hoạt động thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng 51

Trang 4

2.2.1 Xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin 51

2.2.2 Công tác xử lý nguồn lực thông tin 62

2.2.3 Tổ chức và ảo quản nguồn lực thông tin 65

2.2.4 Các sản phẩm Thông tin - Thư viện 70

2.2.5 Các dịch vụ Thông tin - Thư viện 74

2.3 Đánh giá về thực trạng tổ chức và hoạt động thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng 78

2.3.1 Đánh giá về thực trạng tổ chức thư viện 78

2.3.2 Đánh giá về thực trạng hoạt động thư viện 78

2.3.3 Nhận xét chung về tổ chức và hoạt động thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng 80

Tiểu kết 85

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 87

3.1 Giải pháp hoàn thiện về mặt tổ chức thư viện 87

3.1.1 Xây dựng mục tiêu cụ thể 87

3.1.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức 88

3.1.3 Quản lý hiệu quả nguồn nhân lực 91

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư viện 93

3.2.1 Phát triển nguồn lực thông tin 93

3.2.2 Chuẩn hóa và nâng cao chất lượng xử l các loại hình nguồn lực thông tin 97

3.2.3 Hoàn thiện việc tổ chức và ảo quản nguồn lực thông tin 97

3.2.4 Nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm thông tin - thư viện 101

3.2.5 Đa đạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ thông tin - thư viện 103

3.3 Các nhóm giải pháp khác 106

3.3.1 Xây dựng chiến lược marketing cho thư viện 106

3.3.2 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho thư viện Trường Đại học Hải Phòng 107

3.3.3 Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện 108

3.3.4 Tổ chức công tác đào tạo người dùng tin 109

Tiểu kết 110

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

PHỤ LỤC 117

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

AACR2 Anglo – American Cataloging Rules – 2nd Edition

Quy tắc mô tả thư mục Anh Mỹ xuất ản lần 2

CDS/ISIS Computer Documentation System – Intergrated Set of

Information System – Phần mềm thư viện CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CNTT Công nghệ thông tin

DDC Dewey Decimal Classification

Bảng phân loại thập tiến Dewey

ISBD International Standard Bibliographic Description

Tiêu chuẩn quốc tế về mô tả thư mục

MARC 21 Machine Readable Cataloging

Khổ mẫu iên mục đọc máy 21

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ ộ máy tổ chức của Trường Đại học Hải Phòng 26

2 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện Đại học Hải Phòng 48

5 Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Thư viện Đại học Hải Phòng 88

6 Bảng 1.1 Cơ cấu người dùng tin tại Thư viện Trường Đại Học

Hải Phòng

33

7 Bảng 1.2 Thời gian dành cho việc thu thập thông tin trong một

ngày của người dùng tin

37

8 Bảng 1.3 Lĩnh vực khoa học người dùng tin quan tâm 38

9 Bảng 1.4 Loại hình tài liệu người dùng tin quan tâm 39

10 Bảng 2.1 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi và trình độ tại Thư viện

12 Bảng 2.3 Cơ cấu nội dung nguồn lực thông tin theo lĩnh vực

khoa học tại Thư viện

54

13 Bảng 2.4 Cơ cấu nguồn lực thông tin theo ngôn ngữ 55

14 Bảng 2.5 Số lượng nguồn lực thông tin tại các kho của thư viện 64

15 Bảng 2.6 Tình hình sử dụng các sản phẩm thông tin – thư viện

của người dùng tin

72

16 Bảng 2.7 Tình hình sử dụng các dịch vụ thông tin – thư viện của

người dùng tin

76

17 Bảng 2.8 Kết quả đánh giá chất lượng các dịch vụ thông tin –

thư viện tại Thư viện Đại học Hải Phòng

79

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bước vào thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học là

sự ùng nổ về thông tin Đây là kỷ nguyên của kinh tế tri thức nên thông tin

có nghĩa vô cùng quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế, đời sống xã hội Trong xu thế phát triển của mỗi quốc gia, yếu tố nguồn nhân lực luôn giữ vai trò quan trọng, đây vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, ồi dưỡng nhân tài Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu Đổi mới căn ản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế”.[6]

Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của ngành Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Hải Phòng đang chuyển dần từ mô hình đào tạo niên chế sang

mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ Việc thay đổi này đòi hỏi nhà trường phải thay đổi toàn diện từ việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, đến việc thay đổi cách thức quản l đào tạo cũng như hoàn thiện

cơ sở vật chất trang thiết ị để phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập Một trong những nhân tố quan trọng, quyết định tới chất lượng đào tạo của nhà trường là hiệu quả hoạt động của thư viện, vai trò của thư viện trở nên lớn hơn trong giai đoạn chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ Để Trường Đại học Hải phòng có thể tạo ra được những sản phẩm có chất lượng, phục vụ cho quá trình CNH - HĐH của thành phố, Vùng Duyên Hải Bắc Bộ cũng như của cả nước thì điều quan trọng nhất đối với cán ộ, giáo viên và sinh viên trong toàn trường hiện nay là phải nắm

ắt được thông tin, tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác

Trang 8

Các hoạt động của Thư viện Trường Đại học Hải Phòng trong những năm qua đã góp phần đáng kể vào những thành tích chung của Nhà trường Tuy nhiên, để có thể đáp ứng đầy đủ, tốt nhất các yêu cầu của Nhà trường trong giai đoạn chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ thì thư viện vẫn còn có một số hạn chế trong công tác tổ chức và hoạt động của mình: Thư viện chia làm 2 địa điểm nằm cách xa nhau, nên công tác tổ chức chưa mang tính tổng thể Việc phân công công việc trong thư viện vẫn chưa hợp l , một người phải kiêm nhiệm nhiều khâu công việc khác nhau nên dẫn đến chất lượng xử l thông tin còn thấp, chưa có sự đồng nhất Giữa các

ộ phận chưa có sự gắn kết chặt chẽ, chất lượng hoạt động chưa cao Các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện thiếu đa dạng, phong phú chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của NDT

Tất cả những điều này, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động phục vụ người dùng tin của thư viện nói riêng, và nhất là trong giai đoạn đổi mới giáo dục của toàn trường hiện nay nói chung Chính vì vậy, tác giả đã chọn

đề tài: “Tổ chức và hoạt động Thư viện tại Trường Đại học Hải Phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ

của mình Với mong muốn đi sâu, tìm hiểu về hiện trạng tổ chức và hoạt động thư viện Trên cơ sở đó, có thể đóng góp một số kiến nghị và giải pháp giúp cho lãnh đạo đơn vị tìm ra các phương pháp tối ưu cho việc củng cố xây dựng, hoàn thiện, tổ chức và hoạt động thư viện, để có thể đáp ứng được tối đa nhu cầu tin của NDT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện

2 Tình hình nghiên cứu

Đề tài “Tổ chức hoạt động Thông tin – Thư viện trong giai đoạn đổi mới

giáo dục” không phải là mới Trong các ài trích, tạp chí, kỷ yếu khoa học các

tác giả đã nghiên cứu về vấn đề có liên quan tới đề tài như:“Đổi mới hoạt động

Thông tin - Thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo tín chỉ” của

Trang 9

tác giả Trần Thị Minh Nguyệt, trong ài viết tác giả đã đưa ra một số điểm chính

mà các Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học cần đổi mới như: Xây dựng nguồn lực thông tin điện tử đáp ứng chương trình dạy và học trong trường Đổi mới phương thức phục vụ người dùng tin Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và chuẩn hóa hoạt động xử l thông tin

Bài viết “Quản lý Thư viện trường học hiện đại: Những thay đổi tất yếu

khách quan” của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh Trong ài viết, tác giả đã nêu

lên việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các thư viện Trường Đại học hiện nay Theo tác giả, chính điều này đã làm thay đổi nhanh chóng các hoạt động thư viện cả về lượng và chất Bài áo cũng nêu lên một số thay đổi cơ ản trong hoạt động quản lý thư viện dưới tác động của việc ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm giúp các nhà quản lý thư viện nói chung và thư viện các Trường Đại học nói riêng, quản lý thư viện hiện đại một cách hiệu quả

Cũng đã có các luận văn nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu như:

Luận văn“Hoàn thiện tổ chức và hoạt động Thông tin – Thư viện tại Trường Đại

học Thăng Long” của Nguyễn Thị Nga năm 2011, tác giả đã đưa ra nhận xét

chung về các mặt của Thư viện Trường Đại học Thăng Long, nhưng chưa nói lên được điểm mạnh và điểm yếu của thư viện Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra các giải pháp về: Đổi mới ộ máy tổ chức; các yêu cầu đối với nhân lực của thư viện; tăng cường hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất và các giải pháp về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thông tin – thư viện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo người dùng tin Tuy nhiên, ở đây tác giả không đề cập tới giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng trong công tác tổ chức và ảo quản nguồn vốn tài liệu của thư viện

Luận văn “Đổi mới tổ chức và hoạt động Thông tin – Thư viện tại Học

viện Báo chí và Tuyên truyền” của Nguyễn Thị Kim Oanh năm 2012, trong

khuôn khổ luận văn của mình, tác giả đã nêu lên được những ưu điểm, hạn chế

Trang 10

về hoạt động thông tin – thư viện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền và cũng

đã đưa ra được những giải pháp tích cực nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện tại Học viện như: Đề xuất mô hình tổ chức mới; nâng cao trình độ cho cán ộ thư viện; tăng cường cơ sở vật chất; phát triển vốn tài liệu; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng công tác nghiệp vụ; đa dạng các sản phẩm và dịch vụ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động; đào tạo người dùng tin Tuy nhiên, cũng giống luận văn trên, trong nhóm giải pháp về hoạt động, tác giả của luận văn chưa nói đến công tác tổ chức và ảo quản tài liệu Tác giả thiết nghĩ, đây cũng là một mảng công việc khá quan trọng trong hoạt động thông tin – thư viện mà 2 luận văn này còn thiếu sót

Ngoài ra còn rất nhiều các công trình khác cùng nghiên cứu về vấn đề này hoặc có liên quan tới vấn đề này Tuy nhiên, tất cả các công trình đó đều nghiên cứu về các vấn đề cần đổi mới hoạt động thông tin – thư viện Đại học nói chung hoặc nghiên cứu về từng đơn vị cụ thể của từng tác giả nói riêng Nhưng mỗi một đơn vị cụ thể khác nhau thì có những quy trình hoạt động khác nhau và có những nét đặc thù riêng Cho tới nay, tại Thư viện Trường Đại học Hải Phòng chưa có một công trình nào nghiên cứu về vấn đề này

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Tổ chức và hoạt động thư viện

Trường Đại học Hải Phòng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Thư viện Trường Đại học Hải Phòng

- Về mặt thời gian: Từ năm 2004 đến nay, khi Trường được nâng cấp

từ Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng

Trang 11

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động thư viện Trường Đại học Hải Phòng, luận văn đề xuất những giải pháp tích cực, nhằm tăng cường hiệu quả của tổ chức và hoạt động thư viện

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài cần phải giải quyết được những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở l luận của vấn đề tổ chức và hoạt động thư viện Đồng thời nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của thư viện Trường Đại học Hải Phòng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo

- Nghiên cứu đặc điểm nhu cầu tin và các nhóm người dùng tin của thư viện hiện nay

- Khảo sát, nghiên cứu thực tế và đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động thư viện trong nhiệm vụ phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường

- Nghiên cứu và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và hoạt động thư viện

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài được triển khai dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật iện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng và phát triển thư viện Quan điểm chỉ đạo đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước

về việc xây dựng và phát triển Trung tâm Thông tin - Thư viện

Trang 12

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

- Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu

- Phương pháp điều tra ằng phiếu hỏi

- Phương pháp khảo sát thực tế

- Phương pháp thống kê số liệu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Về mặt lý luận

Luận văn sẽ góp phần hoàn thiện lý luận về tổ chức và hoạt động thư viện Trường Đại học Hải Phòng Kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định vai trò của Thư viện trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

6.2 Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu thực trạng công tác tổ chức và hoạt động thư viện Trường Đại học Hải Phòng, và đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động thư viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời kỳ đổi mới giáo dục và đào tạo của Trường Đại học Hải Phòng

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục Luận văn có cấu trúc 3 chương:

Chương 1: Cơ sở l luận và thực tiễn tổ chức, hoạt động thư viện

Trường Đại học Hải Phòng trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học

Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động thư viện Trường Đại học

Hải Phòng

Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động thư

viện Trường Đại học Hải Phòng

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

1.1 Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động

1.1.1 Khái niệm về tổ chức và tổ chức thư viện

1.1.1.1 Khái niệm về tổ chức

Hiểu theo nghĩa danh từ: “Một tổ chức là một tập hợp nhiều người có chủ định nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể” Ví dụ: Trường học, ệnh viện, doanh nghiệp…được coi là các tổ chức Các tổ chức này có chung các đặc điểm như: Mục đích riêng; Cấu trúc rõ ràng và Một tập hợp nhiều người Các đặc điểm này được l giải như sau: Mỗi tổ chức phải có một mục đích riêng Mục đích này lại được thể hiện một cách cụ thể dưới dạng một mục tiêu hay nhóm các mục tiêu mà tổ chức đó đặt ra.Tiếp theo, mỗi tổ chức phải

là một tập hợp nhiều người để có thể hoàn thành được mục tiêu chung của tổ chức Cuối cùng một tổ chức phải có một cấu trúc rõ ràng để các thành viên trong tổ chức có thể thực hiện được nhiệm vụ hoặc công việc của mình

“Tổ chức là một đơn vị xã hội được điều phối một cách có thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục tiêu chung (của tổ chức)” [2, tr.8]

Như vậy, tuy các cách iểu đạt nội dung về khái niệm “Tổ chức” khác nhau, nhưng ản chất không có sự khác iệt Theo đó:

Tổ chức là tập hợp của con người trong xã hội có phạm vi, chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền, cơ cấu xác định, được hình thành và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định phù hợp với quy định pháp luật nhằm gắn kết con người với nhau ởi những mục đích xác định và hành động để đạt đến mục tiêu chung [10]

Trang 14

- Tập thể cán bộ thư viện bao gồm: đội ngũ cán ộ quản lý và nhân viên thừa hành

- Cấu trúc thư viện bao gồm các bộ phận, phòng an để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ đã đề ra Thư viện cũng tùy thuộc vào quy mô, loại hình thư viện mà tổ chức ra các bộ phận, phòng ban.Ví dụ : Thư viện trường đại học có các phòng sau: Phòng bổ sung; phòng xử lý nghiệp vụ; phòng mượn sách về nhà; phòng đọc sách tại chỗ; phòng đọc báo, tạp chí; phòng khai thác mạng

Khái niệm “Tổ chức” trong lĩnh vực thông tin – thư viện được hiểu là

sự đảm ảo sử dụng nguồn thông tin một cách hợp l , tiết kiệm có hiệu quả

Tổ chức hoạt động thông tin – thư viện là nhằm thiết lập một cơ cấu thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của thư viện đáp ứng với nhu cầu xã hội

1.1.2 Khái niệm về hoạt động và hoạt động thư viện

1.1.2.1 Khái niệm về hoạt động

Hoạt động là một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục vụ cho cuộc sống của mình Trong mối quan hệ ấy, chủ thể của hoạt động

Trang 15

là con người, khách thể của hoạt động là những gì mà hoạt động tác động vào, qua đó tạo ra được sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể [27, tr.341]

Điều này thể hiện ở nhiều lĩnh vực với các dạng hoạt động khác nhau, trong đó có lĩnh vực thông tin – thư viện

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn Ngữ học do Hoàng Phê chủ

iên, khái niệm “Hoạt động” được hiểu là tiến hành những việc làm có quan

hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội

1.1.2.2 Hoạt động thư viện

Xuất hiện từ khi loài người có chữ viết và tồn tại để đáp ứng nhu cầu đọc của con người, thư viện có thể hiểu một cách khái quát là nơi tàng trữ và

sử dụng tài liệu có tính chất tập thể và xã hội Như vậy hoạt động thư viện phải đảm ảo cả hai mặt và có mối quan hệ hữu cơ với nhau là tàng trữ tài liệu và tạo mọi điều kiện cho người đọc sử dụng tài liệu đó Nói cách khác,

“hoạt động thư viện” là quá trình thu thập tài liệu, xử l , lưu trữ và phổ iến

tài liệu cho người đọc [14]

Trên cơ sở này, có thể xác định “Hoạt động” thư viện là ao gồm tất cả

các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ có liên quan mật thiết với nhau về chuyên môn nghiệp vụ thông tin - thư viện như: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu, tổ chức xử l nghiệp vụ, tổ chức và ảo quản vốn tài liệu, xây dựng

ộ máy tra cứu tin, tổ chức phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin

1.1.3 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động

Muốn hoạt động thuộc ất cứ lĩnh vực nào, trước tiên phải có tổ chức Công tác tổ chức là thực hiện việc lập kế hoạch làm việc, xác định mục tiêu

và phân công công việc Do đó, hai khái niệm “Hoạt động” và “Tổ chức”

luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời, chúng luôn là

Trang 16

điều kiện cần và đủ của nhau Một tổ chức không thể tồn tại nếu thiếu hoạt động và ngược lại, hoạt động không thể thực hiện nếu thiếu tổ chức Nói cách khác, không có tổ chức thì không thể hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và đạt

được mục tiêu đã đề ra của một hoạt động nhất định Mối quan hệ giữa “Tổ

chức” và “Hoạt động” nhìn từ góc độ triết học được hiểu là hình thức và nội

dung Trong đó,“Tổ chức” là hình thức còn “Hoạt động” là nội dung

Theo phương pháp chuyên gia, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Thanh cho

rằng: Khi ta nói “Tổ chức” và “Hoạt động” của một cơ quan nào đó trong đó

có thư viện, ta phải hiểu là đang đề cập đến các đặc trưng và các hoạt động của tổ chức đó Cụ thể là đề cập đến 3 đặc trưng của thư viện ao gồm: mục đích của thư viện, cơ cấu tổ chức của thư viện và đội ngũ cán ộ thư viện Hoạt động chuyên môn của thư viện ao gồm: Xây dựng và phát triển vốn tài liệu, xử l tài liệu, tổ chức và ảo quản vốn tài liệu, xây dựng ộ máy tra cứu tin, tổ chức phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin

1.1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động thư viện

1.1.4.1 Yếu tố bên ngoài

Luật pháp, chính sách

Cũng như các loại hình hoạt động xã hội khác, quản l thư viện ằng pháp luật là một đặc trưng chung của các quốc gia trên thế giới Nước ta, luật pháp được coi là công cụ dùng để ảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và mọi tầng lớp xã hội Để tăng cường sự quản l của Nhà nước, đảm ảo cho sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, phù hợp và tiến kịp với xu thế chung của thế giới, Nhà nước ta đã an hành Pháp lệnh Thư viện (28/12/2000)

“ Pháp lệnh thư viện được an hành có nghĩa hết sức to lớn, là cơ sở pháp l quan trọng để đảm ảo cho sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển

Trang 17

theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng với yêu cầu xây dựng đất nước trong thời đại mới”.[25, tr.44 - 47]

Bên cạnh đó, đối với các Thư viện đại học Bộ Văn hóa, Thể thao và

Du lịch đã ra quyết định số 13/2008/QĐ-BVHTTDL về việc an hành Quy

chế mẫu tổ chức và hoạt động thư viện trường đại học Trong văn ản này,

thư viện đại học đã được khẳng định rất rõ vai trò và vị trí trong cơ cấu tổ chức của trường đại học: “Thư viện trường đại học là một đơn vị trong cơ cấu

tổ chức của trường đại học”

Cơ chế quản lý

Cơ chế quản l được coi là nhân tố khách quan quy định nội dung của các mối quan hệ giữa các cấp quản l hành chính nhà nước về thư viện Theo cơ chế quản l thư viện thì phân cấp quản l được thực hiện là nhằm mục đích làm cho hoạt động quản l đạt hiệu quả tối đa và có tác dụng nâng cao thức trách nhiệm cho chính người quản l : “Quản l của nhà nước đối với sự nghiệp thư viện là sử dụng quyền lực của nhà nước tác động có mục đích lên các thư viện/ thư viện đại học để tổ chức và điều hành hoạt động của các cơ quan này nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước giao phó”[24, tr.249]

Các văn ản quy phạm pháp luật về thư viện đã quy định những vấn đề

về tổ chức và hoạt động thư viện: Khẳng định vị trí vai trò quan trọng không thể thiếu của thư viện trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Đề ra định hướng phát triển thư viện trong thời kỳ CNH – HĐH

Môi trường tự nhiên xã hội

Sự phát triển ền vững của môi trường có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thư viện phát triển.Thư viện sẽ trở thành nhân tố

Trang 18

quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của môi trường xã hội Môi trường tự nhiên xã hội đã trở thành một yếu tố quan trọng không thể tách rời trong quá trình phát triển sự nghiệp thư viện nói chung và thư viện đại học nói riêng

Trong một xã hội nói chung, sẽ có các quan điểm khác nhau về thư viện, đây có thể coi là sự tác động rất lớn tới hoạt động thư viện Theo đó, kỹ năng giao tiếp là í quyết không thể thiếu trong môi trường thư viện hiện đại Văn hóa ứng xử ở thư viện là văn hóa tri thức, người dùng tin của thư viện là những người có trình độ văn hóa, điều này đòi hỏi người cán ộ thư viện phải tận tâm, yêu nghề, tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin một cách tốt nhất.Việc xây dựng môi trường “Thư viện thân thiện” có thể được coi

là một phần của kế hoạch đảm ảo chất lượng hoạt động thư viện

Sự phát triển của khoa học công nghệ

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin Công nghệ thông tin đã ở một ước phát triển cao đó

là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng lại với nhau.Công nghệ thông tin là chìa khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức Mạng thông tin là môi trường l tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan trọng để quảng á và nhân rộng nhanh vốn tri thức, đây là động lực của sự phát triển

Thực hiện chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sự nghiệp CNH – HĐH Đối với ngành Thông tin - thư viện, công nghệ thông tin không chỉ là một ứng dụng mà hiện nay CNTT đã được áp dụng trong tất cả các khâu nghiệp vụ của thư viện Việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động của thư viện đã đem lại sự thay đổi cả

về hình thức lẫn nội dung, cả về chất lượng hoạt động

Trang 19

Sự bùng nổ thông tin toàn cầu

V.I Lênin đã từng khẳng định “Không có thông tin thì không thể có

tiến ộ trong ất kỳ lĩnh vực nào của khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất”

Điều này hoàn toàn đúng với xã hội ngày nay, thật khó có thể hình dung ra được ất kỳ một hoạt động trong ất kỳ lĩnh vực nào mà không cần dùng đến thông tin Thế kỷ XXI là thế kỷ của thông tin, với sự phát triển của cách mạng khoa học kỹ thuật, con người ngày càng nhận thức sâu sắc về giá trị của thông tin đối với việc phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật [9, tr.80]

Với sự ùng nổ thông tin như hiện nay, việc sở hữu những nguồn thông tin chất xám có giá trị cao chính là nguồn lực để phát triển của mỗi quốc gia, là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế và sản xuất Thông tin và tri thức là loại tài sản vô hình, nó khác với các nguồn lực vật chất truyền thống, nó không giới hạn về số lượng, không gian và thời gian Với sự phát triển mạnh

mẽ của mạng Internet, không gian thông tin được mở rộng rất nhiều “Trong thời đại thông tin ngày nay, lợi thế sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực khai thác và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực thông tin tri thức”

1.1.4.2 Yếu tố bên trong

Mục đích, mục tiêu và phương hướng phát triển

Công tác thư viện phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục Lấy việc đáp ứng nhu cầu về tri thức và thông tin nhằm thực hiện CNH – HĐH là ưu tiên hàng đầu, đồng thời quan tâm tới mục tiêu quản l tri thức, nâng cao trình độ dân trí và thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân Để góp phần tạo nên thành công trong giáo dục, hệ thống các thư viện Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc, nhất là hệ thống thư viện các trường đại học Thư viện là một yếu tố căn ản và quan trọng, là thước đo đánh giá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả đào tạo của Đại học

và không thể tách rời Trường Đại học với Thư viện

Trang 20

Cơ cấu tổ chức, nhân sự

“Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức” [8,tr.149]

Đối với Thư viện, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học và việc xác định đúng nhiệm vụ chức năng của từng ộ phận, từng phòng an và từng cá nhân là quan trọng nhất Do đó, đội ngũ cán ộ quản l và cán ộ thư viện giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản l , điều hành các hoạt động của thư viện

Nguồn lực của thư viện

“Nguồn lực” theo nghĩa hẹp: “Nguồn lực thường được hiểu là các nguồn lực vật chất dành cho phát triển, ví dụ như: tài nguyên thiên nhiên, tài sản vốn ằng tiền ” Theo nghĩa rộng: “Nguồn lực được hiểu là gồm tất cả các lợi thế tiềm năng vật chất và phi vật chất để phục vụ cho một mục tiêu phát triển nhất định”

Theo cách hiểu đó thì nguồn lực thư viện ao gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết ị, nguồn nhân lực, kinh tế, nguồn lực thông tin, các loại hình sản

phẩm và dịch vụ, công nghệ thông tin, người dùng tin

- Cơ sở vật chất – trang thiết bị: Đây chính là điều kiện đầu tiên để có thể

hình thành nên một cơ quan Thông tin – Thư viện Thư viện muốn hoạt động tốt, muốn hiện đại đều phải được đầu tư một cách đồng ộ về hạ tầng cơ sở

- Nguồn nhân lực của Thư viện chính là đội ngũ cán ộ thư viện Họ là cầu nối giữa ạn đọc với nguồn lực thông tin có trong thư viện

- Kinh phí được ví như mạch máu để nuôi dưỡng sự sống cho thư viện

Bởi mọi hoạt động của thư viện đều phải dựa vào nguồn kinh phí được cấp hoặc do thư viện tạo ra

Trang 21

- Nguồn lực thông tin là nền tảng chính cho mọi hoạt động thông tin –

thư viện Một trong những nhiệm vụ thư viện phải làm thường xuyên đó chính là xây dựng nguồn lực thông tin ngày càng có chất lượng cả về nội dung và hình thức

- Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện là sự hòa hợp của nhiều yếu

tố cấu thành, các yếu tố đó có quan hệ ràng uộc và tương tác lẫn nhau, đóng vai trò là công cụ để thực hiện các mục tiêu đã được đặt ra của thư viện Sản phẩm có giá trị sử dụng, nó có thể là vô hình hay hữu hình và sản phẩm luôn

đi kèm dịch vụ

- Công nghệ thông tin: Việc áp dụng những thành tựu của CNTT đã

làm cho công tác tổ chức, quản l , khai thác nguồn lực thông tin và các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện trong các thư viện có những ước thay đổi lớn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin của đông đảo người dùng tin

- Người dùng tin là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin NDT là

một trong ốn yếu tố cơ ản cấu thành nên một cơ quan Thông tin – Thư viện,

là đối tượng phục vụ của công tác thư viện Người dùng tin vừa là khách hàng

sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện nhưng đồng thời họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới

1.1.5 Tiêu chí đánh giá về tổ chức và hoạt động thư viện

1.1.5.1 Tiêu chí đánh giá về tổ chức thư viện

Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu rõ ràng

- Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Thư viện phải được xác định rõ ràng và phải phù hợp với các quy định và pháp luật của Nhà nước

Trang 22

- Đối với thư viện đại học, sứ mệnh và mục tiêu phải phù hợp với sứ mệnh và mục tiêu của đơn vị đào tạo, đồng nhất với định hướng phát triển của trường đại học Mục tiêu của thư viện đại học phù hợp với xu hướng phát triển của giáo dục đại học trong nước cũng như trên thế giới

- Mục tiêu phải cụ thể, dễ hiểu, đo lường được,vừa sức, thực tế và

có thời hạn Mục tiêu phải được cụ thể hóa ằng các nhiệm vụ, được phổ iến rộng rãi tới toàn thể cán ộ thư viện, và đưa vào kế hoạch triển khai nhiệm vụ

Cơ cấu tổ chức là một khối thống nhất

- Cơ cấu tổ chức của thư viện được thực hiện theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế

- Bố trí, sắp xếp và phối hợp hiệu quả các hoạt động của cán ộ thư viện nhằm đạt mục tiêu chung của thư viện đề ra

- Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của thư viện, góp phần tăng cường hoạt động chung của thư viện

- Quản l và kiểm soát các hoạt động của thư viện

- Khuyến khích và tạo động lực cho cán ộ thư viện làm việc hết mình, đóng góp kiến nhằm xây dựng thư viện ngày một tiến ộ

Cán bộ thư viện chuyên nghiệp

- Cán bộ thư viện có trình độ chuyên môn vững, có tri thức, luôn tạo điều kiện giúp đỡ người dùng tin Có tác phong nhanh nhẹn, có đạo đức trong nghề nghiệp

- Cán bộ thư viện luôn đóng góp kiến xây dựng và có tinh thần ham học hỏi tự nâng cao trình độ

Trang 23

1.1.5.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng về hoạt động thư viện

Nguồn lực thông tin có chất lượng

- Nguồn lực thông tin phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của NDT, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chiến lược phát triển của thư viện Nguồn lực thông tin trong thư viện phải đảm bảo các đặc trưng như: Tính vật lý; tính cấu trúc; tính giá trị; tính chia sẻ; tính truy cập

- Nguồn lực thông tin của thư viện đại học phải đảm bảo và hỗ trợ cho việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo của Nhà trường

- Nguồn lực thông tin phải được bổ sung thường xuyên, liên tục, không ngắt quãng, không có điểm kết thúc và bằng nhiều hình thức bổ sung khác nhau

- Hiệu quả của hệ thống sản phẩm được đo ằng mức độ đầy đủ, chính xác, cập nhật và thích hợp của thông tin với yêu cầu của người dùng tin, cũng như lợi ích mà sản phẩm và dịch vụ mang lại cho họ

Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thư viện đạt chuẩn

- Theo đúng quy định của pháp luật về Thư viện; quy tắc, quy trình của nghiệp vụ thư viện (áp dụng chuẩn nghiệp vụ vào trong công tác xử lý nghiệp vụ)

- Đáp ứng và phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình thư viện đã được pháp luật quy định; phù hợp với quy mô thư viện và đối tượng người sử dụng mà thư viện có trách nhiệm phục vụ

Trang 24

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm từng ước thực hiện

tự động hoá thư viện; thực hiện việc liên kết, trao đổi nguồn lực thông tin giữa các thư viện

Thư viện năng động, thân thiện

- Tạo ra các sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của NDT

- Các hoạt động có sự linh hoạt điều chỉnh để phù hợp với sự phát triển chung của xã hội

- Không gian học tập, giải trí thoáng mát, luôn tạo môi trường thân thiện với NDT

- Sử dụng các thiết bị công nghệ để phổ biến thông tin, tạo hệ thống các điểm truy cập để thuận tiện cho việc truy cập của người dùng tin mọi lúc, mọi nơi

- Có các hoạt động marketing để tuyên truyền và quảng bá về hình ảnh thư viện đến với người dùng tin

Áp dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác hành chính, cũng như công tác nghiệp vụ của thư viện Sử dụng CNTT từng ước xây dựng thư viện điện tử

- Sử dụng CNTT trong việc khai thác nguồn tài liệu có trong thư viện và trên các hệ thống mạng.Truy cập các tài nguyên số về mọi lĩnh vực trên thế giới

Hiệu quả hoạt động phù hợp với mục tiêu đặt ra

- Thư viện giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nghiên cứu khoa học Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn, đa dạng, chất lượng cao và mang tính chuyên sâu cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập

Trang 25

- Công tác người dùng tin phải luôn được chú trọng và điều chỉnh hoạt động thư viện để phù hợp hơn với nhu cầu của người dùng tin Điều này được thể hiện qua số liệu thống kê lượng NDT và số lượng tài liệu được sử dụng tăng lên hàng năm

- NDT biết đến hình ảnh của thư viện qua các hoạt động marketing của thư viện

1.2 Khái quát về Thư viện Trường Đại học Hải Phòng trước yêu

cầu đổi mới giáo dục đại học

1.2.1 Trường Đại học Hải Phòng

1.2.1.1 Cơ cấu tổ chức

Trường đại học Hải Phòng ngày nay là sự hợp thành từ nhiều trường trong hệ thống các đơn vị đào tạo, ồi dưỡng ở Hải Phòng Đơn vị tiền thân là Trường Sư phạm trung cấp Hải Phòng được thành lập theo Nghị định số 359-

NĐ ngày 22 tháng 7 năm 1959 của Bộ giáo dục Năm 2000, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng trên cơ sở sát nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Hải Phòng, Trường Đại học Tại chức Hải Phòng, Trường Cán ộ quản l giáo dục, Bồi dưỡng giáo viên Hải Phòng và Trung tâm Ngoại ngữ Hải Phòng Đến ngày 09 tháng 4 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 60/2004/QĐ-TTg đổi tên Trường Đại học Sư phạm Hải Phòng thành Trường Đại học Hải Phòng Trường Đại học Hải Phòng là cơ sở đào tạo trực thuộc Ủy an nhân dân thành phố Hải Phòng và chịu sự quản l nhà nước về giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sứ mạng, mục tiêu

Trường Đại học Hải Phòng là một trong những trung tâm đào tạo đại học đa ngành và lĩnh vực; là cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển

Trang 26

giao công nghệ, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia và khu vực, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng, các tỉnh duyên hải Bắc ộ và cả nước

Mục tiêu phấn đấu của Nhà trường là xây dựng Trường Đại học Hải Phòng trở thành Trung tâm Giáo dục - Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ vững mạnh vùng duyên hải Bắc ộ Đến năm 2030, trường trở thành một trong những trường đại học hàng đầu Việt Nam theo định hướng ứng dụng, tiệm cận trình độ tiên tiến trong khu vực

Chức năng, nhiệm vụ

- Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác ình đẳng trong quan hệ quốc

tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

- Tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục và các quy định khác của pháp luật

- Giữ gìn, phát triển di sản và bản sắc văn hóa dân tộc

- Quản lý giảng viên, cán bộ và nhân viên Xây dựng đội ngũ giảng viên của Nhà trường đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu tuổi và giới Tổ chức cho giảng viên, cán

bộ, nhân viên, và người học tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với ngành nghề đào tạo và nhu cầu xã hội

- Tuyển sinh và quản l người học Phối hợp với gia đình người học, các tổ chức, các cá nhân trong hoạt động giáo dục đào tạo Phát hiện và bồi

Trang 27

dưỡng nhân tài trong những người học, trong đội ngũ cán ộ giảng viên của Nhà trường

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính của Trường theo quy định của pháp luật

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Căn cứ vào mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường Bộ máy tổ chức của Trường Đại học Hải phòng được chia làm 4 khối như sau:

- Khối Phòng, an, trạm, thư viện: Gồm 15 đơn vị

- Khối Đào tạo: Gồm 19 đơn vị

- Khối Trung tâm: Gồm 10 đơn vị

- Khối Trường thực hành: Gồm 3 đơn vị

Hiện nay, trường có hơn 900 cán ộ, giảng viên, chuyên viên, cán ộ nghiên cứu, nhân viên Trong đó có 443 cán ộ, giảng viên có trình độ giáo

sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân Trường có 04 người là nhà giáo nhân dân và nhà giáo ưu tú, 81 người đang làm nghiên cứu sinh(13 người nghiên cứu sinh ở nước ngoài), 85 người đang học cao học(06 người học ở nước ngoài) Thực hiện đào tạo gần 12.000 sinh viên đại học, cao đẳng hệ chính quy, hơn 7000 sinh viên hệ vừa học vừa làm, hơn 300 học viên cao học

Sơ đồ ộ máy tổ chức của Trường Đại học Hải Phòng được trình ày dưới sơ đồ: 1.1 sau:

Trang 28

Khoa KHTN Khoa KHXH Khoa Ngoại ngữ Khoa Giáo dục Tiểu học Khoa Giáo dục Mầm non Khoa Giáo dục Chính trị Khoa Tâm l giáo dục học

Khoa Xây dựng

Khoa TDTT Khoa Du lịch

Viện Sinh nông Khoa Điện - Cơ

Khoa Kế toán tài chính Khoa Kinh tế và QTKD

TT Bồi dưỡng kiến thức Bách Khoa

TT GD Quốc tế và đào tạo Hán ngữ Trung tâm Ngoại ngữ Thư viện trung tâm Trung tâm Đào tạo ồi dưỡng Cán ộ Trung tâm Giáo dục Quốc phòng An ninh Trung tâm Giáo dục thể

chất Trung tâm Thực hành kỹ

thuật Trung tâm Phát triển Đào

TT Tư vấn, đào tạo và xúc tiến việc làm

Trạm Y tế

Thư viện

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Trường Đại học Hải Phòng

[Nguồn: Tác giả]

Trang 29

1.2.1.2 Đổi mới giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay

Nhiệm vụ chính của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho nền sản xuất để tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, trong xu hướng toàn

cầu hóa và phát triển nền kinh tế tri thức, “Giáo dục đại học chính là nền tảng

cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế tri thức”

Do vậy, vấn đề đổi mới hệ thống giáo dục, đặc iệt là đổi mới giáo dục đại học đã được Đảng và Nhà nước đặc iệt quan tâm Định hướng đổi mới giáo dục đại học Việt Nam được xác định trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP

của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục Đại học Việt Nam giai

đoạn 2006 – 2020 Gần hơn, ngày 04/11/2013, tại Hội nghị trung ương lần thứ

8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã k

an hành Nghị quyết số 29 – NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”

Hoạt động giáo dục đại học luôn gắn liền với hoạt động chuyển giao tri thức

và nghiên cứu khoa học Một trong những yếu tố đặc iệt quan trọng và đóng vai trò quyết định chất lượng chuyển giao tri thức và nghiên cứu khoa học là khả năng cung cấp nguồn tin của thư viện đại học để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của cán ộ, giảng viên và sinh viên trong trường đại học Đây cũng chính là sứ mệnh của thư viện đại học Vì vậy, quá trình đổi mới giáo dục đại học phải luôn song hành cùng quá trình đổi mới thư viện đại học nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin cho người dùng tin ở ất kỳ thời điểm nào và ở ất kỳ đâu [26]

1.2.1.3 Mục tiêu của đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu đặt ra đối với Trường Đại học Hải Phòng

Mục tiêu của đổi mới căn ản, toàn diện giáo dục đại học đã được Đảng xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 tại Hội nghị

Trang 30

lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI: “Tập trung đào tạo nhân lực

trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập”

Trên cơ sở mục tiêu đã được xác định trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, yêu cầu đặt ra cho Trường đại học Hải Phòng là phải cụ thể hóa định hướng nội dung và tiến trình đổi mới toàn ộ quy trình giáo dục đào tạo của mình nhằm đảm ảo nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo, cũng như đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình CNH – HĐH thành phố và đất nước Cụ thể, Trường đã thực hiện chỉ thị số 296/CT- TTG, ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản l giáo dục đại học giai đoạn 2010 – 2012 và Nghị quyết số 44/NQ – CP, ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29/NQ –TW, ngày 04/11/2013, Hội nghị Trung ương 8(Khóa XI) Ban Giám hiệu đã xác định các khâu trọng tâm: Mở rộng quy mô đào tạo; Phát triển các ngành nghề đào tạo; Xây dựng chương trình đào tạo; Phát triển công tác nghiên cứu khoa học; Nâng cao năng lực cạnh tranh của Trường; Quy hoạch phát triển đội ngũ cán ộ

Công tác đào tạo là hoạt động trọng tâm của Nhà trường, đã được Ban Giám hiệu tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch từ trung hạn đến dài hạn Nhà trường hiện đang đào tạo 57 chuyên ngành đại học, cao đẳng, trung cấp hệ chính quy, 100% chương trình đào tạo được thực hiện theo hệ thống tín chỉ và công ố chuẩn đầu ra Từ năm 2004 đến năm 2014, trường đã đào tạo và cấp

Trang 31

ằng cho 15.134 sinh viên đại học, 5.811 sinh viên cao đẳng, 2.768 học sinh trung cấp hệ chính quy thuộc các ngành đào tạo

Năm học 2013 – 2014, Trường đã tập trung hoàn chỉnh hệ thống chương trình đào tạo, chuyển mạnh theo hướng tinh giản, thiết thực, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn xã hội Các chương trình đào tạo chuyên ngành đã điều chỉnh từ 135 -

140 tín chỉ thành 125 tín chỉ, nhằm giảm áp lực cho người học và tăng tính hiệu quả của quá trình đào tạo Bên cạnh đó, Nhà trường đẩy mạnh công tác khảo thí

và đảm ảo chất lượng, tiếp tục triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trên phạm vi toàn trường; gần 90% các học phần có ngân hàng đề thi,

tổ chức học và thi Ngoại ngữ, Tin học theo chuẩn đầu ra cho tất cả các sinh viên

hệ chính quy Công tác nghiên cứu khoa học cũng được đẩy mạnh

Với tinh thần đổi mới và hội nhập, Nhà trường đã chủ trương mở rộng, tăng cường hợp tác đào tạo quốc tế Đến nay, Nhà trường đã có quan hệ hợp tác chính thức với 28 trường và viện đào tạo đại học thuộc các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan, Đài Loan, Nga, Phần Lan

1.2.2 Thư viện Trường Đại học Hải Phòng

1.2.2.1 Lịch sử hình thành

Thư viện Trường Đại học Hải Phòng có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của Nhà trường Trước năm 2007, thư viện còn là ộ phận trực thuộc các phòng như: Phòng Đào tạo (năm 2000), Phòng Thiết ị - Thư viện (2000 – 2007) và chưa có trụ sở hoạt động chính, thư viện nằm ở hai địa điểm khác nhau, kho sách phải sử dụng các phòng của k túc xá

cũ Cán ộ thư viện lúc đó chỉ có 08 người, số lượng đầu sách là 11.587

Ngày 13/7/2007 Thư viện đã được tách ra từ phòng Thiết ị - Thư viện thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu theo quyết định số71/QĐ -TCCB Thư viện được đầu tư xây mới hoàn toàn trên khuôn viên rộng hơn

Trang 32

2600 m2 tại trung tâm của trường Đến năm 2014, số lượng cán ộ thư viện đã tăng lên 18 người và 100% đều có trình độ đại học, tổng số các loại hình nguồn lực thông tin tại thư viện là 159.894 ản, tương đương với 34.861 đầu

1.2.2.2 Mục đích, chức năng, nhiệm vụ của thư viện trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học

Là một trong những nhân tố quan trọng quyết định tới chất lượng đào tạo của Nhà trường.Trước yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, Thư viện ĐHHP

đã xác định cho mình mục đích hoạt động, chức năng và những nhiệm vụ sau:

Mục đích

Đáp ứng tối đa nhu cầu về thông tin của các nhóm người dùng tin trong Trường nhằm phục vụ cho yêu cầu đổi mới phương pháp dạy – học và nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường

Chức năng

Thư viện có chức năng thông tin và thư viện, phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học của Nhà trường thông qua việc khai thác, sử dụng các nguồn lực thông tin tại thư viện, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Nhà trường

Trang 33

- Tổ chức xử l , sắp xếp, lưu trữ, ảo quản thông tin và tài liệu, xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm thông tin tự động hóa; xây dựng, quản l các CSDL, các ộ sưu tập

- Tổ chức, quản l cán ộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; ảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tài liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các tài sản khác; tiến hành thanh l các tài liệu, thiết ị lạc hậu, cũ nát theo quy định của Nhà nước và quy định của Trường

- Mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế

về lĩnh vực thông tin thư viện; tham gia hoạt động chuyên môn nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước nhằm thúc đẩy phát triển sự nghiệp thư viện

- Hướng dẫn cho sinh viên năm thứ nhất về việc khai thác các loại nguồn lực thông tin tại thư viện: hướng dẫn NDT tiếp cận, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực thông tin, các sản phẩm và dịch vụ thông tin – thư viện

- Xây dựng kế hoạch học tập nâng cao trình độ, ồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán ộ thư viện

- Thực hiện áo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình hoạt động của Thư viện với Ban giám hiệu và cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành

Như vậy, có thể nói chức năng và nhiệm vụ của thư viện về cơ ản đã

ao quát được toàn ộ các hoạt động Thông tin - Thư viện tại ĐHHP Trước yêu cầu đổi mới giáo dục của Nhà trường, đòi hỏi thư viện phải có nhận thức sâu sắc về vai trò và nhiệm vụ của mình trong việc góp phần đổi mới Cụ thể, thư viện cần thể hiện vai trò quyết định trong thực hiện đổi mới phương pháp học thông qua việc đáp ứng nhu cầu tin

Sự thay đổi của phương pháp giảng dạy cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi căn ản từ người học Sự sáng tạo và chủ động của người học rất được chú trọng, thay vì lên lớp chép ài, người học phải tự tìm kiếm tài liệu, làm tăng

Trang 34

lượng kiến thức của mình từ nhiều nguồn khác nhau và lên lớp cùng tham gia thảo luận Ở góc độ này, Thư viện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp các nguồn thông tin, tư liệu khác nhau phù hợp với yêu cầu của người học Trên cơ sở các nguồn thông tin đó, người học phải iết lựa chọn, phân tích, đánh giá và tổng hợp những thông tin cần thiết để phục vụ cho môn học Những kiến thức tích lũy được trong suốt quá trình học, người học sẽ tổng hợp và trình ày trên một ản tóm tắt và đưa ra lớp thảo luận, đây đồng thời cũng là căn cứ để giảng viên đánh giá kết quả học tập, tinh thần và thái độ của người học trong suốt quá trình học

Thư viện cũng đã góp phần làm thay đổi cơ ản cách vận dụng tri thức của người học Thay vì phải học thuộc lòng những gì ghi chép trên lớp, người học phải tự tìm kiếm, lựa chọn thông tin phù hợp và vận dụng những kiến thức

đã có để phân tích, đối chiếu và đánh giá, cho ra những thu nhận kiến thức mới tùy theo sự sáng tạo của ản thân

Như vậy, có thể thấy để thực hiện được việc đổi mới căn ản giáo dục đào tạo đại học, cũng đòi hỏi thay đổi cả vai trò của người cán ộ thư viện đại học Theo đó, vai trò của cán ộ thư viện từ thụ động trong việc cung cấp thông tin đã chuyển sang chủ động nắm ắt nhu cầu thông tin của NDT, và trở thành trợ thủ đắc lực của giảng viên trong việc định hướng cho người học tìm kiếm tài liệu và iết sử dụng những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập của mình

1.2.3 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin tại Trường Đại học Hải Phòng

1.2.3.1 Đặc điểm người dùng tin

Người dùng tin chính là nguồn gốc nảy sinh hoạt động thông tin, họ là yếu tố cơ ản và giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống thông tin NDT là

Trang 35

đối tượng phục vụ và cũng là nhân tố có tác động quyết định tới sự phát triển các hoạt động Thông tin – Thư viện

Hiện tại, tổng số cán ộ trong trường khoảng hơn 900 người, trong đó có

109 cán ộ quản l , 506 giảng viên và 294 chuyên viên phòng an Sinh viên đại học và cao đẳng khoảng 12000 sinh viên và khoảng 300 học viên cao học, được thể hiện dưới ảng sau:

Bảng 1.1: Cơ cấu người dùng tin tại Thư viện Trường Đại học Hải Phòng

[Nguồn: Thư viện trường Đại học Hải Phòng]

Như vậy, NDT tại ĐHHP rất đa dạng Nhận thức được tầm ảnh hưởng của NDT đối với các hoạt động thư viện trường, nên tác giả đã tiến hành nghiên cứu và phân chia thành các nhóm NDT trong trường Căn cứ vào cơ cấu NDT trong ảng 1.1, tác giả chia thành 03 nhóm :

- Nhóm NDT là cán ộ lãnh đạo, quản l

- Nhóm NDT là giảng viên, cán ộ nghiên cứu và chuyên viên

- Nhóm NDT là học viên, sinh viên

 Nhóm người dùng tin là cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nhóm NDT này có số lượng 109 người chiếm 0,83% tổng số NDT trong toàn trường ao gồm Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Đảng, Đoàn thể và Trưởng,

Trang 36

phó các đơn vị Nhóm NDT này tuy chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số NDT toàn trường nhưng đây lại là nhóm mang tính quyết định trong sự phát triển của Nhà trường Họ vừa là những người quản l nhưng đồng thời cũng là cán ộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học

Họ là người đề ra các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển của trường ĐHHP Các quyết định của họ mang tính dự áo và có tính sáng tạo rất cao Do đó, việc luôn nắm ắt, kiểm soát, khai thác và sử dụng thông tin trên nhiều lĩnh vực có nghĩa cực kỳ to lớn đối với nhóm NDT này

Việc tổ chức và đảm ảo thông tin cho nhóm NDT này phải mang tính tổng hợp, tính dự áo và chất lượng cao Sản phẩm phục vụ rất đa dạng, nhưng chủ yếu là cung cấp thông tin dưới dạng tổng quan, tổng luận, tóm tắt, ản tin chọn lọc và với nhiều hình thức phục vụ như: trực tiếp, qua điện thoại, email

hay mang tới tận nơi

 Nhóm người dùng tin là giảng viên, cán bộ nghiên cứu và chuyên viên

Nhóm NDT này có số lượng 803 người, chiếm tỷ lệ 6.08% tổng số NDT trong toàn trường, họ là giảng viên của các khoa, các trung tâm, các phòng,

an, trạm Đây là lực lượng nòng cốt góp phần rất lớn quyết định tới chất lượng đào tạo và quá trình nghiên cứu khoa học của Nhà trường Nhóm NDT này có đều có trình độ chuyên môn và trình độ học vấn cao, họ có khả năng sử dụng ngoại ngữ thành thạo, ngoài tài liệu ằng Tiếng Việt họ còn thường xuyên tham khảo tài liệu ằng tiếng nước ngoài

Đây là nhóm NDT thường xuyên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu của mình Họ thường xuyên thu thập, xử l và sử dụng thông tin và cung cấp thông tin qua các ài giảng, các công trình nghiên cứu khoa học

Trang 37

Đây là nhóm NDT hiểu iết sâu rộng, có kinh nghiệm sử dụng thư viện,

họ sử dụng thành thạo các công cụ tra cứu tin tại thư viện Họ có khả năng trình ày chính xác các yêu cầu tin, các tài liệu mình cần Thông tin phục vụ nhóm người dùng tin này là dạng thông tin mang tính chuyên sâu, có tính l luận và thực tiễn, tính thời sự và đa dạng liên quan tới các nghành học mà Nhà trường đang đào tạo Hình thức phục vụ nhóm NDT này chủ yếu là cung cấp tài liệu gốc, thông tin chuyên đề, thông tin chọn lọc có liên quan tới các lĩnh vực mà họ quan tâm

 Nhóm người dùng tin là học viên, sinh viên

- Nhóm người dùng tin là học viên

Nhóm NDT này có số lượng khiêm tốn so với sinh viên 300/12000 người chiếm 2,27% Họ là những người đã tốt nghiệp đại học, nay nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể Do vậy, thông tin phục vụ nhóm NDT này mang tính chuyên sâu phù hợp với chương trình học và đề tài mà họ đang nghiên cứu Đặc điểm của nhóm NDT này là hầu hết họ vừa học vừa làm, rất hạn chế về thời gian nên đòi hỏi thư viện phải có các sản phẩm, dịch vụ đặc thù phù hợp với nhu cầu của họ như: photo tài liệu theo yêu cầu, cung cấp thông tin có chọn lọc, các chuyên đề

- Nhóm người dùng tin sinh viên

Đây là nhóm NDT có số lượng cao nhất với 12000 người chiếm 90,82% trong tổng số NDT tại trường, bao gồm sinh viên đại học và cao đẳng Đây là nhóm NDT có trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng sử dụng ngoại ngữ chưa thành thạo, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng thư viện

Thông tin nhóm NDT này cần rất đa dạng, cả thông tin mang tính đại cương về cơ sở lý luận, lý thuyết cơ ản, về cách tiếp cận phương pháp khoa

Trang 38

học, thông tin chuyên đề về một vài lĩnh vực phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ học tập và cả các thông tin giải trí thuộc mọi mặt của đời sống xã hội Hình thức phục vụ đối với nhóm NDT này chủ yếu là cung cấp tài liệu gốc, các loại hình tài liệu như sách giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí

1.2.3.2 Đặc điểm nhu cầu tin

Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan về thông tin của cá nhân hay tập thể nhằm duy trì các hoạt động của con người Nhu cầu tin thường xuyên chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục Đối với hoạt động thư viện, nhu cầu tin có vai trò rất quan trọng, nó chi phối toàn ộ hoạt động của thư viện Nói cách khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động của thư viện phụ thuộc vào việc đáp ứng nhu cầu tin như thế nào Yêu cầu về đổi mới giáo dục (đổi mới chương trình học, đổi mới cách giảng dạy, đổi mới cách học tập ) đã

có tác động rất lớn đến nhu cầu tin của các nhóm người dùng tin tại Thư viện ĐHHP Thông tin và tài liệu đã trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại ĐHHP

Để tiến hành nghiên cứu về nhu cầu tin của các nhóm đối tượng tại ĐHHP, ngoài phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phân tích phiếu yêu cầu tin, tác giả đã dùng phiếu điều tra nhu cầu tin để gửi tới các nhóm người dùng tin như đã phân chia ở trên Cụ thể, số phiếu phát ra 700 phiếu, phiếu thu về 635 phiếu (đạt 90,71% tổng số phiếu phát ra) Trong đó, 200 phiếu phát cho 2 nhóm là cán ộ lãnh đạo, quản l và giảng viên, chuyên viên, số phiếu thu về

183 phiếu (đạt 28,82% tổng số phiếu thu về), 500 phiếu phát cho nhóm NDT là học viên, sinh viên, số phiếu thu về 452 phiếu (đạt 71,18% tổng số phiếu thu về) Kết quả điều tra được tác giả trình ày và phân tích dưới đây phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra

Số lượng thời gian trong 1 ngày NDT dành cho việc thu thập thông tin

được trình ày trong ảng 1.2 dưới đây:

Trang 39

Thời gian Tổng số Nhóm CB

LĐ, Quản lý

Nhóm CBNC, Giảng dạy

Nhóm HV,SV

Không có thời gian 03 0,47 0 0 1 33,33 2 66,67

1-2 giờ 110 17,32 26 23,64 34 30,91 50 45,45 2-3 giờ 121 19,06 16 13,22 47 38,84 58 47,94 3-4 giờ 193 30,39 4 2,07 25 12,96 164 84,97 4-5 giờ 121 19,06 0 0 19 15,70 102 84,30 Trên 5 giờ 87 13,70 0 0 11 12,64 76 87,36

Bảng 1.2: Thời gian dành cho việc thu thập thông tin trong một ngày

[Nguồn: Điều tra của tác giả]

Nhìn vào ảng tổng hợp số liệu trên, ta thấy số NDT dành số lượng thời gian trong ngày để thu thập thông tin rất khác nhau Số NDT dành 3-4 giờ trong ngày cho việc thu thập thông tin chiếm tỷ lệ cao nhất (30,39%) với

sự không đồng đều giữa các nhóm khác nhau như đối với cán ộ lãnh đạo (khoảng 2%), cán ộ, giảng viên khoảng (13%), nhóm học viên, sinh viên khoảng (85%) Tuy nhiên, ngay trong cùng một nhóm NDT cũng có sự khác iệt về khoảng thời gian thu thập thông tin có lẽ là do tính chất công việc của mỗi người khác nhau Nhóm NDT là cán ộ, giảng viên, cán ộ nghiên cứu và nhóm NDT là học viên, sinh viên có số lượng thời gian thu thập thông tin nhiều nhất Điều này một phần nào cũng đã nói lên sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy cũng như học tập của đa phần người dùng tin tại Thư viện ĐHHP

Trang 40

Lĩnh vực khoa học người dùng tin quan tâm được trình ày trong ảng 1.3 dưới đây

Nhóm HV,SV

Bảng 1.3: Lĩnh vực khoa học người dùng tin quan tâm

[Nguồn: Điều tra của tác giả]

Theo số liệu được trình ày trong ảng, ta thấy lĩnh vực chính trị - khoa học – xã hội được nhiều người quan tâm và chiếm tỷ lệ khá cao (79,37%), tiếp theo là lĩnh vực ngoại ngữ và tin học (54,65%) Điều này cho thấy, sự tác động của môi trường xã hội tới nhu cầu tin của người dùng tin Các lĩnh vực khoa học như tự nhiên, toán học, kinh tế, kỹ thuật có tỷ lệ gần tương đương nhau vì đều thuộc vào nhu cầu tin của các đối tượng thuộc các chuyên ngành đào tạo đó

Trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học, chuyển từ niên chế sang học chế tín chỉ, các thông tin người dùng tin cần tiếp cận ngày càng nhiều và rất đa dạng Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ nên đã xuất hiện rất nhiều loại hình tài liệu khác nhau và nhu cầu của các nhóm người dùng tin cũng rất khác nhau, điều này được thể hiện ở trong ảng 1.4 sau:

Ngày đăng: 25/06/2021, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng (2014), Lịch sử Đảng bộ Trường Đại Học Hải Phòng (1959 – 2014), Nxb Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ Trường Đại Học Hải Phòng (1959 – 2014)
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ Trường Đại học Hải Phòng
Nhà XB: Nxb Hải Phòng
Năm: 2014
2. Ban tổ chức cán bộ chính phủ (2000), Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước, tr 8, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay nghiệp vụ cán bộ làm công tác tổ chức nhà nước
Tác giả: Ban tổ chức cán bộ chính phủ
Năm: 2000
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2008), Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động Thư viện trường Đại học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy chế mẫu về tổ chức và hoạt động Thư viện trường Đại học
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2008
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2012), Thông tư Quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Quy định tiêu chí và thủ tục thanh lọc tài liệu thư viện
Tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Năm: 2012
7. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013. Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013. "Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”
Tác giả: Đảng Cộng Sản Việt Nam
Năm: 2013
8. Lê Thế Giới (chủ biên) (2007), Quản trị học, Nx Tài chính, tr.149, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học
Tác giả: Lê Thế Giới (chủ biên)
Năm: 2007
9. Nguyễn Hữu Hùng (2005), Thông tin từ lý luận đến thực tiễn, Nx Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin từ lý luận đến thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Hữu Hùng
Năm: 2005
10. Tạ Ngọc Hải (2014), “Khái niệm, phân loại và các đặc trưng của tổ chức từ góc độ khoa học tổ chức Nhà nước”, nguồn http//: w.w.w.isos.gov.vn, truy cập 3/4/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm, phân loại và các đặc trưng của tổ chức từ góc độ khoa học tổ chức Nhà nước”, nguồn" http//: w.w.w. "isos.gov.vn
Tác giả: Tạ Ngọc Hải
Năm: 2014
12. Nguyễn Thị Nga (2011), Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện tại Trường Đại học Thăng Long, Luận văn Thạc sỹ ngành Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện tại Trường Đại học Thăng Long
Tác giả: Nguyễn Thị Nga
Năm: 2011
13. Trần Thị Minh Nguyệt (2007), “Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo tín chỉ”, Kỷ yếu hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện, tr.39- 43, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới hoạt động thông tin – thư viện tại các trường đại học phục vụ đào tạo theo tín chỉ”, "Kỷ yếu hội thảo khoa học và thực tiễn hoạt động thông tin – thư viện
Tác giả: Trần Thị Minh Nguyệt
Năm: 2007
14. Trần Thị Minh Nguyệt (2013), “Bài giảng dành cho học viên cao học ngành Thông tin- Thư viện”, Người dùng tin và Nhu cầu tin, Đại học Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng dành cho học viên cao học ngành Thông tin- Thư viện”, "Người dùng tin và Nhu cầu tin
Tác giả: Trần Thị Minh Nguyệt
Năm: 2013
15. Lê Ngọc Oánh (2002), Vai trò của thư viện trong việc đổi mới và phát triển giáo dục, Nx Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của thư viện trong việc đổi mới và phát triển giáo dục
Tác giả: Lê Ngọc Oánh
Năm: 2002
16. Nguyễn Thị Kim Oanh (2012), Đổi mới tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Luận văn Thạc sỹ ngành Thư viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới tổ chức và hoạt động thông tin – thư viện tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Oanh
Năm: 2012
17. Trần Thị Quý (2014), Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam, Nx Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.14-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động thông tin – thư viện với vấn đề đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Quý
Năm: 2014
18. Rodentan M., Iudin P, Từ điển triết học, Nxb Sự thật (1958), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển triết học
Tác giả: Rodentan M., Iudin P, Từ điển triết học, Nxb Sự thật
Nhà XB: Nxb Sự thật (1958)
Năm: 1958
19. Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Đổi mới phương pháp quản l thư viện thông tin trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, (1), tr. 83-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp quản l thư viện thông tin trong nền kinh tế thị trường”, "Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm: 2005
20. Nguyễn Thị Lan Thanh (2005), “Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Tạp chí Giáo dục, (107), tr.40-42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng thư viện đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, "Tạp chí Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm: 2005
21. Nguyễn Thị Lan Thanh (2010), Marketing trong hoạt động Thông tin-Thư viện, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (21), tr 20-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thư viện Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm: 2010
22. Nguyễn Thị Lan Thanh (2014), Tập bài giảng môn Quản lý hoạt động thư viện dành cho lớp Cao học Thư viện Khóa 20, Đại học Văn Hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng môn Quản lý hoạt động thư viện
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm: 2014
23. Nguyễn Thị Lan Thanh (2013), “Chiến lược marketing trong Thư viện và cơ quan Thông tin”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, số 3, tr 23 - 28, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược marketing trong Thư viện và cơ quan Thông tin”, "Tạp chí Thư viện Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Thanh
Năm: 2013

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2: Thời gian dành cho việc thu thập thụng tin trong một ngày - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 1.2 Thời gian dành cho việc thu thập thụng tin trong một ngày (Trang 39)
Bảng 1.3: Lĩnh vực khoa học ngƣời dựng tin quan tõm - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 1.3 Lĩnh vực khoa học ngƣời dựng tin quan tõm (Trang 40)
Bảng 1.4: Loại hỡnh tài liệu đƣợc ngƣời dựng tin quan tõm - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 1.4 Loại hỡnh tài liệu đƣợc ngƣời dựng tin quan tõm (Trang 41)
Bảng 2.1: Cơ cấu nhõn sự theo độ tuổi và trỡnh độ tại Thư Viện Đại học Hải Phũng - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 2.1 Cơ cấu nhõn sự theo độ tuổi và trỡnh độ tại Thư Viện Đại học Hải Phũng (Trang 49)
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn lực thụng tin của Thƣ Viện Đại học Hải Phũng - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn lực thụng tin của Thƣ Viện Đại học Hải Phũng (Trang 53)
Bảng 2.5: Số lƣợng nguồn lực thụng tin tại cỏc kho Thƣ Viện Đại học Hải Phũng - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 2.5 Số lƣợng nguồn lực thụng tin tại cỏc kho Thƣ Viện Đại học Hải Phũng (Trang 66)
Bảng 2.6: Tỡnh hỡnh sử dụng cỏc sản phẩm thụng tin –thư viện của người dựng tin - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 2.6 Tỡnh hỡnh sử dụng cỏc sản phẩm thụng tin –thư viện của người dựng tin (Trang 74)
Bảng 2.7: Tỡnh hỡnh sử dụng cỏc dịch vụ thụng tin – thƣ viện của ngƣời dựng tin - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 2.7 Tỡnh hỡnh sử dụng cỏc dịch vụ thụng tin – thƣ viện của ngƣời dựng tin (Trang 78)
Bảng 2.8: Kết quả đỏnh giỏ chất lƣợng cỏc dịch vụ thụng tin – thƣ viện tại Thƣ viện Đại học Hải Phũng  - Tổ chức và hoạt động thư viên tại trường đại học hải phòng trong giai đoạn đổi mới giáo dục đại học
Bảng 2.8 Kết quả đỏnh giỏ chất lƣợng cỏc dịch vụ thụng tin – thƣ viện tại Thƣ viện Đại học Hải Phũng (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w