Qua tổng quan về các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và nước ngoài, tác giả đã tìm được rất nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng một chiến lược hội tụ kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế, h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ NHƯ HƯƠNG
CÁC NHÂN TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC TÍNH CỦA
HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Các nhân tố thuộc môi trường
văn hóa ảnh hưởng đến đặc tính của hệ thống kế toán Việt Nam” là
công trình nghiên cứu của tôi
Những thông tin được sử dụng chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào từ trước đến nay và hoàn toàn chịu trách nhiệm
về tính xác thực của luận văn
Tp.HCM, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Tác giả
Nguyễn Thị Như Hương
Trang 4MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, từ viết tắt
Danh mục bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 6
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI 7
1.3 NHẬN XÉT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 12
1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu trong nước 12
1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài 13
1.3.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu 14
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 15
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẾN KẾ TOÁN 16
2.1 VĂN HÓA VÀ ĐẶC TRƯNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VIỆT NAM 16
2.1.1 Văn hóa 16
2.1.2 Cơ sở văn hoá Việt Nam 19
2.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ KẾ TOÁN PHẢN ÁNH TỪ HỆ THỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI 27
2.2.1 Hệ thống kế toán 27
2.2.2 Giả thuyết về giá trị kế toán phản ảnh từ hệ thống giá trị xã hội - Thông lệ kế toán tại Việt Nam 31
2.3 CÁC NHÂN TỐ THUỘC MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾ TOÁN VIỆT NAM 37
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 44
3.1 KHUNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN 44
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 44
3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 46
3.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 46
3.2.1 Nghiên cứu bằng phương pháp định tính 46
3.2.2 Nghiên cứu bằng phương pháp định lượng 55
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 57
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, THẢO LUẬN VÀ GỢI Ý GIẢI PHÁP 58
4.1 TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT 58
4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ 59
4.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường văn hóa 59
4.2.2 Đặc trưng của hệ thống kế toán Việt Nam 63
4.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 65
4.3.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến độc lập 65
4.3.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các biến phụ thuộc 65
4.4 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO THÔNG QUA HỆ SỐ CRONBACH’S ALPHA 66
4.4.1 Kết quả Cronbach’s Alpha các nhân tố độc lập 66
4.4.2 Kết quả Cronbach’sAlpha các nhân tố phụ thuộc 66
4.5 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA) 67
4.6 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH CẤU TRÚC (SEM) 68
4.7 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG DỰA VÀO KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH 70
4.8 GỢI Ý GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẾN KẾ TOÁN VIỆT NAM 77
4.8.1 Quan điểm vận dụng kết quả mô hình nghiên cứu 77
4.8.2 Gợi ý dự báo sự phát triển của KTVN dưới góc nhìn văn hóa 77
Trang 64.8.2.1 Gợi ý giải pháp để nâng cao tính chuyên nghiệp của kế toán 80
4.8.2.2 Gợi ý giải pháp để thống nhất nguyên tắc, vận dụng linh hoạt trong thực hành kế toán 81
4.8.2.3 Gợi ý giải pháp để đo lường phù hợp theo xu hướng phát triển của kế toán quốc tế 82
4.8.2.4 Gợi ý giải pháp để nâng cao chất lượng và minh bạch thông tin tài chính kế toán 82
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 75
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
5.1 KẾT LUẬN 76
5.2 KIẾN NGHỊ 83
5.2.1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 83
5.2.2 Đối với hội nghề nghiệp 84
5.2.3 Đối với doanh nghiệp 85
5.2.4 Đối với nơi đào tạo 85
5.3 Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 85
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
VAA: Vietnam Association of Accountants and Auditors:
Hội kế toán Kiểm toán Việt Nam
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 2.1: Các tổ chức kế toán ở Việt Nam 27 Bảng 2.2: Ma trận các mối quan hệ của các giá trị kế toán với giá trị xã hội 38 Bảng 2.3: Bảng mô tả mở rộng các mối quan hệ giữa Văn hóa và kế toán của mô
hình Hofstede-Gray 40
Bảng 2.4: Bảng liên kết mối quan hệ cơ sở văn hóa Việt Nam và các yếu tố kế toán42 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các nhân tố cơ sở văn hóa Việt Nam 59 Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến thuộc đặc trưng của kế toán Việt Nam 63 Bảng 4.3: Bảng chi tiết kết quả các ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán 70
Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống văn hóa – GS Trần Ngọc Thêm 20 Hình 3.1: Mô hình ảnh hưởng các nhân tố văn hóa đến kế toán 54 Hình 4.1: Kết quả Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) đã hiệu chỉnh 69
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu của luận văn 45
Trang 9PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do thực hiện đề tài
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi hệ thống kế toán, kiểm toán phải được nghiên cứu, xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế Khi sự chuyển dịch vốn đầu tư giữa các quốc gia khác đã trở nên phổ biến, các nhà đầu tư cần những nguồn thông tin đáng tin cậy để phân tích, đánh giá và ra quyết định, vì vậy, các báo cáo tài chính cũng phải đảm bảo tính so sánh giữa các công ty với nhau hoặc giữa công ty của quốc gia này với quốc gia khác Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu các báo cáo tài chính được lập trên cùng một cơ sở, nguyên tắc chung
Để phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế, hệ thống kế toán của Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục được phát triển và hoàn thiện nhằm tiệm cận với các hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, quá trình hội tụ kế toán quốc tế từ chuẩn mực đến thực tiễn là cả một quá trình đầy thử thách bởi thực trạng việc vận dụng chuẩn mực của từng quốc gia và từng khu vực khác nhau về phương pháp tiếp cận, tính pháp lý, sự can thiệp của các tổ chức thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế, văn hóa… Việc thay đổi cấp bách ngay các chuẩn mực kế toán để ép mình vào “chiếc áo” hội tụ quốc tế liệu có phù hợp với thực hành kế toán hiện tại, hay thực hành kế toán hiện nay có phải là một kết quả tất yếu bởi sự phát triển của chính trị, văn hoá, xã hội Việt Nam?
Qua tổng quan về các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và nước ngoài, tác giả đã tìm được rất nhiều nghiên cứu nhằm xây dựng một chiến lược hội tụ kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế, hay sự hoà hợp với kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế… Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ khảo sát, nhận định một cách tổng quát về sự hoà hợp với kế toán quốc tế mà chưa phân tích chuyên sâu tác động của các yếu tố môi trường đến sự thay đổi của hệ thống kế toán Môi trường văn hoá là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội, kể cả kế toán Văn hoá của một quốc gia cũng giống như phần hồn, quyết định suy nghĩ và hành động của cá nhân, tổ chức hay cộng đồng đó Dùng thước đo văn hoá làm
Trang 10công cụ để phân tích ảnh hưởng của nó đến hệ thống kế toán sẽ là một bằng chứng rõ ràng để mỗi quốc gia tự đánh giá mình và có những bước thay đổi thích hợp để hội nhập với kế toán quốc tế Xác định được khe hỏng này chính là mục tiêu cần nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài “Các nhân tố thuộc môi trường văn hoá ảnh hưởng đến đặc tính của hệ thống Kế toán Việt Nam” làm luận văn Thạc
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống lại các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của môi trường văn
hóa đến kế toán
- Xác định các nhân tố thuộc môi trường văn hóa Việt Nam dựa trên lý
thuyết nền của Hofstede và Cơ sở Văn Hóa Việt Nam
- Xác định các đặc trưng của Hệ thống kế toán Việt Nam dựa trên lý thuyết
của Gray (1988) và Perera (1989)
- Xây dựng mô hình nghiên cứu về các nhân tố văn hóa ảnh hưởng đến đặc
trưng của hệ thống kế toán
- Phân tích thực trạng đặc trưng môi trường văn hóa và kế toán tại Việt
Nam thông qua khảo sát và sử dụng công cụ thống kê để đo lường mức độ ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán
- Gợi ý về việc dựa vào môi trường văn hóa để dự báo và phát triển hệ
thống kế toán Việt Nam trong tương lai
Trang 113 Câu hỏi nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu như trên, các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cần giải quyết đó là:
Câu hỏi 1: Kế toán Việt Nam hiện nay được đánh giá là có tính chuyên
nghiệp không?
Câu hỏi 2: Việc thực hành, áp dụng các phương pháp kế toán hiện nay theo
hướng linh hoạt hay thống nhất?
Câu hỏi 3: Báo cáo tài chính được trình bày đã minh bạch chưa?
Câu hỏi 4: Kế toán Việt Nam hiện nay là lạc quan hay bảo thủ?
Câu hỏi 5: Các nhân tố văn hóa có ảnh hưởng đến đặc điểm kế toán Việt
Nam hiện nay hay không?
Câu hỏi 6: Giá trị văn hoá có thể được sử dụng như một tiêu chuẩn phù hợp
để giải thích và dự báo sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam hay không?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập
trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến kế toán Đối tượng nghiên cứu cụ thể:
- Các giá trị văn hoá được xác định dựa trên việc nghiên cứu cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Ngọc Thêm, 1997) liên hệ tương đồng với các giá trị văn hóa theo Hofstede (1980), Hofstede & Michael Bond (1991) và Hofstede & Minkov (2010)
- Các giá trị kế toán theo mô hình nghiên cứu của Gray (1988) để xác định đặc điểm của hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: tác giả tập trung nghiên cứu các đặc điểm Hệ thống
kế toán doanh nghiệp Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Việc nghiên cứu thực hiện theo 2 giai đoạn :
- Nghiên cứu sử dụng Phương pháp định tính: Thông qua việc thống kê,
tổng hợp, phân tích tài liệu: thu thập từ các tạp chí kinh tế, các nghiên cứu trước
Trang 12đây để xác định các nhân tố thuộc môi trường văn hóa Việt Nam và các đặc trưng của hệ thống Kế toán Việt Nam, cũng bằng phương pháp này, tác giả suy luận và
đề ra mô hình nghiên cứu Phương pháp này giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1, 2, 3, 4
- Nghiên cứu sử dụng Phương pháp định lượng: thu thập dữ liệu, áp dụng
mô hình đã đề ra và dùng SPSS - AMOS để phân tích dữ liệu nhằm đánh giá về
sự phù hợp của sự phát triển kế toán với nền văn hoá Việt Nam Phương pháp này giúp tác giả khẳng định từng nhân tố văn hóa sẽ ảnh hưởng đến đặc trưng nào của hệ thống kế toán Việt Nam và trọng số ảnh hưởng có lớn hay không, có thể vận dụng mức độ ảnh hưởng đó để lập luận, phân tích và dự báo sự phát triển của Kế toán Việt Nam trong tương lai hay không Đây chính là phương pháp giúp tác giả trả lời câu hỏi nghiên cứu số 5 và 6
Mẫu và thông tin mẫu: Khảo sát định lượng tại khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh Đối tượng chọn mẫu là những người làm việc trong các doanh nghiệp ở TP.Hồ Chí Minh, tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và gửi khảo sát qua google.document Mô hình đo lường gồm 31 biến quan sát, sử dụng thang
đo Likert 5 bậc khoảng (từ 1: hoàn toàn không đồng ý đến 5: hoàn toàn đồng ý)
để lượng hóa và 07 giả thiết Thu thập 393 mẫu đưa vào phân tích
Thu thập và phân tích dữ liệu : Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 và AMOS Graphics, tiến hành kiểm định thông qua các bước: (1) đánh giá sơ bộ thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để xác định độ hội tụ (factor loading) và tính phân biệt của các nhóm nhân tố; đo lường độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach Alpha, (2) kiểm định các thang đo với dữ liệu thu thập bằng phân tích khẳng định CFA, (3) Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa đến kế toán
6 Những đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơ sở văn hóa và mối quan hệ giữa môi trường văn hóa với kế toán
Trang 13Xác định mô hình các nhân tố văn hóa ảnh hưởng đến kế toán Việt Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các nhân tố thuộc môi trường văn hóa tác động đến kế toán Việt Nam, luận văn đã đưa ra một số gợi ý để các cơ quan ban hành chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán dùng tham khảo để giải thích và dự đoán
về sự phát triển của kế toán Việt Nam trong tương lai
7 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục tài liệu tham khảo, nội dung được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
Chương 2: Cơ s l thuy t về tác động của môi trường văn hoá và k toán Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Chương 4: K t quả nghiên cứu, thảo luận k t quả và gợi giải pháp
Chương 5: K t luận và ki n nghị
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 trình bày tổng quan về các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và ngoài nước về các vấn đề liên quan đến văn hóa ảnh hưởng đến đặc trưng kế toán, sự thay đổi của kế toán Qua đó, tác giả xác định khe hở nghiên cứu làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung và mục tiêu nghiên cứu của luận văn
1.1 CÁC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
[1] Nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đ n hệ thống k toán tại
các quốc gia để xác định phương hướng hòa nhập với các thông lệ k toán quốc
t của Việt Nam”, Vũ Hữu Đức (1999), chuyên đề đã xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống kế toán của các quốc gia gồm các nhân tố thuộc môi trường Pháp lý, môi trường Kinh doanh, môi trường Văn hóa Đề tài cũng mô tả các nhân tố này tại Việt Nam và đề xuất các phương hướng để Việt Nam hòa nhập với thông lệ kế toán quốc tế
[2] Ngoài ra, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hội nhập quốc
tế về kế toán như “Sự hoà hợp giữa chuẩn mực k toán Việt Nam và chuẩn mực
k toán quốc t - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển” Tạp chí Kiểm toán số 12/2011 của tác giả PGS.TS Võ Văn Nhị và Ths Lê Hoàng Phúc
(2011) bài viết góp phần làm rõ thực trạng về sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế; lý giải những khác biệt giữa VAS với IAS/IFRS, nêu ra Sự chưa hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS có những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân thuộc về yếu tố văn hóa xã hội, kinh tế và pháp luật ảnh hưởng đến vấn đề chưa hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS và đề xuất tiến hành một số giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống chuẩn mực kế toán và giải pháp thuộc
về môi trường kinh tế, pháp luật
[3] Nghiên cứu “Mức độ hài hoà giữa chuẩn mực k toán Việt Nam và
chuẩn mực k toán quốc t ” Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng -
Số 5(40).2010, của tác giả Phạm Hoài Hương (2010), Bài viết xác định mức độ
Trang 15hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính Kết quả phân tích cho thấy tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, đặc biệt là vấn đề khai báo thông tin Bài viết còn đề xuất để tiến tới vận dụng IAS/IFRS một cách đầy đủ, Việt Nam cần từng bước hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS Chẳng hạn như thị trường giao dịch tài sản cần phải “minh bạch” và
“hoạt động’” để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản
[4] “Tìm ki m một chi n lược cho quá trình hội nhập quốc t về k toán tại
Việt Nam” Tạp chí phát triển kinh t , tháng 12/2008 của tác giả Vũ Hữu Đức và
Trình Quốc Việt (2008), từ việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự khác biệt
kế toán giữa các quốc gia, bài viết đề xuất việc phân biệt cách hội nhập quốc tế cho từng loại hình doanh nghiệp, trong đó phát triển các chuẩn mực có chất lượng cao dựa trên IFRS cho các công ty niêm yết và các doanh nghiệp thuộc một số lĩnh vực nhạy cảm như ngân hàng, bảo hiểm Bài viết nhận định các quốc gia trên thế giới tuỳ theo đặc điểm của mình có những lựa chọn khác nhau về chiến lược hội nhập, trong quá trình hội nhập, Việt Nam cần thận trọng trong việc thay đổi các chuẩn mực kế toán sao cho phù hợp với đặc thù của doanh
nghiệp mình
[5] Các Luận văn thạc sĩ: “Quá trình hoà hợp - hội tụ k toán quốc t và
phương hướng, giải pháp của Việt Nam” của tác giả Tăng Thị Thanh Thuỷ
(2009), và Luận văn thạc sỹ: “Đề xuất chi n lược hội nhập k toán quốc t cho
Việt Nam” của tác giả Trình Quốc Việt (2009) cũng đề cập đến các nhân tố ảnh
hưởng đến hệ thống kế toán và văn hoá là một nhân tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình thay đổi các chuẩn mực kế toán nhằm đi đến sự hoà hợp, hội tụ kế toán quốc tế
1.2 CÁC NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI
[1] Gray, S.J (1988) “Towards a theory of cultural influence on the
development of accounting systems internationally” Abacus Vol 24: 1-15, trong
Trang 16bài viết này, Gray xác định được bốn khía cạnh kế toán có thể được sử dụng để xác định văn hóa kế toán 1 quốc gia: phát triển nghề nghiệp so với kiểm soát theo luật định; thống nhất so với linh hoạt; Bảo thủ so với sự lạc quan; bí mật so với công khai Gray mở rộng mô hình Hofstede (1980) bằng cách liên kết yếu tố kế toán với các giá trị và chuẩn mực xã hội.
Gray lập luận rằng bản chất hệ thống kế toán của một quốc gia xuất phát từ những đặc trưng của xã hội đó Tuy nhiên Gray chưa nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra lý thuyết của mình
[2] Eddie, I.A (1990), “Asia Pacific cultural values and accounting
systems” Asia Pacific International Management Forum Vol 16: 22-30 Eddie
thực hiện nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên theo mô hình của Gray Phương pháp nghiên cứu để kiểm tra lý thuyết bằng cách xây dựng một chỉ số của giá trị kế toán cho mười ba nước Châu Á-Thái Bình Dương và sau đó kết hợp với yếu tố văn hóa của Hofsteded Kết quả là có mối quan hệ giữa các yếu tố văn hoá và kế toán, tuy nhiên các phương pháp đo lường chưa nghiêm ngặt và chưa có xác nhận độc lập, và như vậy những phát hiện này đã nhanh chóng bị bác bỏ
[3] Salter, S.B và F Niswander (1995), “Cultural influence on the
development of accounting systems internationally: a test of Gray's (1988) theory”, Tạp chí Nghiên cứu kinh doanh quốc tế Vol 26: 379-397 Salter, S.B
và F Niswander mở rộng nghiên cứu của Eddies (1990) dựa trên dữ liệu 29 quốc gia, sử dụng phân tích hồi quy để kiểm tra giả thuyết của Gray các giá trị kế toán của Gray là biến phụ thuộc và giá trị văn hóa Hofstede như biến độc lập Họ nhận thấy rằng mô hình của Gray là giải thích tốt nhất trong việc thực hành báo cáo tài chính thực tế nhưng tương đối yếu trong việc giải thích cấu trúc chuyên nghiệp
Họ cũng nhận thấy rằng kết hợp trình độ phát triển của thị trường tài chính và mức thuế tăng khả năng giải thích của mô hình của Gray Trong kết luận của họ,
họ đề nghị thử nghiệm thêm và mở rộng của mô hình theo chiều dọc của sự thay đổi kế toán ở các nước khác nhau là cần thiết để xem trong những yếu tố xác định là quan trọng nhất để thay đổi kế toán ở các nước khác nhau
Trang 17[4] Zarzeski, M.T (1996), "Spontaneous harmonization effects of culture
and market forces on accounting disclosure practices”, Accounting Horizons
Vol 10: 18-37 Zarzeski cho rằng không chỉ văn hoá mà còn do yêu cầu chủ sở hữu quốc tế của công ty ảnh hưởng đến việc hành nghề kế toán, cụ thể là vấn đề công bố thông tin kế toán trong mô hình của Gray (1988) sẽ phụ thuộc vào tính quốc tế của công ty
[5] Wingate, M.L (1997) “An examination of cultural influence on audit
environments” Research in Accounting Regulation Supp 1: 129-148 Wingate
chỉ xem xét một yếu tố văn hoá để kiểm tra sự ảnh hưởng đến việc công bố thông tin kế toán Sử dụng dữ liệu độc lập về công khai tài chính là biến phụ thuộc, và những giá trị văn hoá của Hofstede là biến độc lập áp dụng cho 39 quốc gia, Wingate phát hiện ra rằng, điều này trái với giả thuyết của Gray (1988) Khoảng cách quyền lực ảnh hưởng không đáng kể đến việc công bố thông tin
[6] Jaggi, B và P.Y Low (2000) “Impact of culture, market forces, and
legal system on financial Disclosures”, Tạp chí Quốc tế về kế toán Vol 35:
495-519 Jaggi và Low xem xét các vấn đề về văn hóa, công bố kế toán và hệ thống pháp luật kế toán bằng dữ liệu từ 3 quốc gia sử dụng Điển chế Luật (Code Law)
và 3 quốc gia dùng Thông luật (Common Law) Kết quả là: đối với các nước dùng Common Law, không biến văn hóa nào có ý nghĩa; đối với các nước dùng Code-law thì tất cả các biến văn hóa có ý nghĩa nhưng mà chỉ có 1 biến có chiều hướng diễn ra giống như trong giả thiết của Gray Jag và Low kết luận không chỉ giả thiết Gray có yếu tố bí mật với công khai là không phù hợp mà các yếu tố văn hóa của Hofstede cũng có thể đã lỗi thời Ngoài ra bởi vì các chỉ số văn hóa (theo
lý thuyết của Hofstede) được lấy ra cũng chỉ từ 1 công ty IBM nên có thể không phản ánh được sự đa dạng của từng nước trong tổng số 39 quốc gia Kết quả nghiên cứu cho thấy nền văn hóa có ít hoặc không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin một khi hệ thống pháp luật được xem xét
[7] Iraj Noravesh, Zahra Dianati Dilami và Mohammad S.Bazaz (2007),
“The impact of culture on accounting: does Gray’s model apply to Iran?”,
Trang 18Review of Accounting and Finance, Vol 6:254-272 Mục đích của bài viết này là
để kiểm tra các mối quan hệ giữa các giá trị văn hoá (như định nghĩa bởi Hofstede) và các giá trị kế toán (như mô tả của Gray) tại Iran, kết quả cho thấy là phù hợp hơn một nửa trong số các giả thuyết của Gray về mối quan hệ giá trị văn hoá với giá trị kế toán ở Iran Sự không phù hợp là do nhiều vấn đề như sự phát triển bất thường trong kế toán ở Iran, tác động của kinh tế không ổn định, sử dụng phương pháp kế toán không phù hợp, tác động của quyền sở hữu của chính phủ , và sự thiếu phát triển thị trường vốn truyền thống có thể là yếu tố xác định
lý do một số các giả thuyết của Gray đã không được hỗ trợ
[8] Davood Askarany, “Culture and accounting practices in Turkey” , Int
J Accounting, Auditing and Performance Evaluation, Vol 5, No 1, 2008 Bài báo này nghiên cứu những ảnh hưởng của các giá trị văn hóa đến thực hành kế toán tại Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách áp dụng lý thuyết của Gray (Gray, 1988) để kiểm tra việc thực hành kế toán hiện tại ở Thổ Nhĩ Kỳ Lý thuyết văn hóa kế toán của Gray dự đoán rằng thực hành kế toán ở Thổ Nhĩ Kỳ nên có xu hướng hướng tới kiểm soát theo luật định trong cơ quan kế toán, giữ bí mật liên quan đến công bố báo cáo tài chính, và sử dụng các phương pháp kế toán thống nhất nhưng bảo thủ trong việc đo lường các yếu tố báo cáo tài chính Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối liên hệ giữa các giá trị văn hóa xã hội và kế toán tại Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu đã xác nhận dự đoán đúng của tính thống nhất trong việc áp dụng phương pháp kế toán và áp dụng các phép đo bảo thủ theo lý thuyết của Gray, tuy nhiên hai thuộc tính còn lại cho kết quả khác biệt là tính chuyên nghiệp cho cơ quan kế toán và minh bạch trong tiết lộ thông tin tài chính Liên quan đến lý thuyết của Gray đã được chứng minh là sự né tránh những vấn đề không chắc chắn cao và chủ nghĩa cá nhân thấp liên quan tích cực đến bảo thủ Ngoài ra, trong việc thực thi kế toán, thì khoảng cách quyền lực cao nhất và sự né tránh những vấn đề không chắc chắn và chủ nghĩa cá nhân thấp nhất được liên kết với sự thống nhất kế toán, nhưng không ảnh hưởng đến tính chuyên nghiệp
và thuyết minh thông tin tài chính ở Thổ Nhĩ Kỳ
Trang 19[9] David R Borker, Ph.D., 2012, MAcc., CPA, Manhattanville College,
USA “Accounting, Culture, And Emerging Economies: IFRS In The BRIC
Countries” David R Borker áp dụng bốn giả thuyết của Gray vào 4 nước:
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc Kết quả Nga và Brazil có tương đồng với giả thuyết của Gray hơn là Ấn Độ và Trung Quốc về các vấn đề công bố thông tin
Cụ thể, Nga và Brazil thể hiện yếu tố văn hóa gắn liền với sự phát triển của hệ thống kế toán đặc trưng bởi sự kiểm soát theo luật định, tính thống nhất, Bảo thủ,
và bí mật Ngược lại với những yếu tố được đề xuất để đại diện cho theo IFRS là phát triển nghề nghiệp, tính linh hoạt, sự lạc quan và công khai Hai nước Ấn Độ
và Trung Quốc gần hơn chứ không hoàn toàn phù hợp với IFRS Tất cả bốn nước BRIC cho thấy chỉ số khoảng cách quyền lực cao hơn tất cả các G7, trừ Pháp
[10] David R Borker (2013), “Accounting And Cultural Values: IFRS In
3G Economies”, International Business & Economics Research Journal – June
2013, Vol 12, No 6 Mục đích của bài viết để đánh giá hiệu quả các thuộc tính văn hoá trong quá trình thực hiện Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với từng nước thuộc nhóm Global Growth Generators (3Gs) gồm 11 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Ai Cập, Idonesia, Iraq, Mông Cổ, Nigeria, Philippines, Sri Lanka và Việt Nam Borker thực hiện nghiên cứu bằng việc sử dụng 6 yếu tố văn hoá được phát triển bởi Hofstede (1980) và Hofstede, Hofstede
& Minkov (2010) và các yếu tố kế toán được xây dựng bởi SJ Gray (1988) Kết quả cho thấy các nước có chỉ số 3G cao thì có các yếu tố kế toán gần với tiêu chuẩn của IFRS, có xu hướng thuận lợi trong việc thực hiện IFRS
[11] Ogbodo, Okenwa C.Y., PhD, “The Influence of Cultural Values on
Accounting Practice in Nigeria”, Developing Country Studies, Vol.5, No.3,
2015 Mục đích của nghiên cứu này nhằm xem xét ảnh hưởng của văn hóa về thực hành kế toán tại Nigeria Kết quả nghiên cứu đã chứng minh được 3 vấn đề: thứ nhất, dựa vào văn hóa có thể dự đoán việc xác định các lựa chọn về kỹ thuật
và hành vi của kế toán, thứ hai, văn hóa sẽ ảnh hưởng đến việc thi hành và áp
Trang 20dụng chuẩn mực kế toán ở Nigieria, cuối cùng, nghiên cứu cho rằng văn hóa cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành ý kiến kiểm toán
1.3 NHẬN XÉT VỀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH VẤN
ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.3.1 Nhận xét các nghiên cứu trong nước
Qua việc tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong nước cho thấy, chưa có nghiên cứu chính thức về đặc trưng của văn hóa Việt Nam ảnh hưởng đến kế toán Tuy nhiên, có rất nhiều đề tài nghiên cứu khẳng định văn hóa là một nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kế toán Trong chuyên đề “Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia để xác định phương hướng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của Việt Nam” của Vũ Hữu Đức (1999, tr23) có đề cập đến quan điểm để đánh giá ảnh hưởng của văn hóa đến kế toán có thể được xem xét ở 2 quan điểm: Quan điểm của Geert Hofstede
và quan điểm lịch sử được thể hiện như sau:
Theo bảng đặc điểm phân biệt giữa các nền văn hóa của Hofstede: Vũ Hữu Đức thừa nhận: Văn hóa Việt Nam có khoảng cách quyền lực trung bình, chủ nghĩa tập thể, né tránh các vấn đề chưa rõ ràng và định hướng dài hạn Ảnh hưởng của môi trường văn hóa này dẫn đến một hệ thống kế toán hướng về các quy định chặt chẽ, thống nhất của Nhà nước, các thông tin ít được công khai, và báo cáo kế toán thường bảo thủ hơn
Theo quan điểm lịch sử: Các đặc điểm lịch sự sẽ ảnh hưởng đến hệ thống
kế toán Việt Nam:
- Ảnh hưởng của Khổng Giáo trong nền văn hóa Việt Nam khá lớn Điều này nhấn mạnh đến vai trò của tập thể, tôn trọng quan điểm chính thức hơn những thỏa ước tự phát
- Ảnh hưởng của nền văn hóa Pháp khá sâu do hơn 100 năm thực dân Pháp thống trị Việt Nam Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, hệ thống kế toán Việt Nam hướng tới là kế toán Pháp
Trang 21- Hệ thống kế toán Việt Nam hình thành từ nền kinh tế tập trung, đã để dấu ấn khá lớn trong quản lý, điều hành, hệ quả là nhà nước can thiệp sâu vào hoạt động doanh nghiệp
Những đặc điểm lịch sử đó dẫn đến hệ thống kế toán Việt Nam là do Nhà nước thiết lập, phục vụ cho doanh nghiệp và nhu cầu quản lý của Nhà nước Vì vậy hệ thống kế toán Việt Nam đặt nặng sự tuân thủ hơn là xét đoán nghề nghiệp Tóm lại, quan điểm nhìn nhận văn hóa là một nhân tố ảnh hưởng đến kế toán chỉ mới đánh giá sơ bộ ở tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam, chưa nghiên cứu cụ thể và tổng quát về những đặc thù của cơ sở văn hóa
1.3.2 Nhận xét các nghiên cứu nước ngoài
Tổng quan các nghiên cứu về văn hóa ảnh hưởng đến kế toán cho thấy, việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa kế toán và văn hóa đã được tranh luận rộng rãi bởi các học giả và các học viên từ năm 1980 Đặc biệt là sau mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa với kế toán của Gray (1988), các nhà nghiên cứu kế toán đã ủng hộ việc đưa văn hóa như là một thành phần của hệ thống xã hội trong việc giải thích hành vi khác nhau trong thực hành kế toán Đa số các nghiên cứu về văn hóa đều dựa trên cơ sở lý thuyết văn hóa của Hofstede, kiểm tra mô hình lý thuyết văn hóa và kế toán của Gray, kết quả cũng có sự khác biệt ở mỗi quốc gia so với giả thuyết của Gray Sự khác biệt so với giả thuyết của Gray chủ yếu là ở vấn đề công bố thông tin kế toán, ví dụ như theo Zarzeski, M.T (1996), việc công bố thông tin như thế nào là phụ thuộc vào tính quốc tế của công ty, theo Wingate (1997), khoảng cách quyền lực ảnh hưởng không đáng kể đến việc công bố thông tin, còn Jaggi, B và P.Y Low (2000) khẳng định, văn hóa ảnh hưởng không đáng kể đến mức độ công bố thông tin một khi hệ thống pháp luật được xem xét Nguyên nhân của sự khác biệt với giả thuyết của Gray qua các nghiên cứu trên chủ yếu là do đặc tính riêng của các quốc gia, chẳng hạn tác động của kinh tế không ổn định, sử dụng phương pháp kế toán không phù hợp, tác động của quyền sở hữu của chính phủ, và sự thiếu phát triển thị trường
Trang 22vốn truyền thống (Iraj Noravesh, Zahra Dianati Dilami và Mohammad S.Bazaz, 2007), hoặc do hệ thống pháp luật (Jaggi, B và P.Y Low, 2000)
Tuy nhiên, qua việc thu thập tài liệu nghiên cứu, tác giả nhận mô hình lý thuyết văn hóa kế toán của Gray (1988) vẫn là nền tảng cho các nghiên cứu về văn hóa và kế toán, nhằm xác định đặc điểm của nền văn hóa, dự đoán xu hướng phát triển trong thực hành kế toán, tiến đến hội nhập với thông lệ kế toán quốc tế
1.3.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, tác giả nhận thấy chưa có các nghiên cứu liên quan đến cơ sở văn hóa ảnh hưởng kế toán tại Việt Nam Việc đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống kế toán quốc gia chỉ mới được đánh giá tổng quát về cả môi trường kinh doanh, chính trị
và văn hóa Ngoài ra, theo nghiên cứu về văn hóa Việt Nam theo các khía cạnh văn hóa của Hofstede của Borker (2013) vẫn chỉ ở góc độ thừa nhận các điểm số văn hóa Hofstede để áp dụng và kiểm tra mô hình văn hóa kế toán của Gray nhằm đánh giá về sự phù hợp của kế toán Việt Nam khi hướng đến việc vận dụng IFRS Như vậy, ở góc độ văn hóa, Kế toán Việt Nam hiện nay sẽ được mô tả như thế nào? Có thể dựa vào vốn văn hóa của quốc gia mình để định hướng và phát triển kế toán Việt Nam trong xu thế hội nhập hay không? Với những nhận định trên, điểm mới của đề tài là nghiên cứu định tính về cơ sở văn hóa Việt Nam, nhằm mô tả các đặc trưng văn hoá Việt Nam, lập luận dựa trên các đặc điểm của hệ thống kế toán để xác định các đặc trưng của hệ thống kế toán Việt Nam ở góc độ văn hóa, áp dụng mô hình văn hóa kế toán của Gray để nghiên cứu định lượng, nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của cơ sở văn hóa Việt Nam đến các khía cạnh của hệ thống kế toán Từ đó, đưa ra gợi ý là có thể dựa vào giá trị văn hoá để giải thích, dự báo sự phát triển của kế toán trong tương lai hay không
Trang 23KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày kết quả tìm hiểu, tổng quan về tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề văn hóa ảnh hưởng đến kế toán Thông qua thu thập tài liệu nghiên cứu với tổng cộng 5 nghiên cứu trong nước và 11 tài liệu nghiên cứu nước ngoài có liên quan đến vấn đề văn hóa và kế toán Từ việc tóm tắt các phương pháp và kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan, tác giả đã xác định được mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Trang 24CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA ĐẾN KẾ TOÁN
Trong Chương 2, tác giả trình bày các khái niệm cơ bản về văn hóa và kế toán, nghiên cứu các thành phần của cơ sở văn hóa Việt Nam nhằm xác định các đặc trưng của môi trường văn hóa Việt Nam, đánh giá sự tương đồng của cơ sở văn hóa Việt Nam với các khía cạnh văn hóa theo lý thuyết văn hóa Hofstede, từ
đó xác định các nhân tố thuộc môi trường văn hóa có ảnh hưởng đến các khía cạnh kế toán của hệ thống kế toán Việt Nam
2.1 VĂN HÓA VÀ ĐẶC TRƯNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VIỆT NAM 2.1.1 Văn hóa
a Khái niệm
Văn hoá theo quan niệm phương Đông: “Văn” nghĩa là những cái đẹp,
“Hoá” nghĩa là chuyển hoá, biến hoá “Văn hoá” nghĩa là làm cho trở thành đẹp
Và từ lâu, người Trung Quốc quan niệm: “Văn” là những cái tốt đẹp của cuộc sống đã được đúc kết, “Hoá” là đem cái đã được đúc kết ấy hoá thân trở lại cuộc sống, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
Đối với phương Tây: Thuật ngữ văn hóa bắt nguồn từ tiếng Latin “cultus”
có nghĩa gốc là “sự trồng trọt”, được hiểu theo 2 sắc độ ngữ nghĩa là “cultus agri” (trồng trọt ngoài đồng) và “cultus animi” (trồng trọt tinh thần – sự giáo dục) Vậy, “Cultus” có xem như là việc làm gia tăng, sinh sôi phát triển ở cả góc
độ vật chất và tinh thần theo chiều hướng tốt đẹp
Về nghĩa gốc, dù theo quan niệm phương Tây hay phương Đông, văn hóa gắn liền với giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, đào tạo con người, một tập thể người để cho họ có phẩm chất tốt đẹp, cuộc sống vật chất lẫn tinh thần phong phú hơn
Theo định nghĩa của Trần Ngọc Thêm, Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các
giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt
Trang 25động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội (Trần Ngọc Thêm, 1997)
Như vậy, ta có thể hiểu văn hoá là toàn bộ những nét đặc trưng mà mỗi dân tộc, mỗi quốc gia sáng tạo, tích luỹ trong quá trình sống, ứng xử với nhau, ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, nó biểu hiện qua tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, phong tục, tập quán… mục đích chung là hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn về cả vật chất và tinh thần
b Các đặc trưng và chức năng của văn hóa
(1) Văn hóa có tính hệ thống, thực hiện chức năng tổ chức xã hội
Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội
(2) Văn hóa có tính giá trị, thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội
Tính giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận, mong muốn đạt được, là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người Xem xét các giá trị, văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ hai là chức năng điều chỉnh
xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội
(3) Văn hóa có tính nhân sinh, thực hiện chức năng giao ti p
Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo) Văn hóa là cái
tự nhiên được biến đổi bởi con người Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó
(4) Văn hóa có tính lịch sử, thực hiện chức năng giáo dục
Văn hóa như sản phẩm của một quá trình và được tích luỹ qua nhiều thế
hệ Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị Tính
Trang 26lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới
c Giá trị văn hóa theo Hofstede
Khoảng cách quyền lực (Power Distance -PDI): là yếu tố thể hiện mức
độ xã hội chấp nhận sự bất bình đẳng bên trong các định chế (gia đình, cộng đồng…), điều này có thể được xác định bởi mức độ phân cấp tại nơi làm việc và khoảng cách giữa các tầng lớp xã hội, nó là mức độ mà cấp dưới không được dự kiến sẽ bày tỏ sự bất đồng với giám sát viên và giám sát viên của họ không được
dự kiến sẽ tham khảo ý kiến với cấp dưới trong quá trình ra quyết định
Chủ nghĩa cá nhân (Individualism – IDV): liên quan đến mối quan hệ
giữa cá nhân với nhau và với xã hội Trong xã hội thiên về chủ nghĩa cá nhân, mối quan hệ giữa con người tương đối lỏng lẻo, mỗi người có xu hướng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình các cá nhân chỉ quan tâm, chăm lo cho bản thân và gia đình riêng của mình, xu hướng làm việc một mình hoặc một nhóm riêng của mình, Những xã hội này ưa thích tính cá nhân hơn sự đoàn kết tập thể, cạnh tranh là tiêu chuẩn và ai cạnh tranh tốt nhất sẽ giành được phần thưởng
Sự tránh né những vấn đề chưa rõ (Uncertainty Avoidance - UAI): thể
hiện tính chất mà xã hội phải đối phó với tương lai không biết trước được như thế nào, và ta nên cố gắng để kiểm soát tương lai, hay để cho nó xảy ra? Sự nhập nhằng này mang đến cho nó sự lo lắng, có nhu cầu cần dự đoán trước mọi tình huống, mọi thứ phải được kiểm soát bởi các luật lệ rõ ràng
Sự Nam tính (Masculinity- MAS): Không phải là giá trị phản ánh
mối quan hệ giới tính mà là cá tính từng giới trong cách nghĩ cách làm Các nền văn hoá nam tính sẽ có biểu hiện: muốn chinh phục, thiên về bạo lực, với môi trường xã hội thì ưa độc tôn, coi trọng cạnh tranh, sự quyết đoán, tham vọng, hiệu quả, thẩm quyền, và sự tích luỹ của cải, chú trọng đến sự nghiệp, kiếm tiền
và hầu như không quan tâm đến những thứ khác
Trang 27Tuy vậy, nghiên cứu của Hofstede vẫn có một số hạn chế Công trình nghiên cứu này dựa trên các dữ liệu đã cũ, thu thập được trong khoảng thời gian
từ năm 1968 đến năm 1972 Công trình này đã không thể lý giải được sự hội tụ các giá trị văn hóa đã xuất hiện trong suốt vài thập kỉ qua Những phát hiện của Hofstede đều dựa trên ý kiến của những nhân viên của một công ty đơn lẻ – công
ty IBM, do đó rất khó để khái quát hoá vấn đề Cuối cùng, ông đã sử dụng bảng câu hỏi để thu thập dữ liệu, phương pháp này không hiệu quả khi điều tra một số vấn đề sâu xa xung quanh phương diện văn hoá Cuối cùng, Hofstede vẫn không nắm bắt được tất cả các khía cạnh tiềm ẩn của văn hoá
Định hướng dài hạn (Long-term Orientation – LTO): Để phản ứng lại
với phê phán về công trình nghiên cứu trước, Hofstede đã bổ sung khía cạnh thứ năm Khía cạnh này thể hiện mức độ ở đó con người và các tổ chức trì hoãn sự thoả mãn để đạt được thành công trong dài hạn, coi trọng sự kiên trì, tôn trọng nghĩa vụ pháp lý và xã hội trong một chừng mực nào đó, có ý thức tiết kiệm, họ coi trọng các yêu cầu đạo đức, khuynh hướng điều chỉnh truyền thống cho phù hợp với tình hình hiện tại Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp và con người trong các nền văn hoá định hướng dài hạn có xu hướng nhìn về lâu dài khi lập kế hoạch và cuộc sống
Sự Đam mê với kiềm ch (Indulgence vs Restraint – IVR ): Hofstede
tiếp tục mở rộng quy mô khảo sát và bổ sung chiều kích thứ sáu Sự đam mê là
xu hướng cho phép sự hài lòng tự do của những ham muốn cơ bản và tự nhiên của con người liên quan đến hưởng thụ cuộc sống và vui vẻ Ngược lại, kiềm chế (Restraint) phản ánh một niềm tin rằng sự hài lòng như vậy cần phải được kiềm chế và bị điều chỉnh bởi các chuẩn mực xã hội, quy định nghiêm ngặt
Nghiên cứu của Hofstede (Hofstede ,1980) đã là chất xúc tác cho nhiều nghiên cứu kế toán quốc tế được tiến hành từ năm 1980 Trên thực tế, giá trị văn hóa Hofstede đã trở thành mô hình chi phối, gần như bắt buộc đối với những người nghiên cứu kế toán quốc tế
2.1.2 Cơ sở văn hoá Việt Nam
Trang 28a Xác định tọa độ nền văn hoá Việt Nam
Chủ thể văn hoá là các dân tộc Việt Nam
Gồm 54 dân tộc có chung nguồn gốc từ chủng Indonesien (Mã lai cổ) nhưng lại đa dạng và sống rải rác khắp từ Bắc đến Nam, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hoá Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng
Lãnh thổ văn hoá Việt Nam:
Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, lãnh thổ bao gồm ¾ là đồi núi, ¼ còn lại là đồng bằng Đó là nhân
tố đầu tiên và cũng là nhân tố làm nên đặc trưng gốc của văn hoá Việt Nam, văn
hóa gốc nông nghiệp mang tính trọng tĩnh, ưa thích ổn định, do nghề nghiệp
chính của mình phụ thuộc vào tự nhiên rất nhiều nên sống hài hòa với nhau
Lịch sử văn hoá Việt Nam
Gắn liền với quá trình dựng nước, chống giặc ngoại xâm, ứng phó với thiên tai, lũ lụt tạo cho người Việt tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, khó khăn đó là nét văn hóa mang tính cộng đồng Trong quá trình đó, văn hoá Việt Nam giao lưu, tiếp biến với văn hoá với Trung Hoa, văn hoá Chiêm Thành, Chân Lạp, văn hoá Pháp, Liên Xô, Đông Âu, và Mỹ Trong điều kiện giao lưu văn hoá với nhiều nước trên thế giới, ta vừa kế thừa, gìn giữ bản sắc dân tộc, vừa tiếp nhận được những thành tựu, chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, hình thành nét văn hóa đa sắc nhưng đặc trưng, mang đậm tính chất Việt
Nội dung của nền văn hoá Việt Nam
Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống văn hóa – Trần Ngọc Thêm
Trang 29Dựa trên hệ thống lý thuyết chúng ta xem văn hóa như một hệ thống gồm
4 tiểu hệ: Văn hoá nhận thức, Văn hoá tổ chức đời sống, Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên, Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội Cấu trúc của hệ thống
văn hóa được mô tả ở Hình 2.1: Cấu trúc của hệ thống văn hóa
Ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo đến Việt Nam
Tư tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến Việt Nam Đức Nhân, Nghĩa của Nho giáo đã làm cho con người có sự đối
xử nhân ái, khoan dung, độ lượng với nhau Đức lễ, với hệ thống các qui định chặt chẽ đã giúp con người có thái độ và hành vi ứng xử với nhau theo thứ bậc, theo khuôn phép Xét theo phương diện pháp luật thì lễ của Nho giáo có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự, kỷ cương của xã hội, ngày nay chúng ta có thể
kế thừa Nho giáo quan niệm trong nước cần phải có pháp lễ (luật pháp) thì nước mới nghiêm; trong gia đình phải có gia pháp thì mới có trên có dưới Điều này đã tạo cho con người nếp sống trên kính dưới nhường, tôn trọng thứ bậc Tư tưởng chính danh giúp cho con người xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình
để từ đó suy nghĩ và xử thế đúng trong các quan hệ xã hội Nhà nước Việt Nam
đã khai thác tính chất cứng rắn, trật tự này để tổ chức và quản lý đất nước
Bên cạnh ảnh hưởng tích cực, Nho giáo cũng có một số tác động tiêu cực,
do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý các công việc và các mối quan hệ
xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luật Ngoài ra, với truyền thống “thân thân”, “thân hiền” của Nho giáo, đã hình thành thói quen tuyển dụng, sắp xếp và bố trí cán bộ không theo năng lực, trình độ và đòi hỏi của công việc mà dựa vào sự thân thuộc, gần gũi trong quan hệ tông tộc, dòng họ Đạo cương – thường của Nho giáo là bắt bề dưới phải phục tùng bề trên đã tạo nên thói gia trưởng, biểu hiện trong gia đình là quyền quyết định của người cha, người chồng, ở cơ quan là quyền duy nhất là của lãnh đạo Sự giáo dục và tu dưỡng đạo đức của Nho giáo còn mang tính cứng nhắc đã tạo nên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động
Trang 30b Tổng hợp đặc trưng văn hoá Việt Nam, tạo mối tương đồng với giá trị văn hóa của Hofstede
Theo Dương Thị Liễu, (2008- tr 301), văn hóa Việt Nam thể hiện ở các đặc tính: Lối sống trọng tĩnh; Tính cộng đồng; Lối sống trọng tình; Ý thức về thể diện; Lối sống linh hoạt; Tâm lý học làm quan; Tư tưởng gia tộc; Tính địa phương cục bộ; Tôn trọng thứ bậc trong xã hội, thủ tiêu vai trò của cá nhân; Sùng bái thế lực tự nhiên
Dựa trên những đặc trưng cơ sở văn hóa Việt Nam, tác giả xác định các yếu
tố văn hóa Việt Nam (tương đồng với các yếu tố văn hóa của Hofstede) có thể có ảnh hưởng đến quan điểm, hành vi của người thực hiện công tác kế toán, từ đó ảnh hưởng đến đặc điểm kế toán Việt Nam gồm:
1 Tính cộng đồng (tương đồng với chiều Chủ nghĩa tập thể - Hofstede): Người
Việt có tính cộng đồng cao, tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể, các thành viên hòa nhập vào cộng đồng, liên kết thành những mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, bảo vệ nhau và họ theo đuổi cái gọi là trách nhiệm cộng đồng Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam được xác định là có chủ nghĩa tập thể thấp (20), có nghĩa là mang tính cộng đồng cao, nền văn hóa Việt Nam đo lường phù hợp với lập luận
Đo lường tính cộng đồng: Dựa vào phân tích trên và Tham khảo nhân tố phân
biệt giữa xã hội cá nhân và xã hội tập thể của G.Hofstede (1991), Xem phụ lục 2.1 tác giả xác định các thang đo tính cộng đồng gồm:
- Ý kiến được định trước bởi tập thể
- Hỗ trợ tốt từ đồng nghiệp
- Hợp tác đồng nghiệp tốt
- Lợi ích của tập thể cao hơn lợi ích cá nhân
2 Lối sống dung hòa (tương đồng với chiều Nữ tính – Hofstede): Với nền văn
hóa gốc nông nghiệp lúa nước (âm tính), lối sống trọng tĩnh ảnh hưởng lên cách thức làm việc của cá nhân và tổ chức Theo chiều “nữ tính” này thì Người Việt có tính ôn hòa, giải quyết các vấn đề mềm mỏng, khéo léo, chú
Trang 31trọng đến mối quan hệ, thân thiện hợp tác, quan tâm đến nhau, ít trực tiếp bảo
vệ ý kiến của mình, coi trọng những giá trị tinh thần, khuynh hướng nâng cao chất lượng cuộc sống, thích ổn định nên trong công việc cũng bị ảnh hưởng là thụ động, không muốn thực hiện các ý tưởng mới hay cách thức mới Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ phát triển, việc mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đang dần thay đổi lối sống cũng như cách làm việc, biểu hiện đối với các tổ chức luôn phải đối mặt với vấn đề cạnh tranh và họ sẵn sàng tiếp nhận phương pháp mới để cải thiện hiệu quả công việc, các cá nhân cũng không ngừng phấn đấu lập thành tích, tìm kiếm cơ hội thăng tiến, hướng tới các giá trị cạnh tranh, thành đạt Điều này cho thấy văn hóa đang thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội Vì vậy tác giả xác định ở chiều kích này, tính ôn hòa do lối sống trọng tĩnh của người Việt đang chịu ảnh hưởng của thời kỳ quá độ, tiếp nhận những ưu điểm của “tính Độc tôn” hay “tính Nam tính” trong văn hóa Hofstede để hoàn thiện
và hội nhập, đồng thời vẫn giữ được truyền thống, tính cách dung hòa, khéo léo của văn hóa tĩnh Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam được xác định là có Nam tính (40)
Đo lường tính dung hòa: Dựa vào phân tích trên và Tham khảo bảng khảo sát
của Anthony (2005), Xem phụ lục 2.5 tác giả xác định các thang đo gồm:
- Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp (Bảng khảo sát Anthony (2005))
- Môi trường làm việc cạnh tranh
- Khen thưởng thỏa đáng
3 Tính thích ứng (tương đồng với chiều sự chấp nhận những vấn đề chưa rõ Hofstede): Đặc trưng làng xã khép kín của người Việt tạo ra 2 đặc tính trái
ngược là tính cộng đồng và tính tự trị, hai tính cách được bộc lộ trong những môi trường khác nhau, là hai mặt của cùng một bản chất, biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam Người Việt với nguồn gốc nông
Trang 32nghiệp lúa nước làm việc theo mùa vụ nên có lối sống ôn hòa, họ làm việc chăm chỉ khi cần thiết và thoải mái nghỉ ngơi mà không cảm thấy lo lắng với các tình huống rảnh rỗi hay mơ hồi Từ tính cách khép kín nhưng lại linh hoạt sẵn sàng thay đổi khi cần thiết đó, tác giả chấp nhận tính thích ứng tốt trong văn hóa Việt, với mặt hạn chế là tùy tiện, sự né tránh vấn đề không chắc chắn thấp là phù hợp quan điểm văn hóa của Geert Hofstede (điểm số 30)
Đo lường tính thích ứng: Tham khảo bảng khảo sát của Anthony (2005), Xem
phụ lục 2.5 tác giả xác định các thang đo tính thích ứng gồm:
- Phá vỡ quy tắc tổ chức, Định hướng quy tắc
- Ít khi cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng
- Sẵn sàng thay đổi việc làm
4 Tôn trọng thứ bậc trong tổ chức (tương đồng với chiều khoảng cách quyền lực – Hofstede): trải qua hàng nghìn năm xã hội phong kiến, lễ giáo phong
kiến để lại tâm lý người Việt Nam kính trọng người già, đề cao vai trò “bô lão”, từ đó phân định thứ bậc trong tổ chức, xã hội Điều này tạo cho cấp trên
tư tưởng gia trưởng độc đoán, bảo thủ, để giải quyết các công việc chung, tác phong quan liêu Cấp dưới chấp nhận vị trí của mình, thụ động trong công việc, luôn chờ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo, không dám đi ngược lại ý kiến cấp trên, tập thể, họ phải cư xử và hành động theo chuẩn mực và quy tắc của tập thể, sinh ra thói dựa dẫm ỷ lại vào tập thể, mỗi cá nhân có xu hướng che giấu cá tính riêng, độc đáo của mình, họ thường rụt rè không dám nói lên
chính kiến Mặt tích cực của yếu tố này là cấp dưới muốn cống hiến hết mình
cho cấp trên, cho tổ chức, cố gắng hoàn thành tốt công việc nên chất lượng công việc đạt kết quả tốt hơn bắt nguồn từ sự kính trọng, tự nguyện Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam được xác định là có khoảng cách quyền lực cao (70)
Đo lường Sự tôn trọng thứ bậc: Tham khảo bảng khảo sát của Anthony (2005),
Xem phụ lục 2.5 và tham khảo nhân tố phân khoảng cách quyền lực cao và
Trang 33khoảng cách quyền lực thấp của G.Hofstede (1991), xem phụ lục 2.2, tác giả xác
định các thang đo tôn trọng thứ bậc gồm:
- Cấp dưới ít khi thể hiện bất đồng với cấp trên (Anthony(2005))
- Cấp dưới chấp nhận (mong muốn) sự hướng dẫn của cấp trên
- Hình thành quyền lực từ uy tín, khả năng dùng sức mạnh
5 Định hướng dài hạn (Long-term Orientation – LTO): Đây là khía cạnh đặc
trưng trong văn hoá truyền thống của các nước châu Á, cùng với đặc tính linh hoạt đã được phân tích như trên, tác giả xác định đặc điểm nền văn hóa Việt Nam có định hướng dài hạn Ở quan điểm văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam được xác định là có định hướng dài hạn (57)
Đo lường Định hướng dài hạn: Dựa vào phân tích trên và tham khảo nhân tố
phân biệt giữa xã hội định hướng dài hạn và định hướng ngắn hạn của
G.Hofstede (1991) Xem phụ lục 2.3, tác giả xác định các thang đo Định hướng
dài hạn gồm:
- Quan tâm đến đầu tư cho tương lai
- Quan tâm lợi ích trong tương lai hơn là cố gắng thể hiện thể diện
6 Khả năng kiềm chế đam mê (Indulgence vs Restraint – IVR) Ở quan điểm
văn hóa của Geert Hofstede, nền văn hóa Việt Nam được xác định là có tính biết Kiềm chế các ham muốn, sở thích (35), Xã hội với số điểm thấp trong không gian này có xu hướng hoài nghi và bi quan
Đo lường Khả năng kiềm ch đam mê: Dựa vào phân tích trên, tác giả xác định
các thang đo Khả năng kiềm ch đam mê gồm:
- Bỏ qua các hoạt động vui chơi tập thể vì lo lắng công việc
- Bỏ qua sở thích riêng nếu có thể làm ảnh hưởng công việc
7 Tâm lý Trọng tình – (chiều ngược lại là Trọng lý)
Theo Lâm Bá Hòa (2012), bàn về vấn đề tình và lý trong văn hóa truyền thống Việt Nam là đề cập đến mối quan hệ giữa người và người được hình thành dựa trên các nguyên tắc ứng xử như thế nào sao cho quan hệ ấy trở nên hài hòa và hợp lý trong sinh hoạt cộng đồng Nếu đặt lợi ích dòng họ, tông tộc,
Trang 34đặt nặng quan hệ huyết thống, lợi ích nhóm, đặt nặng sự ổn định hơn đổi mới
và phát triển thì được gọi là tình Còn lý được hiểu là thái độ khách quan trong
đánh giá, và ứng xử với nhau của các cá nhân, lấy thực tiễn để làm tiêu chuẩn chân lý, công khai minh bạch, lấy lợi ích cộng đồng làm thước đo, phải biết nhìn xa trông rộng, tuân thủ chuẩn tắc của xã hội hiện đại
Tóm lại, Tâm l trọng tình là nguyên tắc hành xử dựa trên cảm tính
hơn là các số liệu cụ thể, các quy ước, ràng buộc trong các quan hệ chủ yếu dựa vào sự tin tưởng để thực hiện, nếu thiếu niềm tin, hoặc niềm tin lệch lạc,
họ sẵn sàng thay đổi mà bất chấp đó là quy định bắt buộc Ưu điểm của tâm lý trọng tình là sự hài hòa khéo léo trong giao tiếp và giải quyết công việc, các mối quan hệ hình thành và trở nên thâm tình khó phá vỡ, tuy nhiên, biểu hiện các tiêu cực là có thể xảy ra là bất công tồn tại, lách luật để dễ giải quyết khó
khăn,… Người Việt Nam có tâm lý trọng tình thứ nhất là bắt nguồn từ lối
sống, văn hóa gốc nông nghiệp phương Đông có điều kiện thiên nhiên thuận lợi, sống chủ yếu bằng nghề nông, lối sống ổn định lâu dài, tạo sự gắn kết cộng đồng, chặt chẽ, trọng tình, từ đó dẫn đến trọng đức, trọng văn Ngoài ra, với truyền thống “thân thân”, “thân hiền” do ảnh hưởng Nho giáo, người Việt thường bị ảnh hưởng bởi tình cảm khi giải quyết công việc
Đo lường tâm l trọng tình: Dựa vào phân tích trên, tác giả xác định các thang đo tâm l trọng tình gồm:
- Giải quyết tình huống bất lợi bằng sự quen biết
- Ưu đãi cho các đối tác thân thiết
- Có sự khác biệt khi đề bạt thăng tiến hay kỷ luật giữa các nhân viên
Trang 352.2 HỆ THỐNG KẾ TOÁN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ KẾ TOÁN PHẢN ÁNH TỪ HỆ THỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI
2.2.1 Hệ thống kế toán
a Khái niệm
Dưới góc độ doanh nghiệp, hệ thống kế toán là một cơ chế có có chức năng thu thập, tổ chức, và cung cấp các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp đến các đối tượng sử dụng thông tin
Phạm vi quốc gia, hệ thống kế toán là hệ thống các quy định về kế toán gồm
hệ thống luật lệ chi phối đến kế toán, chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán, chế độ báo cáo tài chính, các hướng dẫn về cách hạch toán đối với các giao dịch đặc thù, hệ thống chuẩn mực kế toán (Hugh A.Adams & Đỗ Thùy Linh; 2005)
b Cấu trúc hệ thống kế toán quốc gia
(1) Tổ chức lập quy về k toán: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quản lý
và kế toán là công cụ kiểm soát hữu hiệu hoạt động kinh tế quốc gia Có 3 cơ quan có thẩm quyền quy định luật và quy chế về tài chính và kế toán ở Việt Nam: Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính và Ngân hàng Nhà nước
Quốc hội ban hành Luật kế toán; Chính phủ, đại diện là Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về chế độ quản lý tài chính; Bộ Tài chính (các doanh nghiệp) và Ngân hàng Nhà nước (các tổ chức tín dụng), chịu sự quản lý của Chính phủ ban hành Chuẩn mực và hướng dẫn thực hiện các quy định khác về kế toán Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ
Các tổ chức kế toán tham gia vào việc ban hành Chuẩn mực và hướng dẫn
thực hiện các quy định khác về kế toán tại Việt Nam được tóm tắt ở Bảng 2.1
Trang 36Bảng 2.1: Các tổ chức k toán Việt Nam
BTC (1956)
4 Ban chỉ đạo nghiên cứu, soạn thảo chuẩn mực kế
toán Việt Nam (VASC)
lý nhà nước về kế toán, khen thưởng, xử lý vi phạm và các điều khoản thi hành (Quốc hội, 2003)
Chế độ quản lý tài chính áp dụng cho một số ngành nghề và khu vực kinh
tế nhất định, phục vụ công tác kiểm tra giám sát của Chính phủ Những văn bản pháp luật này bị ảnh hưởng bởi quan điểm thuế
Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc
tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành (Quốc hội, 2003) Chế độ kế toán bao gồm: hệ thống tài khoản kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính, các bước hạch toán kế toán cho từng nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán Hiện tại, các doanh nghiệp được hướng dẫn thực hiện kế toán doanh nghiệp theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư 200 ngày 22/12/2014, áp
Trang 37dụng từ 01/01/2015 Đối với lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Chế độ kế toán ngân hàng
Văn bản pháp quy song hành với chế độ kế toán là chuẩn mực kế toán Chuẩn mực kế toán được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đã có từ cuối những năm 1990s và đầu những năm 2000s, đến nay đã có 26 chuẩn mực kế toán (Bộ Tài chính, 2005) được ban hành và áp dụng chính thức
c Lịch sử hình thành và phát triển kế toán Việt Nam
Cùng sự phát triển kinh tế, chính trị của đất nước, kế toán Việt Nam được hình thành và phát triển Trong thời kỳ phong kiến: kế toán ở Việt Nam chỉ đơn giản là việc ghi chép mang tính liệt kê tài sản, nhằm phục vụ cho người sở hữu tài sản nắm được về tình hình tài sản của mình Những năm chống thực dân Pháp, các cơ sở kinh tế nhà nước là những công xưởng và tổ chức kinh tế nhỏ, kế toán chủ yếu là ghi chép thu chi ngân sách sơ khai, và chịu ảnh hưởng nhiều của
kế toán Pháp Sau năm 1954, Việt Nam bị chia hai miền, miền Nam tạm thời vẫn còn quân đội Pháp, miền Bắc theo mô hình kinh tế của Liên Xô, các xí nghiệp là
xí nghiệp quốc doanh, các văn bản pháp luật về kế toán chỉ nhằm phục vụ loại hình kinh tế này
Đến năm 1961, văn bản pháp luật về kế toán đầu tiên được ban hành là Nghị định 175/CP ngày 28/10/1961, quy định về tổ chức kế toán Nhà nước, số liệu kế toán xem như một công cụ phân tích thống kê phục vụ cho công tác giám sát của Chính phủ Được sự hỗ trợ của các chuyên gia Liên Xô, miền Bắc thực hiện cải tiến hệ thống kế toán theo hướng thống nhất dựa trên nền tảng hệ thống
kế toán của Liên Xô, cụ thể qua việc ban hành Quyết định 425-TC/CĐKT ngày 4/12/1970, sau đó là các nguyên tắc kế toán, văn bản sửa đổi, bổ sung được tiếp tục ban hành để hướng dẫn cho Quyết định này
Tháng 12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quyết định đổi mới thể chế kinh tế, cho phép một số doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập, đồng thời việc thực hiện chính sách đổi mới cũng giúp thu hút đầu tư nước ngoài (Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên được ban hành năm 1987) và chuyển đổi nền kinh tế
Trang 38Việt Nam theo hướng xây dựng một nền kinh tế thị trường Sự thay đổi này chính
là bước ngoặt để thay đổi trong kế toán đối với từng loại doanh nghiệp như Pháp lệnh kế toán và thống kê 10/5/1988, Nghị định 25-HĐBT về điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, cùng các loại văn bản hướng dẫn, chỉ thị về kế toán Sự phát triển của kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu về việc cung cấp thông tin kế toán, đưa kế toán lên vị trị quan trọng trong hệ thống tài chính doanh nghiệp Kế toán trở thành một công cụ quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của chủ doanh nghiệp, thông tin kế toán là cơ sở cho các quyết định kinh tế, Nhà nước cũng dựa và kế toán để thực hiện chức năng quản lý kinh tế
Năm 1994, Hội Kế toán Việt Nam (VAA) được thành lập theo Quyết định 12/TTg ngày 10/01/1994, ghi nhận sự hiện diện của ngành kế toán chuyên nghiệp
và nghề kế toán Xu hướng toàn cầu hóa kéo theo việc cải cách hệ thống kế toán
để có sự hòa hợp với những tiêu chuẩn quốc tế Chế độ kế toán cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 được
áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh
tế của Bộ Tài chính đã đáp ứng nhu cầu cần thiết trong giai đoạn phát triển này
Năm 1998, Bộ Tài chính chỉ đạo tiến hành xây dựng Chuẩn mực kế toán Việt Nam tuân thủ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) Quyết định 1563/1998/QĐ-BTC ngày 30/10/1998 thành lập Ủy ban soạn thảo chuẩn mực kế toán Việt Nam Cho đến năm 2006, Việt Nam đã ban hành được 26 chuẩn mực
kế toán Việt Nam trên nền tảng các chuẩn mực kế toán quốc tế của IASB
Năm 2000, Hội đồng Kế toán quốc gia được thành lập theo Quyết định 276/2000/QĐ-BTC ngày 28/3/2000 của Bộ Tài chính Luật kế toán ra đời năm
2003 là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách chuyển đổi hệ thống kế toán Việt Nam Năm 2006, Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp mới theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ, tích hợp toàn bộ những yêu cầu của 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành
Trang 39Để phù hợp với Thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam, ngày 22/12/2014, Bộ Trưởng Bộ Tài chính ký Thông tư số 200/2014/TT-BTC thay thế Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về chế độ kế toán doanh nghiệp và Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập báo cáo tài chính hợp nhất
Tóm lại, hoạt động kế toán và kiểm toán Việt Nam ngày càng hoàn thiện
về chất lượng và khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình trong các tổ chức.Về phương diện pháp lý, các Luật, Chuẩn mực và Chế độ kế toán được ban hành và hướng dẫn khá chi tiết, tuy nhiên một số điểm khác biệt lớn so với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) và IFRS
2.2.2 Giả thuyết về hệ thống kế toán phản ảnh từ hệ thống văn hóa xã
hội – Đặc trưng của hệ thống kế toán tại Việt Nam
Mô hình nghiên cứu của Gray (1988) mở rộng từ khuôn khổ lý thuyết Hofstede (1980, 1987) bằng cách giả thuyết về sự tồn tại của hệ thống kế toán được phản ánh từ hệ thống văn hóa xã hội Các giá trị kế toán đó bao gồm: Tính chuyên nghiệp hay kiểm soát theo luật định, thống nhất hay linh hoạt, bảo thủ hay lạc quan và bí mật hay công khai
Còn theo Perera (1989) giải thích, Hệ thống kế toán được thể hiện trong bốn khía cạnh khác nhau, bao gồm:
Thẩm quyền (Accounting authority): Chỉ ra thẩm quyền ban hành quy
định, quản lý, kiểm soát hoạt động kế toán Khi các định hướng kế toán theo hướng điều khiển theo luật định, thì thực hành kế toán bị chi phối nhiều bởi các yêu cầu pháp lý và ít áp dụng các đánh giá chuyên môn
Biểu hiện về thẩm quyền kiểm soát tại Việt Nam là hệ thống kế toán được kiểm soát theo Luật định Về việc thi hành kế toán, các chuyên viên kế toán tại Việt Nam đều có khuynh hướng thực hiện theo quy định thống nhất của Nhà Nước hơn là thực hiện các xét đoán chuyên môn Nguyên nhân do nghề nghiệp
kế toán cũng mới phát triển trong những năm gần đây, vai trò của hội Nghề Nghiệp kế toán chưa thể hiện đầy đủ, và đặc biệt là do ảnh hưởng của xã hội cũ ở
Trang 40Việt Nam Để khẳng định kế toán Việt Nam thực tế là kiểm soát theo Luật định hơn là hướng tự xét đoán chuyên nghiệp, tác giả đo lường bằng 2 biến:
- Sự hài lòng của người thực hiện công việc kế toán khi được quản lý
kiểm soát bởi Nhà nước: thực tế là thẩm quyền quản lý và kiểm soát thuộc về nhà nước, tác giả đặt câu hỏi này để xác định mong muốn của kế toán viên rằng họ muốn phát triển nghề nghiệp theo hướng linh hoạt chuyên nghiệp hay chỉ cần tuân thủ quy định
- Lựa chọn Luật rõ ràng hơn các xét đoán chuyên môn: tác giả đặt ra
nhằm khẳng định lại hành vi của kế toán viên khi phải lựa chọn phương pháp kế toán theo bản chất hay hình thức của một hiện tượng kinh tế
Thực thi (Accounting enforcement): Đề cập đến việc thực hành các
phương pháp kế toán trong thực tế Tại Việt Nam, hệ thống kế toán được quy định thống nhất từ chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, hình thức kế toán và báo cáo
kế toán, kể từ thông tư 200/2014/BTC được ban hành thay đổi về chế độ kế toán
đã hướng dẫn linh hoạt hơn, tuy nhiên thông tư vẫn hướng dẫn chi tiết trong cách hạch toán cho từng trường hợp cụ thể và việc thống nhất về mẫu biểu báo cáo vẫn được áp dụng Đối với việc thi hành kế toán, các kế toán viên vẫn có xu hướng muốn được áp dụng thống nhất theo quy định để dễ dàng trong việc thực hiện và đáp ứng yêu cầu thông tin có thể so sánh cho người sử dụng báo cáo Thực tế là kế toán tài chính Việt Nam được quy định và áp dụng thống nhất, để khẳng định lại yếu tố này, tác giả đo lường bởi 4 biến:
- Nhu cầu thay đổi phương pháp kế toán: để đánh giá nhu cầu thay đổi
phương pháp hiện nay của các doanh nghiệp ở mức độ nào
- Ý thức phải thống nhất để có thể so sánh thông tin
- Thay đổi nhân viên kế toán: tham khảo các biến đo lường của Iraj
Noravesh, Zahra Dianati Dilami và Mohammad S.Bazaz (2007), tác giả đưa vào thang đo của mình, việc hạn chế thay đổi nhân viên kế toán cũng có thể ảnh hưởng đến tính thống nhất trong phương pháp thực hành kế toán