Tài liệu Tiến hóa kiểu nhân ở tế bào nhân chuẩn (Eukaryota) pptx

5 383 1
Tài liệu Tiến hóa kiểu nhân ở tế bào nhân chuẩn (Eukaryota) pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiến hóa kiểu nhân tế bào nhân chuẩn (Eukaryota) Qúa trình phân hóa di truyền có thể biểu hiện các mức độ khác nhau trong qúa trình tiến hóa. Đa hình di truyền biểu hiện đa hình thể nhiễm sắc phổ biến trong các quần thể tự nhiên. Baimai cho rằng sự thay đổi di truyền luôn luôn phát hiện mức độ thể nhiễm sắc bao gồm tái cấu trúc thể nhiễm sắc (chromosomal rearrangement) và sự phân hóa của vùng dị nhiễm sắc có liên quan đến hàm lượng ADN thông qua sự thay đổi về trật tự phân bố cũng như số lượng của các khối dị nhiễm sắc nằm trên thể nhiễm sắc đó. Sự tiến hóa kiểu nhân của các cơ thể sinh sản hữu tính theo phương thức này đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực di truyền học tiến hóa. Các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt kiểu nhân cũng được tìm thấy trong bộ côn trùng hai cánh mà đối tượng là Drosophila và các loài muỗi Anopheles. Hơn 500 loài và phân loài (subspecies) thuộc chi Drosophilađã được nghiên cứu về thể nhiễm sắc nguyên phân (mitotic chromosome) và thể nhiễm sắc khổng lồ (polytene chromosome) đã cho thấy những bức tranh thật phong phú về sự đa hình thể nhiễm sắc, dẫn đến việc khám phá ra nhiều loài đồng hình tồn tại trong quần thể tự nhiên của hơn 100 loài muỗi trong tổng số 200 loài muỗi được nghiên cứu kỹ kiểu nhân. Các tác giả đã mô tả hàng loạt các đa hình thể nhiễm sắc bên trong loài (intraspecific polymorphism) và sự khác biệt kiểu nhân giữa các loài (interpecific karyotypic differences). Sở dĩ các loài Anophelesđược đặc biệt chú ý do nhiều nguyên nhân mà một trong những nguyên nhân phải kể đến là tầm quan trọng của chúng đối với y tế cộng đồng và tính khả thi của vấn đề nghiên cứu được các tác giả nêu rõ: - Số lượng thể nhiễm sắc lưỡng bội các loài muỗi ít (2n=6) là một thuận lợi dễ thâu tóm được các đặc điểm trong qúa trình phân loại. - Số lượng 2n=6 luôn luôn cố định. Trên thực tế nhìn chung người ta chưa phát hiện ra hiện tượng đa bội thể các loài thuộc chi Anopheles,tuy nhiên như Belcheva và Baimai cho biết có một vài trường hợp ngoại lệ về hiện tượng thể nhiễm sắc bổ sung được tìm thấy loài An. maculipennis và An. messae hay loài An. indefinitus Đông Nam Á. - Các thể nhiễm sắc thường (autosomal chromosome) các loài Anophelescó nhiều đặc điểm giống nhau và thường bắt đôi soma tạo thành 2 cặp thể nhiễm sắc loại tâm giữa (metacentric) và tâm cận giữa (submetacentric). Hai thể nhiễm sắc giới tính đồng hình (XX) con cái (homomorphism) và dị hình (XY) con đực (heteromorphism). - Nét đặc trưng khá nổi bật kiểu nhân của các loài muỗi Anopheleslà khối lượng cũng như vị trí phân bố riêng biệt của các vùng dị nhiễm sắc được xác định rõ trên thể nhiễm sắc nguyên phân và các băng dị nhiễm sắc đặc thù trên thể nhiễm sắc khổng lồ là các dấu hiệu đáng lưu ý để sử dụng cho nghiên cứu về di truyền và phân loại. Việc phát hiện ra những đặc điểm khác nhau về kiểu nhân thông qua tái cấu trúc thể nhiễm sắc và các biến dị về số lượng của các khối dị nhiễm sắc cũng như sự phân bố của chúng đã giúp ích cho việc nghiên cứu về phân loại và mối quan hệ tiến hóa của nhiều nhóm côn trùng và đặc biệt là các loài thuộc chi Anopheles. . Tiến hóa kiểu nhân ở tế bào nhân chuẩn (Eukaryota) Qúa trình phân hóa di truyền có thể biểu hiện ở các mức độ khác nhau trong qúa trình tiến hóa. . Sự tiến hóa kiểu nhân của các cơ thể sinh sản hữu tính theo phương thức này đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực di truyền học tiến hóa.

Ngày đăng: 15/12/2013, 02:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan