Tài liệu QUY CHẾ ĐÀO TẠO TẠI CTY CỔ PHẦN pptx

8 5.4K 195
Tài liệu QUY CHẾ ĐÀO TẠO TẠI CTY CỔ PHẦN pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

QUI CHẾ ĐÀO TẠO CHƯƠNG I : NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1 : Nội dung Quy chế. Quy chế này quy định về những nội dung liên quan đến công tác đào tạo tại Công ty Cổ phần XYZ(dưới đây gọi tắt là Công ty), bao gồm : đối tượng được đào tạo, phạm vi đào tạo, nguyên tắc đào tạo, hình thức đào tạo, tiêu chuẩn được đề cử tham gia các khoá đào tạo, thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu đào tạo trong nội bộ Công ty Điề u 2 : Đối tượng và phạm vi áp dụng 2. 1 .- Quy chế đào tạo này được áp dụng chủ yếu đối với các cá nhân là cán bộ, nhân viên Công ty từ cấp Giám đốc, Phó Giám đốc các Bộ phận công tác, Trưởng, Phó các Phòng, Ban, Trung tâm trở xuống, là các đối tượng đang hưởng lương theo Quy chế lương của Công ty. 2. 2.- Các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc Công ty được tạo điều kiện để tham gia các khoá đào tạo bản về quản trị Công ty do các sở đào tạo chương trình đào tạo, tập huấn liên quan đến quản trị Công ty tổ chức, nếu các đương sự yêu cầu. Chi phí tham gia các khoá đào tạo bản này sẽ do Công ty thanh toán và được hạch toán vào chi phí đào tạo chung của Công ty. 2. 3.- Quy chế này được áp dụng đối với các việc đào tạo ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Công ty để đáp ứng các kỹ năng và kiến thức chuyên môn cần để tiến hành công việc được giao trong hiện tại và/hoặc các kỹ năng mà cán bộ, nhân viên cần trong tương lai (theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực) và được áp dụng đối với các khoá đào tạo, huấn luyện tại chỗ hoặc tại các sở đào tạo trong nước. Việc đào tạo chuyên sâu tánh chất dài hạn (từ một năm trở lên) cho cán bộ, nhân viên Công ty, tại các sở đào tạo trong nước cũng như ngoài nước, nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn của Công ty không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này. Điề u 3 : Nguyên tắc đào tạo 3. 1.- Việc đào tạo cán bộ, nhân viên Công ty phải dựa trên kế hoạch đào tạo được duyệt và kế hoạch đào tạo này phải gắn với kế hoạch phát triển nguồn 1/8 nhân lực của Công ty để đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty trong từng thời kỳ. 3. 2.- Việc đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc : công bằng, minh bạch và nhất quán, tạo hội đồng đều cho mọi cán bộ, nhân viên Công ty trong việc phát triển nghề nghiệp, đồng thời tạo sự tin tưởng của cán bộ, nhân viên đối với Công ty để họ thể gắn bó lâu dài với Công ty. 3. 3.- Việc đào tạo cần được thực hiện vào thời điểm thích hợp để tránh gây tốn kém không cần thiết cho Công ty. 3. 4.- Việc đào tạo cần nhắm đến mục tiêu thúc đẩy sự tiến bộ của cán bộ, nhân viên phù hợp với văn hoá của Công ty; đồng thời phát huy được tác dụng khuyến khích cán bộ, nhân viên đóng góp các ý tưởng mới và sáng tạo cho Công ty. 3. 5.- Việc đào tạo cần mang tính chất thực tiễn để tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên thể tham gia vào các chương trình đào tạo mà họ thể thực hành vào ngay công việc của mình nhằm vận dụng triệt để những kỹ năng đã học được. 3. 6.- Việc đào tạo phải vì mục tiêu phát triển của Công ty và vì lợi ích của Công ty, trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn, không vì các mục tiêu mang tính chất cá nhân và vì lợi ích riêng tư. CHƯƠNG II : KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐÀO TẠO Điề u 4 : Kế hoạch đào tạo 4. 1.- Để thực hiện tốt việc quản lý nguồn nhân lực, Công ty kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. 4.1.1- Kế hoạch đào tạo ngắn hạn của Công ty nhằm giúp cán bộ, nhân viên Công ty được các kỹ năng và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết để thể tiến hành công việc được giao, đồng thời tính đến các kỹ năng mà cán bộ, nhân viên cần trong tương lai, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Công ty. 4. 1. 2.- Kế hoạch đào tạo dài hạn của Công ty nhằm chuẩn bị lực lương nhân sự kế thừa cho kế hoạch phát triển của Công ty trong tương lai và nhằm mục đích khuyến khích người được đào tạo ở lại làm việc và cùng tiến bộ với Công ty. 4. 1. 3.- Kế hoạch đào tạo, gắn với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng là công cụ cần thiết giúp Công ty phát hiện và lựa chọn những cán bộ, nhân viên 2/8 hiện đủ điều kiện để nhận nhiệm vụ và trách nhiệm mới, hoặc xác định những người cần được đào tạo thêm trước khi được giao nhiệm vụ mới. 4. 2.- Căn cứ định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty, Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Công ty, trình Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt. Kế hoạch đào tạo do Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực xây dựng tham chiếu nhu cầu đào tạo cán bộ, nhân viên của các Phòng, Ban, Trung tâm, Bộ phận công tác được ghi trong kế hoạch công tác hàng năm của các đơn vị này trình Tổng Giám đốc; nhưng không chỉ đơn thuần là bảng tổng hợp từ nhu cầu đào tạo của các đơn vị nêu trên mà phải mang tính chất tiên liệu, dự báo nhu cầu đào tạo nhân sự như một nguồn lực để hổ trợ cho Công ty hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hàng năm. 4. 3.- Từng Phòng, Ban, Trung tâm, Bộ phận công tác nằm trong hệ thống tổ chức của Công ty trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, như là một bộ phận của kế hoạch hoạt động hàng năm của từng đơn vị, trình Tổng Giám đốc xem xét, phê duyệt trong thời hạn quy định. Một bản sao của kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này của từng đơn vị được gởi cho Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực để tham chiếu xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chung của Công ty. Điề u 5 : Các hình thức đào tạo 5. 1.- Việc đào tạo được thực hiện thông qua việc hướng dẫn và kềm cặp giữa người quản lý và cán bộ, nhân viên, cũng như giữa các cán bộ, nhân viên với nhau, ngay trong tiến trình thực hiện nhiệm vụ công tác thường xuyên hàng ngày. 5. 2.- Việc đào tạo cũng được Công ty thực hiện thông qua các buổi thuyết trình, hội thảo, đào tạo nội bộ và tài trợ cho cán bộ, nhân viên Công ty tham gia các khoá học ở các trường chuyên nghiệp hoặc trường Đại học. 5. 3.- Một cách khái quát, việc đào tạo cho cán bộ, nhân viên Công ty thể được thực hiện dưới các hình thức sau đây : 5. 3. 1.- Đào tạo tại chỗ , bao gồm : a.- Đào tạo cho những người mới được tuyển dụng vào làm việc tại Công ty trong thời gian tạm tuyển. - Mục đích : giúp nhân viên mới hiểu rõ hơn về Công ty và về những công việc mà họ sẽ được phân công thực hiện, giúp họ bắt đầu công việc một cách nhanh chóng hơn và hoà hợp dễ dàng vào hoạt động của Công ty. - Nội dung đào tạo : Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của Công ty; tầm nhìn và mục tiêu của Công ty; cấu tổ chức của Công ty; các quy định, 3/8 quy chế hiện đang được áp dụng tại Công ty; bản mô tả công việc và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công việc dự kiến sẽ phân công cho nhân viên mới này. b.- Đào tạo tại chỗ về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên đương nhiệm tại Công ty. - Mục đích : nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan trực tiếp đến công việc mà cán bộ, nhân viên đang đảm trách để giúp họ làm việc hiệu quả hơn. - Hình thức đào tạo : (a).- Lãnh đạo cấp trên, trực tiếp hướng dẫn, kềm cặp cho cán bộ, nhân viên thuộc quyền; (b).- Các cán bộ, nhân viên chuyên môn, nghiệp vụ giỏi hướng dẫn cho các cán bộ, nhân viên khác trong bộ phận công tác; (c).- Tổ chức các buổi thuyết trình, hội thảo chuyên đề trong nội bộ Công ty với thuyết trình viên là các cán bộ lãnh đạo và điều hành Công ty. Nội dung đào tạo : căn cứ vào kế hoạch đào tạo hàng năm của Công ty đã được Tổng Giám đốc duyệt. 5. 3. 2.- Đào tạo bên ngoài , bao gồm : 5. 3. 2.1.- Đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ : - Mục đích : trang bị kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tính chất chuyên sâu cho cán bộ, nhân viên Công ty trong các lãnh vực mà Công ty đã, đang hoặc dự kiến sẽ triển khai hoạt động mà việc đào tạo tại chỗ chưa hoặc không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu. - Hình thức đào tạo : tuyển cử cán bộ, nhân viên tham dự các khoá huấn luyện, đào tạo ngắn hạn do các sở đào tạo trong nước uy tín tổ chức. Đối tượng được tuyển cử tham gia các khoá huấn huyện, đào tạo này theo từng chuyên đề đào tạo : căn cứ vào kế hoạch đào tạo hàng năm được duyệt. Kinh phí đào tạo được Công ty chi trả 100%. 5. 3. 2.2.- Đào tạo, bồi dưởng các chức danh quản lý, điều hành : - Mục đích : trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho cán bộ, nhân viên Công ty đang giữ chức vụ hoặc dự kiến sẽ được cử giữ các chức vụ quản lý và điều hành các Bộ phận công tác nằm trong hệ thống tổ chức của Công ty để giúp những người này đủ sức đáp ứng yêu cầu công tác. - Hình thức đào tạo : tuyển cử cán bộ, nhân viên tham dự các khoá huấn luyện, đào tạo ngắn hạn do các sở đào tạo trong nước uy tín tổ chức. Đối tượng được tuyển cử tham gia các khoá huấn huyện, đào tạo này : căn cứ vào kế hoạch đào tạo hàng năm được duyệt. Kinh phí đào tạo được Công ty chi trả 100%. 5. 3. 2.3.- Công ty khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, nhân viên các cấp của Công ty đăng ký tham gia các buổi hội thảo, thuyết trình, tập huấn về các chuyên đề liên quan trực tiếp đến công việc mà các cán bộ, nhân 4/8 viên này đang đảm trách, do các tổ chức trong nước hoặc quốc tế đăng cai tổ chức. Việc đăng ký tham gia các buổi hội thảo, thuyết trình, tập huấn này phải được sự phê duyệt của Tổng Giám đốc; các chi phí tham gia, nếu có, sẽ được Công ty thanh toán. 5. 3. 2.4.- Công ty khuyến khích cán bộ, nhân viên các cấp của Công ty tiếp tục nâng cao trình độ học vấn của mình qua việc đăng ký theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học trong nước; hoặc học tiếp để lấy bằng Đại học thứ hai, thứ ba. Các chế độ đãi ngộ của Công ty đối với các cán bộ, nhân viên được các văn bằng được cấp từ việc theo học tại các trường nêu trên được quy định cụ thể trong Quy chế lương của Công ty. Các cán bộ, nhân viên liên quan phải tự sắp xếp thời gian đi học tại các trường mà không làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc tại Công ty. Chi phí học tập do các cán bộ, nhân viên liên quan tự thu xếp; ngoại trừ các trường hợp đặc biệt do Công ty cử đi học để nâng cao trình độ nằm trong kế hoạch dài hạn của Công ty nhằm chuẩn bị “lực lượng kế thừa” cho các chức vụ lãnh đạo và điều hành Công ty trong tương lai. CHƯƠNG III : TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN ĐƯỢC CỬ THAM GIA CÁC KHOÁ ĐÀO TẠO Điề u 6 : Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên được cử tham gia các khoá đào tạo. 6.1- Đối với các khoá đào tạo bên ngoài Công ty : a.- Chấp hành các quy chế, nội quy, điều lệ của sở đào tạo, nơi cán bộ, nhân viên được cử theo học. b.- Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập theo chương trình đào tạo của sở đào tạo; phấn đấu đạt kết quả tốt nhất sau mỗi khoá học; không hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử. c.- Chấp hành sự phân công của Công ty sau khi hoàn tất khoá đào tạo; chấp hành nghĩa vụ làm việc thời hạn theo quy định của Công ty đối với từng loại hình đào tạo khi chi phí đào tạo được Công ty thanh toán, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo cho Công ty theo quy định. d.- Sắp xếp thời gian hợp lý để dự các khoá học do Công ty cử đi học mà không làm ảnh hưởng đến công việc đang làm tại Công ty 6.2- Đối với các khoá đào tạo nội bộ tại Công ty : 5/8 a.- Đăng ký tham gia đầy đủ các buổi thuyết trình, hội thảo, tập huấn chuyên đề do Công ty tổ chức. b.- Tập trung theo dõi các nội dung được trình bày, tích cực trao đổi ý kiến, vận dụng tốt các kiến thức tiếp thu được qua việc tham dự các buổi thuyết trình, hội thảo, tập huấn chuyên đề này vào việc thực hiện nhiệm vụ công tác hàng ngày. c.- Đăng ký tham gia thuyết trình các chuyên đề đào tạo nội bộ trong phạm vi khả năng hiểu biết và kinh nghiệm công tác của mỗi người. Điề u 7 : Quyền lợi của cán bộ, nhân viên được cử tham gia các khoá đào tạo. 7.1- Đối với các khoá đào tạo bên ngoài Công ty : a.- Được sở đào tạo cấp các văn bằng tốt nghiệp hoặc chứng chỉ hoàn tất khoá đào tạo, nếu hội đủ điều kiện để được cấp các văn bằng, chứng chỉ này. Trên sở các văn bằng, chứng chỉ được cấp này, được xếp lương, nâng bậc phù hợp với Quy chế lương hiện hành của Công ty; thể được Công ty bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo, kể cả khả năng được đề bạt vào một số vị trí chủ chốt tại Công ty nếu đáp ứng đúng tiêu chuẩn và nếu Công ty nhu cầu. b.-Được hưởng đầy đủ lương (và các quyền lợi vật chất khác, nếu có) trong thời gian được Công ty cử tham gia các khoá đào tạo bên ngoài. c.- Kết quả xếp loại học tập khi tham gia các khoá đào tạo của cán bộ, nhân viên được xem là một trong các tiêu chuẩn xếp loại thi đua hàng năm của cán bộ, nhân viên tại Công ty. 7.2- Đối với các khoá đào tạo nội bộ tại Công ty : a.- Được Công ty dành thời gian cần thiết trong giờ hành chánh để tham dự các khoá đào tạo nội bộ này; được Công ty cung cấp các phương tiện cần thiết (tài liệu, thiết bị…) phục vụ cho công tác đào tạo nội bộ. b.- thể được hưởng một số quyền lợi vật chất phát sinh từ kết quả tham gia các khoá đào tạo nội bộ của Công ty, được quy định trong Quy chế lương hiện hành của Công ty và/hoặc từ quyết định của Tổng Giám đốc. c.- Việc tham gia đầy đủ các buổi đào tạo nội bộ do Công ty tổ chức là một trong các tiêu chuẩn xếp loại thi đua hàng năm của cán bộ, nhân viên Công ty. d.- Thời gian cán bộ, nhân viên tham dự các khoá đào tạo nội bộ được tính là thời gian làm việc tại Công ty. 6/8 CHƯƠNG IV : TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO Điề u 8 : Tiến trình triển khai kế hoạch đào tạo. 8. 1.- Dựa trên sở kế hoạch đào tạo hàng năm đã được Tổng Giám đốc duyệt, Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực là đầu mối triển khai công tác đào tạo nội bộ của Công ty; đồng thời cũng là đầu mối thu xếp các thủ tục hành chính cho cán bộ, nhân viên Công ty tham dự các khoá đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn, các khoá đào tạo, bồi dưỡng các chức danh quản lý và điều hành do các sở đào tạo bên ngoài Công ty tổ chức. 8. 2.- Việc tham dự các buổi hội thảo, thuyết trình, tập huấn chuyên đề không nằm trong kế hoạch đào tạo hàng năm được duyệt, nếu phát sinh, sẽ do cán bộ, nhân viên nhu cầu tham dự và được Tổng Giám đốc đồng ý cho đăng ký tham dự tự giải quyết các thủ tục hành chính liên quan. 8. 3.- Với tư cách là đầu mối triển khai công tác đào tạo nội bộ, Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực trách nhiệm : (a).- sắp xếp lịch tổ chức các buổi đào tạo nội bộ hàng tháng, vào thời gian thuận tiện để không làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của Công ty; (b).- đề nghị “thuyết trình viên” chuẩn bị nội dung thuyết trình chi tiết và bản tóm tắt các nội dung thuyết trình (tài liệu tóm tắt này sẽ được gởi cho các cán bộ, nhân viên đăng ký tham dự buổi đào tạo); (c).- gởi Thông báo mời cán bộ, nhân viên Công ty tham dự buổi đào tạo; (d).- quản lý danh sách cán bộ, nhân viên thực tế tham dự buổi đào tạo; quản lý kết quả đào tạo (đối với các buổi đào tạo tổ chức kiểm tra cuối buổi) để làm sở xem xét việc thi đua, khen thưởng cán bộ, nhân viên Công ty nhân dịp tổng kết cuối năm. 8. 4.- Với tư cách là đầu mối triển khai công tác đào tạo thông qua hình thức cử, tuyển cán bộ, nhân viên theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng do các sở đào tạo bên ngoài Công ty tổ chức, Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực trách nhiệm : (a).- liên hệ với các sở đào tạo phù hợp với chuyên đề dự định gởi cán bộ, nhân viên đi đào tạo để nắm chương trình đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào tạo; (b).- sau khi trao đổi với cán bộ, nhân viên liên quan, nếu thấy phù hợp thì xúc tiến các thủ tục tiếp theo liên quan; sau khi hoàn tất thủ tục thì thông báo cho cán bộ, nhân viên này chuẩn bị thu xếp công việc để tham dự lớp theo đúng lịch trình (c). theo dõi quá trình học tập và quản lý kết quả học tập của cán bộ, nhân viên liên quan để làm sở xem xét việc thi đua, khen thưởng cán bộ, nhân viên Công ty nhân dịp tổng kết cuối năm. 8. 5 .- Cuối mỗi năm, Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả triển khai công tác đào tạo trong năm, rút kinh nghiệm về những mặt chưa làm được, đề xuất biện pháp khắc phục để thể làm tốt hơn công tác đào tạo trong kế hoạch năm tới (báo cáo này thể lập riêng hoặc kết hợp nêu trong báo cáo tổng kết chung của Trung tâm quản lý nguồn tài nguyên nhân lực hàng năm). 7/8 CHƯƠNG V : ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điề u 9 : Hiệu lực thi hành 9.1 .- Quy chế đào tạo này hiệu lực thi hành kể từ ngày được Tổng Giám đốc Công ty ký Quyết định ban hành. 9.2.- Các quy định khác của Công ty nội dung trái với nội dung được quy định trong Quy chế này được bãi bỏ. Điề u 10 : Bổ sung, sửa đổi Quy chế. 10 . 1.- Trong quá trình tổ chức thực hiện, Quy chế đào tạo này thể được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với sự thay đổi của pháp luật, tình hình thực tế và yêu cầu phát triển của Công ty. 10 . 2.- Các đề nghị bổ sung, sửa đổi sẽ do Tổng Giám đốc Công ty xem xét, trên sở ý kiến đề xuất của các cá nhân, tập thể hoặc những người trách nhiệm tại Công ty, và nếu Tổng Giám đốc đồng ý với các nội dung được đề nghị này thì Tổng Giám đốc sẽ ký Quyết định ban hành “Quy chế đào tạo” bổ sung, sửa đổi. Điề u 11 : Trách nhiệm thi hành 11 . 1.- Các Ông/Bà : Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc các Bộ phận công tác, Trưởng, Phó các Phòng, Trung tâm và cán bộ, nhân viên hiện đang công tác tại Công ty Cổ phần XYZ trách nhiệm thì hành Quy chế đào tạo này. 11 . 2.- Bản sao của Quy chế này được gởi cho các thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban Kiểm soát của Công ty để làm tài liệu tham chiếu khi thực hiện chức trách giám sát các mặt hoạt động của Công ty, trong đó hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. -- - --- --- - -- - -- - - --- --- --- - --- --- --- --- - --- --- --- ---- --- --- - -- - - -- - --- --- ---- --- --- --- - - 8/8 . QUI CHẾ ĐÀO TẠO CHƯƠNG I : NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1 : Nội dung Quy chế. Quy chế này quy định về những nội dung có liên quan đến công tác đào tạo tại. tại Công ty Cổ phần XYZ(dưới đây gọi tắt là Công ty), bao gồm : đối tượng được đào tạo, phạm vi đào tạo, nguyên tắc đào tạo, hình thức đào tạo, tiêu chuẩn

Ngày đăng: 15/12/2013, 01:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan