1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực về lĩnh vực du lịch sinh thái tại một số khu rừng đặc dụng ở khu vực miền bắc

62 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ

và góp ý nhiệt tình của quý thầy, cô khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường , trường đại học Lâm Nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Th.S Lưu Quang Vinh, người thầy

đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp

đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xuân Mai, ngày 31 tháng 12 năm 2019

Sinh viên thực hiện

NGUYỄN KIM ANH

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DẠNH MỤC HÌNH ẢNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

I Các khái niệm cơ bản 3

II Du lịch sinh thái tại hệ thống rừng đặc dụng 3

III Du lịch sinh thái trên thế giới 8

IV: Du lịch sinh thái tại Việt Nam 9

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1.Mục tiêu 14

2.1.1.Mục tiêu chung 14

2.1.2.Mục tiêu cụ thể 14

2.2.Phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu 14

2.2.1.Phạm vi nghiên cứu 14

2.2.2 Nội dung nghiên cứu 14

2.2.3.Phương pháp nghiên cứu 15

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỆM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu 19

3.1.1.Vị trí địa lý 19

3.1.2.Địa hình 21

3.1.3.Khí hậu 21

3.2 Tài nguyên 22

3.3 Văn hóa xã hội 23

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25

Trang 3

4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch tại các VQG Miền Bắc Việt Nam 25

4.1.1 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương 25

4.1.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì 29

4.1.3 Hiện trạng hoạt động du lịch tại VQG Tam Đảo 32

4.2 Đánh giá nhu cầu đào tạo cán bộ DLST tại 03 VQG 35

4.2.1 Về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ du lịch và hướng dẫn viên du lịch tại khu vực nghiên cứu 35

4.2.2 Thực trạng và nội dung chương trình đào tạo cán bộ du lịch sinh tại khu vực nghiên cứu 37

4.2.3.Đánh giá về công việc của cán bộ rừng đặc dụng sau khi được tập huấn 45

4.2.4.Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong việc đào tạo cán bộ DLST tại các khu rừng đăc dụng 47

4.2.5 Công tác tuyển dụng 48

4.3 Đê xuất giải pháp nâng cao hiệu quả việc đào tạo cán bộ 49

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Bảng số lượng khách đến VQG Cúc Phương 28

Bảng 4.2 : Bảng thống kê lượng khách du lịch đến VQG Ba Vì 30

Bảng 4.3: Số lượng đội ngũ cán bộ du lịch, 35

hướng dẫn viên tại khu vực nghiên cứu 35

Bảng 4.4: Chất lượng đội ngũ cán bộ du lịch tại khu vực nghiên cứu 36

Bảng 4.5 : Đánh giá chất lượng nội dung buổi tập huấn của các 37

cán bộ DLST tại VQG Tam Đảo 37

Bảng 4.6 Đánh giá chất lượng nội dung buổi tập huấn của các 39

cán bộ DLST tại VQG Ba Vì 39

Bảng 4.7: Đánh giá chất lượng nội dung buổi tập huấn của các 40

cán bộ DLST Ba Vì 40

Bảng 4 8: Danh sách các lớp tập huấn 42

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Bản đồ khu vực miền bắc Việt Nam 19 Hình 4.1 Cơ cấu khách du lịch đến VQG Tam Đảo năm 2015 33 Hình 4.2 Biến động khách du lịch đến VQG Tam Đảo theo đối tƣợng 34

Trang 6

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây cùng với sự phát của nền kinh tế xã hội ngành du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới Hoạt động du lịch đem lại nhiều thu nhập cho quốc gia cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tham gia và nhiều loại hình du lịch đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của du khách như: Du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tín ngưỡng tôn giáo, du lịch sinh thái

Trong đó loại hình du lịch sinh thái mới được hình thành những phát triển mạnh mẽ nhằm thu hút đc sự quan tâm của nhiều quốc gia và đó cũng là mục tiêu chiến lược của ngành du lịch nước ta trên bước đường phát triển Đây là loại hình du lịch thiên nhiên góp phần bảo tồn tự nhiên bảo vệ sự đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng dân cư địa phương, phát triển kinh tế xã hội Vì vậy, cần đội ngũ cán bộ chuyên sâu nhằm phục vụ và bảo vệ những khu rừng đặng dụng của quốc gia

Du lịch sinh thái được xem là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có giáo dục môi trường, đóng góp cho bảo tồn với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương Do đó du lịch sinh thái được xác định

là loại hình ưu tiên trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020 và định hướng đến năm 2030 (Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, 2012) dưới góc độ bảo tồn thiên nhiên môi trường nói chung và đa dạng sinh học nói riêng

Trong số tiềm năng hấp dẫn khách du lịch của VN, vai trò của các Vườn Quốc gia, các Khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng nổi bật và được quan tâm Trong những năm gần đây một số khu rừng

đặc dụng ở vùng tây bắc không chỉ là nơi bảo tồn các giá trị về môi trường tự nhiên, nghiên cứu khoa học mà còn là môi trường để con người thăm quan, giải trí nâng cao nhận thức về môi trường

Trang 7

2

Tại một số khu rừng đặc dụng ở vùng tây bắc có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái Hiện nay các hoạt động đào tạo cán bộ tại khu quản lý rừng đặc dụng còn có nhiều hạn chế hiệu quả chưa cao, các hoạt đông ở đây mới chỉ mới bước đầu định hướng cho sự phát triển và chưa có một cơ chế cụ thể cũng như biện pháp quản lý hiệu quả cao nào được đáp

ứng Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực về lĩnh vực du lịch sinh thái tại một số khu rừng đặc dụng ở khu vực Miền Bắc”

Trang 8

3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

I Các khái niệm cơ bản

a Khái niệm du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường

ở các khu thiên nhiên còn tương đối hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn thiên nhiên và cá giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cưc đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế- xã hội cho cộng đồng địa phương (Nguồn: Wikipedia)

b Rừng đặc rụng

Rừng đặc dụng là một mô hình rừng được thành lập ra với mục đích bảo tồn vẻ đẹp thiên nhiên Để hiểu hơn về loại rừng đặc dụng và những công dụng hữu ích của nó, mời mọi người cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé Rừng đặc dụng là một dạng rừng được hình thành với mục đích:

Bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia

Bảo vệ nguồn gen sinh vật rừng

Nghiên cứu khoa học

Bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cản

Phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái

II Du lịch sinh thái tại hệ thống rừng đặc dụng

a Các loại hình du lịch sinh thái

Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh thái Loại hình du lịch này quả vẫn còn mới mẻ, mặc dù những năm 1997-1998 Tổ chức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã nêu một số quan điểm chuyển

Trang 9

Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển…

Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản…

Du lịch môi trường

Du lịch thám hiểm, mạo hiểm,lặn biển, thăm hang động…

b.Du lịch sinh thái rừng đặc dụng

- Phát triển du lịch trong rừng đặc dụng (RĐD) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, có tính giáo dục về môi trường

- Hầu hết các khu rừng đặc dụng còn thiếu quy hoạch phát triển du lịch (chưa

có cơ chế đánh giá và giám sát du lịch, quy chế khách tham quan, sức chứa của môi trường); số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2007) cho thấy mới có khoảng 33% các VQG, KBT có thực hiện quy hoạch phát triển du lịch, 23% có quy hoạch sử dụng đất và khoảng hơn 70% các VQG, KBT đã có quy hoạch bảo tồn

- Đặt vai trò của DLST trong khu Rừng đặc dụng như một giải pháp bảo tồn tổng hợp và xuyên suốt trong quá trình xây dựng phát triển khu RĐD Vì, DLST là hoạt động mang lại tài chính bền vững , giáo dục môi trường, phát triển sinh kế cộng đồng, phục vụ dịch vụ NCKH ,… phục vụ cho công tác bảo tồn

- Giải quyết vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng ở phân khu hành chính dịch

vụ nhằm thu hút vốn đầu tư (Thủ tướng Chính phủ)

c Đặc điểm của du lịch sinh thái

Trong thực tế, có một số hình thức du lịch có những đặc điểm và tính chất tương tự như du lịch sinh thái vì yếu tố tiền đề của những loại hình du lịch này là dựa vào nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên như du lịch

Trang 10

5

thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch hoang dã, du lịch nông thôn… Thực chất, du lịch sinh thái có những đặc điểm khác biệt nhất định so với các loại hình khác Bên cạnh những đặc điểm, tính chất chung của hoạt động du lịch như tính đa ngành, đa thành phần, đa mục tiêu, tính liên vùng, tính liên quốc gia, tính mùa vụ, …, du lịch sinh thái còn có những đặc tính riêng cơ bản sau:

- Tính thân thiện với môi trường: Các hình thức hoạt động du lịch sinh thái đều mang tính thân thiện môi trường cao Ngay từ khâu quy hoạch xây dựng cho đến khâu tổ chức hoạt động đều tuân thủ một nguyên tắc không can thiệp vào thô bạo đến môi trường tự nhiên, hạn chế tối đa những tác động xấu đến môi trường Điều này liên quan đến công nghệ và vật liệu sử dụng trong xây dựng và quản lý hoạt động của du lịch sinh thái

- Tính giáo dục cao về môi trường, sinh thái, văn hóa: Các hoạt động

du lịch sinh thái thường mang lại những kiến thức đa dạng về hệ sinh thái,

về đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa truyền thống Qua đó, khách du lịch sinh thái có thể nâng cao nhận thức về môi trường và có trách nhiệm hơn với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và nền văn hóa truyền thống

- Tính chuyên nghiệp cao: Hoạt động du lịch sinh thái yêu cầu trình

độ quản lý chuyên nghiệp bởi đội ngũ nhân viên được đào tạo kỹ càng, có kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cao và kiến thức về sinh thái môi trường bao quát Tính chuyên nghiệp được thể hiện trước hết ở trình độ, năng lực của nhà quản lý Yêu cầu đối với nhà quản lý du lịch sinh thái không chỉ giỏi ở nghiệp vụ quản trị du lịch, năng lực quản lý tốt mà còn phải am hiểu

về hệ sinh thái, về văn hóa và cả nghiệp vụ bảo tồn

- Tính định hướng thị trường: Do đặc điểm của mình, du lịch sinh thái

có tính định hướng thị trường rất cao Thường thì du lịch sinh thái có một phân khúc thị trường riêng, những người ưa khám phá, tìm hiểu và có trình

độ nhất định Do vậy, để phát triển du lịch sinh thái, vấn đề nghiên cứu thị trường và quảng bá xúc tiến có vai trò đặc biệt quan trọng PGS.TS Phạm

Trang 11

6

Trung Lương (Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch) đã đúc kết một số đặc điểm của khách du lịch sinh thái như sau:

+ Đó là những người trưởng thành, có thu nhập cao, có giáo dục và

có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên;

+ Thích hoạt động ngoài thiên nhiên;

+ Thường có thời gian du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn

so với khách du lịch ít quan tâm đến thiên nhiên;

+ Thường không đòi hỏi cao về đồ ăn thức uống hoặc nhà nghỉ cao cấp đầy đủ tiện nghi

- Du lịch sinh thái thường có quy mô nhỏ: Để đảm bảo những mục tiêu bảo tồn, giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với hệ sinh thái, các đoàn khách du lịch sinh thái thường có quy mô không lớn, thường lập thành nhóm khoảng 15 người và tần suất hoạt động tại các điềm

Với những đặc tính trên, du lịch sinh thái được phát triển sẽ mang lại những lợi ích vô cùng thiết thực đối với ngành du lịch nói riêng và phát triển xã hội bền vững nói chung

d Lợi ích của du lịch sinh thái

DLST là loại hình luôn gắn với tài nguyên thiên nhiên và môi trường Nên du lịch sinh thái là một công cụ bảo tồn hữu hiệu Để làm hài lòng và mong muốn sự trở lại của du khách, các nhà kinh doanh hay người dân nơi đây sẽ bảo vệ tự nhiên một cách hiệu quả

Trang 12

Bên cạnh giá trị về bảo tồn, du lịch sinh thái còn có giá trị như sau:

 Giá trị sử dụng trực tiếp

 Giá trị lựa chọn

 Giá trị sử dụng gián tiếp

 Giá trị kế thừa

e Đào tạo cán bộ du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng

Khi sự phát triển về DLST tăng cũng là một thách thức lớn đối với các khu rừng đặc dụng, bởi khách đến thăm quan sẽ mong muốn tìm hiểu về nơi

họ đến, ví dụ: loại hình du lịch,những lợi ích của việc bảo vệ rừng đặc dụng, lợi ích của việc DLST hay những loài động thực vật hiện hữu tại các rừng đặc dụng…Vì vậy, việc đào tạo cán bộ không những quan trọng mà còn là một việc rất cần thiết hiện nay

Trong ngành du lịch, xét trên mức độ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, nguồn nhân lực có thể được phân chia thành 04 loại như sau: Nhân lực trong lĩnh vực quản lý Nhà nước; doanh nhân và những người kinh doanh du lịch; nhân lực chuyên môn nghiệp vụ trong ngành kinh doanh du lịch; những người làm nghề tự do và người dân tham gia hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Kết hợp đào tạo tuyên truyền với cộng đồng địa phương

- Tạo nguồn nhân lực địa phương: giúp người dân làm dịch vụ du lịch, phát triển các ngành nghề vừa phục vụ du lịch, vừa góp phần bảo vệ các khu rừng trách bị xâm hại bởi người dân khi thác

Trang 13

- Xã hội hóa đầu tư và kêu gọi nguồn vốn đầu tư cho du lịch cộng đồng

III Du lịch sinh thái trên thế giới

Làm thế nào để vừa phát triển được du lịch, vừa bảo vệ được thiên nhiên và những quyền lợi của người dân địa phương? Một trong những giải pháp được xây dựng và hưởng ứng là du lịch có hướng dẫn, du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên và cộng đồng dân cư địa phương Ý tưởng đó bắt đầu được thực hiện từ khoảng 20 năm gần đây và dần dần hình thành nên du lịch sinh thái ngày nay

Năm 1984, Hiệp hội du lịch sinh thái có đưa ra định nghĩa: ―Du lịch sinh thái là loại hình du lịch trách nhiệm đến những vùng tự nhiên, có hỗ trợ bảo tồn quần thể tự nhiên và phát triển bền vững cộng đồng

Năm 1991, theo Boo: ―Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu

Năm 1994, Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) đã đưa ra quan điểm về du lịch sinh thái như sau:

- Du lịch sinh thái nên quan tâm tới tự nhiên và văn hóa mà du khách

sẽ tới trải nghiệm;

- Du lịch sinh thái nên góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên và đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho cộng đồng địa phương;

- Du lịch sinh thái hầu như có quy mô nhỏ nhưng đáp ứng được nhu cầu cao của cả du khách và nhà điều hành tour;

Trang 14

9

- Du lịch sinh thái giúp du khách có thêm kiến thức và sự tôn trọng, đánh giá cao cho các yếu tố về thiên nhiên, văn hóa, môi trường và sự phát triển

- Theo David Western (1999) du lịch sinh thái thực sự là một hỗn hợp các mối quan tâm xuất phát từ các trăn trở về môi trường, kinh tế, xã hội Các nhà bảo tồn đang bỏ công sức đáng kể để đón du lịch sinh thái như một tác nhân đắc lực cho bảo tồn thiên nhiên Ngày nay, du lịch đã trở thành một trong những hoạt động kinh tế lớn nhất trên toàn cầu - một cách

để trả nợ cho bảo tồn thiên nhiên và tăng giá trị của những khu thiên nhiên còn lại Du lịch sinh thái được hiểu như một ngành kinh tế phát triển bền vững với dòng tiền chuyển từ du khách vào hoạt động bảo tồn

Năm 2001, theo Weaver nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại trong hầu hết các định nghĩa, đó là:

- Có tính bền vững

- Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức

- Dựa vào thiên nhiên

Năm 2002, Page và Dowling đưa thêm 2 yếu tố mà du lịch sinh thái nên có:

- Đem lại lợi ích cho cộng đồng

- Và sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách

IV: Du lịch sinh thái tại Việt Nam

Năm 1999, Tổng cục Du lịch (VNAT) đã phối hợp với một số tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN tổ chức hội thảo quốc gia về: Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam Hội thảo đã đưa ra một định nghĩa về Du lịch sinh thái như sau: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp tích cực cho bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương‖

Năm 2005, Luật Du lịch Việt Nam đã xác định: Du lịch sinh thái là

Trang 15

Như vậy có thể thấy quan điểm về du lịch sinh thái được thể hiện ở nhiều

dạng khác nhau tùy theo nhận thức, quan điểm các nhà nghiên cứu của các tổ chức và tùy vào điều kiện đặc thù của các Quốc gia, các khu vực địa lý, hành chính khác nhau Nơi nào ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên cao hơn thì tiêu chí thiên nhiên hoang sơ được đề cập đến nhiều hơn Có những nơi ý thức bảo tồn thiên nhiên cũng như yếu tố tiêu chí giáo dục môi trường, sinh thái, tiêu chí về quản lý bền vững được chú trọng nhiều hơn

Nhận định chung: Cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá

mở và cho dù có những khác biệt nhất định nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều thống nhất những nội dung cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải có, đó là:

- Du lịch sinh thái là một loại hình phát triển du lịch bền vững, được quản lý bền vững;

- Là loại hình dựa vào thiên nhiên là chính (đặc biệt là ở những khu vực còn hoang sơ, được bảo tồn tương đối tốt);

- Có hỗ trợ bảo tồn (không làm thay đổi tính toàn vẹn của hệ sinh thái, nguồn thu được từ hoạt động du lịch sinh thái được đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường…);

Trang 16

11

- Có các hoạt động, hình thức giáo dục về môi trường và sinh thái;

- Có sự tham gia chia sẻ lợi ích cộng đồng (khuyến khích sự tham gia cộng đồng trong các hoạt động và dịch vụ cho du lịch sinh thái như hướng dẫn viên địa phương, kinh doanh lưu trú, ăn uống, tạo các sản phẩm

bổ trợ khác…)

Quan điểm trên có thể làm cơ sở để đối sánh những hoạt động du lịch đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam, đồng thời có thể định hướng giúp các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch sinh thái của nước ta, từ đó

có thể vạch ra những chiến lược, kế hoạch khai thác và phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam

Trên thực tế ở Việt Nam, quan điểm về Du lịch sinh thái cũng có những yếu tố chưa được hiểu một cách thống nhất giữa những người làm

du lịch và các bên liên quan Nếu hiểu du lịch sinh thái đúng như thực chất

là phải có đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương một cách trực tiếp bằng các lợi ích tài chính cụ thể như việc làm và tiền lương nhân công, trích nguồn thu tái đầu tư cho phúc lợi xã hội của cộng đồng địa phương, bù đắp cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại chỗ… và như vậy thì hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa được triển khai theo đúng nghĩa của nó

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Viện Nghiên cứu phát triển

Du lịch (2007) có khoảng 30% lượng khách du lịch đến các khu vực này, trong đó phần lớn là khách du lịch nội địa, chiếm tới 80% tổng lượng khách Tuy nhiên có những điểm thu hút được đa số khách du lịch quốc

tế, điển hình là khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long với trên 82.3% lượng khách đến tham quan du lịch là khách quốc tế Tuy nhiên, hầu hết các rừng đặc dụng, số lượng khách du lịch đến chưa nhiều Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường, du lịch sinh thái ở hệ thống các khu rừng đặc dụng trong 1 năm dưới 2.000 lượt khách chiếm 44.7%; từ 2.000 -10.000 chiếm

Trang 17

12

32%; trên 10.000 chiếm 21.4%

Lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch chưa đầu tư lại cho bảo tồn hoặc nếu có vẫn còn ở mức độ thấp Một số địa phương có điều kiện phát triển du lịch sinh thái thường có xu hướng phát triển cơ sở du lịch xâm lấn vào các khu bảo tồn, VQG, khiến áp lực như ô nhiễm môi trường, chia cắt sinh cảnh kể cả nhận thức của khách du lịch chưa đầy đủ

đã tạo áp lực lớn cho các khu rừng đặc dụng

Tỷ lệ người dân tham gia vào các dịch vụ du lịch còn ít, chính vì vậy người dân địa phương không thấy được lợi ích của việc phải giữ rừng

Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển du lịch ở các VQG và KBTTN nhìn chung là có sự hướng dẫn của Ban quản lý khu rừng đặc dụng và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch địa phương, tuy nhiên sự giúp đỡ này thường chỉ ở giai đoạn đầu còn sau đó hoạt động bị buông lỏng, thiếu sự giám sát của cơ quan chức năng Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp dẫn du lịch mà còn ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên đa dạng sinh học ở các VQG và KBTTN

Một số tồn tại về hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG và KBT:

- DLST ở KBTTN Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển DLST ở các KBTTN Việt Nam là thiếu sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách phát triển

và quy hoạch DLST Du lịch là một ngành liên quan đến nhiều lĩnh vực, cần phải có sự kết hợp giữa các bên liên quan thì mới có thể phát triển được Hiện tại, các hoạt động du lịch ở các KBTTN còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có đầu tư xúc tiến

và phát triển công nghệ phục vụ cho DLST Xét về nội dung và cách thức hoạt động du lịch ở các VQG và KBTTB hiện nay thuộc loại hình

du lịch dựa vào thiên nhiên có định hướng DLST

- Một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc Trung tâm Du lịch

Trang 18

13

sinh thái và giáo dục môi trường để điều hành hoạt động du lịch Công tác nghiên cứu, quy hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số VQG như Cúc Phương, Ba Bể, Ba Vì, Tam đảo, Bạch Mã, Cát Tiên, Tràm Chim… Trước kia, việc đầu tư kinh phí cho cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch ở các VQG chủ yếu là từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hiện nay, Tổng cục Du lịch, các tỉnh và nhiều công ty cũng

đã tập trung nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng ở các VQG

- Hiện tại du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các Hệ sinh thái rừng, các loài thực vật và một số loài côn trùng Rất hiếm khi

du khách bắt gặp thú trong rừng

- Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thủy sinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch KBTTN Đất ngập nước Xuân Thủy, với hệ sinh thái rừng ngập mặn là nơi cư trú của nhiều loài cua, tôm, cá và hàng trăm loài chim, nổi tiếng nhất là loài Cò Thìa KBTTN Đất ngâp nước Vân Long bao gồm cả HST rừng trên núi đá vôi VQG Tràm Chim là nơi bảo tồn HST tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu Đầu đỏ đã thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm Tuy nhiên, tại một số nơi ban quản lý KBT chưa quản lý được hoạt động du lịch, vẫn còn hiện tượng săn bắn chim, thú rừng; chưa xây dựng quy hoạch tổng thể để phát triển du lịch sinh thái

- Mặc dù các VQG và KBT thiên nhiên có mức độ đa dạng sinh học cao, tuy nhiên có số lượng cá thể thấp, thêm vào đó phần lớn các loài động vật hoang dã trong KBT thường hoạt động vào ban đêm nên rất khó quan sát Điều này làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách

Trang 19

14

CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Mục tiêu

2.1.1.Mục tiêu chung

Đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ phục vụ du lịch và nhu cầu đào tạo cán bộ phát triển du lịch sinh thái tại một số rừng đặc dụng ở khu vực Miền Bắc, từ đó đề xuất giải pháp đào tạo cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển du lịch sinh thái ở các khu rừng đặc dụng

2.2.2 Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái

- Thực trạng đội ngũ cán bộ du lịch tại các khu vực nghiên cứu

- Đánh giá đội ngũ cán bộ du lịch tại các khu vực nghiên cứu

- Xác định mục tiêu đào tạo cán bộ du lịch sinh thái tại khu vực nghiên cứu

Trang 20

15

- Xây dựng kế hoạch phát triển cán bộ du lịch sinh tháibao gồm xác định nhu cầu về số lượng và chất lượng, thời gian, địa điểm tổ chức và đối tượng tham gia đào tạo

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao quá trình đào tạo cán bộ du lịch sinh thái ở khu rừng đặc dụng phía Tây Bắc – Việt Nam

2.2.3.Phương pháp nghiên cứu

a.Phương pháp kế thừa, thu thập và xử lý thông tin

- Phương pháp kế thừa được áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ thông qua việc thu thập tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Ban quản

lý các khu rừng đặc dụng,sở du lịch ở vùng Tây Bắc, và một số tài liệu có liên quan.Trên cơ sở đó phân tích để thấy được tiền năng và tầm quan trọng của việc đào tạo cán bộ du lịch sinh thái Ngoài ra ,phương pháp này còn sử dụng trong quá trình phân tích chọn lọc, xử lý các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu Những thông tin luôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở

xử lý phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu

 Thu thập các tài liệu thứ cấp: các dự án phát triển DLST tại vùng Tây Bắc, các báo cáo khoa học, sách, tranh, ảnh, các bản đồ… liên quan đến đề tài nghiên cứu từ thư viện, internet…

 Tổng hợp, so sánh và phân tích các tài liệu thu thập

b Phương pháp biểu đồ, bản đồ

- Đây là phương pháp đặc thù của địa lý nói chung và của địa lý du lịch nói riêng Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên là tìm hiểu địa bàn, trong quá trình khảo sát và nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các loại bản đồ chủ yếu là bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng, bản đồ du lịch, và các sơ đồ tham quan các khu rừng đặc dụng Các kết quả nghiên cứu được thực hiên trên biểu đồ, bản đồ với ý nghĩa thông tin mới và phản ánh về tình trạng đào tạo cán ở các khu rừng đặc dụng qua từng năm

Trang 21

16

c Phương pháp nghiên cứu thực địa

- Phương pháp tiến hành khảo sát thực để nắm được đặc trưng của khu vực nghiên cứu một cách thực tế và các thông tin thu được chính xác hơn Đây là phương pháp chủ đạo của đề tài

03 VQG đã tiến hành khảo sát, đánh giá về thực trạng cán bộ DLST bao gồm: Tam Đảo, Ba Vì và Cúc Phương

- Tiến hành điều tra sơ thám xác định trên bản đồ khu vực cần điều tra, nghiên cứu kết hợp với giáo viên hướng dẫn, cán bộ khu bảo tồn và người dân bản địa Điều tra sơ thám nhằm xác định được xác định được chính xác khu vực nghiên cứu, xác định sơ bộ điểm điều tra, tiềm năng và thực trạng đào tạo cán bộ ở khu vực điều tra bằng cách đánh giá trên các điểm điều tra Điểm điều tra được chia theo từng vườn quốc gia, thuộc các địa điểm du lịch tại các khu rừng đặc dụng ở vùng Tây Bắc bao gồm 3 địa điểm sau:

- Địa điểm 1: Tam Đảo-Vĩnh phúc

- Địa điểm 2: Ba Vì-Hà Nội

- Địa điểm 3: Nho Quan-Ninh Bình

 Quan sát ghi nhận hoạt động du lịch, các dịch vụ, tuyến điểm, cơ sở

Trang 22

Thực hiện phương pháp này là một quá trình với việc tiến hành hàng loạt các công việc khác nhau song có liên quan và hỗ trợ lẫn nhau bao gồm các bước như sau:

- Khảo sát, xác định các đối tượng và nội dung điều tra, đề tài thực hiện điều tra vơi bốn đồi tượng chính: ban quản lý các khu rừng đặc dụng, khách du lịch, các nhà đầu tư, nguời dân địa phương

- Lựa chọn các phương pháp điều tra, có ba phương pháp tiếp cận đơn giản:

(1) phỏng vấn thông qua trao đổi trò chuyện;

(2) phỏng vấn trên cơ sở phát thảo các ý tưởng cơ bản;

(3) phỏng vấn bằng các phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở

Trong đó, cả ba phương pháp được sử dụng kết hợp nhưng nhằm nhấn mạnh phương pháp thứ ba Thời gian điều tra cũng được tiến hành một cách ngẫu nhiên Do vậy, các thông tin thu được sẽ đa dạng hơn và khách quan hơn

- Tiến hành phỏng vấn các đối tượng về những nội dung phục vụ cho

đề tài bằng phương pháp tiếp cận cụ thể như sau: Phỏng vẫn thông qua trao đổi nói truyện với các quản lý ở các khu rừng đặc dụng Đối với khách du lịch trao đổi bằng cách bắt chuyện với khách khi đến với khu du lịch, sử dụng phiếu điều tra (50 phiếu trên 1 tuyến) Khi muốn trao đổi với người dân thì nên phỏng vấn một số người dân hoặc hộ gia đình sống gần khu rừng đặc dụng bằng phương pháp trao đổi ,trò chuyện kết hợp phương pháp hỏi, đáp

Trang 23

 Phân tích cơ hội (O=opportunities), thách thức (T=threats) là các yếu

tố bên ngoài chi phối đến mục tiêu phát triển của hệ thống, lấy mục tiêu làm chuẩn để xếp một đặc trưng nào đó của môi trường bên ngoài là cơ hội hay thách thức

Kết quả của phân tích SWOT là cơ sở để xây dựng chiến lược phát

triển DLST tại các khu rừng đặc dụng khu vực

Trang 24

19

CHƯƠNG III:

ĐẶC ĐIỆM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.1.1.Vị trí địa lý

Hình 3.1 Bản đồ khu vực miền bắc Việt Nam

Miền bắc nằm ở vùng cực Bắc lãnh thổ Việt Nam, có phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và phía đông giáp biển Đông Được bắt đầu từ

vĩ độ 23 độ 23’ Bắc đến 8 độ 27’ Bắc với chiều dài là 1.650 km Chiều ngang Đông - Tây là 600 km, rộng nhất so với Trung Bộ và Nam Bộ

 Vị trí địa lý tuyến Tam Đảo

Vườn Quốc gia Tam Đảo trải dài từ 21021` đến 21042` vĩ độ Bắc và 105023` đến 105044` kinh Đông, nằm trên địa phận 3 tỉnh : Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang Đây là một dãy núi lớn dài 80km, chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, từ huyện Sơn Dương(Tuyên Quang) đến huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc)

Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam

Trang 25

20

giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh tế năng động, có sức lan tỏa lớn

 Vị trí tuyến Ba Vì

Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội 60Km theo đường Quốc lộ 21A, 87

Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì – TP Hà Nội

Phía Nam giáp giác xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình

Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên Quang thuộc huyện Lương Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân thuộc huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và

xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

 Vị trí tuyến Cúc Phương

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 07 tháng 07 năm 1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình và Thanh Hoá với tổng diện tích là 22 408 ha Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng

về hệ sinh thái, các giá trị văn hoá, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn

Toạ độ địa lý: Từ 20 độ 14' đến 20 độ 24' vĩ độ Bắc và từ 105 độ 29' đến 105

độ 44 kinh độ Đông

Quy mô diện tích: 22 200 ha, (bao gồm 11 350 ha thuộc Ninh Bình; 5 850

ha thuộc Thanh Hoá; 5 000 ha thuộc Hoà Bình)

Trang 26

21

3.1.2.Địa hình

Địa hình miền bắc đa dạng và phức tạp Bao gồm đồi núi, đồng bằng,

bờ biển và thềm lục địa Có lịch sử phát triển địa hình và địa chất lâu dài, phong hóa mạnh mẽ Có bề mặt thấp dần, xuôi theo hướng tây bắc - đông nam, được thể hiện thông qua hướng chảy của các dòng sông lớn

Khu vực đồng bằng rộng lớn nằm ở lưu vực sông Hồng, có diện tích 14,8 ngàn km2 và bằng 4,5% diện tích cả nước Đồng bằng dạng hình tam giác, đỉnh là Thành phố Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển phía đông Đây

là đồng bằng châu thổ lớn thứ hai Việt Nam (sau Đồng bằng sông Cửu Long diện tích 40.000 km2) do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp Phần lớn bề mặt đồng bằng có địa hình khá bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 - 12m so với mực nước biển

Liền kề với đồng bằng sông Hồng về phía tây và tây bắc là khu vực Trung du và miền núi có diện tích khoảng 102,9 ngàn km2 và bằng 30,7% diện tích cả nước Địa hình ở đây bao gồm các dãy núi cao và rất hiểm trở, kéo dài từ biên giới phía bắc (nơi tiếp giáp với Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá Trong khu vực này từ lâu đã xuất hiện nhiều đồng cỏ, nhưng thường không lớn và chủ yếu nằm rải rác trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m

Về phía khu vực đông bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ Ở Vịnh Bắc Bộ tập trung quần thể bao gồm gần 3.000 hòn đảo nằm trong các khu vực biển Vịnh

Hạ Long, Bái Tử Long, Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ Và nhiều bờ biển đẹp như bờ biển Trà Cổ, Bãi Cháy, Tuần Châu và Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh; Cát Bà, Đồ Sơn thuộc thành phố Hải Phòng; Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình; Hải Thịnh, Quất Lâm thuộc tỉnh Nam Định

3.1.3.Khí hậu

Miền Bắc quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu

Trang 27

từ 1,700 đến 2,400mm Vào mùa Đông nhiệt độ xuống thấp nhất trong các tháng 12 và tháng giêng Thời gian này ở khu vực miền núi phía bắc (như Sa

Pa, Tam Đảo, Hoàng Liên Sơn) có lúc nhiệt độ còn lúc xuống dưới 0 độ C, xuất hiện băng giá và có thể có tuyết rơi

Khí hậu vùng miền bắc cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu của thời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địa phương trong vùng

3.2 Tài nguyên

- Tài nguyên khoáng sản : là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước

ta Các khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì – kẽm, đồng, apatit, pyrit, đá vôi và sét làm xi măng, gạch ngói, gạch chịu lửa … Tuy nhiên, việc khai thác

đa số các mỏ đòi hỏi phải có phương tiện hiện đại và chi phí cao

+ Đồng - niken: Sơn La

+ Đất hiếm: Lai Châu

Trang 28

Các khoáng sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai) Mỗi năm hai

thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân

- Tài nguyên nước : Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn

Hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kWW Nguồn thủy năng lớn này đã

và đang được khai thác Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (110 MW) Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW) Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW), thủy điện Tuyên Quang trên sông Gâm (300 MW) Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi

không nhỏ của môi trường

- Tài nguyên đất : có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến,

đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du) Đất phù

sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên,

Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh

3.3 Văn hóa xã hội

Trang 29

+ Trình độ văn hóa, kĩ thuật của người lao động còn hạn chế

+ Đời sống người dân còn nhiều khó khăn

Trang 30

25

CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Hiện trạng hoạt động du lịch tại các VQG Miền Bắc Việt Nam

4.1.1 Hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương

4.1.1.1 Các tuyến hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương

Để giúp cho việc tìm hiểu và khám phá những bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương Hiện tại Vườn quốc gia đã xây dựng được nhiều các hoạt động

du lịch mà du khách có thể lựa chọn và tham gia

a Đi bộ trong rừng nguyên sinh

Cúc phương đã xây dựng được nhiều tuyến đi bộ trong rừng với nội dung và thời gian khác nhau, du khách có thể lựa chọn cho mình những tuyến tham quan phù hợp, một số tuyến đi bộ du khách có thể khám phá, tuy nhiên với sự hướng dẫn, giới thiệu của hướng dẫn viên, chắc chắn chuyến đi của du khách sẽ trở nên thú vị và ý nghĩa hơn Tuyến cắm trại và ngủ đêm trong rừng, tuyến đi bộ dài ngày lên khu bảo tồn Ngọc Sơn, khu bảo tồn Pù Luông

là những tuyến hấp dẫn được nhiều du khách quan tâm

b Du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng

Thiên nhiên Cúc Phương vô cùng quan trọng, là nguồn tạo lập sinh kế cho cộng đồng địa phương, du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng là giải pháp quan trọng, phần cải thiện đời sống nhân dân Với một hoặc hai đêm nghỉ lại tại Bản Mường, du khách đã góp phần tạo thu nhập cho người dân, hỗ trợ công tác bảo tồn Trong thời gian ở bản, người Mường với lòng nhiệt tình, mến khách sẽ mang lại cho du khách thời gian thoải mái và cơ hội để tìm hiểu, khám phá những nét văn hoá bản địa độc đáo

c Xem động vật hoang dã ban đêm

Tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết, VQG có thể tổ chức chương trình xem động vật hoang dã ban đêm, du khách có cơ hội được nhìn thấy một số loài động vật hoang dã như : Sóc đen, sóc bay, Hoẵng, Culi và một số loài thú

ăn thịt nhỏ

Trang 31

26

d Xem Chim

Cúc Phương là một trong những điểm đa dạng nhất về khu hệ chim ở miền Bắc Việt Nam, với 308 loài đã được phát hiện và thống kê, trong đó có nhiều loài quý hiếm như: Gõ kiến đầu đỏ, Gà lôi trắng, Niệc nâu, Đuôi cụt bụng vằn… đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương Vì vậy, Cúc Phương đã trở thành một địa điểm không thể bỏ qua đối với các nhà khoa học và các nhà xem chim.Thời điểm tốt nhất để xem chim là vào buổi sáng sớm và chiều tối

e Đạp xe trong rừng

Một trong những hình thức khám phá bí ẩn của thiên nhiên Cúc Phương đó là đạp xe đạp trong rừng Đạp xe trong rừng sẽ mang lại cho du khách không chỉ những cảm giác yên tĩnh, cảm nhận thực sự về thiên nhiên

mà còn giúp cho du khách có được những cơ hội để bắt gặp những loài động vật khó gặp ở Cúc Phương

f Quan sát các loài bò sát và lưỡng cư, côn trùng

Cúc Phương là điểm đa dạng về bò sát, lưỡng cư và côn trùng Hiện tại Vườn quốc gia đã điều tra và thống kê được 110 loài bò sát và lưỡng cư, 1899 loài côn trùng, trong đó có nhiều loài là đặc hữu của Cúc Phương và Việt Nam Một số loài dễ gặp và có hình dạng kỳ lạ như : Rắn lục, ếch xanh hay các loài bọ que…

g Thăm các điểm đa dạng sinh học

Hiện tại Cúc Phương đã thống kê được 43 điểm đa dạng sinh học ,đây

là kết quả từ sự hợp tác nghiên cứu giữa Vườn quốc gia Cúc Phương và nhóm hợp tác nghiên cứu đa dạng sinh học quốc tế ( ICBG ), thăm các điểm đa dạng sinh học này du khách sẽ có nhiều cơ hội để học tập và tìm hiểu các loài thực vật nhiệt đới

h Chương trình văn nghệ dân tộc

Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hội chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng, du khách còn đựơc thưởng thức những điệu múa, những bài hát

Ngày đăng: 23/06/2021, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w