1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Tài liệu Đồ án thiết kế kho lạnh chế biến hải sản ở hải phòng, Chương 13-14 pdf

7 405 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 199,47 KB

Nội dung

Chương 13: SƠ ĐỒ TỔNG THỂ HỆ THỐNG LẠNH VÀ M ẠCH ĐIỆN TỰ ĐỘNG HOÁ 5.1. MẠCH TỰ ĐỘNG HOÁ. 5.1.1. Mạch động lực. Việc đóng mở các động cơ đều được thực hiện bằng các khởi động từ. Các thiết bị đều được đóng mở v à bảo vệ bằng các aptomat, tất cả các thiết bị đều có rơle nhiệt bảo vệ quá dòng, các thi ết bị có công suất nhỏ thì nối ampekế trực tiếp vào mạch điện, còn thiết bị có công suất lớn ampekế được qua biến dòng CT 5.1.2. Mạch điều khiển và bảo vệ các thiết bị lạnh. Bảo vệ máy nén. Máy nén được khởi động sao – tam giác Máy nén là thi ết bị rất quan trọng trong hệ thống lạnh, vì vậy nó được bảo bệ hết sức nghi êm ngặt, khi các điều kiện không làm vi ệc đúng yêu cầu thì hệ thống bảo vệ làm ngắt mạch điện để ngưng máy. Máy nén được bảo bệ bởi các thiết bị sau: bảo vệ áp suất cao, áp suất dầu, bảo vệ quá dòng, bảo vệ khi bơm dàn ngưng không hoạt động. Điều khiển mức dịch bình hạ áp Mức dịch bình chứa hạ áp được bảo vệ bởi 2 van phao: Van phao bảo vệ mức dịch cao: tránh trường hợp máy nén hút lỏng về gây ngập dịch méy nén, khi mức dịch cao thì mạch tác động ngừng máy nén. Van phao mức thấp bảo vệ mức dịch quá cao sẽ đóng van tiết lưu ngừng cấp dịch cho b ình chứa hạ áp. Bơm dịch được bảo vệ bằng rơle bảo vệ áp suất. Điều khiển nhiệt độ phòng lạnh Hệ thống lạnh cho kho lạnh hoạt động hoàn toàn tự động và được điều khiển đóng ngắt cấp dịch nhờ thermostat EWPC 970/S Mạch khởi động báo sự cố. Khi xảy ra sự cố áp suất hoặc quá dòng, mạch điện của chuông BELL có điện v à chuông reo báo sự cố. 5.1.3. Các ký hiệu sử dụng trong mạch điện FSHlr: van phao mức cao bình chứa hạ áp. FSLlr: Van phao mức thấp bình chứa hạ áp. SVlr: Van điện từ cấp dịch b ình chứa hạ áp. FSiH: Van phao mức cao của bình trung gian. FSiL: Van phao mức thấp của bình trung gian. SVi: Van điện từ cấp dịch cho bình trung gian. lK: THERMIC nhi ệt quạt dàn lạnh SVf1: Van điện từ cấp dịch d àn lạnh 1 SVf2: Van điện từ cấp dịch cho kho lạnh 2 SVf3: Van điện từ cấp dịch cho kho lạnh 3 SVf4: Van điện từ cấp dịch cho kho chờ đông SVrf: Van điện từ cấp dịch cho tái đông SViqf: Van điện từ cấp dịch cho tủ đông IQF SVct: Van điện từ cấp dịch cho tủ đông tiếp xúc FSif: Van phao bình tách lỏng giữ mức cối đá vẩy SVif: Van điện từ cấp dịch cho cối đá vẩy 5.2. SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CỦA HỆ THỐNG LẠNH LIÊN HOÀN. Sơ đồ hệ thống lạnh được thể hiện trang bên Chương 14: LẬP QUY TRÌNH LẮP ĐẶT, THỬ NGHIỆM, VẬN HÀNH VÀ SỬA CHỮA. 6.1.QUY TRÌNH LẮP ĐẶT. 6.1.1.Lắp đặt máy nén. Yêu cầu đối với phòng máy. Các phong máy phải được bố trí tầng trệt, cách biệt hẳn với khu sản xuất tránh làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Có đầy đủ trang thiết bị ph òng cháy, chữa cháy, mặt lạ phòng độc, dụng cụ thao tác vận hành sửa chữa, các bảng nội quy, quy trình v ận hành và an toàn cháy nổ. Gian máy phải đảm bảo thông thoáng, có bố trí các quạt thông gió và cửa sổ thông gió, không gian bố trí máy rộng rãi, cao ráo để người vận hành dễ dàng đi lại, thao tác xử lý. Cửa chính là c ửa hai cánh và mở ra phái ngoài, các thiết bị đo lường và điều khiển phải nằm vị trí thuận lợi thao tác, dễ quan sát, mỗi gian máy có ít nhất hai cửa. Độ sáng của phòng máy phải đảm bảo trong mọi hoàn cảnh, ban ngày cũng như ban đêm để người vận hành dễ dàng thao tác, đọc các thông số. Nền phòng máy phải đảm bảo cao ráo, tránh ngập lụt khi mưa bão làm hư hại đến thiết bị. Lắp đặt máy nén. Đưa máy vào vị trí lắp đặt: khi dùng cần cẩu chuyển chú ý chỉ được móc v ào những vị trí đã được định sẵn, tuyệt đối không được móc tùy tiện làm hư hỏng thiết bị. Máy nén phải được lắp trên bệ móng bê tông cốt thép. Bệ móng không được đúc liền với cấu trúc xây dựng của t òa nhà tránh truy ền chấn động làm hỏng kết cấu dây dựng. Để chấn động không truyền vào kết cấu xây dựng nhà thì khoảng cách tối thiểu từ bệ máy tới móng là 30cm. Các bulong cố định máy vào bệ móng đúc sẵn trong bê tông trước. Khi nâng hạ cần tối thiểu phải có hai người cân chỉnh. Trước khi đưa máy vào phải kiểm tra xem đế có bằng không bằng thước thủy, kiểm tra mức độ đồng trục của dây đai. Không được cố đẩy các dây đai v ào buli, nên nới lỏng khoảng cách giữa động cơ và máy nén rồi cho dây đai vào, sau đó vặn bulong đẩy bàn trượt. Kiểm tra độ căng của dây đai thấy độ v õng của dây bằng chiều dầy của dây đai là đạt yêu cầu. 6.1.2.Lắp đặt dàn ngưng. Khi lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần lưu ý đến vấn đề giải nhiệt của thiết bị, ảnh hưởng của nhiệt ngưng tụ đến xung quanh, khả năng thoát môi chất lỏng về bình chứa để giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt. Để môi chất sau khi ngưng tụ có thể tự chảy về b ình chứa cao áp, do đó cần lắp thiết bị ngưng tụ tr ên cao, trên các bệ bê tông. V ị trí lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần thoáng mát, cho phép nhiệt dễ dàng thoát ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng tới con người v à quá trình sản xuất. Khi hoạt động nước và bẩn có thể bị gió cuốn ra ngoài bể nước v ì thế nên đặt dàn cách xa công trình xây dựng ít nhất 1500mm. Dàn ngưng tụ bay hơi có bố trí có trang bị van xả đáy, van phao tự động cấp nước, thang để trèo lên đỉnh dàn. Đáy của bể chứa nước phải làm dốc để khi làm vệ sinh bể ta có thể tháo hết nước cặn bẩn ra ngo ài. 6.2.THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG. 6.2.1.Thử áp lực thiết bị. Theo quy định, áp suất thử của các thiết bị áp lực như sau: áp suất thử kín bằng áp suất làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc. Đối với b ình chứa cao áp: áp suất thử kín là 20 kG/cm 2 , thử bền là 30 kG/cm 2 , áp suất thiết kế là 19,5 kG/cm 2 . Đối với bình chứa hạ áp áp suất thiết kế làm việc là 16 kG/cm 2 , áp suất thử kín là 16 kG/cm 2 , áp suất thử bền là 25 kG/cm 2 . Đối với bình trung gian áp suất thiết kế 16 kG/cm 2 , áp suất thử kín 16 kG/cm 2 , áp suất thử bền 25 kG/cm 2 . Đối với bình tách dầu áp suất thiết kế làm việc 19,5 kG/cm 2 , áp su ất thử kín 20 kG/cm 2 , áp suất thử bền 30 kG/cm 2 Đối với bình tách lỏng giữ mức áp suất thiết kế làm việc 16 kG/cm 2 , áp suất thử kín 16 kG/cm 2 , áp suất thử bền 25 kG/cm 2 . Đối với các mối hàn ta thử như sau: ta phân đoạn và thử từng phần và chia làm ba bước thử, đầu thử ta lắp van an toàn và đồng hồ chỉ thị áp suất, dùng khí N 2 để thử. Bước 1: ta thử áp suất 3,5 k G/cm 2 để phát hiện xem có bị rò rỉ mối nối, mối hàn, mặt bịch. Bước 2: nếu không thấy sự r ò rỉ thì ta tiến hành tăng áp suất thử tới 16 kG/cm 2 , nêu không có vấn đề gì ta tiếp tục thực hiện bước 3. Bước 3: ta tăng áp lực thử đến 30 kG/cm 2 sau đó ngâm tối thiểu 24giờ để xem có bị phá huỷ mối hàn, mối nối hay không. 6.2.2. Đuổi bụi. hệ thống lạnh sau khi đã được thử kín và thử bền ta tiến hành đuổi bụi vì hệ thống làm việc có những vị trí ống rất nhỏ như van tiết lưu, bụi sẽ làm tắc van tiết lưu, gây chà xước thiết bị do áp suất làm việc lớn do đó cần phải đuổi bụi. Ta tiến hành đuổi bụi như sau: Ta l ợi dụng áp suất thử trong thiết bị lớn nên ta cắt bỏ chỗ bịt ống cho N 2 xì ra nhưng bụi vẫn chưa hết. Đối với ống nhỏ. Ta lắp chai gas vào van 3 ngả, lấy băng keo bọc đầu ống lại, mở van chai N 2 ra áp suất lớn sẽ làm vỡ băng keo. Đối với ống lớn thì ta thay băng keo băng nút. 6.2.3.Hút chân không. Hệ thống lạnh làm việc nhiệt độ rất thấp do đó cần phải hút chân không nếu không hút thì làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống và hệ thống không thể làm việc được do đó ta tiến hành hút như sau: Vi ệc hút chân không phải thực hiện nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không khí và hơi ẩm có trong hệ thống đường ổng và thiết bị. Duy trì áp lực từ 50  70 mmHg (tức độ chân không -700 mmHg) trong 24 gi ờ, trong 6 giờ đầu cho phép áp lực tăng 50% nhưng sau không tăng nữa. . Các phong máy phải được bố trí ở tầng trệt, cách biệt hẳn với khu sản xuất tránh làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. Có đầy đủ trang thiết bị ph òng. van phao ở mức cao ở bình chứa hạ áp. FSLlr: Van phao ở mức thấp ở bình chứa hạ áp. SVlr: Van điện từ cấp dịch ở b ình chứa hạ áp. FSiH: Van phao ở mức cao

Ngày đăng: 14/12/2013, 22:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w