1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần khoáng sản quảng trị xí nghiệp khai thác đá SCC

77 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 584,02 KB

Nội dung

Chương này nêu lên đánh giá của tác giả về công tác kế toán của đơn vị nói chung và công tác kế toán chi phí và tính giá thành nói riêng.Chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm trong thự

Trang 1

I.1 Lý do nghiên cứu 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 2

I.4 Phạm vi nghiên cứu 2

I.5 Phương pháp nghiên cứu 3

I.6 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 4

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 4

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 4

1.1.3 Khái niệm và chức năng của giá thành sản phẩm 6

1.1.4 Phân loại giá thành sản phẩm 7

1.2 mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8

1.3 Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên 9

1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 9

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 10

1.3.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 10

1.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 13

1.3.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 14

1.3.6 Đối tượng và kỳ tính giá thành 16

1.3.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CN CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN QUẢNG TRỊ - XÍ NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ SCC 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 2

2.2 Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí

nghiệp khai thác đá scc 32

2.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm 32

2.2.2 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Xí nghiệp 32

2.2.3 Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác đá SCC 34

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN QUẢNG TRỊ - XÍ NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ SCC 56

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán của doanh nghiệp 56

3.2 Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp 58

3.3 Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần khoáng sản quảng trị xí nghiệp khai thác đá scc 60

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 63

III.1 Kết luận: 63

III.2 Kiến nghị 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 3

VCSH Vốn chủ sở hữu

XDCB Xây dựng cơ bản

TSCĐ Tài sản cố định

SXKD Sản xuất kinh doanh

NVL TT Nguyên vật liệu trực tiếp

NCTT Nhân công trực tiếp

SXC Sản xuất chung

TK Tài khoản

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

BHTN Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ Kinh phí công đoàn

Trang 4

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng Sản

Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC qua 2 năm 2010-2011 24

Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn qua 2 năm 2010-2011 26

Bảng 2.3: Tình hình kết quả HĐKD của Xí nghiệp qua 2 năm 2010-2011 28

Bảng 2.4: Đơn giá tiền lương bộ phận sản xuất 40

Bảng 2.5: Bảng hệ số bổ sung 41

Bảng 2.6: Bảng hệ số chức danh công việc 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 5

Biểu mẫu 2.3: Sổ theo dõi Chi phí NVL 38

Biểu mẫu 2.4: Nhật ký chứng từ TK 621 39

Biểu mẫu 2.5: Sổ cái tài khoản 621 39

Biểu mẫu 2.6: Mẫu bảng tính tổng quỹ lương công nhân bộ phận Mỏ 43

Biểu mẫu 2.7: Mẫu bảng thanh toán tiền lương 44

Biểu mẫu 2.8: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương 46

Biểu mẫu 2.9: Mẫu sổ chi tiết trả công nhân viên 46

Biểu mẫu 2.10: Nhật ký chứng từ TK 622 47

Biểu mẫu 2.11: Sổ cái tài khoản 622 48

Biểu mẫu 2.12: Mẫu phiếu chi 49

Biểu mẫu 2.13: Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung 50

Biểu mẫu 2.14: Nhật ký chứng từ TK 627 51

Biểu mẫu 2.15: Sổ cái TK 627 51

Biểu mẫu 2.16: Sổ cái tài khoản 154 52

Biểu mẫu 2.17: Bảng tính giá thành sản phẩm Quý III/2011 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 6

Sơ đồ 1.1 : Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 11

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12

Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung 13

Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 14

Sơ đồ 1.5: Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song 18

Sơ đồ 1.6: Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục 19

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị 22

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp 29

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ 30

Sơ đồ 2.4: Quy trình sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp khai thác đá SCC 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 7

Ph ần I: Đặt vấn đề

Trong phần này, bao gồm các nội dung: Lý do chọn đề tài, Mục tiêu, Đối tượngnghiên cứu, Phương pháp nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu và Kết cấu của đề tài

Ph ần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Phần này bao gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất

Phần này nêu ra các khái niệm, các cách phân loại về chi phí sản xuất, giá thànhsản phẩm, phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất các loại chi phí: Chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung; đối

tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành; đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính

giá thành sản phẩm

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá

SCC Chương này gồm có 2 nội dung sau:

Thứ nhất, Trình bày khái quát về công ty: Lịch sử hình thành và phát triển; chức

năng, nhiệm vụ và nguồn lực của đơn vị: tình hình lao động, tài sản, nguồn vốn, kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 2 năm (2010 – 2011)

Thứ hai, Đi sâu vào tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại Xí nghiệp: cụ thể số liệu quý III/2011

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính

giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Chương này nêu lên đánh giá của tác giả về công tác

kế toán của đơn vị nói chung và công tác kế toán chi phí và tính giá thành nói riêng.Chỉ ra được những ưu điểm và nhược điểm trong thực tiễn và đưa ra một số giải phápgóp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 8

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Lý do nghiên cứu

Hòa nhập trong nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách mở cửa hội nhập, đã

đặt các doanh nghiệp trong nước trước những thách thức phải đối mặt đó là quy luật

cạnh tranh Cuộc chiến này không chỉ diễn ra ở những doanh nghiệp trong cùng mộtngành mà còn diễn ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau Đứng trước tình thế đó, đòi hỏi cácdoanh nghiệp phải nổ lực để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình thông qua cácchiến lược sản xuất kinh doanh

Khi phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại một doanh nghiệp, thìchi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng Để có đượcnhững số liệu trên chúng ta không thể không nhắc tới vai trò to lớn của hạch toán kế toán

Là một bộ phận trong công tác hạch toán kế toán tại doanh nghiệp, kế toán chiphí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận góp phần hoàn thiện chức năngphản ánh thông tin, kiểm tra, giám sát của kế toán Việc tổ chức kế toán đúng, hợp lý,chính xác chi phí sản xuất và tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớntrong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm; trong việc kiểm tra tính hợp lệ, hợppháp của chi phí phát sinh ở doanh nghiệp Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm có ý nghĩa tổng hợp trong toàn bộ công tác kế toán tại doanh nghiệp, giúpcho các nhà quản lý ra các quyết định đúng đắn trong quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh để từ đó đạt được kết quả cao với mức chi phí bỏ ra ít nhất Có thể nói

rằng: kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộcác biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật mà doanh nghiệp thực hiện trongquá trình sản xuất kinh doanh

Việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ cóthể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác Tính chính xác của giá thành sản phẩm lạichịu ảnh hưởng của kết quả tổng hợp chi phí sản xuất Do vậy tổ chức tốt công tác kếtoán chi phí và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác định đúng nội dung, phạm vichi phí cấu thành trong giá thành, xác định đúng lượng giá trị các yếu tố chi phí đãdịch chuyển vào sản phẩm hoàn thành là yêu cầu cấp bách và ngày càng phải hoànthiện đổi mới công tác đó là rất cần thiết đối với doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 9

Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đáSCC là một một doanh nghiệp với chức năng là khai thác và chế biến đá xây dựng.

Đặc điểm sản xuất các sản phẩm tại Xí nghiệp là phải trải qua các công đoạn mới ra

thành phẩm, chất lượng sản phẩm lại phụ thuộc vào chất lượng của nguyên liệu thô,việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty còn gặp những

khó khăn, để chất lượng công tác kế toán ngày một hoàn thiện, phục vụ tốt nhất cho

yêu cầu phát triển ngày càng cao của Xí nghiệp thì cần giải quyết những khó khăn đó

Hiểu được tầm quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công công tác hạch toán kinh tế ở

tất cả các doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài: “K ế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành s ản phẩm tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC”

I.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu và tập hợp những vấn đề lý luận có liên quan đến kế toán chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp

- Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtại Chi nhánh Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính

giá thành sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

trong tương lai

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Là các chứng từ, sổ sách và phương pháp kế toán chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm tại CN Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị-Xí nghiệp khai thác đá SCC

I.4 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề lý luận vàthực tiễn liên quan đến kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Chi nhánhCông ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 10

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp tài liệu: Tham khảo tài liệu như sách, giáo trình, chế độ chuẩn

mực kế toán, báo tạp chí, trang web điện tử…nhằm trang bị những kiến thức cơ bản vềmặt cơ sở lý luận làm định hướng cho đề tài nghiên cứu

Phương pháp quan sát, phỏng vấn và thu thập tài liệu: Trong suốt quá trình

thực tập tại xí nghiệp, phương pháp này được sử dụng để thu thập các sổ sách, chứng

từ, báo cáo và tìm hiểu thông tin liên quan tới vấn đề nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được sử dụng để xử lý,

tổng hợp, phân tích các thông tin hữu ích trên chứng từ, sổ sách và báo cáo liên quantới vấn đề nghiên cứu

I.6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 nội dung chính:

Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm

trong doanh nghiệp sản xuất

Chương II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại CN Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC

Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí và

tính giá thành sản phẩm tại Chi nhánh Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xínghiệp khai thác đá SCC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 11

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT

VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Những vấn đề cơ bản về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất

- Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí đã đầu tưcho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý,

năm) (Võ Văn Nhị, 2007)

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, người ta phân loại chi phí sản xuất

theo nhiều cách khác nhau:

1.1.2.1 Phân lo ại chi phí theo nội dung kinh tế

Theo cách phân loại này thì những chi phí sản xuất trong doanh nghiệp cóchung tính chất kinh tế sẽ được xếp chung vào một yếu tố chi phí, không kể chi phí đóchi ra ở đâu và dùng vào mục đích gì (trực tiếp sản xuất hay phục vụ quản lý) Theo

quy định hiện hành thì có 5 yếu tố chi phí:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu,phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ báocáo trừ nguyên liệu, vật liệu… bán hoặc xuất cho XDCB

- Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động (thườngxuyên hay tạm thời) về tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất

lương trong kỳ báo cáo trước khi trừ các khoản giảm trừ Bao gồm cả chi phí bảo hiểm

y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, mà doanh nghiệp phảinộp nhà nước theo quy định

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ TSCĐ của doanh

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 12

các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

trong kỳ báo cáo như: điện, nước, điện thoại, vệ sinh, các dịch vụ khác

- Chi phí bằng tiền khác: Là các chi phí bằng tiền của doanh nghiệp dùng vàoquá trình hoạt động SXKD trong kỳ nhưng chưa phản ánh vào các yếu tố trên như: chiphí tiếp khách, hội nghị, thuê quảng cáo…

1.1.2.2 Phân lo ại chi phí theo công dụng kinh tế

Theo quy định hiện hành, trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có các

khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp gồm: Phản ánh toàn bộ chi phí vềnguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sảnphẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ

- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoảntrích cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ với tiền lương phát sinh,tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng

như: tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí CCDC sản xuấtcho phân xưởng, bộ phận sản xuất; khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng, bộ phận sản

xuất; chi phí dịch vụ, lao vụ mua ngoài và chi phí khác thuộc phạm vi phân xưởng

- Chi phí bán hàng: Bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụsản phẩm

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đếnquản trị và quản lý hành chính trong doanh nghiệp

1.1.2.3 Phân lo ại theo mô hình ứng xử của chi phí

- Chi phí biến đổi (Biến phí): Là những chi phí mà tổng số chi phí sẽ thay đổi tỷ

lệ thuận với mức độ hoạt động Nếu xét trên một đơn vị sản xuất thì biến phí là mộthằng số

- Chi phí cố định (Định phí): Là những chi phí xét về tổng số ít thay đổi hoặc

không thay đổi theo mức độ hoạt động, nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạtđộng thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động

- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 13

1.1.2.4 Phân lo ại chi phí theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào việc tham gia của chi phí vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp

thì chi phí được chia thành các loại sau:

- Chi phí SXKD: Là những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ vàquản lý doanh nghiệp

- Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí liên quan đến những hoạt

động về vốn và đầu tư mang lại

- Chi phí bất thường: Là những chi phí ngoài dự kiến có thể do chủ quan, kháchquan mang lại

1.1.2.5 Phân lo ại chi phí theo thời kỳ xác định kết quả kinh doanh

- Chi phí sản xuất: Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩm

hàng hóa được tiêu thụ, khi sản phẩm chưa tiêu thụ được thì chi phí nằm trong sản

phẩm hàng tồn kho

- Chi phí thời kỳ: Là những chi phí làm giảm lợi tức trong kỳ phát sinh, nókhông phải là chi phí tạo thành thực thể của sản phẩm được chế tạo hay sản phẩm mua

vào nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra khỏi lợi tức của thời kỳ mà

chúng phát sinh Loại chi phí này gồm hai khoản mục phí: chi phí bán hàng và chi phíquản lý doanh nghiệp

Ngoài các cách phân loại trên thì chi phí còn có các cách phân loại khác như:

- Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động gồm: chi phí sản xuất vàchi phí ngoài sản xuất

- Phân loại chi phí sản xuất theo khả năng kiểm soát chi phí: chi phí kiểm soát

được và chi phí không kiểm soát được

- Phân loại theo phương pháp quy nạp gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp

1.1.3 Khái niệm và chức năng của giá thành sản phẩm

1.1.3.1 Khái ni ệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao

động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 14

1.1.3.2 Ch ức năng của giá thành

- Chức năng thước đo bù đắp chi phí: giá thành sản phẩm là toàn bộ hao phí vật

chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sảnphẩm Những hao phí này phải được bù đắp đầy đủ, kịp thời để đảm bảo yêu cầu táisản xuất của doanh nghiệp Thông qua việc xác định giá thành một cách chính xác,doanh nghiệp có thể bù đắp được các chi phí sản xuất đã bỏ ra

- Chức năng lập giá: sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra được thực hiện

trao đổi, mua bán trên thị trường thông qua giá cả Căn cứ vào giá thành sản phẩm,

doanh nghiệp có thể xác định giá bán hợp lý nhằm bù đắp lại các chi phí để sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo cho doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất bình thường

có thể bù đắp được hao phí, thực hiện tái sản xuất

- Chức năng đòn bẩy kinh tế: lợi nhuận của doanh nghiệp cao hay thấp phụ

thuộc trực tiếp vào giá thành của doanh nghiệp Như vậy, hạ giá thành sản phẩm làbiện pháp cơ bản để tăng doanh thu, đảm bảo yêu cầu tích lũy để tái sản xuất mở rộngcủa mọi doanh nghiệp Cùng với các phạm trù kinh tế khác như giá cả, lãi…thì giáthành sản phẩm thực tế là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp tăng

cường hiệu quả kinh doanh

1.1.4 Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành giúp cho kế toán nghiên cứu và quản lý, hạch toán tốt giáthành sản phẩm và cũng đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng giá cả sản phẩm Dựa vào tiêuthức khác nhau và xét dưới nhiều góc độ mà người ta phân thành các loại giá thànhkhác nhau

 Nếu xét theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành thì giá thành được

chia thành ba loại:

+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sảnxuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch được xác định trước khi

bước vào sản xuất trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức các dự toán

chi phí của kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch là giá thành mà các doanh nghiệp lấy nólàm mục tiêu phấn đấu, nó là căn cứ để so sánh phân tích đánh giá tình hình thực hiện

hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 15

+ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mứcchi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch và chỉ tính cho đơn vịsản phẩm Giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm

và là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp là thước đo chính xác để xác định kếtquả sử dụng vật tư, tài sản lao động trong sản xuất Giá thành định mức luôn thay đổi phùhợp với sự thay đổi của các định mức chi phí trong quá trình sản xuất Giá thành định mứcgiúp cho việc đánh giá tính đúng đắn của các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp

đã áp dụng trong sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao

+ Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phíthực tế phát sinh tổng hợp trong kỳ và sản lượng sản phẩm đã sản xuất trong kỳ Sau khi

đã hoàn thành việc sản xuất sản phẩm dịch vụ và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giáthành và giá thành đơn vị thực tế, là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả phấn đấu

của doanh nghiệp là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

 Nếu xét theo phạm vi phát sinh chi phí, thì giá thành được chia ra:

+ Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩmbao gồm các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến việc sản xuất chế tạo sản phẩmtrong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất như chi phí NVL TT, chi phí NCTT, chiphí sản xuất chung tính cho sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

Giá thành sản xuất được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giávốn hàng bán (trong trường hợp bán thẳng cho khách hàng không qua kho) Giáthành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán và mức lãi gộp trong kỳ củacác doanh nghiệp

+ Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất sản phẩmcộng thêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán xác định khisản phẩm được tiêu thụ Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để xác địnhmức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp

1.2 mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 16

động và các khoản chi tiêu khác của doanh nghiệp Tuy vậy chúng vẫn có sự khácnhau trên các phương diện sau:

- Về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí chi sản xuất sản phẩm

và chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm Còn giá thành sản phẩm chỉbao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm (chi phí sản xuất ra sản phẩm và chi phí SXC)

Mặt khác chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong mỗi kỳ nhất

định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí liên quan đến số lượng sản phẩm đãhoàn thành hay chưa Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quanđến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành

- Về mặt lượng: Nói đến chi phí sản xuất là xét đến các hao phí trong một thời

kỳ còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí của cả kỳ trước chuyển sang và số chiphí kỳ này chuyển sang kỳ sau Sự khác nhau về mặt lượng và mối quan hệ giữa chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm thể hiện ở công thức tính giá thành sản phẩm tổngquát sau:

Như vậy chi phí sản xuất là cơ sở để xây dựng giá thành sản phẩm còn giáthành là cơ sở để xây dựng giá bán Trong điều kiện nếu giá bán không thay đổi thì sự

tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp

đến giá thành thấp hoặc cao từ đó sẽ tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó

tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của côngtác quản lý kinh tế Nó giúp cho doanh nghiệp cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường

1.3 Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp

CPSX Giới hạn đó có thể là sản phẩm, chi tiết sản phẩm, công việc, khối lượng sảnphẩm, công đoạn sản xuất, chế biến, bộ phận sản xuất, đơn vị sử dụng, kỳ hạch toán,chu kỳ kinh doanh…Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là xác định

nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí (Huỳnh Lợi – Kế toán chi phí)

Chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 17

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Phương pháp tập hợp CPSX là cách thức, kỹ thuật xác định chi phí cho từng đốitượng tập hợp chi phí Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quá trình kế toán

tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm Quá trình này được tiến hành như sau:

- Những CPSX phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp CPSX

được xác định trực tiếp cho từng đối tượng chịu CPSX như CP NVL chính, CP NCTT

- Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX thì đượctập hợp thành từng nhóm, sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí (HuỳnhLợi, Kế toán chi phí)

Hệ số phân bổ chi phí = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ

Tổng tiêu thức phân bổ

Mức phân bổ chi phí cho

đối tượng i =

Hệ số phân bổchi phí x

Tiêu thức phân bổ chiphí của đối tượng i

1.3.3 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất

1.3.3.1 K ế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Nội dung kế toán

- Chi phí NVL xuất dùng trong kho cho từng sản phẩm riêng biệt theo từng

phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ

- Chi phí NVL xuất dùng do được mua ngoài chuyển thẳng không qua nhập khocho từng sản phẩm riêng biệt theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ

Trang 18

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụthực sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào các TK liên quan để tính giá thànhsản phẩm.(TK 154)

TK152NVL nhập kho xuất dùng

TK 154Kết chuyển CP NVLTT

Sơ đồ 1.1 : Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

1.3.3.2 K ế toán chi phí nhân công trực tiếp

 Nội dung kế toán

- Chi phí tiền lương tính cho từng sản phẩm riêng biệt theo từng phân xưởng,

Chi phí NCTT tham gia vào hoạt động kinh doanh, gồm: Tiền lương, tiền công

lao động; Các khoản trích trên tiền lương theo quy định

Trang 19

 Sơ đồ kế toán tổng hợp

TK 334 TK 622 TK 154

TK 335

Sơ đồ 1.2: Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

1.3.3.3 K ế toán chi phí sản xuất chung

 Nội dung kế toán

Chi phí sản xuất chung bao gồm những chi phí dùng cho hoạt động sản xuấtchung tại phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài 2 khoản mục chi phí trực tiếp kể trên

- Các khoản ghi giảm chi phí SXC (nếu có)

- Kết chuyển chi phí SXC vào các TK liên quan để tính giá thành sản phẩm, lao

Trang 20

tạo nên giá thành sản phẩm cần phải được tổng hợp lại theo từng đối tượng tập hợp chi

phí để từ đó kết hợp với tình hình, kết quả sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng, bộ

phận sản xuất tính giá thành thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoànthành trong kỳ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 21

- CPSX thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ chưa hoàn thành

Sơ đồ 1.4: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 1.3.5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.3.5.1 Theo chi phí nguyên v ật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính)

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL TT hoặc

chi phí nguyên vật liệu chính, còn các chi phí sản xuất khác tính hết cho thành phẩmtrong kỳ

Giá trị SPDD đầu kỳ

Giá trị SPDD cuối kỳ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 22

Nói một cách khác, đối với phương pháp này thì chi phí nguyên liệu, vật liệuchính tiêu hao cho thành phẩm và sản phẩm dở dang trong kỳ là như nhau Phươngpháp này ít chính xác, chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có chi phí nguyên liệu, vậtliệu chính chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (thường từ 70%-80%) Trongthực tế, phương pháp này có thể được ứng dụng rộng ra bằng cách xác định giá trị sảnphẩm dở dang theo chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Khi đó ta có thể xác định giátrị sản phẩm dở dang theo công thức sau:

x

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

+

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.3.5.2 Theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này, trước hết phải tính đổi sản phẩm dở dang thành sản

phẩm hoàn thành tương đương căn cứ vào mức độ hoàn thành sản phẩm dở dang.

Trên cơ sở số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, CPSX của SPDD đầu kỳ và CPSX phát sinh trong kỳ mà xác định CPSX của SPDD cuối kỳ theo

CPSX phát sinh trong kỳ

X

Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi thành sản phẩm hoàn thành

Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ

+

Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi thành sản phẩm hoàn thành

Số lượng SPDD cuối kỳ quy đổi

thành sản phẩm hoàn thành =

Số lượng SPDD cuối kỳ x

Tỷ lệ hoàn thành được xác định

Trang 23

Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng khi hệ thống chi phí định mức (kế

x Tỷ lệ hoàn

Định mức chi phí 1.3.6 Đối tượng và kỳ tính giá thành

 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành

nhất định Doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm, thường

là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, chi tiết hoặc bộ phận của sản phẩm dịch vụ Xác định

đối tượng tính giá thành là xác định phạm vi, giới hạn cần tổng hợp chi phí sản xuất để

tính giá thành sản phẩm Để tính giá thành chính xác, kế toán cần lựa chọn đối tượngtính giá thành thích hợp, điều đó phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp,chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu của quản lý, trình độ phương tiện của

kế toán

 Kỳ tính giá thành

Kỳ tính giá thành là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp CPSX

để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật

sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kế toán xác định kỳ tính giá thành thích hợp

để thu nhập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo

yêu cầu của quản lý trong từng thời kỳ Kỳ tính giá thành thường là tháng, quý, năm

1.3.7 Phương pháp tính giá thành sản phẩm

1.3.7.1 Phương pháp giản đơn

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí

cũng là đối tượng tính giá thành Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằng cách trựctiếp lấy số chi phí sản xuất tập hợp được chia cho số lượng sản phẩm sản xuất ra Nếu

có sản phẩm dở dang thì loại trừ hoặc tính nhập vào sổ chi phí

Giá thành

đơn vị sản =

Giá trị sản phẩm dở dang + CPSX phát

sinh trong kỳ

-Giá trị sản phẩm dở dang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 24

1.3.7.2 Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình công

nghệ sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc, thiết bị sản xuất nhưngtạo ra nhiều sản phẩm khác nhau nên kế toán khó theo dõi chi tiết chi phí theo từngloại sản phẩm Đối tượng tập hợp theo phương pháp này là từng nhóm sản phẩm gắnliền với quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong

nhóm, khi đó phải quy đổi những sản phẩm khác nhau trong cùng một nhóm về một

loại sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi đã được xây dựng sẵn

Tổng số sản phẩm

tiêu chuẩn =

Tổng số lượng hoàn thành của từng loại sản phẩm

chính

x Hệ số quy đổi của

từng loại

Giá thành đơn vị

của từng loại SP = Giá thành đơn vị sản phẩm x

Hệ số quy đổi của từng loại SP

Giá thành đơn vị

Tổng giá thành của các loại SP chính hoàn thành

trong kỳ Tổng số sản phẩm tiêu chuẩn

1.3 7.3 Phương pháp tỷ lệ

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà mỗi phân xưởng đồng

thời sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm cấp khác nhau Các chi phíNVL, nhân công không thể tính riêng cho từng loại sản phẩm Đối tượng tập hợpCPSX theo từng phân xưởng sản xuất Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩmhoàn thành Tập hợp CPSX và tính tổng giá thành của cả nhóm trong cùng phân xưởng

được thực hiện như phương pháp hệ số Căn cứ vào tỷ lệ giữa tổng giá thành thực tế

với tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch để xác định giá thành đơn vị từng loại giáthành sản phẩm Giá thành từng loại sản phẩm trong nhóm được xác định như sau:

Trang 25

thay đổi định mức ± thực hiện so với Chênh lệch do

phương phương kết chuyển song song

Sơ đồ 1.5: Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song

 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo phương án

có tính giá thành bán thành phẩm (phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục)

Được áp dụng ở những doanh nghiệp mà bán thành phẩm có thể dùng để bán rangoài như doanh nghiệp dệt, hoặc ở doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp,

Chi phí NVL chính (tính cho thành phẩm)

Chi phí chế biến bước 1 (tính cho thành phẩm)

Chi phí chế biến bước 2 (tính cho thành phẩm)

Chi phí chế biến bước n (tính cho thành phẩm)

Giáthànhcủathànhphẩm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 26

Sơ đồ 1.6: Trình tự tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự từng

khoản mục

1.3.7.6 Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng khi doanh nghiệp thực hiện hợp đồng sản xuất, cung

cấp dịch vụ theo đơn đặt hàng Đơn đặt hàng vừa là đối tượng hạch toán chi phí, vừa là

đối tượng tính giá thành

-Các khoản giảm giá thành thực tế của sản phẩm từng đơn đặt hàng

1.3 7.7 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình sản

xuất vừa tạo ra sản phẩm chính, vừa tạo ra sản phẩm phụ (sản phẩm song song) Dovậy, để tính giá thành sản phẩm chính cần loại trừ sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí.Giá trị sản phẩm phụ có thể tính được theo giá ước tính hoặc giá kế hoạch

+

Chi phí phát sinh trong kỳ

-CPSX dở dang cuối kỳ

-Giá trị sản phẩm phụ thực thu

+Chi phí chế biếngiai đoạn 2

Giá thành bánthành phẩm 2

Giá thành bánthành phẩm n-1

+Chi phí chế biếngiai đoạn n

Giá thành sảnphẩm hoàn thành

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 27

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CN CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN QUẢNG TRỊ - XÍ NGHIỆP KHAI THÁC ĐÁ SCC

2.1 Giới thiệu khái quát về chi nhánh công ty cổ phần khoáng sản quảng trị

- xí nghiệp khai thác đá scc

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh công ty

Từ năm 1986 – 1996, đây là giai đoạn sáp nhập Trạm máy kéo Vĩnh Linh với

Xí nghiệp cơ điện Vĩnh Linh thành Xí nghiệp Cơ khí Vĩnh Linh Đến ngày 29 tháng

11 năm 1996 UBND tỉnh Quảng Trị có Quyết định số 1495/QĐ-UB chuyển đổi từ Xí

nghiệp cơ khí Vĩnh Linh thành công ty Khoáng sản Quảng Trị trực thuộc Sở CôngNghiệp Quảng Trị nay là Sở Công Thương Quảng Trị

Với chủ trương chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước thành Công ty Cổ phầntheo Nghị định số 44/1998/NĐ - CP ngày 26/09/1998 của Chính Phủ, kết hợp vớinhững thành tích đã đạt được trong những năm qua, Công ty đã được UBND tỉnhQuảng Trị chọn là một trong những đơn vị đầu tiên của tỉnh tiến hành cổ phần hoá

Ngày 15/12/2000 UBND tỉnh đã ra Quyết định số 2410/QĐ-UB chuyển đổiCông ty sang công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần khoáng sản Quảng Trị

Tiền thân là công ty Khoáng sản, với hoạt động sản xuất chủ yếu là khai thácTitan, sau quá trình hoạt động có hiệu quả, công ty đã có những bước phát triển mới ởnhững lĩnh vực sản xuất khác Trong đó khai thác và chế biến đá là lĩnh vực mới củacông ty, nhận thấy được những hiệu quả mà lĩnh vực sản xuất này mang lại, kết hợpvới những thuận lợi trong công tác khai thác và sản xuất tại địa phương công ty đãmạnh dạn đầu tư phát triển ở lĩnh vực này Cụ thể là:

- Năm 2009 xí nghiệp khai thác đá SCC thuộc công ty cổ phần Gốm xây dựngQuảng Trị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 28

- Từ năm 2009 - 31/03/2010: Tiến hành lắp đặt máy móc, chạy thử tại xí nghiệp

Vốn điều lệ hiện nay của CN Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị Xí nghiệp

khai thác đá SCC 7.000.000.000 đồng được chia thành 700.000 cổ phần mỗi cổ phần

mệnh giá 10.000 đồng

Với những cố gắng của Hội đồng quản trị Công ty, Ban giám đốc và cùng toànthể cán bộ công nhân viên Xí nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực và có hiệu quả củaban lãnh đạo, cư dân tại khu vực nguồn khai thác, UBND huyện Vĩnh Linh, các cấp,các ngành trong tỉnh, Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp

khai thác đá SCC đã dần khắc phục những khó khăn, từng bước tạo được chỗ đứng

trên thị trường và ngày càng phát triển

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp

- Khai thác đá

- Sản xuất các loại đá xây dựng, phụ gia xi măng

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp

2.1.3.1 Nguyên t ắc tổ chức quản lý

Quy chế tổ chức và phân cấp quản lý của CN công ty Cổ phần khoáng sảnQuảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC được xây dựng dựa trên nguyên tắc:

- Quản lý tập trung, toàn diện, triệt để mọi hoạt động sản xuất kinh doanh

- Các bộ phận trực thuộc thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Chi nhánh công ty giao

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty nói chung, tại Xí nghiệp khai thác đá

SCC nói riêng.

Tổ chức bộ máy là vấn đề hết sức quan trọng vì con người là yếu tố quyết địnhcho mọi thành công Có thể nói rằng mọi quyết định, mọi chiến lược, mọi quá trìnhlãnh đạo và kiểm soát sẽ không trở thành hiện thực hoặc sẽ không có hiệu quả nếukhông biết tổ chức khoa học

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 29

Tổ chức khoa học trong việc xây dựng guồng máy sẽ bảo đảm nề nếp, kỷ cương,tính tổ chức, tính kỷ thuật, tính khoa học, tính cộng tác, sự đoàn kết nhất trí cao, phát

huy được hết năng lực sở trường của mỗi cá nhân và mỗi bộ phận trong đơn vị

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

PhòngKếtoánTàichính

Phòngkiểmtoánnộibộ

Giám đốc

- Xí nghiệp khai thác nguyên liệu

- Nhà máy nghiền mịn Zircon

- Xưởng tuyển tinh I

- Xưởng tuyển tinh II

- Xưởng cơ khí

Xí nghiệp khai thác đá SCC

Ban Giám đốc

Bộ phận kỹthuật vật tư

Bộ phận tổ chứchành chính

Bộ phận sảnxuất (Mỏ)

Bộ phận kế

toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 30

2.1.3.3 Ch ức năng, nhiệm vụ của cá nhân và tổ chức

Chi nhánh Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC, do những đặc điểm riêng của quá trình sản xuất, nên CN có bộ máy quản lý riêng, với chức năng nhiệm vụ là:

- Ban giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, chỉ đạo điều hành từng bộ

phận của Xí nghiệp; Quyết định các phương án sản xuất của xí nghiệp Chịu tráchnhiệm về hiệu quả SXKD của xí nghiệp

- Bộ phận kỹ thuật vật tư:

+ Nghiên cứu máy móc thiết bị, kỹ thuật, công nghệ cho phù hợp với khả năng,quy mô sản xuất của xí nghiệp Theo dõi, kiểm tra, quản lý việc sử dụng các thiết bị,quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất

+ Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý việc sử dụng vật tư, kho bãi của doanh

nghiệp Kiểm tra, cất giữ sản phẩm hoặc nguyên liệu về đầu vào cũng như đầu ra

năm theo quy định

+ Thực hiện và hướng dẫn chính sách chế độ đối với người lao động như: nghỉ

hưu, nghỉ mất sức, tai nạn, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, khen thưởng, kỷ luật

- Bộ phận kế toán:

+ Công tác quyết toán được thực hiện theo đúng quy định hiện hành, đảm bảotính nghiêm túc và kịp thời

+ Đôn đốc, kiểm tra và thực hiện kế hoạch thu hồi công nợ, quản lý chi phí sản

xuất, chế độ thanh toán tiền mặt, vay tín dụng

+ Quản lý chi phí, trích lập các quỹ theo đúng quy định của nhà nước và quy

Trang 31

+ Tổ chức bảo quản lưu giữ tài liệu, chứng từ.

- Bộ phận sản xuất (Bộ phận mỏ): Tổ chức khai thác đá hộc và nghiền sàng

thành các sản phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh

2.1.4 Các nguồn lực chủ yếu của Xí nghiệp

2.1.4.1 Tình hình lao động

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Chi nhánh Công ty Cổ phần Khoáng Sản Quảng

Trị - Xí nghiệp khai thác đá SCC qua 2 năm 2010-2011

- Lao động gián tiếp 7 23,33 8 24,24 1 14,29

2 Phân theo giới tính

(Nguồn từ bộ phận Tổ chức hành chính- CN CT CP Khoáng Sản QT XN khai thác đá SCC)

Hiện nay, vấn đề nguồn lực về vốn và công nghệ tương đối ổn định bởi vậy vấn

đề về nguồn lực con người được ưu tiên trước hết Lao động đóng vai trò hết sức quan

trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả củasản xuất Lao động còn là đòn bẩy trong việc nâng cao năng suất lao động đem lại sựphát triển kinh tế cho doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu điều hành và sử dụng lao động

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 32

sử dụng, phân công lao động một cách khoa học, hợp lý, đúng người đúng việc…Có

như vậy mới mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao

Do đặc thù về sử dụng lao động và quy mô hoạt động trong công tác khai thác

và sản xuất các loại đá xây dựng, hầu hết nhân lực tại Xí nghiệp là lao động phổ thôngtại các điểm mỏ

Cụ thể tình hình sử dụng lao động của Công ty qua 2 năm 2010 và 2011 đượcthể hiện ở Bảng 2.1

Về số lượng lao động: Xí nghiệp khai thác đá SCC vừa đi vào hoạt động chínhthức được hơn 2 năm, với quy mô chưa lớn, số lượng lao động tại Xí nghiệp cũng phùhợp với quy mô hoạt động sản xuất, tổng số lao động qua các năm có xu hướng tăng,

cụ thể là năm 2010 so với năm 2011 tăng lên 3 người với tỷ lệ tăng 10% Nguyên nhân

là do hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đang dần đi vào ổn định trongnhững năm đầu hoạt động, Xí nghiệp cần nguồn nhân lực lớn hơn để đáp ứng công tácsản xuất tại Xí nghiệp

Về tính chất sản xuất: Lượng lao động trực tiếp và gián tiếp qua 2 năm đều

tăng, trong đó lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn Cụ thể là năm 2010 lượng laođộng trực tiếp là 23 người chiếm 76,67% Năm 2011, lao động trực tiếp là 25 người

chiếm 75,76%, tăng 2 người tương ứng tăng 8,7% so với năm 2011 Rõ ràng, với đặc

điểm sản xuất việc tuyển dụng và bố trí lao động của xí nghiệp hoàn toàn hợp lý, tạođiều kiện cho công tác sản xuất đạt hiệu quả cao

Về giới tính: Lao động nam chiếm tỷ trọng lớn tại Xí nghiệp Năm 2010, lao

động nam là 28 người chiếm 93,33%; Năm 2011, lao động nam là 31 người chiếm93,94%, tăng 3 người tương ứng tăng 10,71% so với năm 2010 Bên cạnh lao động

nam thì lao động nữ tại Xí nghiệp chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tập trung ở văn phòng Xínghiệp Bởi đặc thù của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với công việc nặng nhọc,chủ yếu sử dụng lao động nam nên việc tỷ trọng nam nữ trong công ty có sự chênhlệch lớn là hoàn toàn hợp lý

Về trình độ lao động: Do đặc thù của ngành sản xuất nên trong tổng số lao độngcủa Xí nghiệp thì lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên

qua các năm Năm 2010, số lao động phổ thông là 27 người chiếm 90% Năm 2011,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 33

lao động phổ thông là 30 người chiếm 90,91%, tăng 3 người tương ứng tăng 11,11%

so với năm 2010 Một bộ phận lao động phổ thông tại Xí nghiệp được đào tạo qua cáclớp nổ mìn, khoan nổ, vận hành thiết bị nghiền để đáp ứng công tác sản xuất tại Xínghiệp Trong khi đó lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp lại không cóchuyển biến qua 2 năm; Số lao động có trình độ đại học, trung cấp khá thấp chỉ chiếm

hơn 9% trong tổng số lao động Từ đó, đặt ra một vấn đề với Xí nghiệp, phải quan tâmđến việc nâng cao trình độ với lao động tại Xí nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản

phẩm cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển Xí nghiệp

2.1.4.2 Tình hình tài s ản, nguồn vốn

Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn qua 2 năm 2010-2011

Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

( Nguồn từ bộ phận kế toán – CN CT CP Khoáng Sản QT Xí nghiệp khai thác đá SCC)

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chịu sự ảnh hưởng rấtlớn đối với các hoạt động tài chính của doanh nghiệp Hoạt động tài chính của doanhnghiệp được thực hiện tốt hay xấu sẽ ảnh hưởng đến việc thúc đẩy hay cản trở đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hoạt động tài chính tốt nhằm đảmbảo cho doanh nghiệp luôn có đủ, kịp thời nguồn tài sản, nguồn vốn hợp pháp để hoànthành tốt mọi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh

Xem xét những chỉ tiêu tổng hợp trên bảng cân đối kế toán, ta có được nhữngnhận định sau:

Tình hình tài sản

ĐVT: đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 34

chiếm 62,66%, VCĐ chiếm 37,34%; nhưng đến năm 2011, VLĐ chiếm 78,84% tăng16,18% so với năm 2010, VCĐ chiếm 21,16% giảm 16,18% so với năm 2010 Tuy cơcấu này biến động lớn nhưng nó vẫn phù hợp với một doanh nghiệp sản xuất.

Qua bảng trên ta thấy VLĐ năm 2011 hơn 6 tỷ đồng, tăng hơn 2 tỷ tương ứng

tăng 67,84% so với năm 2010 Đây là biến động khá lớn trong cơ cấu vốn của doanh

nghiệp, nguyên nhân của sự biến động này là do lượng hàng tồn kho năm 2011 khálớn, thêm vào đó là sự phát sinh của tài sản ngắn hạn khác Trong khi đó, VCĐ năm

2011 giảm 525.661.241 đồng tương ứng giảm 24,42% so với năm 2010 Nguyên nhân

là do năm 2011 hoạt động SXKD trong những năm đầu của Xí nghiệp đang dần vào

ổn định, giảm được một số chi phí dài hạn

Nếu ta so sánh VCĐ và VLĐ trên tổng vốn thì ta thấy VLĐ lớn hơn VCĐ điềunày chứng tỏ khả năng tự chủ trong thanh toán của doanh nghiệp Tuy nhiên vòngquay vốn lưu động của Xí nghiệp chậm, như vậy sẽ làm tăng lượng chi phí sử dụngvốn cho nên phần nào làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì vốnkhông tham gia vào quá trình sinh lời

Tình hình nguồn vốn

Về cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồnvốn Năm 2010 là 81,96% trong khi VCSH chỉ chiếm 18,04% và qua năm 2011 biểuhiện này còn tăng lên Điều này cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của Xí nghiệp làkhông cao, Xí nghiệp chủ yếu sử dụng vốn vay từ bên ngoài Tỷ trọng nợ quá lớn đãgây ra áp lực trả nợ lớn trong Xí nghiệp trong khi VCSH chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ,

không đủ để trang trải và đầu tư các hoạt động sản xuất kinh doanh Chính vì vậy đã

tạo ra một vòng luẩn quẩn buộc Xí nghiệp phải tiếp tục chiếm dụng vốn để duy trì hoạt

động SXKD và tiếp tục trả nợ

Về biến động, qua bảng trên ta thấy nợ phải trả có xu hướng tăng lên khá nhanh

vào năm 2011, cụ thể là năm 2011 nợ phải trả tăng gần 2 tỷ đồng tương ứng tăng

38,38% so với năm 2010 Bên cạnh đó, VCSH năm 2011 cũng tăng 111.241.153 đồng

tương đương 10,7% so với năm 2010 Điều này cho thấy năm 2011 Xí nghiệp vẫnchưa đẩy mạnh trả nợ để giảm nguy cơ rủi ro tài chính và tăng sự tự chủ về mặt tài

chính cho Xí nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 35

2.1.4.3 K ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.3: Tình hình kết quả HĐKD của Xí nghiệp qua 2 năm 2010-2011

Doanh thu thuần về

BH và CCDV 5.120.198.891 8.229.800.710 3.109.601.819 60,73Giá vốn hàng bán 3.583.608.921 5.250.199.030 1.666.590.109 46,51

Qua bảng trên ta thấy doanh thu thuần năm 2011 tăng 60,73%, tức tăng hơn 3

tỷ đồng so với năm 2010 Điều này cho thấy mức tiêu thụ hàng hóa trong năm 2011lớn hơn khá nhiều so với năm 2010, chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Xínghiệp đã dần đi vào ổn định trong những năm đầu hoạt động, Xí nghiệp đã có nhữngchiến lược để tạo được chỗ đứng trên thị trường

Bên cạnh đó, chỉ tiêu giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 46,51% so với năm

2010, điều này hoàn toàn phù hợp trong mối quan hệ với sự tác động của doanh thu vì

Xí nghiệp tăng số lượng sản xuất và bán hàng, thêm vào đó là sự biến chuyển tăng giácủa các mặt hàng trên thị trường hiện nay

Trong 2 năm đầu hoạt động, Xí nghiệp được miễn thuế TNDN Đó là lý do tại

sao lợi nhuận từ HĐKD lại bằng lợi nhuận sau thuế Với những khó khăn trong bước

đầu hoạt động nhưng Xí nghiệp đã cố gắng khắc phục để đạt được hiệu quả SXKD, cụ

thể lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 111.241.153 đồng tương đương tăng 10,7% so

ĐVT: đồng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 36

Tóm lại, tình hình SXKD của Xí nghiệp trong 2 năm đầu hoạt động đã dần đivào ổn định và có chuyển biến tốt Để có bước phát triển như vậy một phần là do Xínghiệp đã có sự trưởng thành trong tổ chức sản xuất kinh doanh đá, đẩy nhanh tiến độ

đầu tư, cơ chế khoán quản hợp lý Tuy nhiên, khía cạnh tài chính trong 2 năm này còn

gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần đến sự quan tâm và có hướng khắc phục trong những

năm tiếp theo để kết qủa kinh doanh của Xí nghiệp được cải thiện, ngày càng tốt hơn

2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp

2.1.5.1 T ổ chức bộ máy kế toán

Để đảm bảo việc cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý thì việc tổ chức bộ

máy kế toán khoa học, hợp lý sẽ giúp cho quá trình hạch toán kế toán được tiến hànhnhanh chóng, chính xác

Do công ty có đặc thù riêng nên Xí nghiệp Khai thác đá SCC được tổ chức hạch

toán riêng và tổ chức báo sổ đến số liệu cuối cùng

Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Xí nghiệp

2.1.5 2 Đặc điểm hình thức kế toán và phương pháp kế toán được vận dụng tại XN

Hiện nay kế toán Xí nghiệp đang tiến hành trên chương trình Excel và sử dụngphần mềm AC soft

Kế toán bán hàng Thủ quỹ Thủ kho

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 37

hệ thống chứng từ thích hợp dựa vào danh mục các chứng từ bắt buộc và hướng dẫn

do Bộ Tài chính ban hành

- Chỉ tiêu hàng tồn kho: phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia

tăng…

- Chỉ tiêu lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán lương…

- Chỉ tiêu tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng…

 Hình thức sổ kế toán

Do Xí nghiệp khai thác đá SCC mới đi vào hoạt động, có quy mô nhỏ, hơn nữacông tác kế toán của Xí nghiệp đã ứng dụng phần mềm kế toán trên vi tính, cho nêncông tác kế toán của Xí nghiệp không đòi hỏi bộ phận kế toán phải đông nhân viên màvẫn đáp ứng được yêu cầu của công việc

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi đối chiếu

Chứng từ gốcBảng phân bổBảng kê – Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi

tiết

Báo cáo kế toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Trang 38

 Trình tự ghi sổ kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các loại chứng từ gốc do bộ phận kế toán hoặccác bộ phận khác lập và các bảng phân bổ đã được kiểm tra lấy số liệu trực tiếp ghivào Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan

Các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết Hàng ngày căn

cứ vào chứng từ kế toán, các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, Sổ chi tiết, cuối thángphải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, các bảng phân bổ vào Nhật ký chứng từ

Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên Nhật ký chứng từ, kiểm tra đối chiếu sốliệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp có liên quan

và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái

Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính

chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảngphân bổ chi vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ, thẻ kế toán chi tiết thì được ghi

trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiếttheo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái

Số liệu tổng cộng ở sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ,bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính

 Các báo cáo tài chính ở Xí nghiệp

Để phản ánh đầy đủ và chính xác toàn bộ hoạt động kinh tế phát sinh trong quá

trình sản xuất kinh doanh đồng thời cung cấp thông tin tài chính cho các đối tượngtrong và ngoài doanh nghiệp Xí nghiệp khai thác đá SCC sử dụng hệ thống báo cáotheo chế độ kế toán hiện hành đó là:

- Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN)

- Thuyết minh báo cáo tài chính (B09-DN)

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B03-DN)

 Đặc điểm hạch toán

- Xí nghiệp đang sử dụng chế độ kế toán ban hành theo quyết định số

15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ

Ngày đăng: 22/06/2021, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w