1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh lớp chủ nhiệm

23 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 874,01 KB

Nội dung

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRUONG THPT NGA SON

SANG KIEN KINH NGHIEM

Trang 2

MỤC LỤC

f6 - 1

1.1 Lý do chọn đỀ tài - cc cnn SH HH SH TH TH kh nh chu như crưn ] 1.2 Mục đích nghiÊn CỨU - cv 2 1.3 Đối tượng nghiên CỨU - - c-ccnn S1 SH Y TY ch nh nh nh ng 3 1.4 Phương pháp nghiÊn cỨU .- c2 S222 5 1.5 Những điểm mới của SKKN cc cv nhện 5

TT NOT 1 - 5

2.1 CO SO LE Ua cece ccc cece eee nec c ee eeeeeceeeeeeeeeeceeeeeeeeesceseeeneeens 6

2.1.1 Phuong phap day hoc tich cựC -c c2 nà 6 2.1.2 KY nang tl CHU —- 7

2.2 Thuc trang 1 7

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vẫn

1 8

2.3.1 Phương pháp “trao QUYỂn” c- cv cv cv re 8 2.3.2 Phuong pháp “nghiên cứu tình huỗng'” - .-<- << << <<: II 2.2.3 Phương pháp làm việc nhóm < -<<< << 14 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đông nghiệp và nhà trường - «cv 17 II Kết luận, kiến nghị - - - - << << << << << << << c<s«e 19 3.1 KẾT luận -c c0 HS TH ng TT TH ng TH nhà nà nh nhà nà ưu 19 s14 ¡0 ccc ceccecceecceccecceccecceeccececcuceuscceceuceeceueceeceueenssensaees 19 Tài liệu tham khảo

Trang 4

I Mỡ đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phô thông là một công tác rất cần thiết và rất quan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thê giới, đặc biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nên kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay Trong công tác chủ nhiệm lớp thì việc xây dựng được một tô chức lớp có khả năng tự chủ là yêu cầu đâu tiên để xây dựng một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, giúp học sinh chủ động trong việc học tập đến chủ động trong cuộc sống của mình, đông thời đó cũng là cách giáo viên khơi gợi cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát

huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT Vì dây là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 — 18, lứa tuôi cận kỀ sự trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và

quyết định chủ yếu ở giai đoạn này Việc giáo dục khả năng tự chủ cho học sinh là điều vô cùng quan trong và phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay

Tuy nhiên nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác xây dựng tổ

chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động để rèn luyện được cho các em kỹ năng tự

Trang 5

Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài:“ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh lớp chủ nhiệm”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm này cung cấp kinh nghiệm riêng trong việc tổ chức, hướng dẫn, quản lý và phát huy được kha năng của học sinh để làm tốt và có hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

- Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp ở bậc học phố thông nhận hiểu rõ hơn vì sao phải rèn luyện tính tự chủ bởi đó là yếu tố đầu tiên chìa khóa cho việc dạy người để dạy chữ Đồng thời tôi muốn qua sáng kiến kinh nghiệm này nói lên những kinh nghiệm của bản thân khi tô chức, hướng dẫn, cho học sinh phát huy tính tự chủ đã mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp để các thầy cô giáo đồng nghiệp cùng xem xét, bàn bạc trao đối những mong có thể ứng dụng thực tiễn góp phân nhỏ bé làm tăng chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh và làm cho công tác chủ nhiệm lớp đạt hiểu quả cao hơn

- Rèn luyện kỹ năng tực chủ để học sinh có cơ hội để phát huy năng lực bản thân, tự chủ trong học tập cũng như trong cuộc sống phù hợp với xu hướng giáo

dục hiện đại “tự chủ - tự tin — tự học”

- Người viết cũng mong muốn nhận được những ý kiến phản hồi, những đánh giá, trao đôi của quý thầy cô đồng nghiệp để cùng hoàn thiện hơn nữa đẻ tài sáng kiến kinh nghiệm này

1.3 Đối tượng nghiên cứu

- Đề tài thực hiện cụ thể trên công tác chủ nhiệm của bản thân tôi trong nhiều

năm liên tục trên cương vị một giáo viên bậc học phô thông

- Việc vận dụng và khảo sát kết quả cụ thể được thực hiện ở các lớp mà tôi đã

Trang 6

- Đề tài này tôi vận dụng cụ thể cho công tác chủ nhiệm lớp 11C năm học 2018 — 2019

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, nghiên cứu và viết sáng

kiến kinh nghiệm này, người viết đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp thực nghiệm: trực tiếp vận dụng phương pháp tô chức, hướng

dẫn cho học sinh quyên tự chọn và xử lý các tình huống

- Phương pháp khảo sát: khảo sát việc vận dụng phương pháp tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào vào việc chủ nhiệm lớp của một số đồng nghiệp cùng trường

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh, đối chiếu kết quả của hai khóa chủ

nhiệm gân nhất, một khóa giáo viên chủ nhiệm định hướng mọi nhiệm vụ với một khóa giáo viên chủ nhiệm để học sinh được tự chủ

- Phương pháp điều tra, thông kê : thực hiện điều tra thái độ.cảm nhận và đánh

giá của học sinh khi các em được tự chủ với khi các em bị sắp đặt theo định

hướng

1.5 Những điểm mới của SKKN

- Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này trên cơ sở của việc thay đối quan điểm giáo dục, từ truyền thống sang hiện đại: Lấy người học làm trung tâm của quá trình giáo dục

- Giáo dục cho học sinh có kỹ năng tự chủ từ trong cuộc sông đến trong học tập,

học sinh là người quyết định và tự chịu trách nhiệm trước quyết định của mình

- Khuyến khích và tìm ra được ưu thế của học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện

Trang 7

2.1 Cơ sở lí luận

2.1.1 Phương pháp dạy học tích cực

Phương pháp dạy học tích cực ( PPDH tích cực ) là một thuật ngữ rut gon ,

được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo

hướng phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo của người học

“Tich cuc” trong PPDH -— tích cực được dùng với tức là hoạt động , chủ động ,

trải nghĩa với không hoạt động , thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với

tiêu cực

Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong công tác chủ nhiệm nghĩa là phát huy tính chủ động, tôn trọng quyên làm chủ của học sinh trong quá trình hình thành nhân cách và năng lực ở đó giáo viên là người cố vấn, gia sư hoặc dẫn dắt và gợi mở chứ không áp đặt lây suy nghĩ và quan niệm của mình để ép học sinh phải làm theo Vì vậy vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong

công tác chủ nhiệm sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục toàn diện, là

chìa khóa mở “dạy Người để dạy chữ” đồng thời giúp học sinh chủ động trong học tập cũng như trong cuộc sống, trở thành những con người của thời đại mới: “Tự chủ - tự tin — tự học” đáp ứng yêu câu xã hội

Mô hình giáo dục truyền thông và hiện đại:

Trang 8

2.1.2 Kỹ năng tự chủ

- Khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân

Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình

trong mọi hoàn cảnh, điêu kiện của cuộc sông

- Ví dụ: Chang hạn khi ai đó khiêu khích, chọc bạn nóng giận thì tính tự chủ của bạn được thê hiện ở việc biệt kiêm nén cảm xúc đê cư xử bình tĩnh

+ Nói không với bât kì sự rủ rê làm những hành vi xâu nào như nhận hôi lộ, ăn

trộm khi đang gặp hoàn cảnh khó khăn, không số đông để ăn hiếp kẻ khác

+ Có bản lĩnh trước mọi thử thách , khó khăn

Nhắn mạnh vai trò làm chủ lớp học của học sinh, tôi cho rang mỗi học sinh

cần được phát huy tính dân chủ của mình, tự thảo ra những quy tắc cân thiết để duy trì môi trường mong đợi (hòa bình, yêu thương, đồn kết và tơn trọng lẫn

nhau) Học sinh được tập luyện lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác, cùng

chia sẻ, phân tích, tìm hiểu nguyên nhân, lựa chọn các giải pháp và thống nhất hệ quả tương ứng cho những hành vi không phù hợp Trong xu thế xã hội ngày càng phát triển, vẫn đề tự chủ cho học sinh trong nhà trường lại càng được quan tâm hơn bao giờ hết Tự chủ cần phải trở thành một trong những kỹ năng quan trọng số một của giáo dục, năng lực trong mỗi cá nhân Bản thân học sinh cần phải làm quen và hình thành một năng lực làm chủ chủ động xử lý trước mọi tình huống từ đơn giản đến phức tạp và hoàn toàn thích nghỉ với thời đại Cho

nên, việc rèn luyện khả năng tự chủ cho HS THPT là một vẫn đề cần thiết mang

tính chiến lược lâu dài trong công tác giáo dục

2.2 Thực trạng vẫn đề

Bôi cảnh hội nhập quôc tê và cơ chê thị trường hiện nay với những tác động

Trang 9

kéo vào các hành vi tiêu cực như nghiện hút, bạo lực, ăn chơi sa đoạ Giáo dục

kĩ năng sống giúp các em ứng phó với những vẫn đề của lứa tuổi học sinh trung học phố thông như phòng tránh lạm dụng game, phòng tránh rủi ro trong quan hệ giới tính, phòng tránh sử dung chất gây nghiện, phòng tránh bạo lực học

đường Mục tiêu giáo dục kĩ năng tự chủ cho học sinh trung học thê hiện mục

tiêu giáo dục phô thông theo yêu câu mới gắn 4 trụ cột của thế kỉ XXI: Học để

biết, học đề làm, học đề tự khang dinh va hoc dé cung chung song

Bức tranh toàn cảnh về công tác chủ nhiệm ở trường phố thông nói chung trường THTP Nga Sơn nói riêng có vai trò rất quan trọng cho chất lượng giáo

dục toàn diện Nhận thức rõ tầm quan trọng nhiều giáo viên chủ nhiệm rất tận

tâm tận tụy với công tác chủ nhiệm song vẫn chưa nhận được kết quả như mong muốn nhất là ở các lớp có nhiều đối tượng học sinh thường yếu về học lực cũng như yêu về các kỹ năng khác

Thêm vào đó xuất phát từ việc giáo dục đối tượng học sinh THPT, các em

đang ở giai đoạn 2 của tuổi thanh niên, về đặc điểm tâm sinh lý rất phức tạp thích thể hiện, làm ngược, thậm chí là nỗi loạn Nếu người làm giáo dục không hiểu về đặc điểm lứa tuôi càng áp đặt quan điểm của mình thì càng nhận được sự thất vọng Vì vậy rất nhiều giáo viên đã gặp khó khăn khi làm công tác chủ nhiệm ở bậc THPT không như giáo viên mong muốn thậm chí dẫn đến sự mâu thuẫn giữa giáo viên và học sinh, dễ có tâm lý buông xuôi, còn ở học sinh sẽ có

tâm lý chán nản bởi lúc nào cũng bị ép buộc sẽ dẫn đến sự thụ động, ở lại phụ

thuộc vì các em luôn bị “đặt đầu phải ngôi đây”

Trang 10

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết

van đề

2.3.1 Phương pháp “trao quyên"

Trao quyên nghĩa là “đưa quyên lực vào tay ai đó”, đồng thời có nghĩa là “thu hút sức lực và nhiệt huyết” từ họ

Lý thuyết giáo dục hiện nay, một khái niệm nổi bật: trao quyên cho trò — trò đóng vai tích cực chủ động trong quá trình học, trong tiếp cận tri thức, trò làm

chủ tri thức đề phát triển, để khăng định bản thể của mình

Trong công tác chủ nhiệm trao quyên có ý nghĩa như thế nào? Đó là cách tốt

nhất để đạt tới mục đích “dạy học” — chữ dạy học ở đây được để trong dấu

ngoặc vì dân dân, với trào lưu giáo dục mới trường không là nơi thầy dạy trò mà là nơi trò học với sự tiếp tay của thầy - thây là người giúp trò đi tới đích Chính vì vậy công tác chủ nhiệm đặc biệt cần tới phương pháp này hãy trao quyên cho học sinh: quyền đưa ý kiến, quyền quyết định, quyền góp ý, quyên tham mưu

Giáo viên chủ nhiệm tuyệt đối không áp đặt khi đưa ra một quyết định hãy trao

cho học sinh quyền tự chủ để tự quyết, thể hiện niềm tin bằng sự động viên

khích lệ để học sinh thấy rang minh được tôn trọng, được thể hiện chính kiến riêng của mình và ngược lại giáo viên sẽ nhận lại được rất nhiều ý kiến tạo môi

trường dân chủ Đó là sự hợp tác có ý nghĩa cho quá trình giáo dục

Ví dụ cụ thể: Trong đợt hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt

Nam 20 -11 tôi đã khá đau đầu dé chọn một tiết mục văn nghệ cho học sinh lớp

chủ nhiệm biểu diễn nhưng khi tôi đưa ra các bài hát thì ngay lập tức các em có vẻ không hào hứng với các bài hát đã tôi chọn và các em buộc phải tập luyện theo ý của GVCN tôi quan sát sau một vài buổi tập văn nghệ và thay hoc sinh không hứng thú với tiết mục mình đã chọn, tập luyện khiên cưỡng, tâm ly ué

oải Tôi băn khoăn về tiết mục chỉ định của mình chọn: hay và đúng chủ đề

Trang 11

định thay đôi Các em hãy tự chọn một tiết mục phù hợp với chủ đề chủ để vừa

phù hợp với lứa tuổi và thời đại của các em, lập tức nhiều tiết mục được gidi

thiệu và tôi khá bất ngờ vì sự hiểu biết âm nhạc của học sinh lớp mình và kết

quả là lớp tôi đã có một tiết mục văn nghệ ấn tượng, xuất sắc trong đợt thi đua

<6 THI DUA DAY TOT - HOC TOT

Trang 12

Bài học: Tôi nhận ra rằng GVCN không nên giữ quan điểm cũ của giáo dục là lấy người thầy là trung tâm thay vào đó hãy trao quyền cho học sinh trong những phạm vi có thê, đó là sự tôn trọng đồng thời cũng có nghĩa là sự thu hút sức lực và nhiệt huyết Ở lớp chủ nhiệm của mình tôi luôn “trao quyên”, đặt niềm tin vào mỗi học sinh, chính vì tạo được môi trường bình đẳng và thấy mình được tôn trọng nên các em luôn có ý thức tự giác trong các hoạt động chung sẵn sàng đưa ra ý kiến của mình nếu thấy hợp lý sẽ được các bạn thống nhất và lựa chọn, khi GVCN không đến lớp các em vẫn chủ động với các công việc chung của lớp

Tuy nhiên “trao quyền” không có nghĩa là GVCN không kiểm soát các hoạt động của học sinh hoặc là chấp nhận mọi ý kiến mà GV phải lựa chọn tìm ra

điểm chung nhất, đúng nhất

Hãy tạo ra một môi trường học tập mà để học sinh có thê giao tiép hai chiéu

với GV bằng cách lăng nghe Học sinh sẽ biết cách tự tìm cho mình câu trả lời hay tự đưa ra các giải pháp Khi học sinh trình bày một vấn đề khó khăn, hãy hỏi các em nên giải quyết vấn để này như thế nào hoặc có đề xuất gì Có vậy hoc

sinh sẽ có cơ hội để thê hiện sự hiểu biết của mình và phát triển bản thân

2.3.2 Phương pháp “nghiên cứu tình huống”

“Tinh huông là một câu chuyện, có côt chuyện và nhân vật, liên hệ đên một

hoàn cảnh cụ thê, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh Đó là một câu chuyện cụ thê và chi tiệt, chuyên nét sông động và

phức tạp của đời thực vào lớp học”

Phương pháp rèn luyện kỹ năng tự chủ bằng tình huống là đưa ra các tình

huống (có thật hoặc hư cấu) chứa dựng mục đích giáo dục để học sinh có bối

cảnh trải nghiệm, có điều kiện đưa ra các ý kiến cá nhân, qua đó phát huy tính

Trang 13

tình cảm, thái độ mà học sinh thu nhận được trở thành chính kiến của các em tự

nhận thức, không bị áp đặt bởi giáo viên

Cac tinh huống được đặt ra do GVCN lựa chọn hoặc giao cho các tô xây

dựng và sau đó cho các em tự thảo luận Yêu cầu của các tình huỗng là phải có

tính thực tế sát thực với cuộc sống của các em, theo chủ đề giáo dục, các tình

huống đặt ra theo mức độ phức tạp tăng dần, không trùng lặp Hãy sử dụng thời

gian các buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần cho học sinh thảo luận va

giải quyết tình huống Đây là một phương pháp rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh rất hiệu quả

Những tình huống như là:

- Giả sử em rất thích thi vào trường đại học mà em thích, nhưng bố mẹ em

không đồng ý Em sẽ làm gì? Tại sao em lại quyết định như vậy - Khi em nói dối?

- Vào ngày của mẹ, em lướt trên Facebook, Zalo em thây rât nhiêu lời chúc mừng mẹ trên Facebook Vậy còn em, em sẽ làm gì? Cách thê hiện tình cảm của

em với mẹ như thế nào?

Phương pháp trên được tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

- - Bước l: Nhận biết vẫn đề

Trong bước này GV đặt tình huống giúp HS nhận biết được vấn đề để đạt yêu cầu, mục đích đặt ra Do đó, vẫn đề ở đây cần được trình bày rõ ràng, dễ hiểu

phù hợp đối với HS

- - Bước 2: Tìm phương án giải quyết

Trang 14

theo Khi có khó khăn hoặc không tìm được phương án giải quyết thì cần quay

trở lại việc nhận biết vẫn đề để kiểm tra lại và hiểu vấn đề

- - Bước 3: Quyết định phương án giải quyết

HS cần quyết định phương án GQ, khi tìm được phải phân tích, so sánh, đánh giá xem có thực hiện được việc GQVĐÐ hay không Nếu có nhiều phương án giải quyết thì cần so sánh dé xác định phương án tối ưu Nếu các phương án da dé xuất mà không giải quyết được vấn đề thì tìm kiếm phương án giải quyết khác

Khi quyết định được phương án thích hợp là đã kết thúc việc GQVĐ

Rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh băng việc sử dụng phương pháp “nghiên cứu tình huống” trong công tác chủ nhiệm, đây là phương pháp có thê kích thích ở mức cao nhất sự tham gia tích cực của học sinh, phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đánh giá, dự đoán, kỹ năng giao tiếp như nghe nói trình bày cho phép phát hiện ra những giải pháp cho những tình huống

phức tạp từ đó chủ động điều chỉnh được các nhận thức, hành vi của mình trong

Trang 15

(Các buôi sinh hoạt theo chủ để - nghiên cứu giải quyết tình huỗng) 2.2.3 Phương pháp làm việc nhóm

Làm việc theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, GV sắp xếp HS thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó HS trong nhóm trao đôi, giúp đỡ và cùng nhau phôi hợp làm việc đê hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm

Làm việc nhóm có ý nghĩa rât lớn trong việc rèn luyện tính tự chủ bởi:

- Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS tạo cơ hội cho các em tu thé hién, tu khang định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao

- Giúp HS hình thành các KN xã hội và phẩm chất nhân cách cân thiết như: KN

tô chức, quan li, GQVD, hợp tác, có trách nhiệm cao, tỉnh thần đồng đội sự

quan tâm và mối quan hệ khang khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tỉnh

Trang 16

- Thể hiện mối quan hệ bình đăng dân chủ và nhân văn: tạo cơ hội bình đắng cho mỗi cá nhân người học được khang dinh va phát triển Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những em nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học

- Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân: Để cá nhân có trách nhiệm với công việc

của mình ở nhóm các em phân chia nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên trong nhóm thường xuyên thay đổi nhóm trưởng cũng như người đại diện nhóm báo cáo để mỗi thành viên trong nhóm thấy trách nhiệm phải hoàn thành khi được

giao nhiệm vụ

Đề phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cân lưu ý một số

van dé sau:

- Các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lần nhau: Có một sô cách sau đây đề tạo ra sự phụ thuộc giữa HS trong nhóm với nhau như: Tạo ra mục tiêu nhóm; Cho

điêm chung cả nhóm; Phân công các vai trò bô trợ và có liên quan lân nhau đê

thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm, từ đó tạo ra sự phụ thuộc tích cực

- Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với KN và khả năng làm việc nhóm của HS

- Phân công nhiệm vụ công băng giữa các nhóm và các thành viên

GV cô gắng xây dựng nhiệm vụ như thế nào để mỗi thành viên trong nhóm đều

có công việc và trách nhiệm cụ thể, từ đó tạo ra vị thế của họ trong nhóm, lớp Muốn vậy, các nhiệm vụ phải được thiết kế cụ thê, giao việc rõ ràng và mỗi

thành viên phải tiếp nhận nhiệm vụ đó, có trách nhiệm giải quyết vì tập thê,

nhóm

Vận dụng phương pháp làm việc nhóm là yếu tô quyết định thành công để

rèn luyện tính tự chủ cho học sinh bởi lợi thế linh hoạt và chủ động về thời gian, noi dung, HDGD sé rất tốt cho việc rèn luyện KNLVN và thực hành các kỹ năng

Trang 18

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường

Với dé tai “ Vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ cho học sinh lớp chủ nhiệm” người viết đã tìm và vận dụng trong quá trình

giáo dục học sinh phù hợp với yêu cầu đôi mới của giáo dục, xác định nhiệm vụ

trọng tâm của người làm công tác giáo dục đó là việc dạy người để dạy chữ

Học sinh có động lực trong mọi hoạt động học tập ở trường, có trách nhiệm

khi được giao công việc, hào hứng để hoàn thành nhiệm vụ tự tin giải quyết vẫn

để theo năng lực của mình Đó là mục đích cuỗi cùng đã đạt được khi học sinh tự chủ trong quá trình học tập và rèn luyện không còn tâm lý bị ép buộc, không

thích mà vẫn phải làm, thiếu động lực hoặc chai lì thụ động

Với bản thân tôi người từng làm công tác chủ nhiệm trong nhiều năm, khi vận dụng phương pháp này trong công tác chủ nhiệm lớp 11C nam học 2018 —

2019 Tôi nhận được hiệu quả cao thuận lợi trong công tác dạy và học Đó là xây dựng được một tập thể đoàn kết, có trách nhiệm với bản thân và người khác

biết phân biệt đúng sai lựa chọn giải pháp hợp lý chủ động trong công việc, biết

lắng nghe, chia sẻ, biết tự chịu trách nhiệm, đánh thức được niềm khao khát học

tập, rèn luyện để cống hiến của tuổi trẻ bằng những việc làm thiết thực và hơn hết luôn tự chủ trong học tập và trong cuộc sống đáp ứng yêu cầu của đối mới giáo dục người học đến trường để được làm chủ, hôm nay làm chủ bản thân và ngày mai là làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước Đó là thành công của người làm công tác giáo dục

Anh Nga Son Biz— Tin tức Nga Sơn

(Góc việc tốt - HS lớp 11C đến thăm hỏi và giúp đỡ em nhỏ con chị Phạm Thị

Trang 20

II Kết luận, kiến nghị 3.1 Kết luận

Đề tài này đã được vận dụng trực tiếp trong công tác chủ nhiệm lớp và nó đã thực sự mang lại hiệu quả trong quá trình giáo dục Người làm công tác giáo dục cần hiệu răng sự nghiệp trồng người là sự nghiệp cao cả, đòi hỏi lương tâm và trách nhiệm của người thầy Trước những khó khăn và biến động phức tạp của xã hội người thầy hãy tin tưởng vào sứ mệnh của mình trong việc “day người” không chỉ bằng tình yêu nghề mà bằng cả sứ mệnh Đừng ngại khó ngại

khổ khi đi tìm một chân lý mang tính thực tiễn bởi bất kỳ một sáng kiến nào

cũng cần có sự kiểm chứng của thời gian Bên cạnh khó khăn là thành quả ta nhận được đó là sự trưởng thành của học sinh qua bàn tay của những người thợ, chúng ta đang âm thầm đóng góp cho công cuộc xây dựng đất nước, tạo ra nguôn nhân lực “đủ đức, đủ tài, đủ tự tin” để làm chủ trong quá trình hội nhập

quốc tẾ

3.2 Kiến nghị

Tôi nghĩ “vận dụng phương pháp dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng tự chủ thực hiện trong công tác chủ nhiệm” sẽ mang lại hiệu quả trong cách quản lý và điều phối hoạt động của học sinh mà ở đó cân người giáo viên phải nhiệt tình, tâm huyết, tìm tòi sáng tạo trong cách tổ chức, sứ mệnh của GVCN là “linh hồn” của lớp học Vì vậy người GVCN phải vận động để thay đổi bản thân, thay đổi quan điểm giáo dục, tránh rập khuôn máy móc áp đặt khi giáo dục học sinh

Trang 21

XÁC NHAN CUA THU TRUONG DON VI

Thanh Hoa, ngay 23/5 ndm 2019 Tôi xin cam đoan day la SKKN cua mình viêt, không sao chép nội dung của người khác

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Hà

Trang 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Dạy và học tích cực một số phương pháp

và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học sư phạm

2 Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội, Dạy học theo định hướng hình thành và

Trang 23

PHỤ LỤC

Một số cụm từ viết tắt

* Sáng kiến kinh nghiệm: SKKN

* Ciáo viên chủ nhiệm: GVCN * Cáo viên, học sinh: GV, HS * Hoạt động giáo dục: HĐGI

Ngày đăng: 21/06/2021, 10:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w