1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân tăng huyết áp tại BV đại học y dược TPHCM

85 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

- Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên Cao học kinh tế & quản trị lĩnh vực sức khỏe tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến kiến thứ

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN HỮU DŨNG

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015

Trang 3

Tôi cam đoan rằng luận văn “Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa

của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoài những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2015

Người cam đoan

Lương Văn Đến

Trang 4

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

DANH MỤC PHỤ LỤC

CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do nghiên cứu đề tài 1

1.2 Vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5.2.1 Phạm vi về thời gian 3

1.5.2.2 Phạm vi về không gian 4

1.5.2.3 Phạm vi về nội dung 4

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4

1.7 Kết cấu của luận văn 4

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, PHÒNG NGỪA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP 6

2.1.1 Khái niệm về huyết áp 6

2.1.2 Khái niệm tăng huyết áp 6

2.1.3 Phân loại tăng huyết áp 7

Trang 5

2.3 Thái độ 10

2.4 Hành vi 11

2.4.1 Khái niệm hành vi 11

2.4.2 Hành vi sức khoẻ 12

2.4.3 Lý thuyết về Hành vi dự định (Theory of Planned Bihavior) Ajzen, 1991 15

2.5 Mô hình niềm tin sức khỏe 15

2.6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan 20

2.7 Tóm tắt chương 2 24

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.2 Phương pháp nghiên cứu 25

3.2.1 Khung phân tích 25

3.2.2 Quy trình nghiên cứu 25

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu 26

3.2.3.1 Nghiên cứu định tính 26

3.2.3.2 Nghiên cứu định lượng 27

3.2.3.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu 27

3.2.3.2.2 Xây dựng thang đo 28

3.2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 33

3.3 Nguồn thông tin 33

3.4 Tóm tắt chương 33

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

4.1 Giới thiệu 34

4.2 Tổng quan mẫu điều tra 34

4.3 Đánh giá về kiến thức về bệnh THA của bệnh nhân THA tại Bệnh viện Đại Học Y Dược 37

4.3.1 Đánh giá hiểu biết của bệnh nhân THA 37

4.3.2 Kiến thức của bệnh nhân THA 41

Trang 6

4.5 Đánh giá hành vi của bệnh nhân THA ảnh hưởng trong phòng ngừa, điều

trị THA 47

4.5.1 Hành vi trong thói quen sinh hoạt ảnh hưởng trong phòng ngừa, điều trị THA 47

4.5.2 Hành vi của bệnh nhân khi biết được lợi ích tích cực của thói quen sinh hoạt 51

4.5.3 Đánh giá hành vi của người bệnh khi phát hiện bị bệnh THA 52

4.5.4 Hành vi của bệnh nhân THA trong 12 tháng vừa qua 54

4.5.5 Đánh giá cảm nhận về hành vi của bệnh nhân THA trong điều trị bệnh 55

4.6 Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh THA : 56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59

5.2 KIẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

BV : Bệnh viện

HATT : Huyết áp tâm thu

HATTr : Huyết áp tâm trương

JNC VII : Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, Treatment of High Blood Pressure The seventh Report (2003)

KAP : Kiến thức, thái độ và thực hành

Trang 8

Bảng 4.1 Tổng quan mẫu điều tra 34

Bảng 4.2 Hiểu biết của bệnh nhân về bệnh THA 37

Bảng 4.3 Nguyên nhân gây bệnh THA 38

Bảng 4.4 Dấu hiệu nhận biết bệnh THA 39

Bảng 4.5 Chỉ số huyết áp biểu hiện bệnh THA 40

Bảng 4.6 Hiểu biết về thói quen sinh hoạt đến phòng ngừa bệnh THA ĐVT: % 41

Bảng 4.7 Đánh giá của bệnh nhân về sự cần thiết của các thói quen sinh hoạt 44

Bảng 4.8 Thái độ của người bệnh THA đối với các thói quen sinh hoạt 46

Bảng 4.9 Thói quen tập thể dục 48

Bảng 4.10 Thời gian tập thể dục trong ngày 48

Bảng 4.11 Thói quen ăn uống của bệnh nhân THA 49

Bảng 4.12 Thói quen hút thuốc lá 50

Bảng 4.13 Hành vi của bệnh nhân khi biết lợi ích tích cực của thói quen sinh hoạt 51

Bảng 4.14 Hành vi của người bệnh đối với bệnh THA 52

Bảng 4.15 Hành vi của bệnh nhân THA 54

Bảng 4.16 Huyết áp trước khi vào bệnh viện 56

Bảng 4.17 Các biến chứng của bệnh THA 57

Bảng 4.18 Thời gian bị bệnh THA của bệnh nhân 57

Trang 9

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết về Hành vi dự định Ajzen, 1991 15

Hình 2.2 Mô hình niềm tin sức khỏe (Laurenhan, 2013) 20

Hình 3.1 Khung phân tích 25

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu 26

Hình 4.1 Thống kê mẫu điều tra theo độ tuổi 36

Hình 4.2 Thống kê mẫu điều tra theo trình độ học vấn 36

Hình 4.3 Thống kê mẫu điều tra theo tình trạng hôn nhân 37

Hình 4.4 Thống kê mẫu điều tra hiểu biết của bệnh nhân 38

Hình 4.5 Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng đến bệnh THA 42

Hình 4.6 Kiến thức của bệnh nhân về bệnh THA 43

Hình 4.7.Đánh giá của bệnh nhân về sự cần thiết của các thói quen sinh hoạt 45

Hình 4.8 Thái độ của người bệnh THA đối với các thói quen sinh hoạt 47

Hình 4.9 Thời gian tập thể dục trong ngày 48

Hình 4.10 Thói quen uống rượu bia 50

Hình 4.11 Hành vi của bệnh nhân khi biết lợi ích tích cực của thói quen sinh hoạt 52

Hình 4.12 Hành vi của người bệnh đối với bệnh THA 53

Hình 4.13 Đánh giá hành vi của bệnh nhân THA trong điều trị bệnh 55

Hình 4.14 Thời gian bị bệnh THA của bệnh nhân 58

Trang 10

Phụ lục 1 Phiếu điều tra

Phụ lục 2 Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố với đặc điểm cá nhân Phụ lục 3 Lợi ích của thay đổi thói quen sinh hoạt lên huyết áp

Trang 11

CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU

1.1 Lý do nghiên cứu đề tài

Bệnh THA (THA) là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và

tử vong hàng đầu ở người cao tuổi Trong số các trường hợp mắc bệnh và tử vong

do tim mạch hàng năm có khoảng 35% - 40% nguyên nhân do THA

Tỷ lệ bệnh THA rất cao và có xu hướng tăng rất nhanh không chỉ ở các nước

có nền kinh tế phát triển mà ở cả các nước đang phát triển Bệnh THA gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, suy thận phải điều trị lâu dài, cần sử dụng thuốc và phương tiện kỹ thuật đắt tiền Chính vì thế, bệnh THA không những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bản thân người mắc bệnh, mà còn là gánh nặng cho gia đình và xã hội

Theo Tổ chức Y tế thế giới năm 1978, trên thế giới tỷ lệ mắc bệnh THA chiếm khoảng 10%-15% dân số và ước tính đến 2025 là 29% Tại Hoa Kỳ, hàng năm chi phí cho phòng, chống bệnh THA trên 259 tỷ đô la Mỹ

Tại Việt Nam (VN), theo Viện Tim mạch quốc gia, số người mắc bệnh THA

ở VN tăng rất nhanh Năm 1960 toàn dân chỉ có khoảng 1%THA, nhưng năm 1990 con số này là 8-9% người trưởng thành, đến năm 2008 con số này lên 25,5% và hiện nay ở mức 30% người trưởng thành, tương đương 10 triệu người Việt tuổi từ 25-64 bị huyết áp cao Cũng theo dự báo của Hội tim mạch, đến năm 2017, Việt Nam sõ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và THA Đặc biệt, trong những năm gần đây, bệnh lý THA đang được trẻ hóa với rất nhiều đối tượng trong độ tuổi lao động Tại Việt Nam, tỷ lệ THA ở những người từ 25 tuổi trở lên chiếm 25,1% Số mắc tăng, xác suất có biếnchứngcũngtăngtheo Bệnh THA còn liên quan đến một số rối loạn chuyển hoá glucose máu, lipid máu Các rối loạn chuyển hoá này vừa là nguyên nhân gây THA vừa là hậu quả của THA và như vậy khi bị THA bệnh ngày

Trang 12

càng nặng lên nhanh chóng và tử vong do các biến chứng tại tim, não, thận Đây là vòng xoắn bệnh lý mà chúng ta cần quan tâm

Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh THA sẽ còn tăng do các yếu

tố liên quan như: hút thuốc lá, lạm dụng rượu - bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh THA

Trên thực tế việc phát hiện, quản lý và đưa bệnh nhân đến khám trước khi biết mình bị THA tại cộng đồng gặp rất nhiều khó khăn Có nhiều yếu tố ảnh hưởng như người dân còn nghèo chưa đủ tiền theo dõi, thiếu sự quan tâm, thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp Do đó cần xây dựng một kế hoạch mang tính chất chiến lược trong phòng, chống bệnh THA Do đó, để hiểu thêm về hành vi, thái độ của

người dân trong việc phòng ngừa bệnh THA tác giả tiến hành đề tài "Kiến thức,

thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM"

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Hiện nay, bệnh THA vẫn là một trong những vấn đề của sức khỏe cộng đồng cần được quan tâm không những vì tần suất mắc bệnh cao, gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng lên chất lượng cuộc sống của người bệnh Việc kiểm soát huyết

áp chỉ có thể đạt được khi có sự phối hợp tốt trong điều trị dùng thuốc và thay đổi lối sống Do đó, để có được sự phối hợp tốt này, bệnh nhân cần có kiến thức về bệnh tật của mình, có thái độ đúng và hành vi phù hợp các yêu cầu về thay đổi lối sống, nhận thức các yếu tố nguy cơ gây bệnh để phòng bệnh, cũng như sự tuân thủ điều trị Vậy thì giữa kiến thức, thái độ đúng và hành vi phù hợp của bệnh nhân có liên quan với nhau như thế nào?

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.3.1 Mục tiêu tổng quát

Xác định mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừacủa

bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM

Trang 13

1.3.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài thực hiện với mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá về kiến thức, thái độ, hành vi về việc phòng ngừacủa bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM

- Đánh giá thói quen sinh hoạt liên quan đến việc phòngngừaTHA

- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh dưới góc nhìn của bệnh nhân THA

-Xác định mối liên quan của kiến thức, thái độ, hành vi với tuổi, giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, dân tộc và nghề nghiệp trong phòng ngừa bệnh THA

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Thứ 1: Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA tại

BV ĐHYD Tp.HCM hiện nay như thế nào?

- Thứ 2: Thói quen sinh hoạt liên quan như thế nào đến việc phòng ngừa

bệnh THA?

- Thứ 3: Mức độ nghiêm trọng của bệnh dưới góc nhìn của bệnh nhânTHA

- Thứ 4: Có mối liên quan giữa kiến thức,thái độ,hành vi với các đặc điểm nhân chủng học của bệnh nhân trong việc phòngngừa bệnh THA tại BV ĐHYD TP.HCM hay không?

1.5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu

- Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA

- Đối tượng khảo sát là những bệnh nhân THA đã đến điều trị tại BV ĐHYD Tp.HCM,40 tuổi trở lên trong khoảng thời gian từ 05/2015 đến 06/2015

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu

1.5.2.1 Phạm vi về thời gian

Trang 14

Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2012 – 2015, số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2015

1.5.2.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu này được thực hiện tại các phòng khám của BV ĐHYD

TPHCM

1.5.2.3 Phạm vi về nội dung

Kiến thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa bệnh của bệnh nhân THA tại BV ĐHYDTPHCM

1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài này đem lại một số ý nghĩa như sau:

- Cung cấp thông tin thực tế về các biến số có thể tác động đến hành vi phòng ngừacủa bệnh nhân THA

- Làm cơ sở cho các bệnh viện tham gia chữa bệnh cho bệnh nhân THA hiệu quả hơn

- Ngoài ra, nghiên cứu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho học viên Cao học kinh tế & quản trị lĩnh vực sức khỏe tiếp tục có những nghiên cứu tiếp theo liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vitrong việc phòng ngừacủa bệnh nhân THA, đóng góp một phần cơ sở lý luận cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực này

1.7 Kết cấu của luận văn

Đề tài nghiên cứu này có cấu trúc gồm 05 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài

Nội dung này bao gồm giới thiệu về bối cảnh nghiên cứu; trình bày câu hỏi nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đồng thời nêu cấu trúc nghiên cứu của luận văn

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn

Chương này trình bày cơ sở lý thuyết làm nền tảng để thực hiện nghiên cứu

Cụ thể là lý thuyết hành vi; lý thuyết về niềm tin sức khỏe Đồng thời nêu lên một

Trang 15

số khái niệm, quy định liên quan đến nhận thức, thái độ, hành vi, những vấn đề liên quan đến bệnh THA; Khảo lược một số nghiên cứu có liên quan đến kiến thức, thái

độ, hành vi của bệnh THA ở nước ngoài

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này nêu rõ phương pháp, mô hình nghiên cứu, xác định mẫu nghiên cứu; việc xây dựng thang đo, bảng câu hỏi và cách thức thực hiện phỏng vấn thu thập xử lý thông tin và nguồn thông tin

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương này trình bày các kết quả nghiên cứu liên quan đến nhận thức, thái

độ và hành vi của người bị bệnh THA Thông qua những kết quả nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi được đặt ra ở phần trên

Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách

Từ những phân tích ở chương 4 sẽ đưa ra kết luận và gợi ý chính sách liên quan đến việc phòng ngừa bệnh THA trong thời gian tới cho cộng đồng Đồng thời nêu lên những hạn chế trong nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, PHÒNG NGỪA BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

2.1 Tăng huyết áp

2.1.1 Khái niệm về huyết áp

TheoDr Vũ Đức Âu Vĩnh Hiền, đã đưa ra khái niệm huyết áp như sau:

Quả tim có nhiệm vụ như một máy bơm nước, khiến cho máu lưu thông trong khắp chu thân con người Huyết áp là độ ép của sự di chuyển máu, có tính tác động vào thành vách bên trong mạch máu cơ thể Nói cách khác, huyết áp được xác định bởi số lượng máu bơm ép bởi quả tim, và kích thước cũng như điều kiện của những mạch máu chính (động mạch, arteries) Ngoài ra, một số yếu tố khác trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến huyết áp như: khối lượng nước hoặc muối chứa; điều kiện của hai quả thận, hệ thần kinh, những mạch máu, và mức độ của những kích thích tố khác nhau Chúng ta muốn biết được huyết áp cao thấp như thế nào? Cách duy nhất, chúng ta cần phải dùng qua một dụng cụ đo huyết áp

2.1.2 Khái niệm tăng huyết áp

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Một người lớn được gọi là THA khi HA tối đa, HA tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc HA tối thiểu, HA tâm trương (HATTr) ≥ 90 mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hàng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sỹ chẩn đoán là THA

Đây không phải tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, đáp ứng với điều trị cũng rất khác nhau THA cũng là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tim mạch khác như: tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành (Trích theo Chu Hồng Thắng, 2008, Nghiên cứu thực trạng bệnh THA và rối loạn chuyển hoá ở người THA tại xã Hoá Thượng huyện Đồng Hỷ -Tỉnh Thái Nguyên)

Các giai đoạn của THA: THA giai đoạn 1; giai đoạn 2; và giai đoạn 3 là:định nghĩa là huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 140đến 159

Trang 17

và / hoặc 90-99; 160-179 và / hoặc 100-109; 180 và hơnvà / hoặc 110 và hơn mmHg, tương ứng

2.1.3 Phân loại tăng huyết áp

Theo tổ chức WHO/ISH 1999 và 2003 trong đó đánh giá nguy cơ thêm cho nhóm có HA bình thường và bình thường cao Các khái niệm nguy cơ thấp, trung bình, cao và rất cao để chỉ nguy cơ bị các bệnh lý tim mạch trong vòng 10 năm lần lượt tương ứng là <15%, 15-20%, 20-30% và > 30% theo Framingham, hoặc nguy

cơ bị bệnh lý tim mạch gây tử vong lần lượt tương ứng là < 4%, 4-5%, 5-8% và

>8% theo tiêu chuẩn SCORE Các phân loại này có thể được sử dụng như là các dấu chỉ điểm của nguy cơ tương đối, vì vậy các bác sỹ có thể tự áp dụng một hay vài biện pháp thăm dò mà không bắt buộc phải dựa vào các ngưỡng điều trị HA đã quy định

Bảng 2.1 Phân độ tăng huyết áp

- Áp lực mạch đập tối ưu là 40 mmHg, nếu trên 61 mmHg có thể cho thêm 1 tiên lượng nặng cho bệnh nhân

Trang 18

2.1.4 Một số loại hình THA có thể gặp

1 THA tâm thu đơn độc

Đối với người lớn tuổi, Huyết áp tâm thu có xu hướng tăng và huyết áp tâm trương có xu hướng giảm Khi HATT >140 mmHg và HATTr <90 mmHg gọi là THA TÂM THU đơn độc Độ chênh HA (tâm thu – tâm trương) và HATT dự báo nguy cơ và quyết định điều trị

2 THA tâm trương đơn độc

Thường xảy ra ở người trung niên, THA tâm trương là khi HATT < 140 và HATTr > 90 mm Hg

3 THA “áo choàng trắng” và hiệu ứng ”áo choàng trắng”

Một số bệnh nhân HA thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám trong khi HA hằng ngày ở nhà hoặc đo bằng phương pháp 24 giờ lại bình thường Tình trạng này gọi là “THA áo choàng trắng”, tỷ lệ mắc khá cao là 10-30% THA

áo choàng trắng tăng theo tuổi, có thể là khởi đầu của THA thực sự và có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

4 THA ẩn (THA lưu động đơn độc)

Thường ít gặp hơn THA áo choàng trắng và khó phát hiện hơn, đó là tình trạng trái ngược – HA bình thường tại phòng khám nhưng lại tăng ở nơi khác, ví dụ tại nơi làm việc hay tại nhà (THA 24 giờ đơn độc) Những bệnh nhân này có tổn thương cơ quan đích nhiều hơn và nguy cơ cao hơn những đối tượng HA luôn luôn bình thường

Nói chung, dù là THA ở bất kỳ hình thức nào, bệnh nhân đều nên đến khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn, xét nghiệm … xác định mức độ bệnh nhằm có phương án điều trị bệnh và dự phòng các biến chứng nguy hiểm của THA có thể xảy ra với bất cứ ai và vào bất kỳ thời điểm nào

5 THA giả tạo

THA giả tạo là hiện tượng huyết áp khi đo không phản ánh thực với tình trạng huyết áp trong động mạch mà thường là cao hơn Trường hợp này đã được một nhà khoa học quan sát và mô tả gần 100 năm trước đây Tuy nhiên, cho đến

Trang 19

năm 1978 điều đó vẫn chưa được công nhận Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy hiện tượng THA giả tạo thường gặp ở người bị vữa xơ động mạch ở cánh tay Theo giáo sư Albert Founier – Trung tâm bệnh viện Đại Học Y Amiens – Pháp, THA giả tạo còn thấy ở những người cao tuổi, những người trẻ tuổi

bị đái tháo đường và suy thận do can-xi hóa mạch máu

- Có thể nói sự chênh lệch giữa huyết áp tăng theo tỷ lệ thuận với tình trạng vữa xơ động mạch cánh tay: Càng xơ hóa bao nhiêu thì mức độ huyết áp tăng giả càng lớn bấy nhiêu Có những bệnh nhân khi đo huyết áp theo phương pháp thông thường là 245/86mmHg Nhưng khi đo huyết áp trong lòng mạch lại chỉ còn 148/86mmHg

- Trên thực tế, nên thận trọng trước một chẩn đoán THA nếu như bản thân bạn không hề thấy có một dấu hiệu nghi ngờ nào như đã được thầy thuốc chẩn đoán

“ đã bị tổn thương cơ quan đích “ như “ phì đại thất trái “ hay “ tổn thương võng mạc trung tâm”… Nếu như bạn đã có những dấu hiệu hoặc triệu chứng của xơ vữa động mạch ở mạch máu ngoại biên như dấu hiệu “ khập khểnh cách hồi “ thì càng nên thận trọng Sự có mặt của dấu hiệu vôi hóa động mạch được phát hiện trên Xquang cũng là một dấu hiệu giúp thầy thuốc cảnh giác với hiện tượng THA giả tạo

- Sự thận trọng này là sự cần thiết vì sự an toàn của chính bạn Nếu trường hợp bệnh nhân mô tả trên được điều trị bằng thuốc hạ huyết áp, chắc chắn sẽ gây tụt huyết áp dưới mức bình thường, gây thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể, dẫn đến các tai biến như ngất, đột quỵ và các biến chứng khác

2.2 Kiến thức

Tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge) bao gồm những dữ kiện,

thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo

dục.Trong tiếng Việt, cả" tri" lẫn "thức" đều có nghĩa là biết Tri thức có thể chỉ sự

hiểu biết về một đối tượng, về mặt lý thuyết hay thực hành Nó có thể ẩn tàng, chẳng hạn những kỹ năng hay năng lực thực hành, hay tường minh, như những hiểu

Trang 20

biết lý thuyếtvề một đối tượng; nó có thể ít nhiều mang tính hình thức hay có tính

hệ thống (Wikipedia, 2014)

Hay có khái niệm khác về kiến thức đó là những hiểu biết của con người về một lĩnh vực cụ thể nào đó

Ví dụ: Hiểu biết rằng phân người có nhiều mầm bệnh nguy hiểm

Theo Đàm Khải Hoàn &cộng sự (2007)kiến thức hay hiểu biết của mỗi người được tích lũy dần qua quátrình học tập và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống Mỗi người có thể thuđược kiến thức từ thày cô giáo, cha mẹ, bạn bè, đồng nghiệp, những ngườixung quanh, sách vở và các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp Từ đógiúp con người có các suy nghĩ và tình cảm đúng đắn, có hành vi phù hợptrước mỗi sự việc Các kiến thức về bệnh tật, sức khỏe và bảo vệ, nâng caosức khỏe là điều kiện cần thiết để mọi người có cơ sở thực hành các hành visức khỏe lành mạnh

2.3 Thái độ

Từ khi khái niệm thái độ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1918, cùng với rất nhiều nghiên cứu khác nhau về thái độ,thì đồng thời cũng xuất hiện những định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về thái độ Mỗi định nghĩa lại bàn tới một khía cạnh của thái độ, góp phần làm phong phú thêm cách hiểu về phạm trù này

Trong từ điển tiếng Việt (Viện ngôn ngữ học, NXB Tp HCM) thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải quyết Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của cá nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”

TrongtừđiểnAnh-Việt, “thái độ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa

là “cách ứngxử, quan điểm của một cá nhân”

Từ điển xã hội học do Nguyễn Khắc Viện chủ biên cũng nhấn mạnh: “tâm thế -thái độ-xã hội đã được củng cố, có cấu trúc phức tạp, bao gồm các thành phần nhận thức, xúc cảm, hành vi”

Trang 21

Còn trong từ điển các thuật ngữ Tâm lý và Phân tâm học xuất bản tại NewYork năm 1996 thì lại cho rằng: "Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững,

do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định, không phải như bản thân chúng ra sao mà chúng được nhận thức ra sao.Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên quan đến đối tượng”

Theo Đàm Khải Hoàn & CS (2007)“Thái độ được coi là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng vớinhững tình huống hay hoàn cảnh cụ thể Thái độ phản ánh những điều ngườita thích hoặc không thích, mong muốn hay không mong muốn, tin hay khôngtin, đồng ý hay không đồng ý, ủng hộ hay ngăn cản Thái độ thường bắtnguồn từ kiến thức, niềm tin và kinh nghiệm thu được trong cuộc sống, đồngthời thái độ cũng chịu ảnh hưởng của những người xung quanh

Như vậy, các từ điển khi định nghĩa về thái độ đều cho rằng đó là “cách ứng

xử của cá nhân đối với các tình huống, các vấn đề của xã hội” Nó được cấu thành rất phức tạp, với nhiều bộ phận hợp thành, cho dù cách sử dụng từ ngữ khi định nghĩa về thái độ là khác nhau

Khi nói tới định nghĩa về thái độ từ trước tới nay, chúng ta không quên nhắc lại khái niệm thái độ đã được đưa ra lần đầu tiên vào năm1918 của hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki.(1918) Hai nhà tâm lý học này cho rằng: “thái độ là định hướng chủ quan của cá nhân có hành động hay không hành động khác mà được xã hội chấp nhận” Hai ông cũng cho rằng: “thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một giá trị” Nhưvậy, W.I.Thomas và F.Znaniecki (1918) đã đồng nhất thái độ với định hướng giá trị của cá nhân

2.4 Hành vi

2.4.1 Khái niệm hành vi

Quan sát phản ứng của một cá nhân trong một tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định.Ajzen (1991, Theory of planned behavior) cho biết một

Trang 22

hành vi là một chức năng của ý định và nhận thức về kiểm soát hành vi trong đó nhận thức kiểm soát hành vi tương thích dự kiến đến trung bình ảnh hưởng của ý định hành vi, như vậy là một ý định tạo thuận lợi cho hành vi chỉ khi nhận thức kiểm soát hành vi mạnh mẽ

Mọi phản ứng của một cá nhân khi bị một yếu tố nào trong môi trường kích thích; các yếu tố bên ngoài và tình trạng bên trong gộp thành một tình huống và tiến trình ứng xử để thích ứng có định hướng, mục tiêu nhằm giúp chủ thể thích nghi với hoàn cảnh thi gọi là hành vi

Theo từ điển Tiếng việt, hành vi là toàn bộ nói chung những phản ứng, cách

cư xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong hoàn cảnh cụ thể nhất định

Hành vi của con người là một hành động, hay là tập hợp phức tạp củanhiều hành động, mà những hành động này lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếutố bên trong

và bên ngoài, chủ quan cũng như khách quan Ví dụ các yếu tốtác động đến hành vi của con người như: phong tục tập quán, thói quen, yếutố di truyền, văn hoá - xã hội, kinh tế - chính trị Chẳng hạn hành vi thựchiện các điều lệ về vệ sinh môi trường, hành vi tôn trọng pháp luật Mỗihành vi của một con người là sự biểu hiện cụ thể của các yếu tố cấu thành nênnó, đó là các kiến thức, niềm tin, thái độ và cách thực hành của người đótrong một tình huống hay trong một sự việc cụ thể nhất định nào

đó [Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007) Giáo trình khoa học hành vi vàgiáo dục nâng cao sức khoẻ, NXB ĐHThái Nguyên]

Như vậy, hành vi bao giờ cũng phát triển trong hệ thống cưỡng chế ít hay nhiều rõ rệt đối với chủ thể Tuy vậy nó cũng không phải hoàn toàn do các cơ cấu

xã hội khách quan quy định Nó là hành vi cá nhân diễn ra trong quá trình xã hội hoá, nó còn dựa vào những ý định và động cơ của chủ thể hành vi, cũng như vào những phương tiện thực hiện hành vi của chú thể [Từ điển Tiếng việt, tr 25]

2.4.2 Hành vi sức khoẻ

Hành vi sức khỏe là hành vi của cá nhân, gia đình, cộng đồng tạo ra cácyếu

tố tác động trực tiếp, hoặc gián tiếp đến sức khỏe của chính họ, có thể cólợi hoặc có

Trang 23

hại cho sức khỏe [Đại học Y khoa Thái Nguyên (2007), Giáo trình khoa học hành vi

và giáo dục nâng cao sức khoẻ, NXB ĐHThái Nguyên]

Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta có thể phân ra 3 loại hành vi sứckhoẻ như sau:

- Những hành vi lành mạnh, có lợi cho sức khoẻ:

Đó là những hành vi giúp bảo vệ và nâng cao tình trạng sức khoẻ củacon người Ví dụ: Làm chuồng nuôi gia súc, gia cầm cách xa nguồn nước sinhhoạt, thực hiện ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi côngcộng

Giáo dục sức khoẻ nhằm tạo ra các hành vi sức khoẻ có lợi cho sức khoẻmà điều quan trọng nhất là tạo ra được các thói quen tốt, các hành vi lànhmạnh

Thay đổi thói quen sinh hoạt là phần quan trọng không thể thiếu trong phòng ngừa bệnh THA Bao gồm giảm cân nặng; tập thể dục; chế độ ăn lạt, giảm mỡ, ít thịt, hạn chế ăn đường, tinh bột; không hút thuốc; không uống rượu bia

Lợi ích của việc thay đổi thói quen sinh hoạt: Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp làm giảm huyết áp, giảm các biến chứng và giảm cả tần suất mắc bệnh Tuy nhiên hiệu quả của thay đổi thói quen sinh hoạt còn tùy thuộc vào từng cá nhân, nếu bệnh nhân kiên trì tuân thủ thì lợi ích đạt được rất tốt và hiệu quả mất đi nhanh chóng khi không còn duy trì các chế độ thay đổi này

Trang 24

-Giảm cân nặng: Thừa cân ảnh hưởng lên mức huyết áp từ thời niên thiếu và

là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh THA Giảm khoảng 5 kg cân nặng

ở những bệnh nhân quá cân (vượt quá 10% cân nặng lý tưởng) làm giảm huyết áp lên tỷ lệ lớn bệnh nhân THA

-Tập thể dục: Hoạt động thể lực thường xuyên, ít nhất là ở mức trung bình đã được chứng minh là có lợi cho việc phòng ngừa bệnh THA Với cơ chế hạ HA của hoạt động thể lực như sau: giảm hoạt tính giao cảm qua trung gian gia tăng phản xạ thụ thể áp lực, giảm độ cứng động mạch và gia tăng độ giãn động mạch hệ thống, gia tăng phóng thích Nitric oxide từ nội mạc, gia tăng nhạy cảm insulin Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có kiểm soát được tiến hành và đưa ra những bằng chứng mạnh mẽ về mức độ ảnh hưởng của hoạt động thể lực lên HA, nhận thấy rằng tăng hoạt động thể lực có tác dụng làm giảm HATT và HATTr ở cả 2 đối tượng HA bình thường và THA Cần có sự thường xuyên trong tập luyện, mỗi ngày nên tập thể lực

ít nhất 30 phút, tất cả các ngày trong tuần Sự tập luyện đều đặn như vậy sẽ giảm được HA từ 4-9 mmHg

-Chế độ ăn nhạt, giảm muối ăn đã được chứng minh là làm giảm HA và nguy

cơ biến chứng của bệnh nhân THA Chế độ ăn giảm muối < 6g NaCl/ngày hoặc 2,4g Natri/ngày, ăn nhiều rau, ăn đủ lượng kali, ăn nhiều cá, ăn ít thịt, ăn ít mỡ động vật, chỉ cần ăn nhạt 1 chút xíu, tức là không làm thay đổi khẩu vị món ăn, cũng có thể làm cho HA giảm xuống Chế độ ăn DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension): ăn nhiều trái cây, rau, ít mỡ (giảm chất béo toàn phần và loại bão hòa) HA giảm từ 8-12 mmHg

-Hút thuốc lá: Tuy hút thuốc lá không có bằng chứng gây THA, nhưng nó làm tăng nguy cơ gây nhiều biến chứng của bệnh THA

-Uống rượu bia ít và điều độ: Một số nghiên cứu cho thấy nếu dùng lượng rượu thích hợp thì có thể phòng ngừa bệnh THA Do đó lượng rượu nếu có dùng cần hạn chế ít hơn 30ml Ethanol/ngày đối với nam, 15ml/ngày đối với nữ và người nhẹ cân

Trang 25

2.4.3 Lý thuyết về Hành vi dự định (Theory of Planned Bihavior) Ajzen, 1991

Lý thuyết về Hành vi dự định là một lý thuyết về mối liên hệ giữa niềm tin

và hành vi Khái niệm này được đề xuất bởi Ajzen (1991) để cải thiện sức mạnh tiên đoán của lý thuyết hành động hợp lý bằng cách bao gồm nhận thức kiểm soát hành

vi Đây là một trong hầu hết các lý thuyết tiên đoán thuyết phục Nó đã được áp dụng cho các nghiên cứu về mối quan hệ giữa niềm tin, thái độ, ý định hành vi và hành vi trong nhiều lĩnh vực như quảng cáo, quan hệ công chúng, chiến dịch quảng cáo và chăm sóc sức khỏe

Lý thuyết nói rằng thái độ đối với hành vi, định mức chủ quan, và kiểm soát hành vi, cùng nhau định hình ý định và hành vi hành vi của một cá nhân

Hình 2.1: Mô hình lý thuyết về Hành vi dự định Ajzen, 1991

2.5 Mô hình niềm tin sức khỏe

Mô hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng để dự đoán một loạt các hành vi sức khỏe liên quan như được sàng lọc để phát hiện sớm các bệnh không có triệu chứng và tiêm chủng Gần đây, mô hình này đã được áp dụng để hiểu phản ứng của bệnh nhân với các triệu chứng của bệnh, tuân thủ phác đồ y tế, hành vi lối sống (ví

dụ, hành vi tình dục nguy cơ), và các hành vi liên quan đến bệnh mãntính, mà có thể

Trang 26

yêu cầu bảo trì hành vi lâu dài, thêm vào thay đổi hành vi ban đầu Sửa đổi các mô hình đã được thực hiện vào cuối năm 1988 để kết hợp bằng chứng mới xuất hiện trong các lĩnh vực tâm lý học về vai trò của tự hiệu quả trong việc ra quyết định và hành vi (Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal, 1988)

Cấu trúc của mô hình niềm tin sức khỏe được đề xuất là khác nhau giữa các

cá nhân và tham gia dự đoán các hành vi liên quan sức khỏe:

 Nhận thức mức độ nghiêm trọng

Nhận thức mức độ nghiêm trọng đề cập đến đánh giá chủ quan về mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe và những hậu quả tiềm năng của nó Các mô hình niềm tin sức khỏe cho rằng những người cảm nhận được một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho là có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi để ngăn chặn vấn đề xảy ra với sức khỏe (hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó) Nhận thức mức

độ nghiêm trọng bao gồm niềm tin về bệnh của bản thân (ví dụ: đe dọa tính mạng hoặc có thể gây khuyết tật hoặc đau) cũng như những tác động rộng hơn về căn bệnh này vào hoạt động trong công việc và vai trò xã hội (McCormick Brown,

1999, Theory of Reasoned Action/Planned Behavior Overview University of South Florida Community and Family Health.)

 Nhận thức tính nhạy cảm

Nhận thức tính nhạy cảm liên quan đến đánh giá chủ quan của nguy cơ phát triển một vấn đề sức khỏe Các mô hình niềm tin sức khỏe dự đoán rằng các cá nhân cảm thấy rằng họ dễ bị một vấn đề sức khỏe cụ thể sẽ tham gia vào các hành vi để giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe Các cá nhân có nhận thức tính nhạy cảm thấp có thể phủ nhận rằng họ có nguy cơ mắc một căn bệnh đặc biệt [http://en.wikipedia.org/wiki/Health_belief_model- cite_note-Origins_of_HBM-2].Những người khác có thể thừa nhận khả năng rằng họ có thể mắc bệnh này, nhưng tin rằng

nó là khó xảy ra Cá nhân tin rằng họ có nguy cơ mắc một căn bệnh thấp có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi không lành mạnh, hoặc nguy hiểm Cá nhân cảm

Trang 27

nhận được một nguy cơ cao thì họ sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một vấn đề sức khỏe đặc biệt có nhiều khả năng tham gia vào các hành vi để giảm nguy cơ phát triển bệnh này

Sự kết hợp của nhận thức mức độ nghiêm trọng và nhận thức tínhnhạy cảm được gọi là mối đe dọa Nhận thức mức độ nghiêm trọng và nhận thức tínhnhạy cảm để nhận biết từng loại bệnh, phụ thuộc vào kiến thức về tình trạng này Các mô hình niềm tin sức khỏe dự đoán rằng mối đe dọa cao hơn dẫn đến cao khả năng tham gia vào các hành vi tăng cường sức khỏe (Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal, 1988)

 Nhận thứclợi ích

Hành vi sức khỏe cũng bị ảnh hưởng bởi các lợi ích của các hành động Lợi ích nhận thức tham khảo để đánh giá một cá nhân về giá trị hoặc hiệu quả của việc tham gia vào một hành vi tăng cường sức khỏe để giảm nguy cơ mắc bệnh Nếu một

cá nhân tin rằng một hành động cụ thể sẽ làm giảm tính nhạy cảm với vấn đề sức khỏe hoặc giảm mức độ nghiêm trọng của nó, sau đó anh ta hoặc cô ta có khả năng tham gia vào các hành vi mà bất kể sự thật khách quan về hiệu quả của các hành động Ví dụ, những người tin rằng mặc kem chống nắng ngăn ngừa ung thư da có nhiều khả năng để dùng kem chống nắng, các cá nhân những người tin rằng mang kem chống nắng sẽ không ngăn chặn sự xuất hiện của ung thư da.(Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal, 1988)

Trang 28

phí, nguy hiểm (ví dụ, tác dụng phụ của một thủ tục y tế) và khó chịu (ví dụ như đau, cảm xúc khó chịu) trong tham gia vào hành vi Ví dụ, thiếu tiếp cận với chăm sóc y tế và nhận thức rằng chít vaccine cúm sẽ gây đau đáng kể có thể hành động như những rào cản để tiếp nhận vắc-xin cúm (Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal, 1988)

 Đặc điểm cá nhân

Đặc điểm cá nhân, bao gồm cả biến nhân khẩu học, tâm lý xã hội , và cơ cấu

có thể ảnh hưởng đến nhận thức (tức là, mức độ nhận thức, tính nhạy cảm, lợi ích,

và các rào cản) của các hành vi liên quan sức khỏe Các biến nhân khẩu học bao gồm tuổi tác, giới tính, chủng tộc, sắc tộc, và giáo dục Biến tâm lý xã hội bao gồm các cá nhân, tầng lớp xã hội, và sức ép của nhóm tham khảo Biến cơ cấu bao gồm kiến thức về một căn bệnh nhất định Các mô hình niềm tin sức khỏe cho thấy rằng các biến đặc điểm cá nhân ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe liên quan do ảnh hưởng gián tiếp đến nhận thức nghiêm trọng, nhạy cảm, lợi ích, và rào cản (Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal, 1988)

 Dấu hiệu để hành động

Các mô hình niềm tin sức khỏe thừa nhận rằng một dấu hiệu, hoặc khuyến khích cần thiết để thúc đẩy sự tham gia vào các hành vi tăng cường sức khỏe các dấu hiệu để hành động có thể ở bên trong hay bên ngoài Dấu hiệu sinh lý (ví dụ như đau, các triệu chứng) là một ví dụ của các tín hiệu bên trong để hành động Các dấu hiệu bên ngoài bao gồm các sự kiện hoặc thông tin từ những người thân, các phương tiện truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hay trong xúc tiến hành vi liên quan đến sức khỏe Ví dụ về các tín hiệu để hành động bao gồm một tấm bưu thiếp nhắc nhở từ một nha sĩ, bệnh tình của một người bạn hoặc thành viên gia đình, và các sản phẩm nhãn cảnh báo sức khỏe Cường độ của tín hiệu cần thiết

để nhắc nhở hành động khác nhau giữa các cá nhân bằng cách nhận thức tính nhạy cảm, nghiêm trọng, lợi ích, và rào cản Ví dụ, những người tin rằng họ có nguy cơ

Trang 29

cao đối với một căn bệnh nghiêm trọng và có một mối quan hệ được thiết lập với một dịch vụ chăm sóc y tế Bác sĩ có thể dễ dàng thuyết phục để sàng lọc các bệnh sau khi nhìn thấy một thông báo dịch vụ công cộng, trong khi những người tin rằng

họ có nguy cơ thấp đối với các bệnh tương tự và cũng không có quyền tiếp cận đáng tin cậy để chăm sóc sức khỏe yêu cầu tín hiệu bên ngoài dữ dội hơn để được trình chiếu (Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal, 1988)

 Nhận thức bản thân

Nhận thức bản thân đã được thêm vào bốn thành phần của mô hình niềm tin sức khỏe (tức là, nhận thức nhạy cảm, nghiêm trọng, lợi ích, và các rào cản) vào năm 1988 Nhận thức bản thân liên quan đến nhận thức của một cá nhân thuộc thẩm quyền của mình để thực hiện thành công một hành vi Nhận thức bản thân đã được thêm vào mô hình niềm tin sức khỏe trong một nỗ lực để giải thích rõ hơn những khác biệt trong hành vi sức khỏe Mô hình này đã được phát triển để giải thích sự tham gia liên quan đến hành vi sức khỏe trong một thời gian như được sàng lọc ung thư hoặc nhận chủng ngừa Cuối cùng, mô hình niềm tin sức khỏe đã được áp dụng cho nhiều hơn đáng kể, thay đổi hành vi lâu dài như sửa đổi chế độ ăn uống, tập thể dục, và hút thuốc Các nhà nghiên cứu phát triển mô hình công nhận rằng niềm tin vào khả năng để thực hiện thay đổi trong kết quả (tức là, Nhận thức bản thân) là một thành phần quan Irwin M Rosenstock, Godfrey M Hochbaum, S Stephen Kegeles, và Howard Leventhal, 1998)

Trong nghiên cứu của Laurenhan (2013) thì mô hình niềm tin sức khỏe có sự điều chỉnh so với mô hình gốc của Irwin M Rosenstock và cộng sự, 1950, 1988 Trong đó, tác giả đã thêm vào nhân tố Nhận thức mối đe dọa và gộp nhân tố nhận thức lợi ích và rào cản với nhau

Trang 30

Hình 2.2 Mô hình niềm tin sức khỏe (Laurenhan, 2013) 2.6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của Aubert và cộng sự (1998) về nhận biết, thái độ và thực hành về bệnh THA của một quốc gia được thực nghiệm tại Cộng hòa Seychelles Nghiên cứu này tập trung phân tích dựa trên các khía cạnh sinh hoạt thường nhật để đánh giá mức độ mắc bệnh như Số lần hút thuốc trung bình trong ngày, số ml cồn (rượu) được uống trong ngày, số giờ tập thể dục trong ngày và số cân nặng

Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức, thái độ, và thực hành (KAP) là một yếu tố rất quan trọng trong kiểm soát THA, nhưng rất ít thông tin có sẵn từ các nước phát triển, nơi cao huyết áp đã gần đây được công nhận là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng Do đó, chúng tôi kiểm tra KAP về THA trong một mẫu ngẫu nhiên 1.067 người trong độ tuổi từ 25 đến 64 năm, kể từ quần đảo Seychelles (Ấn Độ Dương) KAP được đánh giá từ một bảng câu hỏi có cấu trúc quản lý Tỷ lệ mắc chuẩn hóa theo tuổi THA (tầm soát huyết áp [BP] ≥160 / 95 mm Hg hoặc dùng thuốc hạ huyết áp) là 36% ở nam giới và 25% phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 64 tuổi Trong số những người cao huyết áp, 50% biết về các nguyên nhân gây bệnh, 34% được điều trị, và 10% đã được kiểm soát BP (tức là, BP <160/95 mm Hg) Hầu

Trang 31

hết những người đã bệnh THA, hoặc khôngTHA đều đã có kiến thức cơ bản tốt liên quan đến yếu tố quyết định THA và hậu quả của nó, có thể đây là một tác dụng của một chương trình phòng chống bệnh tim mạch toàn quốc trong những năm qua Tuy nhiên, sự kỳ vọng về kết quả thuận lợi, thái độ tích cực, và thực hành phù hợp với THA và lối sống lành mạnh có liên quan đã được tìm thấy, với rất ít sự khác biệt giữa hiểu biết của các bệnh nhân THA với bệnh nhân không hiểu biết vềbệnh THA Hơn nữa, những người THA có các yếu tố nguy cơ tim mạch đồng thời khác ảnh hưởng đến nguy các bệnh tim mạch khác, và hầu hết họ biết rõ các tác động có hại của các yếu tố khác Những dữ liệu này chỉ ra sự cần thiết để tối đa hóa hiệu quả của chương trình phòng chống THA và kiểm soát để chậm trễ trong việc đạt được kiểm soát THA hiệu quả được giảm thiểu trong những quốc gia gặp xuất hiện gần đây của THA là một vấn đề y tế công cộng

Nghiên cứu của Alessandrovà cộng sự (2013) sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 3450 hộ tham gia từ các địa bàn khắp quốc gia Mông Cổ Điều tra này là phỏng vấn bằng bảng câu hỏi về nhân khẩu học và kinh tế-xã hội Với mục đích nghiên cứu các nhân tố như các đặc điểm cá nhân, kiến thức về bệnh THA, nhận thức về những nguy cơ gây nên bệnh THA, Tập thể dục đến bệnh THA

Một 1/5 số người tham gia cho biết họ chưa bao giờ nghe nói về “huyết áp” Sự thiếu hiểu biết về sức khỏe với một phần lớn đáng kể là những người đàn ông, đặc biệt là những người đàn ông trẻ Đa số người tham gia được công nhận huyết áp cao là một mối đe dọa đối với sức khỏe, với một mức độ cao hơn của nhận thức rủi ro giữa các cá nhân đô thị Trình độ học vấn và tuổi già thường được kết hợp với một kiến thức và nhận thức về nguy cơ cao Khoảng 7/10 người tham gia đã nhận thức được mối quan hệ giữa muối và huyết áp Khám phá các rào cản để sàng lọc, những người được hỏi đánh giá là một "thiếu nhận thức tầm quan trọng 'là nhân

tố chính trong ngăn chặn bệnh huyết áp đối với người dân Mông Cổ, những người bệnh nhận thuốc và tập thể dục là biện pháp can thiệp chỉ là tương đối hiệu quả trong việc ngăn ngừa huyết áp cao Kết luận của nghiên cứu là Dân nông thôn; dân

số trẻ; người đàn ông; người dân có trình độ hiểu biết thấp và nhận thức thấp

Trang 32

thường bị rủi ro về bệnh cao huyết áp, trình bày những khó khăn nhất để nó và kết quả sức khỏe có liên quan Nghiên cứu này cho thấy lỗ hổng kiến thức về sức khỏe lớn trong nhóm quần thể người Mông Cổ, liên quan đến rủi ro sức khỏe liên quan đến THA

Nghiên cứu củaSusan A Oliveria, Roland S Chen, Bruce D McCarthy, Catherine C Davis, Martha N Hill, (2005)

Mục đích của nghiên cứu này là để đánh giá kiến thức về bệnh THA, nhận thức và thái độ, đặc biệt là liên quan đến huyết áp ở của người bị bệnhTHA Nghiên cứu chỉ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá các chỉ tiêu liên quan đến kiến thức, thái độ và tập thể dục của bệnh nhân THA

Kết quả cho thấy, 90% bệnh nhân THA biết rằng việc hạ huyết áp (HA) sẽ cải thiện sức khỏe và 91% báo cáo rằng một nhà cung cấp chăm sóc y tế đã nói với

họ rằng họ có HTN hoặc BP cao Tuy nhiên, 41% số bệnh nhân không biết mức độ

BP của họ 82% bệnh nhân được xác định một cách chính xác ý nghĩa của HTN; 27% bệnh nhân có THA tâm thu và huyết áp tâm trương đã nhận thức rằng

BP của họ là rất cao 24% bệnh nhân không biết mức độ tối ưu cho cả huyết áp tâm thu hay tâm trương Khi được hỏi liệu các DBP hoặc mức HA tâm thu là quan trọng hơn trong việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, 41% báo cáo DBP, 13% cho biết huyết áp tâm thu, 30% báo cáo rằng cả hai đều quan trọng, và 17% không biết

Nghiên cứu của Godfrey B.S Iyalomhe1 và Sarah I Iyalomhe (2010), THA (HTN) là một thách thức lớn của y tế công cộng tại Auchi Nigeria Mục đích của việc nàykhảo sát hiện tượng chất lượng là để xác định kiến thức, nhận thức của bệnh nhân THA,thái độ và tập thể dục (lối sống) như thế nào để tối ưu hóa nhu cầu sức khỏe và điều trị cho bệnh nhân THA Chúng tôi kiểm tra một nhóm 108 lựa chọn ngẫu nhiên THA bằng phương tiện của một câu hỏi mở và bảng hỏi phỏng vấn chi tiết Phân tích là do phần mềm thống kê cho khoa học xã hội (SPSS) và λ2

củaPhần mềm GraphPad Prism đã được sử dụng để thử nghiệm ý nghĩa ở mức 0,05 Nhiều nam giới 60 (55,6%) so với48 nữ (44,4%) được đánh giá Độ tuổi của họ là 35-80 năm (có nghĩa là = 59,05 ± 9,06 năm),nhóm tuổi 56 - 60 tuổi (24,1%) 66

Trang 33

người được hỏi (chiếm 61%) biết HTN là cao huyết áp (HA), 22 (20%) nghĩ rằng

nó có nghĩa là suy nghĩ quá nhiều và lo lắng trong khi 57 (53%) tuyên bố đó làcha truyền con nối 43 người (40%) cảm thấy nó được gây ra bởi con ma ác độc, 32 (30%) tin rằng nó được gây rabởi thực phẩm xấu hoặc ngộ độc Một số ít (1 8%) biết một số yếu tố là nguyên nhân gây bệnh Các triệu chứng do HTN lànhức đầu, bồn chồn, hồi hộp, đập quá mức của động mạch thái dương nông và "nội nhiệt ", nhưng 80 (74%) chứng thực để chẩn đoán chính xác của mình bằng cách đo HA Mặc dù 98 người được hỏi (90,7%) cảm thấybệnh THA là nghiêm trọng, chỉ có 36 người được hỏi (33,3%) là dính với điều trị và ít sửa đổi lối sống 32 người được hỏi (30%) biết ít nhất một thuốc hạ áp mà họ sử dụng Tâm lý cũng là một trong những yếu tố gây nên bệnh THA như trầm cảm và lo âu, nghiện và tác hại của thuốc không thể chấp nhận ảnh hưởngtiêu cực về thái độ của bệnh nhân để điều trị Chúng tôi kết luận rằng kiến thức của bệnh nhân HTN ở Auchi làthấp và thái độ không tích cực để điều trị Giáo dục bệnh nhân, động lực và sự giác ngộ cần được xem là yếu tố bắt buộc

Kết luận: Hầu hết các nghiên cứu đều có cùng mục đích là đánh giá kiến thức, thái độ và hành vi của người dân (người bệnh) đối với bệnh THA ở các vùng miền và quốc gia khác nhau Các nghiên cứu đã dùng phương pháp thống kê mô tả

để đánh giá những vấn đề liên quan của kiến thức, thái độ và hành vi của người dân

để xác định các nguyên nhân dẫn đến bệnh THA và đề xuất các hướng giải pháp nhằm cải thiện tình hình hiện tại nhằm giảm thiểu số lượng người mắc bệnh trong thời gian tới Tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích thống kê đơn giản để nhìn nhận vấn đề Vì vậy cần có những phân tích sâu hơn về các nguyên nhân gây ra bệnh THA bằng phương pháp phân tích định lượng bên cạnh việc phân tích các khía cạnh kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân Vì vậy đây là điểm mới để đề tài khai thác và nghiên cứu trong luận văn bằng việc vận dụng mô hình niềm tin sức khỏe kết hợp với mô hình hành vi dự định để phân tích các yếu tố tác động đến nhận thức và từ đó hình thành nên hành vi trong hoạt động giảm thiểu hoặc ngăn chặn bệnh THA

Trang 34

2.7 Tóm tắt chương 2

Có nhiều lý thuyết và mô hình nghiên cứu đã giải thích những yếu tố hình thành nên nhận thức, thái độ, hành vi về phòng ngừa của bệnh nhân THA Tuy nhiên, tuỳ theo từng đặc điểm môi trường, nội dung và mục tiêu nghiên cứu mà xây dựng các thang đo và sử dụng các công cụ khác nhau để phân tích, giải thích nhận thức, thái độ, hành vi của người bệnh trong việc phòng ngừa bệnh THA

Chương này cũng đã trình bày một số khái niệm có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi, bệnh THA, tác hại của bệnh THA đối với sức khỏe con người và một số nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu ở nước ngoài

Trang 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Giới thiệu

Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây Đồng thời trình bày các khái niệm có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi, bệnh THA và tác hại của bệnh THA, cũng như một số mô hình nghiên cứu có liên quan Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu như quy trình nghiên cứu, cách thức xây dựng thang đo, bảng câu hỏi và cách thức xử lý các nguồn dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Khung phân tích

Để nghiên cứu đề tài này, luận văn tiến hành xây dựng khung phân tích cho đề tài nhằm xác định hướng nghiên cứu chính xác nhất, cụ thể khung phân tích của đề tài được mô phỏng như sau:

Hình 3.1 Khung phân tích

3.2.2 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu bao gồm hai bước chính:

(1) Nghiên cứu sơ bộ và (2) Nghiên cứu chính thức

Đặc điểm cá nhân

(Giới tính, Dân tộc, độ tuổi, Trình độ, Kinh tế

gia đình)

Kiến thức

Phòng ngừa Thái độ

Hành vi

Trang 36

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu dựa trên học thuyết về về Hành vi dự định (Theory of Planned Behavior, Ajzen(1991)); Mô hình niềm tin sức khỏe, Laurenhan (2013); và các cơ

sở lý thuyết về bệnh cao huyết áp

Phương pháp nghiên cứu được tiến hành ở hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau:

3.2.3.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính nhằm mục đích hiệu chỉnh thang đo và xây dựng bảng câu hỏi điều tra, xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý của bệnh nhân THA tại BV ĐHYD TPHCM Từ mục tiêu nghiên cứu đã xác định, cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng bảng câu hỏi thăm dò ý kiến của bệnh nhân THA

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm ba phần như sau:

Cơ sở lý thuyết

Bảng câu hỏi sơ bộ

Khảo sát thử (n=20)

Bảng câu hỏi chính thức

Nghiên cứu định lượng

Kết quả nghiên cứu

Trang 37

- Phần I: Phần gạn lọc Phần này nhằm xác định đối tượng trả lời phiếu khảo sát phải là những bệnh nhân THA đang tham gia điều trị tại các phòng khám của

BV ĐHYD TP.HCM

- Phần II: Phần nội dung chính Đây là nội dung trọng tâm của bảng hỏi, phần này tập hợp những câu hỏi nhằm thu thập thông tin liên quan đến kiến thức, thái độ và hành vi của bệnh nhân trong việc phòng ngừa bệnh THA

- Phần III: Phần thông tin cá nhân Bao gồm những câu hỏi khảo sát về nhân khẩu học của bệnh nhân THA

3.2.3.2 Nghiên cứu định lượng

3.2.3.2.1 Chọn mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành thực hiện bằng phương pháp điều tra chọn mẫu với kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện) bằng cách lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng Đó là người bị bệnh THAđến khám, đã và đang điều trị nội ngoại trú tại BV ĐHYD vào các buổi sáng và buổi chiều trong tuần

Do thời gian thực hiện phỏng vấn trên 01 bệnh nhân khá lâu, số lượng mẫu cần phải lấy khá nhiều, không gian thực hiện phỏng vấn khá chật hẹp, không thể thoải mái tiếp xúc từng người một nên tác giả đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình

từ các nhân viên điều dưỡng tại các phòng khám của BV ĐHYD Để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu thu về trong một nghiên cứu khoa học, tác giả đã tiến hành đào tạo một buổi cho các nhân viên điều dưỡng nhằm giúp họ hiểu đúng nội dung trong bảng câu hỏi, cách thức phỏng vấn theo thứ tự từ trên xuống dưới và xử lý những

tình huống có thể xảy ra trong quá trình phỏng vấn (do tác giả đã được học chuyên đề kỹ năng phỏng vấn trong môn Phương pháp nghiên cứu trong chương trình đào tạo ThS Kinh Tế và quản trị lĩnh vực quản trị sức khỏe)

Sau khi được tập huấn, các nhân viên điều dưỡng đã quay trở về phòng khám

để tiến hành công việc phỏng vấn trong vòng 01 tháng (từ tháng 05/2015 đến tháng 06/2015) Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì chuyển sang đối tượng

Trang 38

khác Hình thức phỏng vấn là phỏng vấn cá nhân trực tiếp với tổng số người tham gia là 250 người, nhưng trong quá trình thực hiện, có 40 người thực hiện phỏng vấn

dở dang (vì nhiều lý do), nên đã loại 40 trường hợp phỏng vấn không đạt yêu cầu

Số lượng phỏng vấn còn lại đạt yêu cầu là 210 người Như vậy kích thước mẫu của

đề tài nghiên cứu này 210 (N = 210)

3.2.3.2.2 Xây dựng thang đo

a Thang đo kiến thứcvề bệnh THA

Tìm hiểu kiến thức của người tiêu dùng về bệnh THA, về tác hại của bệnh THA đối với sức khoẻ, bảng câu hỏi được xây dựng về những vấn đề liên quan đến hiểu biết của người bệnh về bệnh THA

1.Ông/bà có hiểu rõ bệnh THA là gì không?

2 Theo ông bà dấu hiệu nhận biết bệnh THA là gì?

Khác:

3 Chỉ số huyết áp nằm trong khoảng sau là bị bệnh THA

4 Những nguyên nhân nào sau đây gây nên bệnh THA?

5 Ông/bà đánh dấu vào mức độ đồng tình của những câu hỏi sau: (1: Hoàn toàn không đồng ý và 5: Hoàn toàn đồng ý)

Trang 39

THA là bệnh tim mạch 1 2 3 4 5

6 Theo ông/bà đều này ảnh hưởng như thế nào đến việc điều trị, phòng ngừa bệnh

THA không? (Có 3 mức độ đánh giá: 1: Không ảnh hưởng; 2: Bình thường; 3: Ảnh hưởng tốt)

b Thang đo thái độ sinh hoạt gây ảnh hưởng trong phòng ngừa, điều trị THA

Dựa trên cơ sở lý thuyết cho rằng thái độ được hình thành dựa trên nhận thức của người bệnh đối với những hành vi của họ, luận văn tiến hành đánh giá thông qua các câu hỏi liên quan đến nhận thức, suy nghĩ của bệnh nhân để từ đó đánh giá thái độ của bệnh nhân đối với căn bệnh THA

1 Theo ông/bà đều này có thực sự cần thiết cho việc điều trị, phòng ngừa

bệnh THA không? (Có 3 mức độ đánh giá: 1: Không cần thiết; 2: Bình thường; 3: Cần thiết)

Trang 40

2 Xin cho biết mức độ đồng ý hoặc không đồng ý của ông/bà về các vấn đề sau đây

Mức độ đồng ý được chia theo 5 mức:

Hoàn toàn không

Hoàn toàn đồng ý

Tôi sẽ tập thể dục thường xuyên hơn nếu giúp giảm huyết áp 1 2 3 4 5 Tôi sẽ không ăn mặn, nhiều dầu mỡ, thịt nếu giúp giảm huyết 1 2 3 4 5

c Thang đo hành vi của bệnh nhân THA

Nhằm tìm hiểu người bệnh THA đã trải nghiệm qua những hành vi nào, từ

đó đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực, rủi ro hay tác hại ( nguy cơ, tiềm ẩn) do

2 Ông/bà có thói quen ăn uống như thế nào?

Nhiều rau, ăn nhạt, ít dầu mỡ Nhiều thịt, ăn mặn và nhiều dầu mỡ

3 Ông/ bà có thường xuyên hút thuốc, uống rượu, bia?

4 Ông/bà có thực hiện những hoạt động sau: (mức độ thực hiện 1: hoàn toàn không; 2: Không; 3 Thỉnh thoảng; 4: Thường xuyên)

Ngày đăng: 21/06/2021, 09:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w