Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại ..... Bộ luật Tố tụng này là văn bản có
Trang 1MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình viii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 VỀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN 2
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5
3.1 Mục tiêu chung 5
3.2 Mục tiêu cụ thể 5
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
4.1 Đối tượng nghiên cứu 5
4.2 Phạm vi nghiên cứu 5
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 6
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 7
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 7
1.1.1 Khái niệm đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 7
1.1.2 Phân loại 10
1.1.3 Đặc trưng của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại so với đương sự trong vụ án dân sự 12
1.1.4 Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự 15
1.1.4.1 Năng lực pháp luật tố tụng dân sự 15
1.1.4.2 Năng lực hành vi tố tụng dân sự 15
1.2 QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 17
Trang 21.2.1 Quyền, nghĩa vụ chung của đương sự 17
1.2.1.1 Quyền của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 17
1.2.1.2 Nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 28
1.2.2 Quyền, nghĩa vụ riêng biệt của các đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 33
1.2.2.1 Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn 33
1.2.2.2 Quyền, nghĩa vụ của bị đơn 35
1.2.2.3 Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan 37
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 41
2.1 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 41
2.1.1 Những kết quả đạt được trong việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 41
2.1.2 Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 48
2.1.2.1 Những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 48
2.1.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong việc thực hiện các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 55
2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN KINH DOANH, THƯƠNG MẠI 61
2.2.1 Các yêu cầu cơ bản đối với việc hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 61
2.2.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 63
2.2.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng dân sự và pháp luật có liên quan về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại 63
Trang 32.2.2.2 Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người tiến hành tố tụng
và có cơ chế đảm bảo cho người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình 67 2.2.2.3 Tăng cường việc giải thích, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đương
sự để họ thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ khi tham gia tố tụng 68
KẾT LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 4DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BLDS: Bộ luật Dân sự
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân
TAND: Tòa án nhân dân
TMCP: Thương mại cổ phần
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê số lượng thụ lý án kinh doanh, thương mại 41 Bảng 2.2 Thống kê số lượng giải quyết án kinh doanh, thương mại 42 Bảng 2.3 Thống kê các hình thức giải quyết án kinh doanh, thương mại
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện số lượng vụ án kinh doanh, thương mại được
Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện số lượng án kinh doanh, thương mại được giải
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện số lượng vụ án kinh doanh, thương mại thụ lý
sơ thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh 43
Hình 2.4.a Tỷ lệ bản án, quyết định kinh doanh, thương mại bị sửa, bị hủy
Hình 2.4.b Tỷ lệ bản án, quyết định kinh doanh, thương mại bị sửa, bị hủy
Hình 2.4.c Tỷ lệ bản án, quyết định kinh doanh, thương mại bị sửa, bị hủy
Hình 2.4.d Tỷ lệ bản án, quyết định kinh doanh, thương mại bị sửa, bị hủy
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 VỀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, nước ta đã và đang có những hoạt động tích cực trong công cuộc cải cách tư pháp Đồng thời nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm, tôn trọng quyền dân chủ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được quy định trong Hiến pháp, thời gian quan các cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng và dần dần hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước Trong đó phải kể đến Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 Có thể nói, Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015 được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi, bổ sung năm 2011, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những thành tựu lập pháp của các nước trên thế giới Bộ luật Tố tụng này là văn bản có tính chất pháp
lý cao nhất quy định trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại…trong đó có các quy định về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh,
thương mại
Nhìn chung, các quy định pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ
án kinh doanh, thương mại tại Tòa án về cơ bản đã phần nào thể hiện được tư cách tham gia tố tụng, các quyền, nghĩa vụ cơ bản của đương sự, năng lực pháp luật tố tụng, năng lực hành vi tố tụng, người đại diện…Tuy nhiên, xét về phương diện lý luận thì nhiều vấn đề về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại cũng chưa được giải quyết triệt để Một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự còn chung chung, chưa cụ thể dẫn đến việc áp dụng còn sai sót, chưa thống nhất Thực tế xét xử các tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án cũng cho thấy nhiều trường hợp chưa xác định đúng tư cách của đương sự trong vụ án, chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng của người tham gia tố tụng, tranh tụng tại phiên tòa còn hạn chế…từ
đó dẫn đến nhiều vụ án kinh doanh, thương mại bị sửa, bị hủy do vi phạm quy định của
Trang 8pháp luật về đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại Do đó, việc nghiên cứu, làm
rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương
sự trong vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án là rất cần thiết Trên cơ sở nghiên cứu
sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại, góp phần hạn chế các vụ án kinh doanh, thương mại bị hủy, bị sửa
Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về quyền, nghĩa vụ của
đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Từ trước đến nay cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý
đề cập đến đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại theo những khía cạnh khác nhau Cụ thể có thể liệt kê đến một số công trình như:
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Vinh: “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”, Viện Nhà nước và Pháp
luật, thực hiện năm 2002 Luận án nghiên cứu làm rõ các khái niệm khoa học về tranh chấp kinh tế, đặc điểm pháp lý của tranh chấp kinh tế, các nguyên tắc cơ bản
và thủ tục quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường tố tụng tại Tòa án
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Tiến: “Thẩm quyền xét xử của Tòa
án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam”, Viện Nhà nước và Pháp luật, thực hiện năm 2009 Luận án đã
nghiên cứu trách nhiệm, thẩm quyền của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại Đồng thời Luận án đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án và cơ chế áp dụng thẩm quyền xét xử
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Công Bình: “Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam”, trường Đại học Luật Hà Nội, thực hiện
năm 2006 Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự
về bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự và đề xuất các giải pháp bảo đảm thực hiện
có hiệu quả quyền bảo vệ của đương sự
Trang 9Bên cạnh đó còn có nhiều Luận văn thạc sĩ Luật học liên quan đến đề tài này như:
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Vũ Quốc Hùng: “Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án theo tinh thần cải cách tư pháp ở Việt Nam”, trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2005 Luận văn hướng đến phân tích các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục khởi kiện, thủ tục giải quyết các vụ án về tranh chấp thương mại thông qua Tòa án cũng như đánh giá thực tiễn giải quyết các tranh chấp thương mại
và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Triều Dương: “Đương sự trong vụ
án dân sự - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, trường Đại học Luật Hà Nội, thực hiện
năm 2005 Luận văn phân tích các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về đương sự trong vụ án dân sự Luận văn đã đánh giá thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật
về đương sự tại Tòa án và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về đương sự
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Hùng Nhân: “Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam”, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2012
Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Đinh Thị Trang: “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại theo thủ tục tố tụng Tòa án ở Việt Nam hiện nay”,
trường Đại học Quốc gia Hà Nội, thực hiện năm 2013 Luận văn nghiên cứu những quy định của pháp luật về giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, được sửa đổi bổ sung năm 2011
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Kim Lượng: “Thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm”, trường Đại học Quốc gia
Hà Nội, thực hiện năm 2015 Luận văn làm rõ những nội dung liên quan đến thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ tại Tòa án
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lâm Thuận Tùng: “Hòa giải trong giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân”, trường Đại học Luật Thành
phố Hồ chí Minh, thực hiện năm 2015 Luận văn này đã nghiên cứu làm rõ các khái niệm về tranh chấp kinh doanh, thương mại, các nguyên tắc khi hòa giải và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự khi tiến hành hòa giải tại Tòa án
Trang 10Luận văn thạc sĩ của tác giả Tô Vĩnh Hòa: “Chứng minh và chứng cứ trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án”, trường Đại học Trà Vinh, thực
hiện năm 2016 Công trình này đã nghiên cứu những vấn đề pháp lý về chứng minh và chứng cứ, thu thập chứng cứ trong quá trình tố tụng tại Tòa án theo các quy định mới của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 Công trình cũng chỉ ra một số hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chứng cứ và chứng minh khi giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Hùng Tâm: “Pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án”, trường Đại học Trà Vinh, thực
hiện năm 2017 Luận văn đã nêu ra một số khái niệm, đặc điểm các tranh chấp kinh doanh thương mại, nội dung các quy định của pháp luật về hòa giải tại Tòa án Công trình này cũng đề cập đến những hạn chế, vướng mắc và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến một
khía cạnh về người tham gia tố tụng như: Bài viết “nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự” của tác giả Phạm Hữu Nghị (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2000); bài viết “các quy định về chứng minh trong tố tụng dân sự” của tác
giả Nguyễn Công Bình (Luật học – Trường Đại học luật Hà Nội, số đặc san về Bộ luật
Tố tụng dân sự 2005); bài viết “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng” của tác giả Trần Anh Tuấn (Tạp chí Tòa án nhân dân số 23/2008); bài viết “Một
số bất cập và vướng mắc của Bộ luật Tố tụng dân sự chưa được hướng dẫn thi hành”
của tác giả Trần Văn Trung (Tạp chí Tòa án nhân dân số 4/2011)
Tuy nhiên, các công trình này chỉ đề cập đến một số nội dung cụ thể nào đó về quyền, nghĩa vụ của đương sự hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về quyền, nghĩa vụ của đương sự thông qua việc nghiên cứu quyền tự định đoạt, nghĩa vụ chứng minh, người đại diện và chủ yếu là trong vụ án dân sự Hơn nữa, kể từ khi Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2015 có hiệu lực thi hành thì cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện các quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại
Trang 113 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu chung
Luận văn sẽ nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về đương sự, về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án Nghiên cứu thực trạng các quy định pháp luật và tìm một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại
3.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về đương sự, về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án Trong đó, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu các quy định pháp lý về quyền, nghĩa vụ của đương
sự trong vụ án kinh doanh, thương mại
Nghiên cứu, trình bày và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực trạng
áp dụng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại
Đồng thời trên cơ sở lý luận và thực trạng áp dụng pháp luật sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và áp dụng thống nhất pháp luật về quyền, nghĩa
vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại, đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự vừa mới được ban hành năm 2015 Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với những văn bản pháp luật có liên quan để phân tích, đối chiếu, tổng hợp
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở một số vấn đề về các quy định pháp luật liên quan đến quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án Luận văn cũng nhận định thực trạng các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật về quyền, nghĩa vụ của đương sự trong vụ án kinh doanh, thương mại tại Tòa án
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, gắn lý luận với thực tiễn đặc biệt là phương pháp phân tích - tổng hợp, so sánh Cụ thể các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn gồm: