TÌNHCẢMCỦABÁCVỚIQUÊHƯƠNG Lê Thị Liên Bảo tàng Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một địa phương có truyền thống yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, truyền thống hiếu học và cần cù trong lao động sản xuất… Năm 1911, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, ngày 28 tháng 1 năm 1941, Hồ Chí Minh trở về nước, trực tiếp lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, giành độc lập dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Trên cương vị Chủ tịch nước, mặc dù bận rất nhiều công việc để lãnh đạo nhân dân ta trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn dành những tình cảm, sự quan tâm và chỉ đạo của mình cho phong trào cách mạng, cho sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của Nghệ An. Đó là những tìnhcảm đặc biệt của một người con ưu tú luôn xa nhà vì việc nước dành cho quê hương. Tìnhcảm sâu sắc củaBác đối vớiquêhương được thể hiện qua những bài viết, bài nói chuyện, những bức điện, thư Người gửi cho các tập thể và cá nhân. Sự quan tâm và chỉ đạo cụ thể, thiết thực, những tìnhcảm thân thiết còn được nói nhiều đến qua hai lần Bác về thăm quê hay khi Người tiếp đón các đoàn đại biểu của Nghệ An. Không lâu sau khi nước nhà độc lập, ngày 17-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho các đồng chí tỉnh nhà. Đây là bức thư sớm nhất Bác gửi cho Nghệ An. Bức thư này Người dùng danh nghĩa của một đồng chí già, để san sẻ ít nhiều kinh nghiệm với các đồng chí lãnh đạo trong tỉnh, chứ không dùng danh nghĩa Chủ tịch Chính phủ của mình. Trong thư Người nói về y nghĩa to lớn của việc nhân dân ta đánh đổ nền thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật và nêu lên những công việc mà nhân dân Nghệ An cần phải làm ngay trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Theo Bác sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền ở các địa phương còn non trẻ, còn tồn tại những khuyết điểm mà cán bộ thường mắc, đó là khuynh hướng chật hẹp và bao biện, lạm dùng hình phạt, kỷ luật không đủ nghiêm và đề phòng hủ hoá. Những khuyết điểm đó cần phải sửa chữa ngay, vì nó có thể làm cho dân chúng hoang mang và ảnh hưởng đến tinh thần đoàn kết. Nhân dịp Đội lão quân huyện Nam Đàn thành lập, ngày 17-2-1949 Bác gửi thư chúc mừng và nhắc một số công việc cần chú y để giúp sức và đôn đốc đồng bào trong việc diệt giặc ngoại xâm, giặc đói và giặc dốt. Nhân dân Nghệ An đã dâng lên Bác một món quà quí báu - thành tích thi đua 4 tháng đầu năm 1949 nhân dịp sinh nhật lần thứ 59 của Người, Bác gửi thư cảm ơn và mong Nghệ An sẽ trở thành một tỉnh kiểu mẫu trong mọi công việc kháng chiến và kiến quốc. Không chỉ quan tâm đến những công việc lớn, Bác còn nhớ và quan tâm đến việc tưởng chừng như rất nhỏ, như nhớ rất kỹ từ một tên làng cho đến những câu ca có từ ngày xa xưa. Bác nhớ và hay dùng cách nói, tiếng nói của người dân xứ Nghệ khi tiếp các đồng chí tỉnh nhà. Cách đón tiếp củaBác đã làm cho tìnhcảmBác cháu trở nên gần gũi và thân thiết. Bác còn gửi thư và quà (một chiếc áo và một huy chương) cho cụ Hà Văn Quận, một cố nông theo đạo Thiên Chúa ở xã Nghi Thuận, huyện Nghi Lộc, 120 tuổi mà vẫn hăng hái lao động và làm gương cho con cháu trong cuộc phát động quần chúng triệt để giảm tô, đã chứng tỏ điều đó. Đồng chí Nguyễn Sĩ Quế kể lại câu chuyện được gặp Báctại nhà đồng chí Nguyễn Duy Trinh. Trong lúc nghe đồng chí báo cáo đến tình hình phục hồi thành phố và thị trấn, Bác ngắt lời hỏi: Thị trấn Sa Nam bây giờ thế nào? Sau đó, Bác mỉm cười và đọc lại câu ca xưa: "Sa Nam trên chợ dưới đò…". Bác không đọc hết câu mà chỉ nhắc vế đầu. Nghe tôi đọc tiếp: "Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên", cả ba Bác cháu cùng cười vui 1 . Đồng chí Nguyễn Trí thì kể lại câu chuyện khi Bác tiếp các đồng chí đại biểu Nghệ An, trong đó có đại biểu xã Nam Liên tại Phủ Chủ tịch. Bác ân cần thăm hỏi tình hình kinh tế, về mùa màng và đời sống của bà con. Bác hỏi thăm gia đình ông Hợi, ông Phương, ông Điền và bà Tờng…. Bác còn hỏi về tên các làng, như làng Trung Cần, làng Sài, làng Kim Liên, Hoàng Trù và Nguyệt Quả… và nói "Kim Liên và Hoàng Trù là tên chữ, gọi cho đẹp chứ trước ở đó người ta cứ gọi là làng Sen, làng Chùa" 2 . Bác muốn xây dựng quêBác trước hết là phải xây dựng về sản xuất, về nâng cao đời sống của nhân dân. Hoà bình lập lại, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tháng 6 năm 1957, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê. Tại Hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An, Người đã nói về tìnhcảm và những suy nghĩ của mình: "Tôi là một người con tỉnh nhà đã hơn 50 năm xa cách quê hương. Hôm nay là lần đầu trở về thăm tỉnh nhà. Có thể nói là: Quêhương nghĩa trọng tình cao Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình! Đã lâu về quê hương, thì thường tình người ta tủi tủi, mừng mừng. Tôi không thấy tủi tủi, mà chỉ thấy mừng mừng. Mừng mừng là vì sao? Từ lúc tôi ra đi và bây giờ trở lại, thấy nước ta nói chung, tỉnh ta nói riêng có thay đổi rất nhiều. Thay đổi quan trọng nhất là lúc tôi ra đi, nước ta đang còn bị thực dân cai trị, đồng bào ta đều là những người nô lệ; bây giờ trở về thì đồng bào miền Bắc nước ta nói chung, Nghệ - an nói riêng, là những công dân tự do, làm chủ nước nhà. Đó là thay đổi to nhất" 3 . Người khen những thành tích nhân dân Nghệ An đã đạt được trong kháng chiến và phục vụ kháng chiến, đồng thời động viên trong công cuộc xây dựng nước nhà hãy cố gắng lao động sản xuất, về các mặt nông nghiệp, công nghiệp, văn hoá giáo dục, y tế và xã hội. Bác nêu gương hợp tác xã Diễn Hải, nơi nước mặn, đồng chua, mới mưa đã úng, mới nắng đã hạn, quanh năm thiếu, đói nhưng đã phấn đấu đưa nhân dân "từ đói đến no, từ nghèo đến giàu". Bác gửi thư cho các cụ "phụ lão diệt dốt" của xã Nam Liên, động viên các cụ tham gia diệt giặc dốt, xây dựng nông thôn; biểu dương nhân dân xã Nam Thượng (huyện Nam Đàn) tăng gia sản xuất và giúp đỡ nhau chăm lo đời sống. 1 . Nghệ An trong lòng Bác - Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Nghệ An. Lưu kho Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh, ky hiệu: H25C10/31, tr. 28. 2 . Nghệ An trong lòng Bác - Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Nghệ An. Lưu kho Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh, ky hiệu: H25C10/31, tr. 21. 3 . Bác Hồ vớiquêhương Nghệ Tĩnh, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh xuất bản, 1977, tr. 44 - 45. 2 Bác gửi điện thăm hỏi đồng bào Xã Đoài, khi biết tin Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc; tố cáo đế quốc Mỹ ném bom xuống các nhà thương, trong đó có nhà thương chữa bệnh phong ở Quỳnh Lập. Được tin thị xã Vinh bị cháy, Bác gửi thư động viên, an ủi. Phê bình Nghệ An lãng phí lạc, bằng cách nói dí dỏm, Bác viết "Dân Nghệ nhà choa, Mỗi năm ăn quà, Hết chín nghìn bẩy (9.720) tấn gang!", "từ thành thị đến thôn quê, từ ngoài đường đến trong chợ, đâu đâu cũng làm và bán kẹo Lạc", trên trời, dưới lạc, "Chi ít mỗi tháng cũng hết 54 tấn Lạc, mỗi năm hết 650 tấn". Nếu "đồng bào Nghệ chịu khó "thắt lưng buộc bụng" một chút, tiết kiệm Lạc để xuất khẩu, thì mỗi năm đổi được 9. 720 tấn gang. Và nếu đồng bào các nơi khác đều tiết kiệm Lạc, thì mỗi năm chúng ta có thể đổi lấy hàng trăm chiếc máy cày cho nông thôn" 4 . Sau những bài viết của Người đăng trên báo Nhân Dân, Nghệ An đã có những tiến bộ rõ rệt trong sản xuất, tiết kiệm. Bác khen tỉnh Nghệ An vì đã có nhiều thành tích trong công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều và nắm rất chắc tình hình đời sống, sản xuất và chiến đấu của nhân dân Nghệ An. "Trong kháng chiến, tỉnh nhà đã có hơn 8 vạn thanh niên vào bộ đội, hơn 1 vạn 5 ngàn dân quân du kích, hơn 1 triệu dân công phục vụ kháng chiến, trong đó có 96 đơn vị và cá nhân đã có thành tích vẻ vang và được Chính phủ khen thưởng" 5 . "Anh chị em công nhân Trường - thi, Bến - thủy vận chuyển rất nhiều máy móc đưa lên chiến khu, phục vụ kháng chiến. Đồng bào nông dân đã cung cấp cho kháng chiến hơn 10 vạn tấn lương thực. Anh em trí thức đã đào tạo hàng ngàn học sinh để cung cấp cho quân đội, huấn luyện thành cán bộ quân sự. Đồng bào công thương cũng đều đoàn kết tham gia kháng chiến" 6 . Về nông nghiệp, đồng bào đã khôi phục lại hệ thống nông giang phía bắc và nam, "trong 165 xã đã nuôi thêm được 14.190 con lợn, trung bình mỗi xã được 86 con", "Chúng ta đã xây dựng được nhà máy nước, kho dầu, cảng Bến - thuỷ, nhà máy điện, nhà máy cưa, nhà máy sợi, nhà máy xay gạo, lò than", "Tỉnh ta có hơn 7 vạn học sinh. Thế là khá, nhưng trong đó chỉ có 32 học sinh gái ở cấp III và 865 học sinh gái ở cấp II là còn ít". Bác khen một số cá nhân có thành tích cao trong lao động sản xuất, như "Chị Trương - thị -Tâm ở Nghĩa - đàn một mình nuôi 300 con gà, 4 con lợn; đồng thời làm ruộng, làm công tác xã hội, làm tổ trưởng phụ nữ. Đấy là một phụ nữ anh hùng". Theo Bác "Anh hùng không phải "đông chinh tây phạt" hoặc cứ làm cái gì kỳ khôi xuất chúng mới là anh hùng. Nuôi được nhiều lợn nhiều gà, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tham gia công tác xã hội tốt, như thế là anh hùng, như thế là chiến sĩ" 7 . Trong kháng chiến Nghệ An có các Anh hùng quân đội: Cù Chính Lan, Phạm Minh Đức, Nguyễn Quốc Trị, Đặng Quang Cầm, Trần Can, Phan Tư, Nguyễn Thế Như và Đặng Đình Hồ. Trong hoà bình xây dựng đất nước có anh hùng lao động Hoàng Hanh và các chiến sĩ thi đua Vi Văn Vấn, Nguyễn Sĩ Chấp, Kha Thị Bình, Phạm Đào, v.v Những người làm rạng danh Tổ quốc, rạng danh tỉnh nhà. Bác nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết, yếu tố quan trọng làm nên thắng lợi của nhân dân ta, chỉ ra những khuyết điểm và nêu lên một số nhiệm vụ để đồng bào thực hành. Bốn năm sau, tháng 12 năm 1961, Bác về thăm quê lần thứ hai. Với mong muốn Nghệ An trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc, Bác đến thăm nhiều nơi, nói chuyện với nhiều tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Bác nói chuyện với cán bộ và đồng bào tỉnh Nghệ An; với cán bộ và đồng bào xã Nam Liên; với cán bộ và công nhân Nhà máy cơ khí Vinh; cán bộ và học sinh Trường Sư phạm miền núi Nghệ An; cán bộ và công nhân Nông trường Đông Hiếu; cán bộ và xã viên hợp tác xã Vĩnh Thành, v.v Dù ở đâu, với tầng lớp 4 - T.L: Làm thế nào cho LạC thêm VUI?, báo Nhân Dân, ngày 14 - 3 - 1962. 5 - Sdd, tr. 45 6 - Sdd, tr. 46 7 - Sdd, tr. 47- 48. 3 nào Bác cũng đều nêu lên những nhiệm vụ cụ thể để mọi người cùng thực hiện. Với cán bộ và đồng bào tỉnh Nghệ An, Bác nhấn mạnh: Để cải thiện không ngừng đời sống của nhân dân, để xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải động viên mọi lực lượng để tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm; với các đồng chí cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm ở Nghệ - Tĩnh, Bác khẳng định "Dân không đủ muối, Đảng phải lo. Dân không có gạo ăn đủ no, dân không có vải mặc đủ ấm, Đảng phải lo. Các cháu bé không có trường học, Đảng phải lo" 8 . "Các đồng chí già là rất quí, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải giúp cho đồng chí trẻ tiến bộ" 9 . Việc của dân, của nước, việc gì có ích cho xã hội là làm. Người khen ngợi những thành tích mà nhân dân Nghệ An đã đạt được và cho rằng muốn đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế, giao thông và bưu điện…. và không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống của nhân dân, thì các cấp ủy Đảng lãnh đạo tốt, đồng bào và cán bộ đoàn kết nhất trí và thi đua, như vậy nhất định sẽ hoàn thành và hoàn thành vượt mức mọi kế hoạch mà Đảng và Chính phủ đã giao cho. Bác viết lời tựa cho Bảo tàng Xôviết Nghệ - Tĩnh nhân dịp khánh thành cũng đúng dịp kỷ niệm 34 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1964). Đó là những dòng bút tích vô cùng quí giá, trong đó có đoạn "Dù đế quốc Pháp và bọn phong kiến đã tạm thời nhận chìm phong trào cách mạng trong biển máu nhưng truyền thống oanh liệt của Xô-viết Nghệ Tĩnh - đã thúc đẩy phong trào cách mạng trong cả nước tiến lên và đưa đến cách mạng tháng Tám thành công rực rỡ", "Cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và toàn thể đồng bào Nghệ - Tĩnh cần đoàn kết chặt chẽ, phấn khởi thi đua xây dựng Nghệ - an và Hà - tĩnh thành hai tỉnh gương mẫu, xứng đáng là quêhươngcủa Xô-viết Nghệ - Tĩnh anh hùng". Từ khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc, cùng với quân và dân cả nước, quân và dân Nghệ An đã chiến đấu dũng cảm chống lại những hành động xâm lược của đế quốc Mỹ. Nghệ An là tỉnh thứ hai trên miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay của giặc Mỹ. Bác gửi thư khen khi được tin quân và dân Nghệ An bắn rơi 100, 200, 300 và 400 máy bay Mỹ; khi nghe tin Nghệ An bắn rơi chiếc máy bay thứ 1.500 của Mỹ trên bầu trời miền Bắc… Những bức thư củaBác đã kịp thời động viên tinh thần của nhân dân Nghệ An trong lao động sản xuất và chiến đấu. Bác gửi thư khen các cháu học sinh xã Nam Liên đã thi đua học tập, lao động tốt; gửi thư khen cán bộ và nhân viên Nhà thương Nghệ An, tuy hầu hết là phụ nữ, nhưng đã vượt mọi khó khăn gian khổ, vẫn học tập đều đặn để nâng cao tình độ chuyện môn và chính trị; khen Đội Thanh niên xung phong số 333 tỉnh Nghệ An nhận nhiệm vụ làm đường, sửa cầu ở một nơi địch thường đánh phá ác liệt, có nhiều khó khăn gian khổ, nhưng đã dũng cảm chiến đấu, tích cực lao động, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bảo đảm cầu đường được thông suốt luôn… Nhân dịp sinh nhật lần thứ 79 (19-5-1969) của Người, Bác tặng Đảng bộ tỉnh Nghệ An một bức ảnh chân dung với lời đề tặng "Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong mọi công tác, phải hết lòng hết sức phục vụ nhân dân". Ngày 27 tháng 7 năm 1969, Bác gửi thư cho Ban Chấp hành Đảng bộ Đảng Lao động Việt Nam tỉnh Nghệ An. Đây là bức thư cuối cùng củaBác trước lúc đi xa. Trong thư Bác vui mừng về kết quả 4 năm chiến đấu chống Mỹ, cứu nước củatỉnh nhà, đã bắn rơi 8 - Sdd, t. 103 9 - Sdd, tr. 102 4 439 máy bay, bắn chìm 14 tàu chiến Mỹ, làm tốt nhiệm vụ giao thông vận tải… Về sản xuất, mặc dù chiến tranh nhưng năm 1968 đã có 60 hợp tác xã đạt năng suất lúa từ 5 tấn trở lên trên một héc-ta, đã xây dựng được một số cơ sở công nghiệp, làm được một số mặt hàng tiêu dùng trước đây chưa làm được. Đời sống nhân dân nói chung ổn định, cán bộ các cấp, các ngành bước đầu đã sửa chữa tệ quan liêu, mệnh lệnh, cố gắng đi sát nhân dân để tổ chức vận động nhân dân thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Bác căn dặn những công việc phải làm trong thời gian tới: "Tích cực thực hiện dân chủ với nhân dân hơn nữa; Khôi phục và phát triển kinh tế; Hết sức chăm lo đời sống nhân dân và một điều phải luôn luôn nhớ là: Cuộc chiến đấu chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đang ở vào thời kỳ quyết liệt. Đế quốc Mỹ đã bị thua đau, nhưng còn rất ngoan cố. Quân và dân ta phải luôn luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, giữ vững công tác phòng không sơ tán, củng cố hầm hào. Cố gắng góp nhiều công sức hơn nữa để cùng quân và dân cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược" 10 . Có thể nói tìnhcảm và sự quan tâm chỉ đạo củaBác dành cho quêhương thật sâu sắc, bởi Người luôn luôn mong muốn Nghệ An, một tỉnh đất rộng, người đông, có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá và quốc phòng, nguồn tài nguyên phong phú, nhân dân cần cù lao động và rất cách mạng trở thành một trong những tỉnh khá nhất miền Bắc. Cán bộ và nhân dân Nghệ An đã quyết tâm thực hiện tốt những lời dạy của Bác, để Nghệ An trở thành một tỉnh gương mẫu như Bác hằng mong muốn. 10 - Sdd, tr. 165 - 166. 5 . Đó là những tình cảm đặc biệt của một người con ưu tú luôn xa nhà vì việc nước dành cho quê hương. Tình cảm sâu sắc của Bác đối với quê hương được thể hiện. cách quê hương. Hôm nay là lần đầu trở về thăm tỉnh nhà. Có thể nói là: Quê hương nghĩa trọng tình cao Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình! Đã lâu về quê hương,