1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 môn địa lý trường THPT

30 53 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 228,69 KB

Nội dung

Để chọn được đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Địa lí có chất lượng, thì ngoàiviệc động viên thu hút các em tham gia học tích cực, giáo viên dạy còn phải chohọc sinh thấy được ý nghĩa thiết

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 11 - MÔN ĐỊA LÍ

TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG.

Người thực hiện: Nguyễn Thị Thuỷ

Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Đơn vị công tác: Trường THPT Lương Đắc Bằng SKKN thuộc môn: Địa lí

Trang 2

THANH HÓA, NĂM 2018

MỤC LỤC

Trang

I MỞ ĐẦU ……… ……… ……… 3

1 Lí do chọn đề tài……… …… ……… 3

2 Mục đích nghiên cứu……… …….……… 3

3 Đối tượng nghiên cứu……… …….……… 4

4 Phương pháp nghiên cứu……… 4

II NỘI DUNG……….……… 4

1 Cơ sở lí luận ……… ……… 4

2 Thực trạng của vấn đề……… … ……… 5

3 Giải pháp và tổ chức thực hiện……… ………… 5

4 Kiểm nghiệm……… 15

5 Hiệu quả của SKKN 17

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.……… 17

1 Kết luận……… 17

2 Kiến nghị……… 18

Tài liệu tham khảo 19

Các đề tài SKKN đã được Sở Giáo dục & Đào tạo đánh giá 20

Trang 3

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Dạy đội tuyển là một công việc khó đòi hỏi người giáo viên phải tâm

huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, phải chắc chắn cả vềkiến thức và kĩ năng của toàn khối THPT

1.2 Đối với học sinh, cần thiết phải có được một đội tuyển các em chắc chắn

về kiến thức và kĩ năng

1.3 Học sinh trường THPT Lương Đắc Bằng đa phần là các em theo học

khối A, A1, B và khối D, số học sinh có nguyện vọng v à theo học khối C rất ít.Không những thế những năm gần đây, một số trường Đại Học, Cao Đẳng, dạy nghềtrước đây thi tuyển là khối C, nhưng nay tổ hợp xét tuyển lại không có bộ môn Địa

lí Vì thế, việc lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi môn Địa lí là rất khó khăn

1.4 Thi học sinh giỏi Tỉnh của tỉnh Thanh Hóa nhiều năm qua là ở chương

trình khối lớp 12, nhưng từ năm học 2017 – 2018 thi ở khối lớp 11, nội dung thi làtoàn bộ chương trình lớp 10 và lớp 11 Do vậy, việc lập đội tuyển bước đầu cũng cónhững trở ngại

1.5 Học sinh dự thi chọn học sinh giỏi Tỉnh là đối tượng cần thiết vừa rèn

luyện kiến thức, kĩ năng, vừa làm bài thi tự luận nên đòi hỏi giáo viên cần có tráchnhiệm cao và thấy được sự cần thiết của việc vận dụng kiến thức, kĩ năng để vừalàm tốt bài thi học sinh giỏi, vừa làm các bài thi THPT Quốc Gia đạt điểm cao nhất

Để chọn được đội tuyển học sinh giỏi bộ môn Địa lí có chất lượng, thì ngoàiviệc động viên thu hút các em tham gia học tích cực, giáo viên dạy còn phải chohọc sinh thấy được ý nghĩa thiết thực của việc nắm vững kiến thức về Địa lí, tạothuận lợi cho các em trong tư duy suy nghĩ học những môn học khác, cũng như khảnăng ứng dụng thực tế của bộ môn Từ đó học sinh sẽ có quyết tâm cao hơn trongviệc tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và thi học sinh giỏi bộ môn

Với lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm “Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 môn Địa lí ở trường THPT Lương Đắc Bằng”

2 Mục đích nghiên cứu:

- Nhằm xác định rõ kế hoạch, nhiệm vụ của giáo viên phải dạy như thế nào để

Trang 4

- Khích lệ, cổ vũ phong trào học của học sinh nói chung và nhất là những họcsinh dự thi HSG, tạo điều kiện để học sinh thi THPT Quốc gia sau này có nhiềuthuận lợi.

- Xác định được phương hướng ôn tập cho học sinh, tạo điểm nhấn để họcsinh vượt lên đạt kết quả cao khi tham dự thi đội tuyển HSG môn Địa lí

- Giúp học sinh nâng cao kiến thức, kĩ năng tìm ra phương hướng học bộ môn

để học sinh yêu thích học môn Địa lí hơn nữa

- Giúp bản thân người dạy cũng như đồng nghiệp bổ sung vào phương phápdạy học bộ môn của mình và có thêm bài học thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phongtrào tự học, tự nghiên cứu của giáo viên môn Địa lí Tạo đà phát triển cao hơn choviệc bồi dưỡng đội tuyển HSG những năm tiếp theo

- Tăng cường trao đổi học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp cùng đơn vị, cũngnhư mong muốn sự đóng góp kinh nghiệm để đồng nghiệp góp ý kiến, nhằm nângcao chuyên môn và khả năng tự học, tự đào tạo, thực hiện phương châm họcthường xuyên, học suốt đời

3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh dự thi HSG lớp 10 và lớp 11 – Trường THPT Lương Đắc Bằng

4 Phương pháp nghiên cứu:

- Rút kinh nghiệm từ bản thân qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Địa lí, cũngnhư trực tiếp bồi dưỡng HSG thi cấp Tỉnh

- Tham khảo kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp trong Tỉnh và trongTrường của môn Địa lí và một số bộ môn khác

- Nghiên cứu SGK Địa lí lớp 10 và lớp 11, các tài liệu bồi dưỡng khác

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận:

1.1 Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và nhất là học sinh giỏi dự thi cấp

Tỉnh môn Địa lí đòi hỏi sự chắc chắn về kiến thức và kĩ năng của giáo viên, sự kiêntrì và linh hoạt trong xử lí kiến thức Giáo viên luôn phải tìm tòi, nghiên cứu kiếnthức bộ môn và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh

1.2 Bồi dưỡng HSG cần có nghệ thuật trong giảng dạy để hấp dẫn học sinh

tích cực học tập, nghiên cứu và có ý chí vươn lên quyết tâm đạt thành tích cao

Trang 5

1.3 Bồi dưỡng cho học sinh kiến thức và phương pháp làm bài, phương pháp

tự học, tự nghiên cứu Từ đó thúc đẩy phong trào thi đua học tập của các em, tăngcường trao đổi kinh nghiệm học giữa các em trong đội tuyển, cùng giúp nhau để cảđội dự thi có kết quả cao nhất

1.4 Nhiều năm qua, việc bồi dưỡng HSG Tỉnh của bộ môn Địa lí trường

THPT Lương Đắc Bằng luôn đạt kết quả khá cao Tuy nhiên, để có được thành tíchcao bền vững cần phải có sự phối hợp giữa các giáo viên trong tổ về bồi dưỡngHSG, sự quan tâm sát sao và các biện pháp chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Bangiám hiệu, cùng với sự động viên của các đoàn thể khác trong nhà trường Kết quảthi HSG phụ thuộc chặt chẽ vào việc chọn được đối tượng học sinh có chất lượng

về kiến thức, có nghị lực vươn lên trong học tập, tránh bỏ sót những học sinh cókhả năng tốt hơn do nguyên nhân chủ quan

Từ kinh nghiệm của bản thân và thực tế ở trường, tôi mạnh dạn đưa ra sáng

kiến kinh nghiệm về : “Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 môn Địa lí ở trường THPT Lương Đắc Bằng”

2 Thực trạng của vấn đề:

2.1 Với phương pháp bồi dưỡng HSG môn Địa lí ở trường tôi đã đang áp

dụng, giúp học sinh tích cực tham gia thi chọn đội tuyển HSG trường để tạo nguồncho thi chọn đội tuyển HSG Tỉnh

2.2 Cách thức chọn đội tuyển HSG, phương pháp giảng dạy theo chuyên đề,

phương pháp luyện thi của nhà trường và của bộ môn đã giúp học sinh tự tin tronghọc tập, nghiên cứu, trong dự thi và đã đạt kết quả khả quan

2.3 Phương pháp bồi dưỡng HSG môn Địa lí cũng tạo điều kiện thuận lợi cho

học sinh áp dụng vào học tập, nghiên cứu những môn học khác và đạt kết quả caocho kì thi THPT Quốc Gia

3 Giải pháp và tổ chức thực hiện:

3.1 Giải pháp

Mỗi môn học trong trường THPT có những đặc trưng riêng về phương phápcũng như kĩ năng làm bài Qua thực tiễn bồi dưỡng HSG nhiều năm, nhất là bồidưỡng HSG lớp 11 dự thi cấp Tỉnh năm học 2017 – 2018 của trường THPT LươngĐắc Bằng, tôi đã rút ra được các bước tiến hành như sau:

* Bước 1: Thành lập đội tuyển HSG lớp 11

Trang 6

- Yêu cầu phải thành lập đội tuyển ngay từ cuối năm học lớp 10, đó là nhữnghọc sinh có nhận thức đúng đắn và ham học tập môn Địa lí hơn những học sinhkhác.

- Chọn được học sinh là khâu đầu tiên, là hạt nhân nòng cốt cho đội tuyển.Chọn được học sinh có chất lượng học tập tốt sẽ thuận lợi cho việc bồi dưỡng Từ

đó giáo viên có điều kiện phát huy các thế mạnh về phương pháp bồi dưỡng và kiếnthức cần truyền đạt cho học sinh Nếu chọn học sinh không chuẩn, sẽ dẫn đến giáoviên dù có phương pháp tốt, kiến thức chuẩn nhưng học sinh bị ràng buộc, khôngđam mê, từ đó dẫn đến kết quả không cao

* Bước 2: Khi đã có đội tuyển HSG , giáo viên cần kiểm tra chặt chẽ học sinh tham

gia đội tuyển từ các giờ chính khóa ở lớp đến kiểm tra kiến thức, kĩ năng học bài ởnhà Giáo viên cần có sổ theo dõi ghi chép đánh giá từng phần cụ thể kế hoạch đãđạt được, mặt hạn chế của học sinh đã lựa chọn Từ đó tìm cách tháo gỡ dần nhữngtồn tại của các em Đánh giá thường xuyên và có thông báo chi tiết cụ thể bằng việcchấm bài và trả bài cho học sinh trong đội tuyển

* Bước 3: Lập kế hoạch học tập và ôn thi theo từng giai đoạn.

- Cuối năm học lớp 10, thành lập đội tuyển là 10 học sinh Đây là những họcsinh được thi khảo sát và chọn từ những em yêu thích và có khả năng học đượcmôn Địa lí của toàn khối 10

- Sau khi có đội tuyển là 10 học sinh, tổ bộ môn lập kế hoạch cho các em tự

ôn thi trong hè, kết hợp những giáo viên có học sinh trong đội tuyển cũng có kếhoạch bồi dưỡng kiến thức và phương pháp học cho các em trong dịp nghỉ

- Đầu năm học lớp 11 (khoảng tháng 9), tổ chức thi chọn lấy 8 học sinh đểtiếp tục ôn luyện

- Từ tháng 9 đến hết tháng 12, cần thiết phải ôn luyện cho các em được toàn

bộ chương trình lớp 10 và học kì I lớp 11 Trong thời gian này, tôi đã chia ra theotừng chuyên đề để ôn tập Sau mỗi chuyên đề, kiểm tra, đánh giá từng học sinh, rútkinh nghiệm trong việc học và làm bài thi Đề kiểm tra và đáp án được cả nhómchuyên môn góp ý, xây dựng và hoàn thiện Mỗi giáo viên trong nhóm chuyên mônđều có trách nhiệm và tích cực ra đề cương ôn tập, đề kiểm tra, đáp án và chấm sửabài cho học sinh

Trang 7

- Đầu tháng 1 năm sau, tiếp tục thi chọn đội tuyển lần 3, chọn 5 học sinhchính thức ôn tập để dự thi HSG cấp Tỉnh vào tháng 3 hàng năm Trong giai đoạnnày, ôn tập lại kiến thức cơ bản một cách chắc chắn về nhận biết và thông hiểu, kếthợp ôn tập vận dụng thấp, vận dụng cao Mỗi tuần ít nhất phải cho các em đượcluyện viết một đề theo đúng cấu trúc và chương trình thi Sau khi viết bài xong, thubài và phát đáp án cho học sinh tham khảo Giáo viên tích cực chấm điểm, sửa bài

và trả bài ngay trong buổi học tiếp theo Từ đó tạo động lực cho học sinh tích cựchơn trong học tập, đặc biệt các em cũng biết được khả năng đúng của bản thân đểphát huy những ưu điểm và khắc phục tồn tại

Câu 1: Nêu khái quát về vũ trụ, hệ Mặt trời, Trái Đất trong hệ Mặt trời.

Câu 2: Trình bày các chuyển động chính của Trái Đất.

Câu 3: Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Câu 4: Trình bày hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái Đất.

Câu 5: Trình bày chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

Câu 6: Trình bày sự phân chia các mùa trong năm.

Câu 7: Trình bày nguyên nhân và hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo

vĩ độ

Câu 8: Không khí gồm có các thành phần nào? Mỗi thành phần chiếm tỉ lệ bao

nhiêu ? Nêu vai trò của hơi nước trong khí quyển

Câu 9: Nêu vai trò của khí quyển đối với sự sống trên Trái Đất.

Câu 10: Trình bày các khối khí Vì sao khối khí XĐ chỉ có một kiểu là khối khí hải

Trang 8

Câu 14: Trình bày sự phân bố các vành đai khí áp và các đới gió chính trên Trái

Đất

Câu 15: Trình bày hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.

Câu 16: Trình bày và giải thích hoạt động của gió biển, gió đất và gió phơn.

Câu 17: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.

Câu 18: Phân tích tác động của địa hình đến nhiệt độ và lượng mưa trên Trái Đất Câu 19: Trình bày tình hình phân bố lượng mưa trên Trái Đất theo vĩ độ.

Câu 20: Trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái

Đất

Câu 21: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

Câu 22: Phân tích tác động của địa hình tới chế độ nước sông trên thế giới.

Câu 23: Thế nào là sóng biển, sóng thần? Hãy cho biết nguyên nhân tạo ra sóng

biển và sóng thần Nêu một số hiểu biết của em về sóng thần

Câu 24: Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào sinh ra thủy triều?

Câu 25: Nguyên nhân sinh ra và giải thích các hiện tượng thủy triều trên Trái Đất.

Con người lợi dụng thủy triều để làm gì?

Câu 26: Dòng biển là gì? Nêu qui luật hoạt động của các dòng biển trong các đại

dương Nêu vai trò của dòng biển trên thế giới

Câu 27: Đất là gì? Nêu đặc trưng cơ bản của đất Trình bày vai trò của từng nhân tố

trong quá trình hình thành đất

Câu 28: Sinh quyển là gì? Sinh vật có phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh

quyển không? Tại sao? Nêu vai trò của sinh quyển

Câu 29: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật Câu 30: Trình bày ảnh hưởng của con người đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất Câu 31: Lớp vỏ địa lí là gì? Nêu thành phần cấu tạo và độ dày của lớp vỏ địa lí Câu 32: Trình bày khái niệm, nguyên nhân, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của qui

luật về tính thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vó địa lí

Câu 33: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của qui luật địa đới.

Câu 34: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của qui luật phi địa đới Câu 35: Trình bày khái niệm, nguyên nhân và biểu hiện của qui luật đai cao, qui

luật địa ô

Trang 9

Phần hai: ĐỊA LÍ KINH TẾ - XÃ HỘI

ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Câu 1: Thế nào là gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học, gia tăng dân số và tỉ suất gia

thế giới và các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư

Câu 6: Nêu khái niệm đô thị hóa Trình bày các đặc điểm đô thị hóa và ảnh hưởng

của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường

CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

Câu 1: Nguồn lực là gì? Nêu sự phân loại nguồn lực Trình bày vai trò của nguồn

lực đối với phát triển kinh tế

Câu 2: Nêu KN về cơ cấu kinh tế Phân biệt các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh

tế

ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

Câu 1: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành nông nghiệp.

Câu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp Câu 3: Nêu vai trò của cây lương thực Trình bày đặc điểm sinh thái và sự phân bố

một số cây lương thực chính trên thế giới

Câu 4: Trình bày vai trò và đặc điểm cây công nghiệp Nêu đặc điểm sinh thái và

sự phân bố một số cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới

Câu 5: Nêu vai trò của rừng và tình hình trồng rừng trên thế giới.

Câu 6: Nêu vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Câu 7: Nêu vai trò của ngành thủy sản Trình bày tình hình nuôi trồng thủy sản trên

thế giới

ĐỊA LÍ CÔNG NGHIỆP

Câu 1: Trình bày vai trò quan trọng của ngành công nghiệp.

Câu 2: Chứng minh vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Trang 10

Câu 3: Trình bày đặc điểm của sản xuất công nghiệp.

Câu 4: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố các ngành

công nghiệp

Câu 5: Nêu vai trò của công nghiệp năng lượng Phân tích vai trò của công nghiệp

khai thác than, khai thác dầu, công nghiệp điện lực

Câu 6: Nêu đặc điểm, cơ cấu ngành và sự phân bố của ngành công nghiệp điện tử

-tin học

Câu 7: Trình bày đặc điểm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Chứng minh công

nghiệp dệt – may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng của CN SXhàng tiêu dùng

Câu 8: Nêu vai trò, cơ cấu, đặc điểm phát triển và phân bố của ngành công nghiệp

thực phẩm

Câu 9: Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có vai trò gì? Nêu những đặc điểm

chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

ĐỊA LÍ DỊCH VỤ

Câu 1: Thế nào là ngành dịch vụ? Nêu sự phân loại và ý nghĩa của các ngành dịch

vụ đối với sản xuất và đời sống xã hội

Câu 2: Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành

dịch vụ

Câu 3: Trình bày vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải.

Câu 4: Chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu đến công việc

xây dựng, khai thác mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải

Câu 5: Chứng minh rằng các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối

với sự phát triển và phân bố các ngành giao thông vận tải

Câu 6: So sánh những ưu điểm và nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường

sắt và đường ô tô

Câu 7: Hãy nêu những ưu điểm và nhược điểm của ngành giao thông vận tải đường

biển và đường hàng không

Câu 8: Thế nào là ngành thương mại? Vai trò của ngành thương mại đối với việc

phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Câu 9: Trình bày đặc điểm của thị trường thế giới.

Trang 11

MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Câu 1: Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

Câu 2: Môi trường địa lí có những chức năng chủ yếu nào? Tại sao chúng ta phải

có biện pháp bảo vệ môi trường?

Câu 3: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Nêu cách phân loại tài nguyên.

Câu 5: Thế nào là sự phát triển bền vững? Tại sao việc giải quyết vấn đề môi

trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người?

Câu 6: Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì về mặt kinh tế - xã hội khi

giải quyết vấn đề môi trường?

* Về kĩ năng làm bài tập thực hành: Yêu cầu ôn lại các dạng bài tập biểu đồ và

khai thác kiến thức từ các bảng số liệu đã được học

3.2.2 Thời gian ôn tập từ tháng 9 đến tháng 12: Ôn tập kiến thức lí thuyết lớp 10

và lớp 11 (đến thời điểm thi), đồng thời ôn tập kĩ năng làm bài tập thực hành

* Thời gian kiểm tra lại kiến thức địa lí lớp 10 là 2 tuần đầu tháng 9, có làm bài viết

để đánh giá chất lượng học tập

* Thời gian học và ôn tập kiến thức địa lí lớp 11 là 2 tháng tiếp theo (từ giữa tháng

9 đến giữa tháng giữa tháng 11) Câu hỏi ôn tập được xây theo từng bài hoặcchuyên đề ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng thấp

Phần một: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Câu 1: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của

nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển

Câu 2: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện

đại đến nền kinh tế - xã hội thế giới

Câu 3: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế Xu hướng toàn

cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì?

Câu 4: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở

nào? Trình bày hệ quả của khu vực hóa kinh tế

Câu 5: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm

nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước phát triển

Câu 6: Môi trường toàn cầu ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề, gây nhiều

hậu quả nghiêm trọng, em hãy làm rõ vấn đề trên Từ đó, liên hệ thực trạng ônhiễm môi trường ở Việt Nam

Trang 12

Câu 7: Nêu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang

phát triển

Câu 8: Trình bày một số nét về khí hậu, cảnh quan, khoáng sản và rừng ở châu Phi.

Các nước châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình khaithác, bảo vệ tự nhiên?

Câu 9: Trình bày một số vấn đề về dân cư và xã hội châu Phi.

Câu 10: Nêu khái quát về kinh tế của châu Phi Vì sao phần lớn các nước châu Phi

đều là những nước nghèo và kém phát triển nhất thế giới?

Câu 11: Trình bày một số vấn đề về tự nhiên, dân cư và xã hội của Mĩ La tinh Câu 12: Trình bày một số vấn đề về kinh tế của Mĩ La tinh Vì sao các nước Mĩ La

tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vựcnày vẫn cao và tốc độ phát triển kinh tế không đều?

Câu 13: Trình bày những đặc điểm nổi bật của khu vực Tây Nam Á và khu vực

Trung Á

Câu 14: Nêu vai trò cung cấp dầu mỏ của khu vực Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 15: Tại sao hiện nay khu vực Tây Nam Á được coi là một trong những “điểm

nóng” của thế giới?

Phần hai: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA Bài 1: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ

Câu 1: Trình bày đặc điểm lãnh thổ và vị trí địa lí của Hoa Kì Hãy cho biết vị trí

địa lí của Hoa Kì có thuận lợi gì cho phát triển kinh tế?

Câu 2: Trình bày đặc điểm tự nhiên vùng phía tây, vùng phía đông, vùng trung

tâm, vùng A-la-xca và Ha-oai của Hoa Kì

Câu 3: Nêu những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên đối với sản xuất

nông nghiệp của các vùng ở Hoa Kì

Câu 4: Phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên đối với

phát triển nông nghiệp, công nghiệp ở Hoa Kì

Câu 5: Trình bày đặc điểm dân cư Hoa Kì Đặc điểm đó có ảnh hưởng gì đến phát

triển kinh tế của Hoa Kì?

Câu 6: Nêu sự khác biệt về mức độ tập trung CN của vùng Đông Bắc so với với

vùng phía Tây và phía Nam của Hoa Kì Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

Câu 7: Chứng minh Hoa Kì là một cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới Nguyên

nhân phát triển nền kinh tế cường quốc hàng đầu của Hoa Kì?

Trang 13

Câu 8: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành dịch vụ của Hoa Kì Tại sao

Hoa Kì là nước nhập siêu nhưng vẫn có nền kinh tế mạnh nhất thế giới?

Câu 9: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển và phân bố các ngành công nghiệp

của Hoa Kì

Câu 10: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp của Hoa

Bài 2: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)

Câu 1: Liên minh châu Âu (EU) hình thành và phát triển như thế nào? Trình bày

tóm tắt mục đích và thể chế của tổ chức này

Câu 2: Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới Hãy nêu những

tiêu chí mà EU vượt qua cả Hoa Kì và Nhật Bản

Câu 3: Hãy phân tích nội dung và lợi ích của bốn mặt tự do lưu thông trong EU Vì

sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung ơ-rô là bước tiến mới của sự liên kết EU?

Câu 4: EU đã thành công như thế nào trong hợp tác phát triển lĩnh vực giao thông

vận tải?

Câu 5: Thế nào liên kết vùng? Qua ví dụ liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ, hãy cho biết

ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng trong Liên minh châu Âu

Bài 3: LIÊN BANG NGA

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên

thiên đối với sự phát triển kinh tế của Liên bang Nga

Câu 2: Đặc điểm dân cư của Liên bang Nga có những thuận lợi và khó khăn gì cho

việc phát triển kinh tế?

Câu 3: Trình bày chiến lược kinh tế mới của Liên bang Nga và những thành tựu đạt

được sau năm 2000

Câu 4: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển các ngành kinh tế của Liên bang

Nga

Câu 5: Nêu đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế quan trọng của Liên bang

Nga

Bài 4: NHẬT BẢN

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

Nhật Bản đối với phát triển kinh tế

Trang 14

Câu 2: Nêu đặc điểm về dân cư Nhật Bản Các đặc điểm đó có tác động như thế

nào đến nền kinh tế - xã hội Nhật Bản?

Câu 3: Trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản.

Câu 4: Chứng minh rằng Nhật Bản có nền công nghiệp phát triển cao Tại sao các

trung tâm công nghiệp của Nhật Bản phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam – venThái Bình Dương?

Câu 5: Trình bày đặc điểm tình hình phát triển ngành dịch vụ ở Nhật Bản.

Câu 6: Trình bày những đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản Tại sao diện

tích trồng lúa gạo của Nhật Bản giảm?

Câu 7: Nêu đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.

Bài 5: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên của miền Đông và

miền Tây đối với sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp Trung Quốc

Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Trung Quốc Chính sách dân số đã tác

động đến dân số Trung Quốc như thế nào?

Câu 3: Nêu khái quát kinh tế Trung Quốc.

Câu 4: Trình bày kết quả hiện đại hóa công nghiệp của Trung Quốc Nêu những

nguyên nhân quan trọng đưa đến kết quả đó

Câu 5: Trình bày những biện pháp và kết quả hiện đại hóa nông nghiệp của Trung

Quốc Vì sao sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc lại chủ yếu tập trung ở miềnĐông?

Phần 3: ÔN TẬP KĨ NĂNG LÀM BÀI TẬP THỰC HÀNH

(Một số bài tập ở phần phụ lục)

- Xác định dạng biểu đồ: Ôn tập lại cho học sinh các dạng biểu đồ thường thi HSGnhư: BĐ hình cột, biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền, biểu đồ đường biểu diễn (đồthị), biểu đồ kết hợp Nhắc lại các dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, mỗi dạng biểu đồcho học sinh làm ít nhất 2 ví dụ

- Kĩ năng vẽ biểu đồ: Các thao tác xử lí số liệu, chia tỉ lệ giá trị, cơ cấu, khoảngcách năm (nếu có), ghi số liệu trên biểu đồ, tên biểu đồ, đảm bảo tính khoa học và

mĩ thuật,

- Nhận xét biểu đồ và giải thích: Mỗi dạng bài có phương pháp nhận xét đặc trưng,nên giáo viên cần hướng dẫn cho các em một cách rõ ràng, khoa học Giải thích

Trang 15

chủ yếu dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của học sinh Mỗi dạng biểu đồ giáoviên phải hướng dẫn lại cho học sinh ít nhất một bài.

- Giáo viên soạn các bài tập, giao cho học sinh về nhà làm, sau đó kiểm tra và chấmsửa cụ thể để các em biết phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại

3.2.3 Thời gian ôn tập từ tháng 1 đến thời điểm thi:

- Thời gian này chủ yếu ôn tập tổng hợp lại toàn bộ chương trình cơ bản để củngchắc chắn về kiến thức, đồng thời đề cập một số câu hỏi ở mức độ vận dụng thấp vàvận dụng cao

- Luyện đề, thi thử đúng với yêu cầu của kì thi HSG cấp Tỉnh Giáo viên đứngchính đội tuyển, cùng với các giáo viên khác trong nhóm chuyên môn ra đề, đáp án,chấm, sửa, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng bài làm của học sinh

4 Kiểm nghiệm:

Để kiểm nghiệm tính thực tế và hiệu quả của việc “Bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 môn Địa lí ở trường THPT Lương Đắc Bằng” tôi đã xây dựng phiếu điều

tra đối với 03 giáo viên bộ môn Địa lí, 02 giáo viên bộ môn Lịch sử , 01 giáo viên

bộ môn Giáo dục công dân đang giảng dạy tại trường và đối với hai lớp 11A9 (lớpban khoa học xã hội, sĩ số học sinh: 43) và 10A8 (lớp ban cơ bản, sĩ số học sinh:38) của trường THPT Lương Đắc Bằng

4.1 Đối với giáo viên:

Câu 1: Các thầy (cô) có quan tâm tới việc bồi dưỡng HSG, nhất là bồi dưỡng HSG

đi thi cấp Tỉnh không?

a Không quan tâm

b Có quan tâm, nhưng cũng ít để ý

c Rất quan tâm và mong muốn đóng góp vào thành tích chung của bộ môn

Kết quả: a 0 % ; b 0 % ; c 100 %.

Câu 2: Các thầy (cô) đã xây dựng kế hoạch bồi dường HSG cho từng khối lớp

chưa?

a Chưa xây dựng

b Muốn xây dựng, nhưng chưa làm được

c Đã xây dựng, nhưng còn sơ sài

d Đã xây dựng cụ thể theo phân phối chương trình

Kết quả: a 0 % ; b 0 % ; c 0 % d 100%

Ngày đăng: 20/06/2021, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w