1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số kinh nghiêm giúp học sinh lớp 5 học tốt dạng toán tỷ số phần trăm

22 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 195,49 KB

Nội dung

Chương trình Toán 5 có nhiều nội dung mà các lớp dưới chưa có như: sốthập phân, tỉ số phần trăm, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, toánchuyển động đều,… Toán về tỉ số phần

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TỐT DẠNG TOÁN TỈ SỐ PHẦN TRĂM

Người thực hiện : Nguyễn Văn Hưng

Trang 2

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU

B NỘI DUNG

II Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 4

1 Thực trạng dạy - học toán tỉ số phần trăm ở Trường

Tiểu học Đồng Lộc

4

III Một số giải pháp giúp học sinh học tốt dạng toán về tỉ

2 Hướng dẫn các bước giải toán tỉ số phần trăm 8

3 Rèn kĩ năng nhận dạng toán tỉ số phần trăm cho học

Trang 3

A MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong chương trình Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vị tríquan trọng hàng đầu Môn Toán góp phần to lớn trong việc đặt nền móng choviệc hình thành và phát triển nhân cách học sinh Qua đó bước đầu hình thành vàphát triển năng lực trừu tượng hoá, khái quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gâyhứng thú học tập toán, phát triển hợp lí khả năng suy luận và biết diễn đạt đúng(bằng lời, viết) các suy luận đơn giản Học toán góp phần rèn luyện phươngpháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo

Chương trình Toán 5 có nhiều nội dung mà các lớp dưới chưa có như: sốthập phân, tỉ số phần trăm, hình thang, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, toánchuyển động đều,… Toán về tỉ số phần trăm là một dạng toán hay ở Tiểu học.Dạng toán này được đưa vào chương trình lớp 5 ở cuối học kỳ I Nó không chỉcủng cố các kiến thức toán học có liên quan mà còn giúp học sinh gắn học vớihành, gắn nhà trường với thực tế cuộc sống lao động và sản xuất Học dạng toánnày, học sinh phải vận dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức, kỹ năng Có thể nóitoán tỉ số phần trăm như là dạng bài kiểm chứng những nội dung toán đã học.Toán về tỉ số phần trăm cũng rất gần gũi thực tế và được ứng dụng giải quyếtmột số vấn đề trong cuộc sống Qua việc học các bài toán về tỉ số phần trăm,học sinh có thể vận dụng được vào việc tính toán trong thực tế như: tính tỉ sốphần trăm các loại học sinh theo giới tính hoặc theo học lực; tính tiền vốn, tiếnlãi khi mua bán hàng hóa hay khi gửi tiền tiết kiệm; tính sản phẩm làm đượctheo kế hoạch dự định, … Đồng thời rèn những phẩm chất, năng lực không thểthiếu của người lao động mới cho học sinh tiểu học

Là giáo viên có nhiều năm giảng dạy ở lớp 5, bản thân tôi thấy đây là phầnkiến thức, kỹ năng gây nhiều khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh Đây làmột phần kiến thức chiếm thời lượng không nhỏ trong chương trình môn toánlớp 5 và được đề cập tới nhiều trong các đề thi kiểm tra định kì, giao lưu Họcsinh lớp 5 đã có lượng kiến thức, kỹ năng, khả năng tư duy cao nhất của lứa tuốihọc sinh tiểu học Dù vậy, việc học dạng toán "tỉ số phần trăm" đối với các emthường có những biểu hiện như: không hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm,nhầm lẫn giữa các dạng bài, khi học về loại bài nào thì các em hiểu và làm đượcdạng đó, nhưng khi học hết các dạng bài các em hay lúng túng xác định dạng vàcách giải từng dạng Bởi vậy người giáo viên khi dạy, cần nắm vững vị trí, nộidung, cách dạy dạng toán này, giúp học sinh giải toán đúng quy trình, đúng nộidung kiến thức Ngoài ra người giáo viên cần có kinh nghiệm thực tế, nắm vữngđặc điểm tâm lý học sinh, lường trước được những khó khăn, những sai sót màhọc sinh có thể gặp để giúp đỡ, khắc phục kịp thời

Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã nghiên cứu, thực hiện sáng kiến kinh

nghiệm : “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 5 học tốt dạng toán tỉ số

phần trăm” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói

chung và chất lượng dạy học dạng toán này nói riêng

Trang 4

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm, biết vận dụng vào cácbài toán thực tế, từ đó tự tin khi làm bài tập và yêu thích học toán

- Giúp học sinh tháo gỡ những nhầm lẫn giữa các dạng toán tỉ số phần trăm,những vướng mắc khi giải ở từng dạng toán từ đó nắm vững về kiến thức và kĩnăng giải

- Giúp giáo viên biện pháp cụ thể và những lưu ý khi hình thành kiến thức vàhướng dẫn học sinh luyện tập các dạng toán tỉ số phần trăm, góp phần nâng caochất lượng dạy học nội dung kiến thức này nói riêng và chất lượng dạy học toánnói chung

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng là giáo viên và học sinh lớp 5A Trường Tiểu học Đồng Lộc do tôi

phụ trách Vì nội dung toán về tỉ số phần trăm khá rộng và khó nên trong phạm

vi của sáng kiến tôi chủ yếu tìm hiểu về các dạng toán cơ bản sách giáo khoa đềcập đến Thời gian nghiên cứu là năm học 2015-2016 và năm học 2016-2017;trong đó năm học 2015-2016 tìm hiểu thực trạng và tìm giải pháp, năm học2016-2017 vận dụng các giải pháp và kiểm nghiệm kết quả

IV CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tôi vân dụng phương pháp này để tìmhiểu về cơ sở lý luận, nội dung chương trình dạy học Toán về tỉ số phần trăm,những vấn đề liên quan ảnh hưởng đến quá trình dạy học dạng toán này

2 Phương pháp điều tra : Để tìm hiểu thực trạng vấn đề dạy - học toán về tỉ

số phần trăm trong trường tiểu học, những khó khăn vướng mắc của giáo viên

Trang 5

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN.

1 Đặc điểm phát triển tư duy toán học của học sinh tiểu học.

- Độ tuổi tiểu học mang đặc trưng của giai đoạn tư duy cụ thể Trong mộtchừng mực nào đó, hành động trên các đồ vật làm chỗ dựa hay điểm xuất phátcho tư duy Các thao tác tư duy đã liên kết với nhau thành tổng thể nhưng chưahoàn toàn tổng quát

- Học sinh cuối cấp tiểu học có sự tiến bộ về nhận thức không gian như phốihợp cách nhìn một hình hộp từ các phía khác nhau, nhận thức được các quan hệgiữa các hình với nhau trong nội bộ hình

- Học sinh tiểu học bước đầu có khả năng thực hiện việc phân tích tổng hợp,trừu tượng hóa - khái quát hóa và những hình thức đơn giản của sự suy luậnphán đoán Các em phân tích và tổng hợp có khi không đúng hoặc không đầy

đủ, dẫn đến khái quát sai khi hình thành khái niệm Khi giải toán, học sinhthường bị ảnh hưởng bởi một số từ cụ thể, tách chúng ra khỏi điều kiện chung đểlựa chọn phép tính ứng với từ đó, do vậy dễ mắc sai lầm

- Các khái niệm toán học được hình thành qua trừu tượng hóa và khái quáthóa từ các đồ vật, hiện tượng cảm tính và sự trừu tượng hóa từ các hành động Ởlứa tuối học sinh lớp 4-5, tư duy trừu tượng bắt đầu phát triển Học sinh lớp 5 đã

có những tiến bộ về tư duy trừu tượng, khả năng tổng hợp, khái quát Học sinh

đã có thể hiểu và giải được những bài toán có nhiều bước tính và không có điểmtựa là tư duy cụ thể Chính vì vậy, nội dung giải toán về tỉ số phần trăm đượcđưa vào học ở lớp 5 là hợp lý

2 Nội dung chương trình về giải toán tỉ số phần trăm ở lớp 5.

Trong chương trình môn toán lớp 5, sau khi học sinh học xong 4 phép tính

về cộng trừ nhân chia các số thập phân, các em bắt đầu được làm quen với cáckiến thức về tỉ số phần trăm Các kiến thức này được giới thiệu từ tuần thứ 15.Các kiến thức về tỉ số phần trăm được dạy trong 26 tiết bao gồm 4 tiết bài mới,một số tiết luyện tập, luyện tập chung và sau đó là một số bài tập củng cố được

sắp xếp xen kẽ trong các tiết luyện tập của một số nội dung kiến thức khác Nội dung toán về tỉ số phần trăm gồm có:

- Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm

- Đọc viết tỉ số phần trăm

- Cộng trừ các tỉ số phần trăm, nhân chia tỉ số phần trăm với một số

- Mối quan hệ giữa tỉ số phần trăm với phân số thập phân, giữa số thập phân

và phân số

- Giải các bài toán về tỉ số phần trăm:

+ Dạng 1 : Tìm tỉ số phần trăm của hai số

+ Dạng 2 : Tìm giá trị một số phần trăm của một số đã biết

+ Dạng 3 : Tìm một số biết một giá trị một số phần trăm của số đó

Các dạng toán về tỉ số phần trăm không được giới thiệu một cách tườngminh (các bài học đều không có tên dạng toán như trên) mà được đưa vào chủ

Trang 6

yếu ở các tiết từ tiết 74 đến tiết 79, sau đó học sinh được củng cố tiếp ở một sốbài trong các tiết luyện tập trong phần ôn tập cuối năm học.

Toán về tỉ số phần trăm ở lớp 5 kế thừa và phát triển một số nội dung toánlớp 4 Dạng 1 phát triển từ "giới thiệu tỉ sô", cũng là viêt tỉ số nhưng được viếttheo một cách khác Ở lớp 4, học sinh chỉ việc "viết tỉ số" Chẳng hạn bài toán

"Trong vườn có 4 cây ổi và 5 cây cam, hãy viết tỉ số của số cây ổi và số câycam", học sinh làm: Tỉ số của số cây ổi và số cây cam là 4 : 5 hay

5

4

Ở lớp 5,học sinh phải làm "tìm tỉ số phần trăm của số cây ổi và số cây cam", và đây là

"giải toán về tỉ số phần trăm" Dạng 2, 3 phát triển từ "tìm phân số của một số"

Chắng hạn đề bài: "Một mảnh đất có diện tích 240m 2 Người ta dành 40% diện tích mảnh đất để làm nhà Tính diện tích phần đất làm nhà" có thể coi như một

bài toán của lớp 4 như sau: "Một mảnh đất có diện tích 240m 2 Người ta dành

Như trên đã nói, học sinh lớp 5 đã có khả năng tư duy, có kiến thức kỹ năngtương đối tốt Nhưng đối với dạng toán "tỉ số phần trăm" thì vẫn là thách thứclớn với các em, đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc để vượt qua Học sinh của trườngTiểu học Đồng Lộc vốn có khả năng tự học, tự giải quyết vấn đề lại chưa tốt,trong khi sự hỗ trợ của gia đình còn ít Nhiều em học sinh có bố mẹ đi làm ăn

xa, ít có điều kiện quan tâm việc học của con cái

Qua thực tế giảng dạy ở trường, tôi thấy học sinh khi giải các bài liên quan

Trang 7

đến tỉ số phần trăm, gặp nhiều khó khăn, lúng túng Chính vì thế, học sinh rấtngại phải giải những bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.

Những bài toán về tỉ số phần trăm thường đa dạng, đa cách diễn giải vẫn lànhững điều khó đối với nhiều học sinh Dù có kĩ năng giải từng dạng bài cụ thể,gặp những bài toán mang tính tổng hợp, dữ liệu ẩn thì khó để các em nhìn radạng toán, đưa về bài toán cơ bản và giải được

Những hạn chế học sinh thường gặp phải là :

- Thứ nhất, học sinh chậm làm quen với cách viết thêm kí hiệu “%”, khônghiểu rõ ý nghĩa của tỉ số phần trăm

- Thứ hai, học sinh khó định dạng bài tập, không thấy rõ được bản chất bàitoán nên không xác định được dạng bài tập, đặc biệt giữa dạng 2 và dạng 3

- Thứ ba, nhiều em xác định được dạng toán mà không hiểu được thực chấtcủa vấn đề cần giải quyết nên khi gặp bài toán có cùng nội dung nhưng lời lẽkhác đi thì các em lại lúng túng Cụ thể những vướng mắc của học sinh là:

+ Khi trình bày phép tính tìm tỉ số phần trăm của 2 số, học sinh thực hiệnbước thứ 2 của quy tắc còn nhầm lẫn nhiều dẫn đến phép tính sai về ý nghĩa toánhọc

+ Việc tính tỉ số phần trăm của 2 số khi thực hiện phép chia còn dư, một sốhọc sinh còn lúng túng khi phải lấy bốn chữ số ở phần thập phân của thương đểđược hai chữ số ở phần thập phân của tỉ số phần trăm

+ Giống như khi giải các bài toán về phân số, khi giải các bài toán về phầntrăm học sinh còn hay hiểu sai ý nghĩa tìm đơn vị của các tỉ số phần trăm nêndẫn đến việc thiết lập và thực hiện các phép tính bị sai

+ Giải các bài toán về tỉ số phần trăm do không hiểu về quan hệ giữa các đạilượng trong bài toán nên các em hay mắc những sai lầm

+ Khi giải một số bài toán tỉ số phần trăm về tính tiền lãi, tiền vốn học sinhkhó nhận ra mối quan hệ tiền lãi, tiền vốn,… dẫn đến giải sai

Để kiểm chứng thực trạng vấn đề, hiệu quả của những biện pháp đưa ra khithực hiện sáng kiến này (vào cuối tháng 12 năm 2015) tôi đã cho học sinh lớp5A làm đề kiểm tra như sau:

Đề kiểm tra (40 phút)

1 Nêu cách hiểu về mỗi tỉ số phần trăm dưới đây :

a Số học sinh khối lớp 5 chiếm 25% số học sinh toàn trường

b Một cửa hàng bán sách được lãi 20% so với giá bán

2 Một lớp học có 28 học sinh, trong đó có 14 em học thích học toán Hỏi

lớp đó có bao nhiêu phần trăm học sinh thích học toán?

3 Một cái xe đạp giá 600 000 đồng, nay hạ giá 15% Hỏi giá cái xe đạp bâygiờ là bao nhiêu?

4 Số học sinh được khen thưởng của một trường tiểu học là 120 em, chiếm60% số học sinh toàn trường Hỏi trường đó có bao nhiêu học sinh?

Kết quả thu được như sau:

Trang 8

2 Nguyên nhân thực trạng trên.

Kết hợp theo dõi, quan sát qua các tiết học với kết quả khảo sát trên, tôi thấy

có hiện trạng này là vì:

a Về phía học sinh

- Đây là loại toán khó, yêu cầu tư duy cao Những bài toán về tỉ số phần trămvừa thiết thực, song lại rất trừu tượng, học sinh phải làm quen với nhiều thuậtngữ mới như: “đạt một số phần trăm chỉ tiêu”, “vượt kế hoạch, vượt chỉ tiêu”,

“vốn, lãi, lãi suất ”, đòi hỏi phải có năng lực tư duy, suy luận hợp lí, cách pháthiện và giải quyết vấn đề Nhưng khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa củahọc sinh còn hạn chế Vì vậy, lần đầu tiên các em tiếp xúc thường tiếp thu chậm

và lúng túng

- Học sinh chưa nắm chắc các dạng toán, chưa nắm chắc các kiến thức cơbản về tỉ số phần trăm nên chưa có được cái nhìn tổng quan về loại bài toán này,đôi khi còn hay lẫn lộn một cách đáng tiếc Các em chưa phân biệt được sự khácnhau cơ bản giữa tỷ số và tỷ số phần trăm, trong quá trình thực hiện phép tínhcòn hay ngộ nhận, do đó hay bị nhầm lẫn giữa các dạng bài trong khi giải Họcsinh vận dụng một cách máy móc theo bài tập mẫu

- Khi giải các bài toán về tỉ số phần trăm dạng “Tìm giá trị một số phần trămcủa một số cho trước” và “Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của sốđó”, học sinh chưa xác định được tỉ số phần trăm số đã biết với số chưa biết,chưa lựa chọn đúng được số làm đơn vị so sánh để đưa các số khác về so vớiđơn vị so sánh đã lựa chọn, các em có sự nhầm lẫn giữa hai dạng bài tập này.Điều này còn thể hiện rất rõ khi học sinh gặp các bài toán đơn lẻ được sắp xếpxen kẽ với các yếu tố khác (theo nguyên tắc tích hợp), thường là các em có biểuhiện lúng túng khi giải quyết các vấn đề bài toán đặt ra

b Về phía giáo viên

Giáo viên chưa thật triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học Tronggiảng dạy còn thuyết trình, giảng giải nhiều Còn hạn chế trong việc phát huytính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập Toán nói chung và toán về tỉ

số phần trăm nói riêng

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT DẠNG TOÁN

Trang 9

- Giúp học sinh nhận dạng đúng các dạng toán tỉ số phần trăm.

- Hướng dẫn học sinh nắm vững cách giải 3 dạng bài toán tỉ số phần trăm.Học sinh biết cách giải và giải đúng được các dạng toán tỉ số phần trăm

Để thực hiện được các giải pháp trên có hiệu quả tốt nhất, tôi sử dụng các

biện pháp sau :

Biện pháp 1 Củng cố, khắc sâu cho học sinh khái niệm tỉ số phần trăm.

Để học sinh làm tốt các bài toán về tỉ số phần trăm, trước hết chúng ta cầngiúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, phân tích để hiểu rõ một số khái niệm

cơ bản trong sách giáo khoa Cần giúp học sinh làm rõ “Thế nào là tỉ số phầntrăm ?”, “Tỉ số phần trăm nói lên điều gì?”

là "hai mươi lăm phần trăm"

Giáo viên nói: Số 10025 viết thành 25% và đọc là “Hai mươi lăm phần

trăm” Như vậy, từ 10025 viết thành 25%, và ngược lại, từ 25% cũng có thể viếtthành 10025 Các tỉ số ,52

2

1

đều có thể viết thành tỉ số phần trăm được

*Tỉ số phần trăm nói lên điều gì? (Ý nghĩa của tỉ số phần trăm)

Giáo viên gợi ý để học sinh hiểu ý nghĩa của tỉ số phần trăm :

- “Diện tích trồng hoa hồng chiếm 25% diện tích vườn hoa” có nghĩa là :Nếu diện tích vườn hoa được chia làm 100 phần bằng nhau thì diện tíchtrồng hoa hồng chiếm 25 phần như vậy)

- Đây chính là ý nghĩa của tỉ số phần trăm Giáo viên lấy nhiều ví dụ cho họcsinh tập phân tích và quen dần với kí hiệu %

Vậy có thể hiểu tỉ số phần trăm là tỉ số của hai số mà một số luôn được coi

là có giá trị 100 phần.

Biện pháp 2 Hướng dẫn cách giải các bài toán "tỉ số phần trăm".

Để giúp học sinh nắm được vững cách giải, tôi hướng dẫn học sinh các bước

Trang 10

giải như sau:

a) Hướng dẫn học sinh phân tích, tóm tắt đề toán.

Việc phân tích bài toán giúp học sinh hiểu yêu cầu bài toán, nhận dạng đúngbài toán, tránh nhẫm lẫn các dạng toán Khi phân tích đúng đề toán và thấy rõhướng giải quyết bài toán thì việc tóm tắt trở nên đơn giản Cần hướng dẫn các

em tóm tắt bài toán sao cho ngắn gọn và thể hiện rõ nhất điều kiện bài toán cho

và vấn đề cần giải quyết Đồng thời khi nhìn vào có thể biết ngay mình nên chọncách làm nào thì thuận tiện Làm như vậy chính là đã cụ thể hóa cái vốn trừutượng mà học sinh rất khó tư duy

- Giáo viên có thể cho học sinh phân tích theo gợi ý:

Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? Bài toán thuộc dạng nào?

- Với toán về tỉ số phân trăm, muốn học sinh hiểu rõ dạng toán thì cần phântích theo đặc trưng của từng dạng toán Điểm chung là tất cả các dạng đều đi từ

ý nghĩa của tỉ số phần trăm để có cách hiểu đúng

+ Dạng 1 nêu rõ đối tượng so sánh và đơn vị so sánh

+ Dạng 2 và dạng 3 cần xác định rõ số tương ứng với số phần trăm

- Khi hướng dẫn cách làm, giáo viên nên vừa phân tích đề vừa kết hợp tómtắt đề toán Có thể tóm tắt bài toán hoặc dùng phương pháp sơ đồ minh họa đểlàm rõ đề toán

Đối với dạng 2 và dạng 3, tóm tắt được bài toán có ý nghĩa rất quan trọng,giúp học sinh dễ nhận dạng, vừa có thể gợi mở được hướng giải bài toán

Ví dụ 1 (trang 76/SGK) Một trường tiểu học có 800 học sinh Số học sinh

nữ chiếm 52,5% Tính số học sinh nữ của trường đó

Gợi ý để học sinh thấy: coi số học sinh toàn trường là 100%, số học sinh nữchiếm 52,5%, tức là số học sinh toàn trường 800 em là 100 phần bằng nhau và

Ví dụ 2 (trang 78/SGK) Số học sinh nữ của một trường là 420 em và chiếm

52,5% số học sinh toàn trường Tính số học sinh toàn trường

Gợi ý để học sinh thấy: coi số học sinh toàn trường là 100% và là số phảitìm, số học sinh nữ chiếm 52,5% trong đó và đã biết là 420 em

Tóm tắt : 52,5% : 420 học sinh

100% : học sinh ?

Ví dụ 3 (Bài tập 4/trang 178) Một thư viện có 6 000 quyển sách Cứ sau mỗi

năm số sách thư viện lại tăng thêm 20% (so với số sách của năm trước) Hỏi sauhai năm thư viện có tất cả bao nhiêu quyển sách ?

Nhầm lẫn cơ bản của học sinh khi giải bài tập trên là các em đi tính số sách

Trang 11

tăng sau hai năm bằng cách tính số sách tăng sau một, sau đó nhân với 2 để tìm

số sách tăng sau hai năm Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh chưa hiểu rõ mốiquan hệ về phần trăm giữa số sách của các năm với nhau

Giáo viên hướng dẫn phân tích đề qua sơ đồ minh họa:

b) Hướng dẫn học sinh tìm hướng giải thích hợp.

Sau khi phân tích và tóm tắt được đề toán thì việc tìm lời giải đã dễ dànghơn nhiều Đối với dạng 1, có cách giải đặc trưng riêng của dạng toán tìm tỉ sốphần trăm của hai số Với dạng 2 và 3, giáo viên có thể hướng học sinh vậndụng một số phương pháp giải toán đã học là phương pháp rút về đơn vị và tìm

tỉ số để giải hai dạng bài tập này

*Phương pháp rút về đơn vị :

- Đối với các bài tập về tỉ số phần trăm, tôi yêu cầu học sinh sử dụng phươngpháp rút về đơn vị (các em đã quen làm) là tìm 1%, sau đó muốn tìm giá trị củabao nhiêu phần trăm, cứ việc lấy giá trị của 1% nhân lên

Chẳng hạn, ở ví dụ 1, nhìn vào tóm tắt học sinh biết ngay là phải làm phéptính “800 : 100” trước để tìm 1% rồi mới nhân với 52,5 Đồng thời phải khắcphục được tình trạng học sinh ghi kí hiệu % vào các thành phần của phép tínhnhư : 800 : 100% hoặc 8  52,5%

- Khi hướng dẫn, tôi yêu cầu làm riêng và gọi rõ tên hai bước tính, còn khilàm bài tập, tôi yêu cầu các em làm gộp, nhưng phải chỉ rõ bước rút về đơn vịtrong dãy tính gộp đó và bước còn lại là bước nào Chẳng hạn, ví dụ 1 ở trên cóthể giải như sau:

Sô học sinh nữ của trường là :

*Phương pháp tìm tỉ số :

- Phương pháp tìm tỉ số thường áp dụng đối với một số bài mà các dữ liệucủa cùng một đại lượng chia hết cho nhau Phương pháp này chỉ giới thiệu khihọc sinh giải tốt theo phương pháp rút về đơn vị

Ví dụ 4 Một mảnh đất có diện tích 240m2 Người ta dành 20% diện tíchmảnh đất để làm nhà Tính diện tích phần đất làm nhà

- Hướng dẫn để học sinh thấy diện tích mảnh đất 240m2 là 100%, cần tìmdiện tích đất làm nhà là tìm 20% của 240m2 Học sinh giải theo cách trên xong,giáo viên có thể gợi ý để học sinh giải bài toán theo cách tìm tỉ số như sau :

Ban đầu

6000 quyển

Năm thứ nhất

Tăng 20% của ban đầu

Năm thứ hai

Tăng 20% của năm thứ nhất

Ngày đăng: 19/06/2021, 20:32

w