Dạy trẻtưduy Nên dạytrẻtưduy như thế nào? Ở mỗi độ tuổi, cha mẹ nên làm gì để dạytrẻtư duy? Làm thế nào để trả lời các câu hỏi khó của trẻ? Cách chơi mà học với trẻ?… Những nội dung thú vị này được chia sẻ tại cuộc tọa đàm “Tư duy cùng trẻ như thế nào?”, do Alpha Books và Trung tâm Văn hóa và Ngôn ngữ Pháp (L’espace) vừa tổ chức tại Hà Nội. Dạytrẻtưduytừ trong bụng mẹ Theo TS tâm lý học Trần Thu Hương (ĐHQG Hà Nội), không phải đợi trẻ đến tuổi mầm non mới đặt vấn đề dạy trẻtưduy mà việc này cần phải được thực hiện từ một thời gian dài trước đó, ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Trên thực tế, ngày nay chuyện các bà mẹ cho con nghe nhạc, nói chuyện nhẹ nhàng với con và áp dụng các kỹ thuật “giáo dưỡng thai” khá phổ biến. TS Hương cho rằng, khi trẻ bắt đầu tập bò rồi tập đi, thế giới của trẻ bắt đầu mở rộng ra. Lúc đó có nhiều thứ trẻ phải quan sát, học hỏi. Đến khoảng 18 tháng tuổi khi học nói, trẻ bắt đầu đặt ra những câu hỏi đơn giản và đến khoảng 2 – 3 tuổi, trẻ đã biết hỏi những câu như tại sao, thế nào… Ở độ tuổi này, để dạy trẻtư duy, bố mẹ nên bắt đầu từ các câu hỏi của trẻ. Cách hay nhất không phải là trả lời toàn bộ câu hỏi của trẻ, trong đó có nhiều câu “hóc búa” dễ làm cha mẹ lúng túng, mà nên dùng chính những câu hỏi để kích thích tưduy của trẻ. TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh, Chủ nhiệm CLB “Đọc sách cùng con” cho biết để chủ động trong việc dạy trẻtư duy, cha mẹ trước hết cần hiểu và cảm nhận được cơ chế tưduy của trẻ. Hình thức tưduy đầu tiên của trẻ là hình thức tưduy trực quan. Điều này có nghĩa là để tìm hiểu thế giới xung quanh mình, trẻ sẽ dựa vào các giác quan. Khi trẻ cho tay hay vật gì vào miệng thì các bậc cha mẹ không nên mắng con mình là hư, vì đó chính là lúc trẻ đang đang tư duy, TS Thụy Anh nói. Từ 1 – 2 tuổi khi bắt đầu có ngôn ngữ, trẻ bắt đầu tưduy bằng hình tượng, ngôn ngữ và logic. Tưduy hình tượng có nghĩa là trẻ có thể nghĩ đến một ai đó, đồ vật nào đó khi chúng ta nhắc đến mà không có người đó, hoặc đồ vật đó ở trước mặt. Không nên là những ông bố, bà mẹ “biết tuốt” Theo TS Thụy Anh, khi bố mẹ nắm được cách thức tưduy của trẻ mới có thể dễ dàng ủng hộ con mình bắt đầu tưduy như vậy. Trẻ luôn có những câu hỏi bất tận, cái gì, tại sao, chính vì vậy các bậc cha mẹ có thể sử dụng “luật chơi” của trẻ để khơi gợi cho trẻ cách tưduy bằng cách đặt câu hỏi. Điều thú vị là người lớn có thể nhiều khi mệt mỏi vì những câu hỏi của trẻ nhưng trẻ lại không bao giờ mệt mỏi với những câu hỏi của người lớn. Một điều rất quan trọng, theo TS Thụy Anh, đó là không bao giờ được “đàn áp” trẻ. Ví dụ như những câu hỏi khó của trẻ mà cha mẹ chưa trả lời được không nên trả lời trẻ theo kiểu “hỏi vớ vẩn”, “lớn lên thì biết”, “ơ thế mới hay”… Một cách khác là trả lời theo kiểu quá chính xác, quá “sách vở” cũng làm trẻ không hiểu và thậm chí còn làm triệt tiêu sự tưởng tượng của trẻ. Nên giải thích cho trẻ sao cho không sai lệch nhưng vẫn kích thích được sự suy nghĩ và tưởng tượng của trẻ. TS Thụy Anh đưa ra lời khuyên đối với các bậc phụ huynh: hãy trở thành đồng minh, thành bạn bè của trẻ trong việc đặt và trả lời câu hỏi thay vì đóng vai một ông bố, bà mẹ “biết tuốt” để trả lời cho con. Đến giai đoạn 6 – 7 tuổi, khi trẻ bắt đầu đi học, lúc này tưduy của trẻ đã logic hơn và tưduy trực quan hình tượng của trẻ đã khác nhiều ở độ tuổi mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ đã biết phân tích so sánh, khái quát, đây là những năng lực cần thiết để trẻ học tập. Tuy nhiên, tưduy cảm giác, trực quan mà trẻ thu nạp được từ giai đoạn trước đó lại có ý nghĩa hết sức quan trọng và có mối liên hệ trực tiếp với khả năng tưduy của trẻ ở giai đoạn này. Chính vì vậy, việc giúp trẻ phát triển tưduy cảm giác, trực quan ở độ tuổi mầm non sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn nhiều khi bắt đầu đi học.