Cộinguồnnghệthuậthátxoan Các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ dân gian ở nước ta từ trước đến nay đều khẳng định: Hátxoan là loại dân ca lễ nghi, phong tục gắn với hội mùa, để nhớ ơn đến vị thờ là thành hoàng. Cũng như hát dô ở xã Liệp Tuyết (Quốc Oai, Hà Tây) thờ Thánh Tản Viên trong đền Khánh Xuân, hay hát dậm ở Hà Nam, Nam Định thờ Lý Thường Kiệt, v.v. Hátxoan ở vùng đất Tổ, tương truyền có từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Sách Truyền thuyết Hùng Vương còn ghi lại một sự tích về hát xoan, như sau: "Vợ Vua Hùng mang thai đã lâu, đến ngày sinh nở cứ đau bụng mãi mà không đẻ được. Lúc ấy, có một người con gái hầu tâu với Vua Hùng về nàng Quế Hoa xinh đẹp, múa giỏi, hát hay, nên đón nàng về múa hát có thể làm cho đỡ đau và sinh nở được. Vợ Vua nghe lời liền cho mời nàng Quế Hoa tới. Quế Hoa vâng theo lời triệu, đến chầu vợ Vua Hùng. Bấy giờ vợ Vua Hùng đang lên cơn đau đẻ dữ dội, mới bảo nàng Quế Hoa đứng trước giường của vợ Vua múa hát. Quế Hoa vâng lời, tay múa, miệng hát, đôi môi đỏ mọng, da trắng, tóc dài, mắt trong, vừa múa hát vừa bước đi bước lại trước giường. Giọng hát của nàng trong vắt, khi cao khi thấp như chim ca, suối chảy, tay uốn, chân đưa, người mềm như tơ, dẻo như bún, ai cũng phải mê. Vợ Vua Hùng mải nghehát và xem múa không thấy đau nữa, rồi sinh được ba người con trai, khôi ngô, đẹp đẽ . Vua Hùng vui mừng, hết lời khen ngợi Quế Hoa, mới bảo các mị nương học lấy các điệu múa hát ấy. Lúc Quế Hoa hát chầu vợ Vua Hùng vào dịp mùa xuân nên các mị nương gọi hát ấy là hát xoan". Những truyền thuyết hátxoan như thế đều có thể tìm thấy ở những làng có phường xoan gốc như ở các thôn Phù Đức, Kim Đơi, Thét, thuộc xã Kim Đức (thuộc huyện Phong Châu) và An Thái, xã Phượng Lâu (thuộc ngoại thành Việt Trì), tỉnh Phú Thọ ngày nay. Xã Cao Mại, huyện Phong Châu thờ Lý Lang Công và vợ là Nguyệt Cư Công chúa - tướng của Hùng Duệ Vương. Cả hai vợ chồng đều có công dẹp Thục. Theo truyền thuyết dân gian, Nguyệt Cư Công chúa là con gái của Hùng Duệ Vương, Vua Hùng thứ 17. Khi Nguyệt Cư Công chúa sinh ra cứ khóc mãi không dứt, hết ngày này sang ngày khác, không ai dỗ được công chúa nín. Một hôm có các cô gái người làng An Thái đến thăm, thấy cô bé cứ khóc hoài, các cô gái khẽ đưa nôi và hát cho cô bé nghe những khúc hátxoan vẫn thường hát trong các hội xuân của quê mình. Cô bé nghe hát, dần dần nín khóc. Mẹ Nguyệt Cư liền đón cô gái người An Thái về trông nom con gái mình. Và với tiếng hát của mùa xuân, của hội làng quê, Nguyệt Cư Công chúa đã khỏi hẳn bệnh khóc đêm, khóc ngày, hay ăn chóng lớn. Sau này, khi nước Văn Lang có giặc ngoại xâm, Công chúa Nguyệt Cư, lúc này đã là vợ của Lý Lang Công tướng quân, đang bụng mang dạ chửa, nhưng vẫn hăng hái lên ngựa theo chồng ra trận. Thắng trận khải hoàn, công chúa qua làng An Thái nghỉ chân, dân làng đón chào công chúa và hát cho công chúa nghe. Công chúa Nguyệt Cư mê hát đến nỗi đã chuyển dạ mà vẫn không muốn rời An Thái. Tới khi bụng đau dữ dội, công chúa mới vội vàng truyền lệnh cho quân sĩ khiêng kiệu chạy thật nhanh về trang ấp Vì sự tích trên, nên ngày tiệc lệ Công chúa Nguyệt Cư, làng xã Cao Mại vẫn nhớ đón phường xoan An Thái sang hát thờ, để tưởng nhớ công chúa. Làng Cao Mại có lệ khi rước kiệu công chúa từ đình về miếu Nhà Bà, những người khiêng kiệu phải chạy thật nhanh. Các cô đào xoan làng An Thái sang hát, cũng phải chạy theo kiệu, vất vả nhưng vui bởi tiếng hátxoan đã làm họ quên đi bao khó khăn cực nhọc của cuộc đời . Hátxoan có nhiều làn điệu phong phú, khác với hát ví, hát đúm, hát trống quân, chỉ có một làn điệu. Hátxoan đã hình thành những ca khúc hoàn chỉnh. Nó đặc tả sự kiện, tính cách bằng lời ca và giọng hát. Sức biểu hiện của nó cũng mạnh mẽ và hấp dẫn vì phong phú về làn điệu. Hátxoan đã có những lời riêng cũng như làn điệu riêng của mình sử dụng nhiều động tác làn điệu. Các làn điệu dân ca trữ tình giao duyên hầu hết không có động tác và cũng không có đạo cụ. Người hát chỉ có hát và làm sao đạt được yêu cầu ứng đối. Chỉ riêng hát trống quân có trống kèm theo để giữ nhịp cho hát. Cách trình diễn của hátxoan và các loại dân ca phong tục - lễ nghi có khác, nó đã mang yếu tố của sân khấu. Người hát phải biết những động tác nhảy múa như các điệu múa trong hát bỏ bộ (như hội hát dô ở xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, Hà Tây), v.v. Đặc biệt phát triển cao hơn các động tác minh họa là múa. Hátxoan còn có những đặc điểm về âm nhạc, là một loại hình diễn xướng tổng hợp và có nhiều thể loại như: Hát khẩn nguyện, hát giao duyên, hát ngợi ca lao động, hát diễn tích truyện. Hình thức hátxoan cũng phong phú: hát xen kẽ, đối đáp, đồng ca kết hợp với đơn ca, hát kèm với múa, hát kết hợp với trò chơi . Đó chính là những cơ sở tạo nên sự phong phú, đa dạng của nghệthuật âm nhạc hát xoan. Các nhà nghiên cứu về văn hóa văn nghệ dân gian còn khẳng định những làn điệu được dùng trong hátxoan không giống nhau. Có làn điệu gần với nói thường, có làn điệu thì ngâm ngợi, có làn điệu lại khúc triết về nhịp điệu, khi uyển chuyển, khi rành rọt về âm điệu. Mỗi loại giai điệu đều có tính quy luật riêng. Các loại giai điệu này thể hiện một quá trình tiến hóa chung từ thấp đến cao của âm nhạc. Nhưng mỗi loại đều có giá trị riêng và chức năng thẩm mỹ của nó. Các nhà nghiên cứu đã phân biệt những loại giai điệu đó như: Hát nói, hát ngâm, hát ca khúc. Đặc biệt, chất liệu của ca khúc là sự kết hợp giữa hát nói và hát ngâm, vừa có sự khúc triết, phân chia rõ ràng về mặt nhịp điệu và nhịp phách của hát nói, vừa có sự uyển chuyển linh hoạt về mặt giai điệu của hát ngâm . Hátxoan là một sản phẩm văn hóa độc đáo của vùng Đất Tổ Hùng Vương. Nó có những đặc biệt riêng, đó là hát vào thời gian nhất định, hát ở những địa điểm nhất định, có tổ chức chặt chẽ có trình tự nhất định, và được tổ chức vào mùa xuân. Các phường xoan thường đi hát từ ngày mồng 5 tháng Giêng, cho đến ngày mồng 10-3 Âm lịch (ngày Lễ hội Đền Hùng). Hátxoan còn có tên gọi khác là khúc môn đình (hát cửa đình). Mỗi phường xoan giữ một số cửa đình nhất định. Tục giữ cửa đình cũng có một ý nghĩa là để tránh sự tranh chấp và giẫm chân lên nhau giữa các phường xoan. Có thể nói, hátxoan được tổ chức rất chặt chẽ, thường tổ chức thành phường xoan hoặc họ xoan. Mỗi phường xoan có một ông trùm là người đứng tuổi được dân làng tín nhiệm, thuộc bài bản và đọc được các bản xoan chữ Nôm, có từ bốn đến năm kép và từ 12 đến 15 đào xoan - là những cô gái trẻ xinh đẹp, có giọng hát hay, tuổi từ 15 đến 20, khi đã có chồng thường không theo phường xoan nữa. Ca từ trong hátxoan là nghệthuật diễn đạt khéo, sử dụng cái hay của cả hai dòng bác học và dân gian. Mỗi "tiết mục" của hội xoan có thể được coi như một tấm gương phản ánh những nét sinh hoạt sống động một thời của xã hội nông nghiệp, ngư nghiệp . với những tình cảm nồng hậu của con người. Những chi tiết về lịch sử đôi khi cũng được kể ở đây ghi nhận một điều: hội hátxoan đã cho ta một ý niệm khá rõ về con người trong Nguyễn Duy Cách . Cội nguồn nghệ thuật hát xoan Các nhà nghiên cứu về văn hóa, văn nghệ dân gian ở nước ta từ trước đến nay đều khẳng định: Hát xoan là loại. các điệu múa hát ấy. Lúc Quế Hoa hát chầu vợ Vua Hùng vào dịp mùa xuân nên các mị nương gọi hát ấy là hát xoan& quot;. Những truyền thuyết hát xoan như thế