Thứ sáu, 09 Tháng 7 2010 04:20 Hà Tĩnh: Thắng CảnhHàTĩnh Từ thị xã HàTĩnh xuôi về Nam, đến thị trấn Cẩm Xuyên, rẽ trái theo tỉnh lộ 4 khoảng 13km là đến bãi biển Thiên Cầm. Bãi biển dài gần 3km, bắt đầu từ núi Thiên Cầm ở phía Bắc đến cửa Nhượng ở phía Nam Biển Thiên Cầm là một vùng thiên nhiên hoang sơ. Nơi đây chỉ có tiếng sóng dội vào hang núi khiến những chuông đá, khánh đá vọng vang trở thành khúc nhạc muôn điệu như những tiếng đàn trời có tự ngàn xưa. Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung trải dài gần 3km bắt đầu từ núi Thiên Cầm đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển. Bờ cát trắng chạy dài thoai thoải hàng trăm mét ra biển, nước biển trong vắt và âm vang đàn trời đã làm nên sự hấp dẫn của vùng biển này. nguồn: dulichhathanh Núi Thiên Cầm có nghĩa là đàn trời; tương truyền từ thủa lập quốc, có một vị vua Hùng tuần du qua đây, trước biển cả mênh mông lại có tiếng gió rừng hoà cùng tiếng gió vút lên từ các hang đá trên núi trầm hùng, huyền cảm, tựa như một hoà tấu của tạo hoá nên đặt tên là núi Thiên Cầm. Lại có sự tích kể rằng năm 1407, bị giặc Minh truy đuổi, vua Hồ Quý Ly ẩn trốn ở núi này, bị giặc bắt được nên có tên là Thiên Cầm - trời giữ, dân gian gọi là rú Gùm. Ở lưng chừng núi có một ngôi chùa tên là Thiên Cầm, tương truyền lập từ đời Lý. Chùa không lớn, nhưng thâm nghiêm, u tịch. Nhượng Bạn ở phía Nam Thiên Cầm là làng cá nổi tiếng đã hơn năm trăm năm tuổi. Dân ở đây không chỉ có tài ra khơi vào lộng, đánh cá giỏi mà còn có nghề chế biến nước mắm ruốc nổi tiếng.Và thật thú vị bởi người đân làng này có đời sống văn hoá dân gian thật đặc sắc, sự kết hợp giữa dân ca và dân vũ đã tái hiện khái quát một cách tàitình cuộc sống lao động và khát vọng bình yên trong chinh phục biển cả của người Nhượng Bạn. Ở đầu làng Nhượng Bạn, gần đường ra Thiên Cầm là chùa Yên Lạc. Chùa được lập từ thời Lê (khoảng thế kỉ XV – XVI ). Chùa Yên Lạc có khá nhiều tượng phật, trong đó có tượng A di đà mang nhiều đặc điểm nghệ thuật điêu khắc Chàm; lại có bức tranh cổ “Thập điện diêm vương” có niên đại hàng mấy trăm năm … Nước biển Thiên Cầm quanh năm trong xanh. Bãi biển dài và thoải, cát trắng mịn màng, rừng phi lao chạy dọc theo biển quanh năm xanh mát và vi vu cùng sóng biển, gió biển. Hệ thống dịch vụ ở đây khá hoàn hảo. Các nhà hàng khách sạn luôn tận tình phục vụ du khách. Đến đây, bạn khong chỉ tắm mình trong không gian đất trời - biển cả mà còn được thưởng thức các đặc sản biển như tôm, cua, mực, ốc … chế biến theo thú ẩm thực của người Nhượng Bạn … Làng Phú Hòa Một ngôi làng giữ nhiều bảo vật của vua Hàm Nghi Nơi lưu giữ các bảo vật vô giá chỉ là một căn nhà mái lá ọp ẹp, đơn sơ. Làng Phú Hòa, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sẽ không có gì đặc biệt nếu không có sự tích kể rằng đây là nơi vua Hàm Nghi từng về trú ẩn, viết chiếu Cần Vương kêu gọi đánh đuổi giặc Pháp và ban tặng nhiều bảo vật vô giá. Sự tích bảo vật vua ban Sử sách còn ghi: Năm 1885, vua Hàm Nghi từng chạy ra Hương Khê, Hà Tĩnh, đóng quân và viết hịch Cần Vương kêu gọi toàn dân đánh giặc Pháp. Cũng trong thời gian này, nhà vua bị quân Pháp nhiều lần vây bắt không thành. Người già trong làng kể, vua Hàm Nghi được Thánh mẫu báo mộng nên mới thoát khỏi các cuộc vây bắt của giặc Pháp. (Sự tích trên đúng sai thế nào chưa rõ, vì có nhiều tàiliệu lại nói rằng chiếu Cần Vương ra đời ở Cam Lộ, Quảng Trị). Cũng theo sự tích này, tương truyền vào một đêm, trong giấc ngủ nhà vua nằm mộng thấy vị Thánh mẫu hiện lên và nói: “Đất là của vua, vua ở đâu cũng được. Nhưng ta báo tin rằng bọn bạch quỷ (chỉ giặc Pháp-PV) sắp theo chân đến đây, nếu vua ở lại thì sát dân, hãy mau định liệu”. Tỉnh mộng vua liền vội vã triệu họp quần thần làm lễ xuống đền tạ ơn thần. Nhằm ghi nhớ công ơn Thánh mẫu, vua phong tặng cho bà chức “Thượng thượng thượng đẳng tối linh tôn thần” (một chức sắc lớn của thần linh). Không những vậy, nhà vua còn dâng nhiều bảo vật để nhân dân thờ cúng Thánh mẫu, bao gồm: 2 con voi vàng (1 con nặng 27 đồng cân, 1 con nặng 17 đồng cân - mỗi đồng cân tương đương với 1 chỉ vàng), 1 con voi đồng, 1 con nghê, 2 thanh bảo kiếm cùng 8 bộ áo mũ triều thần. Sau đó theo lời báo mộng, vua cùng quần thần rút vào vùng rừng núi Quảng Bình. Cả làng bảo vệ, giữ gìn bảo vật Dù đã trải qua bao biến cố thăng trầm, qua nhiều giai đoạn lịch sử,… nhưng người dân làng Phú Hòa vẫn lưu giữ vẹn nguyên những cổ vật quý giá vua ban. Ông cố đạo Phan Đình Giơn là một trong những người có công gìn giữ bảo vật lâu nhất làng: 11 năm 6 tháng. Đó là vào thời kỳ chống Mỹ cứu nước, ông được dân làng tín nhiệm giao giữ chức cố đạo. Dù nhà rất nghèo, nhiều ngày phải ăn mít xanh để sống nhưng ông vẫn một lòng một dạ chung thuỷ bảo vệ bảo vật an toàn, không nhận một đồng lương. Và các vị cố đạo sau này cũng vậy, kiên cường bảo vệ báu vật cho làng, dù bị nhiều kẻ hám lợi dụ dỗ đem bảo vật đi bán. Ông Nhung, một trong những cố đạo, kể rằng: Thời Pháp thuộc có một cố đạo của làng được giao trọng trách giữ bảo vật. Cố làm việc rất trách nhiệm và thanh liêm, nhưng cố có 3 người con trai, vì quá nghèo nên làm liều, mang một con voi vàng sang Lào đổi một đàn trâu. Trên đường về, người con cả bị trâu húc chết. Người con thứ phát điên về nhà giết hại cả vợ con. Nghe tin dữ, người đổi trâu vội mang con voi bảo vật sang trả lại cho làng. Theo lệ làng, hàng năm, các cụ cao tuổi đều tổ chức kiểm tra bảo vật để đảm bảo rằng báu vật vua ban luôn được gìn giữ nguyên vẹn. Đến ngày lễ tết, các bảo vật lại được bày lên để nhân dân khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng và hương khói, tưởng nhớ đến công ơn Thánh mẫu và tinh thần yêu nước của vua Hàm Nghi. Câu chuyện nhân dân làng Phú Hoà dù nghèo cũng kiên quyết bảo toàn báu vật vua ban lan truyền đi khắp nơi. Chính quyền xã cũng chung tay bảo vệ cùng dân làng. Nhân dân trong xã và nhiều tấm lòng hảo tâm trong cả nước cũng góp công góp của động viên làng Phú Hòa. Thành Sơn Phòng, miếu Trầm Lâm và đền cộng đồng - nơi lưu giữ các bảo vật - đã được công nhận là quần thể di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2001, nhưng việc bảo vệ những bảo vật có một không hai này đến nay vẫn chủ yếu dựa vào sức dân nên chưa thật sự an toàn. Suối Nước Nóng Sơn Kim Dọc theo QL8A, từ thị xã Hồng Lĩnh - Hàtĩnh đi khoảng 70 km lên phía Tây miền biên giới Việt - Lào, chúng ta sẽ đặt chân lên vùng đất Nước sốt có những nguồn nước nóng phun lên từ lòng đất. Nơi đây phong cảnh núi rừng rất mát mẽ, trong lành và thật sự yên tĩnh. Đến nơi đây bạn sẽ có một cảm giác rất thoải mái, nhẹ nhàng và thật sự bình yên mà hương vị núi rừng mang lại. Đặc biệt bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy mạch nước nóng phun lên từ giữa dòng suối trong xanh, mát mẽ; đôi chân bạn sẽ cảm nhận được hơi nóng từ dưới lớp cát và nếu muốn bạn còn có thể ngâm trứng gà dưới lớp cát nóng và thưởng thức ngay bên bờ suối hiền hoà. Và ngay bên bờ suối với những mỏ nước nóng có một nhà máy đang hoạt động, đó chính là nhà máy sản xuất nước khoáng của Công ty cổ phần nước khoáng và du lịch Sơn Kim Hà tĩnh. . Thứ sáu, 09 Tháng 7 2010 04:20 Hà Tĩnh: Thắng Cảnh Hà Tĩnh Từ thị xã Hà Tĩnh xuôi về Nam, đến thị trấn Cẩm Xuyên, rẽ trái theo. vật của vua Hàm Nghi Nơi lưu giữ các bảo vật vô giá chỉ là một căn nhà mái lá ọp ẹp, đơn sơ. Làng Phú Hòa, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) sẽ không