Cỡcảnh
1/ Cỡ cảnh: Lấy người để phân chia các cỡcảnh
-Viễn cảnh: Bối cảnh rộng .Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy
rõ
- Toàn cảnh : Người toàn thân trong bối cảnh.
Toàn cảnh cho phép ta nhìn thấy toàn bộ cảnh phim.Thường dùng trong
việc bắt đầu một đoạn phim.Tạo sự chú ý cho người xem và giới thiệu quang cảnh
của câu chuyện xảy ra.
Trung cảnh hẹp : Trung cảnh rộng :
Người lấy bán thân. Người lấy quá nửa từ đầu gối
Trung cảnh lấy ở một phạm vi hẹp hơn toàn cảnh.Máy quay ở vào một vị trí
gần so với chủ thể (từ đầu gối hoặc khoảng từ eo trở lên trên)Trung cảnh còn là
cảnh chuyển tiếp giữa Toàn cảnh và cận cảnh
Cận hẹp: Cận cảnh rộng :
Người lấy từ cổ. Người lấy từ ngực.
Cận cảnh cho thấy những phần chi tiết của chủ thể hoặc cảnh quay.Nó rất
hữu dụng trong việc miêu tả chi tiết ví dụ như tình cảm trên khuôn mặt người.Nếu
sử dụng trong phỏng vấn ta hay dùng cỡcảnh từ ngang vai trở lên.(Từ khuy áo thứ
hai trở lên)
Siêu Đặc tả Đặc tả
Từ cằm đến trán
Đặc tả : miêu tả chi tiết hơn Cận cảnh .Ví dụ :Mắt người,Chiếc nhẫn trên
ngón tay vv
Các cảnh khác :
Phỏng vấn :Cần để khoảng không trước mặt chủ thể(Chủ thể hướng vào
người phỏng vấn)
Đi lại :Tạo không gian trước mặt nhân vật
2.Một trường đoạn
Thuật ngữ chỉ việc ghép một loạt các cảnh quay có liên quan với nhau tạo
nên một tình huống.Khi quay ta cần quyết định các trường đoạn chính sẽ diễn ra
trong phim.Ví dụ để bắt đầu 1 buổi talkshow:
Trung cảnh MC cho biết MC giói thiệu chương trình
Toàn cảnh giới thiệu với khán giả ai đang ở đâu
Trung cảnh về khách mời cho phép MC giới thiệu về khách mời
Cận cảnh cuốn sách cho ta biết về cuốn sách mà talkshow đó sẽ đề cập đến
Một số kỹ thuật quay phim
Góc quay là góc nhìn từ máy quay với chiều sâu, chiều dài, chiều rộng cân
xứng với vật hay hành động được quay. Góc nhìn từ máy quay không chỉ quyết
định cái gì sẽ xuất hiện trong cảnh đó mà nói chung còn là cách khán giả sẽ nhìn
sự việc - gần hay xa, từ trên xuống hay từ dưới lên, chủ quan hay khách quan…
Do đó sự chọn góc quay không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ câu truyện mà
còn thể hiện chất lượng thẩm mỹ của cảnh quay và quan điểm tâm lý của khán giả.
Qua nhiều năm, đạo diễn và nhà quay phim đã thành lập một kiểu quy ước liên
quan đến kỹ thuật, thẩm mỹ và đặc tính tâm lý của nhiều góc quay khác nhau.
Góc ngang ( vừa tầm mắt ) :
Để diễn tả cảnh giống như thật nhưng ít kịch tính. Người ta cho là nó cung
cấp cái nhìn bình thường và thường quay từ độ cao 1.2 m đến 1.8 m. Tầm mắt của
nghệ sĩ ( chứ không phải của nhà quay phim ) quyết định chiều cao của máy quay,
và đặc biệt chủ yếu trong những khi quay cận cảnh. Vì hướng nhìn bình thường
nên cảnh quay góc ngang thường được sử dụng để tạo nên tình huống và chuẩn bị
cho khán giả một cảnh liên quan.
Góc cao máy quay nhìn xuống sự vật:
Theo kỹ thuật thì nó có thể cho phép đạo diễn có cái nhìn bao trùm hết mặt
đất và hành động trong chiều sâu. Cảnh như vậy cũng sẽ có khuynh hướng làm
chậm hành động lại và giảm bớt độ cao của sự vật hay nhân vật ( theo luật xa gần
). Nét đặc trưng cuối cùng này có thể gây ra nhiều hiệu quả tâm lý phụ, ví dụ như
cho khán giả cảm giác mạnh mẽ hơn nhân vật trên màn ảnh hay ngụ ý hạ thấp tầm
quan trong của bất cứ nhân vật nào với những người hoặc khung cảnh xung quanh.
Góc thấp, máy quay thường đặt ở dưới nhìn lên sự vật.
Hiệu quả của cách này thường là để tạo kịch tính, tạo nên sự xuyên tạc
quyền lực của viễn cảnh và toàn bộ sự việc. Nó thường đẩy nhanh diễn biến phim,
thêm tầm cao và sức mạnh cho nhân vật.
Chỉ đơn thuần thay đổi góc quay, đạo diễn có thể không chỉ cho thấy sự
thăng trầm trong cuộc đời nhân vật mà còn thổi vào thái độ khán giả phải chấp
nhận qua những cá tính và hành động trong phim.
Góc nghiêng
Sự đa dạng trong các góc quay là vô tận. Không có luật lệ nào về chuyện
phải sử dụng góc quay nhất định cho một cảnh nào đó. Góc ngang, góc cao và góc
thấp chỉ là những nhóm chính, như là cách quay cạnh ( thêm một chiều nữa cho sự
vật ), góc Hà Lan / khung nghiêng ( nhìn sự vật trong cái nhìn nghiêng hiệu quả
cao ) và rất nhiều góc quay khác được sử dụng cũng như chưa được biết đến qua
bao nhiêu thập kỷ làm phim.
Chuyển động máy quay là sự di chuyển ngang, dọc, theo đường ray ( sự
chuyển động của máy quay trên một đường ray ngắn đặt sẵn quay theo vật thể di
chuyển ) và phóng to thu nhỏ. Có những quy ước quan sát quốc tế dành cho
chuyển động máy quay. Theo quy định, một nhà quay phim sẽ chạy máy quay ở vị
trí nhất định trong một thời gian ngắn trước khi bắt đầu chuyển động, và đứng im
một lần nữa sau khi hoàn tất chuyển động. Luật lệ này không chỉ giúp cho hình
ảnh chuyển động uyển chuyển mà còn cho phép biên tập viên có sự lựa chọn giữa
cảnh tĩnh và cảnh động khi đang chỉnh sửa phim.
Một cách nhìn thoáng hơn về luật này là chuyển động bắt đầu và kết thúc ở
một điểm đặc biệt nào đó đã được chọn sẵn và quay tập nhiều lần trước khi quay
chính thức. Sau một cảnh quay ngang từ trái sang phải không thể nào cócảnh quay
ngang từ phải sang trái, hay là sự chuyển động của nghệ sĩ từ trái sang phải không
thể theo sau một sự chuyển động khác từ hướng ngược lại.
Ngoài kiểu quay thường còn có kiểu quay cầm tay, một máy quay xách tay
nhẹ cân cầm trên tay của nhà quay phim và dựa vào vai của người đó mà không
cần dùng chân chống
. Cỡ cảnh
1/ Cỡ cảnh: Lấy người để phân chia các cỡ cảnh
-Viễn cảnh: Bối cảnh rộng .Người chỉ là một chủ thể nhỏ có thể không thấy
rõ
- Toàn cảnh. lên trên)Trung cảnh còn là
cảnh chuyển tiếp giữa Toàn cảnh và cận cảnh
Cận hẹp: Cận cảnh rộng :
Người lấy từ cổ. Người lấy từ ngực.
Cận cảnh cho thấy