CÁBÓP(CÁGIÒ) Công nghệsảnxuấtgiốngcágiò Trong thời gian gần đây, cágiò đã được nuôi phổ biến trong lồng bè ở vùng biển các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và Vũng Tàu. Chúng có tốc độ sinh trưởng nhanh, từ con giống cỡ 20 -25g/con sau 1 năm nuôi có thể đạt 4 - 5kg/con. Ðây là đối tượng có rất nhiều triển vọng đối với nghề nuôi biển ở nước ta. Hiện nay, hầu hết các lồng nuôi chỉ sử dụng con giống từ nguồn sinh sản nhân tạo vì sự khan hiếm con giống loài này ở tự nhiên. Chính vì vậy, nhu cầu con giống đang ngày càng gia tăng ở nhiều địa phương. Từ năm 1997 - 1999 Viện Nghiên cứu Hải sản đã tiến hành nghiên cứu sinh sảncágiò và đã thành công, sảnxuất được cágiògiống và biên soạn dự thảo quy trình sảnxuất vào năm 2000 (Ðề tài nghiên cứu cấp Nhà nước). Từ năm 2001 đến nay, được sự tài trợ của Hợp phần SUMA và Dự án NORAD, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện quy trình tại các địa điểm Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và đã thu được nhiều kết quả. Hiện nay, quy trình sản xuấtgiốngcágiò đã ổn định và được đơn giản hoá để áp dụng rộng rãi, kể cảtại các cơ sở không có điều kiện đầu tư. Nuôi vỗ: Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng lưới. Trong điều kiện nuôi vỗ, cágiò ở tuổi thứ 2 có thể thành thục tuyến sinh dục. Sinh sản: Cho cá đẻ trong bể xi măng hoặc trong giai, ấp trứng và ương ấu trùng trong bể composite hoặc bể xi măng. Trứng được đẻ trong bể xi măng, kể cả tiêm hoặc không tiêm hoocmôn, cágiò thường đẻ vào ban đêm, tập trung vào thời gian từ 21 - 24 giờ. Trứng được thu ngay sau khi đẻ, tách riêng và ấp ở nhiệt độ 28-30oC. Sau 24 - 28 giờ, trứng sẽ nở thành cá bột có chiều dài 4 - 4,2mm. Thức ăn cho ấu trùng cá: ở ngày tuổi thứ 3, cá bắt đầu ăn sinh vật phù du cỡ nhỏ như luân trùng, ấu trùng hầu hà, nauplius của copepoda; tiếp đến là loại cỡ lớn như copepoda trưởng thành, artemia ấu trùng và trưởng thành, sau đó có thể luyện chúng ăn thức ăn hỗn hợp. Giải quyết thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá: nuôi tảo thuần trên túi ni lông; nuôi luân trùng thâm canh trên bể nhỏ; gây nuôi sinh vật phù du trên ao đất vùng nước lợ. Vì vậy, việc áp dụng quy trình sản xuấtgiốngcágiò đã dễ; dàng, thuận lợi và có điều kiện mở rộng. Kết quả: Tỷ lệ cágiống tính từ khi nở cỡ 12-15cm đạt 4-5%, thời gian ương từ 50-60 ngày. Ðịa chỉ liên hệ: - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I Ðình Bảng-Từ Sơn - Bắc Ninh, điện thoại: 04-8271368, Fax: 04-8273070. - Trạm Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản Cát Bà, điện thoại: 031-827124 NUÔI CÁ BÓP/GIÒ Vị trí tốt cho việc nuôi lồng cá biển: - Độ sâu phải bảo đảm đáy lồng cách đáy biển ít nhất 2-3m. - Tránh nơi sóng to, gió lớn như sóng cao trên 2m và tốc độ dòng chảy 1m/giây vì có thể làm hư hỏng lồng, trôi thức ăn, làm cho cá hoạt động yếu gây chậm lớn và sinh bệnh. - Cần tránh những nơi nước chảy quá yếu hay nước đứng mà có thể dẫn đến cá chết do thiếu oxy, thức ăn thừa, mùn bã cũng tích lũy ở đáy lồng gây ô nhiễm. - Tốc độ chảy thích hợp từ 0,2-0,6m/giây. - Đảm bảo hàm lượng oxy từ 4-6mg/lít, nhiệt độ 25-30 độ C, độ mặn từ 27- 33 %o. - Cần tránh xa những nơi gây ô nhiễm dầu, ô nhiễm chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt và tàu bè. Nơi có thể xảy ra hồng triều. Trở ngại trong nuôi lồng cá biển: Trong nuôi lồng cá biển, dù có nhiều ưu điểm, song, vẫn còn trở ngại trước mắt sau: Bẩn lồng: Lồng nuôi cá bị dơ bẩn nặng trong quá trình nuôi là vấn đề khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới. Chua and Tend (1980) đã ghi nhận lại rằng, do sự gây dơ bẩn nhanh chóng của các sinh vật như hào, giun, rong, tảo . mà làm lồng có mắc lưới 37 mm ở eo biển Penang bị giảm lưu thông nước đến 60% sau 2 tuần ngâm trong nước và đến 87% sau 1 tháng. Lồng có mắc lưới 12,7 mm lưu thông nước giảm 93% sau 3 tuần hoạt động. Nguồn giống: Hiện tại, nguồn giống cung cấp cho nghề nuôi cá lồng vẫn còn dựa chủ yếu vào khai thác tự nhiên. Tuy nhiên, sản lượng khai thác không thể đáp ứng được nhu cầu con giống để mở rộng sảnxuất hơn. Hơn nữa do tỷ lệ con đực (cá mú) trong quần thể tự nhiên ít hơn 5%, việc thu gom cá đực cho nghiên cứu và sảnxuấtgiống cũng bị hạn chế. Thức ăn: Do việc nuôi cá lồng bị phụ thuộc vào nguồn thức ăn là cá tạp, khả năng cung cấp sẽ bị động và vì thế cho ăn không đều. Thức ăn là cá tạp không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho cá nuôi, và cá tạp thối bẩn cũng dễ gây ra bệnh cho cá. Chất lượng nước thay đổi: Việc nuôi cá lồng còn bị ảnh hưởng mạnh bởi sự thay đổi dòng chảy sóng gió, và các yếu tố khác như độ mặn, pH, độc tố do nhiễm bẩn, tảo nở hoa . Vì thế, trước khi nuôi, cần xem xét và chọn vị trí thích hợp. Địch hại: Nhiều quan sát cho thấy rằng nuôi cá trong lồng có nhiều địch hại như rắn biển mực, cá dữ phá lồng hay vào lồng gây hại cho cá nuôi, chim cũng là địch hại nguy hiểm cho cá khi lồng không được bảo quản kỹ. Bệnh cá: Cá biển nuôi lồng thường mắc một số bệnh ký sinh và vi khuẩn. Các vấn đề cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho cá trong nuôi lồng: Chọn giống loài nuôi ít mẫn cảm với bệnh tật Chọn vị trí cẩn thận Cágiống khoẻ mạnh và kích cỡ hợp lý Thường xuyên theo dõi, chăm sóc cá nuôi để chuẩn đoán tình trạng sức khoẻ cá Mật độ nuôi vừa phải Không cho cá ăn quá thừa cũng như quá thiếu Thức ăn phải tươi, không có mầm bệnh Loại bỏ cá chết ra khỏi lồng và hủy cá Ngăn ngừa địch hại Vệ sinh dụng cụ thường xuyên Thao tác nhẹ nhàng khi đánh bắt cá KỸ THUẬT NUÔI CÁBỚPCábớp là một loài cá bống nước lợ. Nó là loài có kích thước nhỏ. Cá trưởng thành có chiều dài thân 12 - 15 cm, khối lượng 20 - 40 g. Sản lượng không nhiều, tuy vậy ở một số thị trường như Hồng Kông, Ðài Loan . rất được ưa chuộng có giá cao nhất. Nếu có sản lượng cao có khả năng xuất khẩu. Cábớp (Boleopthalmus chinensis) thường thấy trên các bãi bùn và cát thuộc vùng triều. Cá đào hang có hai lỗ hoặc hơn dùng làm nơi trú ẩn và đẻ trứng. Lúc triều xuống chúng rời hang và lướt trên bùn hoặc trên đá để kiếm ăn, chúng ăn tảo ở đáy, chủ yếu là tảo silic. Trước đây sản lượng cábớp có trên thị trường là từ khai thác trong tự nhiên. Do có giá bán cao mà sản lượng trong tự nhiên lại có hạn nên gần đây nhiều nơi đã tìm cách nuôi loài cá này. Nuôi cábớp trong ao: - Lấy cágiống : Mùa sinh sản của cábớp là từ tháng tư đến tháng chín. Phần lớn cágiống thu được trong tự nhiên là vào các tháng 7 đến tháng 8. Có thể bắt chúng trong các vũng nước trên bùn hoặc cát ở các bờ dọc cửa sông khi nước triều xuống. Chiều dài thân cá 1,5 - 3,0cm, chúng có nhiều ở vùng nước lợ. Người ta dùng vợt bắt chúng trong các vũng nước đem về nuôi. - Ao nuôi : Ao nuôi cábớp thường là nhỏ cỡ từ 0,1 - 1ha. Bờ ao phải có đăng chắn đề phòng cá thoát đi và các loài ăn hại xâm nhập. Ðể tiện việc tháo cạn nước ao và phơi ao, độ cao của đáy ao phải ở trên mực nước trung bình. Cần có rãnh ở giữa ao rộng 2m hướng về phía cửa cống, theo chiều dài ao để tiện việc tháo cạn nước và làm nơi trú ẩn cho cá vào những ngày nắng to. Ðáy ao là đất thịt để các loài tảo ở đáy phát triển tốt và hố do cá đào ở trên đáy ao đất thịt không bị san bằng đi như trên đất cát. - Xử lý ao trước khi thả cá : Vì cábớp ăn tảo ở đáy vì vậy cần làm cho tảo phát triển tốt trước khi thả cá. Ðể làm được việc đó cần phơi đáy ao và bón phân. Ðối với ao mới đào bón 600 kg phân chồng mỗi ha, có thể cho thêm cám gạo, cho nước biển có độ mặn thấp, giữ độ sâu 15cm. Tảo silic và tảo lam sẽ phát triển ở đáy ao. Ốc và ấu trùng giun ít tơ (Chironomid) là những loài ăn tảo ở đáy vì vậy phải trừ diệt bằng Bayluscide 0,3 ppm (phần triệu) và loài thứ hai bằng Abate 0,25 ppm, Sumithion 0,3 ppm hoặc Lebaycid 0,25 ppm. - Thả giống : Mật độ thả cágiống là 30.000 con/ha, tối đa là 50.000, cábớp khi đã thả xuống ao thì khó mà bắt lại được, việc phân biệt kích cỡ thả cũng không cần thiết. Cábớp không bao giờ ăn thịt lẫn nhau. - Quản lý ao : Nước ao cần được giữ sạch và nông để ánh nắng xuyên suốt tận đáy. Thời kỳ đầu nước ao giữ ở mức 15 cm (ở rãnh sâu 30cm). Lúc đó cá cỡ nhỏ và chỉ đào được hố cạn, vì vậy chưa cần xử lý ao sau 45 ngày khi cá đạt cỡ trên 5 cm, chúng đào những hố sâu hơn để trú ẩn và đáy nền của tảo bị hư hại. Lúc đó cần tháo cạn nước (trừ một ít nước lưu lại trong rãnh) và phơi nắng 3 - 6 ngày. Sau đó bón phân bắc, cám gạo v.v . Cho nước lợ vào ao, lớp tảo đáy lại được hình thành. Trong quá trình xử lý cábớp sẽ ẩn náu trong hố của chúng. Vì vậy, khi bón phân phải cẩn thận, tránh dồn cả khối phân bón nhiều lấp cả hố, làm cá chết. Pha trộn phân với nước biển đưa vào ao thì an toàn hơn và cũng đạt được mục đích phân bón. Sau đó mực nước lại giảm xuống 2 đến 7 cm. Cábớp sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ trên 28oC. Chúng ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống dưới 14oC. - Ðịch hại : Ðịch hại phổ biến là cá (rô phi, cá rô . ) cần được diệt trừ khi phơi ao và lọc nước vào ao, chim (cần xua đuổi) và cua (cần có đăng chắn). - Thu hoạch và thương mại : Cábớp nuôi từ 1 đến 2 năm để đạt được quy cỡ thương phẩm tuỳ thuộc điều kiện ao và cách quản lý. Cỡ thương phẩm nhỏ nhất là 24g, cỡ lớn nhất đạt 40g, tỷ lệ sống 60%. Kỹ thuật thu hoạch là dùng lờ trê chắn ở lối chính vào hố của cá để đơm cá. Cũng có thể dùng lưới vó chắn ở cửa lấy nước. Khi tháo nước vào ao, cá tập trung ngay trên vó, kéo lưới lên bắt cá. Có thể vận chuyển cábớp đường dài bằng cách chứa chúng với một ít nước ở nhiệt độ thích hợp. - Sinh sản nhân tạo : Ở Ðài Loan từ đầu những năm 1970 người ta bắt đầu thử nghiệm cho đẻ nhân tạo cá bớp. Cá bố mẹ có chiều dài 10-20cm. Cá được chứa trong bể nhựa và cho các ống chất dẻo làm chỗ ẩn náu cho cá. Cho nước vào bể đủ để ngập lỗ mũi cá. Cá cái được tiêm từ 1/2 đến 1 não thuỷ thể cá chép và Synahorin với 5-10 đơn vị thỏ. Ngày thứ 3 thì tiêm đợt 2. Ngày thứ 4 cá bắt đầu đẻ. Mỗi con cái có thể thu hoạch được trên 10.000 trứng. Trứng có hình cầu và mầu vàng nhạt, đường kính 0,5-0,6mm. Trứng chìm và dính. Lấy tinh dịch bằng cách mổ cá đực, lấy dịch hoàn rồi cắt thành mảnh nhỏ, trộn đều với trứng. Trứng đã được thụ tinh đem rửa bằng nước biển có độ mặn 14,9-18,5%o nhiều lần ở nhiệt độ 28oC phải mất 65 giờ mới nở. . CÁ BÓP (CÁ GIÒ) Công nghệ sản xuất giống cá giò Trong thời gian gần đây, cá giò đã được nuôi phổ biến trong lồng bè ở vùng biển các địa phương. Hải sản đã tiến hành nghiên cứu sinh sản cá giò và đã thành công, sản xuất được cá giò giống và biên soạn dự thảo quy trình sản xuất vào năm 2000 (Ðề tài