1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Kế toán-Kiểm toán: Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành

138 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

Mục tiêu tổng quát của đề tài là từ nghiên cứu thực trạng, Khóa luận nhằm đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG,

CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH

NGUYỄN THÙY DƯƠNG

Niên khóa: 2014 – 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN KIỂM TOÁN

- -NHẬT KÝ THỰC TẬP

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG,

CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Trang 3

Lời Cám Ơn

Trải qua thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Trường Đại học Kinh tế Huế, được sự chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kế toán – Kiểm toán đã truyền đạt cho tôi những kiến thức về lý thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu

tư Thương mại Hoàng Thành, tôi đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở công ty, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty Cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Từ những kết quả đạt được này, tôi xin chân thành cám ơn: Quý thầy cô Trường Trường Đại học Kinh tế Huế, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong thời gian học vừa qua Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS Trịnh Văn Sơn đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

Hoàng Thành đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập.

Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn

để khóa luận tốt nghiệp đạt được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cám ơn!

Huế, tháng 04 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thùy Dương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3

5.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích 3

6 Cấu trúc đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRONG DOANH NGHIỆP 4

1.1 Những vấn đề lý luận chung về tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN trong doanh nghiệp 4

1.1.1 Tiền lương 4

1.1.1.1 Khái niệm tiền lương 4

1.1.1.2 Bản chất của tiền lương 4

1.1.1.3 Chức năng của tiền lương 4

1.1.1.4 Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp 6

1.1.1.5 Quỹ tiền lương 12

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

1.1.1.6 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 13

1.1.2 Các khoản trích theo lương 14

1.1.2.1 Quỹ Bảo hiểm xã hội 14

1.1.2.2 Quỹ Bảo hiểm y tế 20

1.1.2.3 Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp 20

1.1.2.4 Kinh phí công đoàn 22

1.1.2.5 Một số quy định về tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng, đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 23

1.1.3 Thuế Thu nhập cá nhân 26

1.1.3.1 Thu nhập chịu thuế 26

1.1.3.2 Thu nhập được miễn thuế 26

1.1.3.3 Kỳ tính thuế 28

1.1.3.4 Mức thuế suất 28

1.1.3.5 Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công 29

1.1.3.6 Các khoản giảm trừ 29

1.1.3.7 Khai thuế, quyết toán thuế 30

1.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương theo chế độ hiện hành và thuế TNCN 30

1.2.1 Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 30

1.2.2 Kế toán chi tiết tiền lương 31

1.2.2.1 Hạch toán số lượng lao động 31

1.2.2.2 Hạch toán thời gian lao động 31

1.2.2.3 Hạch toán kết quả lao động 32

1.2.2.4 Hạch toán tiền lương cho người lao động 33

1.2.3 Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương 34

1.2.3.1 Chứng từ sử dụng 34

1.2.3.2 Tài khoản sử dụng 35

1.2.3.3 Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 39

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG

TY CP ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH 43

2.1 Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành 43

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 43

2.1.2 Ngành, nghề kinh doanh 44

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 44

2.1.3.1 Chức năng 44

2.1.3.2 Nhiệm vụ 44

2.1.4 Đặc điểm tổ chức quản lý Công ty 45

2.1.5 Đặc điểm tổ chức kế toán Công ty 47

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 47

2.1.5.2 Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty 48

2.1.6 Tình hình tài chính của Công ty 49

2.1.6.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn 49

2.1.6.2 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 52

2.2 Thực trạng thực hiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty 53

2.2.1 Đặc điểm chung về lao động, công tác quản lý lao động và đặc điểm công tác chi trả lương tại Công ty 53

2.2.1.1 Đặc điểm và cơ cấu lao động 53

2.2.1.2 Công tác quản lý lao động 54

2.2.1.3 Công tác chi trả lương 56

2.2.1.4 Xây dựng quỹ tiền lương ở công ty 56

2.2.2 Cách tính lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại Hoàng Thành 56

2.2.3 Tính trợ cấp BHXH 79

2.2.4 Tính thuế Thu nhập cá nhân 85 2.2.5 Trình tự hạch toán chi tiết tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

2.2.5.1 Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương 86

2.2.5.2 Phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 89

2.2.5.3 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán 91

2.2.6 Thực trạng công tác kế toán thuế thu nhập cá nhân 101

2.2.6.1 Chứng từ sử dụng 101

2.2.6.2 Tài khoản sử dụng 102

2.2.6.3 Sổ kế toán sử dụng 102

2.2.6.4 Phương pháp hạch toán 102

2.2.6.5 Kê khai, khấu trừ và hoàn thuế TNCN 103

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI HOÀNG THÀNH.106 3.1 Sự cần thiết hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế thu nhập cá nhân tại Công ty Cổ phần ĐTTM Hoàng Thành 106

3.2 Nhận xét chung về thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần ĐTTM Hoàng Thành 107

3.2.1 Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty 107

3.2.2 Nhận xét về công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại công ty 108

3.3 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty CPĐTTM Hoàng Thành 109

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 112

1 Kết luận 112

2 Kiến nghị 112

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐTTM : Đầu tư thương mại

BHTN : Bảo hiểm thất nghiệpKPCĐ : Kinh phí công đoànBHTNLĐ : Bảo hiển tai nạn lao động

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng xác định số năm cuối T 19

Bảng 1.2 Tỷ lệ các khoản trích theo lương 23

Bảng 1.3 Mức lương tối thiểu vùng 24

Bảng 1.4 Biểu thuế lũy tiến từng phần 29

Bảng 2.1 Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty qua hai năm 2016 – 2017 51

Bảng 2.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 52

Bảng 2.3 Tình hình lao động Công ty qua hai năm 2016 – 2017 54

Bảng 2.4 Bảng chấm công của bộ phận văn phòng của công ty tháng 02/2018 59

Bảng 2.5 Bảng thanh toán tiền lương bộ phận văn phòng của công ty tháng 02/2018 60 Bảng 2.6 Bảng chấm công bộ phận tổ vé của công ty tháng 02/2018 63

Bảng 2.7 Bảng thanh toán tiền lương bộ phận tổ vé của công ty tháng 02/2018 65

Bảng 2.8 Bảng chấm công bộ phận lái xe của công ty tháng 02/2018 68

Bảng 2.9 Bảng thanh toán tiền lương bộ phận lái xe của công ty tháng 02/2018 70

Bảng 2.10 Bảng chấm công của bộ phận tổ kỹ thuật của công ty tháng 02/2018 73

Bảng 2.11 Bảng thanh toán tiền lương bộ phận tổ kỹ thuật của công ty tháng 02/2018 75

Bảng 2.12 Bảng tổng hợp các khoản trích theo lương tại công ty tháng 02/2018 83

Bảng 2.13 Bảng tổng hợp tiền lương của công ty tháng 02/2018 89

Bảng 2.14 Sổ chi tiết TK 334 92

Bảng 2.15 Chứng từ ghi sổ 09 93

Bảng 2.16 Chứng từ ghi sổ 10 95

Bảng 2.17 Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 96

Bảng 2.18 Sổ cái TK 334 98

Bảng 2.19 Chứng từ ghi sổ 13 100

Bảng 2.20 Sổ cái TK 338 101

Bảng 2.21 Sổ chi tiết TK 333.5 102

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty CP Đầu tư thương mại Hoàng Thành 46

Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 47

Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hình thức kế toán 48

Sơ đồ 2.4 Quy trình luân chuyển chứng từ tiền lương 88

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Mẫu giấy đề nghị tạm ứng cho nhân viên tháng 02 năm 2018 77

Hình 2.2 Mẫu phiếu chi tạm ứng lương cho nhân viên tháng 02 năm 2018 78

Hình 2.3 Mẫu giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH của nhân viên công ty 79

Hình 2.4 Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH cho nhân viên 80

Hình 2.5 Mẫu tờ khai khấu trừ thuế TNCN quý I năm 2018 105

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

và hạ giá thành sản phẩm.

Đối với người lao động, tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó lànguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình Do

đó, tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu

họ được trả đúng theo sức lao động họ đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năngsuất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lươngđược trả thấp hơn sức lao động của người lao động bỏ ra Chính vì vậy, giải quyết tốtchế độ, quyền lợi và nhu cầu của người lao động tương ứng với sức lao động mà họ bỏ

ra là biện pháp tốt nhất để cổ vũ, động viên, khuyến khích, là nguồn tạo ra động lựccho người lao động

Bên cạnh vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương thì chúng ta không thểkhông đề cập đến thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Bất kỳ một quốc gia nào có nềnkinh tế vận động theo cơ chế thị trường đều coi thuế TNCN là một sắc thuế có tầmquan trọng trong việc huy động nguồn thu cho ngân sách và thực hiện công bằng xãhội Là một bộ phận của hệ thống thuế, thuế TNCN vừa mang các vai trò chủ yếu củathuế nói chung, vừa có các vai trò riêng mà các loại thuế khác không có được Đối vớinền kinh tế - xã hội, thuế TNCN tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước; góp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

phần thực hiện công bằng xã hội; điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm; góp phầnphát hiện thu nhập bất hợp pháp Đối với hệ thống thuế, thuế TNCN góp phần khắcphục nhược điểm của một số loại thuế khác; góp phần hạn chế sự thất thu thuế thunhập doanh nghiệp.

Nhận thức được ý nghĩa và mục đích quan trọng của kế toán tiền lương, cáckhoản trích theo lương và thuế TNCN với mong muốn vận dụng những kiến thức ởnhà trường vào thực tế, cũng như tìm hiểu rõ hơn công tác kế toán tiền lương và các

khoản trích theo lương tại doanh nghiệp nên tôi đã chọn đề tài: “Th ực trạng công tác

k ế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp cho mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 M ục tiêu chung

Từ nghiên cứu thực trạng, Khóa luận nhằm đề xuất một số giải pháp góp phầnhoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN tạiCông ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng tập trung nghiên cứu của đề tài là “Công tác kế toán tiền lương, các khoảntrích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành”

4 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành

- Về thời gian: Nghiên cứu số liệu liên quan đến tình hình của Công ty Cổ phầnĐầu tư thương mại Hoàng Thành trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi, thái độ và ghi chép lại những công

việc mà nhân viên kế toán của công ty thực hiện để hiểu rõ hơn tình hình công tác kếtoán tại công ty

+ Phương pháp phỏng vấn: Trực tiếp phỏng vấn nhân viên kế toán lương cũng

như các phần hành liên quan như kế toán tổng hợp, thủ quỹ… và những người có liênquan

+ Phương pháp thu thập và nghiên cứu dữ liệu: Thu thập và nghiên cứu các tài

liệu liên quan đến kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và thuế TNCN từ tài liệucông ty, các trang web, giáo trình, các bài luận văn cùng đề tài có trong thư viện…

5.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

+ Phương pháp phân tổ thống kê: Thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu

thu thập được để phục vụ cho việc so sánh, phân tích

+ Phương pháp so sánh: Dựa vào những số liệu có được để tiến hành so sánh, đối

chiếu để tìm ra sự tăng giảm, chênh lệch giá trị giúp cho quá trình phân tích kinh doanh

Sử dụng phương pháp so sánh để xác định mức biến động tuyệt đối, tương đối,

so sánh theo thời gian, không gian và chuỗi thời gian

+ Phương pháp trong hạch toán kế toán.

6 Cấu trúc đề tài

Đề tài gồm có 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương vàthuế TNCN trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương vàthuế TNCN tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Hoàng Thành

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương, các khoảntrích theo lương và thuế TNCN tại Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Hoàng Thành.Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG VÀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề lý luận chung về tiền lương, các khoản trích theo lương

và thuế TNCN trong doanh nghiệp

1.1.1 Tiền lương

1.1.1.1 Khái niệm tiền lương

Theo quan niệm của Mác: “Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sứclao động.”

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Tiền lương là giá cả của lao động, được xác định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.”

Theo Khoản 1, Điều 90, Bộ Luật Lao động (2012): “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa

thuận Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương

và các khoản bổ sung khác.”

Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động được nhìn nhận như là một thứ hànghóa đặc biệt, nó có thể tạo ra giá trị từ quá trình lao động sản xuất Do đó, tiền lươngchính là giá cả sức lao động, khoản tiền mà người sử dụng lao động thỏa thuận trả chongười lao động theo cơ chế thị trường, chịu sự chi phối của pháp luật

1.1.1.2 Bản chất của tiền lương

Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người laođộng được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuấtnhằm tái sản xuất sức lao động

Bản chất của tiền lương chính là giá cả sức lao động, được xác định dựa trên cơ

sở giá trị của sức lao động đã hao phí để sản xuất ra của cải vật chất, được người laođộng và người sử dụng lao động thỏa thuận với nhau

1.1.1.3 Chức năng của tiền lương

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Chức năng tái sản xuất sức lao động

Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vât chất, sức lao động cũng cần phải đượctái tạo Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có

sự khác nhau Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị Song nhìnchung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra trong lịch sử thể hiện rõ sự tiến bộcủa xã hội Sự tiến bộ này gắn liền với sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của nhữngthành tựu khoa học - kỹ thuật mà nhân loại sáng tạo ra Chính nó đã làm cho sức laođộng được tái sản xuất ngày càng tăng cả về số lượng và cả về chất lượng Quá trìnhtái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thôngqua tiền lương Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nó luôn luôn được hoànthiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy trì và khôi phục

Như vậy bản chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm bảo cho người laođộng có một số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ có thể:

+ Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình

+ Sản xuất ra sức lao động mới

+ Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao động, tăngcường chất lượng lao động

Chức năng là đòn bẩy kinh tế:

Các Mác đã viết: "Một tư tưởng tách rời lợi ích kinh tế thì nhất định sẽ làm nhụcnó" Thực tế cho thấy rằng khi được trả công xứng đáng thì người lao động sẽ làm việctích cực, sẽ không ngừng hoàn thiện mình hơn nữa và ngược lại, nếu người lao độngkhông được trả lương xứng đáng với công sức của họ bỏ ra thì sẽ có những biểu hiệntiêu cực không thuận lợi cho lợi ích của doanh nghiệp Thậm chí nó sẽ có những cuộcđình công xảy ra, bạo loạn gây nên xáo trộn về chính trị, mất ổn định xã hội

Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị

và uy tín của người lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội

Do đó cần thực hiện đánh giá đúng năng lực và công lao động của người lao động đốivới sự phát triển của doanh nghiệp, để tiền lương trở thành công cụ quản lý khuyếnkhích vật chất và là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Chức năng điều tiết lao động:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở cácvùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế

độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động Nhờ đótiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của xãhội

Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội:

Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ

bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phílao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ lương cho toàn thể người laođộng Điều này có nghĩa trong công tác thống kê, giúp nhà nước hoạch định các chínhsách điều chỉnh mức lương tối thiểu để đảm bảo hợp lý thực tế luôn phù hợp với chínhsách của Nhà nước

Chức năng công cụ quản lý nhà nước:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động đứngtrước hai sức ép là chi phí sản xuất và kết quả sản xuất Họ thường tìm mọi cách có thể

để làm giảm thiểu chi phí trong đó có tiền lương trả cho người lao động

Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợiích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi người lao động

và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động đượchài hoà và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằmđạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, tăng hiệuquả sử dụng và quản lý lao động

1.1.1.4 Các hình thức tiền lương trong doanh nghiệp

Theo Điều 94, Bộ Luật Lao động (2012): “Người sử dụng lao động có quyền lựachọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán Hình thức trả lương đãchọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trảlương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất

10 ngày

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao độngđược mở tại ngân hàng Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng laođộng phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trìtài khoản.”

Hình thức trả lương theo thời gian

Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc, cấp bậclương và thang lương (hệ số lương) Hình thức này chủ yếu áp dụng cho lao động giántiếp, công việc ổn định hoặc cả lao động trực tiếp mà không định mức được sản phẩm.Hình thức trả lương này thường được áp dụng cho các lao động làm công tác vănphòng như: Hành chính, quản trị, tổ chức lao động, thống kê, kế toán… và các nhânviên thuộc các ngành không có tính chất sản xuất

 Trả lương theo thời gian giản đơn:

- Tiền lương tháng: Tiền lương tháng được tính và trả cố định cho một tháng làmviệc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động

Công thức tính:

Mức lương

tháng =

Mức lươngtối thiểu X ( Hệ số lương +

Trang 19

Tiền lương ngày = Tiền lương tháng

Số ngày làm việc trong tháng

- Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc

Công thức tính:

Số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (8 giờ)

 Trả lương theo thời gian có thưởng:

Trả lương theo thời gian có thưởng là hình thức trả lương theo thời gian giản đơnkết hợp với chế độ tiền lương trong sản xuất kinh doanh như: thưởng do nâng cao chấtlượng sản phẩm, thưởng do tăng năng suất lao động, thưởng do tiết kiệm nguyên vậtliệu, thưởng phát minh, sáng kiến… nhằm kích thích người lao động hoàn thành tốtcác nhiệm vụ được giao

Công thức tính:

Trả lương theo thời

gian có thưởng =

Trả lương theo thời gian

giản đơn + Các khoản tiền thưởng

Hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương sản phẩm là hình thức tính trả lương cho người lao động theo sốlượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành Đây là hình thức trảlương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khíchngười lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm

Hình thức trả lương theo sản phẩm được thực hiện nhiều cách khác nhau tùy theođặc điểm, điều kiện sản xuất của doanh nghiệp

- Ti ền lương sản phẩm trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương của công

nhân được xác định theo số lượng sản phẩm sản xuất ra và đơn giá lương sản phẩm.Công thức tính:

Tiền lương được

Trang 20

Đơn giá tiền lương một sản phẩm là tiền lương phải trả cho một đơn vị sản phẩmhoàn thành Ngoài ra, trong đơn giá còn tính thêm tỷ lệ khuyến khích trả lương sảnphẩm hoặc phụ cấp khu vực nếu có.

- Ti ền lương sản phẩm gián tiếp: Lương sản phẩm gián tiếp được áp dụng

đối với công nhân phụ, phục vụ và hỗ trợ cho sản xuất chính như công nhân điều chỉnhmáy, sửa chữa thiết bị… mà kết quả công tác của họ có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quảcông tác của những người công nhân sản xuất chính nhằm khuyến khích họ nâng caochất lượng phục vụ

Công thức tính:

Tiền lương được

lĩnh trong tháng =

Sản lượng sản phẩm củacông nhân chính X

Đơn giá lương sảnphẩm gián tiếp

- Ti ền lương tính theo sản phẩm có thưởng: Tiền lương tính theo sản phảm

có thưởng là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độkhen thưởng do doanh nghiệp quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, thưởng tăngnăng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu Ngoài tiền lương theo sản phẩm trựctiếp không hạn chế, người lao động còn được hưởng một khoản tiền theo quy định củađơn vị Cách tính lương này có tác dụng kích thích người lao động không phải chỉquan tâm đến số lượng sản phẩm làm ra mà còn quan tâm nâng cao chất lượng sảnphẩm

- Ti ền lương tính theo sản phẩm lũy tiến: Tiền lương tính theo sản phẩm lũy

tiến là hình thức trả lương ngoài tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp người ta còncăn cứ vào mức độ vượt mức quy định để tính thêm tiền lương theo tỷ lệ lũy tiến Sốlượng sản phẩm hoàn thành vượt định mức càng nhiều thì tiền lương tính thêm càngcao

Hình thức trả lương khoán theo sản phẩm

Trả lương khoán theo sản phẩm là hình thức đặc biệt của tiền lương theo sảnphẩm, trong đó tổng số tiền lương trả cho công nhân hoặc một nhóm công nhân đượcquy định trước cho một khối lượng công việc hoặc khối lượng sản phẩm nhất địnhphải được hoàn thành trong thời gian quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

- Khoán công vi ệc: Doanh nghiệp xác định mức tiền lương trả theo từng công

việc mà người lao động phải hoàn thành Hình thức này áp dụng cho những công việclao động giản đơn, có tính chất đột xuất…

- Khoán qu ỹ lương: Căn cứ vào khối lượng từng công việc, sản phẩm và thời

gian cần thiết để hoàn thành mà doanh nghiệp khoán quỹ lương Người lao động biếttrước tiền lương mà họ sẽ nhận sau khi hoàn thành công việc trong thời gian được quyđịnh sẵn

Hình thức trả lương theo doanh thu

Trả lương theo doanh thu là hình thức trả lương mà thu nhập người lao động phụthuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương, thưởngdoanh số của công ty

Hình thức này thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng…hưởng lương theo doanh thu

Công thức tính:

Tiền lương

trong tháng = Lương cơ bản +

Phụ cấp(nếu có) +

Doanh sốtrongtháng

X Tỷ lệ tríchtính lương

Các hình th ức tiền lương làm thêm giờ

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian

Người lao động hưởng lương thời gian, làm việc ngoài giờ làm việc bình thườngđược trả lương làm thêm giờ như sau:

Tiền lương

làm thêm giờ =

Tiền lương giờ thựctrả của ngày làm việcbình thường

X

Mức ít nhất150% hoặc 200%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiềnlương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngàyhoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm).

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoăc 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngàylàm việc bình thường được xác định:

- Mức ít nhất bằng 150% áp dụng đối với làm thêm giờ trong ngày làm việc

- Mức ít nhất bằng 200% áp dụng đối với làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàngtuần

- Mức ít nhất bằng 300% áp dụng đối với làm thêm giờ vào các ngày lễ, ngàynghỉ có hưởng lương theo quy định

Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

+

Tiền lương giờthực trả củangày làm việcbình thường

X Mức ítnhất 30% X

Số giờlàm việcvào banđêmNgười lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quyđịnh, còn được trả thêm 20% tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bìnhthường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởnglương

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22h đến 6h sang ngày hôm sau

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm

Người lao động hưởng lương sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi ngườilao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời gian làm việc bìnhthường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khốilượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính nhưsau:

Tiền lương

làm thêm =

Đơn giá tiền lươngsản phẩm của ngàylàm việc bình

X Mức ít nhất 150%

hoặc 200% hoặc X

Số sản phẩmlàm thêmTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

giờ thường 300%

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoăc 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm củangày làm việc bình thường được xác định:

- Mức ít nhất bằng 150% áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường

- Mức ít nhất bằng 200% áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hàngtuần

- Mức ít nhất bằng 300% áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào các ngày lễ,ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định

Tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

+

Đơn giá tiềnlương sảnphẩm củangày làm việcbình thường

X Mức ítnhất 30% X

Số sảnphẩmlàm vàoban đêm

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quyđịnh, còn được trả thêm 20% đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làmviệc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ

có hưởng lương

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22h đến 6h sang ngày hôm sau

1.1.1.5 Quỹ tiền lương

Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền tính theo số công nhân viên của doanh nghiệptrực tiếp quản lý và chi trả lương

Thành phần quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản:

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế (Tiền lươngtheo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán)

- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vichế độ quy định

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyênnhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độquy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.

- Tiền ăn trưa, ăn ca

- Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụcấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên )

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên

Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có thể chiathành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ

+ Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động trong thờigian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp bậc

và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên + Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian người laođộng thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉphép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất được hưởng theo chế độ

1.1.1.6 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất

Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì công nhântrong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như thời gian đi làm việc.Nếu doanh nghiệp bố trí cho CN nghỉ phép đều đặn trong năm thì tiền lương nghỉphép được tính trực tiếp vào chi phí sản xuất, còn nếu có tháng nếu CN tập trung nghỉnhiều, có tháng nghỉ ít hoặc không nghỉ thì để đảm bảo cho giá thành không bị độtbiến, tiền lương nghỉ phép của CN được tính vào chi phí SX thông qua phương pháptrích trước Cuối năm sẽ tiến hành điều chỉnh số trích trước theo kế hoạch phù hợp với

số thực tế tiền lương nghỉ phép để phản ánh đúng số thực tế chi phí tiền lương và chiphí sản xuất Trích trước tiền lương nghỉ phép chỉ thực hiện với công nhân trực tiếpsản xuất

Công thức trích được tính như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Tỷ lệ trích trước theo kếhoạch tiền lương nghỉ phép

Tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả cho CNSX theo

kế hoạch trong nămTổng số tiền lương chính phải trả cho CNSX theo kế

hoạch trong năm

1.1.2 Các khoản trích theo lương

1.1.2.1 Quỹ Bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhậpcủa người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm

xã hội Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định là trên tiềnlương phải trả công nhân viên trong kì

Từ năm 2015 đến trước 01/06/2017, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lậpquỹ BHXH theo tỷ lệ 26% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trongtháng, trong đó: người sử dụng lao động đóng 18% tiền lương đóng BHXH, được tính vàochi phí sản xuất kinh doanh (trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14% vào quỹ hưutrí và tử tuất, 1% vào quỹ tai nạn lao động); người lao động đóng 8% tiền lương đóngBHXH trừ vào lương tháng của người lao động (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

Kể từ 01/06/2017 đến nay, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹBHXH theo tỷ lệ 25.5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trongtháng, trong đó: người sử dụng lao động đóng 17.5% tiền lương đóng BHXH, đượctính vào chi phí sản xuất kinh doanh (trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 14%vào quỹ hưu trí và tử tuất, 0.5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động); người lao độngđóng 8% tiền lương đóng BHXH trừ vào lương tháng của người lao động (đóng vào

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

quỹ hưu trí và tử tuất) Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo và thực hiện các chế độBHXH với người lao động.

Phương pháp tính mức hưởng BHXH khi bị ốm đau, thai sản, chế độ hưu trí:

 Đối với trợ cấp ốm đau: Người lao động chỉ được hưởng lương trợ cấp BHXH

khi nghỉ việc do ốm đau, tai nạn có xác nhận của cơ quan y tế

- Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luậtbảo hiểm xã hội được tính như sau:

X

Tỷ lệ hưởngchế độ ốmđau (%)

X

Số ngàynghỉ việchưởng chế

độ ốm đau

26 (ngày)

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ

ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày

mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tínhnhư sau:

- Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

- Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới

30 năm;

- Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm

Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉhàng tuần

 Đối với trợ cấp thai sản: Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy

định tại Khoản 1, Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể nhưsau:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm cơ sở tính hưởng chế

độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền

kề gần nhất trước khi nghỉ việc Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thìđược cộng dồn

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh conhoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặcnhận nuôi con nuôi thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho nhânviên bị ốm đau, thai sản trên cơ sở các chứng từ hợp lệ Cuối tháng, doanh nghiệpphải quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH

 Đối với chế độ hưu trí: Người lao động đóng BHXH từ 20 năm trở lên thuộc

một trong các nhóm đối tượng sau:

– Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

– Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và trong đó có

đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15 nămlàm việc ở khu vực có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên

– Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và trong đó có đủ 15 năm làm côngviệc khai thác than trong hầm mỏ

– Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp

Mức lương hưu hàng tháng được tính như sau:

- Về hưu trước ngày 01/01/2018:

Nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%Nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 3%

Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH – 20 năm) x 2%

Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Cách tính Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nướcquy định

Trang 30

Từ 01/01/2025 Toàn bộ thời gian đóng BHXH

- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người

sử dụng lao động quyết định

Mức bình quân

tiền lương =

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXHTổng số tháng đóng BHXH

- Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo tiền lương do người

sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương doNhà nước quy định:

do NN quy định

+

Tổng tiền lương tháng đóngBHXH theo chế độ tiền lương dongười sử dụng LĐ quyết địnhTổng số tháng đóng BHXH

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với

tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấpmột lần

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn sốnăm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thìđược tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

1.1.2.2 Quỹ Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chămsóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đốitượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này Quỹ BHYT là quỹ dùng đểđài thọ người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữabệnh Cơ quan bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định

mà Nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm

Theo chế độ hiện hành, mức trích đóng BHYT là 4,5% trên tổng số tiền lươngthực tế phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh của các đối tượng sử dụng lao động và 1,5% trừ vào lương của người lao động

1.1.2.3 Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là khoản tiền được trích để trợ cấp cho người laođộng bị mất việc làm Nguồn hình thành quỹ BHTN như sau:

- Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN

- Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóngBHTN của những người lao động tham gia BHTN

- Hàng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền côngtháng đóng BHTN của những người tham gia BHTN và mỗi năm chuyển một lần.Phương pháp tính mức hưởng BHTN:

Để được hưởng BHTN thì NLĐ phải đủ các điều kiện sau:

Điều kiện thứ nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừcác trường hợp sau đây:

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc tráiTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

Điều kiện thứ hai: Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 thángtrước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với các hợp đồng lao động xác định vàkhông xác định thời hạn)

Đã đóng BHTN từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợpđồng lao động (đối với các hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng)

Điều kiện thứ ba: Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụviệc làm theo quy định

Điều kiện thứ tư: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơhưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáodục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Mức lương bình quân của 06 tháng liền kề

có đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi

thất nghiệp

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng không quá: 05 lần mức lương cơ sởđối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quyđịnh

Hoặc 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối vớingười lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứđóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó,

cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối

đa không quá 12 tháng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ

hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

 Qu ỹ trợ cấp thôi việc: (Theo Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003

- Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc: Theo điểm cKhoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thihành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 quy định, “thời gian làm việc đểtính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ

12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc”

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc: Khoản 3 Điều 48 Luật lao động

2012 quy định: “Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợpđồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc

1.1.2.4 Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổngquỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp nhằm chăm

lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động củacông đoàn tại doanh nghiệp Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp trích

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

tháng và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng laođộng.

Toàn bộ số kinh phí công đoàn được trích một phần để nộp lên cơ quan côngđoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp phục vụ chi tiêu cho hoạt động công đoàntại doanh nghiệp nhằm chăm lo cho lao động

1.1.2.5 Một số quy định về tỷ lệ đóng, mức tiền lương đóng, đối tượng tham gia

BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

a Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, KPCĐ

Kể từ ngày 01/06/2017, theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 củaBảo hiểm xã hội Việt Nam quy định, tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm theo lương đóngBHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, KPCĐ cụ thể như sau:

Bảng 1.2 Tỷ lệ các khoản trích theo lương

Khoản BHXH: 17,5% trích vào Doanh nghiệp (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau vàthai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và

tử tuất) và 8% trích vào lương Người lao động (đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)

Như vậy:

– Tổng cộng hàng tháng Doanh nghiệp phải đóng cho Cơ quan BHXH là 32%(BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN) (Trong đó trích từ tiền lương của NLĐ là10,5%)

– Phải đóng cho Liên đoàn lao động Quận, huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là 2% trênquỹ tiền lương hàng tháng của những người tham gia BHXH

b Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

- Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT,BHTN, NHTNLĐ, BNN bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương.

- Từ ngày 01/01/2018 trở đi: tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương,phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điều 4 Thông tư số47/2015/TT-BLĐTBXH

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHXH, BHYT là mức lương tối thiểuvùng (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng) và mức tối

đa là 20 lần mức lương cơ sở

- Mức tiền lương tháng thấp nhất để đóng BHTN là mức lương tối thiểu vùng vàmức tối đa là 20 lần mức lương tối thiểu vùng

- Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, họcnghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so vớimức lương tối thiểu vùng, nếu làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm5%

Mức lương tối thiểu vùng:

Bảng 1.3 Mức lương tối thiểu vùng

Vùng Mức lương tối thiểu vùng

- Từ ngày 01/07/2017: Mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng

- Từ ngày 01/07/2018: Mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng

c Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc

- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn,HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luậtcủa người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thuộcđối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN; không thuộc đối tượng tham giaBHYT, BHTN;

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức

và viên chức;

- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổchức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàogiao cho BHXH tỉnh;

- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiềnlương;

- Những người có HĐLĐ từ 2 nơi trở lên với nhiều DN khác nhau thì đóngBHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiềnlương cao nhất

d Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN

 Đóng hằng tháng:

- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóngBHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXHbắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người laođộng theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quanBHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

 Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần:

- Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt độngtrong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sảnphẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng mộtlần Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiềnvào quỹ BHXH

 Đóng theo địa bàn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXHtại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.

- Chi nhánh của DN hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó

1.1.3 Thuế Thu nhập cá nhân

1.1.3.1 Thu nhập chịu thuế

Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:

- Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Thu nhập từ tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được từ người sử dụnglao động

- Thu nhập từ đầu tư vốn

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

- Thu nhập từ trúng thưởng bằng tiền hoặc hiện vật

- Thu nhập từ bản quyền

- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại theo quy định của Luật Thương mại

- Thu nhập từ thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sởkinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng

- Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ

sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sửdụng

1.1.3.2 Thu nhập được miễn thuế

Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghịđịnh số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trình xây dựnghình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản)giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; chachồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội;ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

- Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất

ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở,quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

- Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất khôngphải trả tiền hoặc được giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật

- Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản (bao gồm cả nhà ở, công trìnhxây dựng hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật về kinh doanh bấtđộng sản) giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với connuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội vớicháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị em ruột với nhau

- Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nôngnghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản chưa qua chế biến thànhcác sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường

- Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nướcgiao để sản xuất

- Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, thu nhập từ lãi hợp đồngbảo hiểm nhân thọ

- Thu nhập từ kiều hối

- Phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn sovới tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của phápluật

- Tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả theo quy định của Luật Bảo hiểm

xã hội, tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện Cá nhân sinhsống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu do nước ngoài trả

- Thu nhập từ học bổng

- Tiền bồi thường bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, tiền bồithường tai nạn lao động, các khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường kháctheo quy định của pháp luật

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

- Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyềncho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khôngnhằm mục đích thu lợi nhuận.

- Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạodưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphê duyệt

1.1.3.3 Kỳ tính thuế

 Đối với cá nhân cư trú:

- Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiềnlương, tiền công;

- Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tưvốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bảnquyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quàtặng;

- Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từchuyển nhượng chứng khoán Trường hợp cá nhân áp dụng kỳ tính thuế theo năm thìphải đăng ký từ đầu năm với cơ quan thuế

 Đối với cá nhân không cư trú:

Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thunhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế

1.1.3.4 Mức thuế suất

Thuế suất thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương tiềncông được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần hoặc bảng quy đổi thu nhậpkhông bao gồm thuế ra thu nhập tính thuế được quy định theo Thông tư số111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Bảng 1.4 Biểu thuế lũy tiến từng phần

Thuế suất (%)

1.1.3.5 Xác định thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng tiền lương, tiền công,tiền thù lao, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền lương, tiền công mà người nộpthuế nhận được trong kỳ tính thuế theo hướng dẫn

Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế Thời điểm xác định thu nhập chịu thuếđối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập chongười nộp thuế

1.1.3.6 Các khoản giảm trừ

Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuếđối với thu nhập từ kinh doanh, tiền công của người thu nhập là cá nhân cư trú

– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế:

+ Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanhthì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ giacảnh cho bản thân tại một nơi

+ Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ giacảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam trong trường hợp cá nhânlần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời ViệtNam trong năm tính thuế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 16/06/2021, 09:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w