1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số giải pháp nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi

19 167 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 85 KB

Nội dung

Mẫu số 5 Mã số 04 - Tên sáng kiến: Một số giải pháp nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục - Họ tên tác giả: Trần Thanh Tâm - Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng Bình Xuyên, năm 2019 1 Họ tên, chữ ký người chấm điểm Điểm Mã số Người số 1:……………………………………… Người số 2:……………………………………… - Tên sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi” - Mô tả sáng kiến: Vận dụng các giải pháp thiết thực để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi + Về nội dung của sáng kiến: Vận dụng các giải pháp thiết thực để giúp trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi Cụ thể các giải pháp sau: 1 Giải pháp 1: Không ngừng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ + Mục đích: - Giáo viên luôn luôn tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi Từ đó tìm ra các giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi + Nội dung và biện pháp thực hiện: - Nghiên cứu các tài liệu liên quan tới cách làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non - Nghiên cứu sự phát triển nhận thức, tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi để biết được mức độ nhận thức của trẻ 2 - Nghiên cứu các sản phẩm và các nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm - Nghiên cứu cách tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi đơn giản, phù hợp với trẻ 4 - 5 tuổi - Quan tâm tới tâm lý, nhận thức của trẻ để tìm ra giải pháp giáo dục phù hợp - Tìm hiểu học hỏi tài liệu tin học liên quan tới đề tài nghiên cứu - Trao đổi cùng đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp mới và sáng tạo - Tham gia các lớp tập huấn của trường và của phòng giáo dục tổ chức 2 Giải pháp 2: Đẩy mạnh và củng cố kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ vào các thời điểm trong ngày + Mục đích: - Cung cấp và rèn luyện những kỹ năng cơ bản cho trẻ để tạo ra một số loại đồ dùng, đồ chơi - Trẻ biết được từ những nguyên liệu đơn giản tưởng chừng bỏ đi nhưng với sự sáng tạo của con người sẽ tạo ra những loại đồ dùng, đồ chơi rất hấp dẫn - Trẻ biết được cách làm các loại đồ chơi đơn giản từ những nguyên liệu đơn giản - Khơi gợi ở trẻ sự đam mê muốn tìm tòi, sáng tạo, muốn tạo ra những sản phẩm mà mình yêu thích + Nội dung và biện pháp thực hiện: 3 a Trên các hoạt động: *Với hoạt động Tạo hình: Tạo hình là một môn học rất đa dạng và phong phú đối trẻ mầm non Bởi nó không chỉ cung cấp các kiến thức, kỹ năng cho trẻ mà nó còn mang lại nhiều điều mới mẻ và tạo cho trẻ cơ hội được sáng tạo, thao tác với các loại nguyên liệu đa dạng phong phú để tạo ra các đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng Việc rèn luyện và củng cố kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong tiết tạo hình là rất cần thiết Ví dụ: Với chủ đề “bản thân” trong tiết nặn tháp chóp Cô sẽ hướng dẫn trẻ cách nặn từng tầng của tháp chóp bằng cách làm mềm đất, xoay tròn đất, ấn bẹt thế là đã xong một tầng Tiếp theo chỉ việc xếp các tầng lại với nhau Tầng dưới to nhất rồi đến các tầng tiếp theo bé dần Chỉ với những kỹ năng đơn giản đó cô đã hướng dẫn trẻ cách nặn được một loại đồ chơi rồi * Với hoạt động khám phá: Khám phá là môn học mà trẻ rất hứng thú Bởi đặc thù của trẻ mầm non là rất tò mò, ham hiểu biết chính vì thế mà việc tích hợp các nội dung giáo dục vào môn học này cũng vô cùng có hiệu quả Ta có thể tích hợp việc dạy trẻ làm các loại đồ dùng, đồ chơi vào các tiết học khám phá môi trường tự nhiên, khám phá môi trường xã hội một cách phù hợp như: Ví dụ: 4 Với tiết học “tìm hiểu về ngày tết trung thu” Chúng ta có thể tích hợp tạo hình vào phần củng cố Cô và trẻ sẽ cùng làm những chiếc đèn lồng hay những đồ chơi đơn giản để chơi trong ngày tết trung thu Làm chiếc đèn lồng từ những giấy bìa rất đơn giản + Cách làm: Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một miếng bìa màu hình chữ nhật hơi dài một chút đã được cắt các đường cách đều nhau ở phần giữa và 2 hình tròn Cô hướng dẫn trẻ cuốn lại dùng hồ dán và dính lại làm thân đèn, sau đó lấy 2 miếng bìa màu khác hình tròn dán úp hai đầu làm đế và phần trên của đèn lồng Tiếp theo dính một đoạn dây dù vào phần trên và buộc vào que để cầm Có thể dán thêm những bông hoa để trang trí cho đèn lồng đẹp hơn Như vậy là đã xong Với tiết “ trò chuyện về ngày 20/11” Ở phần củng cố bài học cô có thể hướng dẫn và cùng trẻ làm bưu thiếp tặng cô + Cách làm: Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một tờ bìa màu hình vuông, một số hoa, lá, hình… nhỏ cắt sẵn Hướng dẫn trẻ gấp đôi hình vuông, tiếp theo dùng bút màu vẽ trang trí xung quanh bưu thiếp Xếp và dán trang trí những bông hoa, lá, hình…theo ý thích của trẻ như vậy là trẻ đã có một tấm bưu thiếp tự mình tạo ra để tặng cho cô giáo rồi b Vào các thời điểm sinh hoạt trong ngày * Hoạt động góc: Chơi hoạt động góc là một thời điểm lý tưởng để rèn luyện kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Bởi lúc này trẻ đang có tâm lý rất phấn khởi vì được tham gia vào cuộc sống xã hội thu nhỏ Trẻ được thoải mái thể hiện các vai 5 chơi Chính vì thế ở góc tạo hình cô sẽ cung cấp các nguyên liệu khác nhau để trẻ được thoải mái sáng tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi phong phú theo từng chủ đề khác nhau Ví dụ: Ở chủ đề “nghề nghiệp” cô có thể định hướng và hướng dẫn cho trẻ làm các sản phẩm của nghề như sản xuất lọ hoa + Cách làm: Dùng cốc giấy đã sử dụng Sau đó cắt, xé những bông hoa và dán trang trí lên cốc để tạo thành lọ hoa Tiếp theo dùng các ống hút sữa để tạo thành cành hoa Cắt dán các bông hoa, lá dán lên cành hoa rồi cắm trang trí vào lọ Như vậy là một sản phẩm của nghề đã được tạo ra Hay ở chủ đề “động vật” cô có thể hướng dẫn trẻ làm các con vật đơn giản như con chó, con thỏ… + Cách làm: Dùng cốc giấy đã sử dụng Dùng bút dạ để tô màu lên cốc tạo thành thân của con vật Dùng quả bóng bàn làm đầu Trẻ sẽ vẽ mắt, mũi, mồm …sau đó cô sẽ giúp trẻ gắn đầu vào thân Trẻ xé và dán thêm tai, đuôi cho con vật Với những thao tác rất đơn giản như vậy trẻ sẽ tạo ra được những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu để chơi rồi đấy Cô giáo sẽ giúp trẻ thể hiện tốt các vai chơi bằng cách chuẩn bị đa dạng các nguyên vật liệu để trẻ được thoải mái sáng tạo và thể hiện hết mình Điều này không chỉ giúp trẻ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong giờ chơi mà còn giúp trẻ rèn luyện thêm kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi * Hoạt động vui chơi ngoài trời: 6 Hoạt động vui chơi ngoài trời là một thời điểm vô cùng lợi thế cho việc rèn luyện và củng cố kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ bởi ở thời điểm này trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên và sẽ có nhiều các nguyên liệu phong phú để trẻ sáng tạo Chính vì thế tích hợp rèn trẻ kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi vào thời điểm này mang lại hiệu quả rất cao Ví dụ: + Cô có thể hướng dẫn trẻ dùng những chiếc lá khô có các hình dạng khác nhau để xếp và dán lên giấy bìa màu tạo thành bức tranh con vật hay đồ vật thật sinh động như: Xếp hình bông hoa, con gấu, con thỏ, Kết hợp với cỏ cây, hoa lá trẻ sẽ trang trí cho bức tranh của mình thật sinh động + Hướng dẫn trẻ làm cây dừa bằng xốp Cô chuẩn bị sẵn những dải xốp dài, những mảnh xốp dài như hình lá dừa Cô hướng dẫn trẻ gấp dọc mảnh xốp làm lá sau đó dùng kéo để cắt những lá dừa nhỏ, dùng dải xốp dài và cuận thành thân cây dừa cô sẽ giúp trẻ dính lại, cuối cùng là dính những chiếc lá lên thân cây Với sự linh hoạt của cô giáo sẽ giúp trẻ sáng tạo ra nhiều loại đồ dùng, đồ chơi vừa đơn giản vừa gần gũi lại ít tốn kém mà đặc biệt là giúp trẻ có thêm những kỹ năng, sự sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên liệu sẵn có, nguyễn liệu dễ tìm 3 Giải pháp 3: Tổ chức cuộc thi “ Bé khéo tay hay làm” trong lớp Mục đích: - Trẻ củng cố và nâng cao kỹ năng tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi cho bản thân 7 - Tạo ra tâm thế phấn khởi muốn tìm tòi khám phá về thế giới đồ dùng, đồ chơi tự tạo Nội dung và biện pháp thực hiện: Đối với trẻ mầm non việc được khen ngợi và động viên là rất cần thiết Chính vì thế để nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ không nên chỉ đơn thuần là dạy trẻ làm đồ dùng, đồ chơi mà cần tạo ra một động lực thúc đẩy tinh thần sáng tạo của trẻ bằng cách tổ chức các cuộc thi Vì vậy để nâng cao kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ tôi sẽ tổ chức cho trẻ thi “ Bé khéo tay hay làm” Các cuộc thi này có thể kết hợp tổ chức vào các hoạt động chiều Trước khi tổ chức cuộc thi tôi sẽ thông báo trước với trẻ khoảng một tuần để tạo cảm hứng cho trẻ và trẻ sẽ cố gắng học tập rèn luyện các kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi trong những lần cô hướng dẫn hoặc trẻ có thể tự bắt chước khi nhìn thấy loại đồ dùng đồ chơi đó ở đâu Khi tổ chức cuộc thi thì cần phải chuẩn bị quà cho những người thắng cuộc Đây là một động lực rất lớn thúc đẩy trẻ tham gia thi Bởi không chỉ trẻ con mà người lớn cũng rất thích được nhận phần thưởng từ cuộc thi mà mình tham gia Vì đó là nguồn động viên khích lệ to lớn để tạo sự hứng thú cho trẻ khi trẻ tham gia vào các hoạt động Trước khi tổ chức cuộc thi cô sẽ dành ra một số buổi chiều để hướng dẫn trẻ làm một số loại đồ dùng đồ chơi đơn giản từ những nguyên liệu sẵn có hoặc thiên nhiên hay những nguyên liệu cô đã chuẩn bị để cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho trẻ để tạo ra một loại đồ dùng, đồ chơi 8 Ngoài ra cô cũng cho trẻ quan sát một số loại đồ dùng đồ chơi khác và giới thiệu cách làm để trẻ tự sáng tạo Sau khi đã cung cấp các kỹ năng cần thiết và tạo tâm thế cho trẻ thì cô cần chuẩn bị các nguyên vật liệu và tạo môi trường để tổ chức cuộc thi Các nguyên vật liệu ở đây nên chú ý tới các nguyên liệu sẵn có ở địa phương, các loại chai lọ, bìa cát tông…Các nguyên liệu này vừa dễ tìm lại góp phần bảo vệ môi trường và mang lại lợi ích về kinh tế Khi tổ chức cuộc thi cô sẽ giới thiệu về các phần thưởng mà cô đã chuẩn bị cho những người thắng cuộc và những yêu cầu của một sản phẩm Các nguyên vật liệu và gợi ý một số loại đồ dùng đồ chơi đơn giản mà trẻ đã được làm quen để trẻ tự mình sáng tạo Trong khi trẻ sáng tạo cô sẽ bao quát, động viên trẻ và giúp đỡ trẻ trong những tình huống cần thiết Khi sắp hết giờ cô sẽ thông báo cho trẻ để trẻ hoàn thiện nhanh sản phẩm của mình Khi hết giờ cô sẽ cho trẻ dừng tay và trưng bày sản phẩm Cô sẽ cho trẻ nhận xét về sản phẩm của mình và của bạn để trẻ nói lên được cái ý tưởng mà trẻ đã thực hiện Sau khi nghe trẻ nhận xét và trình bày ý tưởng của mình cô sẽ nhận xét đánh giá và công bố giải thưởng Việc nhận xét đánh giá và phân giải cũng phải rất tế nhị bởi trẻ trẻ con cũng rất dễ bị tổn thương Ngoài những sản phẩm đẹp được khen ngợi cô cũng cần biết cách động viên khích lệ các sản phẩm khác Có thể nói việc tổ chức các cuộc thi “ Bé khéo tay hay làm” là một giải pháp rất hữu hiệu để góp phần nâng cao kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ bởi nó mang lại cho trẻ hứng thú cũng như mong muốn được thực hiện ý tưởng 9 của mình Với trẻ 4 - 5 tuổi tuy kỹ năng của trẻ chưa được tốt như 5 - 6 tuổi nhưng với sự hướng dẫn và rèn luyện của giáo viên cộng với sự tò mò ham hiểu biết của trẻ sẽ giúp cho trẻ có thể làm được một số loại đồ dùng đồ chơi đơn giản 4 Giải pháp 4: Thiết lập mối quan hệ hai chiều với phụ huynh Mục đích: - Củng cố và tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ - Củng cố và rèn luyện kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ khi ở nhà - Giúp cha mẹ nắm được mức độ phát triển của con mình như thế nào Nội dung và biện pháp thực hiện: Việc chăm sóc giáo dục trẻ là việc làm đòi hỏi phải có sự liên kết mật thiết giữa gia đình và nhà trường Bởi trẻ em rất dễ nhớ mau quên nên đòi hỏi những kiến thức cần cung cấp cho trẻ đều phải được lặp lại thường xuyên và tiến hành mọi lúc, mọi nơi Chính vì vậy để củng cố và rèn luyện kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ tôi thường trao đổi với phụ huynh khi về nhà khuyến khích các con sáng tạo với các nguyên liệu sẵn có và nhờ phụ huynh chuẩn bị thêm cho con một số nguyên liệu để các con tự mình làm các loại đồ dùng, đồ chơi yêu thích mà trên lớp các con đã được hướng dẫn hoặc các con có thể tự sáng tạo và bắt chước các đồ chơi đã nhìn thấy Ví dụ: 10 Tôi sẽ chụp ảnh những chiếc hộp đựng bút bằng hộp giấy và gửi cho phụ huynh để họ cho trẻ quan sát và hướng dẫn trẻ làm khi về nhà + Cách làm: Sưu tầm hộp giấy từ các hộp bánh, kẹo bằng giấy có hình dạng như hộp thạch to Trẻ sẽ dùng bút dạ và tô, vẽ những hình mình thích hoặc cắt, xé dán giấy màu để trang trí cho chiếc hộp đựng bút Hay tôi sẽ chụp ảnh những chú thỏ, gà… làm bằng xốp hoặc bìa giấy gửi cho phụ huynh để phụ huynh có thể cho trẻ quan sát và hướng dẫn trẻ làm trong những ngày nghỉ hay thời gian ở nhà + Cách làm: Cắt hai mảnh giấy hình chữ nhật, một mảnh dài hơn, một mảnh ngắn hơn Uấn tròn hai mảnh giấy đó và dính lại để làm thân và đầu Vòng tròn to làm thân, vòng tròn nhỏ làm đầu Tiếp theo dùng bút dạ vẽ mắt, mũi, mồm…Cuối cùng cắt hoặc xé tai, đuôi, chân và dán lên con vật Với những sản phẩm trẻ làm được ở nhà cô có thể nhắc phụ huynh cho trẻ mang tới lớp để cô tuyên dương trẻ và cho các bạn cùng quan sát như vậy trẻ sẽ rất vui thích Để làm được việc này đòi hỏi người giáo viên phải có kỹ năng tuyên truyền, vận động và biết hướng dẫn phụ huynh một số kỹ năng cơ bản trong việc làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ Hoặc giáo viên có thể gửi các hình ảnh về các loại đồ chơi tự tao cho phụ huynh để phụ huynh phối hợp hướng dẫn trẻ làm khi ở nhà + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi cho trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non 11 - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi thử nghiệm, các giải pháp sáng tạo của mình vào trong giảng dạy và tổ chức các hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi thấy kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi của trẻ ngày càng được nâng cao và càng ngày trẻ càng sáng tạo ra các loại đồ dùng, đồ chơi phong phú hơn Điều này giúp mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình trẻ bởi phụ không phải bỏ ra số tiền lớn để mua đồ chơi cho con Qua quá trình nghiên cứu ứng dụng “ Một số giải pháp nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 4-5 tuổi” tôi nhận thấy rằng Nhìn chung trẻ 4-5 tuổi Trường tôi đã có những kỹ năng cơ bản để làm đồ dùng đồ chơi và tạo ra được nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo… Từ những kết quả đó, các giáo viên đã sử dụng “ Một số giải pháp nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 4-5 tuổi” và thu được nhiều kết quả đáng mừng Nhờ ứng dụng các giải pháp trên kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi của trẻ đã được nâng cao dõ dệt thúc đẩy sự phát triển thẩm mỹ ở trẻ góp phần hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục tạo được sự tin tưởng của phụ huynh khi gửi con tới trường phụ huynh an tâm khi “ trẻ được học tập, vui chơi và trải nghiệm” Nhất là việc chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cho trẻ bước vào các năm học tiếp 12 theo Cụ thể kết quả ứng dụng các giải pháp trên tôi đã thu được kết quả như sau: BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TT Nội dung Khảo sát trước khi Khảo sát sau So áp dụng sáng kiến khi áp dụng sánh sáng kiến Đạt Không Đạt đạt Không Tỉ lệ đạt đạt Tăng 1 Trẻ hứng thú tham 73% 27% 100% 0% 27% 60% 40% 96% 4% 36% 50% 50% 93% 7% 43% gia các hoạt động làm đồ dùng đồ chơi 2 Trẻ có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi 3 Trẻ sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi Qua số liệu của bảng trên cho thấy, sau khi áp dụng các giải pháp của sáng kiến kinh nghiệm đã thu được kết quả rõ rệt trong việc nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi + Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: 13 Từ những giải pháp nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi tôi nhận thấy chất lượng giáo dục trẻ đã tăng lên rõ rệt, trẻ trong lớp tôi đã đã có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi Tỉ lệ trẻ có kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi tăng lên Sự sáng tạo của trẻ tăng lên đã góp rất lớn vào việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ Các bậc phụ huynh thì yên tâm gửi con ở trường mầm non Việc nâng cao kỹ năng làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển thẩm mỹ của trẻ, việc đứa trẻ sáng tạo hay không sáng tạo phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc dạy trẻ của mỗi chúng ta Vì trình độ nhận thức và tiếp thu của mỗi cháu khác nhau, hoàn cảnh sống từng gia đình mỗi cháu không đồng đều Vì vậy qua quá trình thực hiện bản thân nhận thấy muốn thực hiện tốt việc này thì cha mẹ trẻ và giáo viên cần có lòng quyết tâm, sự bền bỉ, thường xuyên nỗ lực cố gắng, phải tận tâm, tận lực Và phải luôn cố gắng là tấm gương để trẻ học theo - Các thông tin cần được bảo mật: Không d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: + Điều kiện về cơ sở vật chất: - Để thực hiện sáng kiến này thì tôi phải đầu tư mua sắm một số đồ dùng nguyên vật liệu để làm đồ dùng, mẫu, đồ chơi: xốp V.A, màu nước, bút lông, tăm bông sưu tầm một số nguyên vật liệu mở để trẻ hoạt động : sách báo cũ, giấy bìa cat tông, lá cây, quả, lõi giấy vệ sinh, - Các trang thiết bị cần thiết: Máy tính, máy chiếu, … 14 - Các đồ dùng, đồ chơi sẵn có và tự tạo - Lớp học đầy đủ trang thiết bị cần cho trẻ: tranh ảnh, giấy, bút, sáp… + Điều kiện về giáo viên: - Giáo viên mầm non, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, sáng tạo - Giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ - Giáo viên có hiểu biết về cách làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mầm non + Điều kiện về trẻ: - Trẻ 4-5 tuổi - Trẻ có khả năng tiếp thu các kiến thức, kỹ năng mà cô cung cấp - Trẻ có một số hiểu biết về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đại trà tại các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi của các trường trường Mầm non 15 ... giúp trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nâng cao kỹ làm đồ dùng, đồ chơi + Về nội dung sáng kiến: Vận dụng giải pháp thiết thực để giúp trẻ mẫu giáo - tuổi nâng cao kỹ làm đồ dùng, đồ chơi Cụ thể giải pháp. .. làm đồ dùng đồ chơi Trẻ sáng tạo làm đồ dùng đồ chơi Qua số liệu bảng cho thấy, sau áp dụng giải pháp sáng kiến kinh nghiệm thu kết rõ rệt việc nâng cao kỹ làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ mẫu giáo. .. chung trẻ 4- 5 tuổi Trường tơi có kỹ để làm đồ dùng đồ chơi tạo nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo… Từ kết đó, giáo viên sử dụng “ Một số giải pháp nâng cao kỹ làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ 4- 5 tuổi? ??

Ngày đăng: 15/06/2021, 19:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w