1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 5 tuổi trong trường mầm non 1

22 28 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬTĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Quảng Bình, ngày 14 tháng 5 năm 2020

Trang 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KĨ THUẬTĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG

CHO TRẺ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Họ và tên: Lê Thị HuếChức vụ: Giáo viên

Đơn vị: Trường mầm non Phú Thủy

Quảng Bình, ngày 14 tháng 5 năm 2020

Trang 3

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài:

Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của dân tộc Việc bảo vệvà chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của nhà nước, của xã hội và của mỗi giađình: "Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai" Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vôcùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàndiện cho trẻ sau này.Bác Hồ nói: "Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế vănhóa" Sản phẩm của giáo dục là con người mà con người là mục tiêu, động lực của sựphát triển đất nước trong tương lai đó chính là thế hệ trẻ.

Như chúng ta đã biết, đất nước ta hiện nay nền kinh tế phát triển đang trên đườnghội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.Trẻ thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động Hiện nay, thế hệ trẻ thườngxuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặt vàohoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn, thách thức,những áp lực tiêu cực Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêucực, bạo lực, và lối sống ích kĩ lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhâncách.

Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn hóacủa dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay và trong thời đại mới là nhiệm vụ cần thiếtnhất trong các mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong thời đại hiện nayđể sớm đào tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn.

Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trải nghiệm tôi quyết định trình

bày sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi

trong trường mầm non” để nghiên cứu. Đây là một vấn đề đang được quan tâm tronggiáo dục Mầm non hiện nay.

1.2 Điểm mới của đề tài.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của “Giáo dục kỹ năng sống” đối với trẻ, tôi thấyviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa.

Trang 4

Nhưng làm thế nào để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ một cách có hiệu quả? Điều nàyquả không dễ dàng đối với tất cả các giáo viên mầm non

Với đề tài này tôi biết đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều bạnđồng nghiệp trong ngành Với đề tài tôi đang viết nó có những điểm mới: Tôi dành sựquan tâm và hình thành ở trẻ những kỹ năng sống Giáo dục cách sống tích cực trong xãhội hiện đại Giáo dục cho trẻ những kỹ năng mang tính cá nhân và xã hội nhằm giúp trẻcó thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ, giúp trẻ biếtxử lý hành vi của mình trong các tình huống khác nhau trong cuộc sống

1.3 Phạm vi áp dụng đề tài:

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thì bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào và ở lĩnh vựcnào chúng ta cũng có thể áp dụng được nhưng bản thân tôi là một giáo viên mầm nonđang dạy lớp 4-5 tuổi nên tôi muốn tập trung khai thác thế mạnh của trẻ trong phạm vitrường mầm non Vì thế phạm vi đề tài của tôi áp dụng cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầmnon.

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Thực trạng trước khi nghiên cứu các biện pháp

Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ tôi đã gặp những thuận lợi và khó khănsau:

2.1.1 Thuận lợi :

Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phònggiáo dục- Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rènkỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là nhữngđịnh hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tìnhhuống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyệnsức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nướcvà các tai nạn thương tích khác: rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòabình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Trang 5

thiện-Trường học nơi tôi công tác là ngôi trường được xây mới khang trang sạch sẽ nênthuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch đẹp, an toàncho trẻ

2.1.2 Khó khăn:

Về phía các bậc cha mẹ trẻ em luôn áp đặt trong việc dạy con; do đó, khi trẻ vềnhà mà chưa biết đọc, viết chữ, hoặc chưa biết làm toán thì lo lắng một cách thái quá!Đồng thời lại chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự phục vụ,chỉ chú ý đến khâu dạy, không chú ý đến con mình ăn, uống như thế nào, trẻ có biết sửdụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống hay không? Và vì sao chúng ta cần nhữngđồ dùng, vật dụng đó? Những đồ dùng đó để làm gì?

Đối với giáo viên mầm non

Phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tập trung nhiềunội dung chung cho các bậc học, giáo viên chưa hiểu nhiều về nội dung phải dạy trẻ lứatuổi mầm non những kỹ năng sống cơ bản nào, chưa biết vận dụng từ những kế hoạchđịnh hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

Đa số giáo viên lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm nhưng việc đổi mới phương phápgiảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thứcvươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên trẻtuổi ít hơn, năng động, sáng tạo nhưng lại khó trong công tác bồi dưỡng do nhận thức vềnghề chưa sâu sắc

Năm học 2019 - 2020 là một năm toàn thế giới phải gồng mình chống chọi với đạidịch COVID-19 học sinh phải nghĩ học dài ngày nên trong quá trình giáo dục rèn luyệnkỹ năng sống cho trẻ gặp không ít khó khăn

Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, tôi đã suy nghĩ, nghiên

cứu tài liệu để dạy trẻ mầm non 4-5 tuổi các kỹ năng sống qua đề tài: “Một số biện pháp

giáo dục kỷ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”

* Kết quả khảo sát thực tế lần 1: Khi chưa thực hiện đề tài kết quả như sau:

khảo sátĐạt

1 + Mạnh dạn tự tinh 14/41 34,2%2 +Kỹ năng hợp tác 10/41 24,3%

Trang 6

3 +Phát âm rõ lời 9/41 22%4 +Kỹ năng tự lập, tự phục vụ 8/41 19,5%

6 +Kỹ năng vệ sinh 18/41 44%7 +Kỹ năng thích khám phá học hỏi 20/41 48,8%8 +Kỹ năng tự kiểm soát bản thân 20/41 48,8%

Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, chưa có biệnpháp mới tác động thì chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu cònở mức rất cao, số trẻ kỹ năng tự phục vụ và hợp tác còn thấp Vì vậy tôi đã suy nghĩ trăntrở làm thế nào để có biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quảcho trẻ mẫu giáo lớn 4 - 5 tuổi có kỹ năng sống đạt hiệu quả cao.

2.2 Các giải pháp

2.2.1: Kỹ năng hợp tác:

Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mụctiêu chung Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác Khi có yêu thương thì có sựhợp tác Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, trẻ sẵn sàng chia sẻ vớibạn những suy nghĩ của mình, biết hợp tác với nhau để xây dựng một công trình (Khichơi ở góc xây dựng), biết hợp tác với nhau để tạo ra một bức tranh (Khi chơi góc tạohình…) Nói tóm lại hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùnghướng về một mục tiêu chung Tuy nhiên trẻ vẫn làm việc theo nhóm với cách hiểu đơngiản là gộp bạn lại chứ chưa có sự gắn kết Vì vậy cô giáo phải cần tổ chức thườngxuyên và đa dạng hóa các hoạt động theo nhóm để trẻ biết tạo ra tinh thần đồng đội, tọaniềm vui với kết quả đạt được.

Để làm được điều này, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm, tròchơi dân gian, trò chơi vận động: kéo co, rồng rắn lên mây, chèo thuyền bắt cua các tròchơi có luật tiếp sức để trẻ thể hiện rõ tinh thần đồng đội giúp đỡ nhau cùng hoàn thànhnhiệm vụ.

Ngoài ra trong giờ hoạt động góc, nhất là góc phân vai, góc xây dựng và góc tạohình trẻ cũng thể hiện rõ và tinh thần hợp tác với bạn để xây dựng một công trình, tạo ramột sản phẩm Biết phân công vai chơi, biết cùng nhau làm việc để tạo nên một côngtrình, một sản phẩm.

Trang 7

Ví dụ: Khi chơi góc xây dựng “ Vườn hoa mùa xuân” trẻ biết phân công bạn nào làm

kỹ sư trưởng, bạn nào xây hàng rào, bạn nào xây bồn hoa và ai là người trồng hoa…Khibạn Tài xây dựng xong hàng rào biết ra giúp đỡ các bạn khác để cùng nhau hoàn thànhtốt công trình xây dựng của nhóm mình.

Ví dụ: Góc tạo hình, khi làm bức tranh xé dán hoa tặng bà tặng mẹ, tặng cô giáo nhân

ngày 20/10: Trẻ biết phân công ai là người xé các bông hoa, ai là người xé những chiếclá, ai là người sắp xếp và dán thành bức tranh.

Ví dụ: Góc chơi gia đình: Trẻ biết phân công bạn nào đóng vai bố, bạn nào đóng vai mẹ,

ai đóng vai các con….

Ngoài ra thông qua các câu chuyện, các bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làmviệc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này Khả năng hợptác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.

Để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức những hoạtđộng này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công việc, hìnhthànhcho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý tưởng sống caođẹp trong tương lai.

2.2.2: Cụ thể hóa nội dung của những kỹ năng cơ bản mà giáo viên cần dạytrẻ:

+ Kỹ năng sống tự tin : Một trong những kỹ năng đầu tiên cần chú tâm là pháttriển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả vềcá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác Kỹ năng sống này giúp trẻluôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi

+ Kỹ năng thích tò mò, ham học hỏi, khả năng thấu hiểu: Đây là một trong nhữngkỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này là sự khát khao được học, sửdụng nhiều tư liệu và ý tưởng khác nhau để khêu gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ Nhiềunghiên cứu cho thấy rằng, các câu chuyện hoặc các hoạt động và tư liệu mang tính chấtkhác lạ thường khêu gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán trước được

+ Kỹ năng giao tiếp: cần dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng củamình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến thức của mình trong thếgiới xung quanh nó Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ Nó có vị

Trang 8

trí chính yếu khi so với tất cả các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán và nghiên cứukhoa học Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻsẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp nhận những suy nghĩ mới Đây chính là yếu tốcần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ

Ngoài ra, ở trường mần non giáo viên cần dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uốngqua đó dạy trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, rèn tính tự lập như: Biết tự rửa tay sạch sẽtrước khi ăn, chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ănuống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ nhẹ không gâytiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, cảm ơn sau khi ăn, biết tựdọn, cất đúng chỗ bát, chén, thìa … hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp, ngồi ngay ngắn,ăn hết suất không làm ảnh hưởng đến người xung quanh.

2.2.3: Lập kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên để phát triển các kỹ năngsống.

Tổ chức các hoạt động cho trẻ luyện tập thường xuyên đóng vai trò chủ đạo trongviệc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Ở lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi, khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định rấtkém Trẻ nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên Nếu các kỹ năng chúng ta dạy trẻ khôngđược cũng cố bằng cách luyện tập thường xuyên thì chúng sẽ dần mất đi Ngược lại nếuta có kế hoạch cho trẻ luyện tập thường xuyên thì các kỹ năng đó sẽ thành kỹ xảo, pháttriển bền vững và không bị lãng quên Việc tổ chức cho trẻ luyện tập phải có kế hoạchcụ thể, được tiến hành thường xuyên và không ngừng sáng tạo, có như vậy mới gâyđược hứng thú cho trẻ.

Ví dụ: Hàng tuần vào sáng thứ 2, tôi thường tổ chức hoạt động trò chuyện cùng trẻ

khoảng 15 phút với tên mục là “Chuyện của bé” nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp chotrẻ Qua hoạt động này trẻ biết tự giới thiệu mình, biết lắng nghe, biết dùng ngôn ngữcủa mình để kể về những chuyện trong 2 ngày nghỉ ở nhà của bé hay trao đổi cùng cô vềchủ đề đang học Cuối chương trình cho trẻ nhận xét câu chuyện nào hay nhất sẽ đựơcnhận phần thưởng của cô.( Phần thưởng có thể là một bông hoa , một bức tranh vẽ mộtcon vật hay một hạt giống cây nảy mầm….Các phần thưởng được thay đổi theo từng chủđề) Kết quả, trẻ lớp tôi rất hứng thú khi tham gia buổi trò chuyện đầu tuần Trẻ đã có

Trang 9

thói quen trước khi nói biết thưa cô, chào bạn và đặc biệt rất mạnh dạn tự tin khi kể“chuyện của mình” cho bạn nghe.

Trong giờ hoạt động chiều của mỗi ngày, sau khi cho trẻ ôn bài cũ hoặc làm quenvới bài mới, tôi luôn dành thời gian khoảng 15 phút để tổ chức cho trẻ luyện tập thựchành các kỹ năng dưới dạng trò chơi Cụ thể:

Chiều thứ 2, tôi thường tổ chức cho trẻ thực hành các kỹ năng chăm sóc bản thânnhư rửa tay, lấy nước uống, mặc quần áo, cho đồ vào cặp….Mỗi hoạt động tôi chọn mộttrò chơi khác nhau

Ví dụ: Khi dạy trẻ cách mặc áo, tôi cho trẻ chơi trò chơi “Ai nhanh hơn, khéo hơn”,

cách chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi gợi mở, giới thiệu với trẻ cácthao tác mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi Cả lớp đếm ngược cùng cô từ 10 đến 1, khinghe hết giờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả và tặng quà Việc xác định nộidung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc cho trẻ làm quen từ dễ đến khó, từ đơngiản đến phức tạp Chẳng hạn, cũng dạy trẻ cách mặc áo nhưng tuần đầu tôi dạy trẻ cáchmặc áo có khuy bấm, tuần tiếp theo tôi dạy trẻ cách mặc áo có khuy cài và những tuầnsau là áo có khoá kéo Lúc đầu trẻ thực hiện rất vụng về lúng túng nhưng do luyện tậpthường xuyên và có kế hoạch nên các thao tác của trẻ dần chính xác hơn với cách tổchức có hệ thống và linh hoạt như vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tươngđối tốt.

Chiều thứ 4, tôi tổ chức cho trẻ xem băng đĩa hoặc tranh ảnh có kèm những câuchuyện về các hành vi ứng xử đúng sai giữa con người với con người, giữa con ngườivới môi trường xung quanh trong chủ đề Qua đó giáo dục trẻ kỹ năng ứng xử phù hợpvới xung quanh.

Ví dụ : Cho trẻ xem đoạn phim về câu chuyện “Món quà của cô giáo” Tôi trò chuyện

cùng trẻ:

- Vì sao Gấu Xù không nhận quà của cô giáo ? ( Vì Gấu Xù thấy mình có lổi ).

- Bạn Cún Đốm đã nói gì với cô giáo ? (Thưa cô lổi tại con, chính con đã bá vai Gấu Xùlàm Gấu Xù ngã vào Mèo Khoang)

- Vì sao Cún Đốm và Gấu Xù vẫn nhận được quà và bé ngoan? (Vì hai bạn đã nhận rađược lổi của mình)

Trang 10

Mỗi một tình huống, mỗi một câu chuyện tôi dựa vào nội dung để giáo dục trẻcách ứng xử phù hợp Qua việc thảo luận các tình huống như vậy trẻ luôn có ý thức ứngxử phù hợp với con người và môi trường xung quanh.

Chiều thứ 5, tôi tổ chức các hoạt động nhằm dạy trẻ kỹ năng tuân thủ quy tắc xã hội

Ví dụ: Dạy trẻ biết xếp ghế đúng nơi quy định như xếp nhẹ nhàng, không gây ồn, khi

xếp ghế ngồi học phải xếp thẳng hàng theo đúng tổ của mình, khi ngồi ăn ghế phải xếpsát bàn, khi ra về phải xếp ghế vào góc lớp Hoặc khi xếp dép phải xếp kẹp đôi, tổ chimnon xếp ngăn trên của giá dép, tổ hoa hồng xếp ngăn giữa, tổ thỏ con xếp ngăn dưới…Nhờ được tham ra và nhắc nhở thường xuyên nên ý thức của trẻ trong việc chấp hànhcác quy tắc cô đưa ra rất tốt.

Chiều thứ 6, tôi tổ chức cho trẻ sắp xếp lại đồ dùng đồ chơi ở các góc nhằm pháttriền kỹ năng hợp tác và rèn thói quen sống gọn gàng ngăn nắp Những tuần đầu, tôi chotrẻ quan sát cô và nghe cô giải thích vì sao phải làm như vậy? Cách sắp xếp như thế nàocho đẹp? Những tuần tiếp theo tôi chia tổ, yêu cầu mỗi tổ tự xếp mỗi góc chơi, thi xemđội nào xếp đúng, xếp đẹp và nhanh nhất Rõ ràng khi tham gia hoạt động này, các kỹnăng hợp tác của trẻ được phát triển Trẻ biết giúp đỡ nhau và nhắc nhở nhau cùng hoànthành nhiệm vụ một cách nhanh chóng Từ việc tổ chức thường xuyên như vậy, các mốiquan hệ cũng như kỹ năng làm việc nhóm của trẻ được củng cố, bên cạnh đó đồ dùng đồchơi của lớp tôi luôn được xếp gọn gàng, ngăn nắp và rất khoa học.Với biện pháp này,các kỹ năng cần có luôn được củng cố và hoàn thiện một cách chính xác

2.2.4 : Kỹ năng tự bảo vệ:

Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải máinhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ Điều này đòi hỏimỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.

Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ Đó đượccoi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khônlường đối với trẻ Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thểan toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.

Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xungquanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó Trẻ có kỹ

Trang 11

năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặckhám phá thế giới trong phạm vi an toàn.

Trên thực tế, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi hầu hết trẻ chưa phân biệt đượcnhững gì là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với mình Chính vì vậy nên việc giúptrẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dụctrẻ qua những câu chuyện, qua hoạt động học, qua tranh ảnh, video Để việc giáo dục trẻkỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra trongcuốc sống hàng ngày đối với trẻ để lồng ghép vào các thời điểm trong ngày cho thíchhợp Cụ thể:

Các mối nguy hiểm trong ga đình, trường học: Ổ điện, quạt điện, bếp ga, phích nướcnóng, bàn là…tôi sẽ lồng vào hoạt động khám phá để dạy trẻ Tôi cho trẻ kể tên vềnhững đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem tranh về những đồ dùng đó,hỏi trẻ xem những đồ dùng này các con có được sử dụng không? Vì sao?

Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc hỏi trẻ những câu hỏi như vậy sau đó cô giáo dục trẻkhông được lại gần, không được sử dụng những đồ dùng đó thì trẻ sẽ rất mau quên.Chính vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ biết được mối nguy hiểm của những đồ dùng đó saukhi trẻ được khám phá về đồ dùng gia đình tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trên mànhình các trò chơi: “Loại bỏ những đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ”, hay trò chơi “ Hãygạch chéo vào đồ dùng mà bé không được sử dụng”.

Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: bắt cóc, lạc đường, những nơi nguy hiểm gần aohồ, cột điện, nơi công trường đang thi công…với những mối nguy hiểm này tôi sẽ truyềnđạt cho trẻ bằng các câu hỏi tình huống, cho trẻ xem những đoạn video…cô và trẻ cùngnhau thảo luận đẻ trẻ hiểu được đó là những mối nguy hiểm mà cần phái tránh xa.

Ví dụ: Tôi sẽ đưa ra tình huống như: Nếu có người lạ cho con ăn kẹo thì con làm như

thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câuhỏi.

Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo trẻ rất thích khi được cho quà và sẽkhông biết tại sao không được nhận Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, nhữngtình huống xấu “Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé” Tôi phân tích, giải thíchcho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là:

Ngày đăng: 15/06/2021, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w