1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu Phân tích cấu trúc di truyền DNA: Ứng dụng trong y pháp nhận dạng pptx

8 735 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 64 KB

Nội dung

Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng.Nguyễn Đình Nguyên Từ những năm 30s dấu vân tay được đưa vào ứng dụng trong Y Pháp (Forensics) và trở thành một công cụ cần thiết trong phòng thí nghiệm của cảnh sát hình sự và thám tử để nhận dạng. Tuy nhiên dấu vân tay đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết một khi áp dụng trong thực tế. Chẳng hạn, dấu vân tay thông thường chỉ có thể lấy mẫu được từ các đầu ngón tay mà thôi. Đã thế ngày nay nó không còn đặc hiệu cho từng cá thể nữa từ khi phẫu thuật chỉnh hình phát triển mạnh, người ta có thể chủ định thay đổi dấu vân tay qua phẫu thuật. Chỉ trong vòng trên dưới 50 năm từ khi cấu trúc chuỗi di truyền DNA được Watson và Crick công bố [1], ngành sinh học phân tử đã phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong các ngành. Một trong những ứng dụng quan trọng của sinh học phân tử là sử dụng đặc tính của cấu trúc chuỗi di truyền DNA của từng cá thể vào trong Y pháp để nhận dạng đối tượng coi như là một cuộc cách mạng trong Y học hình sự của nhân loại. Tương tự như dấu vân tay, mỗi một con người đều có một đặc trưng riêng về cấu trúc di truyền của mình, được xác định bằng chuỗi di truyền DNA. Cấu trúc của DNA [1], và”điểm chỉ” DNA:Đặc tính của tất cả các sinh vật sống, kể cả con người, đều nhất thiết được xác định bằng thông tin chứa đựng DNA (viết tắt của từ DeoxyriboNucleic Acid) thừa kế từ cha và mẹ. Có thể hình tượng cấu trúc phân tử của một DNA như là một cái phéc-mơ-tuya (zip), mỗi răng kéo là một trong bốn khối chất liệu căn bản, viết tắt bằng các ký tự A (adenine), C (cytosine), G (guanine), và T (thymine), mà mỗi một ký tự đó gọi là một nucleotide, chúng cũng đứng song đôi như các răng kéo của phéc-mơ-tuya theo cặp cố định A-T hoặc G-C. Thông tin chứa đựng trong DNA được xác định cơ bản bằng chuỗi tiếp nối các ký tự này dọc theo cái “phéc-mơ-tuya” di truyền đó. Lấy một ví dụ về một chuỗi di truyền DNA như sau:A A T G G C A T T T A G C G| | | | | | | | | | | | | |T T A C C G T A A A T C G CTrong một cơ thể con người có đến hàng tỷ đôi ký tự A-T G-C ghép lại để tạo nên cấu trúc di truyền- chuỗi nhiễm sắc thể (chromosome), cơ thể người có 23 đôi nhiễm sắc thể (22 đôi thường và một đôi xác định giới tính). Các nhiễm sắc thể này có mặt ở trong nhân mọi loại tế bào. Vì tính cấu tạo rất đa dạng phức tạp của chuỗi DNA, cho nên chẳng thể có người nào giống người nào về cấu trúc di truyền DNA cả, trừ đó là người sinh đôi cùng trứng. Lấy một thí dụ nhỏ, chỉ có 4 chữ A, T, G, C nếu chỉ cho lặp lại một lần cho mỗi chữ ta cũng đã có ATCG ACTG AGTC AGCT vân…vân đến 24 kiểu khác nhau! Ấy thế mà con số các ký tự trong chuỗi DNA của con người lên đến hàng tỷ thì hầu như xác suất để có hai cá thể có cùng một bộ cấu trúc DNA như nhau là không có. ‘Hồ sơ’ DNA (tạm dịch từ DNA profiling) là một phần nhỏ trích từ cấu trúc toàn bộ của chuỗi DNA (của một cá thể) mà đủ để phản ánh đặc thù riêng nhất của mỗi cá thể không lẫn lộn với người khác, nói nôm na như một biển số đăng ký xe. Và do tính chất đặc thù rất riêng nhất đó mà hồ sơ DNA đã nhanh chóng trở thành một phương pháp tối ưu nhất để nhận dạngphân biệt giữa người này và người khác. Và cũng từ đó mà xuất hiện từ “Điểm chỉ” DNA (tạm dịch từ DNA fingerprint)- cũng chính là ‘hồ sơ DNA’, do một nhà Di truyền học người Anh, Alec Jeffreys lần đầu tiên sử dụng chỉ trong khoảng 10 năm lại đây, để nói lên một đặc trưng duy nhất cho mỗi cá thể giống như là dấu vân tay (hay điểm chỉ). Ttrong một cơ thể ‘điểm chỉ’ DNA là hoàn toàn giống nhau ở tất cả các tế bào, tổ chức mô, tạng phủ; và điểm chỉ DNA không có thể thay đổi được bằng bất cứ hình thức nào với tri thức của nhân loại hiện nay. Và cho đến nay, các nhà di truyền học vẫn thừa nhận rằng “điểm chỉ” DNA là đặc trưng duy nhất cho mỗi cá thể, ngay cả những người sinh đôi cùng trứng cũng có điểm chỉ DNA không giống nhau [2], không như loại DNA (DNA typing) là không đặc trưng cho một cá thể trong trường hợp này. Về nguyên lý nhận dạng cá thể bằng DNA rất đơn giản. Đó là nguyên lý so sánh và ghép cặp, dễ hiểu như biển số đăng ký xe. Mỗi một chiếc xe có một biển số riêng, một khi có một chiếc xe không có chủ, người ta có thể dựa vào hồ sơ đăng ký có thể xác định chính xác chủ nhân hiện thời của chiếc xe đó là ai; tương tự mỗi chủ nhân có một thẻ đăng ký xe, khi mất xe họ có thể dùng số đăng ký đó đi truy tìm chiếc xe ở đâu. Kỹ thuật nhận dạng bằng DNA cũng y như vậy nhưng điều đặc biệt là DNA không thể thay đổi được, và nó ‘ẩn’ bên trong nhân của tế bào cơ thể, phải dùng các phương pháp kỹ thuật nhất định để có thể đọc được nó mà thôi.Ứng dụng thực tế của công nghệ điểm chỉ DNA: Điểm chỉ DNA được ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày với mục đích: Trong Y pháp, hình sự: (a) để xác định quan hệ phụ hoặc mẫu hệ (b) để nhận dạng tội phạm cũng như loại trừ nghi can thông qua dấu vết của cơ thể để lại hiện trường, (c) nhận dạng cá nhân, nạn nhân vô thừa nhận.Trong Y học điều trị: (a) để chẩn đoán các bệnh về di truyền, (b) phát triển các phương pháp để chữa các rối loạn về di truyền.Trong các ngành khoa học khác: Như trong khảo cổ học, một tin đăng trên tờ New York Times tháng 5 năm 1998, các nhà khoa học đã nhận dạng được điểm chỉ của một con mối có độ tuổi 40 triệu năm tồn lưu trong một miếng hổ phách (amber), và đặt ra một nghi vấn rằng có phải thuỷ tổ của loài gián đương đại ngày nay chính là loài mối hay không, vì chúng có điểm chỉ DNA tương đồng nhau; hoặc trong nông- lâm-ngư nghiệp dùng để vẽ bản đồ gien (mapping), tạp giao, lai giống, chuyển gien, để nhận dạng dấu vết các loài thú quý hiếm. Một trong ứng dụng mới nhất của công nghệ phân tích điểm chỉ DNA trong nông nghiệp là để bảo vệ tác quyền thương mại các sản phẩm, hay giống lai tạo mới. Tuỳ theo các mục đích khác nhau mà người ta tiến hành cách thức thu thập mẫu để có được chuỗi DNA cơ bản đầu tiên để phân tích khác nhau. Trong ứng dụng nhận dạng con người các mẫu thu thập cũng tuỳ theo yêu cầu mà có thể lấy mẫu máu, tóc, lông, da v v đặc biệt trong nhận dạng tội phạm hình sự, mẫu thu thập rất đa dạng tuỳ theo tính chất sự kiện các dấu vết được để lại hiện trường. Và cũng tuỳ mục đích mà cách nhận dạng DNA cũng có khác nhau nhưng đều dựa trên một nguyên lý căn bản nêu trên là so sánh và ghép cặp. Thí dụ trong nhận dạng mối quan hệ huyết thống thì mẫu thu thập phải lấy từ hai đối tượng nghi ngờ, rồi so sánh hai kết quả thu được, trường hợp này nôm na là có người, có xe chỉ đối chiếu xem có khớp chủ nhân với xe không. Hoặc nếu trong truy tìm dấu vết thì lấy mẫu vết để lại hiện trường, phân tích rồi đem mẫu đó so sánh với nghi phạm hoặc so với mẫu có sẵn trong ngân hàng mẫu điểm chỉ DNA, ở đây là có biển số xe nhưng không có chủ nhân, phải đi truy tìm ai là chủ nhân của nó. Vì tính chất nghiêm trọng của việc nhận dạng cá thể, có thể gắn liền với tội phạm cho nên kỹ thuật thu thập mẫu, cũng như cách thức tiến hành phân lập, phân tích, đọc kết quả đòi hỏi phải có tiêu chuẩn rõ ràng, tương đối chính xác, chất lượng để giảm thiểu những sai số và rủi ro của kỹ thuật. Thí dụ như nguyên tắc bảo toàn là một trong những ưu tiên hàng đầu của việc thu thập mẫu. Cần phải có những túi đựng mẫu đạt tiêu chuẩn để tránh lây nhiễm chéo, tự lây nhiễm. Người lấy mẫu phải là chuyên viên có kiến thức, kinh nghiệm về Y pháp và công nghệ DNA. Tránh để đụng chạm, dấy bẩn các vật ngoại lai vào. Ngay cả quang cảnh hiện trường quanh chỗ lấy mẫu cũng đóng vai trò quan trọng để góp phần đánh giá khi phân tích mẫu DNA sau này, nên cần phải chụp ảnh, quay phim quanh hiện trường dưới nhiều góc độ càng nhiều càng tốt. Các nguyên tắc này ít đề cập đến hơn trong những trường hợp nhận dạng không liên quan đến tội phạm hình sự. Các kỹ thuật phân tích điểm chỉ DNA hiện hành [3]: 1- Kỹ thuật phân tích RFLP (đọc là / ri-flip/- viết tắt của Restriction Fragment Length Polymorphism)[4] Một điểm quan trọng cần tái xác định lại ở đây là điểm chỉ DNA (hay hồ sơ DNA) của một cá thể dùng để nhận dạng cá thể trong DNA y pháp không đại diện cho đặc tính di truyền tạo nên cá thể đó. Nó chỉ đại diện cho một số mảnh của chuỗi DNA đặc trưng của cơ thể đó mà thôi. Trở lại câu chuyện biển số xe, biển số xe chỉ cho biết để nhận dạng chủ nhân và chiếc xe sở hữu mà thôi, chứ nó không nói lên được đặc tính của xe cũng như cấu tạo cuả người đó. Các bước tiến hành tạo điểm chỉ DNA: a. Phân lập DNA: Trước hết là phải phục hồi DNA từ trong các tế bào hoặc tổ chức đã lấy mẫu từ mô của cơ thể- như máu, tóc, da, vết tích để lại trên hiện trường như quần áo, vật dụng v.v b. Cắt đoạn, xếp theo kích thước, phân loại: Sử dụng một số loại enzyme đặc biệt gọi là enzyme làm giới hạn (restriction) (xem thêm phần phụ chú [4]) để cắt đoạn DNA tại một số vị trí đặc biệt. Thí dụ, một loại enzyme gọi là EcoR1 (có trong một số loại vi khuẩn) chỉ có cắt đoạn DNA ở chuỗi có cấu trúc GAATTC. Các đoạn cắt DNA này sau đó được phân loại theo kích thước bằng một kỹ thuật ‘sàng lọc’ gọi là điện di, sau đó các DNA này được cho nhúng qua môi trường gel làm bằng thạch hồng của rau câu (seeweed agarose), nên gọi là kỹ thuật điện di qua gel thạch hồng (agarose gel electrophoresis). Đây là một kỹ thuật trong công nghệ sinh học để có thể xác định kích thước các mẩu DNA rất bé. Sau đó các mảnh DNA này được làm biến chất bằng dung dịch kiểm, qua đó các cầu nối (hydro) giữa các cặp ký tự song đôi bị bẻ gãy, chúng trở thành các mảnh DNA đơn. c. Chuyển DNA sang tấm phim nhựa: Để có thể chuyển các mẩu DNA này qua các tấm phim nhựa, người ta áp tấm phim vào mặt thạch rau câu có các mẩu DNA và để ngâm qua đêm. Kỹ thuật này gọi là “kỹ thuật thấm Southern” (do Edwin Southern đề xuất) hay còn gọi là “chuyển dạng Southern”. d. Tạo thanh DNA(probe): Cho thêm vào các tấm phim nhựa có các mẩu DNA này các que nhuộm màu hoặc các hoạt tính phóng xạ để tạo ra điểm chỉ DNA. Mỗi một que này chỉ gắn vào một hay hai vị trí đặc hiệu trên tấm phim nhựa DNA mà thôi. e. Điểm chỉ DNA: Cuối cùng là khâu tạo điểm chỉ DNA bằng cách sử dụng một số thanh (probe) (5 hoặc 10), nó trông tương tự như các thanh mã (bar codes) trong các gói hàng bán trong siêu thị vậy. 2- Kỹ thuật phân tích PCR/STR (Polymerase chain reaction/Short Tamdem Repeat) Tức là kỹ thuật dùng phản ứng chuỗi enzyme đa phân để ‘khuếch đại’ các mảnh có độ lặp ngắn theo thứ tự [4]. Ở đây polymesase tức là một loại enzyme có thể cho phản ứng tạo ra nhiều bản copy của một đoạn DNA nào đó; phản ứng chuỗi tức là một phản ứng diễn ra liên tục. Như vậy bằng kỹ thuật PCR trong một thời gian ngắn có thể tạo ra hàng triệu triệu đến hàng tỷ bản copy của một STR. Kỹ thuật này còn được gọi là kỹ thuật “khuếch đại DNA” hay “photocopy phân tử” trong một lối nói rộng rãi hơn. Đây là một kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay được dùng trong Y pháp DNA. Về mặt cơ bản kỹ thuật này cũng tiến hành tương tự như kỹ thuật RFLPs. Tuy nhiên lợi điểm của kỹ thuật này so với RFLP là: - Mẫu thu thập không nhất thiết phải đạt tiêu chuẩn cao, những mẫu lấy từ các mô bị huỷ hoại hoặc cháy bỏng nặng, xác thối rữa do chôn lâu đều có thể dùng được, hoặc chỉ lấy các ‘vi vết’ như tàn thuốc lá, vết dính nước bọt, những mẫu bệnh phẩm bị trộn lẫn như máu của nạn nhân lẫn với máu hay dịch của phạm nhân. - Kỹ thuật PCR/STR này cũng tân tiến hơn so với kỹ thuật dựa trên cơ sở PCR (tiến hành với VNTRs [4]) là nhờ độ nhạy của nó kém hơn, nên giảm khả năng nhầm lẫn khi bị nhiễm tạp chất. Hai đặc điểm khác nhau về kỹ thuật cơ bản giữa PCR/STR vơi RFLP là: (a) dùng kỹ thuật PCR để khuếch đại số lượng mảnh DNA trong mẫu bệnh phẩm, (b) kỹ thuật PCR/STR gắn huỳnh quang rất tốt, nên rất dễ phát hiện tự động, thuận lợi cho phân tích pháp y, bảo quản và dễ phục hồi số liệu. Cho đến nay điểm chỉ DNA được coi là công nghệ tối tân nhất trong khoa học nhận dạng cá thể đặc hiệu và chính xác, đặc biệt khi kỹ thuật phân tích PCR/STR ra đời thay thế kỹ thuật RFLP trong một số trường hợp khó xác định. Nó không những cho phép khoa học hình sự nhận dạng tội phạm mà còn xác minh những trường hợp bị hàm oan. Tuy nhiên công nghệ DNA cũng như moị khoa học khác, ưu điểm và nhược điểm vẫn luôn song đôi với nhau, đó là thách thức cho các khoa học gia phải chinh phục.Một số vấn đề đối với điểm chỉ DNA Về mặt lý thuyết thì điểm chỉ DNA bản thân nó là một phương thức tối ưu và lý tưởng để nhận dạng một cá thể sống, thế nhưng các sai sót hoặc hạn chế của nó là tất yếu của bất kỳ một phương pháp một kỹ thuật đo lường, hay đánh giá nào. Những kết quả sai lầm của điểm chỉ DNA không phải do sự trùng hợp giữa cấu trúc di truyền của nhiều người mà do sai sót trong khâu kỹ thuật cũng như điều kiện tối ưu để cho ra kết quả chính xác. Ngoài ra kỹ thuật phân tích điểm chỉ DNA còn liên hệ đến mặt đạo đức. Thứ nhất phải kể đến tình trạng nhiễm DNA ngoại lai tại môi trường lấy mẫu, có khi bị nhiễm ngay trên kính hiển vi khi soi tiêu bản. Do đó cần phải đặt vấn đề tiêu chuẩn chất lượng của phòng thí nghiệm phải đạt yêu cầu. Và nên nhớ rằng ngay ở Mỹ cũng chỉ có 20 trên tổng số 60 phòng thí nghiệm làm DNA tiêu bản được Hội đồng Kiểm nhận Phòng thí nghiệm của Hiệp Hội Tội phạm của Mỹ công nhận đạt tiêu chuẩn mà thôi. Ở Úc, cho đến 1991 vẫn chưa có một cơ quan kiểm nhận chất lượng các phòng thí nghiệm DNA nào [5], cũng như không có các chương trình kiểm tra chất lượng của nội bộ phòng thí nghiệm đó. Thứ hai, liên quan đến kỹ thuật chọn mẫu, nhiều khi mẫu không đại diện, không điển hình, hoặc mẫu bị thoái hoá. Tuy nhiên với kỹ thuật mới PCR/STR nêu trên có thể khắc phục được nhược điểm này, nhưng kỹ thuật này lại không cho độ chính xác cao. Cũng trong vấn đề phân tích kết quả, cần phải đề cập đến độ tin cậy của dữ kiện trong quần thể (population data). Xác suất để có thể tìm ra được một mẫukhớp với một mẫu DNA đặc hiệu nào đó được tính bằng tích xác suất của nhiều đoạn riêng biệt trong một quần thể tham khảo đặc biệt. Thí dụ FBI đã xây dựng được một hệ dữ liệu thống kê quần thể tham khảo cho các sắc dân da trắng, đen, da màu và dân Á châu. Vấn đề là ngay trong mỗi nhóm sắc dân đó cũng có sự biến đổi (chẳng hạn Á châu thì gồm Đông Á, Tây Á, Nam, Đông Nam Á v.v ) Trong khi đó xác suất để có thể khớp được một mẫu DNA với một mẫu trong quần thể tham khảo là rất thấp (một phần 6 triệu!), do đó xác suất này có thể cao hơn nếu dùng phụ nhóm của quần thể tham khảo (có thể tăng lên 1/800000). Một trở ngại khác liên quan đến bằng chứng. Kết quả báo cáo của chuyên viên DNA được toà ghi nhận, thế nhưng lại không có bằng chứng cụ thể nào để xác nhận mẫu DNA đó là sản phẩm lấy từ mẫu bệnh phẩm nguyên thuỷ cả. Do vậy để coi là có bằng chứng trước toà, một thử nghiệm Y pháp phải hội đủ ba yếu tố: lý thuyết khoa học, nền tảng của luận phải được hôị đoàn chuyên môn thẩm định; chính bản thân kỹ thuật phải được xác nhận có độ tin cậy; và kỹ thuật đó phải được chứng minh là áp dụng phù hợp với trường hợp cụ thể. Điểm sau cùng trong tính phức tạp của kỹ thuật điểm chỉ DNA là liên quan đến vấn đề đạo đức và pháp lý. Đây là vấn đề tranh cãi rất nhiều và chưa hoàn toàn thống nhất trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia. Thứ nhất là về ngân hàng dữ liệu DNA tội phạm. Luật lệ nhiều nước gần như thống nhất là tội phạm hoặc như nghi phạm bắt buộc phải làm DNA. Còn những người bình thường thì không có cơ sở luật pháp bắt họ phải làm, như vậy về mặt dữ liệu sẽ bị thiếu hụt. Trong một số trường hợp những bệnh nhân bình thường, vì lý do gì đó phải xét nghiệm DNA thì đây là một trong những trường hợp nguy cơ kết quả DNA bị lạm dụng. Hoặc giả sử một trường hợp khác vừa liên quan đến đạo đức, vừa luật pháp. Ví dụ một đôi vợ chồng có một đứa con bị bệnh Cystis Fibrosis (hay CF, dịch là bệnh xơ nang tổn thương chủ yếu là tuỵ tạng và phổi) là một bệnh di truyền lặn, do đó về di truyền thì cả bố và mẹ đều phải có gien ẩn của bịnh này mới ‘truyền’ được cho đứa con. Nhưng khốn thay, khi xét nghiệm ra thì chỉ có người mẹ mang gien lặn mà thôi. Vấn đề đặt ra là, liệu có nên thông báo cho người chồng của bà mẹ biết rằng ông không phải là bố của đứa trẻ hay không? Và có nên thông báo cho cha chính thức của đứa trẻ rằng chính ông có mang gien lặn của bệnh CF, về mặt di truyền ông không nên cưới vợ có cùng mang gien lặn bệnh như ông nữa, hay không? Điểm chỉ DNA và vụ thảm hoạ hoả hoạn ở ITC thành phố HCM tháng 10/2002: Trong thảm hoạ hoả hoạn vừa mới xảy ra trong hạ tuần tháng 10 vừa qua tại ITC, thành phố HCM [6], theo báo cáo của nhà chức trách thì có 60 người tử vong, tại thời điểm 2/11 chỉ mới có 49 thi thể được nhận dạng. Giới chuyên môn có thẩm quyền có hứa hẹn sẽ thu mẫu làm điểm chỉ DNA cho các trường hợp đó. Vậy ta có quyền hy vọng không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể nếu dưạ trên bài tổng quan trên đây. Thực sự nhận dạng cá thể trong trường hợp này không hoàn toàn phức tạp như truy tìm dấu vết tội phạm. Các bước cần phải làm là chỉ cần thu mẫu mô bệnh phẩm, rồi lấy mẫu của thân nhân có người mất tích nghi ngờ trong vụ hoả hoạn. Chế khắc nhược điểm của mô bị cháy, nhiễm bẩn thì kỹ thuật phân tích PCR/STR hoàn toàn có khả năng. Vấn đề chỉ còn là kinh phí và khả năng thực hiện kỹ thuật. Về mặt thực tế một dẫn chứng sau đây cho ta hoàn toàn có khả năng tin tưởng vào kỹ thuật nhận dạng tân tiến này. Đó là đợt xét nghiệm dùng kỹ thuật diểm chỉ DNA để nhận dạng nạn nhân trong một vụ thảm hoạ hoả hoạn Paco ở Phillipines tại một trại mồ côi ở Paco, Manila năm 1998. Trong vụ hoả hoạn này đã cướp đi ít nhất là 28 sinh mạng, trong đó hầu hết là trẻ em. Trại này được vận hành bởi Fundacion de Damas de Filipinas, là ngôi nhà chung cho hàng nghìn trẻ em nghèo khổ, cũng là nơi nương tựa cho những cặp mẹ con có con không giá thú. Vấn đề phức tạp là tất cả những thi thể đã gần như cháy thành than ngoài khả năng nhận dạng cơ học, điểm đáng chú ý thứ hai là các thi thể này vì lý do vệ sinh lúc đó đã được chôn cất đến 3 tháng mới được khai quật để lấy mẫu. Vấn đề đạo đức đặt ra trong trường hợp này là sau vụ thảm nạn, nhiều bố mẹ trước đó đã từng gửi con vào trại mồ côi ở đây, bây giờ không biết nạn nhân có phải là con của mình không, nếu nhận dạng được thì họ có thể làm được điều duy nhất họ có thể là nhang khói cho đứa con xấu số của mình trong quá khứ họ không có khả năng nuôi dưỡng. Và trong trường hợp này giới chuyên môn Philippines đã thành công [7]. Để thay cho đoạn kết, người viết bài này xin kính tặng những gia đình nạn nhân xấu số trong vụ thảm nạn hoả hoạn ở ITC vừa qua những dòng kiến thức tổng quan này, coi như là một sự chia sẻ mất mác, gửi một niềm hy vọng cuối cùng để học có thể làm được một điều ước nguyện cho những người thân của mình, “Nghĩa tử là nghĩa tận” đó là một truyền thống đáng kính của dân tộc Việt nam. Xin kính dâng đến hương hồn những người xấu số vô tội, nguyện kính linh vong sớm về cõi cực lạc, gia hộ cho dân tộc Việt nam tránh khỏi những thảm nạn, thiên tai; đem lại một sự bình an và hạnh phúc trên quê hương. Sydney, thượng tuần tháng 11, 2002 NĐN Phụ chú: [1] Xem thêm: “Giải Nobel Y và Sinh học 2002”, của Nguyễn Văn Tuấn, đăng trên báo Người Việt, Úc 2/11/2002., và “Bộ gien trong cây lúa và hứa hẹn” của cùng tác giả trên www.giaodiem.com[2] Phát biểu của một nhân vật có thẩm quyền Y pháp DNA, Tiến sĩ Bruce Weir, North Carolina State University, Jan 1995.http://www.accessexcellent.org/WN/NM/interview_dr_bruce_weir.htm lr[3] Thông tin tham khảo ở: Dự án “Forensic DNA Analysis: Technology and Appication”, Thomas Curran, Parliamentary Research Branch, Canada 1997; “DNA fingerprinting witness for the prosecution”, Discover, June/1988; “Molercular advances in genetics disease” Science, May 1992; Thông tin của ”Human Genome Project” Mỹ, http://www.orln.gov/hgmis[4] Một số các thuật ngữ quan trọng trong công nghệ tạo điểm chỉ DNA Variable Number Tandem Repeats (tạm dịch là các mảnh lặp lại có thứ tự với một tần số khác nhau) hay gọi tắt là VNTR Một số chuỗi các base (nghĩa là A, T, G, C) kép trong gien có một chức năng nhất định trong cơ thể sống. Và cũng có một số chuỗi các DNA không mã hoá, có các chuỗi base kép lặp lại được sắp xếp theo thứ thự nhất định, không rõ có chức năng gì, chúng được di truyền từ cha mẹ lại cho cá thể đó coi như là gien chức năng được di truyền. Toàn bộ các cụm DNA lặp lại có thứ tự này tạo nên “điểm chỉ” DNA-phân tử, mà người ta cho rằng nó là đặc trưng duy nhất cho mỗi cá thể, bởi vì tần số lặp lại như thế rất khác nhau ở mỗi người. Khi DNA được chiết xuất ra để sử dụng trong phân tích y pháp, người ta dùng enzyme cắt DNA cắt ra thành các mảnh. Enzyme được dùng để cắt DNA được gọi là enzyme hạn chế (restriction enzyme), nucleaza hạn chế (restriction nuclease) và endonucleaza hạn chế (restriction endonuclease), hai enzyme đầu và cuối viết tắt là RE. Nhiều loại RE này có khả năng biệt hoá tại các điểm trên DNA chúng sẽ cắt. Điểm đó được gọi là chuỗi thừa nhận (recognition), là một chuỗi đặc biệt gồm từ 4, đến 5 hoặc 6 nucleotides. Trên mỗi cơ thể khác nhau sẽ có những cắt đoạn DNA có độ dài ngắn rất khác nhau. Lý do là trên mỗi một cơ thể khác nhau thì điểm cắt có thể nằm ở vị trí khác nhau, thứ hai là ngay tại vùng DNA giữa các điểm cắt, có thể khác nhau về tần số lặp lại có thứ tự của các chuỗi nucleotide. Restriction Fragment Length Polymorphisms (RFLP) (tạm dịch là các mảnh có độ dài giới hạn đa hình thái). Xuất phát từ thực tế là các đoạn DNA mã hoá cho gien hoặc các đoạn DNA không mã hoá có thể tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau. Người ta đã có thể nhận dạng được đến vài nghìn loại RFLP, rất đặc hiệu cho cơ thể. Short Tamdem Repeats, hay STR (tạm dịch là Các mảnh lặp lại theo thứ tự với đơn vị ngắn): Tương tự như VNTRs nhưng các đơn vị ký tự được lặp lại ngắn hơn nhiều. Thông thường các mảnh ngắn được chọn trong phân tích Y pháp là có 3 đến 4 đôi ký tự, độ lặp lại chỉ khoảng 12 lần. Như vậy rõ ràng những mảnh DNA loại này có kích thước cực kỳ nhỏ. Lợi điểm của nó là nó có thể giữ được nguyên dạng với những mẫu thu thập rất hạn chế, hay đã bị huỷ một phần như trong trường hợp bỏng cháy nặng, cơ thể rữa nát v.v nhược điểm là vì nó quá ngắn nên cần phải tăng kích thước nó lên trong quá trình phân tích mới có thể cho kết quả chính xác. Kỹ thuật mới hiện hành để dùng ‘phóng đại’ các mảnh ngắn này là kỹ thuật PCR (polymere chain reaction, hay phản ứng chuỗi đa phân)[5] Xem DNA profiling: Principles, Pitfalls and Potential, của Easteal và cộng sự (1991) Harwood [6] Xin đọc tin trên www.vnexpress.net mục Xã hội. [7] Xin đọc báo cáo về ứng dụng của phân tích DNA trong pháp Y ở Philippines http://www.supremecourt.gov.ph . Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng. Nguyễn Đình Nguyên Từ những năm 30s dấu vân tay được đưa vào ứng dụng trong Y Pháp. dụng đặc tính của cấu trúc chuỗi di truyền DNA của từng cá thể vào trong Y pháp để nhận dạng đối tượng coi như là một cuộc cách mạng trong Y học hình sự của

Ngày đăng: 13/12/2013, 10:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w