1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Tài liệu Cận thị doc

6 408 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 133,85 KB

Nội dung

Cận thị Nguyên nhân - Phòng ngừa - Phương pháp điều trị Định nghĩa Cận thị là một tật hội tụ thị giác khiến mắt nhìn mờ vật ở xa . Tên gọi khác: Tật nhìn gần Nguyên nhân và nguy cơ Người cận thị nhìn rõ vật ở gần trong khi lại nhìn mờ vật ở xa. Hậu quả là một số người cận thị có khuynh hướng nheo mắt khi nhìn vật ở xa. Đặc điểm này là nguồn gốc của từ ‘cận thị’ (myopia), xuất phát từ hai từ Hy lạp: myein có nghĩa là nhắm, và ops có nghĩa là mắt. Người cận thị có thể đọc bảng đo mắt Jaeger dễ dàng (bảng Jaeger là bảng đọc gần), nhưng khó khăn đọc bảng đo mắt Snellen (bảng đo mắt nhìn xa). Thị trường mờ do hình ảnh thấy được hội tụ ở phía trước thay vì hội tụ ngay trên võng mạc. Điều này xảy ra khi độ dài vật lý của mắt lớn hơn độ dài quang học. Vì lẽ đó, tật cận thị thường tăng nhanh ở trẻ đang lớn trong tuổi đến trường hay tuổi thiếu niên và vẫn tăng trong những năm còn phát triển nên cần thay đổi mắt kính hay kính tiếp xúc thường xuyên. Diễn tiến của tật cận thị dừng lại khi quá trình phát triển hoàn tất trong những năm đầu của lứa tuổi đôi mươi. Tật cận thị gặp ở cả nam lẫn nữ như nhau, và những người có tiền sử gia đình cận thị có thể bị mắc nhiều hơn. Ngoài tật cận thị, mắt hoàn toàn tốt, nhưng ở một số nhỏ người cận thị bị một dạng của thoái hoá võng mạc. Triệu chứng Nhìn mờ hay nheo mắt khi cố nhìn vật ở xa (trẻ con thường không đọc được trên bảng đen, nhưng có thể đọc sách dễ dàng) - Mỏi mắt - Nhức đầu (ít gặp) - Dấu hiệu và khám - Nhìn rõ nét cả ở xa (bảng Snellen) và gần (bảng Jaeger) - Nghiệm pháp khúc xạ để có thể cho đúng chỉ định đeo kính - Kiểm tra thị lực nhìn màu để xem xét khả năng bị mù màu - Đèn khe khám các cấu trúc phía trước của mắt - Đo áp lực dịch trong mắt - Khám võng mạc Điều trị Tật cận thị có thể dễ dàng khắc phục bằng cách dùng mắt kính hoặc kính tiếp xúc, các kính này sẽ chuyển điểm hội tụ về võng mạc. Có một số phẫu thuật tái tạo giác mạc nhằm chuyển điểm hội tục ở phía trước võng mạc về trên võng mạc. Rạch giác mạc hình nan hoa là phẫu thuật phổ biến trong thời gian vừa qua. Hiện nay đa số phẫu thuật này đã được thay bằng phẫu thuật LASIK tái tạo giác mạc bằng laser excimer. Tiên lượng Điều quan trọng là chẩn đoán sớm tật cận thị, để trẻ tránh những thiệt thòi về xã hội, giáo dục do không thấy rõ khi nhìn xa. Biến chứng - Biến chứng liên quan đến sử dụng kính tiếp xúc (có thể nhiễm trùng và loét giác mạc) - Biến chứng do laser khi điều chỉnh thị lực ít gặp, nhưng nếu bị có thể nặng nề. - Hiếm gặp: Người cận thị có thể bong hay thoái hoá giác mạc. Hãy hẹn đến gặp bác sĩ nhãn khoa nếu người bị cận thị thấy hoa mắt, các điểm nhảy múa, hay đột ngột mất một phần thị trường. Phòng ngừa Không có cách ngừa bệnh cận thị. Đọc sách và xem Tivi không gây cận thị. Trong quá khứ người ta đề xuất điều trị bằng nhỏ giọt làm giãn mắt để làm chậm tiến triển tật cận thị ở trẻ em, nhưng không được chứng minh có hiệu quả. Sử dụng mắt kính hay kính tiếp xúc không ảnh hưởng lên tiến triển bình thường của cận thị trong lứa tuổi đang phát triển – chúng chỉ đơn thuần tập trung ánh sáng để người cận thị có thể nhìn vật ở xa rõ ràng mà thôi. Cách ăn uống phòng ngừa cận thị Ngoài những nguyên nhân như ngồi học không đúng tư thế, đọc sách nhiều trong tình trạng không đủ ánh sáng ., chế độ ăn uống không thích hợp cũng góp phần dẫn đến cận thị. Bạn có thể hạn chế nguy cơ này bằng cách lựa chọn thức ăn phù hợp. Thức ăn chứa nhiều vitamin A ]Cơ thể thiếu vitamin A sẽ sinh ra chứng “quáng gà”, có khi nặng đến mức không nhìn rõ được khi trời mờ tối, đèn mờ, thiếu ánh sáng… Điều này sẽ làm cho những tế bào mô tuyến lệ bị tổn hại, dẫn đến bệnh khô mắt. Thức ăn chứa nhiều vitamin A có nhiều trong gan động vật, sữa bò, sữa cừu, sữa dê, lòng đỏ trứng gà, dầu gan cá… Thực phẩm chứa nhiều carotene Caroten có trong các loại rau cải xanh, cải trắng, rau chân vịt (rau sam), cải dầu, đậu xanh, bí đỏ, cà chua, cà rốt, táo, khoai lang, bí, đu đủ, đặc biệt là gấc… Sau khi ăn, cơ thể hấp thu caroten rồi chuyển hóa thành vitamin A. Hiện nay đã có nang gấc của tân dược trong nước sản xuất. Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và Riaxin (Niacin) Nếu cơ thể thiếu vitamin B1 sẽ gây ra viêm dây thần kinh, đặc biệt là dây thần kinh thị giác, gây sung huyết dây thần kinh thị giác, xuất huyết thị võng mạc, làm giảm thị lực nhanh chóng… Thiếu Niaxin sẽ gây ra rung giật nhãn cầu làm yếu thị giác… Thức ăn chứa nhiều vitamin B1 và Niaxin là các loại đậu, thịt nạc, lạc, gạo lứt (tức gạo bóc vỏ trấu không giã). Các loại rau lá xanh, đậu xanh, táo, ngô… Thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 Vitamin B2 đảm bảo cho thị võng mạc và giác mạc chuyển hóa được bình thường. Việc thiếu vitamin B2 sẽ xuất hiện các triệu chứng chảy nước mắt, mắt đỏ, ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc, đục thủy tinh thể (nhân mắt)… Vitamin B2 có nhiều trong nội tạng động vật như cừu, thịt nạc, sữa bò, trứng các loại, các loại đậu và rau lá xanh… Thức ăn chứa nhiều crom Khi cơ thể thiếu crom, sẽ có mối liên quan đến sự hình thành chứng cận thị, vì thiếu crom sẽ kích thích làm nhân mắt lồi ra, dễ gây tăng độ cận thị. Nguồn thức ăn chủ yếu có chứa crom là men bia, rượu, gan động vật, thịt bò, bột mì thô, gạo lứt, đường đỏ, nước nho, nấm các loại… Thức ăn chứa nhiều kẽm Trong võng mạc mắt của người có chứa hàm lượng kẽm cao nhất, ngay cả ở mi mắt, hàm lượng kẽm cũng tương đối nhiều. Vì vậy, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến thị lực. Các thức ăn chứa nhiều kẽm hơn cả là sò biển, cá trích, gan, trứng… Thực phẩm chứa nhiều canxi Canxi có liên quan tới nhãn cầu, nếu thiếu canxi dễ dẫn đến sụt giảm khả năng đàn hồi của củng mạc, làm cho nhãn cầu bị giãn và phát triển thành cận thị. Những thức ăn chứa nhiều canxi có trong tôm, cua, moi biển, rau câu, tương, vừng, đậu tương, bơ, lòng đỏ trứng và các loại cá… Thực phẩm chứa nhiều selen Selen có liên quan đến độ nhanh nhạy của thị lực con người. Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy, nếu mỗi ngày đưa vào cơ thể một lượng selen nhất định từ ăn uống, sẽ làm giảm sự phát sinh cận thị và cả các bệnh về mắt khác. Những thực phẩm chứa nhiều selen bao gồm cá, tôm, các loại sò, hến, các món ăn bằng bột mì, gạo lứt, đậu tương, vừng, ớt, tỏi, hành tây, nấm các loại, rau mã thầy, cà rốt… Bổ sung các thức ăn có chứa nhiều phốt pho Phốt pho đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì độ dẻo dai của củng mạc. Do vậy ăn thức ăn chứa nhiều phôt pho là rất cần thiết cho mắt. Những thức ăn có chứa nhiều phốtpho gồm cá, tôm, sò biển, sữa, táo đỏ, rau câu… Các loại thức ăn kiềm tính Nhiều nghiên cứu cho thấy, khi ăn nhiều thức ăn có tính acid thì bệnh cận thị dễ xảy ra. Do vậy các nhà khoa học về dinh dưỡng khuyên nên ăn nhiều thức ăn kiềm tính để duy trì sự cân bằng giữa base và acid. Thức ăn kiềm tính có trong rau xanh, hoa quả, đậu các loại. Trên đây là những gợi ý cần quan tâm trong ăn uống, giúp hạn chế và phòng ngừa chứng cận thị đang có chiều hướng gia tăng. . người có tiền sử gia đình cận thị có thể bị mắc nhiều hơn. Ngoài tật cận thị, mắt hoàn toàn tốt, nhưng ở một số nhỏ người cận thị bị một dạng của thoái. Cận thị Nguyên nhân - Phòng ngừa - Phương pháp điều trị Định nghĩa Cận thị là một tật hội tụ thị giác khiến mắt nhìn mờ vật

Ngày đăng: 13/12/2013, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w