GiápHải: Bài thơvịnhbèoGiáp Hải tự là Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai, tục gọi là Trạng Kế. Ông quê làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, trấn Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang). Năm 23 tuổi, Giáp Hải đỗ Trạng nguyên năm Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ chín (1538) đời Mạc Thái Tông. Dưới triều Mạc, ông giữ chức Tuyên phủ đồng tri, thăng Lại bộ Thư- ợng thư, kiêm Đông các đại học sĩ Nhập thị kinh diên, thăng hàm Thiếu bảo tước Sách quốc công, trông coi cả lục bộ. Giáp Hải tính tình ôn nhã, phong cách đàng hoàng, từ tốn, nói năng khúc chiết nhỏ nhẹ sâu lắng. Ông là nhà thơ, nhà chính trị yêu nước thương dân sâu sắc. Thấy triều đình đổ nát, quan lại tham nhũng, dân tình lầm than, nhiều lần ông đã dâng kế sách chấn hưng đất nước. Giáp Hải rất giỏi về văn học và ngoại giao, nhiều lần đi sứ phương Bắc, ông được người Minh kính phục và trang trọng gọi là Giáp Trạng Nguyên. Vua Mạc Mậu Hợp tặng ông lá cờ thêu hàng chữ khi về hưu: "Trạng đầu tể tướng Đẩu Nam tuấn, Quốc lão, đế sư, thiên hạ tôn" (Đỗ trạng nguyên, làm tể tướng, danh tựa Nam Đẩu. Là quốc lão, làm thầy vua, được mọi người kính trọng). Giai thoại "Bài thơvịnh bèo": Năm Đinh Dậu, nhà Minh mượn cớ phò Lê diệt Mạc hòng thôn tính nước ta, sai đô đốc Cừu Loan và tướng Mao Bá Ôn đem quân hùng hổ tiến vào cửa ải Pha Luỹ. Chúng gửi chiến thư cho triều đình Mạc, bảo phải đầu hàng thì mới tránh khỏi hoạ. Kèm theo thư là một bàithơBèo thách hoạ, dưới ký tên Mao Bá Ôn. Tuỳ điền trục thuỷ mạc ương châm Đáo xứ khan lai thực bất thâm Không hữu căn miêu không hữu diệp Cảm sinh chi tiết, cảm sinh tâm Đồ chi tụ sứ ninh chi tán Đản thức phù thời ná thức trầm Đại để trung thiên phong khí ác Tảo quy hồ hải tiện nan tầm. (Mọc theo ruộng nước hóp như kim Trôi dạt lênh đênh chẳng đứng im Nào có gốc sâu, nào có lá Dám sinh cành nhánh, dám sinh tim Tụ rồi đã chắc không tan tác Nổi đó nào hay chẳng đắm chìm Đến lúc trời cao bùng gió dữ Quét về hồ bể hẳn khôn tìm) Vịnhbèo nhưng dụng ý của Mao Bá Ôn là coi khinh nước Nam sức yếu lực nhỏ, mong manh trôi dạt như cánh bèo mặt nước lênh đênh, chỉ một cơn gió là tan tác. Vua Mạc Đăng Dung giao cho Giáp Hải lên tận biên ải. Trong khi giao tiếp, Trạng Giáp Hải đã hoạ đáp: Cẩm lâm mật mật bất dung châm Đái diệp liên căn khởi kế thâm Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện Khẳng giao hồng nhật truỵ ba tâm Thiên trùng lãng đả thành nan phá Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm Đa thiểu ngư long tàng giá lý Thái công vô kế hạ câu tầm. (Ken dầy vải gấm khó luồn kim Rễ lá liền nhau, động vẫn im Tranh với bóng mây che mặt nước Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim Sóng dồi muôn lớp thường không vỡ Gió táp ngàn cơn cũng chẳng chìm Nào cá nào rồng trong ấy ẩn Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm). Trong bàithơ hoạ, thấy lời lẽ mạnh mẽ, Mao Bá Ôn và Cừu Loan bàn bạc với nhau, nhận định rằng nước Nam có thực lực, chưa thể nuốt trôi được, lặng lẽ có trật tự cho lui binh về. . Giáp Hải: Bài thơ vịnh bèo Giáp Hải tự là Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai, tục gọi là Trạng Kế quốc lão, làm thầy vua, được mọi người kính trọng). Giai thoại " ;Bài thơ vịnh bèo& quot;: Năm Đinh Dậu, nhà Minh mượn cớ phò Lê diệt Mạc hòng thôn tính