HOC VIEN NONG NGHIEP VIET NAM
TRAN THI MINH HOA
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH NHÀ NU‘OC TAI THI XA PHU THO - TINH PHU THỌ
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Kim Chung
Trang 2LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bảy trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng đề bảo vệ lây bất ky hoc vi nao
T61 xin cam doan rang mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày thang nam 2017 Tac gia luan van
Trang 3LOI CAM ON
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu săc GS.TS Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đảo tạo, Bộ môn kinh tế nông nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND thị xã Phú
Thọđã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./
Hà Nội, ngày thang nam 2017 Tac gia luan van
Trang 4MUC LUC
Lời cam Oa11 - - 0 2211122111121 111111111111 1 11112111111 1E kg KH KT KH KH kiệt i LOD CAM Ơ c1 220 112221112211 1111111111111 111111111111 E1 1E KHE KT TH E1 E1 XE il MUC LUC ooo eee ee cece cececececccececeeeececcccceaeaccececcccauavseseccceceauaesesecccecauueeeeceecauauetececeeeauteseteeereaas lil
Damh muc chit viét tat aaa v1
Damh Muc Dang cc cccccccccccccecceccsseeececessaeeeeccssaeeeeceessuaeeceeessaeeeecesaeeesecesaaeeeeeeaaeess vil Danh mục SO d6 coccccccccccceccccsssecsssesessessssevassesassecassevassesassevassevassesesatsessssavassecatsevassevasseeeces Vill Trich yeu Tan Vat oo ceccccccccscscscsesecsecevsvsvecsececececevsvsvsusecevecevevsvsususececevevevevsnsesevevevevevae 1X Thesis aDSfTACÍ Q2 01112 1119111121111 111 1111111111111 11H KHE k TH KH bội
Phần 1 Mở đầu << S9 ©++E.4eEEA9E.4EEA407.4 074497480744 4812440081204 044E 1
1.1 Tính cấp thiết ctla dé tai ceececcccccccscccsesesesecseseevsesescecevsvevsesessesevevsvsnsesneeseveeers l 1.2 Mục tiêu nghiên CỨU 22 22 2222111122221 111155811111 1 5501111 vn va 3 1.2.1 Mục tiêu chung - 1112212221111 1 1122011111 ng ưkn 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thỂ -: 22c 22 2211221122121 re 3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨU - 5 E1 SE2ESE+EEEEEEEEEEEEEESEEEEErrkrrkrrsee 3 1.3.1 _ Đối tượng nghiên CỨU 2-5 ST SE 1S E3 EEEE E151 51 1 1E ryt 3
1.3.2 ¿vo 꿧 i2 3
1.4 Ý nghĩa khoa học và thu tién ca dé tai cccsccccccscesceessseesesesevsesesesvsteeseeeveees 4
1.5 K@t Cau Ctha LUA VAN oooccccccccccccccccsceecsccecsesecscsesstsessssavstsessssessesevatsstatsevatsevacsecassees 4 Phan 2 Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện - : 5 2.1.1 Khái niệm, quan niệm, bản chất quản lý thu ngân sách nhà nước cấp
0070227 5
2.1.2 Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện - cv czzzzxszez 14 2.1.3 _ Đặc điểm của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện - 5-5: l6 2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện 17 2.1.5 Các yêu tô ảnh hưởng quản lý thu ngân sách nhà nước -s+ssx+sc: 28 2.2 Cơ sở thực tiễn quản lý thu ngân sách nhà nước - ¿5 s+s+x+s+z£e£ezrxexd 30 2.2.1 Kinh nghiệm một SO MUGC coecccccccseccccsecscsevavscsessssesssseatsecasseassevassecacsecassevasseeeees 30
Trang 52.2.3 Những bài học kinh nghiệm về quản lý thu NSNN đối với thị xã Phú Thọ 39
2.2.4 Một số nghiên cứu có liên quan - -scS SE S213 SEEEEEEEEEEEEESErEerrrerrrerrea 40 Phan 3 Phương pháp nghiên €Ứu .2-2- << ss° 2s s29 s2 sssss se sse 44 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiÊn CỨU - - E1 2111111335311 11 1355111111118 khen 44
3.1.1 Điều kiện tự nhiên :55+:22+22xt22122112211221122112111211111 11 44 3.1.2 Điều kiện kinh tẾ -22+222x 22112212211 21112212211221112 21.21 ee 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu . - 22 113222111111 23521 1111135511111 1 ke 47 3.2.1 _ Phương pháp tiếp cận - + Ssccct t3 SE 111211111 1E 1.1111 EEErrrre 47 3.2.2 Chọn điểm nghiên CỨU - ST TT S1215111 1711111211111 E1 EEEEEEEtErrrrrrrei 49 3.2.3 _ Phương pháp thu thập thông tin - 2 222222221111 1222E 2E Srrkrresea 49 S Xà oi ái a0 52 3.2.5 _ Chỉ tiêu phân tích 2c 1112221011111 3251111115553 11115501111 k ng khen 52
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận <5 <2 «s2 se se ssse se 54
4.1 Hiện trạng công tác quản lý thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú
1 ằ 54
4.1.1 Bộ máy quản ly thu Ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ 54 4.1.2 Phan cap quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ 61 4.1.3 Thực trạng quản lý lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ - L L c c2 0211111211111 11v ng TT SE kky 65 4.1.4 Thực trạng quản lý chấp hành dự toán thu ngân sách tại thị xã Phú Thọ- 10:18 8: 69 4.1.5 Thực trạng quản lý quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú 1 — 77
4.1.6 Thuc trạng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm . - 82 4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú
Thọ- tỉnh Phú Thọ - L L c c2 0211111211111 11v ng TT SE kky 86 4.2.1 Trinh d6 của đội ngũ cán bộ quản lý tại thị xã Phú Thọ- tinh Phu Tho 86 4.2.2 _ Ý thirc chap hanh ctia ngudi np ngan Sacha cececccccsesesccseseeessvseseseesteeeeeeeees 90 4.3 Một số giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã
Phú Thọ- tỉnh Phú Thhọ - - E12 2211111110 111111111 vn Sky vn kế 93 4.3.1 Định hướng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú
Trang 64.3.2 Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ trong thời ø1añn fỚI - - + 2 2211331223311 EEEEsserrreres 94
Phần 5 Kết luận và kiến ng hj, - 2 << s5 se 9s Sex cơ ecscsesee 101 5.1 — KẾT luận L22 1 nh ng 105 5.2 Kaét nhs cecccccccccecccccececscscsesecececevscsvsvsvsusecevscsvsveveusecececevevsveusevesecevevsvenseeesers 106 5.2.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài Chính scS SE SE2ESEcEEEEEEEEEESEsrerererrrrred 106
5.2.2 Đối với HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ 5s SE 2E 222122121 xe 106
Trang 7DANH MUC CHU VIET TAT Chữ viết tắt CTN DN HĐND KBNN KH KT - XH LN NLN NQD NSNN NSTW QLTT TC -KH TH TNDN UBND XDCB XNQD
Nghĩa tiếng việt : Công thương nghiệp : Doanh nghiệp : Hội đông nhân dân : Kho bạc Nhà nước : Kế hoạch : Kinh tế - xã hội : Lâm nghiệp : Nông lâm nghiệp : Nông nghiệp : Ngoài quốc doanh : Ngân sách Nhà nước : Ngân sách Trung ương : Quản lý thị trường : Tài chính — kế hoạch : Thực hiện
Trang 8Bang 3.1 Bang 3.2 Bang 3.3 Bang 4.1 Bang 4.2 Bang 4.3 Bang 4.4 Bang 4.5 Bang 4.6 Bang 4.7 Bang 4.8 Bang 4.9
DANH MUC BANG
Danh sách các đơn vị hành chính của thị xã Phú Thhọ - 2 << <s+
Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú
Thọg1ai đoạn năm 2014 — 20 Ï 6 .- - -c 5 2222111311335 11112355111 xxee Thông tin chung về đối tượng điều tra 5+ Set St cx EEvEEESEErxskererrrees Các cấp quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ
Dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ giai đoạn 2014 — Đánh giá về lập dự toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ
Quy mô và cơ câu các khoản thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọg1ai đoạn 2014 — 2Ï 6 2 - E1 211111132231 111 1550111111 Hg 1v ng
Đánh giá về công tác thực hiện quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú TÍhỌ c2 1221121111211 113115111111 11111 1111 01111111 111111181 TH TH Hưệt
Tình hình nợ thuế, đâu thầu quỹ đất công ích và hoa lợi công sản
Tổng hợp quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ giai 007020502011 a
Đánh giá về công tác quyết toán thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú “ThhỌ L2 1 2.11221112111111 1111111111111 1 101111111 0111111 E1 H11 HH Hy
Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ quan thu nộp NSNN -¿ Bang 4.10 Đánh giá về công tác thanh tra, kiểm tra tại thị xã Phú Thọ Bảng 4.11 Trình độ cán bộ thu NSNN tại thị xã Phú Thọ - 5555 S+<<<<ss:
Bảng 4.12 Đánh giá về cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN tại thị xã Phú Thọ Bảng 4.13 Tình hình chấp hành chính sách thuế và các khoản giao nộp ngân sách
của các tô chức và cá nhân tại thị xã Phú Thhọ - ccsxsssss£xs Bảng 4.14 Lý do mà các tổ chức và cá nhân đưa ra trong việc chấp hành chính
sách thuế và các khoản ø1ao nộp ngân sách tại thị xã Phú Thọ
Bảng 4.15 Đánh giá của doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh về tình hình
Trang 9DANH MUC SO DO
Sơ đô 2.1 Hệ thống bộ máy quản lý thu NSNN ở Việt Nam 5 cccccccrsrrsei Sơ đô 4.1 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN
Trang 10TRICH YEU LUAN VAN Họ và tên học viên: Trần Thị Minh Hòa
Đề tài: Tăng cường quản lý thu ngân sách thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ
Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 Người hướng dẫn: GS.TS Đỗ Kim Chung
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Ngân sách nhà nước là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của
đất nước Để thực hiện được những chức năng và vai trò của mình, chính quyền cấp
huyện phải có nguồn ngân sách được hình thành từ nguồn thu của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác tại địa phương Thu ngân sách cấp huyện là một bộ phận câu thành của thu NSNN Thị xã Phú Thọ, trong những năm qua kinh tế phát triển ổn định, đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày một nâng cao, có được kết quả đó nhờ có sự đóng góp không nhỏ của công tác quản lý thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là công tác thu để thống nhất, quản lý các nguồn thu bảo đảm công khai, minh bạch, tập trung và dân chú Tuy nhiên, công tác quản lý thu ngân sách cập huyện tai thi x4 Phu Thovan còn tồn tại một số bắt cập và khó khăn Việc tập trung day du va kip thoi cac nguồn thu của ngân sách cấp huyện trên địa bàn thị xã luôn là nhiệm vụ quan trọng nhăm góp phản tăng ngân sách cấp huyện, giảm trợ cấp từ ngân sách cấp trên, tiễn tới bảo đảm cân đối thu, chi phát huy vai trò tích cực của ngân sách cấp huyện Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài đã đi sâu và giải quyết được những vân đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hoá được một số lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, ngân sách cấp huyện và quản lý thu ngân sách cấp huyện trên địa bản thị xã Phú Thọlàm cơ sở khoa học cho dé tai
Trang 11tác quản lý thu ngân sách các xã, phường đảm bảo theo quy định của nhà nước phụ thuộc vảo các yếu tố sau: Năng lực các cơ quan tổ chức và quản lý nhà nước về thu ngân sách câp huyện, khả năng, nhận thức của các đối tượng nộp, ngân sách cấp huyện Các yêu tố trên có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tổ chức thực hiện Do vậy ngành tài chính, Thuê, các cơ quan liên quan, UBND các xã, phường phải vận dụng, huy động tổng hợp các mối quan hệ giữa các yếu tô đề ra các giải pháp có tính
khả thi nhăm thúc đây, khai thác mọi tiềm năng phát triển sản xuất kinh doanh để nâng
cao hiệu quả quản lý thu ngân sách cơ sở, phát triển nguôn thu, đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý thu ngân sách nói riêng
Đề công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện tại thị xã Phú Thọ trong thời gian tới được tốt hơn cần thực hiện một số giải pháp sau: Hoàn thiện chính sách quản lý thu ngân sách nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan quản lý, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao trình độ cán bộ quản lý thu ngân sách, hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch thu ngân sách cấp huyện, tăng cường công tác tuyên truyền phô biến pháp luật nâng cao nhận thức người nộp Chính vì vậy trong luận văn này đưa ra những phương hướng nhăm tăng cường công tác quản lý thu ngân sách cấp huyện trên địa bàn thị xã Phú Thọkhắc phục những hạn chế, thiểu sót trong công tác quản lý thu ngân sách cấp xã, phường nói chung và ngân sách cấp huyện tại thị xã Phú Thọnói riêng, phát huy hiệu quả các nguồn
lực phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội để xứng đáng với tiềm năng phát triển của thị xã
Trang 12THESIS ABSTRACT
Master candidate: Tran Thi Minh Hoa
Thesis title: Improving the management of state budget revenue in Phu Tho town, Phu Tho province
Major: Economic management Code: 60.34.04.10 Supervisor: Prof Dr Do Kim Chung
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA) The state budget is a centralized monetary fund of the Government, which plays a very important role in the country's economic, social, security and foreign affairs activities In order to perform their functions and roles, the government in the district must have a revenue from individuals, production and business organizations and other local activities District revenues are a part of the government budget revenues
In Phu Tho town, the economy has developed steadily, the material wealth and spiritual value have improved, thanks to the considerable contribution of budget management Especially, for uniform collection and management of revenue sources to ensure publicity, transparency, focus and democracy However, the management of the district budget revenue in Phu Tho town still has some shortcomings and difficulties Concentrating fully and timely revenue of the district budget is an important task to contribute to the district budget, reduction of subsidies from the higher level budget, ensure balance revenue and expenditure to promote the positive role of the district budget From that requirement, the thesis was studied deeply and resolve the issues:
Firstly, the thesis systematized some basic theory about the state budget, the district budget and budget income management at district level in Phu Tho town as the scientific basis
Secondly, the thesis has given the objective assessment of the status of district budget management in the period from 2014 to 2016 From the basis of fluctuations in each year , the achieved results were evaluated, drawed lessons and gave factors affecting the management of budget revenues the district, then, making a complete solution management of budget revenues in Phu Tho town in the future The management situation of budget revenues of communes in the province of Phu Tho town was assessed in order to identify the main revenues of some communes in certain period which were from land use fees, tax Then, giving proposed solutions suit with the local situation
Trang 13according to the regulations of the dependent state The following factors can be considered: Capacity of state agencies in organizing and managing state budget revenue, ability and awareness of individuals and organisation These factors are closely related to the process of implementation Therefore, the financial sector, taxation, relevant agencies, People's Committees of communes must apply, mobilize the relationship among the elements that come up with feasible solutions to promote and exploit potentials of develop production and business so to raise the efficiency of the budget management and revenue development, meeting the requirements of renewing the economic management mechanism in general and managing the budget revenue in particular
Trang 14PHAN 1 MO DAU
1.1 TINH CAP THIET CUA DE TAI
Ngân sách nhà nước (NSNN), hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù
kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính Thuật
ngữ “Ngân sách nhà nước” được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định
của quốc gia Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt
Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thâm
quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của nhà nước
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân
NSNN là một trong những nguồn lực quan trọng đảm bảo các hoạt động của Nhà nước NSNN đã trở thành công cụ tài chính rất quan trọng, góp phân to
lớn vào việc phát triển kinh tế- xã hội Vì vậy thu NSNN không chỉ đáp ứng nhu
cầu hoạt động của bộ máy Nhà nước, các tô chức chính trị xã hội thực thi tốt
nhiệm vụ mà còn dành phan đáng kể cho dự phòng, dự trữ tải chính, đầu tư phát
triển và trả nợ Thu NSNN là công cụ hữu hiệu để điều tiết, điều chỉnh nền kinh
tế Do thu NSNN có vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên quản lý thu NSNN
được Nhà nước, các bộ, ngành luôn chú trọng ở tất cả các mặt: Hình thành khung
pháp luật và cơ chế chính sách thu NSNN, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý thu, đối mới quy trình thu và áp dụng nhiều biện pháp tích cực trong quản lý thu NSNN
Trang 15chỉ tiêu của HĐND Thị xã Số thu NSNN tại Thị xã Phú Thọqua các năm luôn ồn định, đối tượng nộp NSNN tăng nhanh và về lượng cũng như về chất Số thu
NSNN được tập trung đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời qua cơ quan chức năng là
Chi cục Thuế thị xã Kết quả đó, khang định Phú Thọđã luôn chủ động trong việc
khai thác cũng như nuôi dưỡng nguồn thu Thu NSNN thị xã cơ bản dap ứng kịp
thời các nhiệm vụ chi cho ngân sách thi xã
Nhìn lại công tác thu NSNN thị xã Phú Thọthời gian qua đã có rất nhiều
nỗ lực, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là cơ quan
thuế đã có nhiều tham mưu trong việc thu ngân sách, thị xã đã có nhiều đôi mới và cải tiễn cơ chế thu, quản lý nguồn thu NSNN Nguồn thu NSNN thị xã đã góp phân quan trọng trong tiến trình đối mới, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bao quốc phòng an ninh, xóa đói giảm nghẻo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội của thị xã Từ nguồn thu NSNN những năm qua, thị xã đã được đầu tư hoản thiện
hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tang đô thị Năm ở phía tây miền đất Tổ Hùng Vương, Phú Thọtrở thành thị xã tỉnh ly, là trung tâm chính trị, kinh té,
văn hoá của tỉnh trong gần 6 thập ký, và hiện nay đang là trung tâm văn hoá giáo dục của tỉnh, trung tâm kinh tế vùng phía Tây, Tây Bắc Ngày 31-12-2010 Bộ Trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định công nhận thị xã Phú Thọlà đô thị loại
II Vì vậy, thu NSNN có vị trí đặc biệt quan trọng để thị xã Phú Thọphát huy nội
lực, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ theo lộ trình đã đề ra
Riêng đối với quản lý thu ngân sách nhà nước của thị xã Phú Thọđến nay chưa có công trình nảo nghiên cứu vẻ vẫn đề này Chỉ có một số bài báo của tỉnh,
nhưng chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể nội dung nói trên
Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang đặt ra, vừa
khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của huyện để quản lý
thu ngân sách có hiệu quả hơn, đồng thời có những giải pháp cụ thể, thiết thực,
hữu ích để tăng thu NSNN trên địa bàn huyện
Trong thời gian tiếp theo, để tiếp tục giải quyết tốt công tác quản lý nguồn thu cho ngân sách trong khi vẫn đạt được mục tiêu nuôi dưỡng nguồn thu và xa hơn, hướng tới sự phát triển bền vững đòi hỏi các nhà quản lý cần có những giải pháp sao cho phủ hợp trong giải quyết vẫn đề này Thực tế cho thấy, công tác quản
lý thu NSNN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định, công tác quản lý điều hành
Trang 16trong quan lý, sử dụng NSNN đang có chiều hướng gia tăng Trong điều kiện
NSNN còn hạn hẹp, việc tập trung đây du va kip thời các khoản thu NSNN tại Thị xã Phú Thọluôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm đảm bảo nguồn lực phục vụ tốt nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra Nhận thức về
tâm quan trọng của việc quản lý thu NSNN trong giai đoạn hiện nay, cũng như để tiếp tục nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn nhằm tìm ra phương pháp hữu hiệu để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu NSNN nên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường quản lý thu Ngân sách Nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ” làm luận văn tốt nghiệp của mình
1⁄2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọtừ đó đề xuất giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý thu ngân sách
nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phân hệ thống hoá những vẫn đẻ lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
- Đánh giá thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ-
tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý thu ngân
sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ
1.3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quan lý hoạt động thu Ngân sách Nhà nước tại thị xã Phú Tho - tinh
Phú Thọ
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Vẻ không gian: Nghiên cứu trong phạm vi thị xã Phú Thọ
- Vê thời gian: Nghiên cứu từ năm 2014 đến năm 2016
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý thu ngân sách ở thị xã Phú Thọvà nghiên cứu những giải pháp tăng cường quản lý thu
Trang 171.4 Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN CUA DE TAI
Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực,
là tài liệu để nghiên cứu, tham khảo đối với quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới
- Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích và chỉ rõ thực trạng quản lý thu
ngân sách Nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tính Phú Thọ qua đó chỉ rõ được những ưu, nhược điểm, nguyên nhân của thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, chủ yếu và khả thi nhằm tăng cường quản lý thu Ngân sách Nhà nước tại thị xã Phú Thọ- tỉnh Phú Thọ phù hợp với điều kiện cụ thể của thị xã Phú Thọ 1.5 KET CAU CUA LUAN VAN Gồm 5 phan: Phan 1 Mở đầu Phần 2 Một số vẫn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 18PHAN 2 MOT SO CO SO LY LUAN VA THUC TIEN VE QUAN LY THU NGAN SACH NHA NUOC CAP HUYEN
2.1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY THU NGAN SACH NHA NUOC CAP HUYEN
2.1.1 Khái niệm, quan niệm, bản chất quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
a Khai niém thu NSNN
Đề có nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu, Nhà nước thường sử dung ba hình thức động viên đó là: quyên góp của dân, vay của dân và dùng quyền lực
Nhà nước bắt buộc dân phải đóng góp (Quốc hội, 2002) Trong đó hình thức
quyên góp tiền vả tài sản của dân và hình thức vay của dân là những hình thức
không mang tính ồn định và lâu dài, thường được Nhà nước sử dụng có giới hạn
trong một số trường hợp đặc biệt Để đáp ứng nhu cầu chỉ tiêu thường xuyên, Nhà nước dùng quyên lực chính trị của mình ban hành các luật thuế để bắt buộc dân phải đóng góp một phân thu nhập của mình cho Ngân sách Nhà nước Đây chính là hình thức cơ bản nhất để huy động tập trung nguồn tài chính cho Nhà nước Vậy ta có thể nói rằng:
Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyển lực của mình để tập trung một phần nguôn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu chỉ
tiêu của Nhà nước (Quốc hội, 2002)
Từ khái niệm nói trên về thu NSNN, chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN chính là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư được chuyển giao cho nhà nước Do vậy, thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân chia các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội.Việc xác định các khoản thu phải trên cơ sở giải quyết hài hoà giữa lợi ích Nhà nước với lợi ích của các tô chức, cá nhân trong xã hội
- Đối tượng phân chia là nguồn tài chính quốc gia là kết quả do lao động sản
xuất trong nước tạo ra được thê hiện dưới hình thức tiền tệ (GDP) Nhu vay, thu
Trang 19độ phát triển kinh tế, tý lệ tăng trưởng GDP hàng năm là tiền đề và là yếu tố
khách quan hình thành nên các khoản thu NSNN và quyết định mức độ động viên các khoản thu của NSNN
- Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình
thức giá trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyên lực tập trung một phần nguôn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước
Một số vẫn đề chung về quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện Khái niệm quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản lý NSNN là quá trình tác động của chủ thể quản lý NSNN thông qua việc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tác
động và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định (Phạm
Văn Thịnh, 2011)
Quản ly thu NSNN là quá trình nhà nước sử dụng hệ thống các công cu
chính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vào NSNN nhằm đảm bảo tính công bằng khuyến khích sản xuất kinh doanh phát
triển Phần lớn các khoản thu NSNN đều mang tính chất cưỡng bức, do đó đòi
hỏi sự quản lý chặt chẽ để bắt buộc chủ thể kinh tế phải tuân thủ thực hiện theo
pháp luật (Phạm Văn Thinh, 2011)
Quản lý thu NSNN được thực hiện theo pháp luật và dự toán Quá trình
thực hiện thu và quản lý thu NSNN là một hệ thống gồm nhiều cơ quan chức năng khác nhau như: cơ quan thuế, cơ quan ban hành chính sách thu, cơ quan quản lý quỹ Hệ thống ngân sách Nhà nước là tổng thể các cấp ngân sách gắn bó
hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách Nhà nước và được tô chức theo một cơ cầu nhất định (Phạm Văn Thịnh, 2011)
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, hệ thống ngân sách Nhà nước được tô chức phù hợp với hệ thống tổ chức bộ máy quản lý hành chính Nhà nước Đối
với Việt Nam, trên cơ sở Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và luật ngân sách Nhà nước, ngân sách Nhà nước Việt Nam bao gồm Ngân
sách trung ương và Ngân sách địa phương
Ngân sách Nhà nước là một thể thống nhất gồm nhiều cấp ngân sách, mỗi
cấp ngân sách chịu sự ràng buộc bởi các chế độ thể lệ chung vừa có tính độc lập
Trang 20trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và lợi ích của các cấp chính quyền Nhà nước
trong quản lý ngân sách Nhà nước (Nguyễn Văn Huỳnh, 2014)
Ngân sách cấp huyện là một bộ phận câu thành của Ngân sách địa phương Việc quản lý NSNN cấp huyện phải tuân thủ theo các nguyên tắc quản lý chung trong quản lý Ngân sách của Nhà nuớc và do các cơ quản quản lý nhà nước thực hiện, trong đó các cơ quan quản lý nhà nuớc cấp huyện đồng vai trò
chủ đạo
Như vậy, có thể đi đến khái niệm chung nhất về quản lý thụ NSNN cấp
huyện như sau: Quản lý thu NSNN cấp huyện là chuỗi các hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau tương trợ nhau nhăm làm cho hoạt động quản lý thu NSNN cấp huyện được thực hiện có hiệu quả
Mục tiêu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Quản ly thu NSNN là quá trình nhà nước vận dụng các quy luật khách quan, sử dụng các phương pháp tác động đến các hoạt động thu ngân sách nhà
nước nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu của ngân sách
nhà nước (Quốc hội, 2002) Mục tiêu của quản lý thu NSNN cấp huyện bao gồm
hai mục tiêu cơ bản sau:
- Nham điều hành ngân sách nhà nước linh hoạt, đảm bảo nguồn thu để
phục vụ chỉ ngân sách cấp huyện
- Đây mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, rõ ràng,
minh bạch dễ thực hiện Đảm bảo tính hệ thống, tính đầy đủ, kịp thời, tính chính
xác của các khoản thu vào ngân sách nhà nước
Quản lý thu NSNN nhằm bảo đảm nguồn vốn để thực hiện các nhu cầu chỉ tiêu của Nhà nước cấp huyện, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước cấp huyện Bên cạnh đó, việc quản lý thu NSNN còn đảm bảo sự họat động có hiệu quả trong tô chức thu NSNN, đảm bảo công tác thu NSNN được van
hành theo đúng quy định của Pháp luật, tránh các hiện tượng tiêu cực, đảm bảo thu đúng, thu đủ, tận thu những cũng đem lại lợi ích, sự phát triển cho các đối
Trang 21- Quản lý thu NSNN còn đóng vai trò quan trọng trong vẫn đề điều tiết thu nhập của các cá nhân trong xã hội Thông qua công cụ thuế, Nhà nước đánh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hoặc đánh thuế cao đối với các hàng hóa xa xỉ, hàng hóa không khuyến khích tiêu dùng (Bộ Tài Chính, 2003)
Yêu câu trong hoạt động quản lý thu ngân sách Nhà nước
Thứ nhất, ban hành hệ thống thể chế về thu NSNN
Hoạt động quản lý thu NSNN đầu tiên mà mỗi Nhà nước cần thực hiện
là tiến hành xây dựng hệ thống thể chế thu NSNN
Thể chế quản lý thu NSNN là những quy định, chuẩn mực làm cơ sở
pháp lý cho việc thu NSNN và quản lý thu NSNN Thể chế quản lý thu NSNN
bao gồm Hiến pháp, các bộ luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các quy
định khác của Nhà nước về thu NSNN Trong đó, các bộ luật điều chỉnh thu
NSNN như Luật NSNN, các luật thuế, phí và lệ phí và tài sản công liên quan tới
thu NSNN có ý nghĩa rất quan trọng
Trong các thể chế quản lý thu NSNN trước hết là Luật NSNN, các nguồn thu cũng như các nguyên tắc thu, cơ chế, chính sách thu NSNN được quy định
rõ ràng và cụ thể Quốc hội (2002) khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ hai tại Khoản 1 Điều 5 quy định rõ nguyên tắc thu NSNN phải theo luật định: “7u NSNN phải được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các quy định khác của pháp luáf” và NSNN được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, găn quyền hạn với trách nhiệm
Thứ hai, phân cấp quản lý thu NSNN
Phân cấp quản lý NSNN là nhu cầu nội tại của hoạt động quản lý NSNN
nên Nhà nước nào cũng phải tiễn hành phân cấp (Quốc hội, 2002) Trên cơ sở sự phân chia, có địa bàn, có dân cư, Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng tác
động trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ Khi đã có tổ chức bộ máy nhà
nước thì có chức năng, nhiệm vụ và kinh phí hoạt động Tại mỗi địa bàn luôn
phát sinh các nguồn thu nhập gắn với hoạt động kinh tế trên địa bàn đó Mỗi cấp ngân sách có những nhiệm vụ tương đối độc lập của địa phương mình Sự phân
định nhiệm vu, quyền hạn về ngân sách cho các cấp chính quyền làm nảy sinh
Trang 22Vì vậy NSNN được chia thành cấp ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương
Cấp Trung ương: Giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ
chiến lược, quan trọng của quốc gia, điều phối hoạt động kinh tế vĩ mô của đất nước, đảm bảo quốc phòng an ninh đối ngoại và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu chi ngân sách
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gọi chung là ngân sách cấp
tinh, nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế-
xã hội, quốc phòng an nỉnh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý
Cấp huyện quận, thị xã thuộc tỉnh gọi chung là ngân sách cấp huyện,
nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý
Cấp xã, phường, thị trấn gọi chung là ngân sách cấp xã Tài chính xã có nhiệm vụ phối hợp với cơ quan thuế giám sát kiểm tra các nguồn thu NSNN đảm
bao thu dung, thu du va kip thời, chủ động thực hiện những nhiệm vụ phat triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản
lý Chủ động thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội trong phạm vi quản lý
Thứ ba, tô chức bộ máy quản lý thu NSNN
Hệ thống bộ máy quản lý thu NSNN ở Việt Nam được hình thành từ
Trung ương đến địa phương bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các cấp chính quyên, các cơ quan thu chuyên ngành Mỗi cấp quản lý có chức năng, nhiệm
vụ riêng được quy định cụ thể tại Luật NSNN Chức năng cơ bản của mỗi bộ
phận quản lý này như sau:
Quốc hội là cơ quan quyền lực và là cơ quan cao nhất trong bộ máy quản
lý thu NSNN, có chức năng chủ yếu là ban hành hệ thống luật quy định chế độ thu NSNN và quyết định NSNN
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất
của Việt Nam Chính phủ có nhiệm vụ vả quyền hạn ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về tài chính- ngân sách; lập dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW;
quyết định nhiệm vụ thu cho các Bộ, ngành Trung ương: quyết định nhiệm vụ thu và
mức bồ sung NSTW cho từng địa phương
Trang 23về tài chính Bộ có các chức năng chủ yếu như: xây dựng các dự thảo văn bản pháp luật trình Chính phủ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách (quyết định, thông tư): thông nhất quản lý và chỉ đạo công tác thu thuế, phí và thu khác của NSNN: quản lý quỹ NSNN và các quỹ khác; tổ chức và cấp phát các khoản kinh phí thuộc NSNN; thực hiện kiểm tra, thanh tra về tài chính - ngân sách và nhiều chức năng khác
Các cơ quan thu (gồm cơ quan thuế, hải quan, các cơ quan khác được uỷ quyên thu) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thu NSNN và trực tiếp quản lý
đối tượng nộp và thực hiện thu NSNN đối với một số khoản thu theo quy định của
pháp luật
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực tiếp thu thực hiện nhiệm vụ quản lý
quỹ NSNN nói chung và quản lý thu NSNN nói riêng CHÍNH PHỦ QUOC HỘI ¥ ¥ ¥ CHINH QUYEN ĐỊA PHƯƠNG |“ TT” 0 +»| BO TAI CHINH + 1} , |,. - oom BOQ, NGANH KHAC › LẺ ' F ¥ Ý
Tổng cục L-„| Tổng cục | „j7 Khobạc & CỤ £ CỤ h : L-»| Co quan q _ Thuê [f#~T Hải quan | ““'| nhànước TT} được uỷ ' asa thar bene eee ee eee I ] ẲỖẮiaađdđađadađaađadadđaaẳađaẳaẳầaẳaẳầaẳẳđáiẳđaẳaẳẳaaỖ TT ee 1 1 1 ì i ¥ ki ' i + ⁄ I 1 Sở Cục Thuê Cục ! KBNN tinh, | Taichinh{™) (tỉnh) [*”| Hải quan [TP ”| thành phố [TT ”T”” 7 ' \ J ~~ | 7 ; ' ~ “ J ' ye or” | I ¥ ' ⁄ Ƒ ' I J || Phong TC Chi cuc | | KBNN quận ) ' v ¬+~— x m—————.-. —.- I¬ = AT ge ee ee ¡ (huyện) Thuê Ị huyện Quan hệ quản lý - - ->ˆ Quan hệ phối hợp
Sơ đồ 2.1 Hệ thống bộ máy quản lý thu NSNN ở Việt Nam
Trang 24Tủ tư, thực hiện điều hành cong tac thu NSNN
Các nội dung chủ yếu của công tác điều hành quản lý thu NSNN gồm: Căn cứ dự toán NSNN đã được cấp có thâm quyền phê duyệt, co quan thu lập dự toán thu NSNN quý thuộc phạm vi quản lý, chỉ tiết theo từng nội dung thu gửi cho cơ quan tải chính và KBNN đồng cấp làm căn cứ điều hành và tô chức công tác thu NSNN
Căn cứ điều kiện và yêu cầu cụ thể của công tác thu NSNN như: thời gian phát sinh các khoản thu, số lượng đối tượng nộp tiền vào NSNN, số tiền phải thu, khoảng cách tới trụ sở KBNN Cơ quan thu phối hợp với KBNN để tổ chức
công tác thu tại trụ sở KBNN và tại các điểm thu ngoài trụ sở KBNN (điểm thu
hoạt động thường xuyên trong tháng hoặc theo từng thời điểm) hoặc cơ quan thu trực tiếp thu
Thứ năm, thực hiện kiểm tra, giảm sát hoạt động thu NSNN
Đây là hoạt động hết sức cần thiết nhằm phát hiện các sai sót, gian lận trong quá trình thực hiện, qua đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm bảo đảm tính
nghiêm minh của hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
quản lý
Hoạt động thanh tra kiểm tra có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất thông qua các công cụ là hệ thống số sách, báo cáo của các đối tượng nộp vả của
cơ quan quản lý
Phân loại thu NSNN cấp huyện
Nguồn thu ngân sách cấp huyện bao gồm những khoản thu của ngân sách địa phương được HĐND tỉnh quy định trên cơ sở Luật NSNN
Một là, các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%, bao gom:
-Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kế tiền thu mặt nước từ hoạt
động dâu, khí;
-Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước,
không kế thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết;
-Tiên đền bù thiệt hại dat;
Trang 25- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách dia phương tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật, thu từ quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh theo
quy định;
- Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và
lệ phí trước bạ;
- _ Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
- Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của
các đơn vị do địa phương quản lý;
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân dé đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng theo quy định của pháp luật;
- Đóng góp tự nguyện của các tô chức, cá nhân đê đâu tư xây dựng các công trình kết cau hạ tầng theo quy định của pháp luật;
- _ Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; - _ Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cầu hạ tầng:
- - Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;
- _ Thu kết dư ngân sách địa phương:
- Cac khoản thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật:
- _ Thu từ bố sung ngân sách cấp trên;
- _ Thu chuyền nguồn ngân sách địa phương năm trước sang năm sau;
- - Viện trợ khơng hồn lại của các tô chức, các nhân ở nước ngoài trực
tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;
Hai là, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ (25) giữa ngân sách trung ong và ngán sách địa phương:
- - Thuế nhà dat:
- - Thuế môn bài;
Trang 26- Tién str dung dat;
- Thuế giá tri gia tăng (không kế thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết);
- Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kế thuế thu nhập doanh nghiệp của
các đơn vị hạch toán ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động xô số
kiến thiết;
- Thuế thu nhập cá nhân;
Các khoản thu có thể điều chỉnh tỷ lệ điều tiết được hưởng tùy vảo tình
hình thực tế của địa phương và do HĐND cấp tỉnh quyết định Quan lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhăm tác động và điều khiến đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục đích đã định
Quản lý thu NSNN phải đảm bảo quản lý quy trình NSNN
Cơ quan tài chính tham gia quy trình hiện đại hóa thu NSNN là Sở Tài chính, Phòng Tài chính và cơ quan tải chính cấp xã Các cơ quan nảy có trách
nhiệm:
- Phối hợp với cơ quan thu, KBNN trong việc thu và quản lý các khoản thu NSNN: đôn đốc các đối tượng thuộc phạm vi quản lý nộp đầy đủ, kịp thời
các khoản thu NSNN vào KBNN;:
- Phối hợp với KBNN đảm bảo hạch toán đây đủ, chính xác, đúng mục lục
NSNN và tý lệ phân chia cho ngân sách các cấp: rà soát, đối chiếu các khoản thu ngân sách do cơ quan tài chính trực tiếp quản lý;
- Thâm định báo cáo quyết toán thu NSNN của ngân sách cấp dưới: tổng hợp và lập báo cáo quyết toán thu NSNN thuộc phạm vi quản lý theo chế độ quy định;
Đây là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành hoạt động thu các khoản
đóng góp vào ngân sách và kiểm tra, giám sát quá trình này Quản lý ngân sách cấp huyện
Trang 27việc ôn định và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Ngân sách huyện là quỹ
tiền tệ tập trung của huyện được hình thành bằng các nguồn thu và đảm bảo các khoản chỉ của huyện Vì vậy, ngân sách huyện nhất thiết phải được phân cấp quản lý và sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả và đúng chế độ quy định của nhà nước Để thực hiện tốt vấn đề này, cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền trong việc thực hiện thu, chỉ ngân sách cấp huyện
Nguôn thu của ngân sách cấp huyện
Việc phân cấp quản lý ngân sách cấp huyện do chính quyền cấp tỉnh quy
định theo luật NSNN
Về nguồn thu, ngân sách huyện bao gồm các loại chính sau:
Thứ nhất, các khoản thu phân chia giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện với ngân sách xã, phường, thị trấn Theo quy định, các khoản thu này bao gồm: thuế tiêu đặc biệt hàng sản xuất trong nước thu vào các mặt hàng: bài lá, vàng
mã, hàng mã, và các dịch vụ kính doanh vũ trường, massage, karaoke, thuế nhà đất, thuế tài nguyên, thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất Thuế sử dụng
đất nông nghiệp
Thứ hai, các khoản thu được bồ sung từ ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Thứ ba, các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% là thuế môn bài từ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh ngoải quốc doanh, các
khoản thu phí, lệ phí từ hoạt động do các cơ quan thuộc huyện quản lý; Thu sự
nghiệp của các đơn vị sự nghiệp do cấp huyện quản lý: Các khoản viện trợ, đóng góp của tô chức, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp cho ngân sách huyện, cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định; Thu phạt xử lý vi phạm hành chính, thu từ hoạt động chống buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật theo phân cấp của
tỉnh; Thu bổ sung từ ngân sách tỉnh; Thu kết dư ngân sách huyện; các khoản thu
khác theo quy định của pháp luật
Tuỳ theo trình độ phát triển của từng địa phương mà nguồn thu từ nội lực kinh tế chiếm tỷ trọng khác nhau trong tổng thu NSNN trên địa bản huyện
2.1.2 Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
Trang 28ninh, quốc phòng: thúc đấy phát triển, ôn định kinh tế; bù đắp những khiếm
khuyết thị trường, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường
Thứ nhát, thu ngân sách Huyện đảm bảo thực hiện vai trò Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự cấp huyện
Là một cấp chính quyền Huyện cũng tô chức ra cho mình một hệ thống
các cơ quan, đoàn thể hành chính nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước
Điều đó cũng có nghĩa là để cho các cơ quan đoàn thể đó hoạt động được cần phải có một quỹ tài chính tập trung cho nó - đó chính là ngần sách huyện Mặc dù không lớn mạnh như ngân sách trung ương nhưng ngân sách huyện cũng tạo cho
mình một vị thế nhất định nhằm chủ động trong việc thực hiện chức năng Nhà
nước ở điạ phương Tuỳ theo phạm vi địa lý, tình hình kinh tế xã hội trên từng huyện mà nhu cầu đảm bảo này là khác nhau (Nguyễn Hà Phương, 201 1)
Hiện nay, nước ta có trên hàng triệu công chức đang làm việc trong cả nước Đề duy trì hoạt động của bộ máy này phải tốn một khoản Ngân sách không 16 Nhưng trong khi Nhà nước đang chắt chiu từng đồng thì ở một số đơn vị việc sử dụng Ngân sách vẫn lãng phí, sai phạm Do vậy, đòi hỏi Ngân sách Huyện, với tư cách là Ngânsách của các đơn vị cơ sở cần phải quản lý chặt chẽ, cấp phát
đúng chính sách, chế độ, hạn mức làm sao cho bộ máy Nhà nước hoạt động tốt
mà vẫn tiết kiệm, hiệu quả
Trong các chức năng của Nhà nước, chức năng đảm bảo an nĩnh trật tự,
quốc phòng đóng vai trò đặc biệt quan trọng Đây là công cụ quyển lực của Nhà
nước,nhăm bảo vệ ý chí của Nhà nước, tạo điều kiện an toàn để huyện phát triển
mọi mặt Để đảm bảo cho chức năng đặc biệt nảy, ngân sách huyện cần phải có kế hoạch cụ thể, chỉ tiết, có các khoản dự phòng hợp lý
Thứ hai, thu ngân sách huyện là công cụ thúc đây, phát triển 6n định
kinh tế
Đề thực hiện tốt chiến lược kinh tế - tài chính của cấp tỉnh, cấp trung ương, cấp huyện cân phải sử dụng các công cụ sẵn có của mình để điều tiết, định hướng
Một trong những công cụ đắc lực là ngân sách Sẽ không có một cơ cấu kinh tế ôn định, phát triển nếu bỏ qua công cụ này Các huyện phải căn cứ vào
Trang 29Đồng thời các huyện phải cung cấp kinh phí, vốn đâu tư, hỗ trợ về cơ sở
hạ tang, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động
Thuế là một phương tiện đắc lực trong điều tiết vĩ mô kinh tế, huyện có
thể sử dụng công cụ này để điều chỉnh cơ cấu kinh tế Ngoài ra cấp huyện phải
xây dựng cho mình một tiềm lực kinh tế riêng, đó là các doanh nghiệp Nhà nước
do cấp huyện quản lý Loại hình doanh nghiệp này phải đóng vai trò chủ đạo trong nên kinh tế huyện (Nguyễn Hà Phương, 2011)
Thứ ba, ngân sách huyện là phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường,
đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường
Đây là vai trò không thể thiếu đối với ngân sách mỗi quốc gia Nó có tác
dụng xoa dịu nên kinh tế thị trường Như chúng ta đã biết, kinh tế thị trường là
chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả Do đó, một loạt các vấn đề xảy đến: Thất
nghiệp hỗ ngăn cách giàu nghèo tăng, không quan tâm đến người già, trẻ em,
người tàn tật, lừa đảo, chiếm đoạt, môi trường ô nhiễm những điều đó tạo ra
cho nền kinh tế - xã hội một vực thăm phía trước Cấp huyện theo dõi các báo cáo tổng hợp từ cấp xã, phường phải có biện pháp giải quyết (Nguyễn Hà Phuong, 2011)
Ngoài việc quan tâm đến đời sống vật chất của người lao động, huyện phải thường xuyên quan tâm đến đời sống văn hoá, tỉnh thần của quần chúng, cải
tạo các sân chơi, phương tiện giải trí lành mạnh, tiến bộ Các dịch vụ công cộng
như giáo dục, y tế phải giảm được chỉ phí cho người dân, làm sao để ai cũng
được học hành, chăm sóc sức khoẻ đây đủ
2.1.3 Đặc điểm của quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
*Thứ nhất, thu NSNN cấp huyện là một hình thức phân phối nguồn tài chính của một huyện giữa nhà nước với các chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực của nhà nước nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ vẻ lợi ích kinh tế Sự phân phối này xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cau thực hiện các chức năng của huyện.Thu NSNN là tiền dé can
thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vu của
huyện Mọi khoản thu đều được thê chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp
luật của Nhà nước (Võ Minh Nhật Phương, 2012)
*77m hai, thu NSNN cấp huyện gan chat voi thuc trang kinh té va su van
Trang 30GDP, gia ca, thu nhập, lãi suất, v.v Phần lớn các khoản thu được xây dựng trên
nên tảng nghĩa vụ (thuế), một số khoản có tính chất trao đối (phí, lệ phí), thỏa thuận (vay) tự nguyện (Võ Minh Nhật Phương, 2012)
*Thu ba, thu NSNN cấp huyện được thực hiện theo ngun tắc hồn trả
khơng trực tiếp là chủ yếu Thu NSNN chỉ bao gồm các khoản tiền Nhà nước huy động vào NSNN mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho các đối tượng nộp Các chủ thể nộp NSNN được chuyền trả một cách gián tiếp và cong cong (V6 Minh Nhat Phuong, 2012)
2.1.4 Nội dung nghiên cứu quản lý thu ngân sách nhà nước cấp huyện
2.1.4.1 Hệ thông tổ chức bộ máy quản lý thu NSNN
Cách thức tổ chức thực hiện, phân cấp, quản lý thu ngân sách chính là trả lời
cho câu hỏi thu như thế nào Đó là quá trình thực hiện, cụ thể hoá các cơ chế, chính
sách thu đối với nền kinh tế Quá trình này quyết định số thu thực tế mà NSNN huy
động được, đồng thời cho phép nhìn nhận lại các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, chính sách thu ngân sách, từ đó đưa ra các điều chỉnh, biện pháp tô chức thu
thích hợp Đây chính là yếu tố quan trọng, tác động lớn tới thực tế kết quả thu ngân sách Thu không đúng tiềm năng, thất thu chủ yếu là do sự tác động của nhân tố này Bao gồm yếu tố: tô chức bộ máy thu, tô chức giám sát, thanh tra kiểm tra, phương tiện thông tin, kỹ thuật, và rất quan trọng nữa là yếu tô con người, năng lực và đạo đức cán bộ (Phạm Ngọc Dũng và cs., 2008)
Bộ máy quản lý thu ngân sách vừa là chủ thể chi phối công tác thu lại vừa chính là đối tượng của quá trình quản lý Bản thân bộ máy quản lý thu NSNN cũng là đối tượng thụ hưởng, tiêu dùng nguồn tài chính huy động được Vì thế, xác lập, tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách phải vừa đảm bảo đạt kết quả công tác thu vừa phải gọn nhẹ, hợp lý (Phạm Văn Liên và Phạm Văn, 2006)
Việc xây dựng bộ máy quản lý thu NSNN phải căn cứ vào sự hình thành hệ thống các cấp chính quyên Quá trình hình thành hệ thống chính quyên các
cấp là một tất yếu khách quan của mọi thể chế chính trị, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thô Sự ra đời của hệ thống chính
quyền nhiều cấp là tiền dé cần thiết xuất hiện hệ thống NSNN nhiều cấp Phù hợp
Trang 31Dé dam bao công tác thu đạt hiệu qua, tô chức bộ máy phải đảm bảo một
số những yêu cầu nhất định Thứ nhất, phải đảm bảo thống nhất, tập trung dân chủ Tức là phải làm sao để vừa phát huy được sức mạnh sáng tạo của mọi cấp vừa đảm bảo thống nhất, tập trung nguồn tải lực quốc gia Yêu cầu này đòi hỏi việc phân chia trách nhiệm, quyên hạn trong quản lý thu ngân sách phải rõ ràng, mang lại hiệu quả cao nhất Chính quyền các cấp có trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra, giảm sát, điều chỉnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc các chính sách, chế
độ thu ngân sách Thứ hai, tổ chức bộ máy thu ngân sách phải đảm bảo kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ, tức là phải phát huy tính tích cực sáng tạo của địa phương trên cơ sở có tính đến nét đặc trưng của từng ngành Những nét đặc thù của ngành, những điều kiện đặc trưng riêng của từng địa phương đòi hỏi phải có sự khác biệt trong tô chức nhất định, nhăm đạt hiệu quả thu cao nhất Chuyên môn hóa theo ngành đảm bảo việc quản
lý thu theo nguồn hình thành phù hợp đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của từng lĩnh
vực Tổ chức quản lý thu theo phân cấp chính quyền đảm bảo phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của từng địa phương, đồng thời nâng cao hiệu quả thu
nhờ hiểu biết, sát thực tình hình kinh tế trong phạm vi lãnh thổ của địa phương
đó Ngoài ra, tô chức thu tốt cũng còn thê hiện ở việc nhiệm vụ và quyền hạn
được giao phù hợp cho từng bộ phận Điều này sẽ đảm bảo tính khả thi trong công tác thu ngân sách (Lê Toàn Thắng, 2013)
Một cách thức tổ chức khoa học sự phân cấp quản lý phù hợp sẽ là tiền dé đảm bảo hiệu quả công tác thu Điều đó cũng đồng nghĩa việc tổ chức quản lý quyết định đến kết quả thu có đúng như mong đợi hay khơng (Lê Tồn
Thăng, 2013)
Yếu tô kỹ thuật, công nghệ, phương tiện thông tin phục vụ cho việc quản lý thu, giám sát, thanh tra kiểm tra cũng tác động không nhỏ tới kết quả thu ngân sách Cơ chế, chính sách thu không, hoặc ít có những thay đổi, trong khi tình
hình kinh tế xã hội vận động và biến đổi hàng ngày Trong hoàn cảnh đó, kỹ
thuật công nghệ đóng vai trò quan trọng giúp việc quản lý thu theo sát thực tế, thu đúng, thu đủ Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, các quan hệ kinh tế diễn ra ngày càng phức tạp trình độ gian lận thuế, các thủ thuật trốn thuế cũng ngày
càng tính vi, yếu tố thông tin, kỹ thuật rất cần được chú trọng Hiệu quả của công tác thu, kết quả của việc chống trỗn và gian lận thuế bị tác động nhiều ở yếu tố
Trang 32Cuối cùng, cũng giống mọi hoạt động quản lý, hoạt động kinh tế khác, công tác thu ngân sách cũng là công việc của con người, do con người thực hiện Bởi vậy, nhân tô con người có ý nghĩa quyết định Nhân tô con người được xem
xét trên hai khía cạnh; năng lực và đạo đức Dù có cơ chế chính sách tốt, có cách
thức tổ chức phù hợp, nhưng nếu cán bộ không hội đủ chuyên môn, công tác thu cũng khơng thé hồn thành tốt được Những hành vi trỗn thuế, gian lận thuế là những hành động ở thế chủ động trong khi công việc phòng chống lại luôn ở thế
bị động Do vậy, để thực hiện tốt công việc của mình, các cán bộ chuyên trách rất cần có năng lực cao Tuy nhiên, trên thực té, gay tac hai nhiều hơn tới kết quả thu
ngân sách lại không phải chủ yếu do năng lực cán bộ yếu Vẫn để bức xúc từ xưa
đến nay vẫn là đạo đức cán bộ Việc quản lý một khối lượng lớn nguồn tài chính
quốc gia đã tạo cơ hội cho những cán hộ tha hóa, biến chất vi phạm pháp luật Lợi ích cá nhân luôn là động cơ thúc đây các hành vi vi phạm pháp luật, để các cán bộ thu ngân sách bắt tay với đối tượng thu, gây phương hại đến lợi ích quốc gia Bởi vậy, nhân tô con người có tác động lớn tới kết quả thu ngân sách (Lê
Toản Thăng 2013)
Qua những phân tích trên, có thể khăng định, phương thức tổ chức quản lý và quá trình tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định tới kết quả thu ngân sách Quá trình thu vừa là hiện thực hóa các cơ chế chính sách huy động nguồn lực tài chính vào NSNN, vừa là sự kiểm nghiệm tính đúng đắn của các chính sách đó, để rồi thông qua những nảy sinh trong thực tiễn mà có những gợi mở để hoàn thiện
hệ thống pháp luật về lĩnh vực thu (Phạm Văn Liên và Phạm Văn, 2006) 2.1.4.2 Phân cấp quản lý thu NSNN
Từ khi luật NSNN năm 2002 chính thức có hiệu lực, theo định kỳ 5 nam,
nguôn thu của xã, phường do HĐND cấp tỉnh quyết định, phân cấp trong phạm vi nguồn thu NSĐP được hưởng Thu ngân sách cấp huyện bao gồm các khoản thu của NSNN phân cấp cho ngân sách cấp huyện và các khoản huy động đóng góp của các tô chức, cá nhân theo nguyên tắc tự nguyện để xây dựng các công trình
kết cấu hạ tầng và thực thi các nhiệm vụ phát triển KT-XH tại địa phương Về cơ
bản, nguồn thu ngân sách cấp huyện gồm: các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%, các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách huyện với ngân sách cấp trên, thu bố sung từ ngân sách cấp trên
a Các khoản thu ngắn sách huyện huong 100%
Trang 33nguồn tải chính bảo đảm các nhiệm vụ chỉ thường xuyên, đầu tư Căn cứ quy mô nguôn thu, chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ cân đối cho các nhiệm vụ chỉ thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, HĐND cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách huyện hưởng 100% các khoản thu dưới đây: Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách huyện theo quy định; Thu từ các hoạt động sự nghiệp của huyện, phần nộp vào NSNN theo chế độ quy định; Thu đấu thâu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do huyện quản lý; Các khoản huy động đóng góp của tô chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND huyện quyết định đưa vào ngân sách huyện quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác; Viện trợ khơng hồn lại của các tô chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách huyện theo chế độ quy
định: Thu kết dư ngân sách huyện năm trước; Các khoản thu khác của huyện
theo quy định của pháp luật
b Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phân trăm giữa ngân sách huyện với ngân sách cấp trên
Theo quy định của Luật NSNN gồm: Thuế chuyển quyển sử dụng đất;
Thuế nhà, đất; Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; Thuế sử dụng đất
nông nghiệp thu từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ nhà, đất Các khoản thu trên, tỷ lệ
ngân sách huyện được hưởng tối thiểu 70% Căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chỉ của xã, phường, HĐND cấp tỉnh có thể quyết định tỷ lệ ngân sách huyện được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100% Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định ngân sách huyện còn được HĐND cấp tỉnh bố sung thêm các nguồn thu phan chia
sau khi các khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật NSNN đã dành 100% cho xã,
phường và các khoản thu ngân sách huyện được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân
đối được nhiệm vụ chỉ
c Thu bồ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách huyện
Thu bồ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách huyện gồm:
- Thu bố sung dé cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chỉ được giao và dự toán thu từ các nguôn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm) Số bố sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời ky ốn định ngân sách và được giao Ổn
Trang 34- Thu bồ sung có mục tiêu là các khoản bồ sung theo từng năm để hỗ trợ
huyện thực hiện một số nhiệm vụ cu thé
2.1.4.3 Lập dự toán ngân sách cấp huyện
Thu NSNN là một hoạt động quan trọng trong chu trình NSNN Trong đó,
khâu lập dự toán thu NSNN phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, đảm bảo
có đầy đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn; tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chỉ tiết
theo từng khoản thuế: lập đúng biểu mẫu, nội dung và thời hạn quy định; kèm
theo báo cáo thuyết minh rõ cơ sở, căn cứ tính toán Đề đảm bảo chủ động trong hoạt động của mình, các cơ quan liên quan phải lập dự toán thu NSNN dựa trên các căn cứ sau:
Một là, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng — an
ninh; các chỉ tiêu cụ thể của năm kế hoạch; đặc biệt tốc độ tăng trưởng kinh tế
của tỉnh, tốc độ tăng trưởng của từng ngành và từng lĩnh vực kinh tế - xã hội là căn cứ vừa để xác định yêu cầu và vừa để xác định khả năng về nguồn thu tập trung vào NSNN
Hai là, các chính sách chế độ về thuế, phí và lệ phí và tài sản công như
Luật NSNN, Luật thuế, phí và lệ phí và tài sản công và các văn bản hướng dẫn
thi hành Các chính sách chế độ về thuế, phí và lệ phí và tải sản công và thu
NSNN là căn cứ pháp lý quan trọng nhất trong việc tính toán xác định các chỉ tiêu của dự toán thu NSNN Lập dự toán thu NSNN đòi hỏi phải năm vững các
chính sách chế độ hiện hành vẻ thuế, phí và lệ phí và tai sản công và thu NSNN;
đồng thời, phải dự báo được những thay đổi về chính sách có ảnh hưởng đến số thu trong năm kế hoạch
Ba là, các văn bản hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã
hội, dự toán NSNN., dự toán thu của cơ quan thu nộp thuế, phí và lệ phí và tài sản
công Đây là căn cứ định hướng cho các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan
trong lập dự toán thu NSNN năm kế hoạch Lập dự toán thu NSNN cần phải căn
cứ vào các văn bản hướng dẫn chủ yếu sau: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán NSNN: văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán
ngân sách địa phương: các văn bản về lập dự toán NSNN, dự toán ngân sách địa
phương: số kiểm tra dự toán thu NSNN của Bộ Tài chính
Trang 35biệt là năm liền kể trước năm kế hoạch Kết quả phân tích tình hình thực hiện dự
toán thu NSNN các năm liên kề đó cho thấy những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó trong lập dự toán thu NSNN của các năm báo cáo; đây là
những thông tin cần thiết không thể thiếu được giúp cho việc lập dự toán thu
NSNN năm kế hoạch được tốt hơn
Nguồn thu NSNN cấp huyện được quy định cụ thể tùy theo đặc điểm của từng địa phương, do HĐND tỉnh quy định trong từng giai đoạn Về cơ bản nguồn thu của NSNN cấp huyện bao gồm 3 nguồn thu chính:
+ Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%
+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh và ngân sách huyện
+ Thu bố sung từ ngân sách cấp tỉnh
2.1.4.4 Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp huyện
- Các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, kho bạc và cơ quan khác được
Chính phủ cho phép, hoặc được Bộ Tài chính ủy quyên (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước Cơ quan thu phải sử dụng chứng từ
theo quy định của Bộ Tài chính để thực hiện thu, nộp ngân sách Cơ quan thu các
cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đôn đốc, kiếm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đây du, đúng hạn các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước
- Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào KBNN
Trừ trường hợp đặc biệt như: một số khoản thu phí, lệ phí, thu thuế đối với hộ
kinh doanh không cố định, thu ngân sách ở địa bàn xã vì lý do khách quan mà việc nộp trực tiếp vào KBNN có khó khăn thì cơ quan thu được phép tổ chức thu trực tiếp, nhưng phải nộp đầy đủ, đúng thời hạn vào KBNN theo quy định của Bộ Tài chính Nguyên tắc này có ý nghĩa sau:
+ Tập trung nhanh, kịp thời các khoản thu về cho NSNN;
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của người có nghĩa vụ thu - nop;
Trang 36- Moi khoan thu NSNN duoc hach toan bang đồng Việt Nam, chỉ tiết theo
niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN Các khoản thu NSNN bằng ngoại tệ, băng hiện vật, bằng ngày công lao động được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá hạch toán ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định, hoặc giá hiện vật, giá
ngày công lao động được cơ quan nhà nước có thâm quyển quy định để hạch toán thu ngân sách tại thời điểm phát sinh
- Các khoản thu NSNN được phân chia cho ngân sách các cấp ở địa phương theo đúng tỷ lệ phần trăm (%) phân chia do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
quyết định đối với các khoản thu
- Các khoản thu không đúng chế độ phải được hoàn trả cho đối tượng nộp Các khoản thu đã tập trung vào NSNN nhưng được miễn giảm hoặc hoàn
trả, KBNN hoàn trả cho các đối tượng nộp theo dé nghị của cơ quan tài chính Quy trình, thủ tục, các hồ sơ cần thiết khi thu, nộp, miễn, giảm, hoàn trả các
khoản thu NSNN phải được thông báo và niêm yết công khai tại cơ quan thu và
KBNN nơi giao dịch trực tiếp với đối tượng nộp
- Các trường hợp vi phạm chế độ quy định về thu nộp NSNN như: kê
khai, tính thuế , phí và lệ phí và tài sản công sal1; che dau nguồn thu; trì hoãn hoặc
không nộp đầy đủ khoản phải nộp NSNN: thu sai chế độ quy định; miễn giảm
không đúng thâm quyên; chiếm dụng, giữ lại nguồn thu của NSNN sai chế độ:
hạch toán sai chế độ kế tốn thống kê, khơng đúng mục lục NSNN phan chia sai nguôn thu và tỷ lệ phân chia giữa ngân sách các cấp: sử dụng hố đơn, chứng từ khơng hợp pháp đều là những hành vi vi phạm pháp luật về ngân sách Căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
Điều chỉnh dự toán thu ngân sách của chính quyền địa phương cấp dưới trong trường hợp dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công của các cấp chính quyền địa phương chưa phù hợp với dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công của các cấp chính quyên địa phương, chưa phù hợp với dự toán ngân sách
nhà nước, hoặc chưa phù hợp với dự toán thuế, phí và lệ phí và tài sản công ngân
sách cấp trên như sau:
Trang 37UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh, sở Tài chính,
sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công điều chỉnh đã được HDND cấp huyện quyết định UBND xã, phường, thị trần có
trách nhiệm báo cáo UBND cấp huyện, phòng Tài chính cấp huyện về dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công ngân sách điều chỉnh đã được HĐND thông qua
Trong trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương so với dự
toán thu đã phân phối cần phải điều chỉnh tổng thể, UBND huyện trình HĐND
huyện quyết định điều chỉnh dự toán thu ngân sách địa phương; Trường hợp có yêu cau cap bach về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách quan cần điều chỉnh nhiệm vụ thu của một số cơ quan trực thuộc của ngân sách cấp dưới, nhưng không có biến động lớn đến tổng thể ngân sách địa phương, UBND cấp huyện trình HĐND cấp huyện quyết định điều chỉnh dự toán thu ngân sách địa phương 2.1.4.5 Quyết toán ngân sách cấp huyện
Quyết toán thu NSNN là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý thu NSNN Thông qua quyết toán thu NSNN cho thấy bức tranh toàn cảnh về hoạt
động kinh tế - xã hội cũng như kết quả đạt được, các tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân của những tôn tại hạn chế trong việc quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện
trong năm Quyết toán thu NSNN thực hiện các việc sau:
- Soát xét, kiểm tra tình hình thực hiện dự toán thu thuế, phí và lệ phí và
tài sản công thông qua số liệu kế toán, báo cáo kế toán tài chính của các đơn vị
dự toán
- Phê duyệt quyết toán thu và tơng quyết tốn thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công theo báo cáo đã được cơ quan kiểm toán Nhà nước kiểm toán
Báo cáo, quyết toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công: Việc báo cáo
định kỳ tình hình thu thuế, phí và lệ phí và tài sản cơng, báo cáo kế tốn, quyết
toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công của ngân sách các cấp được lập theo
đúng mẫu biểu, mục lục NSNN và thời hạn quy định của Bộ Tài chính
Quyết toán thu thuế, phí và lệ phí và tải sản công và báo cáo quyết toán thu thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Trang 38thu thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công là số liệu thu đã thực hạch toán thu qua KBNN
+ Số liệu trong báo cáo quyết toán thu thuế, phí và lệ phi va tài sản công phải chính xác, trung thực, đây đủ
+ Báo cáo quyết toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công năm của đơn
vị dự toán cấp dưới gửi đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị dự toán cấp I gửi Phòng
Tài chính huyện
+ Báo cáo quyết toán thu thuế, phí và lệ phí và tải sản công năm gửi cấp có thâm quyên dé thấm định, phê duyệt phải có xác nhận của KBNN huyện về tông số và chỉ tiết
+ KBNN huyện có trách nhiệm tông hợp số liệu quyết toán gửi Phòng Tài chính huyện đề lập báo cáo quyết toán thu thuế, phí và lệ phí va tài sản công 2.1.4.6 Thanh tra, kiểm tra trong quản lý thu ngân sách nhà nước
Thanh tra, kiểm tra công tác lập và phân bồ dự toán thu thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công: những căn cứ xây dựng dự toán thu thu thuế, phí và lệ phí
và tài sản công; việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập thâm tra và phê duyệt dự toán
thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công: sự hợp lý trong các chỉ tiêu dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công:
Công tác quản lý, điều hành dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản
công: việc tô chức điều hành kế hoạch thu quy, tiến độ thực hiện thu: việc đề ra
và tô chức thực hiện các giải pháp, biện pháp trong quản lý thu, điều chỉnh dự
toán thu; việc thực hiện các chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thâm quyền vé to
chức thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công:
Công tác quản lý các khoản thu ngân sách ở địa phương do Sở Tài chính
trực thuộc tỉnh, Phòng tài chính-Kế hoạch trực thuộc huyện, trực tiếp quản lý: thu
sự nghiệp, các khoản thu chuyển nguôồn từ năm trước sang, các khoản tạm thu ngân sách, các khoản vay, phát hành công trái, xử lý tạm giữ tài sản, hàng hóa, thanh lý tài sản công; việc điều chỉnh các khoản thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công trong thời gian chỉnh lý quyết toán :
Trang 39dự toán, các khoản thu do Sở Tài chính (ở tỉnh); Phòng tài chính-Kế hoạch (ở huyện) trực tiếp quản lý; hạch toán các khoản thu và việc điều chỉnh báo cáo thu thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công trong thời gian chỉnh lý quyết tốn; việc tơng hợp số liệu quyết toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công; Đánh giá bước đầu về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo thu ngân sách nhà nước, việc thực hiện tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách do KBNN lập;
Công tác kế toán và quyết toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công: việc tô chức công tác kế tốn, cơng tác tông hợp, lập và phê duyệt báo cáo quyết toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công Kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, trung
thực của số liệu kế toán
2.1.4.7 Kết quả thu ngân sách nhà nước
Công tác thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công luôn sử dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời Các cơ quan chức năng và các cơ sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng và thực hiện quy chế giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhăm phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng đồ vỡ về tài chính doanh nghiệp Tăng cường công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp, công tác thanh tra, giám sát để phòng ngừa hạn chế rủi ro trong kinh doanh
Các cơ quan thu nộp thuế, phí và lệ phí và tài sản công luôn chú trọng quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra quản lý đối tượng nộp thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công Các biện pháp thu đã được áp dụng một cách linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh ở từng
cơ sở trên cơ sở tuân thủ các Luật thuế, phí và lệ phí và tài sản công đã ban hành
Công tác thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công luôn ý thức hạn chế tối đa các thủ tục hành chính rườm rà gây cản trở cho quá trình sản xuất kinh doanh Quy trình thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công được xây dựng đơn giản để làm giảm thiểu hóa các chỉ phí phát sinh do quá trình thực hiện biện pháp quản lý thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công từ phía người nộp thuế cũng như cơ quan thu nộp thuế, phí và lệ phí và tài sản công
Triển khai đổi mới quy trình nghiệp vụ quản lý thuế, phí và lệ phí và tài
Trang 40chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyển các cấp nhằm tạo chuyển biến mạnh trong công tác quản lý thu thuế, phí và lệ phí và tải sản công
Việc xây dựng dự toán thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công đã dựa trên
các văn bản pháp luật hiện hành về thuế, phí và lệ phí và tài sản công, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh ở từng cơ
so nop thuế, các chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước đã ban hành, tình hình tài chính ngân sách của Nhà nước trong năm kế hoạch, đặc biệt là yêu
cầu động viên nguồn thu vào ngân sách nhà nước
Công tác tính thuế, phí và lệ phí và tài sản công và thống kê đã được thực hiện đúng quy trình của ngành đã đề ra, thực hiện tốt chương trình quản lý thu thuế, phí và lệ phí và tải sản công trên máy tính, thường xuyên kiểm tra kịp thời
để năm tình hình tôn đọng thuế, phí và lệ phí và tài sản công và kiểm tra biên lai để báo cáo kịp thời với lãnh đạo, thực hiện chế độ miễn giảm thuế, phí và lệ phí
và tài sản công đúng quy trình và nguyên tắc Một thực tế cho thấy việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thông thoáng đã tạo điều kiện cho các thành
phân kinh tế phát triển mạnh, nhất là hộ kinh doanh cá thé
Công tác thanh tra kiểm tra cũng là một công tác hết sức quan trọng, các cơ quan thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công của huyện luôn chú trọng quan tâm chỉ đạo công tác kiểm tra quản lý cán bộ Trong quá trình kiểm tra đã phát hiện nhiều trường hợp có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh, cán bộ quản lý đã lập biên bản xử lý truy thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công nộp vào ngân sách nhà nước Công tác kiểm tra đối tượng
thuế, phí và lệ phí và tài sản công đã được thực hiện kiểm tra thường xuyên và
phát hiện ra các hộ mới ra kinh doanh, đưa vào quản lý thu thuế, phí và lệ phí và tài sản công Kiểm tra doanh thu và chế độ sử dụng hóa đơn đối với các hộ
kinh doanh trên địa bàn, phát hiện ra hàng trăm hộ có doanh thu thực tẾ cao
hơn doanh thu thuế, đã tiến hành điều chỉnh doanh thu với số thuế tăng hàng
trăm triệu đồng Kiểm tra chế độ sử dụng hóa đơn phát hiện trường hợp ghi chép hóa đơn bán hàng không đúng quy định, có tính chất gian lận doanh thu
Chi cục thuế đã kết hợp với phòng tài chính và UBND cấp huyện kiểm tra quyết toán tài chính của xã và các phường dé kiểm tra tình hình thu nộp lệ phí