Tài liệu Hãy để nhân viên “tự lớn” docx

4 400 1
Tài liệu Hãy để nhân viên “tự lớn” docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hãy để nhân viên “tự lớn” Minh Tâm, Công ty Navigos Group Báo Doanh nhân Sài Gòn Gửi email Bản in 03:48' PM - Thứ ba, 29/09/2009 Bạn vừa giao một công việc quan trọng cho một nhân viên có năng lực và cho nhân viên ấy biết thời hạn chót để hoàn thành. Tiếp theo bạn làm gì? Để nhân viên tự tiến hành công việc và chỉ kiểm tra theo từng mốc thời gian đã định, hay gặp nhân viên ấy và gửi email để kiểm tra tiến độ thực hiện công việc? Nhà quản lý tiểu tiết Nếu rơi vào trường hợp thứ hai, có lẽ bạn thuộc dạng nhà quản lý quá coi trọng tiểu tiết – là những người cầu toàn đến mức cực đoan vì luôn bị ám ảnh bởi ý nghĩ phải kiểm soát mọi thứ, hoặc cảm thấy mình có trách nhiệm phải luôn thúc đẩy mọi người làm việc. Những vị sếp quá coi trọng tiểu tiết thường đưa ra một lý do có vẻ rất thuyết phục để giải thích cho cách quản lý của họ. Đó là, nếu họ giao việc cho nhân viên rồi “biến mất” cho đến sát thời hạn hoàn thành thì nhân viên sẽ khó lòng hoàn thành tốt công việc và tiến bộ được. Hơn nữa, nếu bộ máy vẫn vận hành trôi chảy thì tại sao lại không duy trì cách quản lý này? Sẽ là không sai nếu nhân viên tự tin vào năng lực của mình. Nhưng trên thực tế, đa số nhân viên sẽ nhanh chóng trở nên nhút nhát, e và thiếu tự tin với cách quản lý như vậy. Nhân viên có thể nghĩ: “Mình làm gì cũng không vừa ý sếp”. Hệ quả là họ sẽ liên tục hỏi sếp cách tiến hành công việc, hoặc sẽ tự làm, nhưng kết quả cuối cùng không như mong muốn. Điều này càng làm sếp cảm thấy mình lúc nào cũng đúng khi can thiệp vào công việc của nhân viên. Đã đến lúc thay đổi Nếu bạn là sếp, cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhân viên là đối thoại với họ. Tuy nhiên, việc khó nhất là đón nhận những ý kiến đóng góp thẳng thắn của nhân viên về cách quản lý. Sau đó, như lời khuyên của chuyên gia tư vấn quản lý Marshall Goldsmith, hãy nhận lỗi và tiến hành thay đổi cách quản lý, tức là cần biết cách ủy quyền và phân quyền hợp lý cho nhân viên. Hãy bắt đầu trước tiên từ những nhân viên triển vọng nhất. Nếu bạn là nhân viên thì mọi việc sẽ phức tạp hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện một số việc sau để cải thiện tình hình: Tạo điều kiện để sếp giao việc cho bạn hiệu quả hơn bằng cách yêu cầu sếp cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và thỏa thuận những mốc thời gian để duyệt xét kết quả ngay từ lúc đầu; tình nguyện đứng ra đảm trách những công việc hay dự án mà bạn tự tin mình có thể làm được. Việc này sẽ khiến sếp tin tưởng bạn hơn và cải thiện khả năng ủy quyền của sếp; thường xuyên báo cáo về tiến độ thực hiện công việc để sếp khỏi mất công tìm kiếm thông tin chỉ vì lâu quá không thấy bạn báo cáo. Cùng một lúc, bạn chỉ nên giúp sếp thay đổi một thói quen của cách quản lý cũ và nên nhớ, sếp cũng chỉ là con người nên vẫn có thể mắc sai lầm. Nguồn: Báo Doanh nhân Sài Gòn Số lượt đọc: 198 - Cập nhật lần cuối: 29/09/2009 03:48:16 PM Về trang trước Bản in Gửi email Về đầu trang Ý kiến của bạn: Gõ tiếng Việt: Off Telex VNI VIQR Họ Tên: E- mail: Tiêu đề: Nội dung: Mã kiểm tra: Để chống những phần mềm tự động bỏ spam vào đây, bạn cần phải nhập vào chính xác các ký tự trong ảnh trên trước khi gửi nội dung đi G?i Làm l?i Kỹ năng quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả Kynangmem Gửi email Bản in 08:51' AM - Thứ tư, 07/10/2009 “Bận”, là một từ đã thành thời thượng trong cuộc sống của chúng ta ngày nay. Nhìn đâu ta cũng thấy một sự tất bật, hối hả, cuống cuồng. Áp lực công việc ngày càng căng thẳng và phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải hết sức cố gắng mới vượt qua được. Còn để thành công, ta còn phải cố gắng nhiều hơn. Trong khi thời gian thì vẫn cứ thế, lặng lẽ rượt đuổi ta mỗi ngày. Không ít khi ta mệt mỏi rã rời. Ta mong sao ngày dài thêm 3 – 4 lần nữa, đơn giản chỉ để ta được ngủ cho “đã”. Vậy mà nó cứ hùn hục xông lên. Thật đáng ghét! Làm gì để thoát khỏi “con ma” thời gian? Mời bạn cùng tôi bước vào hành trình “ám” lại “con ma” thời gian và kiểm soát nó để ta luôn được thảnh thơi nhưng vẫn hoàn thành tốt công việc một cách hiệu quả nhất. Trước tiên, ta cùng tìm hiểu: Thời gian là gì? Và tại sao chúng ta cần quản lý thời gian? Theo bạn, thời gian là gì? Với tôi, thời gian là thứ tài sản thượng đế ban tặng muôn loài đồng đều nhất, có giới hạn, không thay đổi được & không mua, bán được. Vì những đặc điểm này, thực sự chúng ta không bao giờ quản lý được thời gian, điều duy nhất chúng ta có thể làm được là sắp xếp & sử dụng thời gian như thế nào cho hiệu quả nhất. Người sử dụng thời gian hiệu quả, là người “giàu có” thời gian hơn. Vậy làm thế nào để sử dụng thời gian hiệu quả? Tôi có một cách rất đơn giản. Chia trang giấy A4 hay trang Ms-word thành 4 phần như hình bên dưới: Giờ thì ta thử suy nghĩ xem: Đâu là việc khẩn cấp cần làm ngay? Đâu là việc quan trọng, cần lập kế hoạch chi tiết để thực hiện và đảm bảo đúng tiến độ? Còn việc không khẩn cấp và cũng không quan trọng thì sao? Người ta nói rằng: 80% thành quả được mang đến từ 20 % công việc. Dĩ nhiên, 20% đó phải là việc quan trọng rồi. Người thành công là người biết chọn đúng những việc quan trọng để làm và dám “vứt” đi những việc không quan trọng. Có thể bạn sẽ bảo: “Tôi thấy việc nào cũng khẩn cấp và quan trọng cả”. Tôi hiểu và thông cảm với cảm giác đó của bạn. Khi bạn chưa biết cách lập kế hoạch và tổ chức công việc của mình hiệu quả, thì bạn sẽ luôn luôn bị những việc sự vụ rượt đuổi. Và tất cả chúng dường như đều rất khẩn cấp và cũng rất quan trọng. Nhưng thực ra, những việc sự vụ ấy thường là 80% công việc tôi đã nói phần trên. Nghĩa là bạn đã dành 80% công sức, tâm huyết, thời gian để thực hiện việc mà những người thành công sẵn sàng vứt đi. Vì vậy, để quản lý thời gian hiệu quả, bạn cần phải lập kế hoạch hay hoạch định công việc tốt. Rất đơn giản và tôi tin chắc là bạn có thể làm được 06 bước sau: 1. Xác định mục tiêu 2. Liệt kê những việc phải làm 3. Ước tính thời gian cần thiết 4. Cân nhắc mức độ ưu tiên 5. Quyết định thực hiện 6. Lên lịch trình thực hiện Bạn cần lưu ý, bước xác định mục tiêu, thường chúng ta xác định mục tiêu rất chung chung. Và vì chung chung nên bạn sẽ không ước lượng được thời gian cần thiết. Thế là bạn bị “vỡ” kế hoạch. Vòng luẩn quẩn sự vụ, khẩn cấp tiếp tục rượt đuổi bạn. Vì vậy, để thành công, bạn cần dành đủ thời gian để lập kế hoạch tốt và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình. Bạn hãy sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình sao cho mục tiêu được đảm bảo. Như vậy là bạn đã thành công trong quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả rồi. Và chắc chắn bạn sẽ thành công trong công việc và cuộc sống. . việc quan trọng cho một nhân viên có năng lực và cho nhân viên ấy biết thời hạn chót để hoàn thành. Tiếp theo bạn làm gì? Để nhân viên tự tiến hành công. Hãy để nhân viên “tự lớn” Minh Tâm, Công ty Navigos Group Báo Doanh nhân Sài Gòn Gửi email Bản in 03:48'

Ngày đăng: 12/12/2013, 19:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan