1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy giới từ tiếng anh theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận tt

26 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BÙI PHÚ HƯNG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TEACHING ENGLISH PREPOSITIONS: A COGNITIVE LINGUISTIC APPROACH LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN TIẾNG ANH MÃ NGÀNH: 14 01 11 HUẾ, 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Ngoại ngữ Huế Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRƯƠNG VIÊN PGS TS NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1: GS NGUYỄN HÒA Phản biện 2: PGS TS TÔN NỮ MỸ NHẬT Phản biện 3: PGS TS LÊ PHẠM HOÀI HƯƠNG Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Đại học Huế họp tại 03 Lê Lợi, Tp Huế vào lúc … giờ …….ngày…….tháng……năm Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Huế - Thư viện Quốc gia LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ Tôi xác nhận là tác giả của luận án tiến sĩ được nạp hôm có tựa đề: “TEACHING ENGLISH PREPOSITIONS: A COGNITIVE LINGUISTIC APPROACH” để được cấp Tiến Sĩ Ngành Lý Luận và Phương Pháp Dạy Học Bộ Môn Tiếng Anh, là kết quả của nghiên cứu của tơi và ngoại trừ điểm được trích dẫn, luận án này chưa được nạp để được cấp cấp từ sở giáo dục nào Theo hiểu biết tốt của tôi, luận án này khơng bao gồm cơng trình được xuất bản trước hay được viết khác ngoại trừ tài liệu tham khảo được sử dụng luận án Huế, ngày 29 tháng 5, 2019 TÓM TẮT Nghiên cứu này nhằm tìm hiệu quả của việc vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy nghĩa không gian và ẩn dụ của giới từ tiếng Anh above, among, at, behind, beside, between, in, in front of, on và under Nghiên cứu này vận dụng các lý thuyết của ngôn ngữ học tri nhận thuyết niệm thân, thuyết lược đồ hình ảnh, thuyết ẩn dụ ý niệm, và thuyết chiếu xạ miền ý niệm Ngoài ra, mơ hình tích hợp hình ảnh và ngơn ngữ cũng được áp dụng để thiết kế các hoạt động lớp học Nghiên cứu cận thực nghiệm này sử dụng bài kiểm tra trước và sau nghiên cứu, bảng hỏi trước và sau nghiên cứu cho hai nhóm Kết quả của bài thi và bảng hỏi trước nghiên cứu được dùng để chọn mẫu tham gia và được chia thành hai nhóm: nhóm học theo quan điểm ngôn ngữ học tri nhận (nhóm tri nhận) và nhóm học theo cách dạy truyền thống (nhóm truyền thống) Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tri nhận (điểm trung bình là 27.00) có kết quả tốt I nhóm truyền thống (điểm trung bình là 22.36) bài kiểm tra sau thực nghiệm về cả nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ Những sinh viên nhóm tri nhận đánh giá cách dạy vận dụng quan điểm ngôn ngữ học tri nhận cao so với cách dạy mà các giáo viên trước áp dụng về cả nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ Sáu 25 sinh viên nhóm tri nhận cho giáo viên nên làm cho lớp sinh động Đa số sinh viên nhóm tri nhận cho việc vận dụng ngôn ngữ học tri nhận là phù hợp và thừa nhận ảnh hưởng tích cực của việc vận dụng này kiến thức về nghĩa không gian nghĩa ẩn dụ của giới từ Kết quả nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu và vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào thực tiễn dạy tiếng Anh là ngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên Việt Nam có thể vận dụng thêm bài hát hay trò chơi phần thực hành để làm lớp học sinh động Các nghiên cứu tiếp theo cũng có thể vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy giới từ các nơi khác và có thể đo hiệu quả của cách vận dụng này trí nhớ lâu dài của người học II CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý Người học tiếng Anh là ngoại ngữ thường cảm thấy giới từ khó học đặc điểm của giới từ tiếng Anh và phương pháp dạy phở biến từ loại này (Fang, 2000; Alonso, Cadierno & Jarvis, 2016) Cho (2010) cho phương pháp dạy giới từ áp dụng phổ biến không giúp cho người học gắn kết kiến thức học lớp và kiến thức học để hình thành liên kết kiến thức bền vững Sự đời của ngôn ngữ học tri nhận đưa nhiều khuyến nghị cho việc dạy và học tiếng Anh là ngoại ngữ ngơn ngữ học tri nhận được phát triển dựa các học thuyết về người tiếp thụ và học ngôn ngữ thế nào Đối với giới từ, ngôn ngữ học tri nhận đưa thuyết niệm thân, lược đồ hình ảnh, ẩn dụ ý niệm và chiếu xạ miền ý niệm để giải thích nghĩa của giới từ và đưa gợi ý về vận dụng các thuyết này việc dạy giới từ nhằm giúp người học hình thành liên kết các nghĩa của giới từ và nhớ giới từ lâu (Evans & Green, 2006) 1.2 Mục đích nghiên cứu Mục đích đầu tiên của nghiên cứu cận thực nghiệm này là tìm hiệu quả của việc vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ của giới từ above, among, at, behind, beside, between, in, in front of, on, và under sinh viên Việt Nam Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá của sinh viên Việt Nam việc dạy giới từ dựa quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Dạy giới từ dựa quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận có ảnh hưởng kiến thức về nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ của giới từ của sinh viên Việt Nam? Sinh viên đánh giá thế nào về các ảnh hưởng của việc dạy giới từ dựa quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận? 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu này không nhằm mục đích dạy tất cả các giới từ tiếng Anh mà chỉ giới hạn 10 giới từ above, among, at, behind, beside, between, in, in front of, on, và under miền ý niệm không gian (nghĩa không gian) và trừu tượng (nghĩa ẩn dụ) với sinh viên Việt Nam Mười giới từ này được chọn dựa tính phở biến sử dụng và độ khó của giới từ (Lindstromberg, 2010) 1.5 Ý nghĩa nghiên cứu Nghiên cứu này mong muốn đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn việc dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là các vận dụng các kỹ thuật dạy học giới từ cho người học tiếng Anh là ngoại ngữ Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng nhằm kiến nghị đến việc phát triển chương trình và giáo trình dạy tiếng Anh việc đưa bài học và bài tập hợp lý về giải thích nghĩa của giới từ và giúp người học hiểu và nhớ lâu nghĩa của giới từ 1.6 Cấu trúc của luận án Luận án này gồm năm chương Tiếp theo chương giới thiệu này, chương hai trình bày sở lý luận bao gồm: các quan điểm dạy học tiếng Anh, các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận vận dụng dạy giới từ và các nghiên cứu trước Chương ba mô tả phương pháp nghiên cứu được áp dụng Chương bốn trình bày kết quả và thảo luận kết quả chiếu theo sở lý luận chương hai Cuối cùng, chương năm tóm tắt các kết quả nghiên cứu, đưa kiến nghị và trình bày đóng góp của nghiên cứu này CHƯƠNG 2: TỞNG QUAN 2.1 Vị trí của ngơn ngữ học tri nhận dạy học tiếng Anh Ngôn ngữ học tri nhận được phát triển dựa các mối liên kết ngôn ngữ, tư của người, trải nghiệm của người xã hội và tương tác của người với môi trường xung quanh (Kardela, 2011; Langacker, 2008) Theo đó, ngôn ngữ học tri nhận có ba đặc điểm chính: tri nhận, xã hội, và giao tiếp (Arnett & Jernigan, 2014) Nhìn chung, đối chiếu các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận với các quan điểm của dạy học tiếng Anh ngày cho thấy ngôn ngữ học tri nhận có khuyến nghị cho dạy tiếng Anh là ngoại ngữ người lớn Trong đó, người học tiếp thu kiến thức từ người dạy, có bài tập thực hành và các bài luyện tập kỹ sử dụng ngôn ngữ (Bielak & Pawlak, 2013) 2.2 Khung lý thuyết 2.2.1 Nghĩa không gian của giới từ Ngôn ngữ học tri nhận cho nghĩa của giới từ có thể được diễn đạt đối tượng tham chiếu (landmark) và đối tượng muốn mơ tả (trajectory) Herskovits (1986) đưa ví dụ minh họa nghĩa khơng gian của giới từ in Trong ví dụ the cat in the house, the cat hoàn toàn nằm the house The cat đối tượng mô tả (TR) và the house là đối tượng tham chiếu (LM) Vì vậy, ví dụ này, nghĩa khơng gian của giới từ in là nghĩa điển hình Trong ví dụ the bird in the tree, đối tượng tham chiếu không phải chỉ là thân mà bao gồm tất cả các nhánh Trong trường hợp này, không gian ba chiều được cấu thành và nghĩa của giới từ in không phải là nghĩa điển hình 2.2.2 Thuyết tham chiếu miền ý niệm Miền ý niệm, nơi lưu các yếu tố ngôn ngữ nhận thức, là cấu trúc nhận thức tạo bối cảnh nền tảng giúp người hiểu được nghĩa từ vựng Khi người tương tác với thế giới vật chất xung quanh, họ hình thành nhận thức về vị trí của các đối tượng mà người tiếp xúc Vị trí mà người tiếp xúc hình thành nghĩa khơng gian của giới từ Đây là miền ý niệm bản Từ đó các giới từ được chuyển sang miền ý niệm trừu tượng với nghĩa ẩn dụ của giới từ (Langacker, 1987; Fillmore, 2006; Taylor, 1989) Spatial domain in the box on the desk at school Abstract domain in my opinion on the telephone at rest Hình 2.2 Giới từ chiếu xạ miền ý niệm (Chỉnh từ Geeraerts & Cuyckens, 2007 & Evans, 2007) 2.2.3 Ẩn dụ ý niệm của giới từ Lakoff and Johnson (1980) cho ẩn dụ ý niệm bắt nguồn từ trải nghiệm hàng ngày của người Ví dụ, “be at a crossroads” câu “We are at a crossroads.” được hình thành tư của người và có thể mơ tả hình hai người yêu phải đưa quyết định Về nghĩa của giới từ, nghĩa miền ý niệm thời gian được xem là nghĩa ẩn dụ của nghĩa không gian (Boroditsky, 2000) Tuy nhiên, thuật ngữ “nghĩa ẩn dụ” nghiên cứu này được dùng để chỉ nghĩa ẩn dụ của giới từ miền ý niệm trừu tượng 2.2.4 Thuyết lược đồ hình ảnh 2.2.4.1 Định nghĩa Lược đồ hình ảnh là phạm trù nhận thức được dùng để giải thích trải nghiệm của người thế giới vật chất và liên kết nhận thức tư của người (Clausner & Croft, 1999) Qua đó, người hình thành được các khái niệm TRÁI, PHẢI, LÊN and XUỐNG Sau lược đồ hình ảnh diễn đạt nghĩa khơng gian của giới từ được hình thành tư của người, người có thể sử dụng giới từ với nghĩa ẩn dụ (Mandler & Cánovas, 2014) 2.2.4.2 Diễn đạt nghĩa của giới từ bằng lược đồ hình ảnh Ming (2011) đưa nguyên tác để xây dựng lược đồ hình ảnh Trước tiên, lược đồ hình ảnh cần diễn đạt được nghĩa bản của đối tượng mô tả Thứ hai, đối tượng tham chiếu (landmark) nên trạng thái tĩnh Thứ ba, đối tượng mô tả (trajector) có thể trạng thái tĩnh hoặc động Cuối cùng, lược đồ hình ảnh mơ tả giới từ cần diễn tả tính đối xứng của đối tượng mơ tả và đối tượng tham chiếu TR TR LM Lược đồ hình ảnh chiều Lược đồ hình ảnh chiều Hình 2.5 Lược đồ hình ảnh giới từ in (nghĩa: chứa đựng) (Chỉnh từ Herskovits, 1986) Herskovits (1986) đề nghị đối tượng tham chiếu có thể là hình ảnh hai hoặc ba chiều, hình ảnh ba chiều thường mơ tả rõ vị trí đối xứng đối tượng mơ tả và đối tượng tham chiếu (Hình 2.5) Mặc dù giới từ có thể được minh họa nhiều lược đồ hình ảnh tùy theo bối cảnh sử dụng, việc xây dựng lược đồ hình ảnh minh họa nghĩa giới từ cần tuân thủ năm nguyên tắc: (1) mối quan hệ của đối tượng mô tả và đối tượng tham chiếu, (2) khoảng cách, (3) tiếp xúc của đối tượng mơ tả và đối tượng tham chiếu, (4) hình dáng và kích cỡ của đối tượng mơ tả và đối tượng tham chiếu và (5) hướng của đối tượng mô tả so với đối tượng tham chiếu (Taylor, 1989) Việc xây dựng lược đồ hình ảnh nghiên cứu này dựa các nguyên tắc nêu CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu này bao gồm cả định tính và định lượng Định lượng được dùng so sánh điểm trung bình của hai nhóm tham gia bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm Kết quả hai bài kiểm tra được xử lý SPSS phiên bản 22 Kết quả này được dùng để trả lời câu hỏi nghiên cứu Để trả lời câu hỏi nghiên cứu 2, ý kiến đánh giá của sinh viên được thu thập qua bảng hỏi (định lượng) và phỏng vấn (định tính) 3.2 Đối tượng tham gia 3.2.1 Giáo viên tham gia nghiên cứu Hai giáo viên nữ người việt Nam dạy tiếng Anh trường đại học thành phố Hồ Chí Minh tình nguyện tham gia nghiên cứu Họ có số đặc điểm khá tương đồng về phương diện chuyên môn: kinh nghiệm dạy nơi thực nghiên cứu năm, kinh nghiệm làm giáo viên tiếng Anh khoảng ba năm, thạc sĩ lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh, và chứng chỉ IELTS 7.0 được cấp khoảng năm trước thực nghiên cứu 3.2.2 Sinh viên tham gia nghiên cứu Năm mươi sinh viên đại học năm tự nguyện tham gia nghiên cứu này Việc lựa chọn sinh viên tham gia nghiên cứu chủ yếu dựa vào (1) câu trả lời bảng hỏi và kết quả bài kiểm tra trước thực nghiệm (2) kết quả học tiếng Anh bậc trung học phổ thông minh họa Đối với nghĩa ẩn dụ, trước tiên giáo viên giới thiệu các giới từ và yêu cầu điền vào năm câu cho sẵn Bài giảng bắt đầu giới thiệu các cụm đồng vị, cụm động từ, và thành ngữ có giới từ Sau phần hướng dẫn, sinh viên được yêu cầu làm bài tập, và thực hành sử dụng giới từ nói và viết 3.4.2 Bài dạy cho nhóm tri nhận Bài dạy cho nhóm tri nhận dựa các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận Phần hướng dẫn tập trung vào nghĩa của giới từ, mang tính giảng giải, và quy nạp Cả hai nhóm tri nhận và truyền thống dùng các ảnh và bài tập thực hành giống Trong bài dạy nghĩa không gian, giáo viên dùng lược đồ hình ảnh kèm theo lời nói để giải thích nghĩa của giới từ Trong bài dạy nghĩa ẩn dụ, giáo viên vận dụng thuyết chiếu xạ miền ý niệm để gắn kết nghĩa ẩn dụ và nghĩa không gian của giới từ cách dùng cùng lược đồ hình ảnh để diễn đạt các loại nghĩa của giới từ 3.5 Data Analysis Phân tích được thực kết quả hai bài kiểm tra và phần của bảng hỏi trước và sau nghiên cứu, câu trả lời phỏng vấn, và cuối cùng là phần của bảng hỏi sau nghiên cứu và video clips của lớp học Kết quả thu thập từ hai bài kiểm tra được đưa vào phần mềm SPSS phiên bản 22 Câu trả lời của sinh viên phần của bảng hỏi trước và sau nghiên cứu cũng được xử lý định lượng qua SPSS để so sánh ý kiến của nhóm thực nghiệm về phương pháp dạy học với các giáo viên trước và cách dạy dựa quan điểm ngôn ngữ học tri nhận Dữ liệu từ phần của bảng hỏi trước và sau nghiên cứu và phỏng vấn được phân loại, phân tích theo chủ điểm và mã hóa 3.6 Đợ tin cậy và giá trị nghiên cứu Nhiều biện pháp áp dụng để tăng độ tin cậy và giá trị nghiên cứu này Trong nghiên cứu này, giá trị Cronbach’s Alpha của kết quả thực nghiệm và nhóm câu hỏi bảng hỏi là > Ngoài ra, kết quả thực nghiệm cho thấy độ chênh lệch về điểm số bài thi sau thực nghiệm của hai nhóm là có nghĩa (p < 05) Sự tham gia của hai giáo viên và hai người hỗ trợ nghiên cứu nhằm làm tăng tính khách quan của kết quả Các công cụ nghiên cứu cũng được kiểm tra và chỉnh sửa nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các biến khác kết quả trả lời (McMillan & Schumacher, 2001) 3.7 Đạo đức nghiên cứu Tất cả giáo viên và sinh viên tham gia vào nghiên cứu này đều tự nguyện và được thông báo về quyền được yêu cầu giúp đỡ có ảnh hưởng tiêu cực phát sinh hay liên quan đến nghiên cứu này Thông tin cá nhận được giữ bí mật Việc chọn mẫu không bị ảnh hưởng yếu tố phân biệt nào Tất cả người tham gia đều được đối xử công và tôn trọng suốt quá trình nghiên cứu CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 4.1 Hiệu quả của vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy giới từ đối với kiến thức nghĩa không gian và ẩn dụ của sinh viên Việt Nam học tiếng Anh là ngoại ngữ 4.1.1 Kết quả thực nghiệm về nghĩa không gian và ẩn dụ của giới từ Nhìn chung, mặc dù cả hai nhóm có điểm số khá bằng ở bài kiểm tra trước thực nghiệm, nhóm tri nhận có điểm số cao đáng kể so với nhóm truyền thống ở bài kiểm tra sau thực nghiệm Trong bài kiểm tra trước thực nghiệm, nhóm tri nhận và nhóm truyền thống đạt số điểm thứ tự là 20.04 và 20.28 Tuy nhiên, điểm nhóm tri nhận tăng thêm 6.96, nhóm truyền thống tăng thêm 2.08 ở bài kiểm tra sau thực nghiệm Thêm vào đó, độ lệch chuẩn cho thấy các sinh viên hai nhóm có điểm số gần điểm trung bình trước thực nghiệm, và điểm số sau thực nghiệm của các sinh viên nhóm tri nhận chênh lệch nhiều Cụ thể, độ lệch chuẩn của điểm nhóm tri nhận và nhóm truyền thống lần lượt là 4.243 và 3.796 Phân tích định lượng cũng cho thấy điểm về nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ của nhóm tri nhận tăng đáng kể lần lượt là 4.36 và 2.60 so với điểm tương ứng của nhóm truyền thống là 24 và 1.84 4.1.2 Các giá trị khác về kết quả thực nghiệm của hai nhóm Nhìn chung, điểm số về nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ của nhóm tri nhận tăng đáng kể so với nhóm truyền thống Điểm chênh lệch giữa hai nhóm là có nghĩa (p < 05) Điểm của hai nhóm cũng tăng từng phần của bài kiểm tra Ở phần trắc nghiệm, nhóm tri nhận có điểm số tăng từ 10.48 lên 12.96, nhóm truyền thống tăng từ 10.28 lên 11.04 Cả hai nhóm đều có điểm số ít nhất ở phần hoàn thành bài viết Điểm nhóm tri nhận tăng từ 4.16 lên 6.04, và điểm nhóm truyền thống tăng từ 4.04 lên 4.56 Ở phần hoàn thành câu, điểm nhóm tri nhận và nhóm truyền thống tăng lần lượt gần 2.5 và The Independent Samples t-Tests cũng cho thấy điểm nhóm tri nhận tăng đáng kể (p < 001, 2-tailed) Ngược lại điểm số tăng của nhóm truyền thống tăng không đáng kể (p > 05) Giá trị Cronbach’s Alpha lần lượt là 847 và 728 Giá trị định lượng từ phân tích ANOVA cũng cho thấy mức chênh lệch điểm của hai nhóm ở bài thi sau thực nghiệm là có nghĩa , p < 05 4.1.3 Thảo luận về hiệu quả của vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy nghĩa không gian và nghĩa tri nhận của giới từ Các phân tích cho thấy việc vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy giới từ là khá hiệu quả Điểm khác bài dạy của hai nhóm là 10 bước khởi động và dạy bài được vận dụng từ các quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận Hay nói cách khác,điểm tăng của nhóm tri nhận chủ yếu phản ánh việc vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào phương pháp dạy giới từ Phân tích định lượng cũng cho thấy cả hai cách dạy hai nhóm đều có ảnh hưởng tích cực đến kiến thức về nghĩa của giới từ của hai nhóm tham gia nghiên cứu được phản ánh qua điểm của hai nhóm này Tuy nhiên, khác với nhóm truyền thống, điểm nhóm tri nhận tăng đáng kể Có thể nói chênh lệch về mức tăng điểm của hai nhóm phần lớn phản ánh các khác hai cách can thiệp 4.2 Ý kiến đánh giá của sinh viên về vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy nghĩa của giới từ 4.2.1 Đánh giá của sinh viên về dạy nghĩa không gian của giới từ Nhìn chung, sinh viên cho phương pháp dạy mà các em học với giáo viên trước nghiên cứu và việc vận dụng ngôn ngữ học vào dạy giới từ đều phù hợp và thú vị So sánh các trả lời của sinh viên bảng hỏi trước và sau nghiên cứu cho thấy việc dạy giới từ dựa quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận được xem là tốt cách dạy mà các em trải nghiệm trước nghiên cứu Chệnh lệch điểm trung bình về nghĩa khơng gian về tính thú vị và phù hợp là 48, về ảnh hưởng là 75 Phân tích định tính câu trả lời của sinh viên nhóm tri nhận buổi phỏng vấn cho thấy bài giảng của giáo viên và việc sử dụng lược đồ hình ảnh là thú vị và phù hợp Tuy nhiên, sinh viên thích thú các hoạt động khác 11 4.2.2 Participants’ Responses to the Treatments of the Metaphorical Meanings of the Prepositions Về tính phù hợp và thú vị của phương pháp dạy nghĩa ẩn dụ, sinh viên không đánh giá cao phương pháp dạy nghĩa ẩn dụ mà sinh viên học trước nghiên cứu, với điểm trung bình là 2.98, sinh viên đánh giá cao can thiệp sư phạm dựa quan điểm của ngơn ngữ học tri nhận, với điểm trung bình là 3.49 Sinh viên nhóm tri nhận cũng đánh giá cao ảnh hưởng của vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy giới từ, với điểm trung bình 3.45 Nhìn chung, liệu từ trả lời của sinh viên buổi phỏng vấn khá đồng với liệu thu được từ bảng hỏi Hai mươi ba 25 sinh viên có nhận xét tích cực về tính thú vị của cách dạy dựa quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận Tuy nhiên, có bốn hai mươi lăm sinh viên (16%) nhóm tri nhận không hoàn toàn thích cách truyền đạt bài 4.2.3 Thảo luận ý kiến đánh giá của sinh viên về phương pháp dạy giới từ vận dụng ngôn ngữ học tri nhận Điểm trung bình của ý bảng hỏi sau nghiên cứu đều chênh lệch với ý bảng hỏi trước nghiên cứu Nhìn chung, sinh viên đánh giá việc vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy nghĩa không gian là phù hợp và thú vị dạy nghĩa ẩn dụ Ngoài ra, sinh viên cũng đánh giá cao hiệu quả việc vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy nghĩa không gian dạy nghĩa ẩn dụ Trong buổi phỏng vấn, sinh viên đánh giá cao việc vận dụng lược đồ hình ảnh vào giải thích nghĩa giới từ Hampe (2005) và Johnson (2005) giải thích tầm quan trọng của lược đồ hình ảnh vào dạy học ngơn ngữ lược đồ hình 12 ảnh giúp hiểu ngơn ngữ cần học qua hình thành cấu trúc nhận thức Qua tương tác của người với thế giới xung quanh, nhận thức được hình thành qua trải nghiệm Mayer (2005) và Schnotz (2005) cũng giải thích người tiếp nhận thông tin qua hai kênh thơng tin là nhìn và nghe Câu trả lời của sinh viên nhìn chung xác nhận kết quả thực nghiệm Những sinh viên tiến qua kết quả thực nghiệm về nghĩa không gian thường đưa câu trả lời tiêu cực và không hoàn toàn cảm thấy việc dạy học dựa quan điểm ngôn ngữ học tri nhận là thú vị Mặc dù chênh lệch điểm về nghĩa không gian và nghĩa ẩn dụ của nhóm tri nhận và nhóm truyền thống là có nghĩa, p < 05, vài sinh viên cho chưa thực sự thấy lược đồ hình ảnh diễn đạt rõ nghĩa ẩn dụ của giới từ tương ứng Kemmerer (2005) giải thích việc chuyển giới từ các miền ý niệm có thể dễ sinh viên này khó với sinh viên khác Các sinh viên có ý kiến tiêu cực có thể làm cho giới từ di chuyển các miền ý niệm Cụ thể hơn, việc chuyển giới từ miền ý niệm không gian và miền ý niệm trừu tượng còn tùy vào lực tri nhận và mức độ tiếp xúc ngôn ngữ của người học (Bielak & Pawlak, 2013; Pawlak, 2006) CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Tóm tắt kết quả chính Kết quả thực nghiệm cho thấy nhóm tri nhận có điểm trung bình (27.00) cao điểm trung bình của nhóm truyền thống (22.36) bài kiểm tra sau thực nghiệm mặc dù cả hai nhóm có điểm số khá bài kiểm tra trước thực nghiệm (điểm trung bình lần lượt là 20.04 and 20.28) Đối với nghĩa không gian, điểm của nhóm tri nhận và nhóm truyền thống tăng thêm lần lượt là 4.36 and 0.24 Đối với nghĩa ẩn dụ, điểm tăng của hai nhóm này lần lượt là 13 2.60 và 1.84 Kết quả kiểm định cho thấy điểm chênh lệch của hai nhóm bài thi sau thực nghiệm là có nghĩa, điểm chênh lệch hai nhóm bài thi trước thực nghiệm là không đáng kể Giá trị Cronbach’s Alpha Nhìn chung, kết quả thực nghiệm xác nhận kết quả các nghiên cứu trước Nhóm thực nghiệm có điểm vượt trội nhóm truyền thống Tuy nhiên, mặc dù đều vận dụng ngôn ngữ học tri nhận vào dạy giới từ, các nghiên cứu này vận dụng các quan điểm khác ngôn ngữ học tri nhận Những khác về cách thiết kế bài dạy, bao gồm mơ hình dạy học, các bước dạy học, và các giới từ bài dạy có thể là lý làm cho chênh lệch về kết quả thực nghiệm Chênh lệch về điểm số hai nhóm cũng được tìm thấy mỡi phần bài kiểm tra Trong bài kiểm tra sau thực nghiệm, nhóm tri nhận đạt 7.84 và nhóm truyền thống đạt 6.76 phần hoàn thành câu Ở phần trắc nghiệm, điểm của hai nhóm này lần lượt là 10.48 và 10.28 bài kiểm tra trước thực nghiệm và 12.96 và 11.04 bài kiểm tra sau thực nghiệm Ở phần hoàn thành bài viết, điểm của hai nhóm tăng thêm lần lượt là 2.04 và 52 Kết quả kiểm định cho thấy chênh lệch điểm này là có nghĩa, p

Ngày đăng: 09/06/2021, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w