1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

110 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ(Luận án tiến sĩ) Nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG ANH HUY

NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƯỜNG PHỐ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG

TẠI QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Ngành: Xã hội học

Mã số:8310301

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS ĐẶNG NGUYÊN ANH

HÀ NỘI, Năm 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN HOÀNG ANH HUY

NHẬN THỨC VÀ THỰC HÀNH

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƯỜNG PHỐ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỐ THÔNG

TẠI QUẬN CÁI RĂNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Ngành: Xã hội học

Mã số:8310301

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS ĐẶNG NGUYÊN ANH

HÀ NỘI, Năm 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của tôi Các số liệu nêu trong kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác

Học viên thực hiện

Trần Hoàng Anh Huy

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo của Học viện Khoa Học Xã Hội đã tận tình giúp đỡ tôi trong 2 năm học vừa qua; Quý thầy cô giảng dạy trong khoa Xã hội học đã hết lòng giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại học viện; Quý thầy,

cô trong hội đồng chấm luận văn, đã có nhiều ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thiện nghiên cứu này

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Đặng Nguyên Anh, thầy đã tận tình giảng dạy, quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thiện luận văn

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, phụ huynh và các em học sinh Trường Trung học phổ thông Nguyễn Việt Dũng, Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa và Trung tâm giáo dục thường xuyên; Ban Giám đốc Trung tâm y tế quận Cái Răng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thu thập thông tin thực hiện đề tài

Cuối cùng tôi xin dành lòng biết ơn đến gia đình tôi, luôn động viên hỗ trợ trong suốt khóa học này

Vì điều kiện thời gian cũng như kinh nghiêm còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh được những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của quý thầy cô để hoàn chỉnh quyển luận văn

tác giả

Trần Hoàng Anh Huy

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12

4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 13

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 13

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 17

7 Cơ cấu luận văn 18

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 20

1.1Các khái niệm 20

1.2 Các lý thuyết được áp dụng trong đề tài 22

1.3 Địa bàn nghiên cứu 27

Chương 2 THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƯỜNG PHỐ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 35

2.1Đặc điểm nhân khẩu học xã hội của học sinh trung học phổ thông 35

Trang 6

2.2Tình hình sử dụng thực phẩm đường phố của học sinh THPT 422.3 Kiến thức về VSATTP đối với TPĐP của học sinh THPT 442.4Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đường phố 49

Chương 3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐƯỜNG PHỐCỦA HỌC

SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 57

3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT 573.2 Một số yếu tố liên quan về kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinhtrung học phổ thông 61

3.3 Sự kết hợp hoạt động của nhà trường với TTYT quận Cái Răngtrong hoạt động giáo dục kiến thức VSATTPĐP cho học sinh 67

KẾT LUẬN 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATTP An toàn thực phẩm

TPĐP Thực phẩm đường phố

THPT Trung học phổ thông

TTYT Trung tâm y tế

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO Tổ chức Y tế thế giới

World Health Organization

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH

Bảng 2.1 Phân bố số học sinh các trường tham gia nghiên cứu……… 35

Bảng 2.2 Đặc điểm chung của học sinh tham gia nghiên cứu ………36

Bảng 2.3 Phân bố trình độ học vấn của cha mẹ học sinh ……… 37

Bảng 2.4 Phân bố nghề nghiệp của cha mẹ học sinh……… 38

Bảng 2.5 Nguồn tiếp cận thông tin VSATTP đối với TPĐP của học sinh… 40

Bảng 2.6 Ngườiphổ biến kiến thức TPĐP trong trường cho học sinh…… 40

Bảng 2.7Lý do sử dụng thức ăn đường phố……… 42

Bảng 2.8 Sự phân bố các loại thực phẩm đường phố thường dùng………….43

Bảng 2.9 Tiền tiêu vặt được cho và tiền chi tiêu TPĐP của học sinh hàng tuần……… 44

Bảng 2.10 Kiến thức về điều kiện nơi bán thực phẩm đường phố………… 45

Bảng 2.11 Kiến thức về người bán TPĐP……… 46

Bảng 2.12 Kiến thức về thời gian sử dụngvà các loại bao bì gói TPĐP……… 47

Bảng 2.13 Kiến thức về ngộ độc thực phẩm……… 48

Bảng 2.14 Kiến thức chung về VSATTP về TPĐP của học sinh………49

Bảng 2.15 Thực hành chọn nơi bán TPĐP……… 49

Bảng 2.16Thực hành chọn người bán TPĐP……….50

Bảng 2.17Thực hành tiêu chí chọn lựa TPĐP……… 51

Bảng 2.18 Thực hành VSATTP đối với TPĐP của học sinh……….51

Bảng 2.19 Xử sự của học sinh khi nghi ngờ TPĐP không an toàn ……… 52

Bảng 2.20 Chọn lựa TPĐP và người cùng sử dụng TPĐP……….53

Bảng 2.21 Thực hành chung VSATTP đối với TPĐP của học sinh……… 54 Bảng 2.22 Tỷ lệ học sinh đã từng bị ngộc độc thực phẩm và cách xử trí ….54

Trang 9

Bảng 3.1 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với nguồn tiếp

cận thông tin về VSATTPĐP của học sinh THPT……… 57

Bảng 3.2 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận thông tin từ mạng Internet, tivi/loa phát thanh và tài liệu, báo chí………….58

Bảng 3.3 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP với tiếp cận thông tin từ bạn bè……… 60

Bảng 3.4 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh với trình độ học vấn của cha mẹ ……….61

Bảng 3.5 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP của học sinh với nghề nghiệp của cha mẹ ……… 62

Bảng 3.6 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP với các đặc điểm chung của học sinh THPT……… 63

Bảng 3.7 Mối liên quan giữa kiến thức, thực hànhVSATTPĐP của học sinh với sự giáo dục của cha mẹ, người thân trong việc lựa chọn TPĐP ……… 64

Bảng 3.8 Mối liên giữa kiến thức và thực hành của học sinh về VSATTPĐP……….66

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiến thức VSATTPĐP và đối tượng phổ biến kiến thức VSATTP trong trường học……… 66

Hình 1 Bản đồ quận Cái Răng……….29

Hình 2Trường THPT Nguyễn Việt Dũng……… 30

Hình 3 Trường THPT Trần Đại Nghĩa………31

Hình 4 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Cái Răng……….32

Hình 5 Cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Cần Thơ đang test nhanh thực phẩm đường phố……… 34

Trang 10

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở Việt Nam hiện nay với sự phát triển của xã hội,quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với sự giao lưu, hội nhập quốc tế, lối sống hiện đại gấp gáp đang dần thay thế cho nếp sống cũ Từ đó, các dịch vụ tiện ích bắt đầu nở

rộ để phục vụnhu cầu củacon người trong đời sống xã hội hiện đại Khi thời gian dành cho các công việc, học tập, hoạt động, giao tiếp xã hội chiếm nhiều hơn thì việc nấu ăn chế biến trong mỗi gia đình bị thu hẹp, giảm dần; không ít các gia đình đã chọn thực phẩm đường phố (TPĐP) với các món ăn nhanh, tiện lợi và chi phí íthơn so với cho một bữa ăn trong nhà hàng và tiết kiệm được thời gian nấu nướng

Theo số liệu điều tra của Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh tại thành phố có đến 95,5% người dân sử dụng TPĐP, trong đó 51% dùng làm bữa ăn hàng ngày, 82% dùng làm bữa ăn sáng vì TPĐP vô cùng đa dạng và phong phú [25] Kết quả này cho thấy, việc sử dụng loại hình dịch

vụ TPĐP ngày càng trở nên phổ biến và là một nhu cầu của xã hội - nhu cầu tất yếu của cuộc sống Ngoài những lợi ích của TPĐP như: rẻ tiền, tiện lợi, phong phú đa dạng, có thể phục vụ cho nhiều đối tượng nhất là học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức, người lao động có mức thu nhập thấp, TPĐP còntạo cơ hội công ăn việc làm,tăng thu nhập, giảm thất nghiệp cho người chế biến và cung cấp dịch vụ TPĐP (đặc biệt là lao động di cư)

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà TPĐP mang lại thì nó cũng đem đến những nguy cơ cho sức khỏe cá nhân con người nói riêng và cộng đồng

xã hội nói chung Các loại hình thức ăn đường phố này được bày bánnơi công cộng, ngay trên vỉa hè, lề đường, trước cổng trường, bệnh viện, rạp hát, cơ

Trang 11

2

quan, chợ, các bến tàu, bến xe, hội chợ… còn khách hàng thì vẫn ăn uống ngay trên vỉa hè mà không quan tâm hoặc chú ý gì đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) khi môi trường bị ô nhiễm bởi bụi đường, rác thải, khói tàu

xe qua lại và nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ TPĐP là rất cao

Bộ Y tế Việt Nam đã liên tục cảnh báo nguy cơ dịch bệnh từ TPĐP, tuy nhiên một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chưa quan tâm, nhận thức được vấn đề mặc cho sự phát triển quá nhanh của TPĐP, sự quản lý nhà nước đối với vấn đề này còn chưa sâu sát thậm chí buông lỏng Theo thống kê ở Việt Nam có 94% TPĐP không thể quản lý giám sát được chất lượng [30] đồng thời việc mất vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm bẩn đang có những diễn biến hết sức phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý chung cho toàn cộng đồng, trở thành tâm điểm nhức nhối của toàn xã hội

Theo một điều tracủa Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế về TPĐP các thực phẩm, thức ăn cho dù đã được nấu chín nhưng qua kiểm tra vẫn còn nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hại, chỉ đơn thuần các mặt hàng bán tại các cổng trường học cũng nhiễm tới 96% vi khuẩn gây bệnh cho đường tiêu hóa [31] Hậu quả là các vụ ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam xảy ra luôn ở mức cao

cụ thể là: Trong năm 2015 toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc [25], năm 2016, cả nước xảy ra 129 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.139 người mắc [28], năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc [26] Cùng với xu hướng đó số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca năm 2020 Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày Theo số liệu này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc tốp 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc tốp 1) Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát với tỷ lệ tử vong 110/100.000 người, ngang

Trang 12

3 với tỷ lệ tại Phần Lan, Somalia, Turmenistan” [27] Nhiều người Việt Nam

đã giật mình với thực tế này, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh ung thư

là do các hóa chất độc hại có trong thực phẩm ăn uống hàng ngày

Theo Viện nghiên cứu của WHO, hiện nay có hơn 200 các bệnh lây truyền qua đường thực phẩm mất an toàn, có hơn hàng triệu người trên thế giới bị nhiễm các bệnh do thực phẩm bẩn gây ra mỗi năm, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển và đang phát triển Vấn đề mất VSATTP đang được rất quan tâm trong các chương trình hội nghị y tế và sức khỏe cộng đồng không chỉ ở một quốc gia riêng lẻ mà còn diễn ra trên toàn thế giới WHO xác định

VSATTP là một nội dung chính của Ngày Y tế thế, bác sĩ Margaret Chan, Giám đốc Tổ chức y tế thế giới, nhấn mạnh: “Đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, một vấn đề địa phương có thể nhanh chóng trở thành một đe dọa quốc tế Một cuộc điều tra về nguồn gốc dịch bệnh do thực phẩm có thể hết sức phức tạp, khi một món đồ ăn bao gồm những thành phần, có xuất xứ từ nhiều nước”, “chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm quá phức tạp” [18]

Có thể thấy rằng an toàn thực phẩm rất khó kiểm soát, các thực phẩm nhiều khi phải đi qua hàng trăm cây số, vượt qua nhiều quốc gia, ở lại trong nhiều kho chứa, trước khi đến được với người sử dụng

Giới học sinh, sinh viên hiện nay sẽ là một trong những đối tượng tiêu thụ mạnhTPĐP, là chủ nhân và là nguồn nhân lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước, thể trạng sức khỏe của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng với thói quen Vì vậy, việc tìm hiểu nhận thức và thực hành vệ sinh an toàn TPĐP cho học sinh là rất cần thiết

Cho đến nay tại thành phố Cần Thơ chưa có cuộc điều tra, nghiên cứu

xã hội học nào về các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và thực hành vệ sinh

an toàn TPĐP của học sinh trường trung học phổ thông

Trang 13

4

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Nhận thức

và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố của học sinh Trung học phổ thông tại Quận Cái Răng, Thành phố Cần Thơ”

Kết quả của nghiên cứu này sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý có những giải pháp can thiệp nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về VSATTPĐP cho học sinh Trung học phổ thông (THPT) nói riêng và cho người tiêu dùng nói chung, góp phần tăng cường bảo vệ sức khỏe cho bản

thân họ và cho cộng đồng xã hội

2 Tình hình nghiên cứu

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là một vấn đề nhận được sự quan tâm không chỉ riêng lẻ của một quốc gia mà còn là vấn đề chung của toàn thế giới Nhiều năm qua đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về VSATTP trong đó có VSATTPĐP của nhiều tác giả ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam.Sau đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về vấnđề này trên thế giới vàở trong nước

2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến VSATTPĐP trên thế giới

Nghiên cứu “Knowledge and Practices of Food Safety among Senior Secondary School Student of International School, Obafeni Awolowo University, Ile – Ife, Nigeria ” (2017) của tác giả Ilesanmi Oluwafemi Temitayo, khảo sát trên 380 đối tượng là học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức về VSATTP của học sinh ở mức bình quân thấp tiêu biểu như:

có 45,4% học sinh biết rằng việc rửa tay bằng nước lạnh trước khi chạm vào thức ăn là không đủ loại trừ vi khuẩn ; 15,5% học sinh cho biết họ có quan tâm đến việc xem hạn sử dụng trên sữa hộp trước khi sử dụng Tác giả cho

Trang 14

5 rằng: “Cần đánh giá kiến thức và thực hành về VSATTP cho học sinh vì những hành vi không an toàn của họ trong việc sử dụng thực phẩm dẫn đến bị nhiễm bệnh bởi thực phẩm bẩn và ngộ độc thực phẩm, thông qua các cuộc đánh giá đó có thể xây dựng chính sách và chương trình giáo dục sức khỏe về vấn đề an toàn thực phẩm[24]

Nghiên cứu của Mohammed Almansour và cộng sự về“Knowledge,attitudeandpractice(KAP)offoodhygieneamongschools

students'inMajmaahcity,SaudiArabia” (2014) với mục đích xác định mức độ hiểu biết, thái độ và thực hành vệ sinh thực phẩm giữa các học sinh tiểu học,

trung học cơ sở Nghiên cứu thực hiện trên 377 học sinh nam, với câu hỏi điển hình như: Người xử lý thực phẩm có thể là một nguồn lây lan thực phẩm không?

Kết quảcó 36,5% học sinh trả lời sai và 38,9% trả lời có đối việc dùng

ngón tay nếm thức ăn khi đang nấu Từ đó, nhóm tác giả đưa ra đề xuất: “Nên đưa tài liệu giáo dục vào chương trình của các trường học để nâng cao nhận thức của học sinh về vệ sinh thực phẩm; Các chiến dịch nâng cao nhận thức cần được tiến hành cho giáo viên, học sinh và công chúng nói chung; Và các ứng dụng truyền thông và mạng xã hội cần được sử dụng tích cực để nâng cao nhận thức của mọi người và sinh viên về vệ sinh thực phẩm” [17]

Trong bài báo khoa học “The knowledge and practice of food safety

by young and adult consumers” của tác giả Nevin Sanlier, nghiên cứu tại thủ

đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ với tổng thể 646 thanh niên và 815 người dân, thông

qua 2 cuộc điều tra thái độ và thực hành ATTP, trong kết luận tác giả đưa ra thông điệp:“Một chương trình giáo dục an toàn thực phẩm có hiệu quả và liên tục sẽ giúp người tiêu dùng (trẻ em, thanh niên, người lớn và người cao tuổi) học các phương pháp để ngăn ngừa các vấn đề ATTP đe dọa sức khỏe và thay

Trang 15

6 đổi thói quen sai lầm của họ Các chương trình nên bao gồm các chủ đề sau đây bao gồm thông tin thực tế về vi sinh học của các bệnh do thực phẩm, vệ sinh cá nhân, các quy trình vệ sinh thích hợp, chuẩn bị thức ăn gia đình thích hợp, và ngăn ngừa sự ăn trộm và kiểm soát thực phẩm (Sammarco et al., 1997)

Như một kết luận, cần đảm bảo rằng các thông điệp dự kiến sẽ được chuyển tải liên quan đến các chương trình giáo dục an toàn thực phẩm được cung cấp cho người tiêu dùng ở bất kỳ lứa tuổi nào sẽ kéo dài; Giáo dục nên được lặp lại với những khoảng thời gian cụ thể để đảm bảo rằng thông tin học được chuyển thành thái độ và hành vi; Và các quy định và quy trình cần được kiểm soát thường xuyên Giáo dục như vậy nên được bắt đầu trong thời thơ ấu

và nên tiếp cận với đông đảo quần chúng thông qua giáo dục chính quy và không chính thức và các phương tiện thông tin đại chúng” [22]

Chuyên đề nghiên cứu về “Knowledge, Attiude, and Practice on Food Safety among Senior High School Student in Jatinangor” (2013) được thực

hiện với 102 học sinh tại Indonesia của Hamizah Sabrina cùng cộng sự đưa ra kết quả số học sinh có kiến thức về an toàn thực phẩm ở mức trung bình khá (60,78%), có thái độ ở mức tốt (85,29%) và thực hành hành đạt mức khá tốt (71,57%) Mặc dù kết quả tốt trong nghiên cứu khá cao nhưng nhóm tác giả cũng đưa ra khuyến nghị: “ chương trình về ATTP cần phải hấp dẫn, không cứng nhắc, có sức trực quan mãnh liệt và phải có thực hành cụ thể bằng các

kỹ thuật”, “ do đó, các phương tiện giáo dục cần phải được cải tiến để giúp học sinh có một nền tảng cơ bản vững chắc và chia sẻ sự đánh giá cao về lý

do tại sao ATTP là điều bắt buộc, vì vậy họ sẽ trở nên quan tâm và có thể thực hành việc xử lý thực phẩm an toàn theo ý của họ Giá trị quan trọng của việc giáo dục ATTP cho học sinh không chỉ ở việc họ chuẩn bị thức ăn bây giờ ra sao mà còn giúp họ sẽ tăng sự nhận thức về chuẩn bị thực phẩm trong

Trang 16

7 tương lai Nó là một kiến thức hành trang tốt để cho học sinh bước vào đời đồng thời họ cũng có thể giúp đỡ những người xung quanh khi cần”[21]

Nghiên cứu “Consumers perspective towards Safety of Street Food”của tập thể tác giả Parveen Pannu và cộng sự, thực hiện tại Ấn độ với

cỡ mẫu là 500 người tiêu dùng Mục tiêu của nghiên cứu đã đánh giá được kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh có trình độ học vấn cao ở Ấn độ như là những người tiêu dùng TPĐP Kết quả đánh giá cho thấy người tiêu dùng có kiến thức tương đối thấp về an toàn thức ăn đường phố (26%), có kiến thức trung bình (45,8%), kiến thức ở mức kém (28%), và giữa kiến thức, thái độ và thực hành có mối liên quan với nhau, người có kiến thức tốt, thái

độ tích cực sẽ thực hành tốt vềATTP Nhóm tác giả đưa ra kết luận: “Người tiêu dùng cần nhận thức thêm về hậu quả của những chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe do việc vệ sinh kém, thờ ơ về VSATTP Cần tăng cường nhận thức,thái độ và thực hiện an toàn thực phẩm cũng như tìm hiểu thêm nguyên nhân sự khác nhau giữa các yếu tố, cần một nghiên cứu chuyên sâu ở phổ rộng để đóng góp thêm đánh giá đối với vấn đề an toàn thức ăn đường phố” [20]

Bài báo khoa học “Food safety knowledge, attitude and practices of street food vendors and consumers in Ho Chi Minh city, Vietnam 2014” của

nhóm tác giả S Samapundo, T.N Cam Thanh, R Xhaferi và F Devileghere Qua nghiên cứu, nhóm tác giả chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức vệ sinh an toàn thức ăn đường phố và giới tính của người tiêu dùng (p>0,05), nhưng lại tìm thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức vệ sinh thức ăn đường phố với tuổi, trình độ học vấn, giáo dục VSATTP và địa điểm (p<0,05) Nhóm tác giả khuyến nghị rằng: “… cần cải thiện vệ sinh an toàn thức ăn đường phố và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng hơn nữa ” [23]

Trang 17

2.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nghiên cứu “Kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” của tác giả Châu Trọng Phát và Lương

Thế Vinh được thực hiện trên 100 người dân với kết quả đưa ra: 77% người dân không kể được bất cứ nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, 19% người

biết cách chọn thực phẩm an toàn, 25% biết cách chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, các thông tin liên quan đến kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm được biết chủ yếu qua tivi chiếm 93% [9] Kết quả này cho thấy, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người dân chưa tốt [13]

Tác giả Nguyễn Thị Yến nghiên cứu trên 1400 người nội trợ tại 7 tỉnh

thành về “Đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm của người tiêu dùng tại một số tỉnh của Việt Nam năm 2011” đưa ra kết quả: tỷ lệ người tiêu dùng

hiểu biết đúng về biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm 61.5 2.6 % Tỷ

lệ người tiêu dùng có kiến thức đúng về vệ sinh an toàn thực phẩm đạt mức 82.4 2,0% không có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị [16]

Tác giả Nguyễn Thị Yến Nhi “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố của người tiêu dùng tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” (2015) ghi nhận tỷ lệ người

Trang 18

lựa chọn nhiều là bún, miến, phở, cháo, bánh mì, xôi, bánh bao, cơm bình dân (từ 57 đến 78%) Lý do mua TPĐP như tiện lợi, có sẵn (95%), phục vụ nhanh (51,7%), rẻ (46,7%), đa dạng dễ lựa chọn (44,1%) và ngon hấp dẫn (12%) Đối với sự quan tâm về dịch vụ TPĐP, người tiêu dùng quan tâm đến nơi bán hàng sach sẽ, thông thoáng, đủ ánh sáng (94%), kế đến là nơi bán xa cống rãnh, rác thải, ruồi kiến (62%), Người tiêu dùng lựa chọn người bán hàng dựa trên yếu tố sạch sẽ (86%), tiêu chí bên ngoài nhìn khỏe mạnh (69%) Tác giả cũng cho biết người tiêu dùng rất quan tâm đến việc che đậy các thức ăn (94%), có dụng cụ gắp thức ăn (70%) và nhận biết TPĐP an toàn qua cảm nhận không có mùi, màu,, vị lạ lần lượt là 88%, 79% và 66% [14]

Nghiên cứu khác của Lý Thành Minh và Cao Thanh Diễm Thúy về

“Kiến thức -Thái độ- Thực hành về VSATTP của người bán và người mua thức ăn đường phố ở thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre năm 2007”cho kết quả độ

tuổi trung bình của người sử dụng TPĐP là 32,4+10,4 tuổi (khoảng lứa tuổi

16 đến 69 tuổi) và có trình dộ học vấn cấp 3 trở lên chiếm 55,2% Phần lớn người sử dụng TPĐP có kiến thức tương đốitốt, trong đó 87,1% biết thức ăn bày bán gần nguồn ô nhiễm thì không đảm bảo vệ sinh, 74,1% người ăn chưa thấy an tâm khi ăn TPĐP và 35,6% cho TPĐP là có hại; 95,7% biết thức ăn chin phải bày trong tủ kính, 81,8% biết dùng tay bốc thức ăn có thể lây truyền bệnh Tuy thái độ như thế nhưng có đến 96,2% đã từng ăn TPĐP, sử dụng TPĐP ít nhất là 1 lần trong tuần và nhiều nhất là sử dụng hàng ngày chiếm 23,6% Thực hành về VSATTP của người sử dụng TPĐP thì người ăn quan

Trang 19

10

tâm hàng đầu là chọn nơi hàng quán phải sạch sẽ (47,9%), quán có đông khách (27,8%) và cách xa cống rãnh, bãi rác; người bán hàng phải sạch sẽ, gọn gàng (66,9%) và quan tâm nhất là thức ăn ngon, vệ sinh [ 10 ]

“Khảo sát Thái độ-Kiến thức – Hành vi về VSATTPTPĐP của người dân tại tỉnh Quảng Nam năm 2010”, tác giả Nguyễn Thị Liên tìm thấy bản

thân người tiêu dùng cũng còn thiếu kiến thức về VSATTP và chưa có thái

độ, hành vi đảm bảo VSATTP Chỉ có 1,9% người tiêu dùng biết đầy đủ các nguyên nhân gây ngộ độc, dưới 5% người tiêu dùng biết chọn các loại thực phẩm bao gói sẵn đảm bảo VSATTP và 37,3% biết đủ cả 3 dấu hiệu của thực

phẩm không nên dùng [ 7]

Đề tài nghiên cứu “Thực trạng điều kiện an toàn thực phẩm của loại hình kinh doanh thức ăn đường phố và giải pháp quản lý nhà nước trên địa bàn xã Kiến Tường, Long An” (2016) của Chung Văn Kiều và cộng sự thực

hiện tại 600 cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố với kết quả điều tra cho thấy chỉ có 16 cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm thức ăn đường phố đạt điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm tỷ lệ 5,5% Đây là kết quả đáng báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong quá trình sử dụng các loại thực phẩm không an toàn [29]

Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện tại 150 cơ sở kinh doanh TPĐP và phỏng vấn 300 người chế biến, trực tiếp phục vụ TPĐP tại

huyện Long Thành của Nguyễn Văn Cao và Phạm Thị Tâm về “Tình hình VSATTP tại cơ sở kinh doanh TPĐP tỉnh Đồng Nai, năm 2010”, kết quả tìm

thấy tỷ lệ cơ sở TPĐP đạt điều kiện vệ sinh là 72,6%; tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn

vi sinh là 78%; tỷ lệ nhân viên có kiến thức về VSATTP là 70% và thực hành đúng VSATTP là 62,3% [15]

Trang 20

11

Một kết quả nghiên cứu khác củaNguyễn Trung Kiên và Nguyễn Văn Đông tại huyện Mỏ Cày Nam tỉnh Bến Tre năm 2012, thì tỷ lệ cơ sở VSATTPĐP không đạt điều kiện vệ sinh là 58,64%; Tỷ lệ chủ cơ sở kinh doanh TPĐP có trang bị bảo hộ lao động là 57,72%; có dụng cụ chuyên dùng

và bao gói hợp vệ sinh đạt 85,80%; Kết quả trước can thiệp, tỷ lệ chủ cơ sở TPĐP có kiến thức đúng là 55,86%, thực hành đúng là 74,38% Bên cạnh đó, tác giả còn tìm thấy chủ cơ sở TPĐP có kiến thức đúng, thì cơ sở đạt điều kiện về VSATTP (p<0,001) và có thực hành đúng thì cơ sở thực hiện đạt điều kiện VSATTP (p<0,001) [ 5 ] [ 6 ]

Điểm qua các công trình nghiên cứu nêu trên, chúng ta có thể thấy rằng vấn VSATTP nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố nói riêng đã được quan tâm nghiên cứu tương đối rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và tại Việt Nam

Phần lớn các công trình nghiên cứu của các tác giả đều được tiếp cận dưới góc độ Y học với các đối tượng nghiên cứu gồm học sinh, sinh viên, người tiêu dùng, người kinh doanh… Nội dung nghiên cứu chủ yếu là kiến thức, thái độ và thực hành của đối tượng về VSATTP Từ kết quả của nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra các khuyến nghị nhằm góp phần tăng cường nhận thức, sự hiểu biết của mọi người trong việc sử dụng thực phẩm một cách an toàn Tuy nhiên, vấn đề VSATTP được nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học với số lượng còn rất khiêm nhường, đáng chú ý là về việc giáo dục cho học sinh về vấn đề trên thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào Trước sự diễn biến ngày các phức tạp của tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay trong xã hội thì rất cần có các cuộc nghiên cứu xã hội học về vấn đề nàynhằm góp phần đưa ra những giải pháp giải quyết vấn đề về vệ sinh an toàn thức ăn đường phố dưới góc độ xã hội học

Trang 21

3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích được đề ra trong đề tài nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra cụ thể như sau:

- Tổng quan các nghiên cứu về vấn đề VSATTPĐP hiện nay

- Xây dựng cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu vấn đề

- Thu thập thông tin số liệu sơ cấp qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu

- Tiến hành xử lý các thông tin số liệu thu thập bằng phương pháp định tính

và định lượng

- Đánh giá thực trạng kiến thức, thực hànhvà phân tích ảnh hưởng tác động của các yếu tố: gia đình, nhà trường, cơ sở y tế, truyền thông và quan hệ xã hội đến kiến thức VSATTPĐP cho học sinh

Trang 22

13

4.Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài làkiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố hiện có của học sinh THPT và các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến

4.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là Học sinh THPT trên địa bàn quận Cái Răng thuộc Thành phố Cần Thơ gồm các trường:

- Trường Trung học phổ thông Nguyễn Việt Dũng

- Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa

- Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên Quận Cái Răng

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

5.1.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Kiến thức và thực hành VSATTPĐP của học sinh trung học phổ thông hiện nay như thế nào?

- Có mối liên quan giữa các yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, nhà trường, cơ sở

y tế, truyền thông) với kiến thức, thực hành VSATTPĐP của học sinh THPT hay không?

- Sự phối hợp hành động giữa nhà trường, cơ sở y tế như thế nào để có thể nâng cao nhận thứccho học sinhTHPT về VSATTPĐP?

5.1.2 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Kiến thức và thực hành VSATTP TPĐP của học sinh THPT

hiện nay chỉ ở mức thấp

Trang 23

14

Giả thuyết 2: Có mối liên quan giữa kiến thức, thực hành VSATTPĐP học

sinh THPT và các yếu tố xã hội (gia đình, bạn bè, nhà trường, cơ sở y tế, truyền thông)

Giả thuyết 3: Sự phối hợp hành động giữa nhà trường, trung tâm y tế trong

việc giáo dục kiến thức vềVSATTPĐP cho học sinh còn hạn chế chưa sâu sát, lỏng lẻo

5.2Phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu, cỡ mẫu định lượng là 350 trường hợp và mẫu định tính là 13 trường hợp, phương pháp chọn mẫu như sau:

- Cỡ mẫu, chọn mẫu định lượng

+ Cỡ mẫu:Thu thập thông tin số liệu bằng phương pháp bảng hỏi với dung lượng mẫu được tính bằng công thức của Slovin:

n =

Qua tìm hiểu thông tin tiền trạm thì tổng số lớp và học sinh của ba trường trung học phổ thông trên địa bàn là 68 lớp với 2.587 học sinh gồm: THPT Nguyễn Việt Dũng 30 lớp với 1.214 học sinh, THPT Trần Đại Nghĩa 30 lớp với 1.094 học sinh, Trung tâm Giáo dục Thường Xuyên 7 lớp với 279 học sinh

Áp dụng công thức tính dung lượng mẫu bảng hỏi với mức độ sai lệch 5% sẽ có:

n =

=

=

= 345 Vậy số lượng mẫu bảng hỏi cần thiết cho nghiên cứu đề tài là 345 mẫu Thực

tế tổng số mẫu có giá trị thu được là 350 sau khi kết thúc điền dã

+ Cách chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu cụm nhiều giai

đoạn

Trang 24

15 Giai đoạn 1: Chọn 03 trường THPT trên địa bàn quận Cái Răng, Cần Thơ: trường THPT Nguyễn Việt Dũng, trường THPT Trần Đại Nghĩa và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên quận Cái Răng

Giai đoạn 2: Mỗi trường chọn 3 khối lớp 10, 11, 12 theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản bằng cách lập danh sách tên lớp theo khối và bốc thăm ngẫu nhiên chọn ra khối lớp cần lấy số liệu

Giai đoạn 3: Chọn tất cả học sinh trong các lớp được chọn vào mẫu

cơ sở y tế địa phương và học sinh Cụ thể chọn theo tiêu chí sau:

+ Phụ huynh: các phụ huynh có con em đang theo học bậc THPT tại địa bàn quận Cái Răng

+ Nhà trường: là giáo viên hoạt động bên đoàn thể và quản lý nhà trường

+ Tổ chức y tế địa phương: cán bộ Trung tâm y tế Quận

+ Học sinh THPT: tham gia nghiên cứu (Bộ câu hỏi phỏng vấn)

5.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

5.2.2.1 Phương pháp Định lượng

Sử dụng bộ câu hỏi tự điền Nhóm nghiên cứu phát bộ câu hỏi cho từng

học sinh và học sinh tự trả lời bộ câu hỏi theo hướng dẫn của điều tra viên

Bộ câu hỏiđượcthiếtkế gồm 47 câu hỏi đượcthiếtkế theo bảng dọcdễđọc, dễhiểuvàsắpxếptheothứ tự liêntụcnhau.Cáccâuhỏiđược thiếtkế

Trang 25

16 theohìnhthứccâuhỏiđóng,cáccâutrảlời đượcchuẩnhóa, gồm các nội dung sau:

Phầnthứnhất:Giớithiệumụcđíchnghiêncứu, hướngdẫncáchtrả lời các câuhỏi Phần thứ hai: gồm bốn nội dung chính sau:

- Thông tin chung của học sinh (9 câu hỏi)

- Tình hình sử dụng thức phẩm đường phố của học sinh (6 câu hỏi)

- Kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố (18 câu hỏi)

- Thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố (10 câu hỏi)

- Nguồn tiếp cận thông tin VSATTPĐP (4 câu)

5.2.2.2 Phương pháp Định tính

- Tiến hành phỏng vấn sâu được thiết kế với các câu hỏi mở, nhằm mục

đích đi sâu nghiên cứu vấn đề, lý giải được các biến số định lượng, các con số trở nên cụ thể hơn và mang tính thuyết phục hơn

- Đối với các bộ y tế quận, cán bộ quản lý các trường: nội dung phỏng

vấn tập trung vào các hoạt động phối hợp tổ chức hoạt động công tác triển khai chương trình giáo dục truyền thông về vấn đề thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm và thức phẩm đường phố cho các trường học ở địa bàn

- Đối với phụ huynh: tác giả muốn tìm hiểu về sự quan tâm, giáo dục con em của họ về vấn đề VSATTPĐP

- Đối với học sinh: tác giả muốn tìm hiểu các yếu tố nhà trường, bạn

bè, gia đình, truyền thông tác động đến sự tiếp thu kiến thức và thực hành VSATTPĐP như thế nào

5.2.3 Phương pháp phân tích tài liệu

Đề tài luận văn còn sử dụng phương pháp này để phân tích, tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tập trung vào các

Trang 26

17 tài liệu có liên quan tới kiến thức và thực hành của học sinh THPT về vấn đề VSATTP TPĐP

5.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

- Dữ kiện định lượng: nhập dữ liệu, mã hóa, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Sử dụng các phép toán thống kê: tính tần số, tỷ lệ phần trăm, phân tích mối liên quan bằng kiểm định Chi –square test, hồi quy logictis

- Thông tin định tính: sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, ghi chép Những thông tin thu được bằng phỏng vấn được ghi chép bảo mật và đưa ra những thông tin chính xác phục vụ đề tài nghiên cứu

5.2 5 Nội dung nghiên cứu

Do nguồn lực hạn chế về kinh phí và thời gian, đề tài tập trung vào khối THPT mặc dù các học sinh cấp thấp hơn cũng sử dụng TPĐP và không nằm

ngoài sựảnh hưởng của loại thực phẩm này

Thời gian nghiên cứu: năm 2017 – 2018, trong đó thời gian tiến hành khảo sát trên thực địa là từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài được thực hiện bằng cách vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học thực nghiệm để làm rõ các yếu tố xã hội tác động thế nào đến kiến thức và thực hành của học sinh về vấn đề VSATTP TPĐP Kết quả thu được sau nghiên cứu sẽ là nguồn dữ liệu tham khảo về nghiên cứu Xã hội học về giáo dục cho học sinh trên phương diện sức khỏe

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu về sức khỏe đối với học sinh là đề tài có ý nghĩa xã hội rất thiết thực Kết quả nghiên cứu chỉ ra được những hạn chế hiện có trong

Trang 27

18 vấn đề giáo dục sức khỏe cho học sinh về khía cạnh VSATTP TPĐP, từ đó đề tài đưa ra các khuyến nghị để giúp các bậc phụ huynh, các nhà quản lý về giáo dục và y tế có cách nhìn rõ ràng, thiết thực hơn trong việc giáo dục sức khỏe cho học sinh trong giai đoạn hiện nay

7.Cơ cấu luận văn

7.1 Cơ cấu luận văn

Đề tài gồm ba phần chính: mở đầu, nội dung và kết luận- kiến nghị Trong luận văn còn có thêm các phần phụ như: danh muc bảng, biểu, tài liệu tham khảo và các phụ lục

Ngoài phần mởđầu và kết luận, luận vănđược kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu

Chương 2 Thực trạng kiến thức và thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm

đường phố của học sinh trung học phổ thông

Chương 3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành vệ sinh an toàn

thực phẩm đường phố của học sinh trung học phổ thông

Trang 28

của học sinh về

vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố

Trang 29

20

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Các khái niệm

Học sinh trung học phổ thônglà thuật ngữ để chỉ nhóm học sinh đầu tuổi

thanh niên (nhìn chung được xác định trong khoảng từ 15, 16 tuổi đến 17, 18 tuổi) Về cơ bản đây là giai đoạn lứa tuổi tương đương với khoảng thời gian là học sinh Trung học phổ thông ở hầu hết ở các nước trên thế giới Ở Việt Nam

ta nó trùng hợp với học sinh lớp 10, 11, 12 Theo tâm lý học lứa tuổi, tuổi thanh niên là giai đoạn của sự phát triển bắt đầu từ lúc dậy thì (trung bình

khoảng 14 tuổi) và kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn (khoảng 24 tuổi) [4]

Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay,

trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự Thức ăn đường phố cũng

có thể được chế biến tại các nơi công cộng [35]

sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng [34]

Căn cứ theo Luật An Toàn Thực Phẩm ban hành năm 2010 thì trong thực tiễn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đường phố đã được các ban ngành quản lý nhà nước phân định rõ ràng thành các chương, mục cụ thể như: các kiến thức quy chuẩn dành cho người chế biến, kinh doanh thực phẩm đường phố, các kiến thức quy chuẩn dành về việc mua và sử dụng thực phẩm đường phố cho người tiêu dùng và quy định về quyền hạn và trách nhiệm của người chế biến, kinh doanh TPĐP trong phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm

Trang 30

21

Các quy định trên được đưa ra để làm một chuẩn mực đánh giá về vấn

đề VSATTPĐP đối với các bên liên quan

Từ đó, khi áp dụng vào đề tài nghiên cứu này với đối tượng nghiên cứu

là nhận thức và thực hành VSATTPĐP của học sinh thì vấn đề VSATTPĐP được phân thành các nhóm kiến thức và thực hành VSATTPĐP như sau:

* Về kiến thức VSATTPĐP bao gồm:

- Kiến thức về điều kiện nơi bán thực phẩm đường phố

- Thực hành VSATTP đối với TPĐP của học sinh

- Xử sự của học sinh khi nghi ngờ TPĐP không an toàn

- Tiêu chuẩnchọn lựa thực phẩm đường phố

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cấp tính là một hội chứng cấp tính, xảy ra đột ngột do ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc chứa chất độc, có biểu hiện: đi ngoài nhiều

mỏi, khó chịu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt và nhữngtriệu chứngkhác tùy theo đặc điểm của từng loại ngộ độc (tê liệt thần kinh, co giật, rối loạn hô hấp, tuần hoàn, vận động…) Ngộ độc cấp tính thường do ăn phải các thức ăn

có nhiễm vi sinh vật (vi khuẩn, virus…) hay các hóa chất gây hại với lượng lớn [36]

Trang 31

22

1.2 Các lý thuyết được áp dụng trong đề tài

1.2.1 Quy luật tâm lý về sự thống nhất tinh thần của đám đông

“ Điều nổi bật nhất của một đám đông tâm lý: bất kể những cá nhân

đó là ai dù giống hay khác về lối sống, nghề nghiệp, tính cách hay trí tuệ, thì việc nhóm họp trong một đám đông sẽ khiến họ có cùng một tinh thần tập thể, khiến họ cảm nhận, suy nghĩ và hành động theo cách hoàn toàn khác so với khi họ còn là những cá thể riêng biệt Có những ý nghĩ và tình cảm chỉ nảy sinh hoặc biến thành hành động cụ thể ở những cá nhân gắn bó với đám đông Đám đông tâm lý là một sự tồn tại ngắn ngủi và nhất thời, hợp thành từ nhiều

yếu tố khác nhau, liên kết với nhau tại một thời điểm nhất định cũng giống hệt như việc các tế bào hình thành một cơ thể sống sẽ thể hiện những đặc tính rất khác biệt so với các đặc tính cảu mỗi nhân tố cấu thành.“ Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến đám đông sở hữu những đặc tính riêng mà các cá nhân riêng lẻ không thể có được

Nguyên nhân thứ nhất là một cá nhân trong một đám đông sẽ có được – chỉ từ việc xét đến số lượng – ý thức về một sức mạnh vô địch cho phép cá nhân đó làm theo bản năng mà khi chỉ có một mình, anh ta nhất định phải kiềm chế Anh ta sẽ buông thả vì cho rằng đám đông vô danh và do đó không

có ý thức về trách nhiệm; thứ trách nhiệm giữ cho các cá nhân không đi quá

đà đó hoàn toàn biến mất

Nguyên nhân thứ hai là sự lây nhiễm có tác động can thiệp khiến đám đông hình thành những tính cách đặc biệt đồng thời xác định xu hướng của

nó, Trong đám đôngmọi hành động và tình cảm đều mang tính lây nhiễm

và chắc chắn ở mức độ cao đến nỗi cá nhân sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích tập thể Đó là một khuynh hướng rất trái ngược với bản chất con người và là điều hầu như không thể tìm thấy ở các cá nhân không phải là thành viên của đám đông

Trang 32

23

Nguyên nhân thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất khiến các cá nhân trong một đám đông có những tính cách đặc biệt, rất khác với những tính cách khi các cá nhân đó sống biệt lập, đó là tính dễ bị ám thị “ Trạng thái của một cá nhân trong một đám đông anh ta không ý thức được các hành động của mình nữa, cũng giống như người bị thôi miên, lúc này trong con người anh ta có một số khả năng bị phá hủy, song lại có những khả năng khác được đẩy đến mức cực đoan Dưới ảnh hưởng của sự ám thị anh ta sẽ có những hành động với sức mạnh không thể ngăn cản được Đối với đám đông, sức mạnh này còn dữ dội hơn nhiều so với người bị thôi miên, bởi sự ám thị giống nhau đối với mọi cá nhân do tác động qua lại sẽ càng mạnh lên Như vậy, chúng ta đã thấy sự biến mất của nhân cách có ý thức, sự áp đảo của tính cách vô thức, tình cảm và suy nghĩ bị hướng về cùng một chiều bởi sự ám thị

và lây nhiễm, xu hướng biến các ý tưởng ám thị thành hành động, đó là những đặc tính của cá nhân khi tham gia đám đông Cá nhân không còn là mình nữa, anh ta đã trở thành người máy và không thể hành động theo ý chí của riêng mình” [1]

1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa

Xã hội hóa cá nhân là quá trình một quá trình rất cần thiết mà bất cứ một cá nhân nào muốn hòa nhập vào xã hội mình đang sống đều phải trãi qua,

nó giúp cho các cá nhân hấp thu các tri thức văn hóa xã hội, hình thành và phát triển nên nhân cách của riêng mình, loài người mới trở nên khác biệt với tất cả loài vật khác, quá trình xã hội hóa không chỉ quan trọng đối với đời sống của cá nhân mà còn giúp xã hội loài người phát triển liên tục

Xã hội hóa cá nhân cũng là một khái niệm nền tảng trong xã hội học nhằm lý giải sự hình thành nhân cách của cá nhân để sống trong xã hội như là một thành viên

Trang 33

24

Trên thế giới các nhà khoa học cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau

về xã hội hóa cá nhân tiêu biểu như: định nghĩa của 2 nhà xã hội học người

Mỹ Neil Smelser Joseph : “Xã hội hóa là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình để phục vụ tốt cho việc thực hiện các mô hình hành vi tương ứng với hệ thống vai trò mà cá nhân phải

đóng trong cuộc đời mình”, [2]Joseph H.Fichter: “Xã hội hóa là một quá trình

tương tác giữa người này và người khác, kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và sự thích nghi với những khuôn mẫu đó”[2],

Theo G.Endruweit và G Trommsdorff: “Xã hội hóa là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng xã hội” [3]

Nhà tâm lý học xã hội Galina M Andreeva đã nêu được cả hai mặt của quá trình xã hội hóa:

“Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào xã hội, vào hệ thống xã hội

Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động bằng các mối quan

hệ thông qua việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các quan

hệ xã hội”

- Giai đoạn xã hội hóa ban đầu của đứa trẻ trong gia đình

- Giai đoạn xã hội hóa diễn ra trong nhà trường

- Giai đoạn con người thực sự bước vào xã hội”

Theo H.Spencer với thuyết thích nghi xã hội cũng đưa ra nhận định rằng “Chỉ cá nhân nào có khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc đấu tranh sinh tồn” có thể thấy quá trình thích nghi để tồn tại là quá trình cá nhân phải hấp thu văn hóa xã hội để

có thể hòa nhập với những cộng đồng xã hội [2]

Trang 34

25

E.Durkheim khi phân tích quá trình cá nhân hòa nhập vào các quan hệ

xã hội đã nhận xét “Sự kết dính trong xã hội là sự đồng cảm chung về các giá trị chuẩn mực mà mỗi thành viên trong xã hội tự nguyện, tiếp thu và hòa đồng Đó là quá trình cá nhận tiếp nhận nền văn hóa xã hội mà trong đó cá nhân được sinh ra và nhờ đó cá nhân đạt được những đặc trưng xã hội cơ bản cho bản thân, học được cách ứng xử được cho là thích hợp trong xã hội mà cá nhân sinh sống ” [11]

John J Macionis đưa ra diễn giải về xã hội hóa:“Xã hội hóa là một quá trình tương tác xã hội kéo dài suốt đời qua đó cá nhân phát triển khả năng con ngườivà học hỏi các mẫu văn hóa của mình” [8]

Như vậy, có thể đưa ra nhận định chung rằng: “Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội, vào cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như là một thành viên chính thức của mình, là quá trình

cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là quá trình học cách đóng vai trò xã

hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của xã hội” [9]

Có thể thấy rằng xã hội hóa là một quá trình liên tục kéo dài từ khi con người sinh ra đến hết cuộc đời con người, ranh giới giữa các giai đoạn xã hội hóa diễn ra đồng thời và gắn kết với nhau không có giới hạn phân định rạch ròi trong thực tế, với tư cách là các thiết chế cơ bản của xã hội như: Gia đình, nhà trường, truyền thông đại chúng, y tế, các thiết chếtrên có sức ảnh hưởng lớn đến nhận thức của cá nhân trong quá trình phát triển nhân cách Thực tế cho thấy một đứa trẻ vừa nhận được sự dạy dỗ tại gia đình vừa được nhận sự giáo dục tại nhà trường và chịu ảnh hưởng bởi các tương tác trong các mối quan hệ bạn bè và khi lớn lên có việc và có gia đình cá nhân đó vẫn chịu tác động từ các cơ quan, tổ chức xã hội, dư luận và truyền thông đại chúng thông qua các giao tiếp xã hội hàng ngày

Trang 35

26

Gia đình: Là môi trường xã hội hóa đầu tiên và quan trọng nhất vì hầu hết

các cá nhân đều sinh ra, được yêu thương, chăm sóc và lớn lên trong gia đình nhưng mỗi gia đình có tiểu văn hóa cho riêng mình dựa trên nền văn hóa chung của dân tộc với những đặc thù riêng của từng gia đình như: dạy dỗ về các hành vi ứng xử, lối sống gia đình, truyền thống gia đình, các giá trị, đạo đức, kinh nghiệm xã hội sự giáo dục đầu tiên cá nhân thừa hưởng được là từ các thành viên gia đình qua đó góp phần hình thành nên bản sắc nhân cách riêng của mình

Nhà trường: Nhà trường là tác nhân xã hội hóa tiếp theo sau gia đình, là nơi

con người bắt đầu tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tính đa dạng xã hội ở nhà trường thường tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc

xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình tương tác với những cá nhân khác không phải là thành viên của gia đình mình, nhà trường giữ vai trò chủ chốt, có tổ chức chặt chẽ với nhiệm vụ truyền đạt kiến thức và

kỹ năng nghề nghiệp, tri thức xã hội đồng thời cũng giáo dục cho học sinh các chuẩn mực về văn hóa và xã hội cho học sinh

Nhóm xã hội: Chủ yếu là nhóm bạn bè với chức năng cơ bản là thỏa mãn nhu

cầu giao tiếp, chỉa sẽ đồng đẳng, giải trí giữa các cá nhân, có tác động khá mạnh trong quá trình xã hội hóa của cá nhân Trong nhóm bạnvai trò độc lập của cá nhân góp phần hình thành các kinh nghiệmtrong quan hệ xã hội cũng như ý thức về bản thân khác với những gì có trong gia đình

Truyền thông: Là cánh cổng kết nối cá nhân với các thông tin, sự kiện xã hội

ở thế giới bên ngoài với các luồng thông tin phong phú, đa dạng có tác động đến suy nghĩ hoặc hành vi của cá nhân, các cá nhân tự hấp thu, chọn lọc các thông tin phù hợp với thị hiếu của mình tuy nhiên các cá nhân cần lưu ý với tính hai mặt tiêu cực, tích cực của truyền thông

Trang 36

27

Việc vận dụng lý thuyết về Quy luật tâm lý về sự thống nhất tinh thần của đám đông và lý thuyết Xã hội hóa vào đề tài nghiên cứu để lý giải có sự ảnh hưởng của đám đông đến sự lựa chọn sử dụng TPĐP của học sinh hay không Đồng thời việc vận dụng cách tiếp cận Xã hội hóa vào đề tài nhằm làm

rõ các yếu tố (gia đình, nhà trường, tổ chức y tế địa phương, truyền thông, quan hệ bạn bè) có ảnh hưởng như thế nào đến kiến thức và thực hành VSATTPĐP của học sinh

1.3 Địa bàn nghiên cứu

1.3.1Tổng quan về địa bàn Quận Cái Răng

Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ; Là một trong 5 quận của thành phố Cần Thơ có cơ cấu hành chính gồm 07 phường: Ba Láng, Hưng Phú, Hưng Thạnh, Lê Bình, Phú Thứ, Tân Phú, Thường Thạnh

Quận Cái Răng có diện tích là 62,53 km2, phía Bắc giáp với Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với huyện Châu Thành, phía Tây Nam giáp với huyện Châu Thành A, thuộc tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp với huyện Phong Điền và quận Ninh Kiều thuộc Thành phố Cần Thơ

Theo thống kê của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận Cái Răng năm 2018, toàn quận với dân số 127.278 người mật độ dân số 1.843 người/km2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (năm 2015) là 1,010/0

1.3.2 Tình hình kinh tế - văn hóa – xã hộitrên địa bàn quận

Năm 2017 dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân quận, sự giám sát của Hội đồng nhân dân và nỗ lực của các cấp ban ngành, quận Cái Răng đã thực hiện đạt các chỉ tiêu kinh tế -xã hội đề ra Nền kinh tế tiếp tục phát triển cơ

Trang 37

28 cấu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp giảm các ngành nông nghiệp Trong đó tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 58,88%, khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 38,85%, khu vực nông nghiệp – thủy sản chiếm 2,27% Giá trị sản xuất công nghiệp thực hiện 9.366,6 tỉ đồng tăng 20% so với năm 2016, trong đó tập trung phát triển một

số ngành như sản xuất chế biến thực phẩm (58,6%) sản phẩm thuốc lá (26%), chế biến sản phẩm từ gỗ (4,31%), ngành dệt, may sản xuất hóa chất, hóa dược, dược liệu, cơ khí (11,09%) Hoạt động thương mại – dịch vụ tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất thực hiện 6.158 tỉ đồng, tình hình giá cả ổn định các doanh nghiệp đều phát triển tập trung vào các doanh nghiệp có vốn nước ngoài Giá trị sản xuất nông nghiệp – thủy sản thực hiện được 244 tỉ đồng, trong nông nghiệp quận chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng một diện tích đất

Vốn xây dựng của toàn quận được phân bổ là 168.923 triệu đồng và đã được giải ngân theo kế hoạch, công tác quản lý trật tự đô thị có nhiều chuyển biến tích cực Trong năm qua, quận đã thi công nâng cấp, dặm vá 22,6km đường các loại, lát gạch 3,41 km vỉa hè, nâng cấp sửa chữa 8 cầu giao thông,

cơ sở hạ tầng được đầu tư phát triển hoàn thiện, khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình xây dựng cơ bản góp phần làm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội, nâng cao đời sống người dân

Về lĩnh vực văn hóa xã hội, Ủy ban nhân dân quận đã chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả khả quan, chất lượng giáo dục được nâng lên, mạng lưới trường lớp được quan tâm đầu tư, thực hiện nâng cấp sửa chữa 6 cơ sở giáo dục công lập, kịp thời bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại

Trang 38

29 Công tác y tế dự phòng chất lượng khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, vận động tham gia bảo hiểm y tế đạt 83,32% dân

số, giới thiệu và giải quyết việc làm cho 6332 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 60%.Quận thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với tổng số tiền 24, 22 tỉ đồng Xây dựng sửa chữa 27 căn nhà tình nghĩa, vận động xã hội hóa và Quỹ đền ơn đáp nghĩa xây dựng và sửa chữa 11 căn nhà tình nghĩa trị giá 220 triệu đồng Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,46% giảm 1,1% so với năm 2016, ngoài ra các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân Tình hình an ninh chính trị an toàn xã hội được giữ vững, các

cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng và các tín đồ được tạo điều kiện sinh hoạt đúng theo nghi thức tôn giáo và quy định của pháp luật[32]

Hình 1 Bản đồ hành chính quận Cái Răng

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ

QUẬN CÁI RĂNG

Trang 39

30

1.3.3 Tổng quan về các trường Trung học phổ thông tham gia nghiên cứu trên địa bàn Quận Cái Răng

1.3.3.1Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Việt Dũng

Tọa lạc tại số 161 đường Lê Bình, phường Lê Bình, quận Cái Răng, trường chính thức được khởi công xây dựng vào ngày 20/11/2005 với tổng diện tích là 8.640 mét vuông Trường được khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 21/8/2007 vào dịp khai giảng năn học mới, trường được vinh dự mang tên người Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Việt Dũng Hiện nay, trường

có 30 lớp cùng các phòng chức năng với 1214 học sinh đang theo học, có 80 cán bộ, giáo viên đang công tác

Hình 2 Trường THPT Nguyễn Việt Dũng

Trang 40

31

1.3.3.2 Trường Trung Học Phổ Thông Trần Đại Nghĩa

Tọa lạc tại đường A3 Khu Dân Cư Hưng Phú I – Phường Hưng Phú – Quận Cái Răng - TP Cần Thơ, Ngày 03 tháng 9 năm 2009 trường THPT Diện chính sách được đổi tên thành trường THPT Trần Đại Nghĩa theo Quyết định

số 2650/QĐ-UBND; trường chính thức được mang tên mang tên vị anh hùng, giáo sư viện sĩ Trần Đại Nghĩa Trường THPT Trần Đại Nghĩa trường có diện tích 13,735m2 với 31 lớp học cùng các phòng chức năng hiện trường đang có

1094 học sinh đang theo học cùng 80 cán bộ, giáo viên đang công tác, trường chính thức đi vào hoạt động dạy và học từ năm học 2009 – 2010;

Hình 3 Trường THPT Trần Đại Nghĩa

Ngày đăng: 07/06/2021, 16:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w