1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai

104 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 450,71 KB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

HUỲNH HỮU DANH

PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Trang 3

HUỲNH HỮU DANH

Trang 4

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 5

MỞ ĐẦU 3

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT

1.1 Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 101.2 Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn 211.3 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của

một số địa phương và một số bài học rút ra cho Đồng Nai 28

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển

kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 352.2 Thành tựu và hạn chế của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

2.3 Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế trong phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai 51

Chương 3 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ

3.1 Quan điểm cơ bản phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông

3.2 Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế

nông thôn tỉnh Đồng Nai thời gian tới 69

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển hạtầng kinh tế nông thôn đã làm thay đổi diện mạo khu vực nông thôn nước ta,góp phần quan trọng thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn có vai trò, vị trí quan trọngkhông những đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dânkhu vực nông thôn, mà còn là tiền đề để phát triển các lĩnh vực khác Đâycũng là vấn đề luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phươngtrên phạm vi cả nước

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05-8-2008, của Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, BanChấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa VIII đã ban hành Kế hoạch số 97-KH/TU về việc “Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Trung ương”, trong

đó đặc biệt quan tâm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung,KCHTKT nông thôn nói riêng

Đồng Nai là tỉnh có tốc độ đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụnhanh Mặc dù vậy, dân số và lực lượng lao động ở nông thôn vẫn chiếm trên60% dân số toàn tỉnh Để thực hiện mục tiêu về cơ bản đến năm 2015 ĐồngNai trở thành tỉnh công nghiệp, hiện đại đòi hỏi phải tập trung phát triển đồng

bộ hạ tầng kinh tế nông thôn nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất,tinh thần cho người dân nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùngcông nghiệp và thành thị Tỉnh đã tập trung đầu tư cho xây dựng, phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn, vì vậy hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tếnông thôn được cải thiện, đời sống người dân nông thôn từng bước được nânglên rõ rệt

Trang 7

Tuy nhiên, việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trên địa bànTỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế, bất cập đó là: hệ thống kếtcấu hạ tầng kinh tế phát triển chưa đồng bộ, kịp thời; việc huy động cácnguồn vốn trong xã hội, nhất là nguồn lực trong nhân dân và các doanhnghiệp còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ nhựa hóa đường giao thông xã vẫn thấp

so với kế hoạch đề ra, nhất là hệ thống giao thông các xã vùng sâu, vùng xa;công tác kiên cố hóa kênh mương nội đồng còn chậm Từ thực tiễn trên đâyđòi hỏi Đồng Nai phải có bước đột phá mới trong phát triển kết cấu hạ tầngkinh tế nông thôn, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Với lý

do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn thạc sĩ.

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH, trong đó có hạ tầng kinh tế nông thôn

là lĩnh vực lớn luôn được các cấp, các ngành quan tâm, nhiều tác giả nghiên cứudưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, tiêu biểu có các công trình:

Xây dựng hạ tầng cơ sở ở nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam của PGS.TS Đỗ Hoài Nam và TS Lê Cao Đoàn biên soạn Sách do nhà xuất

bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2001 Ở công trình này, các tác giả đã đưa ranhững khái niệm cơ bản về hạ tầng cơ sở ở nông thôn, hạ tầng cơ sở ở nông thôntrong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam Chỉ rõ vai trò, vị trí của hạ tầng cơ sở ởnông thôn với quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam; thực trạng hạ tầng cơ sở ở nôngthôn, kinh nghiệm của một số nước trong phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn.Trên cơ sở đó, các tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển hạ tầng cơ sở ở nôngthôn trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam

Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển kinh tế nông thôn –

Thực trạng và giải pháp của Chu Tiến Quang biên soạn Sách do Nxb Chính trị

quốc gia xuất bản năm 2005; Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông

Trang 8

nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Lưu Văn Sùng

biên soạn Sách do Nxb Chính trị quốc gia xuất bản năm 2004 Ở hai công trìnhnày, các tác giả cho rằng: sự phát triển kinh tế - xã hội không thể tách rời việc đầu

tư, phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển kết cấu hạ tầng là điều kiện để thực hiệnnhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, từ đó cóđiều kiện để thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn

Một số vấn đề kinh tế xã hội trong tiến trình CNH, HĐH vùng đồng bằng sông Hồng, của PGS.TS Phạm Thanh Khôi và PGS.TS Lương Xuân Hiến biên

soạn Sách do Nxb Khoa học xã hội xuất bản năm 2006 Trên cơ sở nghiên cứuquá trình CNH, HĐH ở vùng đồng bằng sông Hồng, các tác giả đã chỉ ra một sốvấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình CNH, HĐH của vùng Đề xuất những quanđiểm, giải pháp trong quá trình CNH, HĐH ở khu vực đồng bằng Sông Hồng,trong đó các tác giả coi trọng việc phát triển kết cấu hạ tầng làm cơ sở cho quátrình CNH, HĐH

Dưới góc độ nghiên cứu của luận văn, luận án liên quan đến phát triển hạtầng kinh tế - xã hội, có một số đề tài trong đó đáng chú ý là:

“Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh kinh nghiệm

và giải pháp”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Tuyên (Đại học Kinh tế

quốc dân, Hà Nội năm 2008) Tác giả đi sâu làm rõ những vấn đề về lý luận, thựctiễn phát triển hạ tầng KT-XH ở khu vực nông thông tỉnh Bắc Ninh Đánh giáthực trạng, nguyên nhân những hạn chế trong quá trình phát triển hạ tầng KT-XH

ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh, vận dụng những kinh nghiệm của một số địa phươngtrong phát triển hạ tầng KT-XH Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp để pháttriển kết cấu hạ tầng KT-XH ở nông thôn tỉnh Bắc Ninh

“Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và vai trò của nó đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay”, Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Đức Độ (Học viện

Chính trị quân sự, Hà Nội năm 2002) Tác giả đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý

Trang 9

luận và thực tiễn phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; Vai trò của phát triển kết cấu

hạ tầng kinh tế đối với củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay Đề xuất hệ thốngcác giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế đối với củng cố quốc phòng ở nước

ta hiện nay

“Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông cửu long và tác động của nó

đến củng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn quân khu 9 hiện nay” Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thành (Học viện Chính trị, Hà

nội, năm 2010); Ở công trình khoa học này, tác giả đã luận giải khá rõ nét về

sự phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long, tác động của nó đếncủng cố khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trên địa bàn Quân khu 9; đồngthời đề xuất những định hướng và giải pháp (trong đó có vấn đề phát triển hạtầng kinh tế - xã hội nông thôn) để nâng cao hiệu quả tác động của nó đếnphát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đối với củng cố khu vựcphòng thủ trên địa bàn quân khu

“Phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở Đồng Nai” Luận văn thạc sĩ

kinh tế của tác giả Nguyễn Trần Minh (Học viện Chính trị, Hà Nội năm 2013)

Ở công trình này, tác giả đã phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn và một sốvấn đề lý luận cơ bản về phát triển bền vững và phát triển kinh tế nông thôn bềnvững ở tỉnh Đồng Nai; đồng thời đánh giá thực trạng phát triển phát triển kinh tếnông thôn ở Đồng Nai trong thời gian qua Từ đó, tác giả đã đề xuất các quanđiểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nông thôn bền vững ở tỉnhĐồng Nai trong thời gian tới

“Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng CNH,HĐH ở huyện Thạch Hà - thực trạng và kiến nghị”, đề tài của Thạc sĩ Mai Thị Thanh Xuân,

(Đại học quốc gia Hà Nội năm 2002) Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận, thựctiễn của quá trình phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH theo hướng CNH, HĐH ởhuyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh Từ đó tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm pháttriển kết cấu hạ tầng KT - XH ở huyện Thạch Hà

Trang 10

Ở loại hình các bài báo khoa học, đã có một số lượng khá nhiều các bài báo

viết về hạ tầng kinh tế - xã hội ở các khía cạnh khác nhau như: Thực trạng xây

dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một số vùng sinh

thái của Nguyễn Minh Tuấn, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Số

17/2006; Hiệu quả của việc đầu tư xây dựng KCHT cho các xã vùng đặc biệt khó

khăn, Nông thôn mới số 4/2006; Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, cơ hội và thách thức của Tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm, Tạp chí Hội đập lớn và phát triển nguồn lực Việt

nam, tháng 11/2006 Phát triển kết cấu hạ tầng từ quy hoạch đến đầu tư xây dựng

của Nguyễn Văn Vịnh, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 16, tháng 8/2011

Nhìn chung ở các bài báo khoa học này, các tác giả đều khẳng định vai tròquan trọng của kết cấu hạ tầng, hạ tầng kinh tế - xã hội đối với khu vực nông thôn,chỉ những hạn chế, cơ hội và thách thức trong quá trình đầu tư phát triển kết cấu

hạ tầng ở Việt Nam; đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đầu

tư cho phát triển kết cấu hạ tầng ở Việt Nam trong những năm tới đây

Mặc dù với cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế kỹ thuật hoặc kinh tế ngành,các tác giả trên đây nghiên cứu kết cấu hạ tầng hoặc kết cấu hạ tầng KT - XH vớinhiều phạm trù và không gian khác nhau: có thể là ở cả nước; vùng miền hay lĩnhvực khác, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về phát triển kết cấu hạ

tầng kinh tế nông thôn ở Đồng Nai Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: “Phát triển kết

cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai” có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn;

Đồng thời không trùng lắp với bất kỳ công trình nào

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tếnông thôn Trên cơ sở đó đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếunhằm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thờigian tới

Trang 11

* Nhiệm vụ

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tếnông thôn

- Đánh giá thực trạng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai

- Đề xuất các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

* Đối tượng

Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

* Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn là lĩnh vực lớn, phạm

vi khảo sát rộng, do vậy tác giả không nghiên cứu hết các yếu tố cấu thànhcủa KCHTKT nông thôn, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu hệ thống đườnggiao thông; công trình thủy lợi, thủy nông; mạng lưới thiết bị phân phối điện;thông tin liên lạc, bưu chính viến thông và công trình khai thác, xử lý, cungcấp nước sạch nông thôn tỉnh Đồng Nai

Về không gian: Luận văn nghiên cứu phát triển cơ sở hạ tâng nông thôntrên địa bàn nông thôn tỉnh Đồng nai

Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích, nghiên cứu, khảo sát sốliệu, tư liệu từ năm 2008 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộngsản Việt Nam; Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Đồng nai và thực tiễn phát triểnKCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai để làm rõ những vấn đề lý luận và thựctiễn mà đề tài luận văn nghiên cứu

Trang 12

-Tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu có liên quan của các tácgiả trong nước, vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của tỉnh Đồng Nai Đồngthời, dựa vào các báo cáo tổng kết, số liệu thống kê kinh tế của UBND,Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đãđược công bố từ năm 2008 đến nay.

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật, đề tài sử dụng cácphương pháp đặc thù của kinh tế chính trị như: Phương pháp trừu tượnghóa khoa học, kết hợp với một số phương pháp khác như thống kê, so sánh,phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn và phương pháp chuyên gia để giảiquyết nhiệm vụ đặt ra

6 Ý nghĩa của luận văn

Luận văn được hoàn thành sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn đề

lý luận và thực tiễn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh ĐồngNai Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trongnghiên cứu và giảng dạy môn học kinh tế chính trị Mác - Lênin, làm tài liệutham khảo để các địa phương xây dựng chủ trương, biện pháp phát triểnKCHT kinh tế nông thôn

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm 3 chương (8 tiết), kết luận, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 13

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

KINH TẾ NÔNG THÔN 1.1 Khái niệm về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

1.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

Kết cấu hạ tầng là khái niệm rộng, phức tạp và có thể được hiểu theocác phạm vi giới hạn khác nhau Theo đó, hiểu theo nghĩa rộng nhất, KCHTbao gồm KCHT cứng và KCHT mềm Kết cấu hạ tầng cứng là toàn bộ cơ sở

hạ tầng dưới dạng các hình thái vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho phát triển kinh

tế, xã hội Kết cấu hạ tầng mềm là toàn bộ cơ sở luật pháp, cơ chế, chính sách,thông tin và con người… phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội Rõ ràng, theocách hiểu như trên, những yếu tố được coi là tạo cơ sở, nền tảng cho việc pháttriển KCHT là rất đa dạng

Theo nghĩa hẹp, KCHT được đề cập đến dưới hình thái kết cấu vật chất

-kỹ thuật Kết cấu hạ tầng là những hệ thống, công trình vật chất - -kỹ thuật đượcxây dựng, vận hành theo một hệ thống cấu trúc nhất định, đóng vai trò nền tảng

cho các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra trên đó Theo cách tiếp cận này, KCHT

là toàn bộ các hệ thống, công trình vật chất - kỹ thuật có vai trò làm nền tảng và

điều kiện chung bảo đảm cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Như vậy, KCHT là tổng thể các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật vàkiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra

Nó bao gồm những hệ thống cấu trúc, thiết bị và công trình vật chất, kỹ thuậtđược xây dựng và sử dụng để phục vụ cho các quá trình sản xuất và nâng caođời sống của dân cư

Hiện nay vẫn chưa có định nghĩa, khái niệm thống nhất về nông thônnhưng về cơ bản khái niệm nông thôn thường được đặt trong mối quan hệ sosánh với khái niệm đô thị

Trang 14

Nếu căn cứ vào điều kiện thực tế và xét dưới góc độ quản lý, thì:Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nôngdân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém pháttriển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoáthấp hơn.

Nếu xem xét dưới góc độ nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đặcthù thì: Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ những khu vực dân cư sinh hoạt

có hoạt động nông nghiệp, dựa trên hoạt động nông nghiệp

Các quan niệm trên đều khẳng định: Các cư dân sống ở nông thônchủ yếu là nông dân và làm nghề nông với các ngành sản xuất vật chất lànông, lâm, ngư nghiệp, các ngành nghề sản xuất kinh doanh và dịch vụ phinông nghiệp; dân cư của nông thôn là dân cư của xã hội chậm phát triển.Tuy nhiên khái niệm nông thôn chỉ có tính tương đối, một vùng nông thôn

có thể thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội củaquốc gia cũng như từng địa phương

Quan niệm về nông thôn theo cách hiểu truyền thống thường được cho

là địa bàn mà dân cư sinh sống chủ yếu là nông dân, hoạt động sản xuất cơbản và bao trùm là nông nghiệp Dấu hiệu để xác định KCHTKT nông thôn,

và phân biệt nó với KCHT đô thị, khu công nghiệp trước hết là ở sự phân bốkhông gian lãnh thổ, tính năng tác dụng và đối tượng tác động, phục vụ của

nó Trong đó, việc tạo lập trong các làng xã, phục vụ trực tiếp cho sản xuấtnông nghiệp và đời sống của nông dân là những dấu hiệu nổi bật

Có thể phân biệt đô thị và nông thôn theo 3 đặc trưng cơ bản đó là:

Về dân cư, ở đô thị dân cư chủ yếu hoạt động lao động trong lĩnh vực

công nghiệp hoặc cung cấp các dịch vụ mang tính công cộng hoặc tư nhân.Còn đối với nông thôn, dân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.Lĩnh vực dịch vụ phát triển nhưng ở cấp độ thấp, đơn giản

Trang 15

Về lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực sản xuất chủ yếu ở đô thị có đặc trưng là

sản xuất công nghiệp; ngoài ra, còn có các lĩnh vực khác như dịch vụ, thươngnghiệp Còn đối với nông thôn, đặc trưng rõ nét nhất là sản xuất nôngnghiệp; ngoài ra, còn phải kể đến cấu trúc phi nông nghiệp bao gồm: dịch vụ,buôn bán, tiểu thủ công nghiệp

Về lối sống, văn hóa của từng loại cộng đồng, khu vực nông thôn có

những đặc trưng về lối sống văn hóa của cộng đồng làng xã, được phân biệt rất

rõ ràng với lối sống thị dân đặc trưng cho khu vực đô thị Đặc trưng này baogồm từ hệ thống dịch vụ, sự giao tiếp, đời sống tinh thần, phong tục, tập quán,

hệ giá trị, chuẩn mực cho hành vi đến khía cạnh dân số, lối sống gia đình,sinh hoạt kinh tế ngay cả đến hệ thống KCHT như giao thông, năng lượng,nhà ở… đều nói lên đây là hai cộng đồng có các khía cạnh văn hóa, lối sốngkhác biệt nhau Đây là đặc trưng cơ bản nhất về mặt xã hội học khi phân tích sựkhác biệt giữa đô thị và nông thôn Chính đặc trưng thứ ba đã tạo ra bản sắcriêng, diện mạo riêng cho hai hệ thống xã hội đô thị và nông thôn

Tuy nhiên, sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã dần làm thay đổikhu vực nông thôn Hiện nay, nông thôn không chỉ là khu vực hoạt động sảnxuất nông nghiệp thuần tuý mà còn phát triển cả hoạt động sản xuất côngnghiệp và dịch vụ Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn không chỉ phục vụ chosản xuất nông nghiệp mà còn phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụdiễn ra trên địa bàn nông thôn KCHT ở nông thôn không chỉ phục vụ chophát triển kinh tế mà còn phục vụ cho cả đời sống văn hoá, tinh thần cho mọingười dân sống trong khu vực nông thôn

Trang 16

Trên thực tế, KCHTKT nông thôn cũng mang những tính chất, đặctrưng của hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và là nền tảng vật chất, cung cấpdịch vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của toàn ngành nông nghiệp và nông

thôn, của vùng và của làng, xã Hiện nay, KCHTKT nông thôn thường được

phân chia thành hạ tầng kinh tế - kỹ thuật như: Hệ thống thuỷ lợi, hệ thốnggiao thông, hệ thống cung cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cấp thoátnước… và hạ tầng văn hóa - xã hội như: Các cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở y

tế, các công trình văn hoá và phúc lợi xã hội khác

Khi xem xét về KCHTKT nông thôn cũng cần thấy rằng, sự phát triểncủa mỗi làng, xã không thể chỉ xem xét trên phạm vi hẹp với những kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với nó, xét theo địa lý và lĩnh vực: Đường xá,giao thông, công trình thuỷ lợi, các công trình văn hoá, y tế, giáo dục… vìtrong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, sự gắn kết và ảnh hưởng lan tỏagiữa các làng xã, giữa các huyện, giữa thành thị và nông thôn khá rõ nét kể cảtrong phát triển và giao lưu kinh tế Do vậy sẽ có một số công trình trongKCHTKT như các tuyến đường liên xã, liên huyện, các hệ thống thuỷ nông,trạm bơm, trạm điện… tuy không thuộc quyền sở hữu của một làng xã nhấtđịnh, nhưng lại phục vụ cho hoạt động kinh tế - xã hội của nhiều xã hoặc cảvùng thì những hạ tầng này cũng thuộc phạm vi của KCHTKT nông thôn.Những KCHTKT đó thường nằm trong phạm vi quản lý của các ban ngànhthuộc bộ máy chính quyền cấp huyện hoặc ngành dọc cấp Sở (như hệ thốngthuỷ nông thuộc quyền quản lý của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn).Thực tế, cộng đồng dân cư của các xã vừa được hưởng lợi từ khai thác từ sửdụng, vừa có nghĩa vụ tham gia vào quản lý, bảo vệ và duy tu bảo dưỡng cáckết cấu hạ tầng này

Có thể nói, đối với nước ta trong suốt chiều dài lịch sử phát triển ở cácvùng nông thôn đã hình thành một hệ thống KCHTKT phục vụ cho sản xuất

Trang 17

nông nghiệp và kinh tế nông thôn, như: Hệ thống đường giao thông, hệ thốngthuỷ lợi, chợ Hệ thống này phục vụ cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hộikhác nhau Việc thiếu những cơ sở này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực

đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả khu vực nông thôn Nếu không có

đường xá thì không thể có hoạt động vận tải hàng hoá và hành khách; không

có chợ, cửa hàng, kho tàng thì không thể tổ chức các hoạt động mua bán vàtrao đổi hàng hoá… Điều đó càng khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hệthống KCHTKT nông thôn trong tiến trình CNH,HĐH nông nghiệp nôngthôn hiện nay Chính sự phát triển của KCHTKT sẽ góp phần tạo bước pháttriển đột phá thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, gắn kết kinh tế giữacác vùng, miền và từ đó phát huy được thế mạnh kinh tế của mỗi địa phươngphù hợp với quy luật chung của kinh tế thị trường

Như vậy, có thể hiểu phát triển KCHTKT nông thôn là quá trình làm

gia tăng số lượng, chất lượng, cơ cấu hệ thống thiết bị và công trình vật chất

- kỹ thuật được tạo lập, phân bổ và phát triển trong các vùng nông thôn Khái

niệm trên biểu hiện:

Một là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn đi trước một bước, thể

hiện tính tiên phong, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Hai là, phát triển KCHTKT nông thôn luôn phải đảm bảo nâng cao cả

hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường

Ba là, phát triển KCHTKT nông thôn phải đảm bảo sự ổn định chính

trị, xã hội ở vùng nông thôn

Bốn là, phát triển KCHTKT nông thôn phải góp phần đẩy nhanh tốc

độ đô thị hoá nông thôn

Nội dung của phát triển KCHTKT nông thôn tỉnh Đồng Nai bao gồm:

Trang 18

Thứ nhất, về số lượng KCHTKT nông thôn đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cũng như quátrình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

Thứ hai, về chất lượng, KCHTKT nông thôn đảm bảo tính đồng bộ,

tính liên hoàn và sự kết nối, liên thông giữa Đồng Nai với vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam và cả nước Đồng thời, phải đạt tiêu chuẩn quy định như: phải

có tính năng sử dụng tốt, bền, tiện dụng, an toàn, hiệu quả, hiện đại theo kịp

xu hướng chung của của cả nước và trên thế giới

Thứ ba, về cơ cấu, phát triển KCHTKT nông thôn bao gồm:

Một là, các hệ thống đường giao thông nông thôn: Cầu cống, đường

giao thông… phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, lưu thông sản phẩm và

đi lại của nhân dân

Mạng lưới đường giao thông nông thôn là hệ thống các tuyến đườngnằm trên địa bàn nông thôn phục vụ cho việc giao lưu trong địa bàn và vớibên ngoài Hệ thống này bao gồm các tuyến đường liên huyện, liên xã, liênthôn, liên bản Hệ thống này được ví như hệ thống “mạch máu” trong cơ thểcon người, nó kết nối các quốc lộ, tỉnh lộ cùng với các tuyến đường liên

huyện, liên xã, liên thôn Hiện nay đường giao thông nông thôn chiếm khoảng

trên 80% tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông toàn quốc, mặc dù đã cónhững cải thiện lớn nhưng chất lượng mạng lưới đường huyện, xã ở nhiều địaphương còn thấp, đi lại, lưu thông hàng hoá còn nhiều khó khăn, chưa đápứng được yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiêp nông nông thôn

Trang 19

Hai là, hệ thống và công trình thủy lợi, thủy nông: Hệ thống này bao

gồm toàn bộ hệ thống công trình phục vụ cho việc khai thác, sử dụng hợp lýnguồn nước (nước mặt và nước ngầm) và cho việc hạn chế những tác hại donước gây ra đối với sản xuất, đời sống và môi trường sinh thái Các côngtrình chủ yếu thuộc hệ thống thuỷ lợi bao gồm: Hệ thống các hồ đập giữnước; hệ thống các trạm bơm tưới, tiêu; hệ thống đê sông, đê biển; hệ thốngkênh mương

Ba là, mạng lưới và thiết bị phân phối điện: Hệ thống điện nông thôn là

toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất làm nền tảng cho việc cung cấp điện sử dụngvào các hoạt động sản xuất và phục vụ sinh hoạt nông thôn Hệ thống này baogồm mạng lưới đường dây tải điện từ nguồn cung cấp, hệ thống các trạm hạthế, mạng lưới phân phối và dẫn điện tới các dụng cụ sử dụng điện Ở các

vùng sâu, vùng xa còn bao gồm trạm thuỷ điện nhỏ Nguồn năng lượng điện

có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của các vùng nông thôn.Điện là nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của các hộ giađình, trước hết là thắp sáng cho từng gia đình cũng như cả cộng đồng Điệncòn được dùng cho công tác thuỷ lợi, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.Điện góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất trong nền kinh tế, đó là các ngànhcông nghiệp chế biến, các hoạt động sản xuất các sản phẩm tiểu thủ côngnghiệp, thương mại Nói chung, có điện sẽ giải quyết nhiều vấn đề mà quantrọng nhất là góp phần cải thiện mọi mặt đời sống của người dân Có điện sẽmang lại văn minh cho khu vực nông thôn, tạo tiền đề cho hình thành và xâydựng nếp sinh hoạt văn hoá mới cho cư dân nông thôn, góp phần xoá bỏ sựcách biệt giữa nông thôn và thành thị

Bốn là, mạng lưới thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông: Hệ thống

này bao gồm mạng lưới cơ sở vật chất, các phương tiện phục vụ cho việccung cấp thông tin, trao đổi thông tin đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ở

Trang 20

nông thôn Hệ thống thông tin và viễn thông bao gồm: Mạng lưới bưu điện,

điện thoại, internet, mạng lưới truyền thanh Hiện nay, theo xu thế phát triển

của xã hội hệ thống thông tin liên lạc ngày càng phát triển cùng với sự pháttriển của nền kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật - công nghệ Cơ sở hạtầng thông tin liên lạc hiện đại bao gồm các mạng viễn thông cơ bản, các tiêuchuẩn về trao đổi dữ liệu và một số phần mềm để đảm bảo sự vận hành liêntục của toàn bộ hệ thống thông tin trong và ngoài nước

Năm là, những công trình khai thác, xử lý và cung cấp nước sạch:

Nước sạch rất cần thiết không chỉ cho khu vực thành thị và cả cho khu vựcnông thôn, nhất là đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của dân cư Bên cạnh

đó, nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh ở địa bàn nông thôn cũng cần đến

nguồn nước sạch Việc đảm bảo cung cấp đầy đủ nước sạch cho nhu cầu sinh

hoạt hàng ngày của dân cư đang là mục tiêu phấn đấu của nhiều vùng nôngthôn Đây là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào việc bảo vệsức khoẻ, phòng chống dịch bệnh qua đó nâng cao chất lượng cuộc sống cưdân nông thôn

Nội dung của KCHTKT nông thôn về cấu trúc và trình độ phát triển có

sự khác biệt đáng kể giữa các khu vực, quốc gia Ở các quốc gia phát triển,KCHTKT nông thôn có phạm vi bao phủ rất rộng và rất đa dạng, bao gồm hệthống công nghiệp, khí đốt, xử lý làm sạch nước tưới tiêu nông nghiệp, cungcấp cho nông dân các dịch vụ khuyến nông, dự báo và thông tin thị trường…

Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã góp phần mở rộng quan niệm

về KCHTKT nông thôn Theo đó, bên cạnh các loại hình KCHTKT truyềnthống đã nêu trên, xuất hiện thêm các hệ thống công trình phục vụ cho sảnxuất nông nghiệp như các công trình kho bãi, bảo quản sản phẩm, các trungtâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến

Trang 21

nông sản, các thiết chế cung cấp thông tin khoa học công nghệ phục vụ sảnxuất, tìm hiểu và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm…

1.1.2 Đặc điểm của kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

Với tư cách là một bộ phận KCHT của nền kinh tế quốc dân, bêncạnh những đặc điểm chung, KCHTKT nông thôn có những đặc điểm riêngnhư sau:

Thứ nhất, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trải rộng trên không gian lãnh thổ của vùng nông thôn.

Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn trải rộng trên không gian lãnh thổ

của vùng nông thôn nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất và đời sống của vùng.Nếu như đặc trưng của các đô thị là hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch

vụ là chủ yếu thì đặc trưng của vùng nông thôn là hoạt động sản xuất nôngnghiệp là chủ yếu Sản xuất nông nghiệp có quan hệ gắn bó với đất đai và cáccây trồng, vật nuôi Không gian sinh sống của dân cư gắn bó chặt chẽ vớikhông gian sản xuất nông nghiệp và tập quán sinh sống của dân cư làm chomật độ dân cư thấp hơn rất nhiều so với đô thị và phân bố không đều giữa cácvùng cũng như trong nội bộ một vùng Đặc trưng đó khiến cho KCHTKT, đặcbiệt là những loại KCHTKT yêu cầu phải hình thành mạng lưới như giaothông, hệ thống lưới điện, điện thoại, thuỷ nông… cũng phải trải ra trên mộtkhông gian rộng lớn để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.KCHTKT nông thôn gắn bó chặt chẽ giữa phục vụ kinh tế và phục vụ đờisống dân cư, vừa trải rộng trên không gian lãnh thổ, vừa phân bố không đều,mật độ không tập trung như ở đô thị

Thứ hai, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn chịu tác động của điều kiện tự nhiên

Do trải rộng trên không gian lãnh thổ của vùng nông thôn, nênKCHTKT nông thôn, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi và giao thông nông thôn bịtác động đáng kể của điều kiện tự nhiên

Trang 22

Hệ thống giao thông nông thôn phải len lỏi vào các thôn, bản để nốithôn, bản với các trung tâm kinh tế, xã hội trong vùng và giữa các vùng Việcxây dựng và vận hành một hệ thống giao thông như vậy chịu ảnh hưởng rấtlớn bởi tính chất phức tạp của địa hình, cấu tạo địa chất và điều kiện khí hậutrong vùng Ở những vùng có địa hình và cấu tạo địa chất phức tạp, khí hậukhắc nghiệt như các vùng miền núi, việc xây dựng và bảo dưỡng một conđường, đảm bảo thông suốt quanh năm là khá tốn kém và không dễ dàng.

Hệ thống thuỷ lợi bao gồm các công trình đầu mối đến hệ thống cáctrạm bơm, hệ thống kênh dẫn chính xuống đến các kênh nội đồng để đi vàotừng thửa ruộng, lan tỏa trên một không gian rộng và phụ thuộc rất nhiều vàorừng núi, hệ thống sông ngòi, địa hình, địa mạo, địa chất và khí hậu… của cácvùng mà hệ thống thuỷ lợi đi qua Với những đặc điểm tự nhiên như vậy, việckhảo sát, quy hoạch, thiết kế, lựa chọn địa điểm và công nghệ… để thiết kế,xây dựng các công trình trên là khá phức tạp Đặc điểm trên cũng ảnh hưởngđáng kể đến quá trình vận hành của hệ thống

Mạng lưới điện, điện thoại đến các vùng nông thôn cũng bị tác độnglớn bởi điều kiện tự nhiên Mức độ tác động càng lớn ở các vùng có địa hìnhphức tạp và chia cắt như các vùng núi và ở các vùng có điều kiện khí hậuphức tạp Đặc điểm này khiến cho chi phí khảo sát, thiết kế, xây dựng cáccông trình cũng như chi phí trong quá trình vận hành vốn đã tốn kém lại càngtốn kém hơn

Thứ ba, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn mang tính địa phương, hoạt động không đều và manh mún

Thông thường, các hệ thống công trình KCHTKT được hình thành theocác làng xã, hay cấp hành chính địa phương Nhiều công trình có cấu trúcnhỏ, do vậy tính hệ thống đồng bộ thường bị hạn chế thậm chí bị chia cắt bởi

Trang 23

điều kiện địa lý, tự nhiên, điều kiện thuộc lĩnh vực kinh tế hoặc thể chế quản

lý hành chính - lãnh thổ

Đây cũng là một trong những điểm khác biệt so với KCHTKT ởthành phố, đô thị và khu công nghiệp nơi mà các hệ thống, công trình thườngđược tạo lập một cách tập trung và đồng bộ hơn Trong điều kiện kinh tế,nông thôn nước ta, tính địa phương và tính khu vực của KCHTKT thể hiệnđặc biệt rõ nét

Do đối tượng tác động, phục vụ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp vàđời sống của nông dân nên nhiều hệ thống, công trình, KCHTKT ở nông thônkhông hoạt động đều, có tính thời vụ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên Đặcđiểm này tồn tại khá phổ biến, nhất là ở những nước nông nghiệp nhiệt đớigió mùa, trong đó có Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế nông thôn sản xuất nhỏ, phụ thuộc nhiềuvào điều kiện tự nhiên thì tính phân tán, manh mún của KCHTKT cũng nhưtính địa phương, khu vực và tính mùa vụ của nó càng thể hiện đậm nét hơn

Thứ tư, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn thường phát triển chậm và khó quản lý hơn so với khu vực thành thị.

Hệ thống, thiết bị và công trình KCHTKT nông thôn, thường lạc hậu,phát triển chậm hơn so với KCHTKT ở thành phố, thị xã, là đặc điểm có tínhphổ biến ở các nước Việc rút gọn khoảng cách khác biệt và việc phát triểnKCHTKT ở nông thôn không chỉ phụ thuộc vào sự phân bố lãnh thổ của vùngnông thôn hay vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân mà còn phụthuộc vào việc thực hiện công nghiệp hóa đất nước Thực trạng này dẫn đếnviệc quản lý, điều hành và tổ chức kinh doanh đối với hệ thống, công trìnhKCHTKT nông thôn phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các khu vựckhác Thông thường, việc quản lý, điều hành những công trình vừa và nhỏtrong các làng xã được xác lập theo từng cộng đồng hay từng nhóm dân cư

Trang 24

Hơn nữa, do thu nhập của dân cư nông thôn còn khá thấp do đó, ngay cả đốivới các hệ thống, công trình do nhà nước đầu tư và tổ chức quản lý thì việcthu tiền tiền đối với các dịch vụ KCHTKT ở nông thôn cũng khá khó khăn.

Thứ năm, chủ thể phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn khá đa dạng.

Chủ thể phát triển KCHTKT nông thôn bao gồm Nhà nước Trungương; các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện đến xã; các tổ chức xãhội trong nước và quốc tế; doanh nghiệp và dân cư Mỗi chủ thể có vai tròkhác nhau trong phát triển KCHTKT trong đó Nhà nước giữ vai trò là ngườitiên phong, định hướng, dẫn dắt sự đầu tư của các thành phần kinh tế khác.Việc phát huy vai trò của các chủ thể khác phụ thuộc nhiều vào tình hình pháttriển kinh tế - xã hội thực tế của địa phương cũng như thu nhập của dân cư

Với thu nhập và mức sống thấp hơn khu vực thành thị, thu hút đầu tưvào phát triển KCHTKT nông thôn không hấp dẫn các nhà đầu tư do khảnăng và thời gian thu hồi vốn đầu tư rất lâu thậm chí rất khó để thu hồi đủ vốnđầu tư Các nguồn vốn mà chính quyền địa phương huy động vốn đầu tư pháttriển KCHTKT gồm nguồn ngân sách (bao gồm cả trợ cấp từ ngân sách Trungương); nguồn vay từ các ngân hàng thương mại quốc doanh; nguồn thu riêngcủa từng địa phương (chủ yếu là nguồn thu từ quyền sử dụng đất); nguồn tíndụng phát triển của Nhà nước; nguồn phát hành trái phiếu; nguồn từ quỹ đầu

tư phát triển của các địa phương và nguồn từ khu vực tư nhân Thu hút khuvực tư nhân thực hiện các đầu tư lớn về KCHTKT là việc làm vừa khó, vừaphức tạp Để thu hút nguồn vốn tư nhân, cần đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọngtrên vốn đầu tư tương xứng với rủi ro đầu tư Đồng thời cần cân bằng lợi íchcủa nhà đầu tư với lợi ích của người sử dụng thu nhập thấp ở khu vực nôngthôn Trong khi đó, các nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách Nhànước luôn bị giới hạn về quy mô và đứng trước quá nhiều lựa chọn cần phải

Trang 25

ưu tiên Do vậy, vấn đề huy động vốn đầu tư phát triển KCHTKT nông thôn

là vô cùng khó khăn

1.2 Vai trò của phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn

Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, phát triển KCHTKT nông thôn lànhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình CNH, HĐHnông nghiệp, nông thôn

Với tư cách là những phương tiện vật chất - kỹ thuật cung cấp những dịch vụ cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở nông thôn, KCHTKT trở thành lực lượng sản xuất quyết định đến sự phát triển của kinh tế - xã hội Trong một số trường hợp, KCHTKT đã trở thành một chỉ số thể hiện trình độ phát triển Với những nền kinh tế có điểm xuất phát thấp đang tiến hành CNH, HĐH để thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, rút ngắn khoảng cách lạc hậu với các nước đi trước thì việc tiến hành một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xây dựng KCHTKT sẽ tạo động lực, đòn bẩy cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, xã hội Như vậy, với các vùng nông thôn, KCHTKT là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nói cụ thể hơn nó là nền tảng cung cấp những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn.

Mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội cần có sự phát triển tươngthích về KCHTKT, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nông thôn sẽ khó

có thể thực hiện được nếu thiếu một hệ thống KCHTKT tương ứng Do cácvùng nông thôn có trình độ phát triển kinh tế - xã hội về cơ bản đều thấp hơnnhiều so với các khu vực đô thị nên cần tiến hành xây dựng và phát triển hệthống kết cấu hạ tầng cho phù hợp với từng vùng và trong từng giai đoạn cụthể nhằm tạo ra những điều kiện vật chất cho sự phát triển kinh tế - xã hội.Thực tế cho thấy, sự hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng hoá tậptrung quy mô lớn, việc đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học - công

Trang 26

nghệ tiên tiến cho sản xuất nông nghiệp, đưa những cây trồng, vật nuôi có giátrị kinh tế cao, đẩy mạnh thực hiện chuyên canh để sản xuất các loại nông sản

là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu và phát triển mạnhcác hoạt động công nghiệp dịch vụ ở khu vực nông thôn chỉ có thể thực hiệnđược khi nông thôn có một hệ thống KCHTKT hiện đại Nói cách khác, sảnxuất nông nghiệp hàng hoá và phát triển công nghiệp nông thôn không thểthiếu các công trình thuỷ lợi, mạng lưới giao thông, hệ thống cung cấp điện,nước, hệ thống thông tin liên lạc, chợ và trung tâm buôn bán Khi hạ tầng đãđược tạo lập tương đối đầy đủ và đồng bộ ở nông thôn, các nhà đầu tư sẽ bỏvốn đầu tư vào khu vực này, do đó sẽ thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn pháttriển nhanh và mạnh hơn

Việc đầu tư phát triển KCHTKT nông thôn xuất phát từ tầm quan trọng

và vị trí chiến lược của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, bảo đảm an ninh - quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóadân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái Trong mối quan hệ mật thiết giữanông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình pháttriển Xây dựng nông thôn mới phải gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp,dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch Vai trò của KCHTKT nông thônđược biểu hiện:

Một là, tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất và thúc đẩy các hoạt động sản xuất - kinh doanh phát triển.

Đối với sản xuất, điều kiện về KCHTKT góp phần ảnh hưởng đến chiphí sản xuất, giá thành sản phẩm và do đó, về tổng thể có ảnh hưởng tới khảnăng cạnh tranh của sản phẩm Hệ thống KCHTKT còn tạo điều kiện phát

Trang 27

triển sản xuất, nâng cao năng suất lao động thông qua việc chuyển giao trithức, thông tin và công nghệ từ các vùng khác đến.

Thứ nhất, cung cấp dịch vụ là yếu tố đầu vào của sản xuất, đảm bảo cho

các quá trình sản xuất và tái sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục Vai tròcung cấp dịch vụ đầu vào được thực hiện trước hết bởi các công trình và hệthống thủy nông, mạng lưới điện, cơ sở và hệ thống cung ứng vật tư trongnông nghiệp, nông thôn

Thứ hai, bảm bảo dịch vụ đầu ra của sản xuất kinh - doanh như bảo

quản, cất giữ, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm Đồng thời phục vụ cho cáchoạt động giao lưu, trao đổi hàng hóa nói chung

Thứ ba, phục vụ cho việc bảo vệ và cải tạo đất đai, phòng chống thiên

tai, dịch bệnh, bảo vệ sản xuất và cải tạo hệ sinh thái nông nghiệp và môitrường nói chung ở nông thôn Các công trình KCHTKT như hệ thống thuỷlợi, hồ chứa nước cũng như hệ thống trạm trại kỹ thuật, khuyến nông, nghiêncứu và chuyển giao công nghệ giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động này

Sự tác động tổng hợp và đồng bộ của các yếu tố và điều kiện KCHTKTtrong việc cải thiện cung cấp, dịch vụ đầu vào, đầu ra của sản xuất không chỉgiúp hoạt động nông nghiệp diễn ra thuận lợi, không bị ách tắc mà còn gópphần tăng cường, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô,năng suất và hiệu quả cao hơn

Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn,trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học công nghệ, vai trò củacác yếu tố và điều kiện KCHTKT nông thôn ngày càng trở nên quan trọng.Chúng vừa là tiền đề, vừa là cầu nối cho việc triển khai các thành tựu khoahọc công nghệ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp Điều đó không chỉ làmtăng năng suất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông nghiệp mà còn

Trang 28

dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu, tính chất và trình độ phát triển của nền sảnxuất xã hội ở khu vực nông thôn.

Hai là, tác động mạnh mẽ và tích cực đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, thay đổi cơ cấu sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội nông thôn.

Thông qua việc đảm bảo các điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất vàthúc đẩy sản xuất phát triển, KCHTKT nông thôn cũng đồng thời tác độngmạnh mẽ đến quá trình làm thay đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu kinh tế - xã hội

ở khu vực này Có thể thấy, trong tiến trình CNH,HĐH khu vực nông nghiệp

là nơi cung cấp nguồn lực lao động cho CNH,HĐH, cung cấp lương thực,thực phẩm cho toàn xã hội Hơn nữa, nông nghiệp, nông thôn còn là nơi cungcấp một số nguyên liệu cho công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến, côngnghiệp thực phẩm, là nơi góp phần gia tăng nguồn hàng xuất khẩu Khôngnhững thế nông nghiệp, nông thôn còn là thị trường tiêu thụ hàng hoá rộnglớn của công nghiệp Do vậy, phát triển KCHTKT nông thôn không chỉ thúcđẩy phát triển ngành nông nghiệp và đời sống xã hội nông thôn mà còn tạo cơ

sở cho thúc đẩy quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn

Bên cạnh đó, KCHTKT còn có tác động thay đổi cơ cấu sản xuất trongnông nghiệp Chẳng hạn, việc mở rộng hệ thống giao thông, thủy lợi, cungứng phân bón, kỹ thuật không chỉ tạo điều kiện cho việc thâm canh để tăngnăng suất mà còn góp phần mở rộng và đa dạng hóa nền sản xuất nôngnghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm

Xu hướng phát triển chung của sản xuất nông nghiệp là đẩy mạnh thâmcanh cao các loại cây lương thực, mở rộng cạnh tác cây trồng Các loại câytrồng và vậy nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao được đưa vào thay thếcho loại có năng suất và giá trị kinh tế thấp hơn Xu hướng này đang diễn ramạnh mẽ ở các vùng sản xuất nông nghiệp ở nước ta

Trang 29

Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn còn tác động mạnh mẽ đến sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn Hệ thống đường giao thông, mạnglưới điện, các chợ, trung tâm thương mại không chỉ thúc đẩy phát triển nôngnghiệp mà còn tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều ngành công nghiệp, dịch vụkhác ở khu vực nông thôn.

Sự phát triển của KCHTKT nông thôn còn góp phần nâng cao dân trí,đời sống văn hoá, tinh thần của dân cư Do đó tạo tiền đề và điều kiện cho quátrình phân bố lại dân cư, lao động và lực lượng sản xuất trong nông thôn,nông nghiệp cũng như giữa nông thôn với các vùng và khu vực khác của nềnkinh tế quốc dân

Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường nông thôn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển.

Trong khi đảm bảo cung cấp các điều kiện cần thiết cho sản xuất cũngnhư lưu thông tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong nông thôn thì các yếu tố vàđiều kiện KCHTKT cũng làm mở rộng thị trường hàng hóa và tăng cườngquan hệ trao đổi ở khu vực này

Sự phát triển của giao thông nông hôn và hoạt động thương nghiệp làmtăng khối lượng trao đổi hàng hóa Một mặt, người sản xuất có cơ hội tiếp cận

và lựa chọn các sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất sản phẩm như cácloại vật tư, nguyên vật liệu…Đồng thời, sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuấtđược nhanh chóng đưa ra thị trường tiêu thụ Sự phát triển của KCHTKT có tácđộng lan toả thúc đẩy cả quá trình sản xuất và lưu thông Kết cấu hạ tầng kinh

tế không chỉ thúc đẩy phát triển các thị trường đầu vào, đầu ra của sản xuấtnông nghiệp mà còn thúc đẩy trao đổi và làm xuất hiện nhiều loại thị trườngmới trong khu vực nông thôn như dịch vụ, tài chính, tín dụng…

Bốn là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn góp phần quan trọng vào phát triển văn hóa - xã hội cải thiện và nâng cao đời sống của dân cư nông thôn.

Trang 30

Kết cấu hạ tầng kinh tế cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đầu vào cũngnhư các dịch vụ đầu ra đối với mọi hoạt động của các ngành, lĩnh vực của nềnkinh tế, tạo ra những mối liên hệ giữa các bộ phận trong vùng và giữa cácvùng Nhờ đó, tiềm năng kinh tế của vùng có cơ hội được khai thác, sử dụng,phát huy hiệu quả, hoạt động sản xuất - kinh doanh được đẩy mạnh, năng suất

và chất lượng được nâng cao, giá thành sản phẩm giảm…Hệ quả là, kinh tếtoàn vùng có điều kiện tăng trưởng, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu,tạo việc làm và nâng cao thu nhập, từ đó tạo điều kiện nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho nhân dân Kết quả nghiên cứu của WB được công bố tạiBáo cáo phát triển Việt Nam 2004, cho thấy, khi đầu tư KCHTKT vào khuvực nông thôn - nơi kinh tế kém phát triển và thu nhập của người dân thấpnhất, sẽ tác động giảm nghèo lớn nhất Nếu đầu tư 1 tỷ đồng cho đường giaothông nông thôn, sẽ có khoảng 270 người thoát nghèo, tiếp đến là đầu tư chogiáo dục cứ 1 tỷ đồng sẽ có 47 người thoát nghèo, tiếp sau là đầu tư chonghiên cứu nông nghiệp và thuỷ lợi Báo cáo này cũng dẫn ra những nghiêncứu về ảnh hưởng của KCHTKT tới vấn đề sản lượng trong nông nghiệp vànghèo đói ở vùng Đông Nam Bộ Theo đó, 1 tỷ đồng đầu tư vào đường giaothông nông thôn ở Đông Nam Bộ sẽ tạo cơ hội cho 73 người thoát nghèo, 1 tỷđồng đầu tư cho giáo dục sẽ có 16,5 người thoát nghèo và 1 tỷ đồng đầu tưcho tưới tiêu sẽ có 8,5 người thoát nghèo Đối với sản xuất, 1 đồng đầu tư chogiao thông vùng Đông Nam Bộ sẽ làm sản lượng trong nông nghiệp tăng 2,34đồng, 1 đồng đầu tư cho giáo dục làm sản lượng nông nghiệp tăng 1,68 đồng

và 1 đồng đầu tư cho thuỷ lợi sẽ làm sản lượng nông nghiệp tăng 0,97 đồng

Phát triển KCHTKT nông thôn còn góp phần nâng cao trình độ họcvấn, dân trí, đáp ứng lợi ích và nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần ngàycàng cao của họ Đồng thời, góp phần to lớn vào việc thúc đẩy hoạt động vănhóa - xã hội, tôn tạo và phát triển những công trình và giá trị văn hóa, truyền

Trang 31

thống trong nông thôn Sự phát triển của hệ thống KCHTKT tạo điều kiện choviệc mở rộng và nâng cao khả năng cung cấp, dịch vụ ở nông thôn về y tế,khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe…

Như vậy, sự phát triển KCHTKT góp phần quan trọng vào việc cảithiện điều kiện lao động, sinh hoạt, tăng phúc lợi xã hội Từ đó tạo ra khảnăng làm giảm bớt chênh lệch, khác biệt về thu nhập và hưởng thụ vật chất,văn hóa giữa các tầng lớp, nhóm dân cư trong nông thôn, góp phần to lớn đốivới sự tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện nền kinh tế - xã hội ở khuvực này Vai trò của chúng càng thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn, trong tiến trìnhCNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay

Năm là, kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

Như đã phân tích, KCHT là toàn bộ các ngành phục vụ cho lĩnh vựcsản xuất và phi sản xuất của nền kinh tế quốc dân Việc phát triển KCHTKTnông thôn được Nhà nước, địa phương, các thành phần kinh tế và người dâncùng tham gia thực hiện Nó bao gồm hệ thống giao thông đường bộ nối liềncác thôn xóm, bản làng; liên xã, liên huyện, tỉnh, thành phố; hệ thống thôngtin liên lạc, bưu chính viễn thông; hệ thống cơ sở y tế địa phường, trường học,trạm xưởng sự phát triển các yếu tố này sẽ góp phần mở rộng liên kết cácvùng kinh tế, mở rộng và khơi thông thị trường Chính sự phát triển này mangtính lưỡng dụng, là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện, hỗ trợ cho hệ thống kết cấu

hạ tầng quân sự, góp phần cho việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninhtrên địa bàn Vấn đề này cũng được Ph.Ăngghen chỉ rõ khi phân tích về vaitrò của KCHT đối với việc thực hiện chiến tranh, đặc biệt là giao thông đó là:Việc tiến hành chiến tranh phụ thuộc vào năng suất và phương tiện giao thông

ở hậu phương của mỗi nước cũng như ở chiến trường

Trang 32

1.3 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của một số địa phương và một số bài học rút ra cho Đồng Nai

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn của một số địa phương

Thứ nhất, kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Để phát triển KCHTKT nông thôn, tỉnh Hải Dương đã tập trung vàonhiều lĩnh vực trong đó chú trọng là công tác quản lý đầu tư và lĩnh vực xâydựng để phát triển KCHTKT Hoạt động này luôn được củng cố và tăngcường, công tác xây dựng và giao kế hoạch đầu tư, chuẩn bị đầu tư từ nguồnvốn ngân sách có nhiều đổi mới, được công khai Tình trạng đầu tư dàn trảitừng bước được khắc phục để tập trung vốn cho các công trình trọng điểm Cơchế sử dụng vốn của Nhà nước đã có tác dụng thúc đẩy nhanh đầu tưKCHTNT của nhiều lĩnh vực như giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênhmương…Tỉnh cũng luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiệnđầu tư và có biện pháp nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc cho các chủ đầu tư.Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bảntheo mô hình một cửa ở các khâu tiếp nhận và thẩm định dự án đầu tư, thiết

kế, dự toán xây dựng Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính được công bố rộngrãi và công khai Tỉnh cũng tích cực khai thác, huy động các nguồn vốn đầu

tư, đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn đầu tư của các bộ, ngành Trung ươngnhư Chương trình hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn Trong điều kiệnnguồn ngân sách còn hạn chế, Tỉnh đã cho phép áp dụng nhiều hình thức đầu

tư đối với các công trình quan trọng nhưng chưa có khả năng cân đối vốn đểđầu tư ngay như hình thức BOT, BT, ứng vốn thi công, khai thác nguồn vốn

từ quỹ đất cho đầu tư xây dựng KCHTKT Hệ thống ngân hàng cũng đã đẩymạnh huy động các nguồn vốn và tập trung cho vay đối với các dự án đầu tưxây dựng KCHTKT Tỉnh cũng hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư

Trang 33

thông qua ban hành quy định về ưu đãi đầu tư khi nhà đầu tư đầu tư vào hạtầng các cụm công nghiệp tập trung, thực hiện chính sách hỗ trợ vốn cho đầu

tư giao thông nông thôn, cấp nước sạch nông thôn…

Thứ hai, kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh.

Để phát triển KCHTKT nông thôn, tỉnh Bắc Ninh tập trung vào nhiềulĩnh vực trong đó đột phá vào đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn,phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ và thu đượcnhiều kết quả đáng kể Trong giai đoạn từ 2001 đến 2010, Tỉnh đã huy độngđược trên 1000 tỷ đồng; trong đó, vốn huy động từ ngân sách Trung ươngchiếm 21%, ngân sách địa phương chiếm 58,61%, vốn do nhân dân đóng gópchiếm 12% và nguồn vốn khác chiếm 29,18% Huy động vốn trong nhân dânchủ yếu thông qua thu Quỹ giao thông nông thôn Tuy nhiên, quy mô quỹ rấtnhỏ do không thu được nhiều đối tượng Bên cạnh các kết quả đạt được, pháttriển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Bắc Ninh còn chưa đồng đều Một số xãchưa thực sự quan tâm đến phát triển giao thông nông thôn Việc huy độngvốn trong nhân dân để xây dựng các tuyến đường ngõ xóm khá thuận lợi, tuynhiên việc xây dựng các tuyến đường trục thôn, xã tương đối khó khăn Trongnhững năm gần đây, Quỹ giao thông nông thôn chỉ thu được của cán bộ côngchức và một phần của các hộ nông nghiệp Các phương tiện vận tải và cácdoanh nghiệp tư nhân là đối tượng sử dụng nhiều các dịch vụ KCHTKTnhưng chưa đóng góp tương xứng vào phát triển Quỹ giao thông nông thôn Ởmột số địa phương, việc sử dụng Quỹ giao thông nông thôn không thực hiệnđúng chế độ báo cáo quyết toán tài chính do đó không thu hút được sự đónggóp từ nhân dân Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng nguồn thu từ dâncho phát triển KCHTKT nông thôn còn nhỏ là do trong quá trình chuẩn bịnguồn vốn đầu tư nhiều địa phương chỉ quan tâm đến nguồn thu từ việc sửdụng quỹ đất và nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước mà không chú ý đến nguồnkinh phí huy động được từ nhân dân Việc huy động vốn từ nhân dân mang

Trang 34

tính bình quân do đó chưa tạo ra tâm lý thoải mái cho người dân khi tham giađầu tư Chính sách và giải pháp khuyến khích, động viên, tuyên truyền đếnngười dân về tầm quan trọng và tác động của đầu tư KCHTKT đến phát triểnkinh tế, xã hội chưa được quan tâm thoả đáng dẫn tới việc huy động vốn trongnhân dân còn rất thấp Hình thức huy động vốn còn đơn điệu, chủ yếu dướidạng đóng góp.

Thứ ba, kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam.

Tỉnh Quảng Nam thực hiện việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư,tích cực huy động các nguồn đóng góp trong dân và các tổ chức xã hội đượcchú trọng thực hiện Vốn ngân sách đầu tư vào xây dựng các công trình hạtầng như: điện, đường, thủy lợi, trường học, trạm y tế ở nông thôn đã khôngngừng tăng lên trong các năm qua Nhiều địa phương trong Tỉnh đã vận độngnhân dân hiến đất, không nhận tiền đền bù đối với đất bị thu hồi để xây dựngcác công trình giao thông và thủy lợi, bảo đảm tiến độ các công trình xâydựng cơ bản phục vụ sản xuất nông nghiệp, phòng chống thiên tai, thực hiện

có hiệu quả phong trào bê tông hóa giao thông nông thôn, chỉnh trang cáctrung tâm xã, cụm xã, từng bước hiện đại hóa nông thôn

Tính đến nay, Tỉnh đã đầu tư trên 13.000 tỉ đồng xây dựng đường giaothông, thủy lợi, trường học, trạm y tế với trên 700 công trình hạ tầng vừa vànhỏ Bên cạnh đầu tư trực tiếp từ ngân sách, Tỉnh đã hình thành các nguồnvốn khác (như tín dụng đầu tư; các chương trình mục tiêu quốc gia ) nhằmthu hút, mở rộng thêm các hình thức đầu tư của các thành phần kinh tế khácvào phát triển các công trình hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất - kinh doanh(như nhà xưởng, kho tàng phục vụ cho nông nghiệp ), trong đó có cả khuvực có vốn đầu tư nước ngoài (gồm ODA và FDI) Nhờ đó, KCHTKT nôngthôn của tỉnh đã có bước chuyển biến nhanh, góp phần quan trọng vào phát

Trang 35

triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi đáng kể diện mạo khuvực nông thôn

Với những nỗ lực trên, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn,miền núi chiếm tỷ lệ cao trong ngân sách của tỉnh Kết cấu hạ tầng kinh tế ởkhu vực này từng bước được cải thiện đáng kể Về giao thông, Tỉnh đã cơ bảnhoàn thành các tuyến đường lên miền núi Trong 8 năm (2001 - 2008) Tỉnh đãbê-tông hóa được 2.096 km đường các loại với tổng kinh phí đầu tư trên 510

tỉ đồng Đã có 96,6% số xã, 92,7% số thôn và 95,3% số hộ nông thôn được sửdụng điện Hệ thống thủy lợi bảo đảm nước tưới cho 85,6% diện tích gieotrồng lúa và 12.000 ha đất màu, 17 trung tâm cụm xã và 460 công trình thiếtyếu được đầu tư xây dựng ở miền núi từ nhiều nguồn vốn đã đáp ứng mộtphần nhu cầu sản xuất và đời sống của đồng bào Đầu tư cho y tế và chăm sócsức khỏe được quan tâm, bình quân có 4,6 bác sĩ/1 vạn dân, khoảng 25 gườngbệnh/1 vạn dân; đầu tư xây dựng 15 bệnh viện đa khoa huyện, 16 trung tâm y

tế dự phòng huyện, 236 trạm y tế tuyến xã Hằng năm, bằng nhiều nguồn vốn,Tỉnh và các địa phương trong Tỉnh đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng xây dựng cơ

sở vật chất và đầu tư trang thiết bị cho hệ thống giáo dục Quảng Nam là mộttrong những tỉnh có tỷ lệ học sinh thi đỗ vào đại học, cao đẳng cao nhất nước(đạt 29,25%, xếp thứ 4 toàn quốc) Các thiết chế văn hóa nông thôn được cáccấp chính quyền đầu tư từ nhiều nguồn vốn, nhiều nơi đã huy động bà conQuảng Nam đang sinh sống ngoài tỉnh đóng góp cùng địa phương để xâydựng các công trình văn hóa, tôn tạo các di tích lịch sử cách mạng, các điểmphục vụ hoạt động thể thao Đã có 224 bưu cục khu vực và bưu điện văn hóaxã; bình quân 100 người dân có 0,88 người sử dụng Internet và 17,44 người

sử dụng điện thoại Đời sống và việc làm ở nhiều vùng đã có bước cải thiện.Năm 2001, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn đạt 33.400đồng/người/tháng, đến năm 2008 tăng lên gần 500.000đồng/người/tháng

Trang 36

Ngành nghề ở nông thôn có phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình phân cônglao động xã hội, chuyển dịch lao động sang công nghiệp và dịch vụ Các mụctiêu xóa đói, giảm nghèo đề ra đều đạt và vượt kế hoạch

1.3.2 Một số bài học rút ra trong phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn ở Đồng Nai hiện nay

Từ những phân tích trên đây có thể rút ra một số bài học cho tỉnh ĐồngNai trong việc phát triển KCHTKT nông thôn đó là:

Một là, cần xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy hoạch tổng thể phát

triển KCHTKT để đảm bảo việc xây dựng các công trình KCHT đồng bộ, kếtcấu và quy mô công trình đáp ứng được yêu cầu sản xuất và sinh hoạt củanhân dân trong vùng Tránh đầu tư nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch Thực hiện tốt quyhoạch cùng với lồng ghép đầu tư các chương trình dự án phát triển KCHTKTtheo thứ tự ưu tiên, tránh hiện tượng chồng chéo, lãng phí trong đầu tư

Hai là, để phát triển KCHTKT nông thôn, cần thực hiện các giải pháp

huy động nguồn lực từ nhân dân, tránh tư tưởng ỉ lại, trông chờ kinh phía nhànước Các địa phương trên đều xác định việc phát triển KCHTKT là nhiệm vụquan trọng, có tác dụng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo ra hình ảnh,diện mạo mới của các tỉnh, tạo điều kiện cải thiện đời sống nhân dân Tronglĩnh vực huy động nguồn vốn cho phát triển KCHTKT, các địa phương đềutập trung vốn từ ngân sách nhà nước, coi trọng huy động từ nguồn vốn tàinguyên đất và huy động đóng góp của người dân Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tưphát triển giao thông nông thôn, tuyên truyền vận động các cơ quan, doanhnghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tích cực đóng góp làmđường giao thông nông thôn Tuy nhiên, còn có một số hạn chế trong pháttriển các công trình KCHTKT như chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho pháttriển KCHTKT nông thôn Các địa phương chưa áp dụng, hoặc mới áp dụngrất ít các hình thức đầu tư như BOT, BT, hình thức đấu thầu thu phí các công

Trang 37

trình KCHTKT nhà nước đã đầu tư để huy động tốt nhất các nguồn lực chophát triển KCHTKT nông thôn Các công trình đầu tư còn dàn trải, chưa tậptrung Quy mô và mức hỗ trợ đầu tư đối với đường liên huyện, liên xã, liênthôn để đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của nhân dân, đáp ứng các tiêu chí vềđường giao thông trong xây dựng nông thôn mới còn nhỏ Cơ chế hỗ trợ các xãvùng sâu, vùng xa trong việc nâng cấp các tuyến đường giao thông, nhất lànhững tuyến đường có vị trí quan trọng chưa được thực thi hiệu quả Đây chính

là những việc mà tỉnh Đồng Nai cần rút kinh nghiệm và cần phải thực hiện đểmang lại hiệu quả trong phát triển KCHTKT nông thôn trên địa bàn

Ba là, quá trình phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai phải

xây dựng các công trình KCHTKT theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảochất lượng, tuổi thọ và độ bền của công trình Cơ chế quản lý sau đầu tư đểnâng cao hiệu quả sử dụng công trình từng bước phải được xây dựng, hoànthiện và đưa vào thực hiện đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế nông thôn vàxây dựng nông thôn mới trên địa bàn Đồng Nai

Bốn là, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng KCHTKT nông thôn trên

địa bàn Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng KCHTKT nông thôn luôn có ýnghĩa quan trọng Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý chặt chẽ ngay từ giaiđoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện các dự án, hoàn thành các dự án đưavào khai thác, sử dụng KCHTKT nông thôn Làm tốt vấn đề này sẽ chốngđược thất thoát, lãng phí và tiêu cực, từ đó nâng cao được hiệu quả sử dụngnguồn vốn đầu tư, khắc phục tình trạng “vô chủ”, “cha chung không ai khóc”trong phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai

*

Trang 38

Phát triển KCHTKT nông thôn là một trong những chủ trương lớn củaĐảng và Nhà nước ta, đồng thời là nội dung quan trọng trong thực hiện chiếnlược CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Phát triển KCHTKT nông thôn ởkhông chỉ phù hợp với xu hướng phát triển chung mà còn là một đòi hỏi tấtyếu khách quan trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn Nó cho phép phát huy tối đa mọi nguồn lực và lợi thế để phát triển hàihòa, vững chắc vừa bảo đảm tăng trưởng, vừa bảo đảm về mặt xã hội và bảo

vệ môi trường sinh thái

Tuy nhiên, việc phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai cónhững nét riêng, vì vậy, nhất thiết phải biết kế thừa có chọn lọc những kinhnghiệm phát triển KCHTKT nông thôn của một số địa phương như tỉnh HảiDương, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Quảng Nam vì ít nhiều có những nét tương đồng

về nhiều mặt với tỉnh Đồng Nai Nếu biết nghiên cứu, vận dụng phù hợp,cùng với sự nỗ lực sáng tạo của các cơ quan ban ngành tỉnh thì trong thời giantới việc phát triển KCHTKT nông thôn ở tỉnh Đồng Nai sẽ thành công

Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cùng với nguồntài nguyên thiên nhiên và nguồn lực con người dồi dào, quá trình phát triểnKCHTKT nông thôn ở Đồng Nai vừa có những thuận lợi, vừa có những khókhăn nhất định Để phát triển KCHTKT nông thôn, Đồng Nai cần phải đẩymạnh hơn nữa việc quy hoạch, phát huy lợi thế, khắc phục khó khăn để đưaĐồng Nai trở thành một tỉnh công nghiệp hiện đại

Chương 2

Trang 39

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ

NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn tỉnh Đồng Nai

* Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí,địa hình thuận lợi ở nhiều mặt, nằm giao thoa giữa cao nguyên trung bộ vàđồng bằng bắc Nam bộ, phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp tỉnh LâmĐồng, Tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây giáp thành phố Hồ ChíMinh, Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, có quốc lộ tiếp giáp đến các đô thịtrong khu vực, đường sắt xuyên việt qua địa bàn Đồng Nai dài 85km Sân bayTân Sơn Nhất và sân bay quân sự Biên Hòa là cầu hàng không thường trực, với

vị trí trên Đồng Nai là nút giao thông giao lưu kinh tế xã hội quan trọng trongvùng và cả nước

Trang 40

Tổng diện tích toàn Tỉnh là 590.723,62 ha, bao gồm: 276.457,01 ha đấtnông nghiệp; 181.503 ha đất lâm nghiệp; 50.605.88 ha đất chuyên dùng; 16.983

ha đất ở; 897,82 ha đất chưa sử dụng; 52.688,63 ha đất sông suối và mặt nướcchuyên dùng Diện tích khu vực nông thôn tỉnh Đồng Nai, bao gồm 9 huyện là5.907.240 km2 Tình hình sử dụng đất của Tỉnh những năm qua có biến độngnhất định nhưng đến nay, Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớnnhất Đông Nam Bộ Về dân số, đến nay toàn Tỉnh có khoảng 2.768.670 người,

tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hằng năm trên là 1,1% Dân số ở nông thôn có1.714.290 người; số lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản là 427.743người, trong ngành công nghiệp - xây dựng là 575.599 người Dân số ở khu vựcnông thôn ít biến động, tốc độ tăng dân số ở khu vực nông thôn bình quân hàngnăm là 1%, cơ cấu lao động khu vực nông thôn chiếm 67,49% trong tổng số laođộng trên địa bàn Tỉnh, đây là một lực lượng lao động hùng hậu để tham gia quátrình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn

* Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Kinh tế - xã hội Đồng Nai phát triển tương đối đồng đều, đúng hướng,theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa Làđịa bàn phát triển tương đối hài hòa giữa các mặt, giữa chiều rộng với chiềusâu, giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, giữa các loại hình doanhnghiệp, các thành phần kinh tế, giữa kinh tế và xã hội, văn hóa, giữa cácvùng Sau gần 40 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nôngnghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh cóGDP bình quân đầu người đạt khá so với các tỉnh thành trong cả nước, và cótốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,3%/năm Quá trìnhphát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh diễn ra đúng theo tinh thầnNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng

Ngày đăng: 01/06/2021, 08:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w