Giúp mọi người học được nhiều kiến thức hóa học và làm được nhiều bài tập hay
LÝ THUYẾT HÓA HỌC A . MUỐI TÁC DỤNG VỚI CHẤT CHỈ THỊ MÀU : Trước hết ta phải biết axit mạnh và bazơ mạnh: - Axit mạnh thường gặp: HCl, HNO 3 , H 2 SO 4 …. - Bazơ mạnh thường gặp: KOH, NaOH, Ca(OH) 2 , Ba(OH) 2 và Mg(OH) 2 … I. Muôí trung hòa tác dụng vơí chất chỉ thị màu: 1. Dung dịch muối tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu: CuSO 4 , Fe(NO 3 ) 2 , AlCl 3 …Dung dịch làm đổi màu quì tím thành đỏ • Giải thích: M m+ + 2H 2 O → M(OH) (m-1) - + H 3 O + ( M là kim loại hoá trị m ) • Ví dụ: Dung dịch CuSO 4 bị thuỷ phân CuSO 4 ƒ Cu 2+ + SO 4 2- Cu 2+ + 2HOH → Cu(OH) 2 + 2H + Trong dung dịch có dư ion H + ( hoặc H 3 O + ) do vậy dung dịch có pH‹ 7 2. Dung dịch muối tạo bởi axít yếu và bazơ mạnh: Na 2 CO 3 , K 2 S, K 2 CO 3 , Ca 3 (PO 4 ) 2 …Dung dịch làm đổi màu quì tím thành xanh. • Giải thích: Khi tan trong nước, ion gốc axit nhận proton. A n- + HOH → HA (n-1)- + OH - ( A là gốc axít hoá trị n ) • Ví dụ: Dung dịch K 2 CO 3 bị thuỷ phân K 2 CO 3 ƒ 2K + + CO 3 2- CO 3 2- + HOH ƒ HCO 3 - + OH - Trong dung dịch có dư ion OH - do vậy dung dịch có pH›7 3. Dung dịch muối tạo bởi axít mạnh và bazơ mạnh: NaCl, Ba(NO 3 ) 2 , K 2 SO 4 …Dung dịch không làm quì tím đổi màu. • Giải thích: Dung dịch các muối này không bị thuỷ phân 4. Dung dịch muối tạo bởi axit yếu và bazơ yếu: CH 3 COONH 4 , (CH 3 COO) 2 Cu… Dung dịch không làm quì tím đổi màu. • Giải thích: Cả 2 ion đều tham gia phản ứng thuỷ phân 1 • Ví dụ: Dung dịch CH 3 COONH 4 bị thuỷ phân CH 3 COONH 4 → NH 4 + + CH 3 COO - NH 4 + + CH 3 COO - + H 2 O → CH 3 COOH + NH 4 OH Dung dịch thu được đã trung hoà do vậy dung dịch có pH = 7 II. Muối axit tác dụng với chất chỉ thị màu: 1. Dung dịch muối tạo bởi axít mạnh và bazơ mạnh (hay bazơ yếu): NaHSO 4 , Ca(HSO 4 ) 2 … Dung dịch làm đổi màu quì tím thành đỏ. Giải thích tương tự muối trung hoà. 2. Dung dịch muối tạo bởi axít yếu và bazơ mạnh: NaHCO 3 , KHS, Ca(HCO 3 ) 2 …Dung dịch làm đổi màu quì tím thành xanh Giải thích tương tự muối trung hoà. III. Áp dụng: Nhận biết dung dịch các chất sau đây chỉ bằng quì tím. 1. 3 dung dịch: Na 2 SO 4 , Na 2 CO 3 , FeSO 4 . 2. 3 dung dịch: Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 , HCl. 3. 4 dung dịch: Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 , CuSO 4 , HCl. 4. 5 dung dịch: Na 2 SO 4 , Na 2 SO 3 , CuSO 4 , Na 2 CO 3 , HCl. 5. 3 dung dịch: K 2 SO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , NaOH. 6. 5 dung dịch: NaCl, FeCl 2 , FeCl 3 , NaOH, HCl. 7. 3 dung dịch: NaHSO 4 , NaHSO 3 , Na 2 SO 4 8. 4 dung dịch: NaHSO 4 , Na 2 SO 3 ,Na 2 CO 3 , Na 2 S. HƯỚNG DẪN GIẢI 1. Dung dịch Na 2 CO 3 làm đổi màu quì tím thành xanh. Dung dịch FeSO 4 làm đổi màu quì tím thành đỏ. Dung dịch không làm đổi màu quì tím là Na 2 SO 4 . 2. Dung dịch HCl làm đổi màu quì tím thành đỏ. Dung dịch Na 2 CO 3 , Na 2 SO 3 làm đổi màu quì tím thành xanh. Cho dung dịch HCl vừa tìm được vào 2 lọ còn lại sẽ nhận ra: Na 2 SO 3 + 2HCl → 2NaCl + SO 2 ↑ (mùi hắc) + H 2 O Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + CO 2 ↑ (không mùi) + H 2 O 3. Dung dịch HCl và dung dịch CuSO 4 làm đổi màu quì tím thành đỏ: (Nhóm A). 2 Dung dịch Na 2 SO 3 và dung dịch Na 2 CO 3 làm đổi màu quì tím thành xanh: (Nhóm B). Cho 1 lọ ở nhóm A vào 2 lọ ở nhóm B nếu: - Có sủi bọt khí thì lọ ở nhóm A là HCl và sẽ nhận ra 2 lọ ở nhóm B: Na 2 SO 3 + 2HCl → 2NaCl + SO 2 ↑ (mùi hắc) + H 2 O Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + CO 2 ↑ (không mùi) + H 2 O Lọ còn lại ở nhóm A là CuSO 4 - Có kết tủa thì lọ ở nhóm A là CuSO 4 CuSO 4 + Na 2 SO 3 → CuSO 3 ↓ + Na 2 SO 4 CuSO 4 + Na 2 CO 3 → CuCO 3 ↓ + Na 2 SO 4 Lọ còn lại ở nhóm A là HCl. Dùng HCl sẽ nhận ra 2 lọ ở nhóm B (tương tự như trên) 4. Dung dịch CuSO 4 , HCl làm đôỉ màu quì tím thành đỏ (nhóm A). Dung dịch Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 làm đôỉ màu quì tím thành xanh (nhóm B) Dung dịch không làm đôỉ màu quì tím là Na 2 SO 4 . Cho 1 lọ ở nhóm A vào 2 lọ ở nhóm B nếu: - Có sủi bọt khí thì lọ ở nhóm A là HCl và sẽ nhận ra 2 lọ ở nhóm B: Na 2 SO 3 + 2HCl → 2NaCl + SO 2 ↑ (mùi hắc) + H 2 O Na 2 CO 3 + 2HCl → 2NaCl + CO 2 ↑ (không mùi) + H 2 O Lọ còn lại ở nhóm A là CuSO 4 5. Dung dịch NaOH làm đổi màu quì tím thành xanh. Dung dịch Fe 2 (SO 4 ) 3 làm đổi màu quì tím thành đỏ. Lọ còn lại là dung dịch K 2 SO 4 không làm quì tím đổi màu. 6. Dung dịch FeCl 2 , FeCl 3 , HCl làm đổi màu quì tím thành đỏ. Dung dịch NaOH làm đổi màu quì tím thành xanh. Dung dịch NaCl không làm đổi màu quì tím. Cho NaOH vừa tìm được vào 3 lọ trên: - Có kết tủa trắng xanh và khuấy trong không khí sẽ chuyển màu nâu đỏ là FeCl 2 : FeCl 2 + 2 NaOH → Fe(OH) 2 ↓ + 2NaCl 4Fe(OH) 2 + O 2 + 2H 2 O → 4Fe(OH) 3 ↓ 3 - Có kết tủa nâu đỏ là FeCl 3 : FeCl 3 + 3NaOH → Fe(OH) 3 ↓ + 3NaCl Lọ còn lại là HCl. 7. Dung dịch NaHSO 4 làm đổi màu quì tím thành đỏ. Dung dịch NaHSO 3 làm đổi màu quì tím thành xanh. Dung dịch Na 2 SO 4 không làm quì tím đổi màu. 8. Dung dịch NaHSO 4 làm đổi màu quì tím thành đỏ. Dung dịch Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 , Na 2 S làm đổi màu quì tím thành xanh. Cho NaHSO 4 vào 3 lọ còn lại nhận ra: 2NaHSO 4 + Na 2 SO 3 → Na 2 SO 4 + SO 2 ↑ (mùi hắc) + H 2 O 2NaHSO 4 + Na 2 S → 2Na 2 SO 4 + H 2 S↑ ( mùi trứng thối) 2NaHSO 4 + Na 2 CO 3 → 2Na 2 SO 4 + CO 2 ↑ (không mùi) + H 2 O IV. Bài tập tham khảo : Chỉ dùng một hoá chất duy nhất là quì tím hãy nhận biết các chất sau đây: 1. 4 dung dịch: Na 2 CO 3 , AgNO 3 , CaCl 2 , HCl 2. 5 dung dịch: NaHSO 4 , Na 2 CO 3 , Na 2 SO 3 , BaCl 2 , Na 2 S. 3. 5 dung dịch: Na 3 PO 4 , Al(NO 3 ) 3 , BaCl 2 , Na 2 SO 4 , HCl. 4. 6 dung dịch: Na 2 SO 4 , NaOH, BaCl 2 , HCl, AgNO 3 , MgCl 2. (Câu 153 trang 82 sách Bồi dưỡng hoá học THCS của Vũ Anh Tuấn- NXB Giáo Dục) 5. 6 dung dịch: H 2 SO 4 , NaCl, NaOH, Ba(OH) 2 , BaCl 2 , HCl. 6. 7 dung dịch: HCl, NaOH, Na 2 SO 4 , NH 4 Cl, NaCl, BaCl 2 , AgNO 3 . (Câu 5.27 trang 179 sách Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hoá Học của Cao Cự Giác- NXB Giáo Dục) V. Lưu ý: Khi giảng dạy môn hoá (nhất là ở trung học cơ sở) giáo viên cần nhớ ngoài axít và bazờ làm quì tím chuyển màu, muối cũng làm quì tím chuyển màu. Do đó khi ra đề ở bậc trung học cơ sở ta cần tránh ra những dạng sau: Ví dụ 1: Hãy nhận biết 3 dung dịch: HCl, NaOH, Na 2 CO 3 . Với bài tập này học sinh sẽ nhận biết các chất trên bằng quì tím: - Làm đổi màu quì tím thành đỏ là HCl - Làm đổi màu quì tím thành xanh là NaOH 4 - Không làm đổi màu quì tím là Na 2 CO 3 ? Thực ra Na 2 CO 3 cũng làm đổi màu quì tím thành xanh. Do đó với bài tập này ta có thể giải lại như sau: - Làm đổi màu quì tím thành đỏ là HCl - Làm đổi màu quì tím thành xanh là NaOH và Na 2 CO 3 - Lấy HCl vừa tìm được cho vào 2 lọ còn lại nếu có sủi bọt khí là Na 2 CO 3 2HCl + Na 2 CO 3 → 2NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O - Lọ còn lại là NaOH Ví dụ 2: Bằng biện pháp hoá học hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: NaOH, HCl, NaCl, NH 4 Cl. Bài tập này học sinh có thể nhận biết các chất trên bằng quì tím: - Làm đổi màu quì tím thành đỏ là HCl - Làm đổi màu quì tím thành xanh là NaOH - Không làm đổi màu quì tím là NaCl và NH 4 Cl? Thực ra NH 4 Cl cũng làm đổi màu quì tím thành đỏ. Do đó bài này ta có thể giải lại như sau: - Nhận biết đượcNaOH vì dung dịch làm đổi màu quì tím thành xanh. - Nhận biết được NaCl vì dung dịch không làm đổi màu quì tím. - Làm đổi màu quì tím thành đỏ là HCl và NH 4 Cl - Lấy NaOH vừa tìm được cho vào 2 lọ còn lại sẽ nhận ra NH 4 Cl NaOH + NH 4 Cl → NaCl + NH 3 ↑ (mùi khai) + H 2 O - Lọ còn lại là HCl Ví dụ 3: Có 4 lọ hoá chất bị mất nhãn chứa các dung dịch sau: HCl, Na 2 CO 3 , AgNO 3 , BaCl 2 . Biết rằng chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là quì tím hãy nhận biết 4 lọ trên. Tương tự học sinh nhận biết: - Làm đổi màu quì tím thành đỏ là HCl - Không làm đổi màu quì tím là: Na 2 CO 3 , AgNO 3 , BaCl 2 ? Thực ra Na 2 CO 3 làm đổi màu quì tím thành xanh, AgNO 3 làm đổi màu quì tím thành đỏ.Do đó bài này ta có thể giải lại như sau: - Nhận biết được Na 2 CO 3 vì dung dịch làm đổi màu quì tím thành xanh. 5 - Nhận biết được BaCl 2 vì dung dịch không làm đổi màu quì tím. - Dung dịch làm đổi màu quì tím thành đỏ là HCl và AgNO 3 - Cho BaCl 2 vừa tìm được vào 2 lọ còn lại sẽ nhận ra AgNO 3 . BaCl 2 + 2AgNO 3 → 2AgCl ↓ (kết tủa trắng) + Ba(NO 3 ) 2 - Lọ còn lại là HCl. B. MUỐI TÁC DỤNG VỚI AXÍT I. Công thức 1: 1. Điều kiện: Sản phẩm phải có chất kết tủa, chất bay hơi hoặc chất khó điện ly. Ví dụ: AgNO 3 + HCl → AgCl ↓ + HNO 3 BaCl 2 + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + 2HCl Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + SO 2 ↑ + H 2 O CaCO 3 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O NaHCO 3 + HCl → NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O Ca(HSO 3 ) 2 + 2HCl → CaCl 2 + 2SO 2 ↑ + 2H 2 O 2. Lưu ý: - Khi cho muối sunfua tác dụng với axít loại 1 thì kim loại trong muối sunfua phải đứng trước chì (Pb) trong dãy hoạt động hoá học thì phản ứng mới xảy ra. Ví dụ: FeS + 2HCl → FeCl 2 + H 2 S ↑ CuS + HCl → Không phản ứng - Khi cho muối NaCl tác dụng với H 2 SO 4 cần lưu ý: Ví dụ: NaCl + H 2 SO 4(loãng) → Không phản ứng NaCl (khan) + H 2 SO 4(đặc) dunnhe → NaHSO 4 + HCl ↑ MUỐI + AXÍT LOẠI 1 → MUỐI MỚI + AXÍT MỚI ( HCl, H 2 SO 4loãng ) 6 NaCl (khan) + H 2 SO 4(đặc) dunmanh → Na 2 SO 4 + 2HCl ↑ - Các muối ít tan trong nước có thể tan trong axít mạnh, nhưng muối của axít mạnh đặc biệt BaSO 4 hoàn toàn không tan trong axit mạnh. Ví dụ: Ba 3 (PO 4 ) 2 ↓ + 6HCl → 2H 3 PO 4 + 3BaCl 2 Ag 2 SO 4 ↓ + 2HCl → 2AgCl ↓ + H 2 SO 4 BaSO 4 ↓ + HCl → không phản ứng 3. Áp dụng: 3.1. Hoàn thành các phương trình phản ứng hoá học sau: a. K 2 CO 3 + H 2 SO 4 → b. Na 2 S + HCl → c. Ca(HCO 3 ) 2 + ? → CaCl 2 + ? + ? d. NaHCO 3 + ? → Na 2 SO 4 + ? + ? e. Amônihiđrocacbonat + axit clohiđric → f. Baricacbonat + ? → Barisunfat + ? + ? g. Ca 3 (PO 4 ) 2 + H 2 SO 4dư → HƯỚNG DẪN GIẢI a. K 2 CO 3 + H 2 SO 4 → K 2 SO 4 + CO 2 ↑ + H 2 O b. Na 2 S + 2HCl → NaCl + H 2 S ↑ c. Ca(HCO 3 ) 2 + 2HCl → CaCl 2 + CO 2 ↑ + H 2 O d. 2NaHCO 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + 2CO 2 ↑ + 2H 2 O e. NH 4 HCO 3 + HCl → NH 4 Cl + CO 2 ↑ + H 2 O f. BaCO 3 ↓ + H 2 SO 4 → BaSO 4 ↓ + CO 2 ↑ + H 2 O g. Ca 3 (PO 4 ) 2 ↓ + 3H 2 SO 4dư → 3CaSO 4 ↓ + 2H 3 PO 4 3.2. Tiến hành các thí nghiệm sau: a. Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na 2 CO 3 . b. Cho từ từ từng giọt (vừa khuấy đều) dung dịch Na 2 CO 3 vào dung dịch HCl. Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng. HƯỚNG DẪN GIẢI 7 a. Lúc đầu không thấy có khí thoát ra do chỉ có phản ứng: HCl + Na 2 CO 3 → NaHCO 3 + NaCl Sau đó thấy có khí thoát ra vì toàn bộ Na 2 CO 3 đã chuyển hết thành NaHCO 3 và có phản ứng: HCl + NaHCO 3 → NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O Cuối cùng nếu thêm tiếp HCl thì không thấy khí thoát ra, do NaHCO 3 đã phản ứng hết. b. Vì HCl dư nên có ngay bọt khí thoát ra từ dung dịch: 2HCl + Na 2 CO 3 → 2NaCl + CO 2 ↑ + H 2 O 3.3. Cho các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt bị mất nhãn: NaCl, Na 2 S, Na 2 SO 3 , Na 2 CO 3 . Chỉ dùng dung dịch H 2 SO 4 (loãng), hãy nhận biết các lọ hoá chất trên. Viết các phương trình phản ứng hoá học minh hoạ. HƯỚNG DẪN GIẢI Cho dung dịch H 2 SO 4 (loãng) vào các mẫu thử: • Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl. • Mẫu thử tạo khí mùi trứng thối là Na 2 S, vì: Na 2 S + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + H 2 S ↑ • Mẫu thử sinh khí mùi xốc là Na 2 SO 3 , vì: Na 2 SO 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + SO 2 ↑ + H 2 O • Mẫu thử cho khí không màu, không mùi là Na 2 CO 3 , vì: Na 2 CO 3 + H 2 SO 4 → Na 2 SO 4 + CO 2 ↑ + H 2 O II. Công thức 2: 1. Điều kiện: Muối phản ứng phải có tính khử Ví dụ: Fe(NO 3 ) 2 + 2HNO 3đặc → Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 ↑ + H 2 O 3FeCl 2 + 6HNO 3đặc → Fe(NO 3 ) 3 + 2FeCl 3 + 3NO 2 ↑ + 3H 2 O MUỐI + AXIT LOẠI 2 → MUỐI + SẢN PHẨM KHỬ + H 2 O (HNO 3 , H 2 SO 4đặc ) (Hoá trị cao nhất) 8 2. Lưu ý: - Khi muối không có tính khử thì phản ứng xảy ra theo công thức 1 Ví dụ: MgCO 3 + 2HNO 3đặc → Mg(NO 3 ) 2 + CO 2 ↑ + H 2 O ZnCO 3 + H 2 SO 4đặc → ZnSO 4 + CO 2 ↑ + H 2 O Fe(NO 3 ) 3 + HNO 3đặc → Không phản ứng Fe 2 (SO 4 ) 3 + HNO 3đặc → Không phản ứng - Các muối sunfua và disunfua luôn có tính khử nên khi gặp axit loại 2 đều xảy ra phản ứng và cần nhớ thêm với sunfua và disunfua: S -1 , S -2 2 4 H SO dac + → SO 2 Ví dụ: Na 2 S + 4H 2 SO 4đặc → Na 2 SO 4 + 4SO 2 ↑ + 4H 2 O 2FeS + 10H 2 SO 4đặc → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 9SO 2 ↑ + 10H 2 O Cu 2 S + 6H 2 SO 4đặc → 2CuSO 4 + 5SO 2 ↑ + 6H 2 O FeS + 12HNO 3 đặc → Fe(NO 3 ) 3 + H 2 SO 4 + 9NO 2 ↑ + 5H 2 O FeS 2 + 18HNO 3 đặc → Fe(NO 3 ) 3 + 2H 2 SO 4 + 15NO 2 ↑ + 7H 2 O 3. Áp dụng: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FeSO 4 + HNO 3đặc → FeCO 3 + HNO 3đặc → 2FeS 2 + H 2 SO 4đặc → CuS + H 2 SO 4đặc → HƯỚNG DẪN GIẢI 3FeSO 4 + 6HNO 3đặc → Fe(NO 3 ) 3 + Fe 2 (SO 4 ) 3 + 3NO 2 ↑ + 3H 2 O FeCO 3 + 4HNO 3đặc → Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 ↑ + CO 2 ↑ + 2H 2 O 2FeS 2 + 14H 2 SO 4đặc → Fe 2 (SO 4 ) 3 + 15SO 2 ↑ + 14H 2 O CuS + 4H 2 SO 4đặc → CuSO 4 + 4SO 2 ↑ + 4H 2 O III. Công thức 3: MUỐI + AXÍT LOẠI 3 → MUỐI + SP OXI HOÁ + AXÍT ( H 2 O ) ( HI ) ( Hoá trị thấp nhất ) 9 1. Điều kiện: Muối phản ứng phải có tính oxi hoá Ví dụ: 2FeCl 3 + 2HI ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ 2FeCl 2 + I 2 + 2HCl 2CuSO 4 + 4HI ˆ ˆ † ‡ ˆ ˆ 2CuI + I 2 + H 2 SO 4 2. Lưu ý: Khi muối không có tính oxi hoá thì phản ứng xảy ra theo công thức 1. Ví dụ: AgNO 3 + HI → AgI ↓ + HNO 3 ZnCl 2 + HI → Không phản ứng C. MUỐI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM: I. Công thức 1: 1. Điều kiện: Muối tham gia phản ứng phải tan, sản phẩm sinh ra phải có chất kết tủa hoặc chất bay hơi. Ví dụ: CuSO 4 + 2NaOH → Cu(OH) 2 ↓ + Na 2 SO 4 CuSO 4 + Ba(OH) 2 → Cu(OH) 2 ↓ + BaSO 4 ↓ (NH 4 ) 2 SO 4 + Ba(OH) 2 → BaSO 4 ↓ + 2NH 3 ↑ + 2H 2 O 2. Lưu ý: Muối của kim loại tạo ra oxít và hyđroxit lưỡng tính, khi tác dụng với kiềm dư thì thì sản phẩm sinh ra là muối và nước. Ví dụ: - ZnCl 2 + 2 KOH → Zn(OH) 2 ↓ + 2KCl Zn(OH) 2 + 2KOH → K 2 ZnO 2 + 2H 2 O ZnCl 2 + 4KOH → K 2 ZnO 2 + 2KCl + 2H 2 O - 2Al(NO 3 ) 3 + 3 Ba(OH) 2 → 2Al(OH) 3 ↓ + 3Ba(NO 3 ) 2 2Al(OH) 3 + Ba(OH) 2 → Ba(AlO 2 ) 2 + 4H 2 O 2Al(NO 3 ) 3 + 4Ba(OH) 2 → Ba(AlO 2 ) 2 + 3Ba(NO 3 ) 2 + 4H 2 O 3. Áp dụng: 3.1. Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: MUỐI trung hoà + BAZƠ kiềm → MUÔÍ mới + BAZƠ mới 10 . LÝ THUYẾT HÓA HỌC A . MUỐI TÁC DỤNG VỚI CHẤT CHỈ THỊ MÀU : Trước hết ta phải biết axit. 179 sách Bài tập lí thuyết và thực nghiệm Hoá Học của Cao Cự Giác- NXB Giáo Dục) V. Lưu ý: Khi giảng dạy môn hoá (nhất là ở trung học cơ sở) giáo viên