1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng

94 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới chu trình CO2trong tự nhiên, là một trong những bể chứa các bon lớn của hành tinh, nó có khả năng giúp con người giảm nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

VŨ NGỌC TIẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI TIẾT

CỰC ĐOAN ĐẾN THƯC VẬT RỪNG TẠI KHU RỪNG

ĐẶC DỤNG COPIA HUYỆN THUẬN CHÂU TỈNH SƠN LA

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học

Người cam đoan

Vũ Ngọc Tiến

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

MỤC LỤC ii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 4

1.2 Ở Việt Nam 7

1.2.1 Biến đổi khí hậu 7

1.2.2 Vật liệu cháy 9

Chương 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM 15

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 15

2.1.1 Mục tiêu chung 15

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 15

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15

2.3 Nội dung nghiên cứu 15

2.4 Phương pháp nghiên cứu 16

2.4.1 Kế thừa các tài liệu có liên quan 16

2.4.2 Phương pháp phỏng vấn 16

2.4.3 Điều tra tuyến 17

2.4.4 Công tác nội nghiệp 22

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 25

3.1 Điều kiện tự nhiên của khu RĐD Copia 25

3.1.1 Lịch sử hình thành và phân khu chức năng 25

3.1.2 Vị trí địa lý 25

3.1.3 Địa hình, địa mạo 26

3.1.4 Thổ nhưỡng 26

3.1.5 Khí hậu, thủy văn 27

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu RĐD Copia………28

3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động 28

3.2.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp 29

3.2.3 Cơ sở hạ tầng 32

Trang 4

3.3 Đánh giá chung 32

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

4.1 Hiện trạng rừng ở rừng đặc dụng Copia 34

4.2 Đặc điểm cấu trúc tầng thứ theo đai cao 35

4.4 Phân bố thực vật rừng theo độ cao độ cao so với mực nước biển tại khu rừng đặc dụng Copia 40

4.4.1 Phân bố thảm thực vật theo độ cao 40

4.4.2 Tuyến đi điều tra thực địa trong quá trình thực hiện đề tài 41

4.4.3 Đặc điểm cấu trúc rừng nơi bị ảnh hưởng của khí hậu cực đoan 50

4.5 Ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng 52

4.5.1 Nhiệt độ 52

4.5.2 Độ ẩm 53

4.5.3 Lượng mưa 54

4.6 Đánh giá khả năng cháy rừng ở khu rừng đặc dụng Copia sau tác động của thời tiết cực đoan 61

4.6.1 Đánh giá khả năng cháy rừng ở sau tác động của thời tiết cực đoan 61

4.6.2 Bảng tổng hợp các vụ cháy rừng tính từ 2013- 2018 64

4.7 Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau khi chịu ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan 66

4.7.1 Khái niệm phục hồi rừng 66

4.7.2 Cơ sở lý luận về tái sinh phục hồi rừng 66

4.7.3 Nghiên cứu về tái sinh rừng 66

4.7.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của rừng sau thời tiết cực đoan 67

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

KTTV KVTB Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thay đổi lượng mưa (%) trong 57 năm qua (1958-2014) 13

Bảng 2.1 Biểu điều tra tuyến có những cây bị gãy, đổ, đang phục hồi sau hiện tượng băng tuyết tại vùng đệm 18

Bảng 2.2 Biểu điều tra tầng cây cao 18

Bảng 2.3: Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi 19

Bảng 2.4 Biểu điều tra cây tái sinh 20

Bảng 2.5 Biểu điều tra cây lỗ trống 21

Bảng 2.6 Biểu điều tra độ tàn che, che phủ 21

Bảng 2.7 Biều tra khối lượng vật liệu cháy 21

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất tại 03 xã thuộc rừng đặc dụng Copia 30

Bảng 3.2.Thống kê tình hình sản xuất lâm nghiệp tại khu RĐD Copia 31

Bảng 4.1 Bảng thống kê các trạng thái rừng ở rừng đặc dụng Copia 34

Bảng 4.2 Bảng tổng hợp cấu trúc tổ thành cây gỗ và cây tái sinh ở khu vực Copia 36

Bảng 4.3 Danh sách các đối tượng được phỏng vấn tại các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm thuộc khu rừng đặc dụng Copia huyện, Thuận Châu, Sơn La……….49

Bảng 4.4 Tổng hợp khả năng tái sinh sau thời tiết cực đoan tại RPĐ Copia 51

Bảng 4.5 Bảng phân cấp cháy rừng dựa vào độ ẩm vật liệu cháy của Bế Minh Châu (1998)[1]………53

Bảng 4.6 Thống kê độ ẩm tháng trung bình từ năm 2012–2018 57

Bảng 4.7 Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối và cao nhất tuyệt đối các năm từ 2012-2018 57

Bảng 4.8 Khối lượng vật liệu cháy ở các trạng thái rừng tại rừng 62

Bảng 4.9 Tổng hợp số vụ và diện tích rừng bị cháy rừng tại rừng đặc dụng Copia 65

Bảng 4.10 Tổng hợp cây tái sinh và cây lỗ trống tại các trạng thái rừng 68

Bảng 4.11 Tổng hợp các chất lượng cây lỗ trống tại chỗ có cây gẫy đổ do băng tuyết tại rừng đặc dụng Copia 69

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (oC) thời kỳ 1958-2014 12

Hình 1.2 Thay đổi lượng mưa năm (%) thời kỳ 1958-2014 13

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các ODB……… 20

Hình 3.1 Sơ đồ vị trí Khu bảo tồn Copia 25

Hình 4.2 Cấu trúc tầng thứ của khu rừng đặc dụng Copia 38

Hình 4.3 Sơ đồ tuyến điều tra ngoại nghiệp tại khu rừng đặc dụng Copia…… 41

Hình 4.4 Điểu tra ngoại nghiệp tại rừng đặc dụng Copia……… …… 50

Hình 4.5 Cây tái sinh tại khu rừng đặc dụng Copia……… … 52

Hình 4.6 Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 53

Hình 4.7.Biểu đồ diễn biến độ ẩm trung bình qua các năm 54

Hình 4.8 Biểu đồ diễn biến tổng lượng mưa/năm theo giai đoạn từ 1967-2016 56

Hình 4.9 Biểu đồ tổng lượng mưa trung bình các tháng từ 1964-2006 56

Hình 4.10 Rừng tự nhiên, rừng thông bị băng tuyết ảnh chụp tháng 01 năm 2016 60

Hình 4.11 Hình ảnh cành, thân cây, gẫy đổ, tầng tán rừng bị phá vỡ khi chịu ảnh hưởng băng tuyết(ảnh chụp tháng 4 năm 2016) 64

Hình 4.12 Rừng trồng bị cháy sau khi bị băng tuyết 66

Hình 4.13 Một số hình ảnh rừng tự nhiên phục hồi tái sinh sau khi bị băng tuyết (ảnh chụp tháng 8 năm 2018) 71

Trang 8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng mạnh mẽ tới chu trình CO2trong tự nhiên, là một trong những bể chứa các bon lớn của hành tinh, nó có khả năng giúp con người giảm nhẹ những tác động của biến đổi khí hậu, và trên thực tế cũng đã chứng minh những khu vực mất rừng đầu nguồn thường hay sảy ra lũ ống, lũ quét làm thiệt hại rất lớn về kinh tế cũng như con người

Rừng đặc dụng Copia nằm ở phía Tây thành phố Sơn La cách thị trấn Thuận Châu khoảng 20 km theo đường chim bay bao gồm địa giới hành chính của 3 xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm có tính đa dạng sinh học rất cao, theo kết quả điều tra ĐDSH ghi nhận ở rừng đặc dụng Copia có các kiểu thảm thực vật phân bố trên 3 vành đai như sau

Đai nhiệt đới ≤ 700m: Đai có các kiểu thảm rừng thứ sinh tác nhân phục hồi sau nương rẫy, trảng cây bụi, tre nứa, trảng cỏ.[2]

Đai á nhiệt đới độ cao từ 700 - 1.600m: Đai có các kiểu thảm rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới ẩm bị tác động ít hoặc nhiều, trảng cây bụi, tre nứa, trảng cỏ.[2]

Đai ôn đới > 1.600m: Đai có các kiểu thực vật rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim thường xanh ôn đới ẩm, trảng cây bụi, tre nứa, trảng cỏ Ngoài

ra, Còn có thảm cây trồng nông nghiệp, cây công nghiệp (dài ngày và ngắn ngày), cây lâm nghiệp.[2]

Theo Báo cáo điều tra đa dạng sinh học khu rừng đặc dụng của tiến Sĩ

Lê Trần Chấn hệ thực vật Copia có 492 loài, 338 chi, 121 họ thuộc 5 nghành thực vật bậc cao có mạch Trong số đó có 20 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục sách đỏ IUCN (2011) và Nghị định 32/2006/NĐ-

CP của Chính phủ.[2]

Trang 9

Do đặc điểm về vĩ độ, địa hình có những đỉnh cao trên 1200 mét nên khu rừng đặc dụng Copia thường chịu ảnh hưởng của khí hậu và tiểu khí hậu tác động đến thảm thực vật rừng và hệ thực vật rừng, theo thống kê từ cuối năm 2015 đến đầu năm 2016 trên địa bàn rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La xảy ra hiện tượng thời tiết cực đoan bất thường, mưa rét, nhiệt độ xuống dưới 00

C, băng tuyết hình thành với cường độ cao, thời gian kéo dài, khối lượng lớn làm thiệt hại nặng nề đến quần thể thực vật rừng, đặc biệt làm gẫy đổ các loài cây lá rộng, nhiều cây bị bật gốc, gẫy cành ngọn, giảm độ tàn che của tán cây, làm thay đổi hoàn cảnh rừng, hệ sinh thái rừng biến động đáng kể Sau mưa rét, lượng cành cây lá rụng tập trung nhiều, thảm thực vật dưới tán rừng bị khô héo, chết hàng loạt Nguy cơ xảy ra cháy rừng

là rất cao ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên thực vật rừng trong khu rừng đặc dụng Copia xuất phát từ thực tế nói trên tôi thực hiện đề tài

“Nghiên cứu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến tài nguyên thực vật rừng thuộc khu rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La” Nhằm đánh giá được sự ảnh hưởng của thời tiết cực đoan đến thực vật

rừng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do thời tiết cực đoan gây ra đến thực vật rừng của khu rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Trang 10

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu, được quy định trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển,

và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên quan sát được trong khảng thời gian so sánh được (Theo định nghĩa của Công ước khung Liên Hiệp Quốc (UNFCCC) Có thể nói tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) đa

số là những tác động tiêu cực, bất lợi đến tất cả các mặt các lĩnh vực của đời sống xã hội như sản xuất nông lâm nghiệp, các hệ sinh thái rừng và hoạt động của con người

Thời tiết- Weather: Là tập hợp của các trạng thái của các yếu tố khí

tượng xảy ra trong khí quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định như nắng hay mưa, nóng hay lạnh, ẩm thấp hay khô ráo Hầu hết các hiện tượng thời tiết diễn ra trong tầng đối lưu, thuật ngữ này thường nói về hoạt động của các hiện tượng khí tượng trong các thời kì ngắn (ngày hoặc giờ), khác với thuật ngữ "khí hậu" - nói về các điều kiện không khí bình quân trong một thời gian dài Khi không nói cụ thể, "thời tiết" được hiểu là thời tiết trên Trái Đất

Khí hậu - Climate: Bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng

mưa, áp suất khí quyển, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển và nhiều yếu tố khí tượng khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng, miền xác định

Thời tiết cực đoan - Extreme Weather: Là hiện tượng khí tượng nguy

hiểm, bao gồm các kiểu thời tiết trái mùa, khắc nghiệt, không thể dự đoán, bất

gây thiệt mạng Các dạng thời tiết cực đoan bao gồm: Vòi rồng, lốc xoáy, mưa đá, giông, bão, sóng thần, sấm sét, băng tuyết…

Trang 11

1.1 Trên thế giới

Biến đổi khí hậu

Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC,2013) cho thấy, sự ấm lên của khí hậu toàn cầu là rõ ràng và từ những năm 1950 có nhiều thay đổi chưa từng có trong nhiều thập kỷ hoặc thiên niên kỷ trước đó Khí quyển và đại dương đã trở nên nóng hơn, lượng tuyết và băng đã giảm đi và mực nước biển đã tăng lên Trong ba thập niên liên tiếp vừa qua, nhiệt độ bề mặt Trái đất luôn nóng hơn so với tất cả các thập niên trước đây kể từ năm 1850 Giai đoạn 1983-2012 dường như là 30 năm nóng nhất trong vòng 800 năm qua tại Bắc Bán cầu Trong giai đoạn 1992-2011, một lượng băng lớn đã bị tan chảy ở Greenland và Nam Cực và dường như trong giai đoạn 2002-2011, quá trình tan băng đã xảy ra với tốc độ lớn hơn Trong giai đoạn 1901–2010, mức nước biển đã dâng trung bình trên toàn cầu là 0,19m (0,17-0,21m) với tốc độ trung bình 1,7mm/năm (1,5-1,9mm/năm) Tốc độ dâng của nước biển từ giữa thế kỷ 19 đã cao hơn tốc độ dâng trung bình trong 2000 năm trước

Về nguyên nhân, IPCC cho rằng, phát thải khí nhà kính do con người là nguyên nhân chính gây ra của sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu Phát thải khí nhà kính đã tăng lên kể từ thời kỳ tiền công nghiệp, chủ yếu do tăng trưởng kinh tế, tăng dân số và hiện nay đang ở mức cao hơn bao giờ hết Nồng độ trong khí quyển của các loại khí CO2, CH4 và N2O đạt tới mức cao chưa từng có trong ít nhất 800.000 năm qua và đều có mức tăng lớn kể từ năm

1750, tương ứng là 40%, 150% và 20% Tổng lượng khí nhà kính do con người thải ra trong giai đoạn 2000-2010 là cao nhất trong lịch sử nhân loại và đạt 49 (± 4.5) GtCO2eq /năm trong năm 2010

Trang 12

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tác động tiêu cực tới các hệ thống tự nhiên, nhân tạo và con người trên toàn thế giới Sự thay đổi về nhiệt

độ, lượng mưa đã gây ra sa mạc hóa, hạn hán, lũ lụt…, gây tác hại cho tài nguyên nước, tài nguyên đất, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội Mực nước biển dâng cao đe dọa làm ngập chìm các hòn đảo, các khu vực đất thấp, làm thay đổi toàn bộ đời sống, sinh hoạt của con người Sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ, lũ quét, băng tuyết… cũng gây thiệt hại lớn cho các quốc gia Theo ước tính của các nhà khoa học, nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng từ 1,5 đến 2,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp, khoảng 20% - 30% các loài sinh vật sẽ đứng bên bờ tuyệt chủng Nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng hơn 4oC thì sẽ chỉ còn rất ít các hệ sinh thái có khả năng thích ứng được, hơn 40% hệ sinh thái sẽ chuyển đổi và rất nhiều hệ sinh thái sẽ biến mất hoặc sụp đổ trên quy mô toàn cầu Bên cạnh đó, nếu mực nước biển dâng cao 1m, hàng triệu người có thể mất nhà cửa và hàng nghìn ha đất canh tác bị ngập lụt, gây thiệt hại hàng trăm tỷ USD Nhiều quốc đảo có độ cao dưới 3m so với mặt nước biển như Kiribati, Tuvalu, Madivale sẽ mất phần lớn diện tích và một vài nước khác sẽ biến mất khi nước biển dâng cao 1m

Về các nguy cơ cháy rừng

Theo PP.Kulatxki (Lửa rừng, Giáo trình Đại Học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, 2002), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của tính chất VLC liên quản đến sự xuất hiện và lan truyền của đám cháy, đã chia VLC ra một số nhóm chính theo thứ tự như sau:

1) Thảm khô, (cành lá dụng và thảm khô);

2) Thảm mục than bùn và cây lá có dầu;

3) Cỏ cây và bụi tươi;

Trang 13

4) Cây tái sinh;

5) Cây đổ cành gãy;

6) Cành non và gốc chặt sau khai thác

Theo tác giả cường độ cháy rừng phụ thuộc vào tình trạng và số lượng vật liệu cháy trong khu rừng đó, tác giả cũng cho rằng độ ẩm tới hạn của các nhóm VLC có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định nguy cơ cháy rừng và mức

độ lan truyền của đam cháy

Theo Mindyc.Mcallum (năm 2006) đã tiến hành nghiên cứu mối quan

hệ mô hình hóa giữa quá trình cháy với lớp vật liêu cháy (bao gồm thành phần, độ nhiều và cấu trúc của lớp vật liệu cháy) các nhân tố thời tiết như độ

ẩm, nhiệt độ, tốc độ gió, độ ẩm tương đối của vật liệu cháy theo mùa trong quá trình đề phòng đốt nương đề phòng cháy tại Arvon Park Foce Range của miền nam băng Florida Mỹ và kết quả nghiên cứu của ông đã chỉ ra rằng sự biến động các nguy cơ cháy các bãi thảm cỏ dưới tán rừng Thông phụ thuộc vào đám vật liệu cháy (Vật liệu cháy nhỏ của đám đã chết, những cây cỏ còn sống với những cây cọ và cây bụi) cả về không gian và thời gian Khi đốt trước vào thời điểm thích hợp của mùa cháy, đám cháy hầu như không bị ảnh hưởng đến sự phục hồi của đám cây bụi, những loài có dễ ngầm có thể phục hồi từ hai cho đến một tuần trước khi đốt

Theo JS Gould, WL.McCaw.N.P Chenay, P.F Ellis & S Matthews (2007) đã nghiên cứu và đánh giá khả năng cháy theo bề dầy và khối lượng của vật liệu cháy đối với rừng Bạch đàn ở Autralia có kết quả như sau

Nguy cơ cháy thấp khi có một lớp VLC chưa phân giải và không liên tục bề dầy <10mm khối lượng 2-6 tấn/ha- nguy cơ cháy trung bình: VLC thành lớp mỏng chưa phân giải liên tục bề dầy từ 10-20mm khối lượng 6-7 tấn/ha- nguy cơ cháy trung bình VLC thành lớp mỏng chưa phân giải liên tục

Trang 14

bề dầy từ 10-20 mm khối lượng từ 6-10 tấn / ha nguy cơ cháy cao vật liệu thành lớp liên tục, đã phân giải dầy tư 15-25mm khối lượng từ 10 đến 14 tấn /ha; nguy cơ cháy rất cao VLC có lớp dầy liên tục đang phân giải cành lá rụng không nhiều bề dầy 15-25mm khối lượng từ 14-16 tấn/ ha- nguy cơ cực kỳ cao VLC có lớp rất dầy, liên tục có lớp cành nhánh rụng nhiều >25cm khối lượng trên 16 tấn

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Biến đổi khí hậu

Theo dự đoán, Việt Nam là một trong số nước sẽ phải chịu hậu quả tác động nặng nề nhất của BĐKH Mực nước biển dâng sẽ làm mất đi một vùng đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất ngập nước của các đồng bằng lớn nhất

cả nước - nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời, cái nôi của nền văn minh lúa nước, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất và các sinh cảnh

tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển

Theo Van Urk and Misdorp (1996) và Pilgrim (2007), nếu nhiệt độ tăng

20C, mực nước biển dâng 1m, có thể làm mất 12,2% diện tích đất, là nơi cư trú của 23% dân số (khoảng 17 triệu người) Riêng với đồng bằng Sông Cửu Long, nếu mực nước biển dâng như kịch bản vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, mùa màng

bị thiệt hại nghiêm trọng do lũ lụt và úng Nếu mực nước dâng 1m mà không

có các hoạt động ứng phó, phần lớn diện tích ĐBSCL sẽ hoàn toàn bị ngập nhiều thời gian dài trong năm, và thiệt hại tài sản ước tính lên tới 17 tỷ USD BĐKH còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ, đầm lầy…) do sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, thay đổi thời tiết (mưa, bão, hạn hán,…), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và cường độ của những trận lũ và hạn hán

Trang 15

làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông, công và lâm nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế

BĐKH đang là một trong những thách thức quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững ở vùng miền núi phía bắc Trong 5 năm vừa qua thiên tai

đã cướp đi sinh mạng của hơn 400 người, làm thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng (hơn 50 nghìn trâu bò bị chết rét trong năm 2008, hàng nghìn hécta hoa màu

bị đất vùi hoặc lũ cuốn trôi ) (Nhóm công tác BĐKH, 2011) BĐKH ở vùng miền núi phía bắc có nhiều biểu hiện khác với khu vực Trung bộ, Tây Nguyên

và Tây Nam bộ, do là vùng có thu nhập thấp nên tỷ lệ thiệt hại do những hiện tượng thời tiết khí hậu cực đoan cao hơn các vùng khác (Nhóm công tác BĐKH, 2011)

Theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam (2016) thì xu thế biến đổi khí hậu ở Việt Nam được tóm tắt như sau:[6]

- Nhiệt độ có xu thế tăng ở hầu hết các trạm quan trắc, tăng nhanh trong những thập kỷ gần đây Trung bình cả nước, nhiệt độ trung bình năm thời kỳ 1958-2014 tăng khoảng 0,62 0C, riêng giai đoạn (1985-2014) nhiệt độ tăng khoảng 0,420

C.[6]

- Lượng mưa trung bình năm có xu thế giảm ở hầu hết các trạm phía Bắc; tăng ở hầu hết các trạm phía Nam

- Cực trị nhiệt độ tăng ở hầu hết các vùng, ngoại trừ nhiệt độ tối cao có

xu thế giảm ở một số trạm phía Nam

- Hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn trong mùa khô

- Mưa cực đoan giảm đáng kể ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, tăng mạnh ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, số lượng quá trình xuất hiện nhiều hơn tại các tỉnh Miền Núi phía Bắc và Tây Bắc Bộ

Trang 16

- Số lượng bão mạnh có xu hướng tăng, cường độ mạnh hơn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với con người

- Số ngày rét đậm, rét hại có xu thế giảm nhưng xuất hiện những đợt rét dị thường gây lên những ảnh hưởng lớn cho các ngành nông, lâm nghiệp và con người, đồng thời xuất hiện không theo quy luật ở nhiều nơi

- Ảnh hưởng của El Nino và Na Nina có xu thế tăng

1.2.2 Vật liệu cháy

VLC Bế Minh Châu (2002) (Chích theo Kulatxki) thành phần của VLC

bào gồm thảm khô, thảm mục, than bùn cây có dầu, cỏ và cây bụi còn tươi, cây tái sinh, cành đổ, cây gẫy, và cành ngọn, và gốc chặt sau khai thác, cành

lá và thân cây gỗ còn tươi; như vậy thành phần VLC là toàn bộ vật chất hữu

cơ có trên bề mặt đất rừng sẽ tham gia vào quá trình cháy [1]

Thích ứng với BĐKH ở Việt Nam

- Ở Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu cũng đã được nhận thấy qua nhiều dấu hiệu, bằng chứng

- Hiện tượng biến đổi khí hậu có xu thế theo hai trường hợp

- Trong trường hợp thứ nhất (biến đổi từ từ), con người và các hệ sinh thái nói chung có thể tự thích nghi dần, nhưng một số loài nếu không có khả năng hoặc không có điều kiện thích nghi sẽ dần biến mất dẫn đến bị diệt vong Sự nguy hiểm do tác động tiêu cực gây nên bởi sự biến đổi này làm chúng chỉ có thể được nhận thấy sau một khoảng thời gian đủ dài Nếu không

dự tính được thì hệ quả mang lại sẽ rất nặng nề và khó có thể phục hồi

- Trong trường hợp thứ hai, sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan.Thích ứng với biến đổi khí hậu trong trường hợp này là xây dựng các chiến lược, kế hoạch phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai Nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường sức chống chịu của cộng đồng, nâng cao

Trang 17

chất lượng, độ chính xác của các thông tin dự báo thời tiết, khí hậu, thủy văn, xây dựng và bảo đảm độ chính xác, độ ổn định của các hệ thống cảnh báo thiên tai, là những vấn đề mấu chốt của chiến lược thích ứng với sự biến

đổi này (Nguồn: Đề tài nghiên cứu của Phan Văn Tân, Ngô Đức Thành )

Biến đổi khí hậu tác động tới lâm nghiệp

1) Tác động đối với lâm nghiệp

- Đối với sản xuất lâm nghiệp, BĐKH là loại thiên tai tồi tệ nhất, xảy ra ngày càng nghiêm trọng với tần suất và quy mô ngày càng lớn gây nhiều thiệt hại và kéo dài Trong đó, hai yếu tố liên quan chặt chẽ tới biểu hiện của biến đổi khí hậu là nhiệt độ và lượng mưa Theo báo cáo về Biến đổi khí hậu và Phát triển con người ở Việt Nam của Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP, 2007), từ năm 1900 đến nay, mỗi thập kỷ, nhiệt độ trung bình ở Viêt Nam tăng 0,10C Lượng mưa trung bình hàng năm sẽ tăng 2,5-4,8 % Biến đổi khí hậu đã và đang làm cho lượng mưa thay đổi bất thường và rất khác nhau theo mùa và theo vùng(Schaefer, 2003)

- Biến đổi khí hậu sẽ làm thay đổi tổ thành và cấu trúc của một số hệ sinh thái rừng, buộc các loài phải di cư và tìm cách thích ứng với điều kiện sống mới Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng nguy cơ tuyệt chủng một số loài động thực vật, gây khó khăn cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học Hậu quả kéo theo của BĐKH là các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra nhiều hơn, trong

đó các hiện tượng như băng tuyết, lũ lụt, hạn hán,… cũng đã và đang tác động trực tiếp đến hệ thực vật rừng làm giảm trữ lượng và chất lượng rừng, mất cân bằng sinh thái, gây nên nhiều nguy cơ làm cháy rừng

Trang 18

2) Những nỗ lực nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong Lâm nghiệp

- Nhận thức được vai trò quan trọng của Lâm nghiệp đối với việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, cục Lâm nghiệp đã và đang phối hợp cùng các bên liên quan xây dựng Kế hoạch hành động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó chú trọng vào việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng tự nhiên; thiết lập

và quản lý bền vững hệ thống rừng phòng hộ ven biển, bao gồm cả rừng ngập mặn; xây dựng và triển khai thí điểm các dự án về cơ chế phát triển sạch trong lâm nghiệp; tăng cường các sáng kiến quản lý đất lâm nghiệp bền vững gắn với giảm nghèo bền vững

3) Biến đổi khí hậu làm suy giảm quỹ đất rừng và diện tích rừng

- Diện tích rừng ngập mặn ven biển chịu tổn thất to lớn do nước biển dâng;

- Nguy cơ chuyển dịch diện tích đất lâm nghiệp sang đất dành cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác là tác động gián tiếp song có thể coi là tác động lớn nhất đối với sản xuất Lâm nghiệp Độ che phủ rừng thay đổi theo không gian và thời gian, đặc biệt kể từ khi Đất nước thống nhất đến nay độ che phủ của rừng giảm từ 43% (1943) xuống còn khoảng 28% (1995) nhưng tăng lên

và đạt 38,7% (2008)

4) BĐKH làm suy giảm chất lượng rừng

- Chất lượng rừng tự nhiên tiếp tục bị suy giảm Diện tích rừng giàu và trung bình phần lớn chỉ còn tập trung ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, biên giới có điều kiện đi lại rất khó khăn Phát triển đáng kể nhiều sâu bệnh mới nguy hại hơn hoặc các sâu bệnh ngoại lai

- Số lượng quần thể của các loài động vật rừng, thực vật quý hiếm giảm sút đến mức suy kiệt dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng

Trang 19

5) BĐKH ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng

- Hiện nay, Việt Nam có khoảng 6 triệu hécta rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông, rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và rừng đặc sản cùng với diện tích rừng dễ xảy ra cháy tăng thêm hàng năm, thì tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó lường ở Việt Nam đang là nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng ngày càng nghiêm trọng

- Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục ngàn hécta rừng, trong đó mất rừng do cháy rừng khoảng 16.000 ha/năm Làm giảm tính đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan; tác động xấu đến an ninh Quốc phòng

- Ở khu vực Tây bắc bộ, nguy cơ cháy rừng tăng cao vào các tháng 12,

1, 2 và 3,4 đặc biệt là tháng 3 và tháng 4 Nguy cơ cháy rừng tăng vào năm

2020 trong các tháng trên là từ 5-41%; vào năm 2050 là từ 16 – 35% và vào năm 2100 là từ 25 – 113% nguồn: (Ban chỉ đạo chương trình thích ứng với Biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Hình 1.1 Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) thời kỳ 1958-2014

(Nguồn: Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, 2016 – Bộ

TNMT)[6]

Trang 20

Hình 1.2 Thay đổi lƣợng mƣa năm (%) thời kỳ 1958-2014

(Nguồn: Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, 2016 – Bộ TNMT)[6]

Bảng 1.1 Thay đổi lƣợng mƣa (%) trong 57 năm qua (1958-2014)

Trang 21

* Tác động của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái cảnh quan, tính đa dạng sinh học của loài trong một khu rừng

- Mất diện tích rừng do cháy rừng gây ra, khí hậu biến đổi nhiệt độ vỏ trái đất tăng, nên các hiện tượng cháy rừng thường xuyên diễn ra trên diện rộng và với quy mô lớn hơn số lượng nhiều hơn

- Mùa đông có những đợt rét kéo dài, mùa hè thì hạn hán, nắng nóng, thiếu nước dẫn đến hoang mạc hóa, sa mạc hóa trên những vùng đất cát, đất trống, đồi trọc ảnh hưởng sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và đe dọa đến

an ninh lương thực

- Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa

vụ như quá trình canh tác nông nghiệp, quá trình trồng rừng của các chương trình dự án trên địa bàn, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như băng tuyết,

lũ quét làm cuốn trôi nhiều nhà cửa mà chúng ta không chủ động hoặc lường trước…

- Biến đổi khí hậu làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại làm xuất hiện nguy cơ gia tăng các loài “gây hại”

Trang 22

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA ĐIỂM

2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về đối tượng: Tài nguyên thực vật rừng, và hiện tượng băng tuyết xảy ra trong 3 năm trở lại đây)

- Giới hạn về nội dung: Đánh giá được ảnh hưởng của băng tuyết đến tài nguyên thực vật rừng

- Giới hạn về địa điểm: Khu rừng đặc dụng Copia tỉnh Sơn La

2.3 Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng rừng ở khu rừng đặc dụng Copia tỉnh Sơn La

- Phân tích được diễn biến thời tiết tác động đến rừng đặc dụng của khu vực nghiên cứu

- Ảnh hưởng của băng tuyết đến tài nguyên thực vật rừng và nguy cơ cháy rừng của khu rừng đặc dụng

Trang 23

- Đánh giá khả năng phục hồi rừng sau tác động của thời tiết cực đoan

- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tác hại của thời tiết cực đoan đến khu rừng đặc dụng Copia

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Kế thừa các tài liệu có liên quan

- Thu thập được điều kiện tự nhiên của rừng đặc dụng Copia

- Bản đồ hiện trạng rừng, các phân khu của rừng đặc dụng Copia

- Số liệu khí tượng thủy văn của khu vực (trạm gần nhất ) ít khoảng 10 năm trở lại đây

- Báo cáo hàng năm của rừng đặc dụng, hạt kiểm lâm về biến động tài nguyên thực vật rừng tại vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn

- Báo cáo tác động của băng tuyết đến diện tích rừng bị tàn phá, suy thoái rừng ,cháy rừng tại rừng đặc dụng

- Ảnh chụp, ảnh vệ tinh, ảnh tư liệu trước và sau khi xảy ra hiện tượng băng tuyết

Mẫu phỏng vấn Thông tin chung

Người trả lời phỏng vấn :………… Nghề nghiệp: ………

Địa chỉ: ……… Người phỏng vấn: ……… Ngày phỏng vấn………

Trang 24

Nội dung phỏng vấn

- Phỏng vấn về những trạng thái rừng chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan

- Anh (chị) ở khu vực này có thường xuyên xảy ra hiện tượng băng tuyết hay không ? Nếu có thì đó là hiện tượng thời tiết như thế nào?

- Anh (chị) có thể cho biết thời tiết cực đoan nó có ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên thực vật rừng trong khu vực khu bảo tồn ? Nếu có thì bằng hình thức nào ?

- Khu vực khu bảo tồn đã xảy ra cháy rừng chưa ? Nguyên nhân cháy rừng có phải do hiện tượng thời tiết cực đoan không ? Hay là do nguyên nhân nào khác?

- Phỏng vấn về việc ứng phó những hậu quả do thời tiết cực đoan gây ra ?

- Anh (chị ) có được tuyên truyền những hậu quả do thời tiết cực đoan gây ra đến hệ tài nguyên thực vật rừng trong khu vực ? Nếu có thì anh ( chị ) hiểu được những gì về hậu quả của nó gây nên?

- So với những năm trước đây thì diện tích rừng ở đây có chuyển biến

gì không ? Số lượng thực vật rừng trong khu bảo tồn có bị suy giảm nhiều không ?

2.4.3 Điều tra tuyến

- Điều tra tuyến: Tuyến điều tra được thiết kế để cắt qua tất cả các dạng sinh cảnh rừng đại diện nhất tại khu vực Trên tuyến điều tra đã thiết kế sẵn tiến hành thu thập số liệu bao gồm ghi lại được tọa độ của điểm và đầu điểm cuối tuyến điều tra Trong khu bảo tồn thì điều tra 2 tuyến ở các trạng thái rừng khác nhau Từ điều tra tuyến xác định được ô tiêu chuẩn cần lập ( mỗi ô

có diện tích 1000 m2) , mỗi tuyến lập 3 ô tiêu chuẩn ở các vị trí , độ cao, trạng thái rừng khác nhau ; lập thêm 3 ô ở vùng phục hồi sinh thái Vị trí lập nên chọn ô có cây bị gẫy, đổ do băng tuyết mấy năm trước

Trang 25

- Lập được 2 tuyến điều tra đại diện cho trạng thái rừng bị ảnh hưởng

do băng tuyết trong khu rừng đặc dụng Copia Mỗi tuyến lập được 3 OTC ứng với các trạng thái rừng khác nhau: Rừng tự nhiên; Rừng bị ảnh hưởng do băng tuyết; Rừng bị cháy sau ảnh hưởng của băng tuyết; Rừng tự nhiên, rừng trồng phục hồi sau băng tuyết, đồng thời theo các đai khác nhau

+ Tuyến 1: Tuyến bản Huổi Pu Chiềng Bôm đến Hua Lương đai cao từ 700- 1000 m + Tuyến 2: Từ Hua lương đi Long Hẹ, Co Mạ đai cao từ >1000m

Nội dung điều tra và biểu điều tra

Bảng 2.1 Biểu điều tra tuyến có những cây bị gãy, đổ, đang phục hồi sau

hiện tƣợng băng tuyết tại vùng đệm

Số thứ tự tuyến điều tra: Người điều tra: …

Tọa độ điểm đầu: Tọa độ điểm cuối:

Trên tuyến đi, tại điểm đầu bấm GPS ghi lại tọa độ điểm đầu Tiếp tục

đi tuyến, trên tuyến đi, gặp cây gãy đổ thì dừng lại bấm GPS ghi lại vào bảng trên

Bảng 2.2 Biểu điều tra tầng cây cao

Tọa độ: Hướng dốc: Trạng thái rừng :

Độ cao: Ngày điều tra: Tuyến điều tra:

STT Tên

Loài

D1.3 (m)

Hvn (m)

Hdc (m)

Dt (m) Trạng thái Ghi

chú max min Gãy đổ Đang phục hồi

Trang 26

- Điều tra tầng cây cao ( số cây, loài, D1.3, Hvn, Hdc, loài cây bị gãy

đổ do tuyết, ): Trong OTC đã lập tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của toàn bộ các cây Sử dụng đoạn thước dây 1m để đo chu vi thân cây tại vị trí cách gốc 1,3m, vòng thước dây vuông góc với thân cây, không siết quá chặt vào lớp vỏ cây vì sẽ gây ra sai số, đọc số đo trên thước lấy đến 2 chữ số thập phân Đo chiều cao cây bằng thước đo cao Blume leis, đứng cách gôc cây khoảng cách 15m theo chiều dài cải bằng, ngắm thước lên ngọn cây ấn nút hãm kim và đọc giá trị 1 trên thang 15 của thước, sau đó mở nút hãm kim ngắm về gốc cây, làm tương thao tác, đọc được giá trị 2 trên thang đo 15 Nếu

2 giá trị này nằm cùng một phía so với số 0 thì trừ cho nhau hoặc khác phía thì cộng vào nhau, kết quả là chiều cao cây cần đo Điều tra tương tự đối với chiều cao dưới cành của cây (vị trí ngắm thước là đoạn dưới cành và gốc cây)

Đo đường kính tán của cây bằng thước dây 30m, căng thước đo hình chiếu của tán cây trên mặt đất tại hai vị trí lớn nhất và nhỏ nhất của tán cây, lấy số trung bình của hai giá trị đó sẽ thu được số liệu đường kính tán của cây Đánh giá trạng thái cây theo chỉ tiêu gãy, đổ, đang phục hồi Điều tra các số liệu về tọa độ OTC, độ cao, độ dốc, hướng dốc số liệu ghi vào biểu 2

Bảng 2.3: Biểu điều tra cây bụi, thảm tươi

OTC số : Độ dốc : Người điều tra :

Tọa độ : Hướng dốc : Trạng thái rừng:

Độ cao: Ngày điều tra : Tuyến điều tra:

Số

ODB STT Tên loài

Số lượng

Độ che phủ (%)

Chiều cao trung bình (m)

Sinh trưởng

1

2

Trang 27

Điều tra cây bụi thảm tươi: Trong OTC lập 5 ODB với diện tích 4m2

(2x2m), 4 ODB ở 4 góc của OTC và 1 ô ở chính giữa

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ các ODB

- Điều tra các chỉ tiêu cơ bản về tên loài, số lượng cây, chiều cao trung bình, độ che phủ, tình hình sinh trưởng, số liệu được ghi vào biểu 3

Bảng 2.4 Biểu điều tra cây tái sinh

OTC số : Độ dốc : Người điều tra :

Tọa độ : Hướng dốc : Trạng thái rừng :

Độ cao: Ngày điều tra : Tuyến điều tra :

Cấp chiều cao (m) Phẩm chất Nguồn gốc

Trang 28

Bảng 2.5 Biểu điều tra cây lỗ trống (điều tra tại vị trí cây bị gãy, đổ do băng tuyết)

OTC số : Độ dốc : Người điều tra :

Tọa độ : Hướng dốc : Trạng thái rừng :

Độ cao: Ngày điều tra : Tuyến điều tra :

TT Loài

chủ yếu H(m) Dt(m)

Sinh trưởng Nguồn gốc Ghi

chú Tốt TB Xấu Hạt Chồi

1

2

- So sánh thành phần loài tái sinh giữa OTC và ô lỗ trống

Bảng 2.6 Biểu điều tra độ tàn che, che phủ

OTC số: Độ dốc: Người điều tra:

Tọa độ: Hướng dốc: Trạng thái rừng:

Độ cao: Ngày điều tra: Tuyến điều tra:

- Điều tra độ tàn, che phủ: Xác định độ tàn che, che phủ bằng phương pháp mục trắc Kết quả ghi vào biểu 5

Bảng 2.7 Biều tra khối lƣợng vật liệu cháy

OTC số: Độ dốc: Người điều tra:

Tọa độ: Hướng dốc: Trạng thái rừng:

Độ cao: Ngày điều tra: Tuyến điều tra:

VLC tươi Khối

lượng

Bề dày thảm khô (cm) Ghi chú

Dễ cháy Khó cháy

Trang 29

- Điều tra vật liệu cháy, kế thừa số liệu phỏng vấn, số liệu được học viên thu thập từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2016 Trong mỗi ODB tiến hành điều tra, thu gom toàn bộ vật liệu cháy rồi phân theo 3 loại: vật liệu tươi dễ cháy, vật liệu tươi khó cháy và thảm khô Dùng cân xác định khối lượng của từng thành phần vật liệu , tính trung bình cho từng trạng thái rừng được điều tra (Đơn vị : tấn/ha) và dùng thước xác định bề dày của lớp thảm khô Kết quả

ghi vào biểu 6

2.4.4 Công tác nội nghiệp

- Từ số liệu lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, nhiệt độ lập được biểu đồ khí tượng của vùng

- Số hóa bản bồ hiện trạng, nhập các dữ liệu tọa độ để xem trạng thái rừng nào bị ảnh hưởng do thời tiết nhiều nhất

- Từ số liệu lượng mưa, độ ẩm, lượng bốc hơi, chế độ mưa, nhiệt độ lập được biểu đồ khí tượng của vùng bằng phần mềm ArcGis

- Số hóa bản bồ hiện trạng, nhập các dữ liệu tọa độ để xem trạng thái rừng nào bị ảnh hưởng do thời tiết nhiều nhất

2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thu thập từ các OTC được xử lý bằng các phương pháp thống

kê toán học thích hợp

Xác định các loài cây tham gia vào công thức tổ thành

- Để xác định công thức tổ thành (CTTT), trước tiên cần phải xác định được thành phần các loài cây tham gia vào công thức tổ thành

- Các loài cây chính là loài cây có số cây Ni≥Ntb sẽ được viết vào công thức tổ thành

Trong đó:

Ni: Là số cây của loài i

Trang 30

Ntb: Là số cây trung bình mỗi loài, Ntb được tính bằng:

Ntb=N / m (N: Tổng số cây các loài, m: tổng số loài)

Khi đó CTTT được xác định bằng công thức:

Trong đó Ki: Là hệ số tổ thành loài I, được xác định bằng:

Tính hệ số tổ thành theo đơn vị 1/10 Trong công thức thứ tự loài có hệ

số lớn hơn viết trước, tên của các loài được viết tắt

Những loài có hệ số ki ≥ 1 được ghi hệ số trước tên viết tắt của loài Những loài có hệ số 1> ki ≥ 0.5 có thể không ghi hệ số tổ thành mà đặt dấu “ + “ trước tên viết tắt của loài

Những loài có hệ số 1< ki ≤ 0.5 có thể không ghi hệ số tổ thành mà đặt dấu “ - “ trước tên viết tắt của loài

Những loài có Ni < Nb được gộp trong nhóm các loài khác (LK) và có

hệ số ki = 10 – hệ số của các loài có Ni > Ntb

Mật độ cây tái sinh:

Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:

Trang 31

N/ha =

Trong đó: S : Tổng diện tích các ô dạng bản điều tra tái sinh (m2 ),

n : Số lượng cây tái sinh điều tra được

Chất lƣợng cây tái sinh

Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, hoặc xấu theo công thức:

N% = Trong đó: N%: Tỷ lệ phần trăm cây tốt, trung bình, hoặc xấu

n: Tổng số cây tốt, trung bình, hoặc xấu

Đánh giá nguy cơ cháy của vật liệu cháy

Dựa theo các phân hạng của J.S Gould, W.L (2007) chia thành các cấp:[18]

1 Nguy cơ thấp 4 Nguy cơ rất cao

2 Nguy cơ trung bình 5 Nguy cơ cực kỳ cao

3 Nguy cơ cao

Nguy cơ

số

Bề dầy(mm)

Khối lƣợng (tấn/ha)

Không Không có VLC bề mặt, đất chơ trụi 0 - 0 Thấp Một lớp rất mỏng, chưa phân dải,

không liên tục

1 <10 2-6

Trung

bình

Lớp mỏng, chưa phân dải, liên tục 2 10-20 6-10

Cao Có lớp VLC liên tục, đã phân dải 3 15-25 10-14 Rất cao Có lớp VLC dày liên tục, đang phân

dải, cành nhánh dụng khong nhiều

Trang 32

Chương 3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên của khu RĐD Copia

3.1.1 Lịch sử hình thành và phân khu chức năng

Khu RĐD Copia được thành lập theo quyết định số 729/QĐ-UB ngày 28/02/2002 của UBND tỉnh Sơn La, bao gồm địa giới hành chính của 3 xã :

Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm thuộc huyện Thuận Châu

3.1.2 Vị trí địa lý

Khu RĐD Copia nằm ở phía Tây – Nam thị trấn Thuận Châu, cách thành phố Sơn La 70 km về phía Tây; gồm các xã Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm (thuộc huyện Thuận Châu)

- Phía Bắc: Giáp tiểu khu 245a, 242 và 234 thuộc xã Long Hẹ và Chiềng Bôm

- Phía Nam: giáp 2 xã Chiềng Phung và Nậm Ty của huyện Sông Mã

- Phía Đông: giáp tiểu khu 256, 265, 279 thuộc xã Nậm Lầu

- Phía Tây: Giáp tiểu khu 246, 259, 271a thuộc xã Co Mạ

Trang 33

3.1.3 Địa hình, địa mạo

Khu rừng đặc dụng Copia là khu vực miền núi có độ cao dao động trong khoảng từ 550m đến trên 1800m, độ cao trung bình khu vực vào khoảng

1100 – 1200m Dải núi cao nhất Trông Sia – Copia – Long Nọi với nhiều đỉnh núi cao trên 1500m như Copia (1816,8m), Trông Sia (1742,6m) ở phía Tây Nam đỉnh Copia, Long Nọi (1687m) ở phía Đông Bắc đỉnh Copia, chạy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc chia khu bảo tồn thành hai phần chính Phần Đông Nam chiếm diện tích lớn hơn chủ yếu là lưu vực của suối Nậm Ty thuộc hệ thống sông Mã có đặc trưng địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; phần Tây Bắc có diện tích nhỏ hơn song tính trung bình lại cao hơn, có xu thế thấp dần về tây bắc đối với phần diện tích lưu vực Hủa Nhử của sông Mã và về phía đông bắc đối với lưu vực suối Nhộp đổ về sông Đà Rìa Tây Nam của khu bảo tồn có dải núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với nhiều đỉnh cao 1500 – 1700m là đường chia nước lưu vực Hủa Nhử

và Nậm Ty với Nậm Pin Lưu vực các suối thuộc hệ thống sông Đà chiếm diện tích khá khiêm tốn ở phần Tây Bắc khu bảo tồn, được phân cách với lưu vực Hủa Nhử

Đất Feralit mùn có màu vàng gạch cua nhạt trên độ cao 1.000m đến 1.500m, tập trung ở dãy núi Đông Nam của giông chính thuộc khu vực Gieo Bay

* Đất Feralit vàng nâu trên đất sét và đá biến chất nằm ở độ cao 1.200 – 1.500m, độ dày A trên 1m thuộc dãy núi Huổi Viếng, Huổi Nhộp

Trang 34

* Đất Feralit biến đổi do canh tác nương rẫy hay do bồi tụ ven suối Đất tầng A có độ dày trên 1m, độ dốc 150

–250, đất tốt có nhiều khả năng năng phục hồi rừng tái sinh tự nhiên

Đánh giá chung các loại đất ở khu RĐD Copia Thuận Châu – Sơn La: Tầng đất từ trung bình đến dày (trong khoảng 0,5m đến 1m)

Độ phì của đất Con khá cao, đất Con nhiều tính chất đất rừng

Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9

+ Mùa khô từ tháng 10 đến hết tháng 3 năm sau

Lượng mưa trung bình từ 1.500 –1.600mm/năm, tập trung vào tháng 5 đến tháng 8, chiếm 70% lượng mưa cả năm

+ Nhiệt độ trung bình năm 190C (bình quân tối cao 320C, bình quân tối thấp 140

C)

+ Độ ẩm độ trung bình 85% (bình quân tối cao 90%, tối thấp – 70%) Khu RĐD Copia do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam nên nhiệt độ bị khô hanh, vào tháng 3-4 chúng nên dễ gây ra cháy rừng

Ở Copia còn có hiện tượng sương muối và băng giá xuất hiện vào cuối tháng 12 và đầu tháng 1 gây nhiều thiệt hại cho cây trồng và ảnh hưởng sức khỏe vật nuôi và người dân ở đây

Trang 35

- Thủy văn

Khu rừng đặc dụng Copia không có sông lớn, chỉ có suối đầu nguồn gồm: + Hệ thống suối Nậm Nhộp thuộc xã Chiềng Bôm là đầu nguồn của Suối Nậm Muội đổ ra sông Đà

+ Hệ suối Hủa Lương, Hủa Nhử (Suối Đen) bắt nguồn từ lưu vực Tây Bắc Copia, chảy hướng Tây và Tây Bắc đổ ra suối lớn đổ về Sông Mã

+ Hệ suối Nậm Lu, suối Kép, Hủa Ty, suối Lầu, suối Ty chảy ra sông

Mã Ngoài ra Con có một số suối chi phối khu Rừng đặc dụng Copia như suối Liếp, suối Nậm Cang

+ Diện tích các hệ suối nêu trên 200 km2

Phần lưu vực tụ nước chính trong khu rừng đặc dụng Copia: 160km2

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu RĐD Copia

3.2.1 Dân số, dân tộc và lao động

Theo số liệu thống kê của các địa phương năm 2011 trong Khu RĐD cụ thể như sau:

- Xã Long Hẹ

Long Hẹ là xã vùng cao của huyện Thuận Châu cách trung tâm huyện

52 km tổng diện tích tự nhiên của xã là 11.558,2 ha Đến năm 2011 xã có 19 bản trong đó 14 bản là dân tộc Mông, 4 bản là dân tộc Kháng, 1 bản là dân tộc

Trang 36

Thái, tổng dân số của xã là 3.646 nhân khẩu trong 615 hộ Theo thống kê có 1.861 nhân khẩu Nam và 1.785 nhân khẩu Nữ

Thành phần dân tộc : xã có 5 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Mông

377 hộ chiếm 61,3%, dân tộc Kháng 132 hộ chiếm 21,4%, dân tộc Thái 104

hộ chiếm 16,9%, dân tộc Khơ Mú 1 hộ chiếm 0,16%, dân tộc Kinh 1 hộ chiếm 0,16% Trong năm 2011 toàn xã có 355/615 hộ là hộ nghèo chiếm 57,72%

- Xã Co Mạ

Xã Co Mạ là xã vùng III đặc biệt khó khăn, nằm ở trung tâm 6 xã vùng cao và cách trung tâm huyện Thuận Châu 41 km Tổng diện tích tự nhiên là 14.420 ha, toàn xã có 963 hộ với 5.608 nhân khẩu, có 3 dân tộc sinh sống là Mông, Mường và Kháng, toàn xã có 564 hộ nghèo chiếm 58,5%, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nương, trồng ngô; chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, dê, gia súc, gia cầm địa phương, chưa có điều kiện áp dụng khoa học

kỹ thuật vào sản xuất

- Xã Chiềng Bôm

Chiềng Bôm là xã cách trung tâm huyện Thuận Châu hơn 10 km, là xã vùng cao khó khăn của huyện, theo thống kê năm 2011 thì diện tích tự nhiên của xã là 9.158 ha, trong toàn xã có 1.081 hộ với 5.692 nhân khẩu, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,6% Qua điều tra rà soát toàn xã có 507 hộ nghèo bằng 44,28% số hộ và 346 hộ cận nghèo bằng 30,22% số hộ toàn xã, số hộ thoát nghèo trong năm 2011 là 104 hộ bằng 260% so với kế hoạch

3.2.2 Hiện trạng sản xuất nông, lâm nghiệp

Cơ cấu đất đai của Khu bảo tồn gồm 3 loại đất chính là: Đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp với thành phần như sau

- Diện tích đất lâm nghiệp là 11.352,09 chiếm 99,88% (trong đó, có rừng là 5.589,73 ha, chưa có rừng là 5.762,36 ha)

Trang 37

- Diện tích đất nông nghiệp là 3,24 ha, chiếm 0,03%

- Diện tích đất phi nông nghiệp là 10,73 chiếm 0,09%

- Sản xuất nông nghiệp

Qua hai đợt khảo sát tại các xã trong khu RĐD Copia chúng tôi đã thống kê số liệu về tình hình sử dụng đất sản xuất trong nông nghiệp của từng

xã và được trình bày dưới bảng 1 sau

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất tại 03 xã thuộc rừng đặc dụng Copia

Nguồn: UBND các xã Chiềng Bôm, Long Hẹ, Co Mạ

Nhìn chung đời sống của cộng đồng dân cư trong khu RĐD Còn chậm phát triển, mang nặng tính tự cung tự cấp, phương thức canh tác đơn giản lạc hậu, năng suất thấp

Các hoạt động kinh tế trong vùng chủ yếu: trồng cây lương thực, trồng lúa nước và canh tác nương rẫy, trồng hoa màu

Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở qui mô gia đình đáp ứng sinh hoạt tại chỗ của các cộng đồng làng bản giúp giải quyết một phần trong bữa ăn hàng ngày

và phục vụ các ngày tết, lễ hội, cưới xin ma chay, chăn nuôi ở quy mô nhỏ

Trang 38

chưa có định hướng sản xuất lớn trở thành hàng hóa, đóng góp vào thu nhập gia đình, tăng tổng giá trị sản phẩm cho chăn nuôi gia đình Chăn nuôi công nghiệp chưa được định hướng phát triển

Về cây công nghiệp, kinh tế trang trại đồi rừng Con hạn hẹp, chỉ ở mức khiêm tốn Ngoài cây chè được chú ý và mở rộng ở một số nơi, cây cà phê đã được đưa vào thử nghiệm vẫn chưa mang lại hiệu quả kinh tế Ở đây cây bông cũng được trồng chỉ nhằm mục đích phụ vụ tại chỗ, các sản phẩm cây công nghiệp nhìn chung chưa thể hiện là 1 thế mạnh và là mặt hàng hóa có giá trị của khu vực

- Sản xuất lâm nghiệp

Các xã trong khu RĐD tiếp tục chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng Phối hợp với các đơn vị chức năng và các ban quản lý lâm nghiệp tiến hành thống kê rà soát quy hoạch phát triển rừng theo nghị định HĐND huyện, Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng Thành lập tổ kiểm tra tổ chức kiểm tra rừng tại một số khu vực trọng điểm có biểu hiện chặt phá rừng trái phép, thực hiện tốt công tác PCCCR, qua thống kê sơ bô của đoàn công tác thì tình hình sản xuất được thể hiện qua bảng 2 sau:

Bảng 3.2.Thống kê tình hình sản xuất lâm nghiệp tại khu RĐD Copia

Trang 39

Trong năm qua xã Chiềng Bôm: trồng mới được 100 ha, đạt 100% kế hoạch Tiếp tục khoanh nuôi, tái sinh được 194,4 ha rừng dự án KfW7, phát hiện và xử ký 4 trường hợp có hành vi mang phương tiện khai thác gỗ vào rừng, báo cáo các cấp chính quyền xử lý theo pháp luật đối với 1 đối tượng hủy hoại rừng, công tác PCCCR được thực hiện tốt nên không xảy ra vụ cháy rừng nào

3.2.3 Cơ sở hạ tầng

- Giao thông

Trong 3 xã của khu RĐD đã có đường ô tô, ngày khô ráo có thể tới trung tâm các xã Có khoảng 130 km đường ô tô, 107 km đường xe máy liên

xã, đường mòn dân sinh khoảng 500 km

Với chương trình 135 vừa qua tỉnh Sơn La đầu tư nâng cấp đường 108 với 38 km từ Thuận Châu đi Co Mạ, đã trải nhựa 20 km tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng đi lại giao lưu, phát triển kinh tế Trong đó:

Tuyến đường ô tô từ ngã ba Co Mạ - É Tòng được nâng cấp nên đi lại

dễ dàng hơn Tuyến đường Sềnh Thàng - Pá Púa dài 8,3 km cũng đã được đưa vào sử dụng, năm 2011 cũng đã nâng cấp sửa chữa tuyến Cha Mạy B dài 24,4

km và tuyến Cha Mạy B - Kéo Hẹ dài 13 km cũng đang được gấp rút hoàn thành

Tuyến đường từ đường 108 đi qua xã Chiềng Bôm cũng đang được thi công Các công trình hạ tầng, văn phòng UBND, trường học, trạm xá đã được xây dựng ổn định nhà cấp 4, một số trường phổ thông cơ sở ở các xã có lớp học 2 tầng

3.3 Đánh giá chung

Nhìn chung các xã thuộc khu bảo tồn Copia là những xã vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn Đời sống nhân dân trong xã đang còn rất nhiều khó khăn, với diện tích rộng lớn nhưng đa phần là đất trống đồi trọc nên diện

Trang 40

tích đát nông nghiệp có thể canh tác ít Tổng dân số 3 xã là 14.946 nhân khẩu với các dân tộc: Mông, Mường, Thái, Kháng, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ chỉ dưới 1% tổng số dân cư tại đây Đây cũng là các xã có tỷ lên hộ nghèo cao với trung bình 53 %, trong đó xã có số hộ nghèo cao nhất là xã Co Mạ có 564

hộ nghèo chiếm 58,5 % Khu RĐD Copia cách trung tâm huyện Thuận Châu không xa nhưng do địa hình phức tạp lại không thuận lợi về thời tiết nên tình hình sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn Sản xuất nông nghiệp chủ yếu

là sản xuất lúa nương, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp hầu như chưa có Chăn nuôi ở đây chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình có quy mô nhỏ với các loại gia súc gia cầm chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong vùng, chưa phát triển đại gia súc nên hiệu quả kinh tế chưa cao dù có nhiều ưu thế

Có thể thấy rằng, các xã nằm trong khu RĐD Copia tình hình kinh tế rất khó khăn, đời sống nhân dân Con nhiều thiếu thốn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng và theo kịp các xã khác trong vùng, những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của các cấp, ngành, các tổ chức trong và ngoài nước, nên tình hình kinh

tế - xã hội đã có chuyển biến tích cực

Ngày đăng: 29/05/2021, 11:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bế Minh Châu &amp; Phùng Văn Khoa (2002), Lửa rừng: giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp việt nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lửa rừng
Tác giả: Bế Minh Châu &amp; Phùng Văn Khoa
Năm: 2002
5. Bộ Nông nghiệp &amp; Phát triển nông thôn (2016), Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2050. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn đến 2050
Tác giả: Bộ Nông nghiệp &amp; Phát triển nông thôn
Năm: 2016
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kịch bản Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam
Tác giả: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm: 2016
8. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I (2001), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: I
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập I
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
9. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II (2003), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: (2003)
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập II
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2003
11. Phạm Ngọc Hưng (2001), Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy rừng ở Việt Nam. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên tai khô hạn cháy rừng và giải pháp phòng cháy rừng ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Hưng
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2001
12. Lê Văn Hương (2012), Nghiên cứu thành phần vật liệu cháy của rừng thông ba lá làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng cháy tại Vườn quốc gia Núi Bà tỉnh lâm đồng, Luận vân tốt nghiệp Thạc sĩ trường Đại học Lâm nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thành phần vật liệu cháy của rừng thông ba lá làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng cháy tại Vườn quốc gia Núi Bà tỉnh lâm đồng
Tác giả: Lê Văn Hương
Năm: 2012
13. Phạm Thanh Ngọ(1998), Nghiên cứu một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng thông ba lá (Pinus kesyia Royle ex Gordon),rừng tràm (Melalueca cajuputi Powel) ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng thông ba lá (Pinus kesyia Royle ex Gordon),rừng tràm (Melalueca cajuputi Powel) ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Thanh Ngọ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
14. Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (2001), Quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau nương rẫy tại Bắc Yên, Sơn La , CCTNCSTH&amp;TNSV, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.522-526 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình diễn thế thứ sinh trên đất sau nương rẫy tại Bắc Yên, Sơn La
Tác giả: Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2001
15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2004). Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
16. Thái Văn Trừng (1999), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb KHKT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam
Tác giả: Thái Văn Trừng
Nhà XB: Nxb KHKT
Năm: 1999
20. ARMITTAGEF.B. and J BULAY (eds) (1980), introduction Chepte 1pp. 1-7 in Pinus kisiya Royleex Gordon(syn.P.khasya Royle; P. insulates Endlicher). Tropical Forestry, Papers No.9.Commonwealth Forestry Institute, University of Oxford Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tropical Forestry
Tác giả: ARMITTAGEF.B. and J BULAY (eds)
Năm: 1980
21. Buchholz, G.&amp;Wseidemann (2000), The use of simple fire danger rating systems as a tool for early warning in forestry, IFFN No.23 December 2000, P.32-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The use of simple fire danger rating systems as a tool for early warning in forestry
Tác giả: Buchholz, G.&amp;Wseidemann
Năm: 2000
22. Johnson.E .A. &amp; Miyanishi.K(eds)(2001) , Forest fires-behaviiour and ecological effects, Academic Press, San Diego Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forest fires-behaviiour and ecological effects
2. Lê Trần Châu (2012), Báo cáo tổng hợp dự án điều tra đa dạng sinh học tại khu rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La Khác
3. Ban quản lý rừng đặc dụng (Năm 2016), Báo cáo tình hình thiệt hại về tài nguyên rừng và băng tuyết trên địa bàn rừng đặc dụng Copia ngày 15/02/2016 Khác
4. Ban quản lý rừng đặc dụng (Năm 2016, 2017, 2018), Báo cáo về việc các vụ cháy rừng của Ban quản lý rừng đặc dụng Copia huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La Khác
7. Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc (2016). Đặc điểm khí tượng thủy văn Sơn La. 2007-2016. Sơn La Khác
10. Nguyễn Tiến Bân. Danh lục các loài thực vật Việt Nam tập III (2005), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Khác
17. PP.Kulatxki, (2002), Lửa rừng, Giáo trình Đại Học Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp 2002 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w