Từ chối làm Phó Giám đốc để làm ông chủ
Những ông chủ trẻ “bạo gan”Họ đều trong độ tuổi 20, vừa làm thợ vừa làm ông chủ trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ: Thị trường giáo dục. Không thụ động ngồi chờ mà biết mạnh dạn nắm bắt cơ hội bằng những ý tưởng táo bạo.Từ chối làm Phó Giám đốc để làm ông chủHọc đến lớp 11, trước khi chọn khối để định hướng nghề nghiệp, Nguyễn Danh Huy - cậu học sinh của vùng quê Nam Sách (Hải Dương) mới chọn ngoại ngữ là mối quan tâm của mình. Năm 1996, Huy đỗ ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội), học khoa Tiếng Anh. 1997 Huy thi tiếp vào khoa tiếng Trung, ngành biên dịch. Cùng một lúc học 2 khoa. Ra trường, tự tìm học bổng qua mạng, Huy theo học một cua Quản trị kinh doanh tại Băng Cốc (Thái Lan). Chương trình kéo dài trong 3 năm, nhưng Huy đã hoàn thành trong 1 năm nhờ vào việc tự tìm tài liệu và liên hệ với các giáo sư có uy tín trên thế giới để xin tài liệu qua internet. Về nước, Huy đầu quân cho một Cty du lịch cỡ lớn. Có cơ hội đi khắp các nước ASEAN. Từng làm đại diện cho Công ty tại Bắc Kinh (TQ) và được mời làm Phó Giám đốc một Công ty du lịch khác . Những tháng ngày lăn lộn trên từng cây số cùng các tuor du lịch, Huy nhận ra điểm yếu số 1 của sinh viên Việt Nam là ngoại ngữ. Bản thân các sinh viên ngoại ngữ học đến năm thứ 2 mà giao tiếp vẫn còn ngọng nghịu, thiếu tự tin. Còn sinh viên các ngành khác khi ra trường đa số cứ gặp Tây là “mất điện”. Công việc ổn định, thu nhập cao nhưng nỗi nhớ nghề và muốn chia sẻ những kinh nghiệm về học ngoại ngữ đã khiến Huy quyết định bỏ việc để quay trở về nghề dạy học với mong ước “không thể kéo dài tình trạng sinh viên bắt đầu học ngoại ngữ bằng xin chào, cảm ơn và . xin lỗi”. Năm 2003, Huy cùng 2 người bạn lập Công ty giáo dục Toàn Cầu, với số vốn vẻn vẹn 186 triệu đồng. Đó là số tiền Huy phải xoay xở từ nhiều nguồn. Bố mẹ chỉ giúp được15 triệu từ việc thế chấp mảnh đất ở Hải Dương, còn lại là tiền tích cóp của Huy và bạn bè cho mượn. Có pháp nhân, Huy bắt đầu thực hiện ý tưởng về đào tạo ngoại ngữ trực tuyến. Bởi phương thức đào tạo này sẽ giúp Huy chăm sóc học viên chu đáo hơn vì rất nhiều học viên của Huy là công chức, doanh nhân phải đi công tác và di chuyển liên tục, ít có điều kiện theo học tập trung, nhiều người phải bỏ dở. Vậy là trang web www.hocngoaingu.com.vn ra đời. Để có cơ sở dữ liệu, Huy đã cùng với đồng sự liên hệ với bạn bè trên toàn thế giới để hỏi thông tin về những trang web dạy ngoại ngữ trực tuyến có uy tín. Global Education là đối tác được Huy chọn lựa để liên kết tạo dựng website. Đến nay, trang web đã có hàng nghìn trang tài liệu hướng dẫn và bài tập luyện nghe, nói, viết . và đã được hàng chục nghìn người truy cập. Học viên chỉ cần mua thẻ, tương tự như thẻ Internet với giá 350.000 đồng/thẻ cho thời gian 1 năm là có thể tha hồ tham khảo kho dữ liệu khổng lồ. Học viên của trung tâm có thể làm bài, nộp bài qua mạng để được cấp chứng chỉ. Hiện tại trang web của Huy có 850 người theo học các khóa online và 15 ngàn lượt truy cập mỗi ngày. Tận dụng sự thuận tiện của Internet, mỗi mùa thi, Huy luôn có các chương trình tặng quà miễn phí cho học sinh, sinh viên để truy cập miễn phí vào kho dữ liệu bài tập ôn tập. Đến nay, Cty Toàn Cầu đã có được 2 cơ sở ở Cầu Giấy và Giáp Bát với các phòng học ngoại ngữ đủ tiêu chuẩn như cách âm, thiết bị nghe nhìn và băng hình. Công nghệ là chìa khóaMới 25 tuổi, Nguyễn Anh Đức đang là Giám đốc của Công ty Cổ phần Giáo dục Hoa Kỳ (AET) có trụ sở trên phố Chùa Láng. Quê Đức ở Đông Anh (Hà Nội). Bố mẹ đều là công nhân nhà máy Động cơ điện Việt Nam - Hungary. Thi đỗ Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, Đức không hề nghĩ mình sẽ trở thành một doanh nhân. Năm 2002, tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, Đức cũng gian nan tìm cho mình một công việc phù hợp. Từng làm đủ nghề, từ phiên dịch hội chợ đến nhân viên marketing.Trong lần làm phiên dịch cho Hội chợ EXPO 2003 ở Triển lãm Giảng Võ, Đức gặp Mike, giảng viên của Học viện Tefl của Mỹ. Đức giữ chân Mike ở cửa hàng mình phụ trách khá lâu với vốn tiếng Anh rất khá của mình. Trong câu chuyện, Mike nói về một xu thế dạy và học ngoại ngữ rất mới ở Mỹ: Sử dụng công nghệ kỹ thuật số hỗ trợ học viên với các phần mềm đo giọng nói, hướng dẫn phát âm chuẩn. ý tưởng ứng dụng những công nghệ đó vào đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam lóe lên trong đầu. Với sự hợp tác của Mike, cuối tháng 12/2003, Công ty Cổ phần giáo dục Hoa Kỳ (AET) ra đời với số vốn ban đầu 400 triệu đồng. Đức chỉ có 40 triệu còn lại là của người bạn Mỹ đầu tư. Đức mua bản quyền nhiều chương trình phần mềm hỗ trợ đo giọng nói, ngữ âm để giúp người học phát âm dễ dàng, đảm bảo cách phát âm chuẩn. Việc áp dụng công nghệ mới vào chương trình dạy ngoại ngữ đã thu hút học viên đến học ngày càng đông.Sự liều lĩnh của Đức nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và mở rộng kinh doanh. Cuối năm 2004, người bạn Mỹ đã rút đầu tư, Công ty lâm vào tình trạng khó khăn. Hai tháng liền Đức không có tiền để trả lương cho nhân viên. Không chịu đầu hàng, Đức lập dự án mở rộng kinh doanh và trực tiếp đi đàm phán kêu gọi đầu tư. Kết quả sau 2 tháng các nhà đầu tư đã bị Đức thuyết phục. Bây giờ, Công ty AET đã có trụ sở khang trang với tòa nhà 7 tầng với các phòng học được trang bị thiết bị công nghệ tiên tiến. Mỗi phòng học đều được trang bị máy chiếu, máy tính và hệ thống loa đủ tiêu chuẩn cho việc học ngoại ngữ. Hiện tại, Công ty AET vẫn là cơ sở duy nhất ở Việt Nam ứng dụng công nghệ đo giọng nói vào việc dạy và học ngoại ngữ. Đức đang xúc tiến việc mở các cơ sở tại Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Từ chỗ bên bờ vực phá sản đến nay Công ty đã đạt doanh thu 3 tỷ đồng chỉ trong 10 tháng của năm 2005. Đến Công ty AET, nhiều người hỏi “Sao giám đốc Đức lại để xe Mercedes đắp chiếu dưới nhà xe?”. Đức chỉ cười và trả lời “Em vẫn đang là sinh viên mà”. Hiện Đức đang theo học năm cuối của Đại học Ngoại thương, Hà Nội. . bắt cơ hội bằng những ý tưởng táo bạo .Từ chối làm Phó Giám đốc để làm ông chủHọc đến lớp 11, trước khi chọn khối để định hướng nghề nghiệp, Nguyễn Danh. Những ông chủ trẻ “bạo gan”Họ đều trong độ tuổi 20, vừa làm thợ vừa làm ông chủ trong lĩnh vực kinh doanh mới mẻ: Thị trường giáo dục. Không thụ động