1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ khai thác các vỉa mỏng và dầy trung bình độ dốc thoải nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các vỉa than thuộc công ty than quang hanh

112 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 882,03 KB

Nội dung

1 CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ, TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT KỸ THUẬT CÁC VỈA THAN MỎNG VÀ DẦY TRUNG BÌNH, ĐỘ DỐC THOẢI KHU VỰC NGÃ HAI - CÔNG TY THAN QUANG HANH ... Để đạt mục tiêu trê

Trang 1

 

 

 

 

DƯƠNG HUY KHẢI

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ

KHAI THÁC CÁC VỈA MỎNG VÀ DẦY TRUNG BÌNH,

ĐỘ DỐC THOẢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC VỈA THAN THUỘC CÔNG TY

THAN QUANG HANH  

Trang 2

 

DƯƠNG HUY KHẢI

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ

KHAI THÁC CÁC VỈA MỎNG VÀ DẦY TRUNG BÌNH,

ĐỘ DỐC THOẢI NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CÁC VỈA THAN THUỘC CÔNG TY

THAN QUANG HANH  

Ngành: Khai thác mỏ

Mã số: 60520603

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHÙNG MẠNH ĐẮC

HÀ NỘI - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

 

Tôi xin cam đoan đề tài cao học này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phùng Mạnh Đắc. Các số liệu và tài liệu nêu ra trong đề tài là trung thực, đảm bảo khách quan, khoa học. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, các luận điểm và kết quả nghiên cứu chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.  

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014

Tác giả

 

Dương Huy Khải

 

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 

MỤC LỤC 

CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 

DANH MỤC CÁC BẢNG 

DANH MỤC CÁCHÌNH 

MỞ ĐẦU   1 

CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ, TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA  CHẤT KỸ THUẬT CÁC VỈA THAN MỎNG VÀ DẦY TRUNG BÌNH, ĐỘ  DỐC THOẢI KHU VỰC NGàHAI - CÔNG TY THAN QUANG HANH   5 

1.1. Khái quát đặc điểm điều kiện địa chất mỏ   5 

1.1.1. Vị trí địa lý   5 

1.1.2. Lịch sử thăm dò   6 

1.1.3. Đặc điểm địa tầng   6 

1.1.4. Đặc điểm kiến tạo   6 

1.1.5. Đặc điểm địa chất thuỷ văn, địa chất công trình   7 

1.1.6. Đặc điểm khí mỏ   9 

1.1.7.  Đặc  điểm  các  vỉa  than  khu  vực  Ngã  Hai  Công  ty  Than  Quang  Hanh  9 

1.1.8. Chất lượng than   13 

1.2.  Đánh  giá,  tổng  hợp  trữ  lượng  than  và  điều  kiện  địa  chất  các  vỉa  khu  vực Ngã Hai Công ty Than Quang Hanh   14 

1.2.1. Tài liệu sử dụng   14 

1.2.2. Phương pháp và các yếu tố đánh giá   14 

1.2.3 Tổng hợp trữ lượng than theo các yếu tố địa chất kỹ thuật mỏ   21 

Trang 5

1.3.  Tổng  hợp  trữ  lượng  vỉa  mỏng  và  dầy  trung  bình,  độ  dốc  thoải  đến 

nghiêng có khả năng khai thác tại Công ty than Quang Hanh   24 

1.4. Nhận xét:   25 

CHƯƠNG  2  PHÂN  TÍCH  ĐÁNH  GIÁ  CÁC  CÔNG  NGHỆ  KHAI  THÁC  VỈA  MỎNG  VÀ  DẦY  TRUNG  BÌNH,  ĐỘ  DỐC  THOẢI  ĐẾN  NGHIÊNG  ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG CÔNG TY THAN QUANG HANH   26 

2.1. Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng cột thủy lực đơn xà khớp. 27  2.1.1 Đặc tính kỹ thuật.   27 

2.1.2. Hộ chiếu chống giữ lò chợ.   27 

2.1.3. Quy trình công nghệ khai thác lò chợ áp dụng cột chống thuỷ lực  đơn - xà kim loại HDJA-1200.   28 

2.1.4. Thu hồi cột chống thuỷ lực đơn, xà khớp khi kết thúc lò chợ.   32 

2.1 5. Công tác tổ chức sản xuất.   32 

2.1.6. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính thực hiện.   33 

2.1.7. Nhận xét, đánh giá những hạn chế của công nghệ đang áp dụng. 34  2.2. Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng giá thủy lực di động.   35 

2.2.1. Giá thủy lực di động loại XDY-1T2/Hh/Lr.   35 

2.2.2. Giá khung thủy lực di động loại ZH/1800/16/24ZL.   46 

2.3. Nhận xét và đánh giá   57 

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN  CÁC SƠ  ĐỒ CÔNG NGHỆ   59 

3.1.  Các  biện  pháp  khắc  phục  về  mặt  kỹ  thuật  đối  với  vì  chống  TLĐ  xà  khớp, giá TLDĐ XDY, giá khung di động ZH có điều kiện giống nhau.   59 

3.1.1.Trường  hợp  lò  chợ  không  thẳng  hàng  hoặc  khoảng  cách  không  đúng thiết kế.   59 

3.1.2. Trường hợp lở gương, tụt nóc lò chợ.   63 

3.1.3. Trường hợp đổ cột chống  66 

Trang 6

3.2. Các biện pháp khắc phục về mặt kỹ thuật, tổ chức sản xuất đối với vì  chống  TLĐ  xà  khớp,  giá  TLDĐ  XDY,  giá  khung  di  động  ZH  có  điều  kiện 

khác nhau.   69 

3.2.1. Đối với vì chống cột TLĐ xà khớp.   69 

3.2.2 Chống giữ bằng giá thủy lực di động loại  XDY-1T2/Hh/Lr.   75 

3.2.3. Giá khung thủy lực di động loại  ZH/1800/16/24ZL.   85 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ   94 

TÀI LIỆU THAM KHẢO   96  PHỤ LỤC 

 

 

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Tính chất cơ lý của các loại nham thạch   8 

Bảng 1.2. Phân loại đá vách theo đặc tính điều khiển   18 

Bảng 1.3. Phân loại đá trụ vỉa (nền lò chợ)   19 

Bảng 1.4. Tổng hợp trữ lượng theo chiều dày   21 

Bảng 1.5. Tổng hợp trữ lượng theo góc dốc vỉa   21 

Bảng 1.6. Phân bố trữ lượng than theo chiều dài đường phương   22 

Bảng 1.7. Phân bố trữ lượng than theo chiều dài theo hướng dốc   22 

Bảng 1.8 - Phân loại trữ lượng than theo tính chất đá vách đá trụ vỉa   23 

Bảng 1.9. Tổng hợp trữ lượng vỉa mỏng và dầy trung bình, độ dốc thoải tại  Công ty than Quang Hanh   23 

Bảng 2.1: Bảng tổng hợp một số lò chợ đang áp dụng 3 lọai hình công  nghệ khai thác   26 

Bảng 2.2: Lò chợ mức -50 -:- -5 vỉa 6 Khu Nam Công ty  than Quang Hanh   33 

Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu KTKT công nghệ khai thác lò chợ   44 

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.   55 

Bảng 2.5: Bảng so sánh một số chỉ tiêu KT-KT của các lò chợ sử dung các  vì chống thủy lực   58 

Bảng 3.1. Số người cần thiết để hoàn thành công việc   72 

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.   74 

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp kết quả so sánh   74 

Bảng 3.4. Số người cần thiết để hoàn thành công việc   81 

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp một số chi tiêu kinh tế kỹ thuật cơ bản.   84 

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp kết quả so sánh   84 

Bảng 3.7. Số người cần thiết để hoàn thành công việc   89 

Bảng 3.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.   92 

Bảng 3.9. So sánh một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của lò chợ trước và sau  khi thực hiện các giải pháp.   93

Trang 9

DANH MỤC CÁCHÌNH

Hình 2.1. Giá thuỷ lực di động XDY-1T2/Hh/Lr   36 

Hình 2.2 Giá khung thủy lực di động ZH 1800/16/24/ZL   46 

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo  Chiến lược phát  triển ngành than  Việt Nam đến  năm 2015, định hướng  đến  năm  2025  phấn  đấu  đến  năm  2015  đạt  60    65  triệu  tấn  và  đến năm 2025 đạt trên 80 triệu tấn. Để đảm bảo kế hoạch khai thác than, tỷ lệ sản lượng than khai thác hầm lò sẽ tăng từ 40%  80% vào năm 2025.  

Tại Công ty Than Quang Hanh, theo xu thế phát triển chung của ngành than, sản lượng  khai thác cũng sẽ tăng  từ 1,1 triệu tấn/năm hiện nay lên 1,8 triệu tấn/năm vào năm 2015. Để đạt mục tiêu trên, Công ty cần phải huy động phần lớn trữ lượng tại các khu vực vỉa mỏng  và dầy trung bình, độ dốc thoải (chiếm 68% trữ lượng huy động vào khai thác) với công nghệ khấu than chủ yếu  hiện  nay  ở  Công  ty  đang  áp  dụng  là  khoan  nổ  mìn  kết  hợp  với  một  số công nghệ khai thác chủ yếu như: Cột thủy lực đơn xà kim loại, giá thủy lực 

di động XDY, giá khung di động ZHL. Đây là công nghệ khai thác chủ yếu là thủ công hoặc có mức  độ cơ giới  hoá chưa cao, do vậy  sản  lượng than  khai thác, năng suất lao động và mức độ an toàn chưa cao. Thực tế áp dụng tại các 

lò chợ cho thấy loại hình chống giữ kể trên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập.   

Vì vậy việc đề ra các giải pháp kỹ thuật để tiếp tục hoàn thiện công nghệ khai thác lò chợ sử dụng các loại vì chống thủy lực nhằm nâng cao sản lượng khai thác, tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện lao động, tăng mức độ an toàn ở khu mỏ Ngã Hai –Công ty than Quang Hanh là vấn đề cần thiết.  

Chính vì vậy đề tài “ Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ khai thác các vỉa mỏng và dầy trung bình, độ dốc thoải nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các vỉa than than thuộc Công ty than Quang Hanh” có ý nghĩa thực tế 

và giá trị khoa học. 

 

 

Trang 11

2 Mục đích nghiên cứu

Đề  xuất  các  giải  pháp  kỹ  thuật  và  tổ  chức  sản  xuất  để  nâng  cao  sản lượng khai thác, tăng năng suất lao động và mức độ an toàn trong khai thác lò chợ bằng khoan nổ mìn sử dụng các loại vì chống thủy lực ở các vỉa mỏng và dầy  trung  bình,  góc  dốc  thoải  đến  nghiêng  tại  khu  vực  Ngã  Hai  –  Công  ty than Quang Hanh. 

3 Nội dung nghiên cứu

Đánh giá tổng hợp trữ lượng và điều kiện địa chất của các vỉa mỏng và dầy trung bình, độ dốc thoải và nghiêng ở khu vực Ngã Hai – Công ty than Quang Hanh. 

Phân tích đánh giá hiện trạng khai thác các lò chợ vỉa mỏng, dầy trung 

bình, độ dốc thoải và nghiêng có sử dụng các loại vì chống thủy lực

Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác khai thác lò chợ sử dụng các loại vì chống thủy lực. 

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

         - Phương pháp thống kê: tiến hành thu thập, xử lý số liệu về công nghệ khai thác hiện tại đang áp dụng trong các phân xưởng.  

        -  Phương  pháp đánh giá  nhanh:  trên  cơ  sở  khảo  sát  hiện  trạng  các loại hình đang áp dụng tương tự trong Tập đoàn TKV tiến hành đánh giá so sánh với  điều  kiện  áp  dụng  tại  các  khu  vực  đang  nghiên  cứu  để  tìm  ra  giải  pháp khắc phục. 

         - Phương pháp khảo sát thực địa: xem  xét địa hình, tham khảo tài liệu địa chất, phân tích các phân xưởng đang áp dụng : Mức an toàn, sản lượng, công suất, năng suất, làm cơ sở đánh giá nghiên cứu áp dụng vào các khu mỏ 

có điều kiện phù hợp

Trang 12

      - Phương pháp  so sánh:  So sánh các chỉ tiêu  công nghệ,  giữa các loại hình công nghệ hiện tại và công nghệ dự kiến áp dụng đánh giá các chỉ tiêu 

kinh tế kỹ thuật lựa chọn công nghệ áp dụng hợp lý tại các khu vực khai thác. 

      -  Phương  pháp  chuyên  gia:  tham  khảo  ý  kiến  của  các  chuyên  gia chuyên ngành, khai thác mỏ  

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Ý nghĩa khoa học:  Kết quả nghiên cứu  góp phần  làm  rõ  ưu,  nhược 

điểm  của  các  loại  hình  công nghệ  hiện  đang  áp  dụng  khai  thác  tại  các phân xưởng thuộc Công ty than Quang Hanh và xây dựng các giải pháp khắc phục 

về mặt kỹ thuật và tổ chức sản xuất đối với các công nghệ đó. 

- Ý nghĩa thực tiễn: Giải quyết các vấn đề tồn tại của loại hình công 

nghệ hiện tại của các  mỏ than hầm lò khu vực Cẩm phả nói chung và trong Công ty than Quang Hanh nói riêng. 

6 Cơ sở tài liệu và cấu trúc luận văn

-  Tài  liệu  tham  khảo  của  Viện  Khoa  học  Công  nghệ  Mỏ,  thư  viện trường Đại học Mỏ - Địa chất và một số tài liệu được biên dịch từ nước ngoài. 

7 Cấu trúc luận văn

Cấu  trúc  của  luận  văn  gồm  phần  mở  đầu,  3  chương  và  phần kết  luận. Nội dung của luận văn được trình bày trong 96 trang đánh máy vi tính khổ A4 

Trang 13

Qua  đây  tôi  xin  bày  tỏ  lòng  biết  ơn  sâu  sắc  đối  với  Ban  Giám  hiệu trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Phòng Đào tạo và Sau đại học, Khoa Mỏ, Bộ môn Khai thác hầm lò, Ban lãnh đạo Công ty than Quang hanh đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.  Đặc  biệt  là  sự  hướng  dẫn,  giúp  đỡ  tận  tình  của  PGS.TS.  Phùng  Mạnh Đắc và các thầy giáo trong Bộ môn khai thác hầm lò trường Đại học Mỏ - Địa Chất.  Đồng  thời tôi  cũng bày  tỏ  lòng  biết  ơn  đối với  các  nhà khoa học,  các bạn đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. 

  

Trang 14

CHƯƠNG 1 ĐÁNH GIÁ, TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT

KỸ THUẬT CÁC VỈA THAN MỎNG VÀ DẦY TRUNG BÌNH, ĐỘ DỐC THOẢI KHU VỰC NGÃ HAI - CÔNG TY THAN QUANG HANH

1.1 Khái quát đặc điểm điều kiện địa chất mỏ

1.1.1 Vị trí địa lý

Khoáng  sàng  Ngã  Hai  do  Công  ty  Than  Quang  Hanh  quản  lý  và  khai thác  thuộc  địa  phận  xã  Dương  Huy,  thị  xã  Cẩm  Phả,  tỉnh  Quảng  Ninh,  khu vực nằm trong giới hạn có tọa độ địa lý: 

X = 25.700  29.400 

Y = 416.500  421.800 Ranh giới khu vực được giới hạn bởi: 

Sông  suối:  Trong  khu  mỏ  gồm  các  suối  lớn  có  nước  quanh  năm  như suối  Ngã  Hai,  Đại  Hình,  Hữu  Nghị  cùng  đổ  vào  sông  Diễn  Vọng.  Ngoài những suối lớn, trong khu mỏ còn tồn tại rất nhiều khe suối hẹp phân bố dày đặc và chỉ có nước về mùa mưa, còn mùa khô hầu như cạn kiệt.  

Khí hậu:  Khí hậu khu vực  mang tính chất khí hậu rừng núi ven biển, được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa ẩm ướt kéo dài từ tháng 5 đến tháng 

Trang 15

Giao thông:  Khu  mỏ  có  mạng  lưới giao  thông  tương  đối thuận lợi, có đường bộ nối liền với quốc lộ 18A, đường quốc lộ 18B chạy qua phía bắc khu 

mỏ.  Về  đường  thuỷ  có  sông  Diễn  Vọng  chảy  từ  khu  mỏ  ra  vịnh  Quốc  Bê (Hồng Gai). Phía Đông Nam khu mỏ có đường tàu tuyến nối liền với hệ thống đường sắt chạy từ Km6 Cẩm Phả đi Cửa Ông. 

1.1.2 Lịch sử thăm dò

Khoáng sàng Ngã Hai, Công ty Than Quang đã được thăm dò qua các giai đoạn cơ bản sau: 

Các vỉa than của khu vực thuộc tập thứ hai của Phụ Điệp Giữa; nham thạch vách, trụ vỉa gồm: Sạn kết, cát kết, bột kết và sét kết. 

1.1.4 Đặc điểm kiến tạo

Khu mỏ Ngã Hai nằm ở phía Tây Bắc của khối Cẩm Phả, ngăn cách bởi địa tầng hệ D1-2, phía Bắc là đứt gãy Bắc Huy, phía Tây là đứt gãy F.D, phía Đông là đứt gãy F.DKT, phía Nam là đứt gãy A-A. Các nếp uốn ở khu Đông Ngã Hai phần nhiều tồn tại dạng đoản do hình thái ban đầu của nếp uốn đã bị 

Trang 16

Đứt gãy Bắc Huy: là đứt gãy lớn mang tính chất khu vực kéo dài từ Vũ Oai - Hoành Bồ qua Bắc Ngã Hai - Khe Tam, Khe Chàm về phía Đông. Đứt gẫy Bắc Huy là đứt gãy thuận, cắm Nam, góc dốc mặt trượt 55  600. Bề rộng đới huỷ hoại 400 m có chỗ tới 500 m, trong đới huỷ hoại một số nơi có các ổ, thấu kính than mỏng. 

Đứt gãy A-A: là đứt gãy khu vực, phát triển dọc phía Nam khu vực, với phương phát triển Đông Tây, chạy từ Nam Mông Dương qua Bắc Lộ Trí, qua Nam Ngã Hai sang Hà Ráng. Đứt gãy A-A là đứt gãy nghịch cắm Nam, với góc dốc mặt trượt 65  700, chiều rộng đới huỷ hoại từ 100  200 m. 

1.1.5 Đặc điểm địa chất thuỷ văn, địa chất công trình

1 Địa chất thuỷ văn

Nước mặt: Nước mặt trong khu mỏ tồn tại trong các suối và những thung lũng thấp. Hệ thống suối lớn nhất trong khu vực là hệ thống suối Ngã Hai và hệ thống suối Đại Bình. Nguồn nước cung cấp chủ yếu cho suối là nước ngầm và nước mưa. Thành phần hoá học của nước mặt là Bicacbonat clorua. 

Nước  ngầm:  Nước  dưới  đất  trong  khu  mỏ  được  chia  thành  hai  tầng chứa nước là tầng  chứa nước trong trầm tích đệ tứ và tầng chứa nước trong trầm  tích  chứa  than.  Tầng  chứa  nước  trong  trầm  tích  đệ  tứ  có  trữ  lượng  ít không  ảnh  hưởng  đến  công  tác  khai  thác.  Tầng  chứa  nước  trong  trầm  tích 

Trang 17

chứa  than  chủ  yếu  nằm  trong  khe  nứt  của  đá,  các  loại  đá  có  khả  năng  chứa nước gồm cuội kết, sạn kết và cát kết. Nguồn cung cấp cho nước dưới đất là nước mưa. Lưu lượng nước trung bình của toàn khu vực là 74 m3/h, hệ số thấm trung bình là 0,029. Thành phần hoá học của nước ngầm là Bicacbonat clorua. 

2 Đặc điểm địa chất công trình

Nham thạch trong trầm tích chứa than bao gồm các loại sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết và than nằm xen kẽ nhau theo đặc điểm trầm tích nhịp. 

Sạn kết: Phân bố rải rác trong địa tầng thường cách xa vỉa than, đá có màu  xám  sáng,  thành  phần  chủ  yếu  là  thạch  anh,  chiều  dày  không  ổn  định. Sạn kết là loại nham thạch bền vững nhất trong khu mỏ 

Cát kết: Phân bố rộng khắp trong khu mỏ, đá có màu xám tro đến xám sáng, thành phần chủ yếu là silic, độ hạt từ mịn đến thô, chiều dày thay đổi từ 

30  40 m. Cùng với sạn kết cát kết cũng là loại nham thạch bền vững. 

Bột  kết:  Phân  bố  rộng  khắp  trong  khu  mỏ,  nham  thạch  có  màu  xám đen, thành phần là cát sét hạt nhỏ, cấu tạo phân lớp thường hay gặp ở vách trụ vỉa than 

Sét kết: Phân bố trong diện nhỏ hẹp, nham thạch có màu xám đen, cấu tạo phân lớp mỏng đôi chỗ vi lớp, chiều dày không ổn định thay đổi từ một vài phân đến 3,4 m. Các chỉ tiêu cơ lý của nham thạch thể hiện trong bảng 1.1. 

Bảng 1.1 Tính chất cơ lý của các loại nham thạch

Trang 18

1.1.6 Đặc điểm khí mỏ

Các vỉa than thuộc khu Đông Ngã Hai chủ yếu tồn tại các đới khí phong hóa phổ biến nhất là chiều sâu từ 100  300 m theo địa cấp, đới này phân bố khoảng  trên  dưới  mức  -  150,  xuống  sâu  hơn  xuất  hiện  đới  khí  Mêtan,  nên những  công  trình  khai  thác  trong  phạm  vi  này  cần  có  biện  pháp  đề  phòng thích hợp. 

Theo Quyết định số 1144/QĐ-BCT ngày 10 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng  Bộ  Công  Thương  V/v:  “Xếp  loại  mỏ  theo  khí  Mêtan  năm  2011”  thì Công  ty  TNHH  MTV  Than  Quang  Hanh  được  xếp  vào  mỏ  loại  III  về  khí Mêtan cụ thể như sau: Các khu khai thác từ -50  +70 cụm vỉa 4, 5, 6, 7, với 

độ thoát khí là 13,77 (m3/T.ng.đ). Mức khai thác từ -110  +9 cụm vỉa 10, 13, 

14, 15, 16, 17, 17A khu I, II, III xếp vào mỏ loại III về khí Mêtan với độ thoát khí là 11,25 (m3/T.ng.đ). 

1.1.7 Đặc điểm các vỉa than khu vực Ngã Hai Công ty Than Quang Hanh

5-2006” quy định, vỉa mỏng là vỉa có chiều dày từ 0,71  1,2 m. Kết quả đánh giá trữ lượng các vỉa than có chiều dày dưới 2,0 m tại vùng than Quảng Ninh, trữ  lượng  các  vỉa  mỏng  chiếm  tỷ  lệ  nhỏ  (18%),  phần  lớn  thuộc  các  vỉa  có chiều dày từ 1,21  2,0 m (82%). Trong thực tế hiện nay với công nghệ thủ công thì các vỉa than có chiều dày nhỏ khó khai thác hoặc hiệu quả không cao nên  một  số  mỏ  đã  bỏ  qua  không  khai  thác,  gây  lãng  phí  tài  nguyên.  Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng các mỏ hầm lò, luận văn xác định phạm vi nghiên cứu lựa chọn sơ đồ khai thác than cho các vỉa than có chiều dày mỏng 

Theo “Quy phạm kỹ thuật khai thác hầm lò than và diệp thạch 18-TCN-và dầy trung bình là các vỉa có chiều dày từ 1,8m trở lên. 

Tại  Công  ty  Than  Quang  Hanh,  trữ  lượng  các  vỉa  mỏng  và  dầy  trung bình khá lớn và tập trung tại các vỉa: 3;4; 4B; 5; 6A; 6; 7; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16. 

Trang 19

- Vỉa 3 phân bố từ đứt gãy F8  T.IB với cốt cao trụ vỉa từ mức +50   -500 m. Chiều dày vỉa biến đổi từ 0,7  1,74 m trung bình 1,4 m với mức độ biến động từ 30,7  96,4 % thuộc loại không ổn định đến rất không ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 18  40 trung bình 35 thuộc loại ổn định đến không 

ổn định. 

- Vỉa 4 phân bố từ đứt gãy FĐ đến tuyến T.IB với cốt cao trụ vỉa từ mức +200  -500 m. Chiều dày vỉa biến đổi từ 0,64  2,38 m trung bình 1,39 m, mức độ biến động từ 38,2  60,0 % thuộc loại không ổn định đến rất không 

ổn định. Riêng trong các khu nhỏ phân bố từ đứt gãy F10  F2 và từ F3A  F3 vỉa có chiều dày trung bình từ 2,22  2,36 m thuộc vỉa dày trung bình và 

đã được khai thác đến cốt cao  0 m. Góc dốc vỉa biến đổi từ 10  40 trung bình 30 thuộc loại ổn định đến không ổn định. 

- Vỉa 4B phân bố từ đứt gãy FĐ đến tuyến T.IB với cốt cao trụ vỉa từ mức +250  -500 m. Chiều dày vỉa biến đổi từ 0,72  2,38 m trung bình 1,22 

m với mức độ biến động chiều dày từ 25,5  94,2% thuộc loại không ổn định đến rất không ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 15  46 trung bình 33 thuộc loại ổn định đến không ổn định. 

-  Vỉa  5  phân  bố  từ  đứt  gãy  FĐ  đến  FĐKT  với  cốt  cao  trụ  vỉa  từ  mức +150    -500m.  Vỉa  thuộc  loại  mỏng  riêng  trong  các  khu  hẹp  từ  đứt  gãy  

FĐ  F8, từ F8  F7, F1  F5 vỉa dày trung bình đến dày với chiều dày biến đổi từ 2,43  5,84  m trung bình 2,85  m và đã được khai thác đến  mức 0  +25. Chiều dày vỉa từ 0,73  2,19 m trung bình 1,20 m, với mức độ biến động 

từ 27,5  75,1% thuộc loại không ổn định đến rất không ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 10  46 trung bình 29, mức độ biến động từ 18,7  51,2% thuộc loại từ ổn định đến rất không ổn định. 

Trang 20

 54,2% thuộc loại ổn định đến rất không ổn định. 

- Vỉa 6 phần lớn ở các khối đều thuộc loại vỉa dày trung bình đến dày với chiều dày từ 1,85  7,20 m trung bình 2,8m và đã khai thác dọc theo lộ vỉa (của khối II) đến cốt cao  0  +50 m. Các khu vực vỉa thuộc loại mỏng phân bố từ đứt gãy FBH  F11 với cốt cao trụ vỉa từ +200  -500 m. Chiều dày vỉa từ 0,95  2,26 m trung bình 1,57 m, với mức độ biến động từ 37,8  46,9 % thuộc loại không ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 12  43 trung bình 30 với mức độ biến động từ 34,7  42,2% thuộc loại không ổn định. 

- Vỉa 7 chủ yếu thuộc loại vỉa dày trung bình đến dày với chiều dày từ 1,93  6,8 m trung bình 2,71 m. Trong phạm vi khối II và khối III phần từ lộ vỉa đến cốt cao 0  +20 m ở một số vị trí đã khai thác theo dạng lộ thiên và hầm  lò. Phần  vỉa than thuộc loại  mỏng chỉ  phân bố từ đứt gãy  FĐ  đến  F3A với chiều dày vỉa biến đổi từ 0,68  2,03 m trung bình 1,35 m và chiếm 13,5 

% trữ lượng toàn vỉa, thuộc loại vỉa có chiều dày không ổn định. Góc dốc vỉa biến  đổi  từ  12    38  trung  bình  33  thuộc  loại  không  ổn  định  theo  đường phương cũng như hướng dốc. 

- Vỉa 10 cấu tạo chủ yếu là vỉa dày với chiều dày từ 1,64  8,10 m trung bình 2,97 m và đã khai thác từ lộ vỉa đến mức +10  +25 m ở nhiều vị trí, đặc biệt có nơi đã khai thác đến -50 m (ở phía Nam thuộc khối III). Phần vỉa than mỏng chỉ phân bố từ đứt gãy FĐ đến tuyến T.VI và chỉ chiếm tỷ lệ 7,8 % trữ lượng  chung  của  toàn  vỉa.  Chiều  dày  vỉa  mỏng  biến  đổi  từ  0,92    1,97  m 

Trang 21

và thuộc loại không ổn định. 

- Vỉa 11 phân bố từ đứt gãy FĐ đến tuyến T.IA với cốt cao trụ vỉa từ mức +50  -400 m. Riêng trong phạm vi từ lộ vỉa đến đứt gãy F6 và từ lộ vỉa đến  đứt gãy  F1 (ở  phần  phía  Đông) với cốt cao trụ  vỉa đến  -150  m  vỉa than thuộc  loại  dày  trung  bình  từ  2,59    2,65  m.  Phần  vỉa  than  thuộc  loại  mỏng chiếm tới 81,5 % trữ lượng chung toàn vỉa và có chiều dày từ 0,97  2,18 m trung bình 1,64 m thuộc loại không ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 13  35 trung bình 23 thuộc loại ổn định đến không ổn định. 

-  Vỉa 12 phân  bố từ đứt gãy FĐ  đến tuyến T.III với  cốt  cao trụ vỉa từ mức +25  -400 m. Trong khối I từ lộ vỉa trở xuống +25 m đã khai thác ở một 

số phạm vi hẹp theo phương pháp lộ vỉa. Đoạn từ đứt gãy F15 đến tuyến T.IA 

đã khai thác đến mức 0. Chiều dày vỉa biến đổi từ 0,81  2,23 m trung bình 1,8 m, với mức độ biến động từ 33,5  63,2 % thuộc loại không ổn định đến rất không ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 12  39 trung bình 27 với mức 

độ biến động từ 15,7  75,1% thuộc loại từ ổn định đến rất không ổn định. 

- Vỉa 13 phân bố từ đứt gãy FĐ đến đứt gãy F3 thuộc loại vỉa từ mỏng đến dày trong đó vỉa dày chiếm chủ  yếu đến 78,4% trữ lượng. Trong khối I phần  lớn  đã  khai  thác  từ  lộ  vỉa  đến  mức  0    +15  m.  Vỉa  than  thuộc  loại mỏng chỉ chiếm 21,6 % trữ lượng toàn vỉa và phân bố theo cốt cao trụ vỉa từ +50  -300 m. Chiều dày vỉa mỏng biến đổi từ 0,87  2,13 m trung bình 1,62 

m,  với  mức  độ  biến  đổi  từ  30,2    55,7  %  thuộc  loại  không  ổn  định  đến  rất không ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 11  39 trung bình 24 với mức độ biến đổi từ 18,8  50,3% thuộc loại từ ổn định đến rất không ổn định. 

Trang 22

- Vỉa 14 phân bố từ đứt gãy FĐ đến đứt gãy  F3 với cốt cao trụ vỉa từ mức +100  -250 m. Hiện tại đã khai thác ở một số vị trí từ lộ vỉa đến +25   +50  m.  Vỉa  thuộc  loại  mỏng  chiếm  tới  87,1  %  trữ  lượng  chung  toàn  vỉa. Chiều  dày  vỉa  mỏng  từ  0,91    1,99  m  trung  bình  1,45  m,  thuộc  không  ổn định. Góc dốc vỉa biến đổi từ 18  40 trung bình 30 thuộc loại ổn định đến không ổn định. 

- Vỉa 15 phân bố từ đứt gãy FĐ đến đứt gãy F7 phần lớn thuộc vỉa dày với chiều dày trung bình 3,07 m và đã khai thác từ lộ vỉa đến mức +45 m. Vỉa than  thuộc  loại  vỉa  mỏng  phân bố  chủ  yếu  từ  F5    F3  và  chiếm  80,4  %  trữ lượng  chung  toàn  vỉa.  Chiều  dày  vỉa  từ  0,67    2,17  m  trung  bình  1,67  m, thuộc loại không ổn định. Góc dốc vỉa từ 20  42 trung bình 31 thuộc loại không ổn định. 

-  Vỉa  16  phần  vỉa  dày  trung  bình  (>  2,0  m)  chiếm  khoảng  35%  trữ lượng  phân  bố  từ  tuyến  T.VA  đến  đứt  gãy  F3A,  còn  lại  là  vỉa  thuộc  loại mỏng. Vỉa mỏng chiếm 65% trữ lượng chung cả vỉa phân bố từ đứt gãy F6  F3 với cốt cao trụ vỉa từ +25  -100, phần lộ vỉa đã bị khai thác đến mức 0 

m ở một số đoạn ngắn. Chiều dày vỉa từ 0,64  2,36 m trung bình 1,7 m thuộc loại  không  ổn  định.  Góc  dốc  vỉa  biến  đổi  từ  17    40  trung  bình  32  thuộc loại không ổn định. 

1.1.8 Chất lượng than

Than trong khu vực Đông Ngã Hai thuộc loại bán antraxit. Trọng lượng thể  tích  trung  bình    =  1,55  T/m3.  Độ  tro  trung  bình  15,75  %.  Nhiệt  lượng thay  đổi từ 5.425  8.910  Kcalo/kg,  trung  bình 8.132  Kcalo/kg. Nhìn chung chất lượng than của khu vực Đông Ngã Hai tương đối tốt phù hợp với nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.  

 

Trang 23

1.2 Đánh giá, tổng hợp trữ lượng than và điều kiện địa chất các vỉa khu vực Ngã Hai Công ty Than Quang Hanh

1.2.1 Tài liệu sử dụng

Các tài liệu sử dụng đánh giá tổng hợp trữ lượng và đặc điểm điều kiện địa  chất  -  kỹ  thuật  mỏ  khoáng  sàng  tại  khu  vực  Ngã  Hai  -  Công  ty  Than Quang hanh bao gồm: 

-  Báo  cáo  địa  chất  kết  quả  thăm  dò  tỉ  mỉ  khu  mỏ  than  Đông  Ngã  Hai Cẩm Phả - Quảng Ninh (trữ lượng tính đến ngày 31/12/2001) do Công ty Địa chất và Khai thác khoáng sản, Xí nghiệp Địa chất - Trắc địa Cẩm Phả lập năm 

2003  đã  được  Hội đồng  đánh  giá  trữ  lượng khoáng  sản phê  chuẩn  tại quyết định số 518/QĐ-HĐGTKS ngày 27 tháng 6 năm 2003. 

- Các tài liệu khoan thăm dò bổ sung, tài liệu cập nhật trong quá trình đào lò và khai thác của Công ty Than Quanh Hanh. 

-  Hiện  trạng  và  kế  hoạch  khai  thác  xuống  sâu  dưới  mức  -50  mỏ  than Ngã Hai. 

- Bình đồ tính trữ lượng các vỉa than:   

1.2.2 Phương pháp và các yếu tố đánh giá

Đánh  giá  tổng  hợp  đặc  điểm  điều  kiện  địa  chất  -  kỹ  thuật  mỏ  theo phương pháp của Viện KY3HИYИ (phương pháp đánh giá tổng hợp trữ lượng than và đặc điểm các yếu tố điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ). Thứ tự đánh giá được  tiến  hành  theo  từng  khu  vực  của  khoáng  sàng,  mỗi  khu  vực  đánh  giá theo từng khối, mỗi khối đánh giá theo các vỉa và theo từng mức của vỉa trong giới hạn thăm dò tỷ  mỉ hoặc trong giới hạn đã được thiết kế quy hoạch trên bình đồ tính trữ lượng.  

1 Xác định kích thước, trữ lượng khai trường

Việc  lựa  chọn  kích  thước  hình  học  khu  vực  áp  dụng  hợp  lý  sẽ  quyết định đến hiệu quả áp dụng công nghệ khấu than. Giới hạn khu vực áp dụng 

Trang 24

được lựa chọn và phân chia hợp lý để tạo ra các khu vực lò chợ có dạng hình chữ nhật với chiều dài theo phương và theo độ dốc ổn định. Chiều dài gương khai  thác  (chiều  dài  theo  độ  dốc  lò  chợ)  cần  lựa  chọn  sao  cho  phù  hợp  với điều kiện thuận lợi về điều khiển đá vách, tốc độ tiến gương, trình độ tổ chức công việc, phương pháp khấu than, v.v. Chiều dài lò chợ ảnh hưởng tới hiệu quả của công nghệ khấu than.  

   Hiện  nay  chiều  dài  lò  chợ  ổ  các  vỉa  khu  vực  Ngã  Hai  Công  ty  than Quang  Hanh  đã  đào,  xác  định  theo  sơ  đồ  mở  vỉa  và  phương  pháp  chuẩn  bị ruộng mỏ đã được phê duyệt theo các thiết kế kỹ thuật, chiều dài theo hướng dốc lò chợ dao động từ 60 -:- -120m, chiều dài theo phương tối thiểu 200m, trữ lượng công nghiệp trong khu vực đảm bảo khai thác trong 5  6 tháng liên tục. 

2 Phân loại chiều dày vỉa và mức độ biến đổi chiều dày vỉa

- Chiều dày vỉa là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc 

lựa chọn phương án khấu than và thiết bị chống giữ, vận tải. Căn cứ theo phân loại chiều dày vỉa các nhà sản xuất thiết bị đã thiết kế, chế tạo các chủng loại thiết bị khai thác và chống giữ cho vỉa mỏng (0,8  1,8 m), vỉa trung bình (1,2 

 3,5 m). 

+ Chiều dày trung bình của vỉa: 

m m

n

i i tb

Trang 25

 

% 100 1 ) ( 2

tb n

i

tb i

m

m n m m

+ Góc dốc trung bình của vỉa: 

n

i i

Trang 26

tb n

i

tb i

n V

4 Xác định cấu tạo và tính chất của vách giả

Vách  giả  là  loại  vách  có  chiều  dày  nhỏ  hơn  1,0  m,  có  cấu  tạo  đất  đá mềm yếu, cường độ kháng nén nhỏ hơn 150 KG/cm2 và nằm sát ngay trên vỉa than. Lớp vách này tự sập đổ ngay sau khi khấu than. 

5 Xác định cấu tạo của vách trực tiếp và vách cơ bản

- Theo mức độ bền vững, đá vách được phân thành bốn loại bền vững, bền  vững  trung  bình,  không  bền  vững  và  rất  yếu.  Chỉ tiêu phân  loại là  diện tích lộ trần sau khi nổ mìn và thời gian tồn tại ổn định bền vững. Các chỉ tiêu này đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn công nghệ khai thác, thiết bị chống giữ gương cũng như quy trình công nghệ khai thác. 

- Theo tính chất sập đổ (đặc điểm tải trọng): đá vách được phân thành 

ba loại - loại nhẹ, loại trung bình, loại nặng. Chỉ tiêu phân loại là tỷ số giữa chiều dày tập lớp đá vách dễ sập đổ với chiều cao khấu của vỉa than (h/m). 

Trang 27

Tương đối khó điều khiển  Khó điều khiển 

Độ bền vững 

đá vách trực 

tiếp 

Bền vững 

Bền vững trung bình 

Bền vững 

Bền vững trung bình Không bền vững 

Rất yếu Bền vững 

Bền vững trung bình Không bền vững 

Rất yếu 

Tính chất sập 

đổ của đá 

vách cơ bản 

Dễ sập đổ - vách nhẹ 

Sập đổ trung bình - vách trung bình 

Dễ sập đổ - sập đổ trung bình 

Khó sập đổ - vách nặng 

 

Các thông số hộ chiếu chống giữ lò chợ và các giải pháp ngăn ngừa sập 

đổ đá và than vào gương lò chợ được lựa chọn phụ thuộc vào loại đá theo đặc tính điều khiển cũng như theo hình dạng và kích thước vùng sập đổ trên nóc 

và trong gương lò. 

6 Đánh giá cấu tạo của đá trụ

Áp dụng công nghệ khai thác than lò chợ bằng công cột chống thuỷ lực đơn - xà kim loại, Giá thủy lực di động loại XDY-1T2/Hh/Lr, Giá thủy lực di 

Trang 28

động    loại    ZH/1800/16/24ZL  trong  trường  hợp  lớp  trụ  mềm  yếu  (nhất  là than) sẽ bị lún vào nền lò gây  mất  an  toàn lao động và ảnh hưởng đến hiệu quả công nghệ. Để đề xuất được biện pháp hữu hiệu chống tình trạng tụt lún 

vì  chống  vào  nền  lò  phải xác định  được  độ kháng  lún  của nền  lò.  Đánh giá khả  năng  kháng  lún  của  nền  lò  có  thể  sử  dụng  bảng  phân  loại  trụ  vỉa  (xem bảng 1.3). 

Bảng 1.3 Phân loại đá trụ vỉa (nền lò chợ)

kg/cm2  40  60  80  100  120  150  170  200  250  500 

 

Nền lò có độ kháng lún đạt từ cấp 1 đến cấp 4 thường phải có biện pháp chống tụt lún vì chống vào nền lò. 

Khi áp dụng công nghệ khai thác than lò chợ bằng công cột chống thuỷ lực  đơn  -  xà  kim  loại,  Giá  thủy  lực  di động  loại  XDY-1T2/Hh/Lr,  Giá thủy lực  di  động    loại    ZH/1800/16/24ZL  chống  giữ  gương  lò  chợ  cần  thiết  tính toán khả năng lún vào vách và trụ vỉa trong hệ vì chống và đất đá vách - trụ.  Điều kiện để không có độ lún của công nghệ khai thác than lò chợ bằng công  cột  chống  thuỷ  lực  đơn  -  xà  kim  loại,  Giá  thủy  lực  di  động  loại  XDY-1T2/Hh/Lr, Giá thủy lực di động  loại  ZH/1800/16/24ZL vào vách và trụ vỉa là: 

 

v

lv S n

Trang 29

7 Xác định đặc tính đá kẹp trong vỉa và ổ đá

Đá kẹp và các dạng đá ổ cứng trong vỉa than ảnh hưởng tới chất lượng than khai thác, hiệu quả khai thác và năng suất lao động (do phải nhặt sơ bộ đất  đá  trong  gương  khai  thác).  Để  đánh giá  tính  chất  của  đá  kẹp phải  thông qua  tính  chất cơ lý của chúng như lực kháng  kéo, kháng  nén,  kháng  cắt, độ kiên cố, v.v.  

- Hệ số phần trăm đá kẹp trong vỉa được tính: 

.100%

m m K

V k k

.100%

m n K

V lk

Trang 30

1.2.3 Tổng hợp trữ lượng than theo các yếu tố địa chất kỹ thuật mỏ

1.2.3.1 Phân loại trữ lượng than theo chiều dầy vỉa

Căn cứ kết quả đánh giá điều kiện địa chất và miền phân chia trữ lượng theo  chiều dày  đã  chọn, luận văn tổng hợp trữ lượng theo  chiều dày  vỉa với tổng trữ lượng khoáng sàng, khu vực vỉa được đánh giá (bảng 1.4). 

Bảng 1.4 Tổng hợp trữ lượng theo chiều dày

 

Trang 31

Bảng 1.6 Phõn bố trữ lượng than theo chiều dài đường phương

Trữ lượng địa chất

Đơn vị Chiều dài theo phương

Tổng cộng

m <100 100  200 >200 Tấn (103) 870.345  2.580.197  689058  4.139.600 

Tỷ lệ (%)  21%  62,3%  16,7%  100% 

1.2.3.4 Phõn loại trữ lượng than theo chiều dài theo hướng dốc

Luận  văn  tổng  hợp  trữ  lượng  theo  chiều  dài  theo  hướng  dốc  vỉa  với tổng trữ lượng khoỏng sàng, khu vực vỉa được đỏnh giỏ (bảng 1.7). 

Bảng 1.7 Phõn bố trữ lượng than theo chiều dài theo hướng dốc

Trữ lượng địa chất Đơn vị   Chiều dài theo hướng dốc    Tổng 

Trang 32

Bảng 1.8 - Phân loại trữ lượng than theo tính chất đá vách đá trụ vỉa

(35%) 

129.451 (65%) 

0,0 (0,0%) 

4.139.600 (100%)

2  Trụ trực tiếp 

Bền vững  Bền vững 

trung bình 

Không bền vững 68.192 

(34,5%) 

129.451 (65.5%) 

0,0 (0,0%) 

4.139.600 (100%)

Bảng1.9 Tổng hợp trữ lượng vỉa mỏng và dầy trung bình, độ dốc thoải

tại Công ty than Quang Hanh

TT Tên vỉa Mức đánh giá Chiều dày vỉa

(mét)

Góc dốc vỉa (độ)

Trữ lượng (1000T)

Trang 33

TT Tên vỉa Mức đánh giá Chiều dày vỉa

(mét)

Góc dốc vỉa (độ)

Trữ lượng (1000T)

và dầy trung bình, độ dốc thoải có khả năng áp dụng công nghệ khai thác than 

lò chợ bằng công cột chống thuỷ lực đơn - xà kim loại, Giá thủy lực di động loại  XDY-1T2/Hh/Lr,  Giá  khung  thủy  lực  di  động  loại  ZH/1800/16/24ZL. Các khu vực có khả năng khai thác là khu vực thoả mãn các tiêu chí sau: 

- Chiều dài theo phương khai thác:  ≥ 100 m 

- Chiều dài theo hướng dốc:  ≥ 100 m 

Trang 34

1.4 Nhận xét:

Luận đã tiến hành đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ và tổng hợp trữ lượng các khu vực vỉa than mỏng và đây trung bình, độ dốc thoải đến  nghiêng  tại  Công  ty  Than  Quang  Hanh  từ  mức  -50    -350  với  tổng  trữ lượng được đánh giá là 4.139.600 triệu tấn. 

Tuy nhiên, đa số các vỉa than có điều kiện địa chất không ổn định, mức 

độ  biến  động  chiều  dày,  góc  dốc  tương  đối  lớn,  chiều  dài  theo  phương  và hướng dốc các lò chợ tương đối ngắn nên ảnh hưởng đến việc áp dụng công nghệ khai thác tiên tiên và hiếu quả kinh tế. 

Trang 35

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VỈA

MỎNG VÀ DẦY TRUNG BÌNH, ĐỘ DỐC THOẢI ĐẾN NGHIÊNG

ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG CÔNG TY THAN QUANG HANH

Hiện  nay  các  lò  chợ  vỉa  mỏng  và  dầy  trung  bình,  độ  dốc  thoải  đến 

Chiều dài theo phương

Công nghệ khai thác

1  Vỉa 6 CB  -175 -:- -110  2,4  21  100  150  Khai thác 

bằng cột TLĐ xà khớp 

6  Vỉa 7  -110 -:- -50  2,8  24  130  300 

7  Vỉa 7  -50 -:- -5  2,8  24  90  280 

8  Vỉa 14.8  -175 -:- -110  3,2  35  90  250  Khai thác 

bằng giá khung TLDĐ ZH 

9  Vỉa 14.8  -110 -:- -50  3,2  35  95  230 

10  Vỉa 14.8  -50 -:- -5  3,2  35  90  200 

Trang 36

Các lò chợ đang được chống giữ bằng 3 công nghệ này được mở vỉa và chuẩn  bị  theo  sơ  đồ  công  nghệ  cột  dài  theo  phương  khấu  lò  chợ  bám  vách, khấu dật từ biên giới về trung tâm của ruộng mỏ. 

Công  tác  phá  hỏa  ban  đầu  để  đưa  lò  chợ  vào  khai  thác  có  hai  phương pháp đang áp dụng: 

*  Đối với các vỉa mà vách vỉa có độ cứng lớn, tiến hành mở thượng khởi điểm  bám  vách  sau  đó  tiến  hành  khai  thác  bằng  lò  chợ  gỗ  ra  đến  giới  hạn (L=10-:-15m) thì tiến hành phá hỏa ban đầu. 

*  Mở thượng khởi điểm bám vách, trụ sau đó lắp đặt công nghệ chống giữ phục vụ khai thác xong tiến hành đào các cúp phá hỏa có chiều dài L≥6m  

và tiến hành phá hỏa ban đầu. 

2.1 Công nghệ khai thác lò chợ chống giữ bằng cột thủy lực đơn xà khớp

Hiện nay các lò chợ đang áp dụng công nghệ giữ bằng công nghệ này gồm:  

- Lò chợ mức -175-:- -110 vỉa 6 cánh bắc có chiều dày vỉa m =2,4m, góc dốc =210, chiều dài lò chợ theo chiều hướng dốc L=100m. Lò chợ mức -50-:- -5 vỉa 6 Khu Nam  có chiều dày vỉa m =2,2m, góc dốc  =200, chiều dài lò chợ theo chiều hướng dốc L=100m.  Lò chợ mức -110-:- -70 KN 6.3 có chiều dầy vỉa m=2,2m, góc dốc lò chợ  =220 , chiều dài theo hướng dốc L= 90m. 

Trang 37

Vị trí luồng bảo vệ mỗi vì đã có sẵn 1 cột từ luồng gương chuyển sang, khoảng cách các vì chống thuỷ lực theo hướng dốc lò chợ là 0,8m. Tại luồng bảo vệ tăng cường bằng 1 hàng cột với khoảng cách 0,8m/cột.  

Mật độ cột chống thực tế ở luồng bảo vệ là 2 cột/0,8m =2,5cột/m so với mật 

độ cột chống là 2,28 cột/m, đảm bảo yêu cầu chống giữ với hệ số an toàn >2. Chiều dài trung bình lò chợ: 70m. 

Số luồng khấu tối đa là 3 (3,6m) và tối thiểu là 2 (2,4m).  

Tiến độ luồng khấu là 1,2 m; khoảng cách các cột chống theo phương là 1,2 m; khoảng cách các vì chống theo hướng dốc là 0,8 m. 

Để đảm bảo an toàn trong lò chợ, phạm vi ngã ba đầu và chân lò chợ sẽ chống tăng cường bằng 2 hàng cột thuỷ lực  đơn với chiều dài mỗi đoạn tiến trước lò chợ 10  15m.  

Bước  sập  đổ  thường  kỳ  tính  toán  là  0,83m  với  chiều  rộng  luồng  khấu 1,2m khi thu hồi cột chống và xà ở luồng phá hoả, vách trực tiếp tự sập đổ, không cần phải phá hoả cưỡng bức. 

2.1.3 Quy trình công nghệ khai thác lò chợ áp dụng cột chống thuỷ lực đơn - xà kim loại HDJA-1200

- Kiểm tra củng cố lò chợ, củng cố hệ thống thuỷ lực

+ Kiểm tra củng cố lò chợ: 

Trong ca, thợ củng cố phải kiểm tra áp suất trong các cột chống bằng đồng hồ 

đo dưới sự chỉ đạo của cán bộ trực ca. Nếu thấy áp lực của cột nhỏ hơn 7 Mpa phải bơm bổ sung để tăng áp lực cho cột. Trong khi bơm, phải thực hiện từ từ 

và  theo  dõi tình  trạng  các  vì  chống  bên  cạnh  để  tránh  xẩy  ra  hiện  tượng  xô lệch, đổ cột. Những cột bên cạnh cột bơm bổ sung nếu có hiện tượng bị mất 

áp  lực  cũng  phải  được  bơm  bổ  sung  ngay.  Khi  thấy  cột    bị  hỏng  hóc,  dung dịch nhũ hoá bị rò rỉ, xi lanh biến dạng cần báo ngay cho ca trưởng để có biện 

Trang 38

pháp  xử  lí  kịp  thời.  Ngoài  ra  cần  kiểm  tra  chốt  liên  kết  các  xà,  nếu  thấy  bị lỏng phải đóng chặt ngay. Sau khi kiểm tra thấy lò chợ đảm bảo an toàn mới cho phép công nhân vào lò chợ làm việc. 

+ Kiểm tra củng cố hệ thống thuỷ lực. 

Trước mỗi ca sản xuất ngoài việc kiểm tra củng cố lò chợ, phải kiểm tra cả hệ thống thuỷ lực phục vụ cho lò chợ như: Trạm bơm dung dịch nhũ hoá, đường ống,  súng  bơm,  các  mối  nối  ống  và  các  van  đóng  mở  dung  dịch.  Kiểm  tra bơm và các chi tiết kể trên xong cho chạy thử bơm cấp dung dịch. Chỉ khi nào 

hệ thống dung dịch đảm bảo an toàn tuyệt đối  mới được cho công nhân vào làm việc. Những đoạn ống cao áp hỏng, van mất tác dụng, mối nối lỏng phải được thay thế, sửa chữa kịp thời trước khi làm việc. Ống thuỷ lực phải được treo lên các móc chắc chắn để tránh xây xát, hư hỏng. 

- Khoan lỗ mìn khấu gương lò chợ

Trước khi thực hiện công tác khoan  lỗ  mìn  gương  lò  chợ, quản đốc hoặc lò trưởng trực tiếp xem xét toàn bộ gương lò chợ và đoạn lò dự kiến khai thác. Xác định đánh dấu các lỗ cần khoan nổ theo tình trạng thực tế của gương lò chợ. Sau đó các công nhân được bố trí làm công tác khoan, tiến hành khoan theo chiều dốc gương lò chợ ở từng đoạn. Ở mỗi vị trí khoan tiến hành khoan 

lỗ nóc trước, sau đó khoan lỗ nền và lần lượt cho hết đoạn lò chợ cần khoan. Công việc khoan được tiến hành với số lượng 2 người cho 1 máy khoan. Khi khoan ở từng lỗ các thao tác tiến hành từ từ để tránh sự cố kẹt choòng khoan. Sau khi khoan xong lấy sạch phoi khoan, dùng que tre hoặc gỗ đánh dấu- lỗ khoan để người nạp mìn dễ thấy và không bị than chèn lấp mất lỗ khoan. 

- Công tác nạp mìn

Trước khi nạp mìn, lò chợ phải được kiểm tra tình trạng về khí nếu nồng độ khí  mê tan ở gương lò chợ nhỏ hơn 1% cho phép nạp  mìn, nếu nồng độ mê tan lớn hơn 1% hoặc có các hiện tượng xì khí phải tiến hành thông gió cho tới khi đạt nồng độ khí cho phép nạp mìn. Công tác nạp mìn được tiến hành gồm 

Trang 39

2  người,  một  người  nạp  còn  người  kia  chuẩn  bị  bua  để  trao  cho  người  nạp mìn. Thứ tự nạp cũng được tiến hành từ trên xuống dưới (lỗ hàng nóc trước lỗ hàng nền sau ở mỗi vị trí). Trong 1 lỗ sau khi nạp thuốc, kíp xong tiến hành nạp bua.  Bua  phải nạp  chặt và có chiều dài lớn hơn  0,5  m.  Trước khi tra kíp vào thuốc - nạp mìn, thợ mìn phải nối chập 2 đầu kíp với nhau để đảm bảo an toàn. Sau khi nạp mìn xong 1 đoạn cần nổ, lò chợ phải kiểm tra khí mê tan, nếu nồng độ cho phép đảm bảo nổ mìn an toàn mới tiến hành nối mạng nổ mìn. 

- Công tác lên xà, cài chèn

Sau khi nổ mìn và thông gió, tiến hành kiểm tra tình trạng và củng cố lò chợ. Tải bớt một phần than sát nóc đảm bảo không gian thao tác lên xà và cài chèn, tiến hành lên xà, cài chèn nóc lò chợ. Công việc được tiến hành như sau: 

+ Sửa nóc, tạo lỗ đầu xà sâu vào gương 0,10  0,15 mét. 

+ Lên xà, đóng chốt, nêm xà, đầu nhỏ của chốt hướng lên trên, của nêm hướng xuống dưới, chỉnh xà vuông ke, ngay ngắn thẳng hàng.  

+ Cài chèn theo khoảng cách hộ chiếu quy định. 

+ Đóng cứng nêm xà. 

- Công tác tải than lò chợ

Sau khi lên xà cài chèn giữ tạm nóc, tiến hành tải than trong lò chợ. Việc tải than được thực hiện từ dưới lên trên và từ vị trí gương nổ ra máng trượt.  

Than  ở gương sau khi nổ  mìn được  xúc  tải lên  máng trượt bằng xẻng hoặc cuốc bới. Những tảng than hoặc đá kẹp quá cỡ phải được đập nhỏ trước khi đưa lên máng. Đá lẫn trong than được chuyển vào vùng phá hoả để tránh bẩn than. 

- Công tác chống lò

Công  tác  chống  lò  được  tiến  hành  khi  gần  kết  thúc  công  tác  tải  than. Việc dựng chống cột được tiến hành theo thứ tự sau: 

+ Đào lỗ chân cột, lỗ chân cột được đào sâu xuống nền 0,15  0,20 m tránh tình trạng trôi trượt cột. Đặt đế cột chống lún vào vị trí lỗ chân cột (nếu 

Trang 40

+  Dựng cột  chống sát gương lò chợ: đưa cột  vào vị trí lỗ  chân cột đã được  chuẩn  bị  (cột  được  dựng  nghiêng  từ  3  5,  chân  cột  chống  sát  mặt gương) và xoay  van 3 tác dụng hướng xuống dưới  (đầu cấp  dịch van  ba  tác dụng ở phía dưới). Dùng súng bơm từ từ dung dịch vào cột. Khi pittông cột đẩy gần lên đến xà vì chống, chỉnh nắp đầu cột khớp với hàng răng của xà ở 

vị trí qui định theo hộ chiếu, sau đó tiếp tục bơm đẩy pittông lên theo chiều cao lò cần chống. 

+ Dựng cột chống chính luồng gương: đưa cột vào vị trí lỗ chân cột đã được  chuẩn  bị,  chỉnh  cột  thẳng  và  xoay  van  3  tác  dụng  hướng  vào  khu  phá hoả  (đầu  cấp  dịch  van  ba  tác  dụng  ở  phía  phá  hoả).  Dùng  súng  bơm  từ  từ dung dịch vào cột. Khi pittông cột đẩy gần lên đến xà vì chống, chỉnh nắp đầu cột khớp với hàng răng của xà ở vị trí qui định theo hộ chiếu, sau đó tiếp tục bơm đẩy pittông lên theo chiều cao lò cần chống. 

+  Liên  kết  (buộc)  đầu  cột  thuỷ  lực  đơn  với  xà  sắt  bằng  dây  thép 

2,53,0 mm. 

+ Đánh văng giữa các hàng vì chống, tải vét hết phần than còn lại đảm bảo chiều cao, chiều rộng lò theo hộ chiếu quy định. 

+ Tháo nêm ra khỏi xà. 

Tháo, chuyển cột tăng cường và thu hồi vì chống

Việc  tháo,  chuyển  cột  tăng  cường  và  thu  hồi  vì  chống  luồng  phá  hoả được tiến hành tại từng đoạn trên lò chợ. Thợ làm công việc này phải là người khoẻ  mạnh,  có  kinh  nghiệm,  bậc  thợ  khai  thác  phải  từ  5/6  trở  lên  và  được huấn luyện sử dụng thành thục về cột thuỷ lực đơn. Thứ tự chuyển cột chống tăng cường và thu hồi vì chống phải được thực hiện từ dưới lên theo độ dốc 

và  thực  hiện  dứt  điểm  từng  vì  một.  Các  cặp  thu  hồi  phải  cách  cặp  khác  tối thiểu là 20 mét. 

 

Ngày đăng: 22/05/2021, 14:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w