1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

BAI THI TIM HIEU 100 NAM KON TUM

33 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

Cung thánh nhà thờ được trang trí theo lối hoa văn của các dân tộc ít người Tây Nguyên... Khu bảo tồn Ngọc Linh:..[r]

(1)

Câu1 Trình bày nguồn gốc tên gọi"Kon Tum" Nêu biến đổi địa giới quản lý hành tỉnh Kon Tum từ năm 1913 đến

* Nguồn gốc tên gọi Kon Tum:

Theo truyền thuyết của dân tộc Bana, Kon Tum ban đầu chỉ là một làng của người Bana Thuở ấy, vùng đồng bào dân tộc Bana (nay thuộc thành phố Kon Tum) có làng người địa phương ở gần bên dòng sông Đăkbla với tên gọi Kon Trang - OR Lúc ấy, làng Kon Trang - OR rất thịnh vượng với dân số khá đông Bấy giờ, giữa các làng gây chiến với để chiếm đoạt của cải và bắt người về làm nô lệ Hai trai của Ja Xi - một số những người đứng đầu làng Kon Trang - OR tên là Jơ Rông và Uông không thích cảnh chiến tranh đã làm nhà ở riêng gần chỗ có hồ nước, cạnh dòng Đăkbla Vùng đất này rất thuận lợi cho phương thức sống định cư, nên dần dần có nhiều người đến ở, mỗi ngày một phát triển thêm đông, lập thành làng mới có tên gọi là Kon Tum Từ đó, Kon Tum trở thành tên gọi chính thức cho một làng mới lập của người Bana, cạnh dòng Đăkbla, nơi có nhiều hồ nước trũng Theo tiếng Kinh, Kon Tum có nghĩa là Làng Hồ (Kon là làng, Tum là hồ, ao, bàu nước, )

Do vị trí đặc biệt, Kon Tum là vùng đất bằng, được dòng Đăkbla uốn quanh bồi đắp phù sa màu mỡ Trải qua những biến động, thăng trầm của lịch sử, vùng đất này có nhiều biến đổi, đồng bào các dân tộc tụ hội về ngày một đông Người Kinh đến Tây Nguyên cũng chọn vùng đất Kon Tum làm nơi định cư Từ đó, Kon Tum trở thành vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Trong đó có hiện diện từ rất sớm của các dân tộc bản địa Ba Na, Xê Đăng, Jẻ - Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Măm…

Phát huy những thuận lợi về điều kiện tự nhiên với cần cù lao động của người, vùng đất Kon Tum ngày càng phát triển thịnh vượng, không chỉ một làng mà nhiều làng, bao quát cả vùng đất đai rộng lớn Vùng đất này thành lập thị xã cũng mang tên gọi chính thức là Kon Tum Khi đơn vị hành chính cấp tỉnh được thành lập, Kon Tum vẫn chính thức được dùng làm tên gọi của tỉnh Đây là vùng địa lý hành chính được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên

(2)

đến

Kon Tum thuở xưa còn rất hoang vắng, người thưa, đất rộng Các dân tộc bản địa gồm Xơ Đăng, Bana, Gia Rai, Jẻ - Triêng, Brâu, Rơ Măm Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác Nét đặc biệt thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh Kon Tum là tổ chức xã hội nhất chỉ có làng Làng được xem đơn vị hành chính mang tính bao quát và cụ thể, chi phối mọi hoạt động đời sống xã hội Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt, một chủ làng là người có uy tín nhất làng đứng đầu

Trong giai đoạn khởi nghĩa Tây Sơn (1771 - 1786), ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã xây dựng mối quan hệ đoàn kết với các dân tộc vùng này

Năm 1840, dưới thời vua Thiệu Trị, triều đình Huế lập Bok Seam - một người Bana làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên, đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự quan hệ mua bán, trao đổi Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây Nguyên để mua bán, trao đổi hàng hóa

Trong thời gian này, người Pháp cũng tìm đường đến Kon Tum để truyền đạo Trong giai đoạn 1841 - 1850, thực dân Pháp đã đặt được sở Thiên chúa giáo đầu tiên ở Kon Tum

Năm 1867, thực dân Pháp bắt đầu tấn công xâm lược Kon Tum - Tây Nguyên Bằng những thủ đoạn thâm độc nhằm chia rẽ các dân tộc vùng, thực dân Pháp đã thôn tính Kon Tum và Tây Nguyên

Năm 1892, thực dân Pháp đặt tại Kon Tum một tòa đại lý hành chính đầu tiên một cố đạo người Pháp là Vialleton, còn gọi là cha Truyền cai quản

Ngày 4-7-1904, thực dân Pháp thành lập tỉnh Plei Ku Der, bao gồm hai tòa đại lý hành chính: một tòa ở Kon Tum (trước đó thuộc tỉnh Bình Định) và một tòa ở Cheo Reo (trước đó thuộc tỉnh Phú Yên)

(3)

Ngày 9-2-1913, thực dân Pháp chính thức thành lập tỉnh Kon Tum, bao gồm đại lý hành chính Kon Tum tách từ Bình Định, đại lý hành chính Cheo Reo tách từ Phú Yên, đại lý hành chính Buôn Ma Thuột (Buôn Ma Thuột trước đó là một tỉnh riêng, đến năm 1913 giảm từ tỉnh xuống thành đại lý hành chính, sáp nhập vào tỉnh Kon Tum)

Năm 1917, thực dân Pháp thành lập tòa đại lý hành chính An Khê, gồm huyện Tân An và khu vực người dân tộc thiểu số đặt dưới quyền cai trị của công sứ tỉnh Kon Tum

Ngày 2-7-1923, đại lý Buôn Ma Thuột được tách khỏi tỉnh Kon Tum để thành lập tỉnh Đắk Lắk

Ngày 3-12-1929, thành lập thành phố Kon Tum (thực tế lúc đó chỉ là thị trấn, gồm tổng Tân Hương và một số làng dân tộc thiểu số phụ cận)

Ngày 25-5-1932, tách đại lý Pleiku khỏi tỉnh Kon Tum, thành lập tỉnh Pleiku (nay thuộc tỉnh Gia Lai) Đến ngày 9-8-1943, đại lý hành chính An Khê được tách khỏi tỉnh Kon Tum, sáp nhập vào tỉnh Pleiku Tỉnh Kon Tum lúc bấy giờ chỉ còn lại tổng Tân Hương và toàn bộ đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tổng Tân Hương là tên gọi tiền thân của thành phố Kon Tum hiện Tổng Tân Hương là nơi hội tụ của các làng người Kinh lên lập nghiệp tại Kon Tum Theo thứ tự, các làng của tổng Tân Hương được thành lập theo thời gian và tên gọi sau: Tân Hương (năm 1874); Phương Nghĩa (năm 1882); Phương Quý (năm 1887); Phương Hòa (năm 1892); Trung Lương (năm 1914); Phụng Sơn (năm 1924); Ngô Thạnh (năm 1925); Ngô Trang (năm 1925); Phước Cần (năm 1927); Lương Khế (năm1927)

Ngày 3-2-1929, theo nghị định của Khâm sứ Trung Kỳ, tổng Tân Hương được lập thành thị trấn Kon Tum, từ đó thị trấn Kon Tum trở thành trung tâm chính trị -kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum Theo thời gian, mảnh đất nơi không ngừng được mở rộng và phát triển Ngoài các làng của người Kinh lập nên, về sau có thêm nhiều làng của người dân tộc thiểu số vùng ven các làng Kon Rbàng, KonM'nai, ChưHreng, cũng nằm phạm vi quản lý hành chính của thị trấn Kon Tum

Tháng 8-1945, cùng với cả nước, ngày 25-8-1945, nhân dân Kon Tum đã nổi dậy giành chính quyền Chính quyền cách mạng tổ chức lại tỉnh Kon Tum thành đơn vị hành chính gồm các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Konplong và thành phố Kon Tum Chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Kon Tum được thành lập đóng trụ sở tại thành phố Kon Tum để lãnh đạo nhân dân bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới

Ngày 26-6-1946, thực dân Pháp tấn công và chiếm lại Kon Tum, thiết lập trở lại bộ máy cai trị vùng này So với trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, bộ máy thống trị và chính sách cai trị của Pháp từ tỉnh tới làng không mấy thay đổi Đứng đầu bộ máy hành chính cấp tỉnh là một công sứ người Pháp, bên dưới có các huyện thường tên đồn trưởng người Pháp nắm giữ rồi đến làng Thực dân Pháp đã tập hợp bọn tay sai người địa phương, đặc biệt là dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo các chủ làng để nắm giữ bộ máy quyền lực ở sở

(4)

tỉnh Kon Tum chịu quản lý chỉ đạo về hành chính của xứ ủy Trung Kỳ và Phân ban vận động quốc dân thiểu số Nam Trung Bộ

Tháng 1-1947, thành lập Phân khu 15, đó nòng cốt là tỉnh Kon Tum và các huyện miền Tây của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi Trên thực tế, tổ chức hành chính của Kon Tum vẫn giữ nguyên, chịu quản lý và chi phối của Phân khu 15 về hoạt động quân Tháng 8-1947, Khu 15 Tây Nguyên được thành lập, tỉnh Kon Tum là một những đơn vị hành chính trực thuộc Khu 15 Tháng 3-1950, theo chủ trương của Liên Khu ủy V, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai được sáp nhập thành tỉnh Gia - Kon Ban cán Gia - Kon quyết định thành lập khu (huyện) Địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức thành khu: khu (Đăk Glei); khu (Đăk Tô); khu (Konplong)

Tháng 10-1951, theo quyết định của Liên Khu uỷ V, tỉnh Kon Tum và các huyện phía tây Quảng Ngãi hợp nhất thành Mặt trận miền Tây

Tháng 2-1954, Kon Tum là tỉnh đầu tiên và nhất ở Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng Một thời gian sau, Mặt trận miền Tây cũng được giải thể Theo tinh thần Hiệp định Giơnevơ ký ngày 20-7-1954, tỉnh Kon Tum bước vào thời kỳ lịch sử mới

Về phía địch, sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ - ngụy tiếp quản Kon Tum Năm 1958, chúng chia bộ máy hành chính tỉnh Kon Tum thành tòa hành chính Kon Tum - bộ máy hành chính cấp tỉnh, bên dưới gồm các quận Kon Tum, Đăk Tô, Konplong và Đăk Sút

Năm 1958, nguỵ quyền thành lập quận Toumơrông Năm 1959, nguỵ quyền thành lập thêm quận Chương Nghĩa Năm 1960, quận Konplong bị xóa bỏ Như vậy, thực tế quận Toumơrông và quận Chương Nghĩa chiếm gần trọn diện tích của quận Konplong trước đó Một phần đất còn lại của quận Konplong không thuộc phạm vi của hai quận mới này được sáp nhập về quận Kon Tum

Năm 1961, quận Chương Nghĩa bao gồm phần đất phía đông sông Đăk Nghé, giáp với Ba Tơ (Quảng Ngãi) được cắt về tỉnh Quảng Ngãi Tỉnh Kon Tum còn lại đơn vị hành chính cấp quận: Kon Tum, Đăk Tô, Đăk Sút, Toumơrông

Sau năm 1965, phân cấp hành chính của Nguỵ quyền Sài Gòn tại Kon Tum có thay đổi Đối với khu vực thị xã, thị trấn đông dân, chúng vẫn giữ nguyên cấp quận; những nơi xa xôi, ít dân cư hơn, chúng giảm quận đặt thành phái viên hành chính

Năm 1970, bộ máy hành chính của địch ngoài tòa hành chính và các ty, sở ở tỉnh, bên dưới có các cấp sau: quận Kon Tum, quận Đăk Tô, phái viên hành chính Đăk Sút, phái viên hành chính Măng Buk, phái viên hành chính Chương Nghĩa (quận Chương Nghĩa chuyển về Quảng Ngãi một thời gian sau đó được nhập trở lại tỉnh Kon Tum)

Năm 1972, nguỵ quyền cải danh chi khu Đăk Pét thành quận Đăk Sút để mở rộng chức về hành chính

(5)

Tum); các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk bị cô lập giữa vùng giải phóng của ta Địch chỉ còn co cụm phần lớn tại khu vực thành phố Kon Tum

Năm 1974, quân ta tấn công tiêu diệt hoàn toàn các chi khu Đăk Pét, Măng Đen, Măng Buk Tận dụng thời thắng lớn ở Buôn Ma Thuột, ngày 17-3-1975, quân và dân tỉnh đã nổi dậy tấn công vào đầu não của địch ở nội thị, giải phóng thành phố và toàn tỉnh Kon Tum

Về phía ta, đầu năm 1955, toàn tỉnh đuợc chia thành khu nông thôn (tương đương huyện) và một thành phố

Khu 1: lúc đầu là vùng đông và bắc thành phố Kon Tum, từ bờ sông Pô Kô (phía tây) đến bờ sông Đăk Nghé (phía đông)

Khu 2: bao gồm toàn huyện Konplong ngày

Khu 3: gồm một số vùng thuộc huyện Đăk Glei và một số vùng của Đăk Tô (nay thuộc huyện Đăk Hà) giáp với khu và giáp với huyện Konplong ngày

Khu 4: vùng tây huyện Đăk Glei từ giáp Quảng Nam đến Đăk Nây Pui, phía tây giáp biên giới Lào

Khu 5: được hình thành và giải thể trước có hiệp định Giơnevơ nên không còn Một phần khu nhập vào khu 4, phần còn lại nhập vào khu

Khu 6: từ Vơmơna, phía đông giáp Măng Buk đến vùng Kayong giáp biên giới Lào, phía bắc giáp vùng Đăk Hà, phía nam đến Konplong

Khu 7: thuộc huyện Sa Thầy ngày

Cuối năm 1956, đầu năm 1957, các khu vực được sắp xếp lại và chuyển đổi thành huyện: cắt một phần khu giáp khu thành khu 8; cắt một phần nam khu thành khu 9; giải thể khu Hình thành nên các huyện: khu và một phần khu sáp nhập thành huyện H16; khu và khu sáp nhập thành huyện H29; khu chuyển thành huyện H30; khu và một phần khu sáp nhập thành huyện H80; khu thành huyện H40; khu và một phần khu sáp nhập thành huyện H67

Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, các huyện tỉnh Kon Tum đều được gọi theo tên mật danh như: H16, H29, H30, H40, H67, H80 Riêng thành phố Kon Tum lúc đó mang mật danh là H5 Vùng KonHring (nay thuộc huyện Đăk Hà) mang mật danh H9, ứng với mỗi mật danh có tên gọi cụ thể là: H16 (Konpraih); H29 (Konplong); H80 (Đăk Tô); H5 (thành phố Kon Tum); H30 (phía đông Đăk Glei); H40 (phía tây Đăk Glei); H67 (Sa Thầy); H9 (Kon Hring)

Sau tỉnh Kon Tum được giải phóng (17-3-1975), toàn tỉnh có thành phố Kon Tum và huyện là H30, H40, H16, H29, H80, H67

Tháng 101975, tỉnh Kon Tum sáp nhập với tỉnh Gia Lai thành tỉnh Gia Lai -Kon Tum, địa bàn tỉnh có các huyện: huyện -Konplong (H16 + H29), huyện Đăk Glei (H30 + H40), thành phố Kon Tum (H5 + H9), huyện Đăk Tô (H80) Năm 1979, thành lập huyện Sa Thầy sở phần đất của H67 cũ

(6)

Đến năm 2005, tỉnh Kon Tum có 01 thành phố và huyện Trong đó, thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh

Câu 2: Hiện nay, tỉnh Kon Tum có Di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh cấp quốc gia cấp tỉnh? Hãy nêu sơ lược nội dung di tích?

Hiện Kon Tum có di tích lịch sử cách mạng, văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia và cấp tỉnh

*Các di tích lịch sử cách mạng, văn hóa: 1 Nhà tù Kon Tum ( Ngục Kon Tum):

Vị trí: Nhà tù Kon Tum nằm ở phía tây thị xã Kon Tum

Nhà ngục Kon Tum được Pháp xây dựng năm 1930, nằm ở phía Bắc sông Đắk Bla, thuộc địa phận tỉnh Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum) Tại ngục Kon Tum, tháng 9-1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum được thành lập, đồng chí Ngô Đức Đệ làm bí thư

(7)

Pháp với tù chính trị trưng bày Ngục Kon Tum

Ngày trước những mộ của những chiến sỹ vô danh, nhà ngục, các vật chứng tàn bạo của nhà ngục, những dấu tích của nó được thể hiện trước mắt chúng ta, về một minh chứng hùng hồn về một cuộc đấu tranh đầy đau thương và mất mát, hy sinh vô cùng kiên cường, anh dũng của dân tộc ta đường giải phóng dân tộc thống nhất đất nước.Ngày 16-11-1988, nhà ngục Kon Tum được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia

2 Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh:

Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh nằm một quả đồi có độ cao 600 m, cách thị trấn Đăk Tô km về hướng Tây Nam Di tích nằm quốc lộ 14 đoạn từ Đăk Tô Ngọc Hồi Đây là chiến trường ác liệt nhất của khu vực Tây Nguyên, là cứ mạnh nhất của Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên được giải phóng tháng năm 1972

(8)

ghi lại chiến tích lẫy lừng của chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh, sân bay Phượng Hoàng được Mỹ xây dựng trải dài km theo đường huyện Ngọc Hồi

Với các dữ liệu lịch sử sinh động, hấp dẫn hiện được huyện Đăk Tô tôn tạo, bảo quản sẽ giúp rất nhiều cho các du khách muốn tìm hiểu về chiến trường Tây Nguyên, về truyền thống đấu tranh, truyền thống văn hoá của nhân dân các dân tộc tỉnh Kon Tum và đặc biệt du khách đến thăm quan, nghiên cứu, tìm hiểu còn được thăm quan nét đặc trưng văn hoá của dân tộc Tây Nguyên (nhà Rông, các lễ hội, văn hoá, văn nghệ dân gian ) và nghỉ ngơi, thư giãn tại suối nước nóng Đăk Tô, Thác Đăk Lung thuộc địa phận xã Kon Đào

3 Ngục Đăk GLei:

Di tích lịch sử ngục Đăk Glei Ngục Đăk Glei nằm ở phía Bắc thị trấn Đăk Glei, theo quốc lộ 14 ngục được xây dựng năm 1932 là nơi thực dân pháp đã giam giữ các chiến sỹ cách mạng Việt Nam những năm 1932 – 1954, đó có Nhà thơ Tố Hữu Di tích ngục Đăk Glei xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia, nơi hàng năm vẫn là điểm hẹn của các cán bộ lão thành ôn lại những kỷ niêm của thời đã qua Du khách thăm quan khu du lịch này thấy lại được tinh thần và ý chí cách mạng quật cường của những chiến sỹ cộng sản bị giam giữ, tù đày tại các nhà lao, nhà ngục của bon thực dân đế quốc

(9)

Toàn cảnh khu di tích khảo cổ học Lung Leng

Di chỉ khảo cổ học Lung Leng nằm ở thôn Lung Leng, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum Lung Leng đã cung cấp một hệ thống di tích và hiện vật vô cùng phong phú Bước đầu, một xã hội Tây Nguyên thời tiền sử đã tái hiện Qua khai quật, người ta thấy Lung Leng là di chỉ có tầng văn hóa nguyên vẹn phản ánh các giai đoạn phát triển bản từ thời đại đá cũ đến thời đá mới, qua thời kì kim khí, thậm chí cả thời kì trung đại Đây là nơi tập trung với mật độ cao nhiều loại hình di vật, di tích rìu bôn đá mài toàn thân, bàn mài, hòn ghè, hòn nghiền, đồ

gốm, than tro, lọ nung, mộ táng

Qua khai quật hàng loạt, phát hiện mới được ghi nhận, đặc biệt là di cốt và dấu vết vỏ trấu, cho thấy tục táng người chết của cư dân cổ, đồng thời xác nhận nghề trồng lúa đã xuất hiện rất sớm tại Tây Nguyên

Những phát hiện bước đầu ở Di chỉ khảo cổ học Lung Leng đã được giới thiệu nghiên cứu, khảo cổ đánh giá cao Mới đây, thủ tướng chính phủ đã có quyết định giao cho trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn quốc gia phối hợp với bộ khoa học - công nghệ và bộ văn hóa - thông tin tiếp tục triển khai thực lên giai đoạn (đánh giá, phân loại, bảo quản di vật và hồ sơ khoa học) dự án “Khai quật di chỉ Lung Leng (Kon Tum)” thuộc dự án “Thủy điện YaLy”

Di khảo cổ học Lung Leng di sản văn hóa lớn cả nước Qua di chỉ văn hóa này, chứng tỏ người tiền sử đã có mặt, sinh sống ở từ trước một vạn năm

(10)

Công cụ mũi nhọn Quan tài hình chum Đĩa

Công cụ nghiền bằng đá Hiện vật đất nung, 3.500 năm Răng voi hóa thạch

(11)

5 Nhà mồ Tây Nguyên:

Nhà mồ - nét văn hóa truyền thống của Tây Nguyên

Nhà Mồ, và Tượng Mồ, là mảng đặc sắc của văn hóa cổ truyền Tây Nguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam) Trong thời gian gần đây, truyền thống dựng nhà mồ-tượng mồ chỉ còn thấy tập trung ở các dân tộc Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, Xơ Đăng

Nhà mồ được xây trùm nấm mộ và là trung tâm của lễ bỏ mả Nhà mồ có nhiều loại khác Trang trí nhà mồ thường sử dụng màu: đen, đỏ và trắng

Tượng mồ là loại tác phẩm điêu khắc độc đáo bậc nhất của vùng đất này, đó tượng mồ Gia rai, Ba na phong phú và đặc sắc cả

Nhà mồ là cách ứng xử của cộng đồng người sống Tây Nguyên đối với người chết bao gồm nghi lễ ma chay Họ tin rằng linh hồn người chết không thể từ thế giới bên trở về thế giới bên này để họp mặt cùng cháu sống, cùng cháu chia sẻ bữa cơm gia đình dưới một mái nhà

Hay nói cách khác họ không có hình thức thờ phụng tổ tiên người Kinh Mà họ chỉ “quan hệ” với người đã khuất thời gian nhất định, từ người ấy trút thở cuối cùng cho đến lúc hẳn khỏi trần gian

Làng ma:

Đồng bào dân tộc Tây Nguyên phân chia khu vực cư trú của mình thành phần: Làng chính cống, tức khu vực của người sống còn làng phụ là khu vực cư trú của người chết Khu vực cư trú của người chết bao giờ cũng áp sát khu vực của người sống về phía Tây Trục Đông Tây là đường nối liền người sống với thế giới của thần linh, là mặt phẳng của trần gian, là ranh giới giữa cái sống – chết, ánh sáng và bóng tối

(12)

chức ăn tết theo từng làng với nhiều lễ tục cầu an, cúng lúa mới, đặc biệt là lễ bỏ mả thường rộ vào tháng 2, Người ta gọi là mùa bỏ mà

Hiện vật nhà mồ người Cơtu Ảnh: nhandan.com.vn

Giai đoạn chưa bỏ mả, có thể là một năm hoặc nhiều thế, tuỳ tập quán của từng tộc người Trong giai đoạn chưa bỏ mả người sống phải thường xuyên chăm sóc người mới khuất, cung cấp thức ăn hàng ngày cho người chết ở mả và cộng cảm với người chết qua cúng bái Quan trọng nhất là phải dựng một nhà che nấm mồ với những biểu hiện ngoại hình gắn với quan niệm về thế giới của tộc người, đó chứa đựng đường dẫn linh hồn người chết qua thế giới bên

Trong áo quan được mái nhà mồ che chở, người chết nằm dài trục Đông Tây, đầu về phía mặt trời mọc, chân về phía mặt trời lặn, nghĩa là mặt hướng về phía tây, phía âm u Không gian linh thiêng quanh nhà mồ được một hàng rào tượng gỗ bao quanh, là hạn định khu vực linh thiêng cho từng mộ được bố trí thành một hình chữ nhật theo hướng Đông Tây và lối vào bao giờ cũng ở mặt Đông của hình chữ nhật

Tại lối vào mặt Đông của từng nhà mả có hai tượng hoàn toàn khác nhau, một nam và một nữ đứng cạnh hai bên lối đi, ngó mặt vào ở một tư thế sinh động nhất Vào lúc bình minh những nhà mồ, mặt trời mọc lên, các tia sáng ban mai đầu tiên dọi vào không gian linh thiêng, soi sáng cả đôi nam nữ Có lẽ phải sống những giây phút tương tự thế người ta mới nhận được, mới cảm được cái linh của những nghi lễ ma chay giữa nhà mồ Những người chưa kịp thoát khỏi thân cây, khỏi lòng thiên nhiên vốn chứa sống bỗng đọng lại gặp trời đất, ánh sáng, những tư thế chưa kịp nói lên một hành động rõ nghĩa nào, những đường viền đơn sơ, những khối mộc mạc, có lúc thô ráp tổng hoà lại thành một bố cục khá độc đáo Sự sống và cái chết mặc dù đối lập không phản bác nhau, trái lại bổ sung cho nhau, nối tiếp nhau, cái này sinh thành cái

(13)

30-40 người Theo quan niệm của họ, kể từ tử thi được chôn cất, ma trú ngụ tại nhà mồ nghĩa địa Về sau nó sẽ hành trình tới sống với tổ tiên ở thế giới ma -thế giới của người chết ở một nơi xa xôi, mơ hồ Người ta tin rằng ma sẽ không ở mãi thế giới đó, về sau nó sẽ trở lại làm người bằng cách nhập vào một đứa trẻ mới sinh thuộc dòng họ người quá cố

Lễ bỏ mả chính là để tiễn biệt ma sang thế giới bên kia- thế giới của ma Sau làm lễ bỏ mả, người vợ hoặc người chồng goá sẽ hết giai đoạn tang chế đồng thời cũng chấm dứt quan hệ vợ chồng với người đã chết Thời gian này thường sau mai táng năm hoặc lâu Ỏ các làng Gia Rai nhiều trường hợp kéo dài tới 10 năm

Tang gia tổ chức việc bỏ mả một cách chu đáo, trọng thể theo phong tục cổ truyền Lễ bỏ mả diễn sôi động nghĩa địa, thực là lễ hội lớn nhất, quan trọng nhất của người dân làng Trước kia, mỗi cuộc bỏ mả thường kéo dài 5- ngày đêm, ngày khoảng ngày đêm Để tổ chức bỏ mả, tang gia phải ủ sẵn nhiều rượu cần, trâu bò lợn gạo đồng thời có tham gia giúp đỡ một tập tục của toàn thể dân làng và bà gần xa Tuỳ theo mỗi gia đình, lễ bỏ mả thường đông tới mấy trăm người, giết thịt hàng chục trâu bò, rượu cần hàng trăm ché Nếu người chết thuộc dạng khá giả có vị thế làng, thì lễ bỏ mả còn lớn và linh đình

Trung tâm của lễ bỏ mả là nhà mồ mới bao quanh và trùm lên mộ Nó được nghệ nhân làng làm và trang trí công phu, giành nhiều thời gian công sức và tài nghệ để tạo dựng nhà mới thật đẹp cho người chết Nhà mồ với những tượng mồ được dựng lên trước lễ bỏ mả và chỉ để phục vụ mấy ngày lễ bỏ mả còn sau đó người ta bỏ cho mưa nắng dãi dầu và nó sẽ bị huỷ hoại dần theo năm tháng, cả mộ cũng không được thăm nom trước

Kiến trúc người chết:

Kiến trúc của nhà mồ không hoàn toàn giống có loại đơn giản có loại cầu kỳ với nhiều hoa văn Nó nổi bật từ xa, nóc phô nhiều hoa văn vẽ hoặc đan Các mép mái thường có gỗ ốp, chúng tạo thành từng đôi, bắt chéo tại nóc Theo truyền thống Tây Nguyên, người ta thường dùng ba màu trang trí nhà mồ là đen, đỏ và trắng Mỗi nhà mồ kiểu cổ truyền là một công trình nghệ thuật đích thực mộc mạc thô sơ hài hoà và đặc sắc

Tượng mồ là một những tác phẩm điêu khắc độc đáo và phong phú: có tượng người cả nam cả nữ ở những tư thế và tình khác nhau, có tượng vật, tượng đồ vật đó những tượng liên quan đến chủ đề sinh thành chiếm số lượng đáng kể

(14)

linh hồn người chết lên trời, họ còn gọi các vật trang trí bên ngoài là mặt Nar (mặt trời), mặt Khei (mặt trăng)

Cùng với những chuyển biến cuộc sống của các dân tộc, nhà mồ và tượng mồ có khá nhiều thay đổi Ở nhiều nơi đã thấy phổ biến những nhà mồ làm theo hướng đơn giản, ít trang trí và sử dụng những vật liệu mới lợp bằng tôn, ngói hoặc phủ vải trắng thay vì mái cỏ tranh hay ván với phên nan tre, xây tường gạch và quét vôi ve thay vì dựng vách nhà và hàng rào bằng gỗ tròn đồng thời người ta cũng thêm vào những màu mới dùng sơn công nghiệp để tô vẽ, còn tượng thì ít dần ngày một phong phú về đề tài Bên cạnh những dạng tượng quen thuộc cổ truyền, người ta cũng đưa hình ảnh cuộc sống đương thời vào thế giới tượng mồ như: người lính phương Tây, cô y tá, thợ chụp ảnh, học sinh, bộ đội,… Nhưng họ vẫn làm tất cả chỉ bằng chiếc rìu, dao, cái đục

Nhà mồ Tây Nguyên là một phần vô cùng quan trọng và rất đặc sắc văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên Nó vừa là văn hoá vật thể, vừa là văn hoá phi vật thể, vừa có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, lại vừa có ý nghĩa về dân tộc, tôn giáo Gắn liền với nhà mồ và tượng mồ là hàng loạt các yếu tố văn hoá của cư dân Tây Nguyên

6 Nhà thờ gỗ Kon Tum:

(15)

Nhà thờ nằm đường Nguyễn Huệ - thành phố Kon Tum, được xây dựng năm 1913, là một công trình được kiến trúc toàn bằng gỗ, đẹp theo lối Roman Từ xa, tháp chuông cao ngất, sừng sững nền trời Bên trong, cột và các giàn gỗ được lắp ghép một cách tinh xảo và khéo léo Cung thánh nhà thờ được trang trí theo lối hoa văn của các dân tộc ít người Tây Nguyên Nhà thờ là nơi các giáo dân cùng lễ tạo nên những nét trang nghiêm và tôn kính của giáo đường

Nhà thờ Gỗ Kon Tum được xây dựng gần 90 năm Công trình là kết hợp giữa phong cách châu Âu và nét văn hóa Tây Nguyên

Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là nhà thờ Gỗ, được xây dựng ở trung tâm thị xã từ năm 1913, tới năm 1918 thì hoàn thành Nhà thờ được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na, là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông Ngoài ra, khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, sở thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc Tuy gồm nhiều công trình sắp xếp hài hòa nên bố cục tổng thể nhà thờ không bị phá vỡ, ngược lại thánh đường còn được tôn thêm vẻ đẹp nhờ khu hoa viên với nhà rông cao vút, điểm xuyết các bức tượng làm bằng rễ có tính mỹ thuật cao

Với hệ thống cột gỗ, rui mè nhà thờ không chạm khắc tỉ mỉ, công phu ở các nhà rường cổ của người Kinh chính những hoa văn có đường nét phóng khoáng đã thể hiện được cái chất của người Tây Nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh Thánh đường có rất nhiều khung cửa piarô kính mầu vẽ các điển tích kinh thánh, các khung cửa này vừa có tác dụng lấy ánh sáng vừa tạo thêm vẻ rực rỡ, tráng lệ cho giáo đường Không bêtông cốt thép, không một chút vôi vữa, nét độc đáo của ấn tích này là tất cả các bức tường đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà của người miền trung, dù gần một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp

(16)

Nam và cả từ miền bắc vào đã làm nên điều kỳ diệu đó Đến với nhà thờ Gỗ Kon Tum, du khách được ngắm một công trình nghệ thuật đã tồn tại cả trăm năm

*Các danh lam thắng cảnh: 1 Cầu treo Kon KLor:

Cầu treo Kon Klor thuộc địa phận làng Kon Klor, thị xã Kon Tum, chiếc cầu treo công nghiệp to đẹp nhất khu vực Tây Nguyên, nối liền hai bờ của dòng sông Đăk Bla, huyền thoại những dòng sông chảy ngược về Tây của đất Tây nguyên, chảy từ Quảng Ngãi về đến thuỷ điện Yaly, nối thị xã Kon Tum với vùng kinh tế mới

Cầu có chiều dài 292m, rộng 4,5m, xây dựng vào ngày 3/2/1993 và hoàn thành ngày 1/5/1994, có màu vàng cam thật nổi bật cái nắng vàng oi ả Dòng sông Đăk Bla mùa nắng trơ những hòn đá cuội bên lòng sông êm ả, hài hòa, bóng chiếc cầu uy nghi in dưới dòng nước phẳng lặng Dưới cái nắng chiều tà từng đoàn xe bò chở đầy ắp những củ khoai mì vừa mới đươc thu hoạch ngày, những người nông dân vội vã trở về nhà sau một ngày lao động vất vả và bọn trẻ nô đùa làn nước mát lạnh, lành, tạo một không khí bình của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ

Bao quanh Kon Klor là những ngọn núi được bao phủ bởi những nương dâu xanh rì của người dân nơi Cầu Kon Klor đã bắt nhịp đôi bờ sông đưa mọi người đến gần hơn, chiếc cầu được đưa vào sử dụng thì cũng chấm dứt những chuyến đò ngang bằng xuồng độc mộc đã từng bao năm qua lại đôi bờ

Đến đây, du khách có thể ghé thăm làng dân tộc Bah Nar - Kon Klor ở hữu ngạn dòng sông, uống với họ can rượu cần rồi lên đường vượt dòng sông qua cầu treo để đến một vùng đất phù sa trù phú Đó là những vườn chuối, vườn cà phê và các loại ăn quả Vượt đường quanh co khoảng 6km, du khách đến làng KonKơtu, một làng dân tộc Bah Nar còn giữ nguyên được những nét sinh hoạt và cảnh vật thiên nhiên hoang sơ

(17)

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh thuộc địa phận hai huyện Đắk Glei và Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum khoảng 150km về phía bắc Đây không chỉ là nơi có bầu không khí lành, mát mẻ mà còn có hệ động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng; đó có sâm quý - sâm Ngọc Linh Nơi được xem là kho tàng đa dạng sinh học lớn của Việt Nam

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có diện tích 41.420ha và được xem là một bốn kho tàng đa dạng sinh học lớn của Việt Nam

Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh có 874 loài thực vật bậc cao thuộc 537 chi, họ; 309 loài động vật hoang dã Khu bảo tồn có kiến tạo địa chất lâu đời, còn tồn tại nhiều loài loài thực vật cổ xưa các họ ngọc lan, họ na, họ chè, họ cáng lồ và các họ thực vật ôn đới Có loài thực vật đặc hữu, đó sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis) là cực kỳ quý hiếm Khu bảo tồn có nhiều kiểu rừng rừng lá rộng, lá kim… Động vật có loài thú được ghi Sách Đỏ thế giới: Khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lợn, báo gấm, hổ, nhím đuôi ngắn và 15 loài được ghi Sách Đỏ Việt Nam Trong khu hệ chim phát hiện hai loài mới là khướu đầu hung, khướu đuôi vằn; khu hệ bò sát có loài đặc hữu là thằn lằn đuôi đỏ, rùa hộp trán vàng và ếch da cóc…

Năm 2008, một khảo sát tại địa bàn xã Đăk Choong (Đăk Glei), các nhà khoa học đã khám phá 39 loài thực vật mà họ chưa từng thấy ở các địa phương khác Cuối tháng đầu tháng 4-2009, các nhà khoa học tiếp tục thu thập được 50 loài thực vật quý hiếm

Với đa dạng đó, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh là một điểm du lịch sinh thái, nghiên cứu hấp dẫn

(18)

Từ thị xã Kon Tum, dọc Quốc lộ 24 (về hướng Quảng Ngãi) khoảng 50km, du khách sẽ đến Khu du lịch sinh thái Măng Đen (Kon Plông - Kon Tum), điểm khởi đầu của tuyến du lịch Con đường xanh Tây Nguyên Với phong cảnh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa hữu tình, Măng Đen được du khách ví là “nàng tiên” giữa đại ngàn Cảm giác thú vị bất ngờ xâm chiếm sau hành trình dài giữa đại ngàn hùng vĩ, du khách thấy Măng Đen đột ngột hiện ở độ cao 1.000m so với mực nước biển Bốn phía được bao bọc bởi sương mù, rừng thông, biệt thự và cái lạnh nhè nhẹ

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi mức nhiệt trung bình khoảng 20 độ C, Măng Đen còn đặc biệt quyến rũ bởi rừng thông từ 30 - 70 năm tuổi Ngoài bạt ngàn xanh, ở Măng Đen thỉnh thoảng bạn còn bắt gặp nhiều suối, thác đẹp nổi tiếng như: Paish, Dakke, Lô Ba và những hồ thơ mộng: Toong Zơri, Toong Pô, Toong Đam Nếu là người ưa khám phá, bạn nên thả bộ dưới tán thông vi vu gió, ngắm những dò lan rừng đua toả hương, khoe sắc Nơi còn có vườn thú với nhiều loài heo rừng, nai, gà, nhím Đẹp nhất là khu vườn thực nghiệm trồng rất nhiều loại rau, hoa xứ lạnh để phục vụ nhu cầu của người dân và du khách Người dân ở cũng bắt đầu nuôi cá hồi với lời tuyên bố: “Khí hậu Măng Đen thích hợp nhất cho giống cá hồi đất nước Việt Nam”

(19)

Khu vực lồng hồ Ya ly

Ya Ly đã thực là một cái tên rất quen thuộc đối với du khách mọi miền đất nước, nói đến Ya Ly người ta thường nghĩ đến cảnh đẹp, núi non hùng vĩ và là nơi tiềm ẩn những huyền thoại.Thuỷ điện Ya Ly đã hình thành một khu vực lòng hồ rộng lớn Du khách có thể xuất phát từ làng du lịch ĐăkBlà ( thị xã Kon Tum) xuôi về làng văn hoá dân tộc Jarai ( phía đập thuỷ điện) nơi còn nguyên nét văn hoá sơ khai của dân tộc Tây Nguyên Với cảnh quan thiên nhiên, người, khu vực lòng hồ Ya Ly thực là nơi thăm quan, du lịch lý tưởng với những người yêu thích thiên nhiên, tìm về cuội nguồn

5 Rừng đặc dụng ĐăkUi:

(20)

Rừng đặc dụng Đăk Uy cách thành phố Kon Tum 25 km về phía Bắc, theo quốc lộ 14 thuộc xã Đăk Mar, Hà Mòn - huyện Đăk Hà

Rừng đặc dụng Đăk Uy có diện tích 690 ha, nằm ở một địa hình khá bằng phẳng, thuận lợi về mặt giao thông và các thuận lợi khác

Rừng đặc dụng Đăk Uy có nhiều loại gỗ quí sống hỗn giao, Cẩm lai, giáng hương, gỗ trắc, ở các dược liệu, các loại hoa cũng rất phong phú và đa dạng Sa nhân, Sâm Nam, , tại khu vực này có nhiều động vật quí sinh sống Rừng có nhiều loài chim như: Cò trắng, vạc, nhồng, sáo đen, gà rừng tạo nét phong phú, sinh động cho một khu du lịch sinh thái

Với những thuận lợi về phát triển du lịch, rừng đặc dụng Đăk Uy hiện là nơi thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ và đặc biệt các trường học địa bàn tỉnh thường xuyên tổ chức cho các em học sinh đến để thăm quan, tìm hiểu về các loại gỗ quí, các loại động vật thực vật nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường sinh thái của học sinh

6 Vườn quốc gia Chư - mo - ray:

(21)

Câu 3: Hãy nêu bối cảnh, diễn biến, kết ý nghĩa lịch sử chiến thắng Đăk Tô - Tân Cảnh (24-4-1972)?

a. Bối cảnh:

Đăk Tô - Tân Cảnh vốn là cứ quân mạnh nhất của Quân lực Việt Nam

Cộng hòa ở Bắc Tây Nguyên Đầu năm 1972, ở có 28 tiểu đoàn bộ binh, tiểu

doàn pháo binh và tiểu đoàn thiết giáp Phần lớn lực lượng được bố trí ở dãy cao điểm phía Tây sông Pôkô, hình thành tuyến phòng ngự lâm thời từ xa bảo vệ thị xã Kon Tum.[1] Cụ thể gồm các đơn vị: Sư đoàn 22, Lữ đoàn Dù 2, một liên đoàn Biệt

động quân cùng các chi đoàn xe tăng, pháo, không quân chiến thuật Ngoài còn có

sự yểm trợ bằng B-52 của Hoa Kỳ

Về phía Quân đội Nhân dân Việt Nam, để thực hiện Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo, Tư lệnh Mặt trận B3, đã điều động binh lực của sư đoàn là Sư đoàn 320 (gồm Trung đoàn 52, 64 và 48) và Sư đoàn (gồm Trung đoàn và 141), trung đoàn bộ binh độc lập (66, 95, 28 và 24), Trung đoàn đặc công 400, trung đoàn pháo binh, tiểu đoàn xe tăng và tiểu đoàn pháo phòng không Ngoài còn có tham gia của các lực lượng vũ trang tại địa phương Tổng binh lực tham gia khoảng 20.000 người Riêng tại mặt trận Đắk Tô - Tân Cảnh, lực lượng gồm các đơn vị: Trung đoàn 28, Trung đoàn 66, Trung đoàn 95, Trung đoàn 24B (Sư đoàn 10 sau này) phối hợp với bộ đội địa phương tỉnh Kon Tum [1] Phó tư lệnh mặt trân Tây Nguyên Nguyễn Mạnh Quân trực tiếp chỉ huy

b. Diễn biến:

Đúng 15 giờ ngày 23 tháng năm 1972, pháo binh QĐNDVN nã đạn dồn dập vào cứ Tân Cảnh, cứ điểm mạnh nhất của QLVNCH Vào lúc giờ sáng ngày 24 tháng năm 1972, xe tăng T-54 xông thẳng qua thị trấn Tân Cảnh, lao lên mở cửa phía Đông cứ Tân Cảnh Chớp thời đối phương hoảng loạn, Tiểu đoàn của Quân Giải phóng cùng đội công tác tỉnh Kon Tum kêu gọi nhân dân nổi dậy Cho đến giờ 55 phút ngày 24 tháng năm 1972, QĐNDVN đã chiếm được thị trấn Tân Cảnh Lúc này cuộc chiến đấu ở cứ E42 Tân Cảnh diễn dữ dội Một mình chiếc xe tăng T-54 mang số hiệu 377 của QĐNDVN đã tiêu diệt xe tăng địch trước bị QLVNCH bắn cháy bằng súng chống tăng QĐNDVN dần dần làm chủ tình hình Đến lúc 11 giờ trưa ngày 24 tháng năm 1972, Trung đoàn 66 QĐNDVN đã làm chủ cứ Tân Cảnh Theo phía QĐNDVN, họ bắn rơi máy bay, thu xe tăng, 20 pháo 105 mm, gần 100 xe quân sự, hàng vạn quả pháo và toàn bộ phương tiện chiến tranh của địch, bắt 429 tù binh

Ngay Tân Cảnh sắp bị tiêu diệt, Bộ tư lệnh QĐNDVN mặt trận cánh Đông đã cho pháo binh bắn phá cứ Đăk Tô (sân bay Phượng Hoàng) Vào lúc giờ sáng ngày 24 tháng năm 1972, Trung đoàn Sư đoàn đánh thẳng vào sở chỉ huy E47 ở sân bay Phượng Hoàng, xe tăng T-54 và một pháo tự hành cấp tốc rời cứ Tân Cảnh chi viện cho mũi tấn công tại cứ Đăk Tô Sức kháng cự của E47 nhanh chóng bị đè bẹp, QĐNDVN làm chủ cứ Đăk Tô

(22)

Ngok Rinh Rua, Tri Lễ, quận Đăk Tô cũng bắt đầu rút chạy hoảng loạn Một vùng đất từ Diên Bình, qua Tân Cảnh đến Đăk Tô, về Đăk Mốt đã hoàn toàn nằm tay QĐNDVN Tuy nhiên, sau trận đánh bản thân họ cũng bị thiệt hại đáng kể, nhiều xe tăng bị cháy, hậu cần thiếu, đặc biệt là đạn pháo nên 20 ngày sau mới tổ chức tấn công tiếp vào Kon Tum

c Kết quả:

Sau tiêu diệt cụm phòng ngự Đắk Tô - Tân Cảnh, một cứ phòng ngự quy mô sư đoàn của VNCH, QĐNDVN đã làm chủ một vùng tương đối rộng, đồng thời gây bầu không khí hoang mang cao độ cho lực lượng phòng ngự ở thị xã Kon Tum Lúc này, lực lượng VNCH ở thị xã Kon Tum rất mỏng và yếu, thị xã chỉ có hai tiểu đoàn chủ lực và một số đơn vị Địa phương quân Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho cuộc tiến công quyết định vào thị xã

c. Ý nghĩa:

Đây là chiến thắng to lớn và quan trọng, mở khả đánh địch quy mô rộng, địch lún sâu vào thế thất bại bị động Mặt khác, chiến thắng này còn mở bước phát triển mới về kinh tế - chính trị - quân tạo điều kiện cho giải phóng toàn tỉnh Kon Tum

Thắng lợi đã cổ vũ lòng dân và thúc đẩy công cuộc đấu tranh của cả nước thêm mạnh mẽ, góp phần vào nghiệp giải phóng toàn bộ tây nguyên sau này Với ý nghĩa to lớn đó, Đắk Tô – Tân Cảnh đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, là niềm tự hào của người Kon Tum và cả khu vực Tây Nguyên

Câu 4: Nêu tóm tắt thành tựu tỉnh Kon Tum sau 20 năm thành lập lại tỉnh (1991-2011)?

Ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã Nghị quyết giải thể tỉnh Gia Lai-Kon Tum và thành lập lại tỉnh Gia Lai và Kon Tum Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ kịp thời của Trung ương; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh đã phát huy truyền thống cách mạng và những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, cần cù sáng tạo, từng bước xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định và phát triển, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa quan trọng

1 Về lĩnh vực kinh tế - văn hóa, xã hội: a Về kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng khá cao( giai đoạn 1992-1995 đạt 9,15%/năm; 1996-2000 đạt 9,85%/năm; 2001-2005 đạt 11%/năm; 2005-2010 đạt 14,71%/năm) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công

(23)

nghiệp-xây dựng (Năm 1992, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng: 7,4% Năm 2005, tăng lên 19,04% Đến 2010 tỷ trọng công nghiệp- xây dựng 24,1%) Thu nhập bình quân đầu người/năm tăng liên tục qua các năm: Năm 1992 là 88,6 USD; năm 2000 đạt 182 USD, năm 2005 đạt 301 USD Đến năm 2010 đạt 707 USD, vượt 28% chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII

Tổng thu ngân sách nhà nước tại địa bàn tăng nhanh Năm 1991 tổng thu ngân sách mới đạt 25-30% nhu cầu chi thường xuyên; năm 2000 tổng thu ngân sách nhà nước tại địa bàn gần 82 tỷ đồng; đến năm 2005 đạt gần 270 tỷ đồng và năm 2010 đạt gần 1.400 tỷ đồng

Nông lâm nghiệp thủy sản

Phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá Diện tích trồng cao su từ 886 năm 1991 tăng lên 42.125 năm 2010 Diện tích cà phê đạt khoảng 11.668 Chăn nuôi tiếp tục phát triển, một số sở sản xuất giống vật nuôi chất lượng cao được hình thành Nông dân nhiều nơi tích cực đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp để trồng rừng, góp phần nâng độ che phủ của rừng từ 65,5% lên 66,6%

Về công nghiệp

Giai đoạn 1996-2000 chỉ đạt 14,5%/năm; 2001-2005 đạt 16,76%/năm; giai đoạn 2005-2010 công nghiệp-xây dựng tăng trưởng bình quân 25,7% năm; đó, giá trị sản xuất công nghiệp đến 2010 tăng lần so với năm 2005 Hiện tỉnh có 3.050 sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng 28,3% so với năm 2005 Các công trình thuỷ điện Sê San 3, Sê San 3a, Sê San 4, Plei Krông và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất 839 MW đã vào hoạt động Nhà máy chế biến bột giấy và giấy Tân Mai, nhiều công trình thuỷ điện vừa và nhỏ được tích cực triển khai, thi công

Thương mại-dịch vụ

(24)

Ba vùng kinh tế động lực, tiềm về thuỷ điện, khoáng sản và đất lâm nghiệp đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến tìm hiểu và đầu tư vốn với quy mô khá lớn: Tại vùng động lực đã có 111 dự án được triển khai thực hiện (thành phố Kon Tum: 41 dự án, huyện Kon Plông: 45 dự án, huyện Ngọc Hồi: 15 dự án), với tổng vốn đăng ký là 15.736 tỷ đồng, vốn thực hiện đến đạt 1.457 tỷ đồng Kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân phát triển khá về số lượng; đến nay, toàn tỉnh có 1.000 doanh nghiệp (tăng gấp lần) và 80 HTX, tăng 26 (50%) HTX so với năm 2005; Ngoài còn có 1.130 nhóm hộ và 70 tổ hợp tác Năng lực cạnh tranh của tỉnh từ nhóm tương đối thấp lên nhóm khá: từ vị trí 61/64 (năm 2006) lên 51/63 (năm 2009) và vị trí 39/63 năm 2010

b Về văn hố, xã hội:

Cơng tác xoá đói giảm nghèo được đẩy mạnh, góp phần ổn định cuộc sống của người nghèo địa bàn tỉnh Năm 1991 tỷ lệ hộ đói, nghèo của toàn tỉnh là 65%, đến 2005 giảm xuống còn 9,23% (theo chuẩn nghèo năm 2005 là 38,63%) và đến 2010 giảm xuống còn khoảng 16,34%(chuẩn nghèo năm 2005)

Đến 100% số xã đã có trường THCS, đã có 80 trường đạt chuẩn Quốc gia. Đến năm 2010 đã xây dựng được 5.980 phòng học Năm 1991 mới chỉ có 60% số người độ tuổi được cắp sách đến trường, tỷ lệ mù chữ độ tuổi 15 - 25 là 46,6%, thì đến năm 2004 giảm xuống còn 6,3% Số học sinh có mặt đầu năm học năm 2005 là 122.841 học sinh thì đến năm 2010 là 134.037 học sinh Năm 2000, tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ và đến năm 2010 tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học sở

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ Khi mới thành lập lại tỉnh, sở vật chất của ngành y tế thiếu thốn nghiêm trọng; đội ngũ cán bộ y tế vừa thiếu, vừa yếu; trang thiết bị chuyên môn thiếu thốn, lạc hậu, nhiều xã “trắng” về y tế (không có trạm và cán bộ y tế) Đến nay, mạng lưới y tế được xây dựng, củng cố và kiện toàn từ tỉnh đến sở Đã có 6,3 bác sỹ/vạn dân; 83,5% số trạm y tế xã có bác sỹ; 98% trẻ em dưới 01 tuổi được tiêm chủng đầy đủ Bệnh viện đa khoa khu vực Ngọc Hồi đã hoàn thành, vào hoạt động và phát huy hiệu quả Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ tăng từ 40% lên 55,7%

(25)

lượng và chất lượng; số thôn, làng, khu dân cư và hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa tăng mạnh: Toàn tỉnh hiện có 402 làng văn hóa, tăng 123 làng (44%) so với năm 2005; có 67.447 hộ được công nhận là gia đình văn hóa, tăng 17.875 hộ (36%) so với năm 2005 Tỷ lệ hộ nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 100%; tỷ lệ hộ được xem Đài Truyền hình Việt Nam đạt 84%; có 69% số xã có thư viện, bưu điện văn hoá xã Đến một số công trình văn hoá, phúc lợi công cộng Bảo tàng tổng hợp, thư viện, công viên; các nhà văn hoá Công đoàn, Thanh thiếu nhi, Quảng trường 16-3 được đầu tư xây dựng Đã khôi phục và phục dựng 11 loại hình lễ hội văn hóa cổ truyền tiêu biểu của dân tộc bản địa, các loại hình sinh hoạt cồng chiêng-nhạc cụ dân tộc, hát dân ca dân vũ, diễn xướng dân gian Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều được tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động theo đúng quy định của pháp luật

c.Về kết cấu hạ tầng:

Sau 20 năm kể từ ngày thành lập lại tỉnh, kết cấu hạ tầng của tỉnh đã phát triển mạnh, từng bước đáp ứng các nhu cầu dân sinh và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Mặc dù bị thiệt hại nặng nề sau bão số năm 2009 với tổng kinh phí để khắc phục 420 công trình bị hư hỏng là 231,6 tỷ đồng Đến cuối năm 2010 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 356 công trình(84,76% tổng số cơng trình), số cơng trình còn lại triển khai thực hiện Tổng số cầu treo bị hư hỏng, trôi là 170 cầu, đã sửa chữa đưa vào sử dụng 44 cầu treo, triển khai xây dựng mới cầu Nhiều tuyến giao thông trọng điểm được khởi công xây dựng, nâng cấp; hệ thống đường liên xã bản bảo đảm lại thuận lợi, thông suốt, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội Điện lưới đã đến 96,2% thôn, làng và có 98% số hộ được sử dụng điện; 72% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh Thị tứ, thị trấn, trung tâm các huyện, xã và cụm xã được đầu tư, mở rộng và ngày càng khang trang

Về lĩnh vực quốc phòng-an ninh:

(26)

Quan hệ đối ngoại, nhất là với các tỉnh giáp biên của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia được củng cố, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Việc phân giới, cắm mốc tuyến biên giới với Vương quốc Campuchia và tôn tạo, tăng dày cột mốc với Nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào bản được triển khai đúng tiến độ; những vấn đề chưa thống nhất giữa các bên được giải quyết kịp thời, bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia và quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp Các hoạt động tiếp xúc, đối thoại với các đoàn ngoại giao, tổ chức quốc tế được thực hiện đúng theo quan điểm, chính sách đối ngoại của Đảng, pháp luật của Nhà nước và điều kiện cụ thể của địa phương

3 về xây dựng hệ thống chính trị: a Về xây dựng Đảng:

Trong 20 năm qua, công tác xây dựng Đảng được coi là nhiệm vụ then chốt và thường xuyên của Đảng bộ Các tổ chức đảng toàn Đảng bộ ngày càng được củng cố, hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động Công tác đảng viên được coi trọng cả về số lượng và chất lượng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" qua năm thực hiện được triển khai nghiêm túc

Đa số tổ chức sở đảng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, giữ vững được vai trò hạt nhân chính trị; sốTCCSĐ hoàn thành nhiệm vụ giảm từ 27,3% năm 2006 xuống còn 5,53% năm 2009; số TCCSĐ yếu kém giảm từ 2,13% xuống còn 0,81%; số TCCSĐ xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng từ 70,57% lên 93,66%, đó số sạch, vững mạnh chiếm 72,85% Số đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ 82,19% tăng 8,59% so với cuối năm 2005 (73,6%), đó đảng viên đủ tư cách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 17,07%; đảng viên vi phạm tư cách 0,95% giảm 0,39% so với năm 2005 (1,34%) Kết nạp đảng viên mới vượt 24,31% mục tiêu năm 2005 đề ra; số thôn, làng chưa có đảng viên giảm từ 9,89% (81/819) năm 2005 xuống còn 2,52% (21/831); số thôn, làng chưa có tổ chức đảng giảm từ 20,76% (170/819) xuống còn 8,66% (72/831)

b Về xây dựng chính quyền:

Hoạt động của Chính quyền cấp có những chuyển biến rõ nét Hiệu lực và hiệu nquả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp được nâng lên rõ rệt, nhất là việc quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương và đã thực là quan quyền lực nhà nước ở địa phương Chất lượng công tác giám sát và tiếp xúc cử tri ngày càng được nâng lên, đã có phối hợp chặt chẽ giữa HĐND ba cấp, xem xét và kiến nghị giải quyết kịp thời các kiến nghị của cử tri Năng lực quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện của UBND và các quan quản lý nhà nước tiếp tục được nâng lên

c Xây dựng Mặt trận Tổ quốc tổ chức đoàn thể nhân dân:

(27)

nhân đạo Đến nay, 100% thôn làng, tổ dân phố có tổ chức Mặt trận và các đoàn thể; 82,3% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư tiên tiến, vượt 2,3% mục tiêu Quy chế dân chủ ở sở đã được triển khai ở tất cả các loại hình và thực hiện có chất lượng

Phát huy thành tựu đã đạt được, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Kon Tum phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV: "Tập trung nâng cao lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ và hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền; củng cố và phát huy cao nhất sức mạnh của khối đại đoàn kết các dân tộc; khai thác và sử dụng tốt các nguồn lực, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững với cấu hợp lý Nâng cao rõ rệt chất lượng nguồn nhân lực và mức sống của nhân dân Giữ vững ổn định chính trị; an ninh, trật tự mọi tình huống, không để bị động bất ngờ Xây dựng tỉnh Kon Tum bản thoát nghèo vào năm 2015"

Câu 5: Hiện nay, tỉnh Kon Tum Nhà nước thức phong tặng (hoặc truy tặng) Bà mẹ Việt Nam anh hùng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân? Danh sách, quê quán, chỗ Bà mẹ VNAH Anh hùng LLVT nhân dân?

Hiện nay, tỉnh Kon Tum được nhà nước chính thức phong tặng ( hoặc truy tặng) 60 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 15 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

* Danh sách 60 Bà mẹ Việt Nam anh hùng

TT Học tên Nămsinh Quê quán Trú quán Ghichú

1 Nguyễn Thị Bân 1919 Điện Thắng-điện Bàn -Quảng Nam Thắng Lợi - Kontum -Kon Tum Y Bllộ 1917 Nông Nhầy - Đăkdục -Ngọc Hồi - Kontum Nông Nhầy - Đăkdục -Ngọc Hồi - Kontum Y Bom (Ban) 1926 Măng Cành -Konplong - Kontum Măng Cành - Konplong- Kontum Y Brông 1927 Đăkuy - Đăkhà -Kontum Đăkuy - Đăkhà -Kontum Y Bó 1926 Ngocwang - Đăkhà -Kontum Ngocwang - Đăkhà -Kontum Y Blanh 1917 Đăkuy - Đăkhà -Kontum Đăkuy - Đăkhà -Kontum Y Bdal (Bel) 1906 Mô Rai- Sa Thầy -Kontum Mô Rây - Sa Thầy -Kontum Y Byơl (B Đal) 1921 Mô Rây - Sa Thầy -Kontum Mô Rây - Sa Thầy -Kontum Y Bình 1925 Mơ Rây - Sa Thầy -Kontum Sa Thầy – Sa Thầy -Kontum 10 Y Blong 1916 Ngọc Yêu Đăktô

-Kon Tum

(28)

11 Y Chở 1921 Đăkve Kon Rẩy -Kontum

Đăkve Kon Rẩy -Kontum

12 Nguyễn Thị

Cương

1928 Tam Thăng - Tam Kỳ - Quảng Nam

Ngọc Hồi - Kon Tum 13 Y Chal (Cheal) 1906 Đăk Xao Đăktô

-Kontum

Đăk Xao Đăktô -Kontum

14 Nguyễn Thị Cái 1919 Tịnh Minh - Sơn Tịnh - Quảng Ngãi

Sa Bình - Sa Thầy - Kon Tum

15 Y Dim 1920 Ya Xiêr Sa Thầy -Kon Tum

Ya Xiêr - Sa Thầy - Kon Tum

16 Y Dụ 1917 Mâng Tôn Pờ Y -Ngọc Hồi

Mâng Tôn - Pờ Y – Ngọc Hồi

17 Y Đả (Đạt) 1923 Đăkna - Đăktô - Kon Tum

Đăkna - Đăktô -Kon Tum

18 Y Đành 1921 Ngọc Yêu Đăktô -Kon Tum

Ngọc Yêu - Đăktô - Kon Tum

19 Y Đêm 1917 Đăkmôn Đăklei -Kon Tum

Đăkmôn - Đăklei - Kon Tum

20 Y Điển 1907 Đăk Dục Ngọc Hồi -Kon Tum

Đăk Dục Ngọc Hồi -Kon Tum

21 Y Điều 1917 Đăk Dục Ngọc Hồi -Kon Tum

Đăk Dục Ngọc Hồi -Kon Tum

22 Y Đên 1931 Đăknông Ngọc Hồi -Kon Tum

Đăknông Ngọc Hồi -Kon Tum

23 Y E 1917 Mô Rây Sa Thầy -Kontum

Tân Cảnh - Đăktô - Kon Tum

24 Y Glét Mô Rây Sa Thầy -Kontum

Mô Rây Sa Thầy -Kontum

25 Y Hla 1925 Đăk Tờ Can Đăktô -Kon Tum

Văn Lem - Đăktô - Kon Tum

26 Y H’mỗi 1927 Kroong Sa Thầy -Kon Tum

Ya Chim Kon Tum -Kon Tum

27 Y Krô 1920 Đăkuy Kon Tum -Kon Tum

Ngọc Wang Đăkhà -Kon Tum

28 Y Lai 1918 Đak Na Đăk Tô -Kon Tum

Đak Na - Đăk Tô - Kon Tum

29 Y Lem 1935 Đăklong Đăk Glei -Kon Tum

Đăklong Đăk Glei -Kon Tum

30 Y Lai 1923 Đăkmin Đăk Glei -Kon Tum

Đăkmin Đăk Glei -Kon Tum

31 Y Lém 1920 Đăklong Đăk Glei -Kon Tum

(29)

32 Kiều Thị Mận Bình Triều - Thăng Bình - Quảng Nam 33 Y Mênh 1920 Kon Xũ - Măng Cành

- Konplong

Kon Xũ Măng Cành -Konplong

34 Châu Thị Minh 1917 Tam Thăng - Tam Kỳ - Quảng Nam

35 Nguyễn Thị Nại 1914 Nghĩa Lâm - Tư Nghĩa - Quảng Ngãi

Quyết Thắng - Kon Tum - Kon Tum

36 Y Ngal 1912 Đăk Nông - Ngọc Hồi - Kon Tum

Đăk Nông Ngọc Hồi -Kon Tum

37 Y Nối 1925 Pô Cô - Đăk Tô -Kon

Tum

Pô Cô - Đăk Tô - Kon Tum

38 Y Nối Ngọc Réo Đăkhà -Kontum

Ngọc Réo Đăkhà -Kontum

39 Y Niê (Nía) Đăkuy Kon Tum -Kon Tum

Đăkuy - Đăkhà - Kon Tum

40 Y Nhrô 1925 Đăkuy - Đăkhà - Kon Tum

Ngọc Wang Đăkhà -Kon Tum

41 Y Nhất 1910 Đăkuy - Đăkhà - Kon Tum

Đăkuy - Đăkhà - Kon Tum

42 Nguyễn Thị

Nghê

1932 Nghĩa Trung - Tư Nghĩa - Quảng Ngãi

Tân Cảnh Đăk Tô -Kon Tum

43 Y Pơn 1920 Ya Xiêr Sa Thầy -Kon Tum

Ya Xiêr - Sa Thầy - Kon Tum

44 Y Pun Mô Ray – Sa Thầy –

Kon Tum

Mô Ray – Sa Thầy – Kon Tum

45 Y Riang 1925 Đăkuy – Đăkhà - Kon Tum

Đăkuy – Đăkhà - Kon Tum

46 Y Riang (Tiên) 1909 Ngọc Yêu – Đăk Tô – Kon Tum

Ngọc Yêu – Đăk Tô – Kon Tum

47 Y Ruẩn 1920 Đăk Long – Đăk Glei – Kon Tum

48 Trần Thị Tám 1917 Điện Xuân – Điện Bàn – Quảng Nam

Quyết Thắng – Kon Tum – Kon Tum

49 Y Thôn 1915 Măng Bút – Konplong – Kon Tum

Măng Bút – Konplong – Kon Tum

50 Y Tú 1907 Sa Loong – Ngọc Hồi – Kon Tum

Sa Loong – Ngọc Hồi – Kon Tum

51 Lê Thị Tửu 1919 Tam Thăng – Tam Kỳ - Quảng Nam

Diên Bình – Đăktô – Kon Tum

52 Nguyễn Thị

Thuyết

1896 Nghĩa Hiệp – Tư Nghĩa – Quảng Ngãi

(30)

53 Phan Thị Thiên 1907 Mỹ Lộc – Phù Mỹ -Bình Định

Quang Trung – Kon Tum – Kon Tum

54 Y Thôm 1920 Đăkuy – Đăkhà - Kon Tum

Đăkuy – Đăkhà - Kon Tum

55 Lê Thị Trát 1912 Duy Hòa – Duy Xuyên – Quảng Nam

Kon Tum – Kon Tum 56 Huỳnh Thị Tỷ 1920 Tam Lãnh – Tam Kỳ

-Quảng Nam

57 Y Viêm 1906 Đăk Sao – Đăktô – Kon Tum

58 Y Vao Mô Ray – Sa Thầy –

Kon Tum

59 Y Xu ( Xui) 1925 Đăk Xú – Sa Thầy – Kon Tum

Plei Cần – Kon Tum 60 Phan Thị Cúc 1913 Tịnh Minh – Sơn Tịnh

– Quảng Ngãi

Quang Trung – Kon Tum – Kon Tum

* Các anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân: Danh sách gồm 15 anh hùng T

T Học tên

Năm

sinh Quê quán Trú quán

(31)

Tum Tum

13 Nguyễn Xuân Việt 1946 Hồng Gai – QuảngNinh Kon Tum - Kon Tum 14 A Viu 1940 Ngọc Urin – Konplong– Kon Tum Ngọc Urin – Konplong– Kon Tum 15 A Xâu 1944 Lao Đu – Đăk Glei –Kon Tum Lao Đu – Đăk Glei –Kon Tum

Câu 6: Đại hội đại biểu Đảng tỉnh Kon Tum lần thứ XIV diễn vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Có đại biểu thức tham dự? Nêu mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ trọng tâm Đại hội nhiệm kỳ 2010-2015?.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2010-2015 diễn từ ngày đến ngày 6-10-2010 tại Hội trường Ngọc Linh, TP Kon Tum, tỉnh Kon

Tum Tham dự Đại hội có 323 đại biểu chính thức tham dự Đồng chí Trương Tấn

Sang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư dự và chỉ đạo Đại hội

(32)

*Với mục tiêu tổng quát là: Nâng cao lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng tỉnh Kon Tum ổn định, bản thoát nghèo vào năm 2015

*Nhiệm vụ trọng tâm :

- Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch mạnh cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững - Thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ và triệt để hơn, nhất là thủ tục hành chính và công chức, công vụ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hấp dẫn đối với các thành phần kinh tế

- Tích cực tranh thủ nguồn vốn của Trung ương và huy động tối đa nguồn lực xã hội để đầu tư, hoàn thiện bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội của tỉnh, nhất là giao thông và hạ tầng đô thị

- Nâng cao thu nhập thực tế của người dân, thực hiện giảm nghèo bền vững gắn với tăng cường đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội

- Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng an ninh mọi tình - Nâng cao lực và sức chiến đấu của Đảng bộ

Câu 7: Bạn có đề xuất hay giải pháp để góp phần xây dựng tỉnh Kon Tum ngày ổn định, phát triển.

(33)

* Thứ nhất chúng ta phải đầu tư cho giáo dục:

+ Đầu tư sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học

+ Đầu tư về người bằng cách thu hút các tri thức trẻ có lực và nhiệt huyết với nghề nghiệp

+ Đầu tư cho cán bộ CNV ngành giáo dục cả về vật chất lẫn tinh thần * Thứ hai thu hút các doanh nghiệp nước và nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm như: sở hạ tầng và các thế mạnh của tỉnh ta các loại công nghiệp tiêu biểu cà phê, cao su,…

- Đầu tư vào ngành khai thác du lịch – dịch vụ - Đầu tư vào các ngành khai thác chế biến lâm sản

- Đẩy mạnh việc nuôi trồng các loại động thực vật có giá trị kinh tế cao ( cá hồi, sâm,…)

* Thứ ba là đầu tư cho an ninh quốc phòng

* Thứ tư là góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Nhà Mồ, Tượng Mồ, TâyNguyên (Nam Trung bộ, Việt Nam) Ba na, Ê đê, Gia rai, Mnông, XơĐăng. lễ bỏ mả. đen, đỏ trắng. tác phẩm điêu khắc Quân lực Việt Nam .[1] Biệt xe tăng pháo không quân chiến thuật B-52 Hoa Kỳ Quân đội Nhân dân Việt Nam Hoàng Minh Thảo T-54 pháo tự hành Lê Đức Đạt

Ngày đăng: 22/05/2021, 12:53

w