Mục tiêu của luận án là xác định được các không gian ưu tiên cho phát triển bền vững một số loại hình du lịch thích hợp tại khu vực nghiên cứu trường hợp VQG Kon Ka Kinh trên cơ sở tiếp cận cảnh quan.
Trang 22 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trương Quang Hải
PGS.TS Nguyễn Đăng Hội
vào hồi giờ ngày tháng năm 20
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển du lịch tại các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) mang lại lợi ích kép khi vừa đóng góp cho bảo tồn đa dạng sinh học vừa phát huy hiệu quả nguồn tài sản quý giá của đất nước, thể hiện quan điểm phát triển du lịch bền vững theo Nghị quyết 08 Bộ Chính trị
Các KBTTN của nước ta nói chung, của khu vực Bắc Tây Nguyên nói riêng có tính đa dạng sinh học, địa học và văn hóa độc đáo Tuy nhiên, lượng du khách đến với nhiều khu bảo tồn chưa tương xứng với tiềm năng Mặt khác, việc khai thác du lịch nếu không có những đánh giá khoa học, định hướng hợp lý trên quy luật phát triển của lãnh thổ sẽ gây ra những tác động tiêu cực, không thể phục hồi
Do vậy, câu hỏi được đặt ra (1) các KBTTN ở Bắc Tây Nguyên đã nhận diện đầy đủ những tiềm năng, thế mạnh để thu hút du khách hay chưa?; (2) trong tương lai khi du lịch tăng trưởng, các khu bảo tồn cần làm gì đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đưa phát triển du lịch trở thành động lực cho bảo tồn và phát triển sinh kế cộng đồng địa phương? Để trả lời câu hỏi trên, luận án sử dụng cách tiếp cận cảnh quan học, nghiên cứu trường hợp tại Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh
2 Mục tiêu, nhiệm vụ
a Mục tiêu: Xác định được các không gian ưu tiên cho phát triển bền vững một số loại hình du lịch thích hợp tại khu vực nghiên cứu trường hợp VQG Kon Ka Kinh trên cơ sở tiếp cận cảnh quan
b Nhiệm vụ: (1) Tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận về đánh giá điều kiện địa lý, tài nguyên, tiếp cận cảnh quan, bảo tồn, du lịch bền vững cho khu bảo tồn thiên nhiên; (2) Xác định sự phân hóa không gian, tính nhịp điệu của lãnh thổ nghiên cứu; (3) Phân vùng chức năng cảnh quan; (4) Xây dựng phương pháp, quy trình và phân tích giá trị khoa học và thẩm mỹ cảnh quan rừng của VQG; (5) Đánh
Trang 4giá đa chức năng cảnh quan cho mục tiêu du lịch, bảo tồn và phát triển cộng đồng; (6) Đề xuất quản lý bền vững khu bảo tồn thiên nhiên; (7) Định hướng sử dụng hợp lý không gian cho phát triển du lịch bền vững
3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
a Giới hạn không gian
VQG Kon Ka Kinh là một trong 3 vườn di sản ASEAN của Bắc Tây Nguyên Khu vực VQG và lân cận vừa chứa những giá trị nổi bật, độc đáo về tài nguyên sinh học, địa học và văn hóa, vừa có vị trí quan trọng, đóng vai trò hạt nhân liên kết du lịch của Bắc Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ VQG Kon Ka Kinh được nghiên cứu tổng thể lãnh thổ vùng lõi và vùng đệm, bao gồm 8 xã, thuộc 3 huyện Đắk Đoa, Mang Yang, Kbang
b Giới hạn thời gian
Số liệu thống kê hiện trạng du lịch, cơ sở hạ tầng, số liệu thống
kê tại địa phương được lấy trong giai đoạn 2010 - 2017 Phỏng vấn điều tra bảng hỏi tiến hành năm 2018
c Giới thuyết nghiên cứu
Du lịch bền vững: tính bền vững được quan niệm là việc sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch phù hợp quy luật lãnh thổ, vừa kết hợp phát triển du lịch với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng địa phương Luận án chỉ đề cập các hợp phần điều kiện địa lý, tài nguyên liên quan mật thiết đến du lịch; nhấn mạnh khía cạnh sinh thái của văn hóa; Cảnh quan được nghiên cứu tổng thể tự nhiên, văn hóa
và nhận thức; Giá trị cảnh quan giới hạn gồm giá trị sinh học, địa học, văn hóa và thẩm mỹ; giới hạn đánh giá trong 3 loại hình du lịch: sinh thái, nghỉ dưỡng và mạo hiểm
4 Những điểm mới của luận án
- Vận dụng và phát triển tiếp cận cảnh quan trong nghiên cứu phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và phát
Trang 5triển sinh kế cộng đồng ở quy mô khu bảo tồn qua phân tích và đánh giá cảnh quan
- Tích hợp tổng thể phương pháp đánh giá đa dạng sinh học, địa học, văn hóa và thẩm mỹ cảnh quan phục vụ du lịch tại quy mô khu bảo tồn
- Xác định không gian ưu tiên cho 3 loại hình du lịch: sinh thái, nghỉ dưỡng, mạo hiểm trên cơ sở đánh giá theo cấp dạng cảnh quan
5 Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Đặc điểm và sự phân hóa các hợp phần tự nhiên
và nhân sinh quyết định tính đa dạng, động lực và giá trị cảnh quan VQG Kon Ka Kinh VQG Kon Ka Kinh thuộc phụ hệ cảnh quan Nhiệt đới ẩm gió mùa, không có mùa đông lạnh phân hóa có quy luật thành
1 lớp, 7 phụ lớp, 3 kiểu, 14 hạng, 62 loại và 102 dạng thuộc 6 tiểu vùng cảnh quan
Luận điểm 2: Tính đa dạng cùng với giá trị nổi bật, độc đáo
về sinh học, địa học, văn hóa và thẩm mỹ của cảnh quan vườn quốc gia Kon Ka Kinh là nguồn lực cho phát triển các loại hình du lịch đặc thù (du lịch sinh thái, mạo hiểm, nghỉ dưỡng) gắn với bảo tồn đa dạng sinh học
6 Ý nghĩa Khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học: (1) Tổng quan, hệ thống hóa lý luận, phương pháp về đánh giá điều kiện địa lý, tài nguyên cho phát triển du lịch nói chung, nhấn mạnh phát triển du lịch tại các KBTTN (2) Luận
án kỳ vọng đóng góp cho sự phát triển cách tiếp cận cảnh quan trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát triển sinh kế cộng đồng tại KBTTN, lấy VQG Kon Ka Kinh làm nghiên cứu trường hợp
* Ý nghĩa thực tiễn:
Khái quát chung về các khu BTTN Bắc Tây Nguyên Luận án góp phần công tác quy hoạch du lịch, hỗ trợ công tác quản lý và phát triển tại VQG Kon Ka Kinh cụ thể theo không gian như: phát triển 3
Trang 6loại hình du lịch theo 4 mức độ phù hợp, những tập trung ưu tiên bảo tồn, khu vực tiềm năng xảy ra xung đột qua phân vùng quản lý đa mục tiêu với 8 nhóm tổ hợp định hướng cụ thể, các sản phẩm du lịch mới,
tổ chức không gian phát triển du lịch chung và trường hợp
7 Cơ sở tài liệu
Dữ liệu không gian cơ bản như các hợp phần về độ cao, giao thông, thủy văn, hành chính, địa danh được lấy từ bản đồ địa hình 1/50.000 Bản đồ địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, thảm thực vật được biên tập và chỉnh hợp từ nhiều nguồn bản đồ chuyên đề khác nhau Các phép đo khoảng cách, phân tích tối ưu, khả năng tiếp cận, phân tích nhiệt độ, lượng mưa, viewshed được trích xuất từ các phân tích GIS Dữ liệu thuộc tính đa dạng sinh học, các hợp phần cảnh quan tham khảo từ tài liệu và kế thừa từ kết quả các chuyến thực địa từ các
đề tài cấp nhà nước và hợp tác song phương
8 Cấu trúc luận án
Luận án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Đặc điểm cảnh quan khu bảo tồn thiên nhiên vùng Bắc Tây Nguyên (Nghiên cứu trường hợp VQG Kon Ka Kinh)
Chương 3: Đánh giá cảnh quan và định hướng không gian phát triển du lịch VQG Kon Ka Kinh
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Hướng đánh giá điều kiện địa lý, tài nguyên cho phát triển du lịch
Đánh giá điều kiện địa lý, tài nguyên là một hướng nghiên cứu của địa lý ứng dụng nhằm mục đích sử dụng hợp lý, đảm bảo phát triển bền vững lãnh thổ
Công tác đánh giá xuất hiện từ đầu những năm 1970 khi sự phát triển công nghiệp tác động lớn đến môi trường Trải qua quá trình
Trang 7phát triển, xu hướng đánh giá có những bước thay đổi quan trọng: Đánh giá mang tính hệ thống, chặt chẽ hơn về quy trình thể hiện qua lựa chọn phương pháp, tiêu chí, chỉ tiêu, trọng số; xu hướng định lượng hóa kết hợp phân tích thống kê với hệ thông tin địa lý; xu hướng tổng hợp hóa và liên ngành, tích hợp lý thuyết tự nhiên và văn hóa; xu hướng đa dạng hóa và kết hợp nhiều kiểu đánh giá với nhau Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu đánh giá thẩm mỹ ở nước ta còn tương đối
ít so với sự phát triển trên thế giới
1.1.2 Hướng nghiên cứu du lịch và du lịch bền vững tại KBTTN
Chủ đề Du lịch bền vững nhận được sự quan tâm đáng kể trong các nghiên cứu du lịch Với đặc thù KBTTN chứa đựng giá trị tài nguyên vượt trội về đa dạng sinh học, địa học, văn hóa, sự phát triển bền vững được coi là đòi hỏi tất yếu đối với hoạt động du lịch
Tại các KBTTN, hướng nghiên cứu tác động qua lại giữa du lịch với kinh tế, xã hội, môi trường xuất hiện khá phổ biến Bên cạnh
đó, ngày càng nhiều công trình tập trung vào phát hiện và giải quyết thách thức du lịch bền vững thông qua các công cụ, mô hình quản lý như phân vùng phát triển du lịch, quản lý nguồn cung, nguồn cầu, sức chứa và loại hình sử dụng, quản lý du khách theo không gian, thời gian
và loại hình dịch vụ, quản lý mâu thuẫn giữa các bên liên quan Khía cạnh giám sát, tài chính được sử dụng như công cụ quản lý Các chỉ thị kinh tế, xã hội, môi trường giúp kiểm tra tác động của phát triển du lịch theo thời gian (UNEP và UNWTO, 2005) Không chỉ quan tâm đến các vấn đề hiện tại, những bài toán quy hoạch phát triển nguồn lực
tự nhiên, nguồn nhân lực cũng được đặt ra trong nhiều công trình
1.1.3 Hướng nghiên cứu cảnh quan tại các khu bảo tồn thiên nhiên
Mối quan hệ giữa CQ và du lịch được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh (Zee 1990, Skowronek, Tucki et al 2018) Cảnh quan như
Trang 8một giá trị (tài nguyên) của phát triển du lịch, đồng thời được sử dụng
để phát triển sản phẩm du lịch Cảnh quan như liên kết quan trọng trong những thảo luận mang tính lý thuyết về chức năng và sự phát triển của khu vực giải trí Hướng nghiên cứu tác động của du lịch đến
CQ, sức chứa CQ; giá trị CQ và sự bảo vệ CQ; nhận thức mối quan hệ phức tạp giữa thiết lập, sử dụng và cải tạo CQ (Skowronek, Tucki et
al 2018) Đóng vai trò như không gian, lãnh thổ tồn tại trong thế giới thực, CQ được sử dụng trong nhiều nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch (Nguyễn Thị Sơn, 2000) Tối ưu hóa CQ trong quy hoạch và phát triển du lịch (Chen, Thapa et al 2017) Khía cạnh thẩm mỹ của CQ
1.1.4 Hướng nghiên cứu Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
VQG Kon Ka Kinh được biết đến là nơi có mức độ đa dạng sinh học cao Các hợp phần cảnh quan đã được nghiên cứu ở các mức
tỷ lệ khác nhau, trong đó các nghiên cứu dưới góc độ tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học chiếm số lượng lớn
Các công trình Lê Xuân Cảnh (2012), Hà Quý Quỳnh (2014), Dương Thị Hồng Yến (2016) đã xây dựng bản đồ CQ liên quan đến khu vực nghiên cứu (KVNC), tuy nhiên các nghiên cứu chỉ dừng lại đến cấp kiểu CQ hoặc cấp loại, chưa có công trình nào nghiên cứu đến cấp dạng CQ Các nghiên cứu của Lê Xuân Cảnh (2012), Hà Quý Quỳnh (2014) chỉ giới hạn trong không gian vùng lõi, ngoài ra nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2015) có xét đến một số làng tại vùng đệm, do vậy chưa có công trình nào nghiên cứu tổng hợp vùng lõi và toàn bộ không gian vùng đệm xung quanh
Các nghiên cứu du lịch đến nay chỉ dừng lại ở các bản đề án, quy hoạch, trong khi đó chưa có công trình nào nghiên cứu du lịch trên quan điểm tổng hợp dưới góc độ địa lý tài nguyên Do vậy, ở Vườn chưa có sơ đồ định hướng không gian phát triển du lịch Ngoài ra, trong bản đề án phát triển du lịch của VQG, chỉ tập trung khía cạnh tài
Trang 9nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, trong khi sự đa dạng các nguồn tài nguyên du lịch khác liên quan như địa chất, địa mạo và thắng cảnh chưa được đưa vào hoạch định, khai thác
1.2 Cơ sở lý luận cho một số vấn đề nghiên cứu
1.2.1 Điều kiện địa lý, tài nguyên du lịch trong khu bảo tồn thiên nhiên
Theo Luật đa dạng sinh học (2008), KBTTN bao gồm Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài - sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan KBTTN có đặc trưng riêng về hệ sinh thái, loài động thực vật đặc hữu, yêu cầu diện tích tối thiểu, tỷ lệ đất nông nghiệp Các KBTTN thường phân bố ở lãnh thổ khó tiếp cận, dân cư sống tại vùng đệm xung quanh vùng lõi, có những đặc trưng về tài nguyên du lịch
1.2.2 Du lịch bền vững trong vườn quốc gia
Trong phạm vi KBTTN, tính du lịch bền vững phải giải quyết được mối quan hệ cốt lõi giữa phát triển du lịch với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển cộng đồng địa phương Bảo tồn đa dạng sinh học, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng sẽ đảm bảo nguồn cung tài nguyên bền vững cho phát triển du lịch Ngược lại hoạt động du lịch góp phần vào bảo tồn đa dạng sinh học thông qua cung cấp chi phí trở lại cho công tác bảo tồn
1.2.3 Cảnh quan trong vườn quốc gia
Các nhà khoa học Nga và Việt Nam quan niệm cảnh quan trên
3 khía cạnh: (1) tổng hợp thể địa lý ; (2) quan điểm cá thể (Vũ Tự Lập, 1976); (3) quan điểm kiểu loại (Nguyễn Cao Huần (2005), Phạm Hoàng Hải (1997), Trương Quang Hải (1992)… Trong khuôn khổ VQG, nghiên cứu vận dụng nhiều quan niệm về CQ tùy thuộc vào nội dung thực hiện Sử dụng quan điểm kiểu loại trong phân loại và xây dựng bản đồ CQ, quan điểm cá thể trong phân vùng CQ, quan điểm nhận thức như được đề xuất của Hội đồng Châu Âu (2000) trong
Trang 10nghiên cứu thẩm mỹ và tổ chức, thiết kế CQ sử dụng mô hình PCM của Forman (1995) về CQ
Luận án phân vùng cảnh quan tích hợp các phân khu chức năng của KBTTN, đồng thời có mối quan hệ với phân vùng du lịch Chức năng CQ được gộp theo 3 nhóm, đây là cơ sở đánh giá CQ đa chức năng Nhịp điệu mùa CQ trong KBTTN có những đặc trưng cơ bản sau: Thay đổi trạng thái thảm thực vật, chế độ canh tác, hoạt động sinh kế trong thời gian của năm; Sự thay đổi lớp thảm phủ đi cùng với
sự thay đổi tập tính động vật, rõ nhất là tập tính hót của loài chim Nghiên cứu này đề cấp đến 4 loại giá trị là đa dạng sinh học, văn hóa,
đa dạng địa học và thẩm mỹ Các giá trị được phân tích gắn kết với
CQ rừng
1.2.4 Đánh giá cảnh quan cho phát triển du lịch vườn quốc gia
Đánh giá CQ trong luận án được thể hiện theo đánh giá kỹ thuật và đánh giá thẩm mỹ 1) Đánh giá kỹ thuật được xem xét trên cơ
sở 2 khung đánh giá quan trọng: Khung đánh giá LCA (Landscape Character Assessment) của Ủy ban Châu Âu (2002) và khung đánh giá
CQ của Nguyễn Cao Huần (2005)
Đánh giá thẩm mỹ: Nhiều luận đề, lý thuyết giải thích sự hấp dẫn của phong cảnh như lý thuyết về 2 quan điểm chủ quan, khách quan của Lothian (1999), lý thuyết 5 mô hình của Daniel và Vining (1983) và 4 luận đề của Zube và nnk (1982), 9 yếu tố liên quan đến hấp dẫn CQ của Tviet và Ode (2006, 2008) Từ những lý thuyết được
đưa ra trong nội dung tổng quan, luận án lựa chọn phương pháp luận Tâm lý tự nhiên (psychophysical) để đánh giá sở thích phong cảnh
Xác định khoảng trống nghiên cứu (1) Trong phạm vi
KBTTN chưa có nhiều công trình sử dụng cấp dạng CQ vận dụng vào phát triển du lịch bền vững trong tổng hòa mối quan hệ với bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển sinh kế cộng đồng (2) Cảnh quan được biết đến trong nhiều công trình như đơn vị không gian, tổng hợp thể
Trang 11lãnh thổ, ít có nghiên cứu du lịch đề cập đến khía cạnh nhận thức của
CQ, tính nhịp điệu mùa, giá trị của CQ cho phát triển DL (3) Số lượng các nghiên cứu phát triển du lịch còn ở mức khiêm tốn Chưa có công trình nào đề cập đến không gian cả vùng lõi và vùng đệm để nghiên cứu tổng hợp các vấn đề CQ, du lịch và bảo tồn Ngoài tài nguyên đa dạng sinh học, KVNC còn nhiều kiểu tài nguyên du lịch khác chưa được điều tra, xác định giá trị và hoạch định thấu đáo
Khung lý thuyết nghiên cứu
Luận án góp phần lấp đầy khoảng trống nghiên cứu, cách tiếp cận giải quyết vấn đề được thể hiện qua khung lý thuyết
1.3 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Quan điểm nghiên cứu
Luận án sử dụng Quan điểm tổng hợp và hệ thống, Quan điểm hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, Quan điểm cảnh quan trong nghiên cứu du lịch gắn với bảo tồn và quan điểm phát triển du lịch bền vững
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chung được sử dụng như phân tích và tổng hợp tài liệu; khảo sát thực địa; chuyên gia; bản đồ và hệ thông tin địa
Trang 12lý Đồng thời, luận án còn sử dụng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu cho đánh giá cảnh quan đa chức năng cho phát triển du lịch, sinh kế cộng đồng và bảo tồn Phương pháp AHP đưa ra trọng số đánh giá
Phân tích thống kê sử dụng tại: phân tích cụm trong phân nhóm quản lý đa mục tiêu; Kiểm định chi bình phương, phân tích tương quan để tìm mối quan hệ giữa các yếu tố CQ với đa dạng thực vật và đa dạng văn hóa; Phân tích nhân tố để lựa chọn chỉ số CQ có thể giải thích giá trị thẩm mỹ; Mối quan hệ giữa CQ được ưa thích với chỉ số hình thái CQ
Đặc biệt, luận án thống kê 77 ô tiêu chuẩn qua các chỉ số: chỉ
số Shannon (H), chỉ số Simpson (Cd) chỉ số quan trọng (IVI), RD là mật độ tương đối, RF là tần suất xuất hiện tương đối, RC là độ tàn che tương đối và RBA là tổng tiết diện thân tương đối của mỗi loài, dạng phân bố không gian A/F
Luận án sử dụng nhóm phương pháp đánh giá thẩm mỹ cảnh quan bao gồm điều tra xã hội học qua mạng internet, đánh giá chất lượng phong cảnh từ những bức ảnh chụp…
Tiểu kết chương 1:
Luận án sử dụng cách tiếp cận cảnh quan để giải quyết vấn đề phát triển du lịch bền vững từ góc độ địa lý, tài nguyên Tiếp cận cảnh quan mở ra tiềm năng lớn để bảo tồn và phát huy giá trị di sản của khu bảo tồn thiên nhiên Vấn đề bảo tồn được mở rộng đến khu vực vùng đệm và tiếp cận từ góc độ văn hóa, cộng đồng Tiếp cận cảnh quan cung cấp lý luận thẩm mỹ, phong cảnh thêm vững chắc, đóng góp vào
du lịch bền vững KBTTN
Khu vực VQG Kon Ka Kinh có các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào vùng lõi khu bảo tồn, chưa chú trọng xây dựng mối liên kết không gian với khu vực vùng đệm xung quanh Số lượng các nghiên cứu về phát triển du lịch rất hạn chế Thực trạng phát triển du lịch tại
Trang 13VQG Kon Ka Kinh còn ở mức khiêm tốn Vì vậy, còn khá nhiều vấn
đề liên quan đến phát triển du lịch bền vững chưa được giải quyết
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN
(Nghiên cứu Trường hợp VQG Kon Ka Kinh)
2.1 Khái quát các khu bảo tồn thiên nhiên ở Bắc Tây Nguyên
Khu vực Bắc Tây Nguyên, gồm hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai, thiết lập 5 KBTTN, bao gồm 2 VQG (Chư Mom Ray, Kon Ka Kinh),
2 khu dự trữ thiên nhiên (Ngọc Linh, Kon Chư Răng), 1 khu bảo tồn loài và sinh cảnh (Đắk Uy)
Bắc Tây Nguyên là nơi sinh sống các loài linh trưởng, đặc biệt
là Vooc Chà vá chân xám, Vượn đen má vàng Một vùng chim đặc hữu với các loài quý hiếm như khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu đầu xám, gà lôi vằn
Chư Mom Ray, Ngọc Linh bảo tồn các kiểu rừng trên núi đá granit Rừng hỗn giao lá rộng lá kim tại Kon Ka Kinh Các loài thực vật quý hiếm như Sâm Ngọc Linh, Pơ mu, thông năm lá Cảnh quan Bắc Tây Nguyên nổi bật với các đỉnh núi cao, đặc biệt là đỉnh Ngọc Linh (2598m) Phun trào bazan tạo ra các cao nguyên xếp tầng, với nhiều thác nước nổi tiếng như thác Hang Én (thác 50) ở Kon Chư Răng, thác 95, Kon Bông, Hà Đừng… ở Kon Ka Kinh Vùng đệm của các KBTTN là nơi sinh sống của nhiều tộc người thiểu số có những nét văn hoá đặc trưng như Xê Đăng, Ba Na, Gia Rai…
2.2 Đặc điểm các hợp phần và yếu tố thành tạo cảnh quan VQG Kon Ka Kinh