Tránhbịnhânviênkiệncáo Quan hệ giữa sếp và nhânviên không phải lúc nào cũng “cơm lành canh ngọt”. Nếu ở mức độ nhẹ thì cũng chỉ là xung đột, tranh cãi, dẫn đến việc nhânviên rời bỏ công sở, còn nặng nề hơn có thể nhânviên tố cáo sếp trước pháp luật. Nhận thức rõ những rắc rối trong quan hệ, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm dễ liên quan đến pháp luật sẽ giúp bạn phòng tránh những xung đột từ nhânviên của mình. Tôn trọng nhânviên Những người lao động bị xúc phạm nhân phẩm, bị phân biệt đối xử hoặc ngược đãi thường thể hiện sự giận dữ và trả thù sếp bằng cách tố cáo vụ việc trước pháp luật. Trong trường hợp này, pháp luật sẽ bảo vệ người lao động chính đáng. Bởi vậy, bạn hãy tôn trọng nhânviên của mình, tránh những hành động khiến họ cảm thấy tổn thương như lăng mạ trước đám đông, hoặc phân biệt đối xử… những hành động như thế dễ đẩy bạn vào những rắc rối to. Mở rộng môi trường giao tiếp với nhânviên Sẽ thật tuyệt vời nếu trong tổ chức bạn có những đường dây nóng hoặc hộp thư ý kiến để nhânviên của bạn có thể thường xuyên trao đổi ý kiến với sếp của mình. Thông qua những kênh thông tin này, bạn sẽ dễ dàng phát hiện những vấn đề rắc rối trong nội bộ, và có thể sớm có biện pháp ngăn chặn mâu thuẫn, xung đột ngay từ khi chúng còn trong trứng nước. Bên cạnh đó, nhânviên của bạn sẽ cảm nhận được việc bạn tôn trọng và đề cao ý kiến của họ như thế nào. Hành động trước sau như một Là người lãnh đạo mẫu mực, trụ cột của cả tổ chức, bạn phải ban hành những tiêu chuẩn và nguyên tắc hoạt động nhất quán, áp dụng bình đẳng trong toàn tổ chức. Nhânviên sẽ rất bức xúc khi thấy sếp mình nương tay với ai đó hoặc chỉ nhằm vào một người để trù dập. Một khi bạn xử lí nhânviên nhiều cách khác nhau cho cùng một hình thức vi phạm, đây sẽ là chứng cớ thuyết phục khiến bạn…thất bại trước toà. Thường xuyên tổ chức đánh giá nhânviên Việc thường xuyên đánh giá nhânviên sẽ sớm đưa ra những lời cảnh báo về các vấn đề liên quan đến tình hình nhân sự trong tổ chức của bạn. Trong trường hợp bạn phải đối mặt với những vụ kiệncáo của nhân viên, thì các kết quả đánh giá sẽ là bằng chứng thuyết phục cho thấy những sai phạm của nhân viên, hoặc bạn đã dành cơ hội tốt nhất cho nhânviên của mình khắc phục sai lầm như thế nào. Hiệu quả lớn nhất của việc tổ chức đánh giá nhânviên thường kì là bạn có thể đem ra biện pháp biến những nhânviên tồi thành những con người có giá trị hơn trong công việc chung của tổ chức. Đưa ra những quyết định chỉ liên quan đến công việc Mọi quyết định của người lãnh đạo dành cho nhânviên của mình, phải dựa trên những tiêu chí liên quan đến công việc chứ không phải là một phạm trù nào khác, chẳng hạn như đời sống riêng tư hay thành kiến của bạn về một nhânviên nào đó. Hãy đảm bảo chắc một điều rằng bạn chỉ đưa ra những quyết định có lợi ích cho công việc chung, và tránh khỏi những rắc rối liên quan đến pháp luật như xâm phạm đời tư nhân viên, phân biệt đối xử trong nội bộ tổ chức . Lắng nghe những nhânviên dũng cảm Sẽ rắc rối to nếu như bạn kỷ luật hoặc có hình thức trù dập những nhânviên mạnh dạn tố cáo với bạn những vụ quấy rối, hoặc góp ý, phàn nàn với sếp về tình hình phân biệt đối xử và điều kiện an toàn lao động trong tổ chức. Thay vì nhắm vào xử lí những nhânviên ấy, bạn hãy tập trung giải quyết thấu đáo vấn đề được nêu. Ban hành và nghiêm túc thực hiện những chính sách và điều khoản lao động Một khi bạn đã ban hành những chính sách, nguyên tắc làm việc nghiêm khắc trong tổ chức, thì bạn phải làm gương thực hiện nghiêm túc những điều này, kẻo không các nhânviên của bạn sẽ dễ dàng buông thả. Phần lớn các phiên toàn xét xử các vụ kiệncáo giữa nhânviên và sếp đều cho thấy: chính những người lãnh đạo đã vi phạm các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng lao động trước đó. Lưu giữ thông tin và tàiliệu Khi bạn bất ngờ phải đối mặt với những vụ kiệncáo từ nhânviên của mình, bạn không tài nào nhớ lại được chi tiết sự việc, hoặc chứng minh được quyết định và cách giải quyết của bạn là đúng đắn. Bởi vậy, các sếp nên biết cách lưu lại những tàiliệu và văn bản liên quan đến mọi sự việc từ lớn đến nhỏ trong tổ chức, gồm có các bản báo cáo sự việc, bản đánh giá nhân viên, quyết định kỉ luật và sa thải nhân viên… Hãy tỏ ra thận trọng hơn trong quan hệ cũng như cách làm việc, giao tiếp với nhânviên của mình, để bạn tránh có những “động chạm” không cần thiết với họ. Bên cạnh đó, công việc của một nhà lãnh đạo cũng đòi hỏi bạn tiếp thu, nghiên cứu nghiêm túc những điều khoản trong luật lao động cũng như các điều khoản quy định về quyền lợi chính đáng của nhânviên mình. Như vậy bạn sẽ tránh được những phiền hà với nhân viên, đặc biệt là những vụ việc dính dáng đến kiệncáo và buộc phải ra trước toà. Quang Dũng Theo Nolo . Tránh bị nhân viên kiện cáo Quan hệ giữa sếp và nhân viên không phải lúc nào cũng “cơm lành canh ngọt” luật sẽ giúp bạn phòng tránh những xung đột từ nhân viên của mình. Tôn trọng nhân viên Những người lao động bị xúc phạm nhân phẩm, bị phân biệt đối xử hoặc