1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hệ thống truy xuất thông tin

103 472 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Xây dựng hệ thống truy xuất thông tin

Trang 1

TRẦN THỊ HOÀNG THẢO

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THANH HƯƠNG MÃ SỐ:

NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ………

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRUY XUẤT THÔNG TIN

Trang 2

1.1 Khái niệm truy xuất thông tin 10

1.2 Quá trình truy xuất thông tin 13

1.2.1 Giai đoạn tiền xử lý 15

1.2.2 Giai đoạn thu thập 20

1.3 Các hướng tiếp cận giải quyết bài toán truy xuất thông tin 22

1.4 Đánh giá hiệu quả truy xuất thông tin 22

1.4.1 Độ chính xác và độ bao phủ 23

1.4.2 Độ chính xác trung bình 25

1.4.3 Độ đo F và độ đo E 26

1.4.4 Các tiếp cận đánh giá lấy người dùng làm trung tâm 28

1.5 Một số hệ thống truy xuất thông tin 29

Trang 3

CHƯƠNG 3 CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA LUCENE 62

3.1 Giới thiệu Lucene 62

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 85

4.1 Kiến trúc hoạt động của chương trình 85

4.2 Kết quả thực nghiệm 87

4.3 Kết chương 94

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LUẬN VĂN 95 5.1 Kết luận 95

5.2 Hướng phát triển của luận văn 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÉO 100

Trang 4

IR Information Retrieval: truy xuất thông tin

LSI Latent Semantic Indexing: lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn tf Term Frequency: tần số thuật ngữ

tf – idf Phương pháp tần số kết hợp của tf và idf

TREC Text REtrieval Conference : hội nghị truy xuất văn bản VSM Vector Space Model: mô hình không gian véctơ

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1 Quy trình truy xuất thông tin nói chung (nguồn: [1]) 13

Hình 1-2 Khung nhìn lôgíc của tài liệu thông qua các giai đoạn tiền xử lý (nguồn: [1]) 15

Hình 1-3 Văn bản A ban đầu 16

Hình 1-4 Văn bản A sau khi phân tích 16

Hình 1-5 Văn bản A sau khi loại các từ trong danh sách stopword của Smart 17

Hình 1-6 Văn bản A sau khi lấy gốc từ 18

Hình 1-7 Ví dụ đồ thị độ chính xác-độ bao phủ trung bình 24

Hình 1-8 Các tài liệu được thu thập so với các tài liệu có liên quan (nguồn: [5]) 27

Hình 1-9 Biểu đồ so sánh tính chính xác của một số hệ thống IR 30

Hình 1-10 Biểu đồ so sánh tính hiệu quả của một số hệ thống IR 30

Hình 2-5 Minh hoạ một Inverted File 42

Hình 3-1 Quy trình lập chỉ mục với Lucene 63

Hình 3-2 Khung nhìn lôgíc của một chỉ mục Lucene 65

Hình 3-3 Chỉ mục không được tối ưu hoá gồm 3 phân đoạn, chứa 24 tài liệu 68

Hình 3-4 Ví dụ minh hoạ định dạng chỉ mục của Lucene (nguồn: [4]) 74

Trang 7

Hình 3-5 Một sơ đồ lập chỉ mục Lucene 78

Hình 3-6 Minh họa độ tương tự côsin 79

Hình 4-1 Kiến trúc hoạt động của chương trình 85

Hình 4-2 Phần client thực hiện tìm kiếm 87

Hình 4-3 Biểu đồ độ chính xác giữa chương trình và Google Desktop 89

Hình 4-4 Biểu đồ R-Precision của chương trình (R = 10) 93

Hình 4-5 Biểu đồ so sánh thời gian thực hiện giữa chương trình với Google Desktop 93

Trang 8

MỞ ĐẦU

Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin dẫn tới dung lượng dữ liệu được lưu trên máy tính gia tăng nhanh chóng Trong những tập dữ liệu khổng lồ đó ẩn chứa hàm lượng thông tin vô cùng lớn Vấn đề đặt ra là làm thế nào khai thác được khối thông tin đó để nó trở nên có ích đối với người dùng

Những tiến bộ đạt được về lý thuyết và công nghệ trong lĩnh vực xử lý thông tin đã giải quyết được phần nào nhu cầu nêu trên, chẳng hạn, các bài toán trong xử lý văn bản như tìm kiếm, phân loại, phân cụm văn bản

Information Retrieval (tạm dịch là truy xuất thông tin) là một trong số các

vấn đề rất được quan tâm hiện nay Đây là vấn đề khó, ngay cả với những hệ thống tìm kiếm phổ biến trên mạng Internet như Google, Altavista, Yahoo thì vẫn còn nhiều hạn chế Có thể liệt kê các hạn chế thường gặp như sau: thứ nhất là với mỗi truy vấn, hệ thống thường trả về tập kết quả gồm hàng nghìn tài liệu, thậm chí còn lớn hơn nhiều, khiến người dùng phải mất nhiều thời gian để đọc nội dung của từng tài liệu nhằm tìm thông tin mà họ quan tâm; thứ hai là vấn đề tìm kiếm theo trọng số của từ khoá, ví dụ nếu người dùng đưa ra truy vấn “software engineering” với mong muốn rằng từ “software” có ưu tiên cao hơn từ “engineering” thì nhiều khi không nhận được kết quả như ý; thứ ba là vấn đề sắp xếp các tài liệu trả về theo độ liên quan với truy vấn

Ngày càng nhiều tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm kiếm thông tin trong tập dữ liệu đặt trên một máy tính hoặc một mạng máy tính Yêu cầu đặt ra là cần có những hệ thống truy xuất thông tin chạy trên Desktop với hiệu quả và độ chính xác cao Trong luận văn này, chúng tôi tập trung nghiên cứu

cơ sở lý thuyết truy xuất thông tin và xây dựng thử nghiệm một hệ thống truy xuất thông tin cho phép tìm kiếm các tài liệu mang nội dung tiếng

Trang 9

Anh chứa trong một máy tính Hệ thống được xây dựng dựa trên thư viện mã nguồn mở truy xuất thông tin Lucene

Nội dung luận văn gồm 5 chương :

• Chương 1: trình bày tổng quan về truy xuất thông tin, các bước cần thực hiện trong quá trình truy xuất thông tin, các phương pháp đánh giá hiệu quả truy xuất thông tin và so sánh một số hệ thống truy xuất thông tin trên thế giới

• Chương 2: trình bày các công cụ truy xuất thông tin quan trọng là lập chỉ mục và sắp xếp kết quả tìm kiếm

• Chương 3: giới thiệu và trình bày cơ chế lập chỉ mục và tìm kiếm của thư viện mã nguồn mở Lucene

• Chương 4: trình bày kiến trúc hoạt động của chương trình và kết quả thực nghiệm

• Chương 5: kết luận và hướng phát triển tiếp theo của luận văn

Trang 10

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TRUY XUẤT THÔNG TIN

Mục đích của chương này là giới thiệu tóm tắt về vấn đề truy xuất thông tin:

9 Truy xuất thông tin là gì?

9 Các bước thực hiện trong quá trình truy xuất thông tin 9 Các phương pháp đánh giá hiệu quả truy xuất

9 So sánh một số hệ thống truy xuất thông tin

1.1 Khái niệm truy xuất thông tin

Thuật ngữ truy xuất thông tin (Information Retrieval – IR), phát biểu

bởi Rijsbergen [12] , thường được định nghĩa một cách rộng và không chặt chẽ Do vậy, thường có sự nhập nhằng giữa các lĩnh vực truy xuất dữ liệu (data retrieval), truy xuất tài liệu (document retrieval), truy xuất thông tin và truy xuất văn bản (text retrieval) Một định nghĩa đây đủ, dễ hiểu, tránh được sự nhầm lẫn đó được đưa ra bởi Lancaster [19] : Một hệ thống truy xuất thông tin không cho người dùng biết (ví dụ như thay đổi tri thức của người dùng) về chủ đề mà họ yêu cầu Nó chỉ đơn thuần cho biết sự tồn tại (hoặc không tồn tại) và vị trí của các tài liệu có liên quan tới yêu cầu của người dùng Trong thực tế nghiên cứu, có thể định nghĩa truy xuất thông tin như sau [7] :

Truy xuất thông tin là việc tìm kiếm tài liệu ở trạng thái phi cấu trúc (thường là văn bản) thoả mãn một nhu cầu thông tin nào đó từ các tập hợp lớn (thường là trên các máy chủ cục bộ hoặc trên mạng)

Hành động đó xác định rõ cốt lõi của IR Hàng ngày, có hàng trăm triệu người thực hiện truy xuất thông tin mỗi khi họ sử dụng một máy tìm kiếm web hoặc tìm kiếm trong hộp thư điện tử của mình IR đang nhanh chóng trở thành hình thức truy nhập thông tin vượt trội, vượt qua dạng tìm kiếm kiểu cơ sở dữ liệu truyền thống

IR là lĩnh vực khoa học máy tính chuyên về lý thuyết và thực hành việc tìm kiếm thông tin Do văn bản là phương tiện phổ biến nhất được sử dụng để

Trang 11

biểu diễn và phân bố thông tin một cách hiệu quả, hầu hết các nghiên cứu IR đều tập trung vào việc tìm kiếm trong các tập hợp tài liệu dạng văn bản

Như hàm ý của thuật ngữ IR, nhiệm vụ chính của IR là tìm kiếm thông tin thoả mãn nhu cầu thông tin của người dùng Người sử dụng của một hệ thống IR quan tâm nhiều tới việc thu nhận thông tin về một chủ đề hơn là thu thập dữ liệu phù hợp với một câu truy vấn cho trước Trái lại, truy xuất dữ liệu chỉ nhằm mục tiêu cung cấp các tập hợp thông tin "vừa khít" với các từ khoá của một câu truy vấn

IR có lịch sử lâu dài giống như lịch sử của việc lưu trữ thông tin, vào khoảng 4000 năm Cùng với sự phát triển của lượng thông tin được lưu trữ, con người phải phát triển ngày càng nhiều phương thức để tổ chức lượng thông tin đó để phục vụ cho việc truy xuất về sau Quá trình phát triển đó được tóm lược như dưới đây [14]

Phương pháp đầu tiên là hệ thống bảng chữ cái Các tài liệu cần được sắp xếp theo cách này, khi mà số lượng tác phẩm văn học Hy Lạp tăng lên buộc các thủ thư của thư viện Alexandria phải nghĩ ra một cách tổ chức các tác phẩm, vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên Mục lục là một ví dụ khác về các công cụ ban đầu của IR, nó trở nên thiết yếu khi mà các tác phẩm văn học gia tăng theo số lượng trang Một ví dụ khác về IR thủa ban đầu là chỉ mục

(index) Danh mục đầu tiên là những mảnh giấy da dê nhỏ, chứa đầu đề (title)

và đôi khi tác giả của tác phẩm

Trong khoảng 20 năm cuối thế kỷ 20, lĩnh vực IR phát triển tốt dựa trên những mục đích cơ bản của nó là lập chỉ mục văn bản và tìm kiếm các tài liệu có ích trong một tập hợp Ngày nay, nghiên cứu trong IR bao gồm việc mô hình hóa, phân loại văn bản, kiến trúc hệ thống, giao diện người dùng, trực quan hóa dữ liệu, lọc, ngôn ngữ…

Một trong những dạng IR ban đầu là Memex được mô tả bởi Vanevar Bush Ngoài ra còn có kết quả của Warren Weaver Warren Weaver tập trung vào việc xử lý ngôn ngữ, coi đó là nền tảng của IR Hơn nữa, sự phát triển của IR hiện đại được củng cố cùng sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo Trong khi chờ đợi, Trí tuệ nhân tạo chỉ được sử dụng trong một số phần của IR Thuật

Trang 12

ngữ IR được Moer đặt ra vào năm 1952 Các hệ thống thương mại đầu tiên được phát triển từ năm 1975 trở về sau Chúng được sử dụng chủ yếu trong các thư viện Cuối cùng, kể từ năm 1993, IR được phổ biến rộng rãi nhờ vào sự phát triển và tầm quan trọng ngày càng lớn của World Wide Web Sự phát triển của World Wide Web dẫn đến sự gia tăng khổng lồ về số lượng các tài liệu, đòi hỏi phải có những kỹ thuật IR hiệu quả

Trước khi xuất hiện World Wide Web, hầu hết các hệ thống lưu trữ và truy xuất thông tin đều được sử dụng riêng bởi những người lập chỉ mục và tìm kiếm chuyên nghiệp Thông thường, những người tìm kiếm chuyên nghiệp hoạt động như những “phương tiện tìm kiếm trung gian” cho các người dùng cuối hoặc các khác hàng Họ cố gắng tìm hiểu trong một cuộc đối thoại tương tác với hệ thống và khách hàng xem nhu cầu của khách hàng là gì và thông tin này nên được sử dụng như thế nào để tìm kiếm thành công Những người dùng chuyên nghiệp khác với người dùng không chuyên bởi họ biết về tập hợp tài liệu, họ biết cách thức các tài liệu được biểu diễn trong hệ thống và họ biết cách sử dụng các toán tử tìm kiếm Boolean để giới hạn số lượng tài liệu được thu thập

Nhiều hệ thống IR hiện đại được thiết kế cho những người dùng không biết rõ về tập hợp tài liệu, sự biểu diễn của các tài liệu và cách sử dụng các toán tử Boolean Những hệ thống như vậy cần đáp ứng những yêu cầu chính sau đây Thứ nhất, người dùng có thể nhập (các) câu, (các) cụm từ, (các) từ vào hệ thống mà không cần phải nhập các toán tử Điều này thường được hiểu là một hệ thống IR toàn văn bản (full text), hệ thống này tự động lập chỉ mục tất cả các từ trong một tài liệu Thứ hai, hệ thống có thể xếp hạng các tài liệu thu thập được bằng cách đánh giá mức độ hoặc khả năng có ích đối với người dùng Thứ ba, hệ thống có thể hỗ trợ việc tự động biến đổi câu lệnh tìm kiếm theo phản hồi của người dùng Yêu cầu thứ ba có thể không quan trọng như hai yêu cầu kia

Một hệ thống IR là một chương trình phần mềm lưu trữ và quản lý thông tin về các tài liệu Hệ thống trợ giúp người dùng tìm kiếm thông tin họ cần Nó cho biết về sự tồn tại và vị trí của các tài liệu có thể chứa thông tin

Trang 13

cần thiết Có thể một số tài liệu được đề xuất sẽ thoả mãn nhu cầu thông tin của người dùng Những tài liệu đó được gọi là các tài liệu có liên quan Một hệ thống IR hoàn hảo sẽ chỉ thu thập những tài liệu có liên quan và bỏ qua những tài liệu không liên quan Tuy nhiên, sẽ không thể tồn tại những hệ thống như vậy bởi các câu lệnh tìm kiếm thường không đầy đủ và độ liên quan (relevance) phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người dùng Hai người dùng có thể đưa ra cùng truy vấn giống nhau cho một hệ thống IR nhưng lại có cách đánh giá độ liên quan khác nhau đối với các tài liệu được thu thập

Hệ thống IR theo một nghĩa nào đó, phải “thông dịch” nội dung của các phần tử thông tin (các tài liệu) trong một tập hợp và xếp hạng chúng theo mức độ liên quan tới câu truy vấn của người dùng Việc “thông dịch” một nội dung tài liệu bao gồm việc chắt lọc thông tin cú pháp và ngữ nghĩa từ văn bản tài liệu và sử dụng thông tin này để đối sánh với yêu cầu thông tin của người dùng Khó khăn không chỉ là việc phải biết cách chắt lọc thông tin mà còn là phải biết cách sử dụng nó để lựa chọn độ liên quan Do đó, quan điểm về độ

liên quan là trọng tâm của IR Thực tế, mục tiêu chính của một hệ thống IR là

thu thập tất cả các tài liệu có liên quan tới một truy vấn của người dùng đồng thời thu thập ít nhất có thể các tài liệu không liên quan [1]

1.2 Quá trình truy xuất thông tin

Text Database Database Manager Indexing

Index Query

Operations

Searching

Ranking Ranked

DocsUser Feedback

Text Operations User Interface

Retrieved DocsUser

Hình 1-1 Quy trình truy xuất thông tin nói chung (nguồn: [1] )

Trang 14

Quá trình truy xuất thông tin diễn ra theo nhiều giai đoạn Hình 1-1 thể hiện mô hình hệ thống truy xuất thông tin nói chung, được đưa ra bởi Baeza và cộng sự [1]

Trước khi bắt đầu quá trình thu thập, cần xác định cơ sở dữ liệu văn

bản (text database): tập tài liệu được sử dụng, các thao tác được thực hiện

trên văn bản và mô hình văn bản (ví dụ như cấu trúc văn bản và những phần

tử có thể được thu thập) Các thao tác văn bản (text operation) biến đổi các tài liệu ban đầu và sinh ra một khung nhìn lôgíc (logical view) của chúng

Tiếp theo là quá trình xây dựng chỉ mục (indexing) cho văn bản nhằm

tăng tốc độ truy nhập trong giai đoạn truy xuất Có nhiều loại cấu trúc chỉ

mục nhưng phổ biến nhất là Inverted Files

Khi tập tài liệu đã được đánh chỉ mục, có thể bắt đầu quá trình thu thập

Đầu tiên, người sử dụng xác định yêu cầu của mình (user need), yêu cầu này sẽ được phân tích (parse) và biến đổi (transformed) bằng các thao tác xử lý đã được áp dụng đối với văn bản Tiếp theo, các thao tác truy vấn (query operations) có thể được áp dụng để tạo nên truy vấn thật sự Sau đó, truy vấn được xử lý (searching) để nhận được các tài liệu được thu thập (retrieved documents)

Trước khi chuyển tới người dùng, các tài liệu thu thập được sẽ được

xếp hạng (ranking) theo mức độ liên quan (likelihood relevance) Khi nhận

được, người dùng có thể đánh dấu một tập con các tài liệu thực sự đáng quan

tâm và khi đó sẽ khởi đầu một chu trình phản hồi của người dùng (relevance feedback) Trong chu trình như vậy, hệ thống sử dụng các tài liệu được chọn

bởi người dùng để cải thiện đổi công thức truy vấn Truy vấn đã được biến đổi này sẽ biểu diễn tốt hơn nhu cầu thực sự của người dùng

Tóm lại, trong quá trình truy vấn, hệ thống IR chắt lọc các phần thông tin có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu thông tin được phát biểu bởi người dùng

Trang 15

Quá trình này thường được chia thành hai giai đoạn, tiền xử lý

(pre-processing) và thu thập (retrieval) Giai đoạn truy xuất có thể lặp đi lặp lại

nếu như người dùng muốn tinh chỉnh các kết quả truy xuất

1.2.1

1.2.1.1

Giai đoạn tiền xử lý

Tiền xử lý tài liệu

Trong giai đoạn tiền xử lý, hệ thống IR tạo ra biểu diễn bên trong của thông tin trong từng tài liệu thông qua quy trình đánh chỉ mục Trước hết, tập tài liệu văn bản được tiền xử lý bằng một số phương pháp thao tác văn bản tự

động như phân tích từ vựng (lexical analysis), loại bỏ từ dừng (stopword removing), lấy gốc từ (stemming) từ dạng văn bản đơn giản (plain text) của tài liệu Kết quả nhận được là tập các từ (term) hay còn được hiểu là các khái niệm (concept), được coi là khung nhìn lôgíc (logical view [1] ) của tài liệu

Hình 1-2 Khung nhìn lôgíc của tài liệu thông qua các giai đoạn tiền xử lý (nguồn: [1] )

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ tiếng Anh “term” để

nói tới “từ” nhằm phân biệt với các thuật ngữ khác Một term có thể là một

Trang 16

từ (word), nhưng cũng có thể là một gốc từ (stem), một cụm danh từ hoặc một cụm từ (phrase) Gốc từ là một từ được rút gọn thành gốc của nó sau khi loại bỏ các phụ tố: ví dụ, ‘system2’ và ‘component_123’ sẽ trở thành ‘system’ và ‘component’ sau bước lấy gốc từ Giả thiết cơ bản (đôi khi bị nghi ngờ) nằm sau việc lấy gốc từ là không có sự khác biệt đáng kể về ý nghĩa giữa các từ có chung một gốc Một cụm từ chứa ít nhất hai từ liên tiếp có nghĩa rõ ràng, ví dụ ‘office application’ hoặc ‘Hanoi University of Technology’ Nếu có thể, những từ khóa (keyword) được chỉ định một cách thủ công, mô tả nội dung của tài liệu cũng có thể được dùng cho việc lập chỉ mục (ví dụ Google)

Phân tích từ vựng

Là quá trình biến đổi các ký tự trong tài liệu thành một tập các từ được đề cử để chọn làm từ chỉ mục bằng cách xử lý các chữ số, dấu nối, các ký hiệu chấm câu và chữ viết hoa viết thường

CHAPTER 1 PREAMBLE

1.1 Humanity stands at a defining moment history We are confronted with a perpetuation of disparities between and within nations, a worsening of poverty, hunger, ill health and illiteracy, and the continuing deterioration of the ecosystem on which we depend for out well-being

Hình 1-3 Văn bản A ban đầu

chapter 1 preamble 1 1 humanity stands at a defining moment history we are confronted with a perpetuation of disparities between and within nations a worsening of poverty hunger ill health and illiteracy and the

Hình 1-4 Văn bản A sau khi phân tích

Bước đầu tiên là lọc ra các ký tự không mong muốn và ký hiệu (các thẻ HTML, dấu chấm câu, các con số…) Tiếp theo, văn bản cần được chia thành

Trang 17

các thẻ (token, còn gọi là từ khóa) sử dụng khoảng trắng phân tách và các ký tự kết thúc câu Việc này không đơn giản vì các từ trong các văn bản không

phải lúc nào cũng được phân tách rõ ràng (ví dụ, nếu văn bản là I can’t go thì có thể xem dấu nháy là một dấu phân tách từ để có hai từ là can và t, hoặc có thể không coi nó là dấu phân tách và xem là một từ can’t, hoặc có thể mở rộng dạng liên kết thành hai từ can và not và sử dụng khoảng trắng để phân

tách

Loại bỏ từ dừng

Việc loại bỏ từ dừng có ý nghĩa làm giảm kích cỡ của cấu trúc chỉ mục Đây là bước tiền xử lý nhằm loại bỏ những từ có tần suất xuất hiện cao trong hầu hết các tài liệu mà lại không mang nội dung có ý nghĩa Những từ như vậy được gọi là từ dừng (stopword), bao gồm các mạo từ, giới từ, liên từ,

chẳng hạn như a, the It, of, could… Một ví dụ về danh sách các từ dừng trong

tiếng Anh có tại: http://www.lextek.com/manuals/onix/stopwords1.html chapter 1 preamble 1 1 humanity stands defining moment history confronted perpetuation disparities nations worsening poverty hunger ill health illiteracy continuing deterioration ecosystem depend well beingHình 1-5 Văn bản A sau khi loại các từ trong danh sách stopword của Smart Quá trình loại bỏ từ dừng có thể được chia thành hai loại :

• Từ cần loại bỏ nằm trong danh sách từ dừng, quá trình này sẽ được thực hiện trong phần nhận dạng từ, có nghĩa là từ này sẽ không thể đi qua bộ nhận dạng từ và vì thế chúng không được lập chỉ mục

• Từ cần loại bỏ không nằm trong danh sách từ dừng nhưng nó xảy ra quá thường xuyên trong tập tài liệu của ta (từ quá thường xuyên ở đây có nghĩa là nó xuất hiện vượt quá một ngưỡng qui định của ta, ví dụ như có mặt trên 80% số lượng File, hoặc trên 200 file), quá trình này

Trang 18

được thực hiện sau khi ta đã lập chỉ mục song toàn bộ tài liệu và bảng chỉ mục đang được lưu trong bộ đệm bộ nhớ chính Khi đó ta thực hiện việc duyệt trên bảng băm để tìm các từ dừng, thêm chúng vào danh sách danh sách từ dừng và loại phần tử chứa từ đó khỏi bảng băm

Hình 1-6 Văn bản A sau khi lấy gốc từ

Việc lấy gốc từ trước khi xây dựng chỉ mục có ưu điểm là làm giảm kích thước chỉ mục và cho phép truy xuất các tài liệu với nhiều dạng biến tố

của cùng một từ (ví dụ, khi tìm kiếm với từ computation, kết quả sẽ bao gồm các tài liệu có chứa từ computations computing) Một phương pháp lấy gốc từ nhanh và phổ biến là giải thuật của Porter (1980), giải thuật này áp dụng tập các quy tắc đối với hậu tố của một từ nhằm loại bỏ nó

Như vậy, giai đoạn tiền xử lý tài liệu tập trung vào việc chắt lọc tập các khái niệm mô tả cho từng tài liệu Các khái niệm đó thường được gán trọng số riêng, thể hiện độ liên quan của chúng đối với chủ đề của tài liệu Thông thường, nếu một term xuất hiện càng nhiều lần trong một tài liệu và ít xuất hiện hơn trong các tài liệu khác của tập hợp thì nó càng là ký hiệu mô tả tốt hơn cho tài liệu đó Những tiêu chí khác như vị trí của từ khóa, phần lôgíc mà

Trang 19

từ đó nó đã được chắt lọc hoặc độ dài của tài liệu có thể được dùng để tính toán trọng số của khái niệm liên quan trong tài liệu

1.2.1.2 Lập chỉ mục

Bước lập chỉ mục sử dụng các term mô tả khung nhìn lôgíc của các tài liệu để xây dựng chỉ mục Như trên đã nêu, cấu trúc chỉ mục phổ biến nhất là

Inverted Files, trong đó tập tài liệu được biến đổi thành một tập các term kèm

theo một danh sách tương ứng các tài liệu mà chúng xuất hiện Trong một

Inverted File, mỗi term trỏ tới một danh sách tất cả các tài liệu mà nó xuất

hiện Cấu trúc chỉ mục như vậy đóng vai trò rất quan trọng vì nó "cho phép tìm kiếm nhanh trên tập dữ liệu lớn" [1]

Quy trình này có thể được thực hiện thủ công (đòi hỏi sức người nên rất tốn kém) hoặc tự động bằng cách tách các term từ văn bản của phần tử thông tin, sử dụng một thủ tục dựa trên thông kê hoặc ngôn ngữ

Một số term có thể biểu diễn tốt hơn chủ đề của tài liệu Do đó, mỗi term có thể được gán một trọng số thể hiện tầm quan trọng của nó trong tài liệu Như vậy, cấu trúc chỉ mục bao gồm một tập các term đã được xử lý, kèm theo một danh sách các tài liệu chứa chúng và trọng số của chúng Trọng số của một term trong một tài liệu có thể chỉ đơn giản là số lần xuất hiện của chúng trong tài liệu Tần số càng lớn thì tầm quan trọng của nó càng lớn Điều

này được gọi là gán trọng số theo tần số từ (term frequency weighting – tf)

Số lượng tài liệu mà một term xuất hiện trong đó cũng có thể được sử dụng làm yếu tố trong việc gán trọng số Một term xuất hiện trong càng nhiều tài liệu thì khả năng phân biệt của nó đối với càng tài liệu càng kém Điều này

gọi là tần số tài liệu đảo ngược (inverse document frequency – idf) Lược đồ gán trọng số tf-idf được sử dụng phổ biến trong các hệ thống truy xuất văn

bản

Trang 20

Ở bước đầu trong giai đoạn truy xuất, hệ thống IR thực hiện các thao tác xử lý đối với truy vấn của người dùng tương tự như đối với các tài liệu ban đầu trong quá trình tiền xử lý Các thao tác xử lý văn bản là những phương thức chính được dùng để biểu diễn những nhu cầu của người dùng, và đây là điểm khác biệt chủ yếu của truy xuất thông tin với truy xuất dữ liệu (trong truy xuất dữ liệu không có thao tác xử lý lôgíc đối với truy vấn ban đầu trước khi thực hiện tìm kiếm) Kết quả nhận được là một danh sách các từ, đó chính là biểu diễn bên trong của nhu cầu thông tin của người dùng

Tìm kiếm

Trong giai đoạn tìm kiếm, mỗi term thu được từ thao tác xử lý văn bản được dùng để xác định, thông qua tập chỉ mục, một danh sách các tài liệu mà trong đó nó xuất hiện Nếu có nhiều từ xuất hiện trong truy vấn thì bước tìm kiếm sẽ trả về hợp của các tài liệu thu thập được theo tất cả các từ hoặc một số từ, tùy theo kiểu truy vấn Tóm lại, tìm kiếm là quá trình đối sánh (matching) các term trong các tài liệu với các term trong truy vấn

Cụ thể, hệ thống IR thực hiện đối sánh giữa truy vấn với từng biểu diễn của tài liệu để đánh giá độ liên quan của nó với nhu cầu thông tin Kết quả đối sánh có thể là phù hợp tuyệt đối hoặc một phần, nhưng do tính không rõ ràng vốn có của quá trình truy xuất nên phù hợp một phần ngày càng được ưa

Trang 21

chuộng hơn, do vậy đối sánh tuyệt đối không được xét trong luận văn Trong trường hợp đối sánh một phần, các tài liệu thường được chuyển tới người dùng theo thứ tự giảm dần của độ liên quan Mục đích của việc đối sánh một phần là để trình bày các tài liệu có liên quan với nhu cầu thông tin ở phần đầu tiên trong danh sách được xếp hạng

phần trên trong thứ tự sắp xếp, so với các tài liệu không liên quan Do đó, giải

thuật xếp hạng được xem là phần cốt yếu của một hệ thống IR

Phản hồi về độ liên quan

Như trên đã nêu, quá trình truy xuất có thể lặp đi lặp lại, nếu hệ thống IR nhận được phản hồi của người dùng, ví dụ như đánh giá về độ liên quan của các tài liệu được xếp hạng cao nhất Thông tin này có thể được dùng để cải thiện biểu diễn của nhu cầu thông tin, và tính được kết quả xếp hạng tốt hơn cho các tài liệu Chẳng hạn, các phần tử xuất hiện trong các phần tử được thu thập trước đó, đã được xác định là có liên quan với truy vấn của người dùng, được bổ sung vào truy vấn ban đầu Quá trình này được gọi là phản hồi về độ liên quan, rất có ích để cải thiện hiệu quả truy xuất Tuy nhiên, trong luận văn, chúng tôi không xem xét quá trình này

Trang 22

Các hướng tiếp cận dựa trên thống kê được chia thành ba loại là: mô hình truy xuất Boolean (Boolean Retrieval Model), mô hình không gian véctơ (Vector Space Model) và mô hình xác suất (Probabilistic Model) Truy xuất Boolean dựa trên lôgíc mệnh đề (propositional) Trong mô hình không gian véctơ, các tài liệu và các truy vấn được biểu diễn dưới dạng các véctơ trong không gian các từ khoá được đánh chỉ mục và sự tương quan giữa một tài liệu đối với một truy vấn được tính bằng khoảng cách hình học giữa chúng Trong mô hình xác suất, xác suất mà một tài liệu có liên quan với một truy vấn được tính bằng cách phát triển các giả định về sự phân bố của các từ khoá trong các tài liệu có liên quan và không liên quan trong chỉ mục

Đánh giá hiệu quả truy xuất thông tin

Như trên đã nêu, vì các hệ thống IR phải xử lý nhu cầu thông tin được mô tả một cách gần đúng của người dùng nên kết quả của một quá trình truy xuất thông tin không phù hợp tuyệt đối với nhu cầu thông tin, mà được xếp hạng theo độ liên quan Việc đánh giá độ chính xác của kết quả được gọi là đánh giá truy xuất thông tin Bên cạnh những độ đo hiệu suất quan trọng của

Trang 23

phần mềm nói chung thì hiệu suất truy xuất là vấn đề then chốt của một hệ thống IR

Việc đánh giá IR được thực hiện bằng cách truy vấn một tập hợp tham khảo đã chuẩn hóa Những tập tham khảo này gồm một tập các tài liệu, một tập các yêu cầu thông tin ví dụ và các tập hợp tài liệu có liên quan tương ứng Những tài liệu có liên quan ứng với các yêu cầu thông tin mẫu được xác định bởi chuyên gia

Đối với một chiến lược thu thập đã biết, các tài liệu được thu thập sẽ được so sánh với tập các tài liệu có liên quan, đã được xác định bởi chuyên gia Độ tương tự giữa hai tập được định lượng bằng tiêu chuẩn đánh giá của tập kiểm tra và được xem là chất lượng của chiến lược IR đang xét

1.4.1 Độ chính xác và độ bao phủ

Hiệu quả của một hệ thống IR thể hiện khả năng đáp ứng của kết quả truy xuất đối với một yêu cầu thông tin Các độ đo hiệu quả truy xuất phổ biến là độ chính xác (precision) và độ bao phủ (recall) [23] [25] Cả hai độ đo đều dựa trên các đánh giá của người dùng theo quá trình truy xuất Độ

chính xác (P) là tỷ lệ tài liệu được thu thập có liên quan, nó cho biết khả năng

thu thập những tài liệu được xếp hạng trên cùng mà phần lớn là có liên quan

Độ bao phủ (R) là tỷ lệ tài liệu có liên quan được thu thập, nó cho biết khả

năng tìm kiếm tất cả các tài liệu có liên quan trong tập hợp P và R lần lượt được tính theo công thức (1-1 và (1-2 :

trong đó, A là số lượng tài liệu có liên quan được thu thập, B là số lượng tài liệu được thu thập và C là số lượng tài liệu thực sự có liên quan

Trang 24

Nhược điểm của hai độ đo này là thực tế thì việc kiểm tra tất cả các tài liệu của tập kết quả là không có thật Tuy nhiên, điều này đối lập với thực tiễn sử dụng, trong đó người dùng chỉ xem một phần của tập tài liệu đã thu thập, xếp hạng theo độ liên quan Do đó, các giá trị độ chính xác và độ bao phủ biến đổi khi người dùng tiến hành kiểm tra các tài liệu được thu thập Cách thức phổ biến để biểu diễn sự biến đổi đó, nói cách khác là biểu diễn hiệu quả truy xuất là sử dụng đồ thị độ bao phủ-độ chính xác [22] , trong đó độ chính

xác P(r) ứng với các giá trị khác nhau của độ bao phủ, r

Để vẽ đồ thị đó, độ chính xác được tính dựa trên 11 mức chuẩn của độ bao phủ là 0%, 10%, 20%, 100% Ví dụ, độ chính xác của các tài liệu được thu thập được tính tới khi hệ thống IR trả về 10% số lượng các tài liệu có liên quan Nếu đạt tới độ bao phủ 10% với tài liệu thứ hai của tập tài liệu được thu thập thì độ chính xác ứng với mức này sẽ là 50% Đối với mức bao phủ 0%, độ chính xác đạt được thông qua một thủ tục nội suy Mức bao phủ của một yêu cầu ví dụ có thể khác với 11 mức bao phủ chuẩn, khi đó cũng cần phải sử dụng thủ tục nội suy nhưng cách này ít được dùng để đánh giá hệ thống IR

Hình 1-7 Ví dụ đồ thị độ chính xác-độ bao phủ trung bình

Trang 25

Các giá trị độ chính xác và độ bao phủ, kết quả của việc tính trung bình nhiều truy vấn, thường được dùng để so sánh hiệu suất của các hệ thống IR Những đồ thị độ chính xác-độ bao phủ trung bình như vậy mang lại cái nhìn tốt hơn cho hiệu quả truy xuất tổng thể

1.4.2 Độ chính xác trung bình

Thông thường, trong một hệ thống IR, độ chính xác quan trọng hơn độ bao phủ nếu như người dùng muốn tìm câu trả lời cho một truy vấn chứ không phải tất cả các câu trả lời có thể có Độ bao phủ có thể quan trọng khi người dùng cần biết tất cả các thông tin có liên quan về một chủ đề Trong các hệ thống IR thông thường, độ bao phủ có thể được tăng lên khi số lượng các phần tử được thu thập tăng lên, trong khi đó độ chính xác lại có khả năng giảm đi Vì lý do này, các kỹ thuật cải thiện độ bao phủ sẽ tác động tới độ chính xác và ngược lại Cần phải có sự cân bằng giữa các kỹ thuật đó để điều chỉnh hiệu quả truy xuất

Thực tế, độ chính xác và độ bao phủ không đủ để đánh giá các hệ thống IR Ví dụ, nếu có hai hệ thống, mỗi hệ thống thu thập được 10 tài liêu, 5 tài liệu có liên quan và 5 tài liệu không liên quan, nhưng cả hai đều có độ chính xác là 0.5, nhưng một hệ thống có 5 tài liệu đầu tiên có liên quan và 5 tài liệu tiếp theo không liên quan thì tốt hơn một hệ thống có 5 tài liệu đầu tiên không liên quan và 5 tài liệu tiếp theo có liên quan (bởi lẽ người dùng sẽ không hài lòng nếu phải kiểm tra những tài liệu không liên quan trước) Do đó, cần có những phép đo kết hợp độ chính xác và độ bao phủ có xét tới thứ tự các tài liệu được thu thập

Một hướng tiếp cận là sử dụng độ đo R-Precision Cách tiếp cận này sử dụng độ chính xác thứ R trong bảng xếp hạng các kết quả ứng với một truy vấn, với R là tổng số các tài liệu có liên quan đã biết Giá trị thu được có lợi

Trang 26

ích để quan sát hoạt động của một chiến lược truy xuất đối với từng truy vấn trong tập kiểm tra

Để so sánh hai giải thuật, có thể sử dụng biểu đồ độ chính xác Biểu đồ

độ chính xác là một biểu đồ R-Precision đối với nhiều truy vấn

Độ đo được sử dụng phổ biến nhất là độ chính xác trung bình (mean

average precision – MAP) Độ đo MAP tính độ chính xác tại mỗi điểm trong

bảng xếp hạng mà ở đó tìm thấy một tài liệu có liên quan, sau đó lấy trung bình của các giá trị đó (và cuối cùng là trung bình đối với tất cả các truy vấn)

1.4.3 Độ đo F và độ đo E

Độ đo F (F-measure) kết hợp độ chính xác và độ bao phủ để lấy trung

bình điều hòa của chúng

Trong đó r(j) là độ bao phủ và P(j) là độ chính xác của tài liệu thứ i trong tập hợp Các giá trị của F(j) nằm trong khoảng [0,1], bằng 0 nếu không

có tài liệu có liên quan nào được thu thập và bằng 1 nếu tất cả các tài liệu

được thu thập đều có liên quan Hơn nữa, F(j) nhận giá trị cao khi và chỉ khi

Trang 27

cả độ chính xác và độ bao phủ đều cao, điều này biểu thị sự cân bằng tốt giữa độ chính xác và độ bao phủ

Độ đo E (E-measure) là sự khái quát của độ đo F, cho phép nhấn mạnh

độ chính xác so với độ bao phủ hoặc ngược lại

Tham số b do người dùng xác định phản ánh độ quan trọng của độ chính xác và độ bao phủ Với giá trị tham số b = 1, độ đo E bằng với độ đo F (độ chính xác và độ bao phủ được có trọng số ngang nhau) Giá trị b > 1 biểu thị rằng độ chính xác có trọng số lớn hơn, trong khi đó nếu b < 1 thì nghĩa là

độ bao phủ có trọng số lớn hơn

Hình 1-8 thể hiện sự phân bố của các tài liệu được thu thập đối với các

tài liệu có liên quan Ở phía trái của hình, phần giao giữa hai hình tròn là phần mà một hệ thống IR cần được cực đại hóa Ở phía phải, số lượng các tài liệu cần được cực đại hóa nằm ở góc dưới bên trái và góc trên bên phải Hai góc còn lại sẽ mang giá trị 0 trong một hệ thống IR lý tưởng

Các tài liệu có liên quan

Các tài liệu được

thu thập

Toàn bộ tập tài liệu

được thu thập và có liên quan

không được thu thập nhưng có liên quan

được thu thập và không liên

quan

không được thu thập và không liên quan

được thu thập có

liên quankhông

không được thu thập Hình 1-8 Các tài liệu được thu thập so với các tài liệu có liên quan (nguồn: [5]

Đối với các tập văn bản lớn trên Web, rất khó để tìm tổng số các tài liệu có liên quan Trong những trường hợp như vậy, một giải pháp là lấy mẫu trên tập hợp và thực hiện đánh giá độ liên quan dựa trên các tài liệu mẫu Một ý tưởng khác là áp dụng các giải thuật truy xuất khác nhau hoặc các hệ thống

Trang 28

IR khác nhau đối với cùng một tập hợp sử dụng cùng truy vấn, sau đó kết hợp tất cả các tài liệu có liên quan và thực hiện đánh giá độ liên quan dựa trên tập này

1.4.4 Các tiếp cận đánh giá lấy người dùng làm trung tâm

Những hướng đánh giá đã nêu đều dựa trên giả thiết rằng tập các tài liệu có liên quan đối với một truy vấn không phụ thuộc vào người dùng Tuy nhiên, những người dùng khác nhau, chẳng hạn có trình độ tri thức khác nhau, có thể có quan điểm khác nhau về những tài liệu có liên quan đối với nhu cầu thông tin của họ Để giải quyết yêu cầu đánh giá hiệu suất liên quan tới nhu cầu của người dùng, một số phương pháp đã được đưa ra

Tỷ lệ mới (novelty ratio) là tỷ lệ các tài liệu được thu thập và đánh giá

là có liên quan bởi người dùng mà họ không biết về chúng trước đó; nó đo khả năng tìm kiếm thông tin mới về một chủ đề

Tỷ lệ bao phủ (coverage ratio) là tỷ lệ những tài liệu có liên quan được

thu thập mà người dùng đã biết trước khi tìm kiếm trên tổng số các tài liệu có liên quan Độ đo này có ích khi người dùng muốn xác định những tài liệu mà họ đã thấy trước đó

Sự nỗ lực của người dùng (user effort) đo khối lượng công việc người

dùng cần thực hiện để phát biểu các truy vấn, theo dõi việc tìm kiếm và xem xét đầu ra

Thời gian đáp ứng (response time) là khoảng thời gian tính từ lúc nhận

truy vấn của người dùng tới lúc hệ thống đưa ra kết quả

Hình thức trình bày (form of presentation) là tầm ảnh hưởng của hình

thức đầu ra đối với khả năng sử dụng các tài liệu thu thập được của người dùng

Độ bao phủ tập hợp (collection coverage) đo quy mô chứa bất kỳ/tất cả

các phần tử có liên quan trong tập tài liệu

Trang 29

1.5 Một số hệ thống truy xuất thông tin

Hiện nay, có rất nhiều hệ thống truy xuất thông tin phục vụ tìm kiếm thông tin trên máy tính và trên mạng Internet hoặc Intranet Các hệ thống tìm kiếm trên web như Google, AltaVista đã và đang rất phổ biến Bên cạnh đó, nhu cầu tìm kiếm thông tin trên một máy tính hoặc trên một mạng máy tính của các cá nhân hoặc tổ chức cũng đang gia tăng Đáp ứng với nhu cầu đó, một thế hệ các công cụ tìm kiếm trên máy tính mới đang phát triển mạnh mẽ Trong luận văn, chúng tôi sẽ xây dựng thử nghiệm một hệ thống truy xuất thông tin cho phép tìm kiếm dựa trên các tài liệu mang nội dung tiếng Anh có trong một máy tính Vì vậy, trong mục này chúng tôi sẽ trình bày và so sánh một số ứng dụng tìm kiếm thống tin trên máy tính dựa vào kết quả đánh giá của UW E-Business Corsontium năm 2005 [8] UW E-Business Corsontium thực hiện đánh giá các hệ thống theo sáu tiêu chí, mỗi tiêu chí được chi điểm trong khoảng từ 1 (kém nhất) tới 5 (tốt nhất), việc cho điểm được dựa trên các

tiêu chí con có liên quan tới mục tiêu của tiêu chí chính Chúng tôi chỉ xem

xét hai tiêu chí là tính chính xác và tính hiệu quả:

• Tính chính xác: tiêu chí này đánh giá tính chính xác của kết quả tìm kiếm cũng như những nhân tố giúp cho người dùng tìm thấy thông tin mong muốn

• Tính hiệu quả: tiêu chí này đánh giá hiệu quả về kỹ thuật của công cụ bao gồm việc sửa dụng bộ nhớ, thời gian lập chỉ mục hay kích thước chỉ mục Công cụ tốt nhất là công cụ không gây ảnh hưởng tới hiệu suất hoạt động của máy tính

Chúng tôi vẽ biểu đồ so sánh tính chính xác (Hình 1-9), biểu đồ so sánh tính hiệu quả (Hình 1-10) và biểu đồ so sánh tổng thể (Hình 1-11) của 12 hệ thống tìm kiếm trên máy tính Trong đó, các hệ thống được đánh số từ 1 đến 12 như trong Bảng 1-1

Trang 30

00.511.522.533.544.55

Trang 32

Sau đây, chúng tôi trình bày các hệ thống theo thứ tự giảm dần của kết quả đánh giá tổng thể

Copernic Desktop Search được đánh giá là công cụ tìm kiếm trên máy

tính tốt nhất Copernic rất dễ sử dụng và cho hiệu quả tìm kiếm, sắp xếp kết quả trả về cao Copernic có khả năng lập chỉ mục động, nghĩa là cập nhật chỉ mục theo mỗi sự biến đổi của các tệp tài liệu Theo kết quả đánh giá, Copernic được điểm cao nhất về tính chính xác và đứng thứ hai về tính hiệu quả

MSN Toolbar Suite chỉ đứng sau Copernic về tính chính xác và được

điểm khá cao về tính hiệu quả Có một nhược điểm là nó không hỗ trợ các tệp định dạng PDF Để có thể lập chỉ mục các tệp PDF, người dùng phải cài đặt công cụ IFilter

Likasoft Archivarius 3000 được đánh già là có hiệu quả hoạt động cao

nhất và tính chính xác khá cao Nó cho thời gian lập chỉ mục lần đầu nhanh nhất trong số các hệ thống được xét và việc sử dụng bộ nhớ gần như rất thấp khi không phải hoạt động nhiều Nó hỗ trợ tìm kiếm thư điện tử với khả năng tương thích rộng rãi, từ Outlook và Outlook Express tới Eudora, Thunderbird và Lotus Notes/Domino Đặc biệt, nó có chức năng tìm kiếm từ xa, ứng dụng hoạt động như một máy chủ Web nhỏ, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin trong máy tính thông qua trình duyệt web Tuy nhiên, nó không hỗ trợ lập chỉ mục các tệp ảnh hay âm thanh

Ask Jeeves là ứng dụng rất nhỏ và hiệu quả, tính hiệu quả được đánh

giá là chỉ đứng sau Likasoft Archivarius 3000 và Copernic Tuy nhiên, phần hỗ trợ định dạng tệp tài liệu còn hạn chế, nó không hỗ trợ các tệp dạng ảnh và âm thanh

Yahoo Desktop Search có thể lập chỉ mục nội dung lưu lại của

chương trình tin nhắn Yahoo Messenger, các file ảnh Yahoo chỉ đứng sau

Trang 33

Copernic về tính hiệu quả và được điểm khá cao về tính chính xác Tuy nhiên, Yahoo không hỗ trợ lập chỉ mục động và sắp xếp kết quả trả về theo độ liên quan

Google Desktop là sản phẩm tìm kiếm trên máy tính rất dễ sử dụng của

Google, có giao diện tương tự hệ thống tìm kiếm trên Web của Google Google Desktop được đánh giá là có tính chính xác đứng thứ 4 và tính hiệu quả đứng thứ 6

dtSearch Desktop được đánh giá cao về tính chính xác Nó hỗ trợ tìm

kiếm mờ và theo ngữ âm, các từ khoá ký tự đại diện và boolean, phân biệt chữa hoa chữ thường khi lập chỉ mục Nó có hai nhược điểm nổi bật là giao diện khó sử dụng và tệp chỉ mục chứa nhiều phần tử không phải là ký tự do bộ lập chỉ mục coi hầu hết các tệp nhị phân đều là tệp văn bản

diskMETA Pro là chương trình đơn giản nhất nhưng kèm theo sự hạn

chế về chức năng Nó không hỗ trợ tìm kiếm thư điện tử Việc sắp xếp kết quả tìm kiếm cũng hạn chế Tuy vậy, diskMETA Pro có tính chính xác rất cao Nó có tính năng từ điển có thể xác định một từ, chẳng hạn như “criterion” từ một từ khoá “criteria”, đây là tính năng mà hầu hết các công cụ tìm kiếm trên máy tính khác không có

Enfish Professional có hiệu quả hoạt động khá cao Nó cho phép

người dùng tuỳ biến giao diện Nhưng độ chính xác của Enfish Professional không cao

ISYS Desktop là một hệ thống linh hoạt Nó hỗ trợ lập chỉ mục nhiều

ngôn ngữ, hỗ trợ nhiều ứng dụng thư điện tử như Compuserve, Eudora và VIM Nó cũng có ưu điểm trong việc tăng cường tính chính xác của việc tìm kiếm Nó có bộ kiểm tra chính tả, tìm kiếm lôgíc mờ và định dạng ngày tháng thông minh (chẳng hạn tìm “1/1/05” từ “Jan 1, 2005”) Nhưng giao diện của nó quá phức tạp và khó sử dụng

Trang 34

Blinkx có độ chính xác trên mức trung bình nhưng rất hạn chế về tính

hiệu quả Thời gian lập chỉ mục của nó rất lớn Blinkx chiếm một phần đáng kể bộ nhớ Do đó, thời gian tìm kiếm cũng rất chậm

HotBot Desktop là một hệ thống nhỏ gọn và có một số tính năng riêng

Nó cho phép người dùng liên kết các từ khoá với trang web tuỳ ý (chẳng hạn “eb <từ khoá>” để tìm kiếm trên trang web www.ebay.com) Nhưng giao diện của nó phức tạp, khó sử dụng HotBot Desktop được đánh giá thấp nhất cả về tính chính xác và tính hiệu quả

1.6 Kết chương

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày tổng quan về truy xuất thông tin Quá trình truy xuất thông tin bao gồm hai giai đoạn là tiền xử lý tài liệu và tìm kiếm thông tin theo yêu cầu của người dùng trong tập tài liệu đã xử lý Trong đó, quan trọng nhất là bước lập chỉ mục tài liệu và sắp xếp độ liên quan của từng tài liệu đối với yêu cầu tìm kiếm Để đánh giá hiệu quả truy xuất thông tin, có thể áp dụng nhiều độ đo, bao gồm các tiếp cận hướng hệ thống và các tiếp cận lấy người dùng làm trung tâm Trong những chương tiếp theo, chúng tôi sẽ đi sâu vào lập chỉ mục và các hướng tiếp cận truy xuất thông tin Tiếp đó, chúng tôi sẽ trình bày cơ chế lập chỉ mục và tìm kiếm của thư viện mã nguồn mở Lucene Cuối cùng là kết quả xây dựng chương trình thử nghiệm dựa trên Lucene

Trang 35

CHƯƠNG 2 CÁC CÔNG CỤ TRUY XUẤT THÔNG TIN CƠ

BẢN

Trong chương này, chúng tôi trình bày về các công cụ truy xuất thông tin quan trọng là lập chỉ mục và sắp xếp kết quả tìm kiếm Đối với lập chỉ mục, chúng tôi trình bày và so sánh hai cấu trúc chỉ mục là Signature Files và Inverted Files Về xếp hạng tập tài liệu trả về, chúng tôi trình bày và so sánh một số mô hình truy xuất thông tin dựa trên thống kê, gồm ba loại: các mô hình lôgíc, các mô hình đại số và các mô hình xác suất

niệm một truy vấn văn bản tự do (free text query): là một truy vấn trong đó

các term được nhập một cách tự do vào giao diện tìm kiếm mà không có một toán tử tìm kiếm nào (chằng hạn như các toán tử Boolean) Loại truy vấn này, đặc biệt phổ biến trên web, được nhìn nhận đơn giản là một tập các term Khi đó, một cơ chế tính độ liên quan được sử dụng để tính độ tương tự Độ tương tự chính là tổng (trên tất cả các term của truy vấn) của các độ phù hợp giữa từng term với tài liệu Độ phù hợp giữa một term với một tài liệu được thể

hiện qua trọng số tf và idf

Trang 36

đồ gán trọng số này được gọi là tần số term và ký hiệu là tft,d, với phần chỉ số

dưới biểu thị cho term và tài liệu Tuy nhiên, nếu có n thể hiện của một term

trong một tài liệu thì cũng không thực sự có nghĩa là tài liệu đó có tầm quan

trọng gấp n lần so với một tài liệu khác chỉ chứa một thể hiện của term đó Do

vậy, đã có những nghiên cứu đáng chú ý tập trung vào các hàm trọng số thay vì dựa vào số lượng các thể hiện của một term Trong đó, hàm loga khá phổ biến, hàm này gán trọng số theo công thức:

(2-1) 1+logtft,d tft,d >0

0 nếu tft,d <= 0 wft,d =

Đối với một tài liệu d, tập các trọng số (xác định bởi các hàm gán trọng

số tf hoặc wf nêu trên, hay bất kỳ hàm gán trọng số nào có ánh xạ số lượng

các thể hiện của t trong d thành một giá trị thực) có thể được xem là một

véctơ, trong đó mỗi phần tử ứng với từng term phân biệt Từ góc nhìn của một tài liệu, được gọi là mô hình túi từ (bag of words mode), thì thứ tự chính xác của các term trong một tài liệu được bỏ qua Khung nhìn véctơ chỉ thể hiện thông tin về số lượng các thể hiện Do vậy, tài liệu “Mary is quicker than John” cũng giống với tài liệu “John is quicker than Mary” theo cách nhìn này Tuy nhiên, về mặt trực giác thì hai tài liệu mà các biểu diễn véctơ của chúng tương tự nhau thì cũng tương tự về mặt nội dung

Tần số tài liệu - idf

Tần số term dạng thô nêu trên có nhược điểm là tất cả các term đều được xem là quan trọng ngang nhau khi đánh giá độ liên quan đối với một truy vấn Mà thực tế thì có những term có ít hoặc không có vai trò gì trong việc đánh giá này Để giải quyết vấn đề này cần có một cơ chế để làm giảm ảnh hưởng của một term, nếu nó xuất hiện quá nhiều lần trong bất kỳ tài liệu nào, đối với quyết định về độ liên quan Ý tưởng tức thời là giảm các trọng số

của những term có tần suất tập hợp cao: tổng số các thể hiện của một term

Trang 37

trong một tập tài liệu Tuy nhiên, phù hợp hơn cả là sử dụng tần số tài liệu dft,

được định nghĩa là số lượng các tài liệu có chứa term t trong tập tài liệu Lý

do sử dụng df thay vì cf được minh họa trong

Hình 2-1, trong đó cho thấy tần số tập hợp (cf) và tần số tài liệu (df) có thể rất

khác nhau Cụ thể là các giá trị cf cho cả ferrari và insurance là tương đối

bằng nhau nhưng các giá trị df của chúng lại khác nhau đáng kể Điều này cho

thấy rằng số ít những tài liệu có chứa từ ferrari là có chứa nó với tần số cao,

bởi vậy cf của nó cao nhưng df thì thấp Về mặt trực giác thì những term như

vậy phải được xử lý một cách khác biệt: số ít các tài liệu có chứa ferrari phải nhận giá trị tăng độ quan trọng (boost) cao hơn đáng kể so với giá trị tăng độ

quan trọng mà nhiều tài liệu có chứa từ insurance nhận được

Hình 2-1 Tần số tập hợp (cf) và tần số tài liệu (df) thể hiện khác nhau Tần số tài liệu df của một term được sử dụng để tính trọng số của term

đó Ký hiệu tổng số tài liệu trong một tập hợp là N, tần số idf (inverse

document frequency) của một term t được định nghĩa như sau:

Do đó, tần số idf của một term ít xuất hiện thì cao trong khi tần số idf của một term xuất hiện nhiều sẽ thấp Hình 2-2 minh họa một ví dụ về idf trong một tập hợp gồm 1,000,000 tài liệu, trong ví dụ này lôgarit có cơ số 10

Trang 38

Hình 2-2 Ví dụ các giá trị idf

Gán trọng số tf-idf

Kết hợp các biểu thức tần số tf và idf để sinh ra trọng số kết hợp cho

từng term trong mỗi tài liệu Lược đồ gán trọng số tf-idf gán cho term t một trọng số trong tài liệu d theo công thức sau:

Như vậy, trọng số tf-idft,d gán cho term t một trọng số trong tài liệu d có

giá trị:

1 lớn nhất khi t xuất hiện nhiều lần trong một số lượng nhỏ tài liệu

2 thấp hơn khi t xuất hiện ít trong một tài liệu hoặc xuất hiện trong nhiều

tài liệu (vì vậy thể hiện độ liên quan thấp)

3 thấp nhất nếu t xuất hiện trong gần như tất cả các tài liệu

Cũng có thể thay tf bằng một số hàm khác như hàm wf trong công thức (2-3), chẳng hạn:

Như vậy, có thể coi mỗi tài liệu là một véctơ mà mỗi phần tử ứng với một term, cùng với một trọng số cho từng phần tử được tính theo công thức (2-4) hoặc phổ biến hơn là công thức (2-3) Dạng véctơ này đóng vài trò chủ yếu trong việc tính và xếp hạng độ liên quan

Có hai kỹ thuật lập chỉ mục chính là : Inverted Files (còn gọi là

Inverted Index) và Signature Files Trong đó, Inverted Files là kỹ thuật được

sử dụng phổ biến nhất Sau đây, chúng tôi trình bày và so sánh hai kỹ thuật lập chỉ mục này

Trang 39

2.1.1.2 Signature Files

Signature Files sử dụng phương pháp mã hoá chồng nhau để tạo ra

nhãn (signature) cho tập tài liệu Diễn tả cụ thể của phương pháp này đó là

mỗi tài liệu sẽ được chia thành các khối logic, mỗi khối chứa đựng D từ phân biệt (đây là các từ không nằm trong danh sách từ dừng) Mỗi từ cho ta một

nhãn từ – kích thước F bít với m bít được thiết lập là 1 còn những bít còn lại là 0 Các nhãn từ được “OR” cùng nhau hình thành nên nhãn khối Các nhãn khối nối với nhau tạo ra nhãn tài liệu Vị trí của m bít được thiết lập là “1”

được quyết định bởi các hàm băm Có ví dụ tạo nhãn như sau: Từ

Free

Free text

000 010 101 001 text

001 000 110 010 Nhãn

từ có thể nằm trong khối đó

Một khái niệm quan trọng trong Signature Files là xác xuất “false

drop” Fd , đó là xác suất mà phương pháp Signature cho ta những báo động

lỗi có nghĩa là từ không nằm trong văn bản nhưng phương pháp này báo từ đó

nằm trong văn bản Do đó xác suất False drop Fd là xác suất mà một khối

Trang 40

được phương pháp Signature báo là chứa đựng từ tìm kiếm chia cho khối đó

nhưng thực tế không chứa từ tìm kiếm

Signature Files là một ma trận nhị phân F x N, để xác xuất False drop

là nhỏ nhất thì mỗi hàng trong ma trận này sẽ chứa đựng khoảng 50% bit 1,

……… 1

Nhãn F bit

N Khối Logic

Con trỏ

File File văn bản

Hình 2-4 Cấu trúc File dạng SSF

Có thể thấy rằng thời gian xử lí đối với phương pháp này là tuyến tính

với số lượng khoản tin N nằm trong cơ sở dữ liệu, do đó nó sẽ trở nên chậm

chạp đối cơ sở dữ liệu lớn Vì thế phương pháp Signature chỉ sử dụng tốt trong một số môi trường như:

• Trên PC nhưng với kích thước dữ liệu trung bình • Trên WORM (Write-Once-Read-Only)

• Các máy song song

2.1.1.3 Inverted Files

Signature Files cho phép thu hẹp không gian tìm kiếm nhưng để khẳng

định chính xác văn bản nào có chứa truy vấn thì vẫn phải thực hiện giải thuật tìm kiếm trực tiếp Nếu đặt hệ tìm kiếm vào tình huống phải xử lý trên khối lượng dữ liệu lớn, đồng thời nằm trong một hệ khôi phục thông tin thì thời

Ngày đăng: 10/11/2012, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w