Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
197 KB
Nội dung
BÀI DẠY VỀMATUÝ (Tài liệu lưu hành nội bộ Cácbài dạy trong các trường THCS và THPT tỉnh Tiền Giang) Bài thứ nhất MATUÝ VÀ SỰ LẠM DỤNG MATUÝ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Mục dích: - Khái niệm vềma tuý, các loại chất ma tuý. - Khái niệm “nghiện ma tuý”. - Nguyên nhân dẫn đến nghiện ma tuý. - Những dấu hiệu sinh học của người sử dụng và người nghiện ma tuý. 2. Yêu cầu: * Kiến thức: - Matuý là gì? - Tên các loại matuý cơ bản ? - Thế nào là nghiện matuý ? - Nguyên nhân dẫn đến nghiện. - Các biểu hiện của người nghiện ma tuý. * Thái độ: - Kiên quyết không “thử”, không sử dụng các chất ma tuý. - Cảnh giác đề phòng nghiện matuý cho bản thân, gia đình, bè bạn và cộng đồng. - Không đồng tình với sự nghiện hút, tiêm chích ma tuý. * Niềm tin: Trên cơ sở các kiến thức vềma tuý, nghiện matuý được học mà mỗi người chủ động cảnh giác, phòng chống nghiện ma tuý.Khi nhận biết các dấu hiệu sinh học khi sử dụng matuý và người nghiện matuý cần khẩn trương từ bỏ các hoạt động dẫn đến sự lạm dụng ma tuý, nghiện ma tuý. - Thực hành trong cuộc sống hàng ngày. - tập cho mình có thói quen sống chủ động, sống giản dị và không tiếp cận với matuý trong mọi điều kiện, trong mọi tình huống nhằm tránh xa sự lạm dụng matuý - nghiện ma tuý. II.TRỌNG TÂM: Khái niêm ma tuý, nghiện ma tuý, cơ chế dẫn đến nghiện matuý và những dấu hiệu sinh học của nó. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC: - Thảo luận nhóm; - Giải thích kết hợp đàm thoại; - Thuyết trình và diễn giải. IV. NỘI DUNG DẠY VÀ HỌC: 1. Khái niệm vềma tuý: - Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới đã được Tổ chức Văn hoá Giáo dục của Liên hịêp quốc công nhận “ma tuý là chất khi đưa vào cơ thể sẽ làm thay đổi chức năng của cơ thể”. - Tổ chức Y tế Thế giới (1982) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực thể hỗn hợp , khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những thứ đó sẽ làm biến đổi chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”. Trong cách hiểu đơn giản, điều có nghĩa là mọi vật chất khi đưa vào trong cơ thể người sẽ thay đổi chức năng sinh học hoặc tâm lí học (loại trừ thực phẩm, nước và ôxy) và dùng nhiều lần sẽ bị nghiện. 2.Tên một số loại ma tuý: - Thuốc phiện, Cần sa; Bồ đề, Moocphin, Heroin, Cocain, Côca, Dolagang, Xeduxen . 3. Nguyên nhân thường dẫn đến nghiện ma tuý: Nghiện matuý là hiện tượng sử dụng lập đi lập lại một hay nhiều chất ma tuý. Nghiện matuý do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nó tập trung chủ yếu ở ba lĩnh vực sinh học, tâm lý và xã hội. Sau đay là 10 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sử dụng ma tuý, rồi tiếp nối là sự lạm dụng matuý và nghiện ma tuý. - Bạn bè lôi cuốn rủ rê . - Thích tìm cảm giác lạ. - Lối sống ăn chơi, đua đòi, thích khoái lạc. - Buồn chán, căng thẳng. - Không có giải pháp đúng đắn khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước tiền đồ và cuộc sống. - Phong tục tập quán (đồng bào dân tộc ít người cho rằng hút thuốc phiện là một thú vui). - Trình độ nhận thức thấp. - Các thành viên trong gia đình thiếu sự quan tâm lẫn nhau. - Sự quan tâm của cộng đồng và xã hội đến người nghiện còn ít. - Nạn sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng matuý chưa được nghiêm trị. 4. Sự nghiện ma tuý: Người dùng matuý nhiều lần, matuý tác động liên tục vào cơ quan thụ cảm, gây ức chế và giảm chất truyền tin nên tế bào đáp ứng lại bằng cách tăng sự tổng hợp (hoặc ức chế phân huỷ). Như vậy, khi có ma tuý, nhờ cơ chế bài trừ mà cơ thể giữ được cân bằng xuất hiện trạng thái quen (tức là nghiện). Khi dừng (không dùng matuý nữa ) thì cơ quan thụ cảm vẫn quen đáp ứng với nồng độ cao (của ma tuý) nhưng không đáp ứng được nhu cầu của cơ quan cảm thụ, xuất hiện tình trạng kích thích bất thường ở người “đói thuốc phiện”.Ta có thể nói rằng sự sử dụng matuý (kể cả hợp pháp và không hợp phap vượt quy định về thời gian và khối lượng đó là sự lạm dụng ma tuý. Từ khi tìm ra moócphin nội sinh (endorphin) thì cắt nghĩa hiện tượng quen và cai moócphin càng rõ; chất chủ vận nội sinh của cơ quan thụ cảm moócphin là enkephalin bị giáng hoá quá nhanh, nên không gây quen thuốc enkephalin kích thích cơ quan cảm thụ, gây ức chế giải phóng một số chất trung gian hoá học, ức chế adenlcyclase, làm giảm sản xuất AMP vòng.Ở người nghiện moócphin khác tác động đều đều nhiều lần vào cơ quan thụ cảm, làm cơ quan thụ cảm giảm đáp ứng, lúc đó phải tăng liều thuốc để cơ quan thụ cảm đáp ứng mạnh như cũ (tức là quen thuốc). Khi cai thuốc đột ngột, moócphin biến khổi cơ thể, nhưng cơ quan thụ cảm vẫn giữ thói quen đáp ứng với nồng độ cao của thuốc: lúc này enkephalin nội sinh thay thế moócphin, nhưng không thoả mãn được nhu cầu của cơ quan thụ cảm, hậu quả là không còn ức chế được sự bài tiết những chất trung gian hoá học như trên nữa, xuất hiện tình trạng kích thích bất thường, tức là những triệu chứng bắt găp ở người cai thuốc phiện. 5. Người sử dụng matuý có những dấu hiệu sinh học gì? 5.1 Hội chứng nghiện: - Thèm thuốc mãnh liệt việc dùng chất matuýmà khó cưỡng lại được. - Khuynh hướng ngày càng tăng liều lượng matuý để thoả mãn trạng thái “đói ma tuý” ở hệ thần kinh trung ương. - Xuất hiện” hội chứng cai” rất khó chịu khi ngừng dùng. + Người nghiện moócphin có rối loại về tâm lý, nói dói, lười biếng, ít chú ý vệ sinh thân thể. Có những triệu chứng thực thể như: táo bón, co đồng tử, thiếu máu, chán ăn nên sút cân, mất ngủ, già trước tuổi, run. Người nghiện chống nhiễm khuẩn kém, dễ chết vì những bệnh truyền nhiễm. + Người nghiện luôn luôn “đói ma tuý”. Khi thiếu matuý những triệu chứng đặc biệt: đi lỏng, rối loạn tuần hoàn, nôn, vã mồ hôi, chảy nước mắt, đau thắt ngực, trầm cảm, có khi kích thích thần kinh .Hiện tượng này có thể kéo dài 1 đến 2 tuần và sẽ mất ngay nếu dừng lại moócphin. 5.2 Dấu hiệu của người nghiện matuý (hội chứng cai): - Hội chứng cai xuất hiện 6 đến 18 giờ sau khi ngừng dùng chất ma tuý. Ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, tóat mồ hôi, nổi da gà, thèm chất ma tuý, đau mỏi cơ khớp, co cứng cơ, mất ngủ, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, dị cảm, giãn đồng tử, sốt nhẹ, sút cân. - Những triệu chứng của việc rút lui của matuý có khuynh hướng đối lập với những tác dụng của loại matuý đã sử dụng. - Ví dụ: Tác dụng của việc dùng Amphetamines (và các chất kích thích khác như côcain) nói chung đều gây ra mất ngủ, che dấu những dấu hiệu mệt mỏi, ngăn chặn sự ngon miệng, khuyến khích những ý nghĩ về hạnh phúc, trạng thái hớn hở, tăng nhịp đập của áp lực máu, thở nhanh, co thắt mạch máu và giãn đồng tử. NHỮNG BIỂU HIỆN NGHIỆN MATUÝ TT Những biểu hiện Tỷ lệ (%) TT Những biểu hiện Tỷ lệ (%) 1 Ngáp 100 8 Co cứng cơ bụng 75 2 Chảy nước mắt 100 9 Nôn, buồn nôn 75 3 Toát mồ hôi 100 10 Tiêu chảy 66 4 Hay bực tức 91 11 Mất ngủ 66 5 Ớn lạnh, nổi da gà 83 12 Trầm cảm 41 6 Đau các cơ 83 13 Dễ bị kích động 30 7 Sút cân 83 14 Lo âu 25 Những sự rút lui đột ngột có thể là nguy hiểm. Trong nhiều trường hợp mọi sự phụ thuộc của cơ thể cao ảnh hưởng cảu việc dùng matuý đột ngột có thể là rất nguy hiểm vì cơ thể đã trở nên phụ thuộc vào ma tuý. 5.3 Đặc điểm của nghiện ma tuý: - Có một ý muốn không cưỡng được hoặc một nhu cầu phải tiếp tục dùng chất độc và tìm đủ mọi cách để dùng chất độc ấy. - Có khuynh hướng tăng liều sử dụng. - Có sự phụ thuộc về tâm thần và thể chất đối với tác động của chất độc, người bị nghiện là người lệ thuộc vào chất đó. - Chất độc đó gây tác hại cho cá nhân và xã hội. V. CÂU HỎI TRỌNG TÂM BÀI: 1. Matuý là gì? Kể tên một số chất matuý ? 2. Thế nào là sử dụng ma tuý, nghiện matuý ? 3. Những nguyên nhân nào dẫn đến việc matuý ? 4. Cơ chế của sự nghiện matuý là gì ? 4. Các dấu hiệu của “nghiện ma tuý” là gì ? Bài thứ hai TÁC HẠI CỦA TỆ NẠN NGHIỆN MATUÝ I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Mục đích: Làm rõ sự hại của tệ nạn nghiện đối với sức khoẻ, nòi giống, kinh tế và xã hội. 2. Yêu cầu: - Về kiến thức: + Nắm được cơ sở khoa học về những tác hại của tệ nạn nghiện ma tuý. + Những tác hại của tệ nạn nghiện matuý tới sức khoẻ con người, tới kinh tế và xã hội. - Thái độ: Không chủ quan, lơ là và mất cảnh giác với matuý và dứt khoát cự tuyệt với sự cám dỗ của matuý bất luận trong trường hợp nào. - Niềm tin: Tin vào cơ sở khoa học của tác động matuý với cơ thể, với kinh tế và xã hội. Tin vào khả năng, vào bản lĩnh của mình để quyết không lâm vào cảnh nghiện matuý ngay từ đầu. Tin vào nghị lực của mình trong việc từ giã việc sử dụng matuý và quyết cai nghiện bằng được (nếu đã mắc phải). - Thực hành: + Biết nói “không” để từ chối ngay từ đầu sự rủ rê của người định đưa mình tới ma tuý. + Tìm hiểu vềmatuý để chủ động tránh cho mình, cho bạn bè, cho gia đình và cộng đồng khỏi lâm vào tình trạng nghiện matuý (kể cả vô tình hay hữu ý). II. TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Thấy rõ tác hại của matuý với sức khoẻ, tính mạng, nòi giống, kinh tế và xã hội từ đó có thái độ, niềm tin và thực hành trong cuộc sống xã hội hằng ngày phòng tránh việc sử dụng trái phép ma tuý. III. PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại là chủ yếu. Các phần khác sử dụng phương pháp vừa đàm thoại vừa diễn giải và liên hệ với thực tế. IV. NỘI DUNG: 1. Tác động của matuý lên cơ thể con người: Mỗi loại chất matuý cụ thể khác nhau thì sự tác động của chúng lên cơ thể con người cũng khác nhau, có laọi hoàn toàn có hại và rất độc hại như hêroin (với liều lượng lớn có thể gây chết người trong giây lát). Đối với một số matuý được dùng hợp pháp – trong y học thì bên cạnh việc có lợi lại có cả sự có hại. Tuy vậy, nói chung tất cả các loại matuý nếu dùng quá (tức là lạm dụng) thì đều dẫn đến tác hại khôn lường. Sau đây xin được nêu một chất matuý cụ thể đó là moócphin. Loại matuýmà nhiều người quen biết. a) Tác dụng: Moócphin tác dụng chọn lọc và trực tiếp với tế bào thầh kinh trung ương, nhất là vỏ não. Nhiều trung tâm bị ức chế (trung tâm đau, trung tâm hô hấp, trung tâm gây ho), nhưng có trung tâm bị kích thích, nên gây nôn, co đồng tử, chậm nhịp tim, gây hưng phấn ở mèo (cơn điên moócphin), chuột nhắt, loại nhai lại, cá. Nhưng tác dụng ức chế rõ ở người, chó, thỏ, chuột lang, ở trẻ em, có khi moócphin làm mất ngủ, hưng phấn não, nôn, làm tăng tác dụng của thuốc gây co giật. - Giảm đau: Moócphin ức chế vỏ não và những trung tâm ở gian não, ức chế cảm giác đau rất đặc hiệu. Thuốc loại “hạ sốt - giảm đau” như salisilat không làm giảm đau được phủ tạng như moocphin. Khi dùng thuốc ngủ, tất cả các trung tâm ở võ não bị ức chế, khi người bệnh ngủ mới hết đau. Nếu dùng moócphin, những trung tâm ở võ não vẫn hoạt động, nhưng cảm giác đau đã mất, chứng tỏ tác dụng giảm đau của moócphin là chọn lọc. Do thuốc làm giảm đau này được tăng cường bởi thuốc an thần kinh. Moócphin làm tăng tác dụng của thuốc tê. - Gây ngủ: Moócphin còn gây ngủ và làm giảm hoạt động tinh thần. Liều cao có thể gây mê, làm mất tri giác. Đặc biệt, liều thấp có thể gây hưng phấp: 1-3 mg làm cho mất ngủ, nôn, phản xạ tuỷ tăng, ý mnghĩ đến nhanh, nhưng lôn xộn. - Gây biến đổi trạng thái tâm lý: Với liều điều trị, làm thay đổi tư thế, làm tăng trí tưởng tượng: mất buồn rầu, mất sợ hãi, trạng thái lạc quan, nhìn màu sắc thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói. - Tác dụng trên hô hấp: Liều kich thích hô hấp, liều cao hơn thì ức chế trung tâm này (gây liệt hô hấp). Ngay với liều điều trị, trung tâm hô hấp cũng đã nhạy cảm CO2. Trong trạng thái khó thở nhanh, nông, thì moócphin (do ức chế trung tâm hô hấp) làm nhịp thở chậm lại và sâu hơn. Liều cao hơn moócphin gây nhịp thở cang chậm, có khi làm liệt hoàn toàn trung tâm hô hấp. Ở trẻ em mới sinh mà trẻ còn bú, trung tâm này rất nhạy cảm với moócphin (và dẫn xuất của moócphin, với opital tổng hợp). Moócphin qua được hàng ràu nhau thai, hàng ràu máu – não . Vì lí do trên, người có thai hoặc trẻ em tuyệt đối cấm dùng moócphin (và các opital khác dùng cho người có thai có tác hại đến sức khoẻ lớn, sự trưởng thành, sự thích nghi của trẻ sơ sinh: trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ cân, thường đẻ non, do thuốc gây trục trặc ở trục dưới đồi - tuyến yên, làm giảm tiết hormôn hướng thận, trẻ có rối loạn về hành vi (tăng hưng phấn, tăng phản xạ, tăng trương lực) mất ngủ, nôn, đi lỏng, giống như hội chứng cai moócphin. Trung tâm ho cũng bị ức chế, những dẫn xuất khác làm giảm ho mạnh hơn .Tác dụng làm co phế quản của moócphin được tăng cường bởi thuốc phong toả. - Tác dụng khác: + Kích thích trực tiếp cơ quan cảm thụ hoá học ở sàn não thất bổn và gây nôn; + Trung tâm vagus và trung tâm dây thần kinh III cũng kích thích, nên moócphin làm chậm nhịp tim, co đồng tử. + Kích thích trung tâm mất nhiệt ở vùng dưới đồi : gây giảm nhiệt; + Giúp tăng A.D.H (hoócmon kháng niệu) . + Ức chế mạnh trên tim và trên cường kiện mạch. Tác dụng làm giảm nhịp tim của moócphin sẽ tăng lên nếu dùng cùng thuốc phong toả. + Tuần hoàn: Liều cao làm hạ huyết áp (do ức chế trung tâm vận mạch, có thể do giải phóng histamin), nhưng liều điều trị không có ảnh hưởng, nên vẫn dùng được cho người suy tim để giảm đau khi bị nhồi máu cơ tim, . + Trên cơ trơn: làm giảm nhu động ruột già, giảm tiết dịch tiêu hoá, làm co cơ vòng (môn vị, cơ thắt hồi – manh tràng, hậu môn, co thắt cơ Oddi ở chỗ nối ruột tá - ống mật chủ gây táo bón. Khi đau đường tiêu hoá hoặc đường mật, phải phối hợp với atropin để giản cơ vòng. Moócphin làm co cơ vòng bàng quang, gây bí đái; + Bài tiết: làm giảm tiết dịch, giảm tiết niệu; trái lại mồ hôi tiết nhiều. + Chuyển hoá: làm giảm oxy hoá, gây tích luỹ axít trong máu, giảm dự trữ kiềm; người nghiện mật bị phù, móng tay và môi thâm tím. b) Áp dụng điều trị: Liều trung bình ở người lớn (0,01g moócphin clohydat) dùng trong: - Giảm đau (những cơn đau dữ dội, cấp). Cần thận trọng khi đau bụng nặng mà co cơ bụng, vì moócphin làm mất co cơ, nên khó theo dõi bệnh. Để giảm đau ở những bệnh không chữa khỏi được (như ung thư thời kỳ cuối), có thể dùng moócphin quá 7ngày. - Chống sốc (do chấn thương , sau khi đẻ, hoặc do tiêm thuốc, .). - Hen tim. - Phù phổi cấp (thể nhẹ và vừa). - Làm dễ thở trong suy tim (trừ trong tim phổi mãn tính). - Tiềm mê. - Chữa khái huyết: moócphin làm co mao quản, nên chống khạch ra máu. - Rối loạn thần kinh: vật vả, mê sảng . - Giảm ho (ít dùng) - Chống đi lỏng (thường dùng chế phẩm của thuốc phiện). c) Chống chỉ định: Không dùng moócphin khi: - Trẻ em dưới 5 tuổi. - Chức phận hô hấp kém sút (khi thũng phổi, người gù, vẹo, .). - Thương tổn ở đầu và ở sọ. - Hen phế quản (cơ trơn phế quản bị co thắt bởi moócphin). - Phù phổi cấp ở thể nặng (truy mạch, nhịp thở). - Các bệnh gan, thận mãn tính. - Ngộ độc rượu barbiturats, CO và những thuốc ức chế hô hấp khách. d) Độc tính: - Cấp: Triệu chứng xuất hiện nhanh với moócphin chậm hơn khoảng ½ giờ sau với chế phẩm thuốc phiện. Bắt đầu là giai đoạn kích thích ngắn: nặng đầu , chóng mặt, nóng ran, miệng khô, mạch nhanh và mạnh, nôn. Sau đó người bệnh ngủ ngày càng sâu, đồng tử khép nhỏ và không phản ứng với ánh sáng, nhịp thở Cheyne – Stokes. Cuối cùng ngạt thở, mồ hôi lạnh nhễ nhại, mặt tím xanh, đồng tử giãn và chết trong trạng thái truỵ tim mạch. Điều trị: rửa dạ dày 15 phút một lần, đến khi nước rửa hết phản ứng với ancolôit. Dùng theo đường nào, moócphin cũng thải một phần qua dạ dày, dù ngộ độc đã lâu. Nếu ngộ độc đã lâu, còn tẩy bằng natri sunfat, thụt đại tràng, uống tanin, dung dịch thuốc tím 0,5 phần nghìn, than hoạt, sữa. Dùng các phương pháp hồi sức. Giải độc: Atropin sunfat 1/2mg mỗi lần, tiêm nhiều lần. Dùng nolophin hoặc Naloxon . tác dụng giả độc xuất hiện trong vài phút. - Mãn: Do nhầm lẫn của thầy thuốc hoặc do người bệnh (ví dụ: hút thuốc phiện), nên bị nghiện. 2. Tác hại của ma tuý: 2.1 Matuý gây rối loạn cơ thể người nghiện: Dù sử dụng matuý bằng con đường nào song nếu đã nghiện cơ thể người nghiện matuý sẽ phát sinh ra nhiều rối loạn về mặt sinh học biểu hiện qua các triệu chứng đã được thống kê như sau: Các rối loạn sinh học của cơ thể người nghiện ma tuý: a) Các rối loạn toàn thân: - Gầy (mất nước) 84,3% - Trạng thái suy nhược 65,7% - Sốt nhẹ 78,1% - Mất ngủ 84% b) Các rối loạn tiêu hoá: - Nôn hoặc buồn nôn 75% - Chán ăn 81% - Đi rửa và táo bón xen kẻ 87,5% - Đau bụng 78% - Rối loạn dinh dưỡng (phù) 84% c) Các rối loạn chức năng thần kinh: - Đau đầu 68,8% - Chóng mặt 81,3% - Run chân tay 31% - Giật cơ 62,5% - Dị cảm 18,7% d) Cáctai biến do tiêm chích: - Nhiễm trùng cục bộ (viêm loét tĩnh mạch) - Nhiễm trùng huyết - Viêm tắc tĩnh mạch - Lây truyền những bện như viêm gan do vi rút, HIV/AIDS . e) Các bệnh nhiễm khuẩn thường kèm theo: - Lậu - Giang mai - Lao - Ghẻ, lở, hắc láo f) Nghiện matuý có thể gây rối loạn tâm thần nặng: - Nhiễm độc cấp - Trạng thái loạn thần - Hội chứng quên Corxacop Biểu hiện bằng rối loạn trí nhớ trầm trọng, nhận thức đúng việc đang xảy ra nhưng lại quên ngay tất cả, trong khi đó lại nhớ khá tốt về những việc xảy ra trong quá khứ, có hiện tượng nhớ bịa (VD: Người bệnh đã không nhớ ăn sáng món gì song lại bịa ngay ra một thực đơn nào đó). Các triệu chứng trên có thể kèm theo hiện tượng viêm nhiễm dây thần kinh, gây liệt nhẹ hoặc có thể kèm theo teo cơ, giảm các phản xạ, đau các dây thần kinh hoặc rối loạn cảm giác. - Trạng thái di chứng (biến đổi nhân cách) thu hẹp các phạm vi thích thú, trở nên thô lỗ, sinh ra cau có, thích cô độc, hay u sầu lãnh đạm với người thân, thờ ơ với công tác và cả với những vui buồn trong cuộc sống. 2.2 Matuý ảnh hưởng tới thai nhi và trẻ như thế nào ? Người có thai nghiện matuý qua đường thai vào thai nhi. Nồng độ matuý ở não thai nhi cao gấp 3 lần ở não mẹ. Nồng độ chất matuý ở máu thai nhi gần bằng một nửa ở máu mẹ. Người mẹ sử dụng matuý thường bị xẩy thai, đẻ non hoặc trẻ sinh ra bị ảnh hưởng xấu tới sức lớn, sự trưởng thành, sự thích nghi, suy dinh dưỡng, nhẹ cân, rối loạn hành vi (tăng hưng phấn, tăng phản xạ, tăng trương lực), mất ngủ, nôn, đi lỏng, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp. 2.3 Tiêm chích matuý là con đường dẫn đến cái chết: - Thực tế cho ta thấy khoảng 85% số người nghiện chích matuý mất khả năng lao động. - Tiêm chích matuý tạo điều kiện lây lan HIV/AIDS nhanh trong cộng đồng. Trên 70% người có HIV là do lây nhiễm qua tiêm chích ma tuý. 2.4 Matuý gây thiệt hại vể kinh tế, ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, phá hoại hạnh phúc gia đình: a) Đối với bản thân: Gây sự tiêu tốn hàng ngày trung bình là 10.000đ, có người từ 15.000đ – 20.000đ/ngày. Cá biệt có người tiêu hàng trăm ngàn/ngày (bao bạn, bồ ăn, hút, quan hệ với gái mại dâm) dần dần sẽ dẫn đến suy sụp kinh tế, phá sản. Năm mươi vạn người nghiện trong cả nước chi phí một tháng 150 tỉ đồng. Nghiện matuý mất khả năng loa động, tiêm chích matuý là một yêu tố lây lan HIV/AIDS. b) Đối với gia đình: Xung đột với các thành viên khác trong gia đình (vợ chồng, bố mẹ, con cái, họ hàng) do mâu thuẫn về quan điểm lối sống và thiệt hại về kinh tế. Do người nghiện matuý biến đổi về nhân cách, thờ ơ về tình cảm, lãnh đạm về tình dục dẫn đến ly hôn, ly thân, lang thang, bụi đời trộm cắp . Theo số liệu của trường lao động giáo dục thanh niên Bình Triệu (TP. Hồ Chí Minh) thì: - Tỷ lệ ly thân, ly hôn do mâu thuẫn gia đình: 46,84% - Bụi đời: 25% - Đi lang thang do nghiện ngập: 66,67% c) Đối với xã hội: Làm mất trật tự trị an, gây ra nhiều tệ nạn xã hội khác như cướp giật, lừa đảo, trộm cắp, mại dâm, buôn lậu, thậm chí giết người. d) Tóm lại: - Từ nghiện hút, tiêm chíchma tuý sang phạm tội và AIDS, chắc chắn là gánh nặng của cá nhân, gia đình và xã hội. - Tác hại của nghiện matuý rất lớn cho chính người nghiện, cho gia đình họ và cho cộng đồng về nhiều mặt. - Nguy cơ mắc nợ, trộm cướp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự trị an. - Các mối quan hệ: gia đình cộng đồng tốt đẹp bị phá vỡ. - Kinh tế khánh kiệt, gia đình, vợ con nheo nhóc. V. TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: 1. Hãy nêu những tác động của matuý (moócphin) tới cơ thể của con người ? 2. Matuý gây tác hại cho con người (đạo đức, lối sống, sức khoẻ và nồi giống)như thế nào ? 3. Matuý gây tác hại tới kinh tế như thế nào ? Tại sao nói như vậy ? 4. Matuý gây tác hại cho xã hội như thế nào ? Tại sao nói như vậy ? [...]... thứ ba PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN NGHIỆN MATUÝ I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1 Mục đích: Hiểu và biết cách phồng chống tệ nạn nghiện matuý trong cuộc sống hàng ngày 2 Yêu cầu: - Kiến thức: Cần biết rõ bước đi và cách làm để phòng chống tệ nạn nghiện matuý - Thái độ: Trên cơ sở khoa học về công tác phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý, tác hại của matuýmà học sinh có thái độ cự tuy t với matuý Không thể thờ ơ với các... 1 Tình hình nghiện matuý hiện nay ở nước ta như thế nào ? 2 Phòng chống nghiện matuý như thế nào ? 3 Phương pháp cai nghiện matuý như thế nào ? Lưu ý: Nếu sử dụng dạy học sinh THCS nên tinh giảm bớt nội dụng Người viết: CV - Phạm Hoàng Dự - Sở Gdiáo dục và Đào tạo Tiền Giang.Phỏng theo tàiliệu Sổ tay “Giáo dục phòng chống tệ nạn matuý trong trường học” và bài viết của Bác sĩ Mai Huy Bổng.(20/9/2006)... thuốc ở trường học cần phải làm gì để phòng chống nghiện matuý trong học sinh: - Nân cao hiểu biết vềma tý và cách phòng chống để có năng lực hoạt động trên các lĩnh vực + Thông tin, truyền thông và giáo dục vềmatuý và cách phòng chống + Điều trị cho người nghiện matuý + Phục hồi chức năng cho người nghiện matuý - Phát hiện sớm bệnh nhân nghiện matuý và tiến hành điều trị cắt cơn nghiện tại trạm... Theo số liệu của Tổ chức Ytế Thế giới (OMS) toàn thế giới có khoảng 50 triệu người nghiện ma tuý, hàng năm sử dụng 3.303 tấn thuốc phiện + Khu vực Đông Nam Á có khoảng 5 triệu người nghiện ma tuý, sử dụng 1889 tấn thuốc phiện mỗi năm - Ở Việt Nam: Đất nước ta gần vùng Tam giác vàng, ảnh hưởng nhiều đến tội phạm matuý và sử dụng matuý Tính đến tháng 6/2004 cả nước có khoảng 162.000 người nghiện ma tuý,... 2003/2002 tăng 11,6% 3.Phòng chống nghiện ma tuý: 3.1 Nguyên nhân gây ra nghiện ma tuý: Nguyên nhân khách quan: - Chịu sự tác động tiêu cực bởi các yếu tố tâm lý xã hội, mâu thuẫn trong gia đình, trong tình yêu - Bị bạn bè rủ, lôi kéo - Lúc đầu dùng matuý để điều trị bệnh, sâu gây quen thuốc - Trong gia đình có người nghiện matuý do đó có điều kiện tiếp xúc với matuý dễ dàng Nguyên nhân chủ quan: -... Buôn lậu matuý - Thoát ly môi trường sống do không thích ứng (buồn chán thất vọng về gia đình, xã hội và tình cảm) 3.2 Người nghiện matuý cần phải làm gì ? - Cần chú ý tìm hiểu để thấy được tác hại của matuý - Chủ động và quyết tâm từ bỏ chất matuý - Không mặc cảm, tự ti, xa lánh - Có trách nhiệm với cộng đồng trong việc phát hiện tội phạm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép ma tuý... cách phòng chống nghiện matuý III PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phương pháp đàm thoại, giáo viên dẫn dắt học sinh tìm ra các biện pháp phòng chống nghiện matuý IV NỘI DUNG: 1 Tình hình sản xuất và buôn bán ma tuý: Hiện nay các chất matuý được sản xuất với quy mô ngày càng lớn Ngoài một số lượng ít vì được phép sản xuất sử dụng làm thuốc chữa bệnh trong ngành y tế, phần lớn các chất matuý được sản xuất và... chống sử dụng matuý - Niềm tin: Tin tưởng vào sự hữu hiệu của các biện pháp phòng chống sử dụng matuý - Thực hành: Trong cuộc sống hàng ngày chủ động áp dụng các biện pháp phòng chóng matuý Đó là việc làm thường xuyên, triệt để nhằm đảm bảo cho mình, cho gia đình, cho bạn bè và cọng đồng khỏi sự lạm dụng matuý Đồng thời biết xử lí thoả đáng với người đã lâm vào tình trạng nghiện matuý II TRỌNG... đề cần hỗ trợ và tình hình phòng chống matuý nói chung 3.5 Cộng đồng phòng tránh nghiện matuý bằng cánh nào ? - Nâng cao dân trí: + Cá nhân là thành viên của cộng đồng Cộng đồng lành mạnh, sẽ tạo điều kiện cho cá nhân phát triển lành mạnh Cộng đồng sẽ không yên nếu có nhiều thành viên rối loại bởi nghiện matuý + Giúp cho mọi người thấy rõ tác hại của nghiện matuý và trách nhiệm của mỗi người công... cai thuốc cho người nghiện matuý - Tạo điều kiện và việc làm cho họ sau điều trị - Thông tin tuy n truyền giáo dục đến mọi người, mọi nh2 - Làm trong sạch môi trường xã hội vềcác chất matuý - Tiếp tục theo dõi và giúp đỡ về y tế nếu cần thiết - Phối kết hợp giữa y tế, gia đình, chính quyền và đoàn thể trong việc theo dõi, giúp đỡ và quản lý đối tượng Điều trị cai nghiện matuý là một vấn đề phức . BÀI DẠY VỀ MA TUÝ (Tài liệu lưu hành nội bộ Các bài dạy trong các trường THCS và THPT tỉnh Tiền Giang) Bài thứ nhất MA TUÝ VÀ SỰ LẠM DỤNG MA TUÝ I.MỤC. cận với ma tuý trong mọi điều kiện, trong mọi tình huống nhằm tránh xa sự lạm dụng ma tuý - nghiện ma tuý. II.TRỌNG TÂM: Khái niêm ma tuý, nghiện ma tuý,