1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn viết báo cáo thực tập sản xuất

10 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 67 KB

Nội dung

Hướng dẫn viết báo cáo thực tập sản xuất là tài liệu tham khảo hữu ích hướng dẫn học sinh học hệ trung cấp các viết báo cáo thực tập tốt nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG CĐ CƠ ĐIỆN & CNTP HÀ

NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2019

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP SẢN XUẤT

1 Mục đích, yêu cầu và phạm vi thực tập

1.1 Mục đích

 Giúp cho HSSV tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các đơn vị, qua đó có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn với trọng tâm là kiến thức chuyên sâu nghề may và thời trang

 Bước đầu tiếp cận thực tế các nội dung đã học ở chuyên ngành, HSSV thực tập, học hỏi và làm quen với chuyên môn được đào tạo để khi tốt nghiệp có thể làm việc được tại các cơ sở thực tế

 Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào một (hay một số) nội dung liên quan đến công việc cụ thể tại đơn vị thực tập HSSV thực tập nghiên cứu và trình bày kết quả bằng một báo cáo thực tập

1.2 Yêu cầu

1.2.1 Đối với HSSV

 Hiểu và nắm vững về nghề may và thời trang và những kiến thức bổ trợ liên quan

 Tìm hiểu thực tiễn về nội dung đã học và những vấn đề có liên quan

 Nhận xét và ghi nhận về hoạt động trong thực tiễn tại địa điểm thực tập so với

cơ sở lý luận đã học tại trường Giải thích sự khác biệt về thực tiễn và lý thuyết áp dụng tại các cơ quan, doanh nghiệp trên cơ sở lý luận và điều kiện thực tế của cơ quan, doanh nghiệp

Trang 2

 HSSV phải có tinh thần tích cực và chủ động gặp gỡ, trao đổi với giáo viên hướng dẫn trong quá trình thực tập, nghiên cứu và trình bày kết quả trong báo cáo thực tập

1.2.2 Giáo viên hướng dẫn

 Hướng dẫn HSSV nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập

 Hướng dẫn HSSV về quy trình tìm hiểu thực tiễn đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan

 Kiểm soát quá trình thực tập của HSSV, gặp và trao đổi hssv ít nhất 3 lần để giúp HSSV thực hiện đề cương sơ bộ, đề cương chi tiết, giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn viết báo cáo thực tập

 Hướng dẫn cho HSSV về phương pháp nghiên cứu và trình bày kết quả nghiên cứu khoa học

 Đánh giá đúng đắn kết quả thực tập của HSSV và chịu trách nhiệm về kết quả

và quá trình thực tập của HSSV

Liên lạc theo số điện thoại: 0918098455 Gửi file mềm qua email:

huekt.cdcd@gmail.com và nộp Báo cáo thực tập tại phòng 105 - nhà A6 Trường

CĐ Cơ điện và Công nghệ thực phẩm Hà Nội.

Thời gian nộp: 20/01/2020

1.3 Phạm vi thực tập

HSSV có thể thực tập tại các loại hình đơn vị sau:

- Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực may mặc

- Cơ sở sản xuất gia công hàng may nhỏ

2 Nội dung, quy trình thực tập viết báo cáo thực tập

2.1 Nội dung thực tập

Khi thực tập tại các đơn vị, HSSV cần tìm hiểu và thực hiện những công việc sau đây:

2.1.1 Tìm hiểu về đơn vị thực tập

Trang 3

Bao gồm:

- Tổ chức và các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Tổ chức quản lý sử dụng các nguồn lực của đơn vị

- Các nội dung có liên quan đến đề tài, ví dụ: các loại quy chế, quy định, vv…

2.1.2 Nghiên cứu tài liệu

HSSV tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu các nội dung sau:

- Nghiên cứu về lý thuyết đã học hoặc thu thập thông qua các văn bản pháp lý, sách giáo khoa, tạp chí, internet, …

- Tìm hiểu thực trạng về phương pháp thực hiện hay giải quyết vấn đề của đơn

vị, thông qua tài liệu thu thập

2.1.3 Tiếp cận công việc thực tế

Sau khi đã có hiểu biết nhất định về quy trình, phương pháp thực hiện tại đơn vị thực tập thông qua việc nghiên cứu tài liệu, tiếp cận thực tế sẽ giúp HS hiểu được và trực tiếp làm quen với quy trình và những nội dung công việc thực tế, giúp HS làm quen dần với kỹ năng nghề nghiệp, làm sáng tỏ và có thể giải thích những vấn đề đặt

ra trong quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tập tại đơn vị

2.1.4 Lựa chọn đề tài, viết báo cáo thực tập

Trong quá trình thực tập, sinh HSSV viên sẽ viết báo cáo thực tập để đánh giá kiến thức và kỹ năng sinh viên thu thập được qua quá trình thực tập Báo cáo thực tập

là sản phẩm khoa học của sinh viên sau quá trình thực tập dưới sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên hướng dẫn

Đề tài HSSV lựa chọn và viết cho báo cáo thực tập có thể liên quan đến một hay một số nội dung gắn liền với công việc thực tế tại đơn vị thực tập hoặc có thể lựa chọn

đề tài có nội dung liên quan đến các vấn đề đặt ra cần giải quyết của ngành chứ không chỉ gói gọn tại đơn vị thực tập

Trong báo cáo thực tập , HS sẽ trình bày cơ sở lý luận về đề tài lựa chọn, những vấn đề thực tế tại các đơn vị thực tập hoặc thực tiễn có trong xã hội liên quan đến nội

Trang 4

mình dưới góc độ khả năng nhận định và suy nghĩ độc lập của sinh viên dựa trên nền tảng kiến thức đã học

Báo cáo thực tập sau khi hoàn thành cần có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về quá trình làm việc tìm hiểu của HSSV, tính xác thực của những vấn đề đã nêu trong đề tài cũng như những đánh giá từ phía đơn vị đối với các nhận xét, các đề xuất nêu ra trong báo cáo thực tập tốt nghiệp Trong những trường hợp đặc biệt khác, tùy theo nội dung của đề tài, giáo viên hướng dẫn sẽ chịu trách nhiệm về tính xác thực của do HSSV thực hiện

2.2 Quy trình viết khóa báo cáo thực tập

Bước 1 : Lựa chọn đề tài

HSSV được tự chọn đề tài và nên chọn lĩnh vực mà mình am tường nhất, nhưng phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn

Bước 2: Viết đề cương sơ bộ

Bước này cần hoàn thành trong khoảng tháng thứ 3 đợt thực tập để gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và duyệt đề cương

Bước 3 : Viết đề cương chi tiết

Gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý để giáo viên duyệt và gửi lại Công việc này cần hoàn thành trong khoảng tháng thứ 4( tháng 5) HSSV phải thực hiện theo đề cương đã được giáo viên hướng dẫn sửa Nếu có bất kỳ thay đổi nào, phải được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn

Bước 4 : Viết bản thảo

Trước khi hết hạn thực tập ít nhất 10 ngày, bản thảo phải hoàn tất và gửi cho giáo viên hướng dẫn góp ý và chỉnh sửa

Bước 5: Viết, in bản báo cáo thực tập, gửi đơn vị thực tập để nhận xét, đóng

dấu và nộp bản hoàn chỉnh cho giáo viên hướng dẫn

4 Hướng dẫn kết cấu và hình thức trình bày một báo cáo thực tập

4.1 Hướng dẫn kết cấu của báo cáo thực tập

Trang 5

Đối với đề tài có nội dung gắn liền với đơn vị thực tập, kết cấu của báo cáo thực tập bao gồm các phần sau:

* Trang bìa

* Trang phụ bìa

* Trang “Lời cảm ơn”

* Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập”

* Trang “Mục lục ”

* LỜI MỞ ĐẦU

Nội dung bao gồm :

1 Đặt vấn đề, tầm quan trọng ý nghĩa của đề tài, lý do chọn đề tài

2 Mục tiêu nghiên cứu (các mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu (Phương pháp, cách thức thực hiện đề tài)

5 Kết cấu của đề tài (lưu ý phần kết cấu đề tài có thể bao gồm từ 3-4 chương tuỳ theo nội dung của đề tài được chọn)

(Phần mở đầu nên trình bày trong khoảng 2-3 trang)

* NỘI DUNG :

Thông thường báo cáo thực tập có 3 chương :

CHƯƠNG 1 TỔNG QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp

1.2 Nhiệm vụ, chức năng và định hướng phát triển của doanh nghiệp

1.3 Giới thiệu công nghệ sản xuất sản phẩm chính hoặc quá trình hoạt động chính

1.4 Giới thiệu cơ cấu tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp

1.5 Các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời

Trang 6

(Chương 1 nên trình bày trong khoảng 9-12 trang)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU

- Phân tích đánh giá tình hình thực tế theo chủ đề nghiên cứu tại đơn vị

- Nhận xét, đánh giá : so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn của đề tài có liên quan đến

cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trình bày các ưu, nhược điểm và nguyên nhân tồn tại các nhược điểm này

(Chương 2 nên trình bày trong khoảng 10-15 trang)

CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ

Chương này có thể bao gồm một trong các nội dung sau:

- So sánh sự khác biệt giữa tình hình thực tiễn tại cơ quan/doanh nghiệp thực tập so với lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu (chú ý không nêu lại lý thuyết) Nêu những bài học rút ra được từ việc phân tích nói trên

- Đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình thực tế Các giải pháp cần cụ thể, tránh các giải pháp chung chung và không rõ ràng, hoặc các giải pháp chỉ mang tính lý thuyết

(Chương 3 nên trình bày trong khoảng 5-8 trang)

* PHẦN KẾT LUẬN

Viết kết luận tóm tắt lại những gì đã tìm hiểu được, chỉ nêu các điểm nổi bật

(Phần kết luận nên trình bày trong 1 trang)

* TÀI LIỆU THAM KHẢO

4.2 Hình thức trình bày

4.2.1 Độ dài của báo cáo thực tập

Nội dung chính của báo cáo (từ « Mở đầu » cho đến « Kết luận » được giới hạn

trong khoảng từ 25 đến 40 trang (không kể phần phụ lục)

4.2.2 Quy định định dạng trang

Khổ trang: A4

Trang 7

Canh lề trái: 3,5 cm; Canh lề phải, đầu trang và cuối trang 2 cm

Font chữ: Time New Roman, cỡ chữ 13 hoặc

Cách dòng: Line Space: 1.2 -1.5

Các đoạn văn cách nhau 1 dấu Enter.

4.2.3 Đánh số trang

Từ trang bìa đến trang “Mục lục” đánh chữ số La Mã thường ( i,ii, iii,iv…)

Từ “Mở đầu” đến phần “Tài liệu tham khảo” đánh theo số (1,2,3…), canh giữa ở đầu trang.

4.2.4 Đánh số các đề mục

Đánh theo số thứ tự của chương và số thứ tự của đề mục cấp trên:

CHƯƠNG 1………

1.1……

1.1.1………

1.1.2 ………

1.2 ……

CHƯƠNG 2………

2.1…………

2.1.1……

2.1.2 …

4.3 Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo

* Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn:

Nguyễn văn Q (2008) : “Tổ chức, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả”

Trang 8

Nguyễn văn Q, Huỳnh thị A C (2008) : “Thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước”

* Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách… không có tác giả cụ thể

“Du lịch là ngành công nghiệp không khói” (Tổng quan du lịch, 2008, nhà xuất

bản, trang)

4.4 Hướng dẫn trình bày và sắp xếp tài liệu tham khảo

* Sách:

Tên tác giả (Năm xuất bản) Tên sách Tên nhà xuất bản Nơi xuất bản

Ví dụ:

Nguyễn Văn C (2008) Bàn về bản sắc văn hoá Việt Nam Giáo dục

* Bài viết in trong sách hoặc bài báo in trong các tạp chí

Tên tác giả (Năm xuất bản) “Tên bài viết” Tên sách Tên nhà xuất bản Nơi xuất

bản

Ví dụ:

Nguyễn Văn D (2009) “Du lịch văn hoá ở Việt Nam” Du lịch sinh thái và du lịch

văn hoá NXB Thống kê

Trịnh Lê A và Giang Xuân H (2010), “Tiếp cận loại hình du lịch thể thao – mạo hiểm”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5

* Tham khảo điện tử:

Tên tác giả (Năm xuất bản) “Tên bài viết” Tên website Ngày tháng

* Các văn bản hành chính nhà nước

VD: Quốc hội …, Luật Doanh nghiệp số……….,

Ví dụ: Như “Tiềm năng du lịch thể thao và mạo hiểm Việt Nam”, trang web:

www… vn, 19/12/2008

Trang 9

5 Đánh giá kết quả báo cáo thực tập

5.1 Tiêu chí đánh giá

- Báo cáo thực tập được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Phương pháp, kỹ năng, tài liệu

Kết quả nghiên cứu, khả năng ứng dụng

Bố cục và hình thức trình bày

- Số lượng báo cáo thực tập phải nộp: 01 cuốn (Bìa màu xanh dương)

- Điểm của báo cáo thực tập do GVHD chấm Khi HSSV nộp bảng báo cáo chính thức, GVHD cho HSSV ký tên vào bảng điểm, xong GVHD ký tên vào bên dưới bảng điểm và nộp lại cho thư ký khoa

5.2 Báo cáo thực tập không đạt khi

* Cố tình sao chép báo cáo thực tập TN/chuyên đề thực tập TN của HSSV khác

* Sao chép trực tiếp từ sách giáo khoa hoặc các nguồn khác mà không đánh dấu trích dẫn Sao chép nguyên văn của người khác mặc dầu có trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

* Không trích dẫn các nguồn đã sử dụng trong báo cáo thực tập

* HSSV không thực tập tại cơ sở thực tế

* HSSV không thực hiện đúng quy định của nhà trường và cơ sở thực tập trong thời gian thực tập

- Nghiêm cấm chép bài của người khác Trong trường hợp phát hiện đạo văn, Báo

cáo thực tập hoặc Khóa luận tốt nghiệp của HSSV đương nhiên bị điểm không (0)

Trang 10

- Trong khi viết bài, HSSV có thể tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau nhưng phải trích dẫn đầy đủ về tên tác giả, tên tài liệu tham khảo… theo quy định về mặt học thuật

KHOA CÔNG NGHỆ & CBTP

Trưởng khoa

Trần Mạnh Hùng

Ngày đăng: 14/05/2021, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w