1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn BT tổng hợp lần 11

6 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 80 KB

Nội dung

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH(40 CÂU) TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 40) Câu 1: Một loài thực vật, nếu có cả 2 gen A và B trong cùng kiểu gen cho kiểu hình quả tròn, các kiểu gen khác sẽ cho kiểu hình quả dài. Cho lai phân tích các cá thể dị hợp 2 cặp gen, tính theo lý thuyết thì kết quả phân li kiểu hình ở đời con sẽ là: a. 3 quả tròn: 1 quả dài b. 1 quả tròn: 3 quả dài c. 1 quả tròn: 1 quả dài d. 100% quả tròn Câu 2: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường a. lai xa và đa bội hóa. b. sinh thái. c. địa lí. d. lai khác dòng. Câu 3: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội hoàn toàn. phép lai: AaBbCcDd x AaBbCcDd cho tỷ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là a. 3 2 5 6 . b. 1 16 . c. 81 256 . d. 27 256 . Câu 4: Giả sử trong một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát các cá thể đều có kiểu gen Aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA trong quần thể sau 5 thế hệ tự thụ phấn bắt buộc là a. 46,8750% b. 48,4375% c. 43,7500% d. 37,5000% Câu 5: Tần số alen của một gen được tính bằng a. tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định. b. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng hợp về alen đó tại một thời điểm xác định. c. tỉ lệ phần trăm các cá thể trong quần thể có kiểu hình do alen đó quy định tại một thời điểm xác định. d. tỉ lệ phần trăm các cá thể mang alen đó trong quần thể tại một thời điểm xác định. Câu 6: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do a. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. b. CLTN tích lũy các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. c. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường d. CLTN tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. Câu 7: Nhân tố tạo nên nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa là a. quá trình giao phối b. quá trình CLTN c. các yếu tố ngẫu nhiên d. quá trình đột biến Câu 8: Các giống cây trồng thuần chủng a. có thể được tạo ra bằng phương pháp lai khác thứ qua vài thế hệ. b. có tất cả các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử. c. có thể được tạo ra bằng phương pháp tự thụ phấn qua nhiều đời. d. có năng suất cao nhưng kém ổn định. Câu 9: Trong kĩ thuật cấy gen với mục đích sản xuất các chế phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp, tế bào nhận được dùng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì a. E.coli có tần số phát sinh đột biến gây hại cao. b. môi trường nuôi dưỡng E.coli rất phức tạp. c. E.coli không mẫn cảm ới thuốc kháng sinh. d. E.coli có tốc độ sinh sản nhanh. Câu 10: Thể dị bội (Thể lệch bội) là thể có a. tất cả các cặp NST tương đồng trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể đều tăng lên hoặc giảm đi. b. một số gen trong một số tế bào sinh dưỡng của cơ thể bị đột biến. c. số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST tương đồng nào đó trong tất cả các tế bào sinh dưỡng của cơ thể tăng lên hoặc giảm đi. d. một số NST trong một số tế bào sinh dưỡng bị đột biến cấu trúc. Câu 11: Đột biến gen a. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. b. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. c. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. d. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. Câu 12: Thể truyền thường được sử dụng trong kĩ thuật cấy gen là a. động vật nguyên sinh b. vi khuẩn E.coli c. plasmit hoặc thể thực khuẩn d. nấm đơn bào Câu 13: Hai loài sinh học(loài giao phối) thân thuộc thì a. cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên. b. hoàn toàn biệt lập về khu phân bố c. giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên d. hoàn toàn khác nhau về hình thái. Câu 14: ADN tái tổ hợp trong kĩ thuật cấy gen là a. ADN thể ăn khuẩn tổ hợp với ADN của sinh vật khác. b. ADN của thể truyền đã ghép (nối) với gen cần lấy của sinh vật khác. c. ADN plasmit tổ hợp với ADN của sinh vật khác. d. ADN của sinh vật này tổ hợp với ADN của sinh vật khác. Câu 15: Năm 1953, S.Milơ thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axitamin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau.Kết quả thí nghiệm chứng minh: a. các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của trái đất. b. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. c. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. d. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. Câu 16: 1 nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau? a. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. b. Mất đoạn nhiễm sắc thể. c. Lawoj đoạn nhiễm sắc thể. d. Chuyển đoạn trong 1 nhiễm sắc thể. Câu 17: Trong 1 thí nghiệm: Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng thu được F 1 toàn hoa đỏ. Cho các cây F 1 tự thụ phấn thu được các cây F 2 có 245 cây hoa trắng và 315 cây hoa đỏ. Tính trạng màu sắc hoa di truyền theo quy luật: a. Liên kết hoàn toàn b. Phân li độc lập. c. Tương tác bổ sung. d. Hoán vị gen. Câu 18: Hóa chất gây đột biến 5-BU (5-brom uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A-T thành cặp G-X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ: a. A-T → X-5BU → G-5BU → G-X b. A-T → A-5BU → G-5BU → G-X c. A-T → G-5BU → X-5BU → G-X d. A-T → G-5BU → G-5BU → G-X Câu 19: Ở 1 loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp, gen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định hoa trắng. Lai cây thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng thu được F 1 phân li theo tỷ lệ: 37,5% cây thân cao, hoa trắng : 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ : 12,5% cây thân cao, hoa đỏ : 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố, mẹ trong phép lai trên là: a. Ab/aB x ab/ab b. AaBB x aabb c. AaBb x aabb d. AB/ab x ab/ab Câu 20: Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể giới tính X có thể làm biến đổi kiểu hình từ a. mắt lồi thành mắt dẹt. b. mắt trắng thành mắt đỏ. c. mắt dẹt thành mắt lồi. d. mắt đỏ thành mắt trắng. Câu 21: Trong 1 lưới thức ăn, những loài thuộc bậc dinh dưỡng cao thường là các loài a. ăn tạp (ăn nhiều loại thức ăn). b. đơn thức (chỉ ăn 1 loại thức ăn). c. ăn mùn bã hữu cơ. d. ăn thực vật. Câu 22: ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kỹ thuật di truyền được đưa vào tế bào E.coli nhằm a. ức chế hoạt động hệ gen của tế bào E.coli b. Làm bất hoạt các enzim cần cho sự nhân đôi ADN của E.coli c. làm cho ADN tái tổ hợp kết hợp với ADN vi khuẩn. d. tạo ra nhiều sản phẩm của gen. Câu 23: Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do a. sự xuất hiện các đột biến cổ dài. b. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên. c. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao. d. sự chọn lọc các đột biến cổ dài. Câu 24: Nguyên nhân của hiện tượng bất thụ thường gặp ở con lai giữa 2 loài khác nhau là a. tế bào cơ thể lai xa mang đầy đủ bộ nhiễm sắc thể của 2 loài bố mẹ. b. tế bào cơ thể lai xa không mang những cặp nhiễm sắc thể tương đồng. c. tế bào cơ thể lai xa có kích thước lớn, cơ thể sinh trưởng mạnh, thích nghi tốt. d. tế bào cơ thể lai xa chứa bộ nhiễm sắc thể tăng gấp bội so với 2 loài bố mẹ. Câu 25: Những loại enzim nào sau đây được sử dụng trong kỹ thuật tạo ADN tái tổ hợp? a. ADN-polimeraza và amilaza b. restrictaza và ligaza c. amilaza và ligaza d. ARN-polimeraza và peptidaza Câu 26: Consixin gây đột biến đa bội vì trong quá trình phân bào nó cản trở a. màng tế bào phân chia. b. nhiễm sắc thể tập trung trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. c. sự hình thành thoi phân bào. d. việc tách tâm động của nhiễm sắc thể kép. Câu 27: Đặc trưng di truyền của quần thể giao phối được thể hiện ở a. số lượng cá thể và mật độ cá thể. b. tần số alen và tần số kiểu gen. c. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể. d. nhóm tuổi và tỷ lệ giới tính của quần thể. Câu 28: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? a. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do 1 phần năng lượng bị thất thoát dần ở mỗi bậc dinh dưỡng. b. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo 1 chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường. c. Phần lớn năng lượng truyền trong hệ sinh thái bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. d. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo vòng tuần hoàn từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng rồi trở về sinh vật sản xuất. Câu 29: Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nucleotit của gen? a. Thay thế cặp A-T bằng cặp G-X b. Mất 1 cặp nucleotit c. Thêm 1 cặp nucleotit d. Đảo vị trí các cặp nucleotit Câu 30: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hóa nhỏ? a. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. b. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian. c. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. d. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. Câu 31: Số lượng cá thể của 1 loài bị khống chế ở 1 mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng là hiện tượng a. khống chế sinh học. b. ức chế cảm nhiễm. c. hiệu quả nhóm. d. tăng trưởng của quần thể. Câu 32: plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền a. là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. b. là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. c. là phân tử ADN mạch thẳng, d. có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào vi khuẩn. Câu 33: 1 quần thể có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lý thuyết, tỷ lệ kiểu gen ở thế hệ thứ 3 sẽ là: a. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa b. 0,4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa c. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa d. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa Câu 34: Phát biểu đúng khi nói về mức phản ứng là: a. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định. b. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng. c. Các gen trong 1 kiểu gen chắc chắn sẽ có mức phản ứng như nhau. d. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. Câu 35: Thao tác nào sau đây thuộc 1 trong các khâu của kỹ thuật cấy gen? a. Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. b. Dùng các hoocmon phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai. c. Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut xende đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỷ lệ kết thành tế bào lai. d. Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ polietilen glicol để tăng tỷ lệ kết thành tế bào lai. Câu 36: Giả sử 1 quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là 0,21AA : 0,52Aa : 0,27aa; tần số của alen A và alen a trong quần thể đó là: a. A = 0,73; a = 0,27 b. A = 0,27; a = 0,73 c. A = 0,53; a = 0,47 d. A = 0,47; a = 0,53 Câu 37: Chu trình cacbon trong sinh quyển là: a. Quá trình phân giải mùn bã hữu cơ trong đất. b. Quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. c. Quá trình tái sinh 1 phần năng lượng của hệ sinh thái. d. Quá trình tái sinh 1 phần vật chất của hệ sinh thái. Câu 38: Ở cà chua, gen A quy định tính trạng quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng quả màu vàng. Lai những cây cà chua tứ bội với nhau (F 1 ), thu được thế hệ lai (F 2 ) phân li theo tỷ lệ 35 cây quả màu đỏ : 1 cây quả màu vàng. Cho biết quá trình giảm phân hình thành giao tử 2n diễn ra bình thường. Kiểu gen của F 1 là a. AAaa x AAaa b. AAAa x AAAa c. Aaaa x Aaaa d. AAAa x Aaaa Câu 39: Giới hạn năng suất của giống được quy định bởi a. điều kiện thời tiết. b. Chế độ dinh dưỡng. c. kiểu gen d. kỹ thuật canh tác. Câu 40: Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5-brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng a. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T. b. thay thế cặp G-X bằng cặp X-G. c. thay thế cặp A-T bằng cặp T-A. d. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. PHẦN RIÊNG: THÍ SINH ĐƯỢC LÀM 1 TRONG 2 PHẦN (A HOẶC B) A. Dành cho học sinh học chương trình cơ bản ( 10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41. Intron trong gen cấu trúc ở sinh vật ở sinh vật nhân thực là các đoạn a. không mã hóa axit amin. b. mã hóa axit amin. c. nằm ở vùng điều hòa. d. nằm ở vùng kết thúc. Câu 42. Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là a. pheeninalanin. b. mtiônin. c. foocmin mêtiônin. d. glutamic. Câu 43. Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích 1 cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỷ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi a. 1 cặp gen di truyền theo quy luật liên kết giới tính. b. 2 cặp gen liên kết hoàn toàn. c. 2 cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung). d. 2 cặp gen không alen tương tác cộng gộp. Câu 44: Trường hợp không có hoán vị gen, 1 gen quy định 1 tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỷ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1? a. Ab ab × aB ab b. Ab aB × Ab aB c. AB ab × AB ab d. AB ab × AB AB Câu 45: Dùng consixin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử 2n, có thể tạo ra a. thể lệch bội. b. thể 4. c. thể dị đa bội. d. thể tự đa bội. Câu 46: Trong tế bào sinh dưỡng của người phụ nữ mắc hội chứng tơcnơ có a. 2 nhiễm sắc thể X b. 3 nhiễm sắc thể X c. 1 nhiễm sắc thể X d. 4 nhiễm sắc thể X Câu 47: Theo quan niệm của Dacuyn, nhiều giống vật nuôi và cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình a. chọn lọc tự nhiên. b. chọn lọc nhân tạo. c. đột biến nhiễm sắc thể. d. đột biến gen. Câu 48: Theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, kết quả của quá trình tiến hóa lớn hình thành a. các đơn vị phân loại dưới loài. b. các loài mới. c. các quần thể thích nghi. d. các đơn vị phân loại trên loài. Câu 49: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự a. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. b. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. c. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. d. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. Câu 50: Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là 1 quần thể giao phối? a. Các con cá chép sống ở Hồ Tây. b. Những con gà trống và gà mái nhốt ở góc chợ. c. Những con ong thợ lấy mật ở 1 vườn hoa. d. Những con cá sống trong cùng 1 cái hồ. B. Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Phát biểu nào sau đây đúng với tháp sinh thái? a. Thấp khối lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. b. Các loại tháp sinh thái bao giờ cung có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. c. Các loại tháp sinh thái không phải bao giờ cũng có đáy lớn, đỉnh hướng lên trên. d. Thấp số lượng bao giờ cũng có dạng chuẩn. Câu 52: Lai 2 dòng cây hoa trắng thuần chủng với nhau, F 1 thu được toàn cây hoa trắng. Cho cây F 1 tự thụ phấn, ở F 2 có sự phân li kiểu hình theo tỷ lệ 131 cây hoa trắng : 29 cây hoa đỏ. Cho biết không có đột biến xảy ra, có thể kết luận màu sắc hoa di truyền theo quy luật a. tương tác giữa các gen không alen. b. di truyền ngoài nhân. c. hoán vị gen. d. liên kết gen. Câu 53: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về chuỗi thức ăn? a. Lúa → rắn → chuột → diều hâu b. Lúa → chuột → diều hâu → rắn c. Lúa → chuột → rắn → diều hâu d. Lúa → diều hâu → chuột → rắn Câu 54: Ở người, kiểu gen I A I A , I A I O quy định nhóm máu A; kiểu gen I B I B , I B I O quy định nhóm máu B; kiểu gen I A I B quy định nhóm máu AB; kiểu gen I O I O quy định nhóm máu O. Tại 1 nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào. a. 2 người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, 2 đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A. b. 2 người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, 2 đứa trẻ có nhóm máu AB và nhóm máu O. c. 2 người mẹ co nhóm máu A và nhóm máu O, 2 đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A d. 2 người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, 2 đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O. Câu 55: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, theo mô hình operon Lac, gen điều hòa (regulator: R) có vai trò a. tiếp xúc enzim ARNpolimeraza để xúc tác quá trình phiên mã. b. mang thông tin quy định cấu trcs protein ức chế. c. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ARN polimeraza. d. kiểm soát và vận hành hoạt động của operon Câu 56: Phát biểu nào sau đây nói về khái niệm gen là không đúng? a. Ở sinh vật nhân thực, gen có cấu trúc mạch xoắn kép cấu tạo từ 4 loại nucleotit. b. Ở 1 số chủng virut, gen có cấu trúc mạch đơn. c. Nhiều gen ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực có cấu trúc phân mảnh gồm các đoạn không mã hóa (intron) và đoạn mã hóa (exon) nằm xen kẽ nhau. d. Mỗi gen mã hóa cho protein điển hình đều gồm 3 phần trình tự nucleotit (vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc). Câu 57: Trong kỹ thuật chuyển gen, người ta thường chọn thể truyền có dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu để a. nhận biết được tế bào nào đã được ADN tái tổ hợp. b. tạo and tái tổ hợp được dễ dàng. c. đưa and tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. d. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. Câu 58: Người ta thường nói: Bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì a. nam giới mẫn cảm hơn với loại bệnh này. b. bệnh chỉ gặp ở nam giới không gặp ở nữ giới. c. bệnh do gen nằm trên nhiễm sắc thể Y quy định. d. bệnh do gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y quy định. Câu 59: Theo học thuyết Dacuyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là a. đấu tranh sinh tồn. b. nhu cầu thị hiếu phức tạp luôn luôn thay đổi của con người. c. sự cố gắng vươn lên để tự hoàn thiện của mỗi loài. d. sự không đồng nhất của điều kiện môi trường. Câu 60: Trong trường hợp nào sau đây thì ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên đến sự tiến hóa của quần thể là lớn nhất? a. Kích thước quần thể lớn. b. Kích thước của quần thể nhỏ. c. Các cá thể trong quần thể có sự cạnh tranh khốc liệt. d. Các cá thể trong quần thể ít có sự cạnh tranh. ------------------- HẾT ---------------------- . của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học. d. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên a. nhận biết được tế bào nào đã được ADN tái tổ hợp. b. tạo and tái tổ hợp được dễ dàng. c. đưa and tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. d. tạo điều kiện cho

Ngày đăng: 04/12/2013, 20:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w