Bài giảng BT tổng hợp lần 7

7 425 1
Bài giảng BT tổng hợp lần 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP LẦN 7 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là đúng? a. Một gen được kết thúc bằng trình tự nucleotit là ATX(một trong số bộ ba kết thúc) ở đầu 5 ’ của gen. b. Một gen được kết thúc bằng trình tự nucleotit đặc biệt nằm sau mã kết thúc ở đầu 5 ’ của gen. c. Một gen được kết thúc bằng bộ ba kết thúc ở đầu 3 ’ của gen. d. Một gen được kết thúc bằng trình tự nucleotit đặc biệt nằm sau mã kết thúc ở đầu 3 ’ của gen. Câu 2: Nếu tách một phân tử ADN thành 2 mạch đơn rồi cho vào trong ống nghiệm chứa đầy đủ các loại nucleotit cùng với đoạn mồi và enzim ADN pooimeraza thì quá trình tổng hợp ADN diễn ra ở 2 mạch sẽ như thế nào? a. Trên mạch khuôn có chiều 3 ’ -5 ’ , mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3 ’ của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 5 ’ - 3 ’ mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki. b. trên mạch khuôn có chiều 5 ’ - 3 ’ , mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5 ’ của đoạn ADN mồi, còn trên mạch khuôn có chiều 3 ’ - 5 ’ mạch mới sẽ được tổng hợp thành từng đoạn Okazaki. c. Trên cả 2 mạch khuôn, 2 mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 3 ’ của đoạn ARN mồi. d. Trên cả 2 mạch khuôn, 2 mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu 5 ’ của đoạn ARN mồi. Câu 3: Điều khẳng định nào dưới đây là đúng? a. Ở tế bào nhân sơ, sản phẩm của quá trình phiên mã dài hơn so với mARN. b. Ở tế bào nhân thực, sau khi phiên mã xong sản phẩm trực tiếp của quá trình phiên mã chui ra khỏi màng nhân là có thể dịch mã ngay. c. Ở tế bào nhân sơ, mARN thông tin không phải là sản phẩm trực tiếp của quá trình phiên mã. d. Ở tế bào nhân thực, mARN trưởng thành mới được trực tiếp dùng làm khuôn để tổng hợp protein. Câu 4: Điều khẳng định nào dưới đây về hoạt động của operon Lac là đúng? a. Khi môi trường có lactozơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với phân tử protein ức chế làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên không thể liên kết được với vùng vận hành. b. Khi môi trường có lactozơ thì phân tử đường này sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động. c. Khi môi trường không có lactozơ thì phân tử potein ức chế sẽ liên kết với ARN polimeraza làm cho nó bị biến đổi cấu hình nên có thể liên kết được với vùng khởi động. d. Khi môi trường có lactozơ thì phân tử ARN polimeraza không thể liên kết được với vùng vận hành. Câu 5: Tia tử ngoại có thể gây nên hiện tượng nào sau đây ở trong gen? a. Thêm cặp nucleotit. b. Mất cặp nucleotit c. Thay thế cặp nucleotit. d. Hai nucleotit loại timin trên cùng cặp liên kết với nhau. Câu 6: Nếu gen bị đột biến tạo ra chuỗi polipeptit bị ngắn hơn so với bình thường thì giải thích nào dưới đây là đúng nhất? a. Đột biến thay thế nucleotit này bằng nucleotit khác. b. Đột biến làm mất một cặp nucleotit c. Đột biến thêm một cặp nucleotit d. Tất cả các loại đột biến gen đều có thể dẫn đến tình trạng trên. Câu 7: Đột biến nào sau đây có thể làm một gen nào đó đang hoạt động thành không hoạt động? a. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể. b. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. c. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. d. Đột biến đảo đoạn hoặc lặp đoạn nhiễm sắc thể. Câu 8: Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây? a. Lai giống. b. Làm hỏng thoi vô sắc của tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cây. c. Gây đột biến ở hợp tử. d. Xử lý hạt giống bằng chất cônsixin. Câu 9: Một cây ngô có lá bị rách thành nhiều mảnh (gọi tắt là lá rách) và có hạt phấn tròn lai với cây ngô có lá bình thường và hạt phấn có góc cạnh, người ta thu được 100% cây F 1 có lá bị rách và hạt phấn có góc cạnh. Cho cây F 1 tự thụ phấn để thu được F 2 . Nếu lấy ngẫu nhiên 4 cây F 2 thì xác suất để 4 cây có kiểu gen theo thứ tự sau đây: Cây thứ nhất có kiểu gen dị hợp tử về gen quy định lá rách - lá lành và đồng hợp tử về gen quy định hạt phấn có góc cạnh, cây thứ 2 có kiểu gen đồng hợp tử về gen lá rách và dị hợp tử về gen hạt phấn tròn - góc cạnh, cây thứ 3 có kiểu gen dị hợp tử về 2 kiểu gen và cây thứ 4 có kiểu gen dị hợp tử về gen lá rách - lành và đồng hợp tử về gen quy định hạt phấn tròn là bằng bao nhiêu? Biết rằng 2 cặp gen quy định 2 tính trạng trên 2 cặp nhiễm sắc thể khác nhau. a. 1 4096 b. 1 2256 c. 1 2048 d. 1 3056 Câu 10: Câu khẳng định nào dưới đây là không đúng? a. Chỉ có các gen nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau mới tương tác với nhau. b. Các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể có thể tương tác với nhau. c. Các alen của cùng một gen cũng có thể tương tác với nhau. d. Không phải các gen trong tế bào đều tương tác với nhau. Câu 11: Cách tốt nhất để phát hiện ra hiện tượng liên kết gen là: a. Sử dụng phép lai thuận nghịch. b. Sử dụng phép lai phân tích. c. Sử dụng phép lai F 1 x F 2 d. Sử dụng phép lai xa. Câu 12: Làm thế nào để người ta có thể biết được hoán vị gen chỉ xảy ra ơe một giới ở một loài sinh vật? a. Sử dụng phép lai thuận và phep lai nghịch. b. Sử dụng phép lai phân tích với con cái có kiểu hình trội còn con đực có kiểu hình lặn. c. Sử dụng phép lai phân tích với cá thể có kiểu hình trội trong phép lai này là đực và phép lai khác lại là cái. d. Sử dụng phương pháp phân tích nhiễm sắc thể. Câu 13: Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch mà khác nhau thì kết luận nào nêu dưới đây là đúng? a. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X b. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y c. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể. d. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính hoặc trong ti thể. Câu 14: Mo Tả nào dưới đây về di truyền ngoài nhân là đúng? a. Gen ngoài nhân chỉ biểu hiện ở con cái. b. Gen nằm ngoài nhân có thể có rất nhiều bản sao trong một tế bào. c. Tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định có thể nhận biết được bằng phép lai thuận - nghịch. d. Cả b và c Câu 15: Sự “mềm dẻo” kiểu hình được hiểu là a. kiểu hình của 1 cá thể liên tục được thay đổi. b. cùng 1 kiểu gen có thể biểu hiện ra kiểu hình khác nhau khi môi trường thay đổi. c. khả năng biến đổi của 1 kiểu gen để cho ra kiểu hình khác nhau khi môi trường thay đổi. d. khả năng biến đổi về kiểu hình của 1 kiểu gen đáp ứng lại bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường. Câu 16: Một quần thể cây có 80 cá thể có kiểu gen AA, 20 cá thể có kiểu gen aa và 100 cá thể có kiểu gen Aa. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử là bao nhiêu? Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. a. 16,66% b. 50% c. 25% d. 12,25% Câu 17: Một quần thể có 200 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 400 cá thể có kiểu gen aa. Gọi tần số alen A trong quần thể là p và tần số alen a trong quần thể là q. Tần số alen A và a trong quần thể này là a. p = 0,2 và q = 0,8 b. p = 0,3 và q = 0,7 c. p = 0,5 và q = 0,5 d. p = 0,4 và q = 0,6 Câu 18: Khi biết 1 quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền thì ta có thể suy ra được điều gì? a. Các cá thể của quần thể đó giao phối ngẫu nhiên với nhau. b. Tần số alen của quần thể đó sẽ không thay đổi ở các thế hệ kế tiếp. c. Chắc chắn đột biến gen đã và sẽ không xảy ra. d. Tất cả các điều nêu trên đều đúng. Câu 19: Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm cho phát triển thành cây đem lại giá trị gì? a. Tạo nên cây đơn bội có giá trị kinh tế cao. b. Tạo ra cây đơn bội có hệ gen thuần chủng. c. Tạo ra nguồn nguyên liệu để tạo giống thuần chủng. d. Tạo ra giống gòm toàn cây đực. Câu 20: Ưu thế lai đạt mức cao nhất ở con lai F 1 và giảm dần ở các thế hệ sau là vì a. các gen lặn ngày một tăng ở các thế hệ sau. b. tần số alen trội ngày một giảm. c. tần số kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm dần. d. tần số kiểu gen có lợi ngày một giảm dần. Câu 21: Một người đàn ông làm việc trong một nhà máy điện hạt nhân còn vợ thì làm nội trợ. Hai vợ chồng sinh ra một người con trai bị bệnh máu khó đông. Trong phả hệ của cả 2 vợ chộng này không có ai bị bệnh máu khó đông trong suốt nhiều thế hệ vì vậy họ quyết định kiện nhà máy điện hạt nhân vì đã không đảm bảo an toàn khiến họ đã sinh ra con bị bệnh máu khó đông. Kết luận nào của tòa án dưới đây là đúng? Biết rằng trong quá trình làm việc tại nhà máy người đàn ông đã có lần quy định về an toàn phóng xạ. a. Nhà máy điện hạt nhân phải bồi thường cho cặp vợ chồng này vì nhà máy có lỗi. b. Nhà máy điện hạt nhân không phải bồi thường cho cặp vợ chồng này vì nhà máy không có lỗi. c. Người đàn ông đã không tuân thủ điều kiện an toàn lao động để xảy ra hậu quả nên nhà máy điện hạt nhân không phải bồi thường cho cặp vợ chồng này. d. Cả 2 bên đều có lỗi không tuân thủ điều kiện an toàn lao động nên nhà máy điện hạt nhân phải bồi thường một phần cho cặp vợ chồng này. Câu 22: Để biết được gen quy định tính trạng nào đó nằm trên nhiễm sắc thể nào của người thì phương pháp nào dưới đây được sử dụng cho một số trường hợp? a. Phương pháp nghiên cứu phả hệ. b. Phương pháp nghiên cứu tế bào. c. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. d. Phương pháp nghiên cứu tế bào hoặc phương pháp nghiên cứu phả hệ. Câu 23: Các cơ quan tương đồng là: a. Những cơ quan có hình dạng giống nhau. b. Những cơ quan thực hiện chức năng giống nhau. c. Những cơ quan được bắt nguồn từ nguồn gốc chung trong quá trình tiến hóa. d. Những cơ quan có vị trí tương đồng trên cơ thể. Câu 24: Các cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn tồn tại có thể là do a. chưa đủ thời gian tiến hóa để chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ chúng. b. chưa đủ thời gian tiến hóa để các yếu tố tự nhiên có thể loại bỏ chúng. c. có thể chúng sẽ trở nên có ích trong tương lai nên không bị loại bỏ. d. vì chúng vô hại nên chọn lọc tự nhiên không cần loại bỏ. Câu 25: Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Dacuyn là a. sự phân hóa khả năng sống sót của các cá thể. b. sự phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen. c. sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể. d. sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau. Câu 26: 2 cá thể được xem là thuộc về 2 loài khác nhau khi a. chúng có đặc điểm hình thái khác nhau. b. chúng cách li nhau về địa lí. c. chúng sống ở những vùng sinh thái khác nhau. d. chúng giao phối với nhau cho ra đời con không có khả năng sinh sản. Câu 27: 1 nhóm cá thể tách ra từ 1 quần thể có kích thước lớn di cư đến 1 vùng cách li về địa lí với quần thể gốc và tạo nên 1 quần thể mới. Điều nào nêu dưới đây làm nên sự khác biệt về tần số alen giữa quần thể mới và quần thể gốc? a. Yếu tố ngẫu nhiên. b. Sự cách li địa lí giữa 2 quần thể. c. Giao phối không ngẫu nhiên. d. Đột biến. Câu 28: Tại sao cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa? a. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản. b. Vì nếu không có cách li địa lí thì không có quá trình hình thành loài. c. Vì bị cách li địa lí nên các quần thể bị cách li không trao đổi vốn gen được cho nhau giúp duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. d. Vì điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. Câu 29: Nếu 2 bố mẹ bị bệnh bạch tạng mà sinh ra được 2 người con đều bình thường thì kết luận nào được rút ra dưới đây là phù hợp nhất? a. Đây là hiện tượng lại tổ. b. Đột biến đã xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử ở cả bố lẫn mẹ. c. Đốt biến xảy ra trong quá trình phát triển của thai nhi. d. Bệnh bạch tạng ở bố và mẹ do 2 gen khác nhau quy định. Câu 30: Tại sao tự thụ phấn bắt buộc thường gây thoái hóa giống nhưng người ta vẫn hay sử dụng? a. Vì không phải giống nào cũng bị thoái hóa. b. Vì phương pháp này có thể tạo ra những dòng thuần có cặp gen mong muốn. c. Vì phương pháp này có thể loại đi được các gen lặn có hại. d. Vì phương pháp này có thể tạo ra những dòng thuần chứa nhiều gen có lợi và ít gen có hại. Câu 31: Câu khẳng định nào nêu dưới đây là đúng? a. Loài người ngày nay nhờ có tiến bộ khoa học và kỹ thuật nên không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. b. Tiếng nói và chữ viết đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người. c. Tiến hóa văn hóa (xã hội) chứ không phải tiến hóa sinh học chi phối sự tiến hóa của loài người hiện đại. d. Tiến hóa văn hóa có thể làm cho loài người hiện đại sẽ tiến hóa thành loài khác. Câu 32: Bầu khí quyển nguyên thủy của Trái đất chưa có chất nào trong số các chất sau đây? a. NH 3 b. CH 4 c. CO d. N 2 Câu 33: Chỉ thị nào dưới đây cho thấy rõ nhất quần thể nào đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng? a. Quần thể có các cá thể giao phối gần. b. Loài sinh vật này chỉ có ở 1 nơi duy nhất trên Trái đất. c. Kích thước quần thể bị biến động lên xuống thất thường không theo quy luật. d. Độ đa dạng của quần thể ngày một suy giảm. Câu 34: Một bạn học sinh bắt một số con cá rô ở một cái hồ sau đó đánh dấu chúng rồi thả lại xuống hồ. Sau một thời gian, anh ta lại bắt lại và tính tỷ lệ giữa các con được đánh dấu với các con không được đánh dấu. Anh bạn học sinh này muốn tìm hiểu điều gì? a. Tìm hiểu sự phân bố của cá trong hồ. b. Xem trong hồ có bao nhiêu cá rô. c. Tính mật độ cá rô. d. Đánh giá khả năng sống sót của cá sau khi đánh dấu. Câu 35: Nhận định nào sau đây không đúng về thực vật C 4 ? a. Thực vật C 4 thích nghi với điều kiện khí hậu khô nóng. b. Thực vật C 4 có chu trình Canvin xảy ra trong tế bào bó mạch. c. Thực vật C 4 tranbhs được hô hấp sáng. d. Thực vật C 4 có thể dự trữ được nước thích nghi với điều kiện hạn hán. Câu 36: Tập hợp các sinh vật sống trong một khúc gỗ mục được xem như một a. quần xã. b. quần thể. c. ổ sinh thái. d. hệ sinh thái. Câu 37: Một nhà sinh thái học nghiên cứu 2 loài nguyên sinh động vật là trùng đế giày có tên khoa học là Paramecium aurela và Paramecium caudatum. Khi nuôi 2 loài trong 2 bể riêng biệt và cung cấp thức ăn cho chúng hàng ngày một cách đầy đủ thì người ta thấy 2 quần thể thoạt đầu tăng trưởng một cách nhanh chóng sau đó chậm dần và gần như không tăng. Tuy nhiên, khi nuôi 2 loài chung với nhau thì thoạt đầu 2 quần thể cùng tăng nhưng sau đó quần thể Paramecium caudatum có kích thước giảm dần và cuối cùng biến mất. Kết luận nào được rút ra sau đây là đúng nhất? a. Quần thể Paramecium aurela khi tăng quá mức đã ăn thịt các cá thể của loài Paramecium caudatum. b. 2 loài Paramecium aurela và Paramecium caudatum cùng sử dụng chung nguồn thức ăn. c. Trong tự nhiên, cạnh tranh trong loài không mạnh bằng cạnh tranh giữa các loài. d. Cạnh tranh khác loài dẫn đến mở rộng ổ sinh thái. Câu 38: 7 loài thằn lằn cùng sống trong 1 khu rừng ở nước cộng hòa Diminica, chúng đều ăn côn trùng và một số loài chân khớp nhỏ. Nguyên nhân làm cho chúng chung sống được với nhau là do a. chúng không có tập tính hung dữ. b. chúng hoàn toàn không cạnh tranh với nhau về nguồn thức ăn vì thức ăn quá dồi dào. c. chúng có tập tính lãnh thổ cao. d. chúng có tập tính kiếm ăn khác nhau. Câu 39: Trong một rừng cây ở vùng Queensland ở Australia, 1 nhà sinh thái học đã tiến hành thí nghiệm sau: Ông chọn các lỗ trên thân cây và cho vào đó các lá cây khô với khối lượng khác nhau. Sau đó ông theo dõi số lượng các loài sinh vật trong các lỗ trên thân cây này. Thí nghiệm của nhà sinh học này nhằm chứng minh điều gì? a. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến số lượng các loài trong quần xã. b. Mối quan hệ giữa số lượng loài trong chuỗi thức ăn và nguồn năng lượng. c. Sự thích nghi giữa các loài trong các quần xã. d. Mối quan hệ giữa các loài trong một chuỗi thức ăn. Câu 40: Một số bà con dân tộc miền núi thường đốt rừng làm rẫy một vài vụ rồi lai chuyển đi nơi khác. Xét ở góc độ sinh thái học, để giúp bà con sống định cư lâu dài tại 1 địa điểm thì a. giúp bà con thay đổi tập quán canh tác. b. cung cấp giống lúa mới có năng suất cao. c. làm nhà kiên cố để ở. d. xây bể chứa nước ăn và nước sinh hoạt. II. PHẦN RIÊNG: Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần (A hoặc B) A. Dành cho thí sinh học chương trình cơ bản (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Câu khẳng định nào dưới đây về đột biến gen là đúng? a. Phần lớn đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở mức độ chuỗi pôlipeptit là có hại ở các mức độ khác nhau. b. Phần lớn đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở mức độ chuỗi pôlipeptit là có lợi c. Phần lớn đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở mức độ chuỗi pôlipeptit là không có lợi cũng không có hại. d. Phần lớn đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình ở mức độ chuỗi pôlipeptit là gây chết. Câu 42: Điều gì xảy ra nếu gen điều hòa Operon Lac ở vi khuẩn bị đột biến tạo ra sản phẩm có cấu hình không gian bất thường? a. Operon Lac sẽ không hoạt động ngay cả khi môi trường có Lactoza. b. Operon Lac sẽ hoạt động ngay cả khi môi trường không có Lactoza. c. Operon Lac sẽ chỉ hoạt động quá mức bình thường khi môi trường có Lactoza. d. Operon Lac sẽ không hoạt động bất kể môi trường có loại đường nào. Câu 43: Điều khẳng định nào dưới đây về tần số hoán vị gen là đúng? a. Tần số trao đổi chéo trong 1 tế bào thường không vượt quá 50% b. Số lượng tế bào giảm phân không có trao đổi chéo thường lớn hơn số tế bào có trao đổi chéo. c. Tần số trao đổi chéo ở các giới khác nhau luôn khác nhau. d. Tần số trao đổi chéo bằng không chỉ xảy ra khi các gen nằm quá gần nhau. Câu 44: Nếu lai 2 giống ngô thuần chủng, một giống thân cao với một giống thân thấp, mà con lai cho chiều cao cây ở mức trung bình giữa 2 dòng bố mẹ thì kết luận nào được rút ra sau đây là đúng nhất? a. Kiểu hình cây cao là trội không hoàn toàn so với kiểu hình cây thấp. b. Tính trạng chiều cao cây phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường. c. Tính trạng chiều cao cây do các gen có kiểu tương tác cộng gộp quy định. d. Chưa thể rút ra được kết luận chính xác. Câu 45: Người ta hay sử dụng virut làm thể truyền trong nghiên cứu thay thế gen bệnh ở người bằng các gen lành là vì a. bằng cách này gen lành có thể được chèn vào nhiễm sắc thể của người. b. bằng cách nàu gen lành có thể được nhân lên thành nhiều bản sao trong tế bào người thay thế gen gây bệnh. c. bằng cách này gen lành có thể tồn tại trong tế bào chất mà không bị enzim phân hủy. d. dùng virut làm thể truyền ít gây tác dụng xấu hơn dùng plasmit làm thể truyền. Câu 46: 1 người đàn ông bình thường lấy người vợ thứ nhất (bình thường) đã sinh 1 người con bị bệnh u xơ nang. Sau đó anh này li dị vợ và đi lấy 1 người vợ thứ 2. Khi được tin người anh của vợ thứ 2 đã chết vì bệnh u xơ nang anh đã đi đến bác sỹ tư vấn di truyền hỏi xem đữa con sắp sinh của mình có bị bệnh u xơ nang hay không?Câu trả lời nào dưới đây của bác sỹ tư vấn là đúng? Biết rằng bố mẹ của người vợ thứ 2 không ai bị bệnh. a. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,083 b. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,063 c. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,167 d. Xác suất đứa trẻ bị bệnh u xơ nang là 0,250 Câu 47: Việc săn bắt quá mức hải cẩu biển phương bắc ở bang California vào những năm 90 của thế kỷ XIX đã làm quần thể hải cẩu ở đây giảm xuống chỉ còn 20 con. Sau đó do việc cấm săn bắt nên số lượng cá thể của loài này đã lên tới 30000 con. Nhận định nào dưới đay về quần thể sinh vật này là đúng? a. Quần thể này đã thực sự thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng. b. Quần thể mới này đã, đang và sẽ thích nghi hơn với điều kiện của California. c. Nguy cơ tuyệt chủng vẫn còn đe dọa quần thể này vì sự đa dạng di truyền của quần thể này vẫn bị giảm. d. Kích thước quần thể tăng kéo theo sự đa dạng di truyền tăng làm cho quần thể thích nghi tốt với điều kiện môi trường. Câu 48: Cùng 1 nòi vi khuẩn được nuôi cấy ở 2 bình thủy tinh (bình A và bình B) chứa môi trường nuôi cấy như nhau nhưng ở trạng thái lỏng. Bình A được đặt trên máy lắc và lắc liên tục còn bình B thì để yên không lắc. Sau cùng một thời gian nuôi cấy người ta phát hiện thấy một trong 2 bình đã xuất hiện 1 chủng vi khuẩn mới khác hẳn vi khuẩn nuôi cấy ban đầu còn ở bình kia thì nòi vi khuẩn vẫn không có gì thay đổi. Điều giải thích nào dưới đây về kết quả thí nghiệm là đúng? a. Bình A được lắc nên chắc chắn đã phát sinh đột biến làm xuất hiện vi sinh vật mới. b. Bình B không được lắc nên chắc chắn đã xuất hiện loài mới. c. Việc xuất hiện vi khuẩn mới là do đột biến ngẫu nhiên không liên quan gì đến việc bình nuôi cấy có được lắc hay không. d. Chưa có giải thích nào nêu ra là đúng. Câu 49: Trục tung của đồ thị dưới đây thể hiện số lượng chim sẻ cái trong quần thể tự nhiên trên 1 đảo của Mandrate, còn trục hoành thể hiện các năm. Điều giải thích nào về sự biến động số lượng cá thể của quần thể chim sẻ này là đúng nhất? a. Nguyên nhân gây biến động quần thể là do sự biến đổi khí hậu có tính chu kỳ ở đảo. b. Nguyên nhân gây biến động kích thước quần thể là do biến động về chu kỳ sinh sản của chim cái. c. Nguyên nhân gây biến động kích thước quần thể là do biến động có tính chu kỳ của loài ký sinh. d. Nguyên nhân gây biến động kích thước quần thể là do biến động về chu kỳ di cư của chim. Câu 50: Nguồn dự trữ photpho lớn nhất trong sinh quyển là a. nước biển. b. đá trầm tích. c. đất. d. trong các sinh vật và mùn bã hữu cơ B. Dành cho thí sinh học chương trình nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Mô tả nào dưới đây về quá trình phiên mã và dịch mã là đúng? a. Phiên mã và dịch mã ở sinh vật nhân sơ xảy ra gần như đồng thời. b. Ở sinh vật nhân sơ sau khi phiên mã xong mARN mới được dịch mã. c. Mỗi gen ở sinh vật nhân sơ được phiên mã ra 1 phân tử mARN riêng. d. Chiều dài của mỗi phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ đúng bằng chiều dài bảng mã hóa của gen. Câu 52: ARN polimeraza nhận ra được điểm khởi đầu của phiên mã là nhờ a. Bộ ba TAX nằm ở đầu của gen. b. Bộ ba ATG nằm ở đầu của gen. c. Trình tự nucleotit đặc hiệu trong gen. d. Điểm khởi đầu dịch mã Câu 53: Cho 1 cây đậu tân cao, hoa đỏ tự thụ phấn người ta thu được đời con có 6,25% số cây thân thấp, hoa trắng. Kết luận nào được rút ra dưới đây là đúng? a. Gen quy định chiều cao thân và gen quy định màu hoa nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau. b. Gen quy định chiều cao thân và gen quy định màu hoa liên kết hoàn toàn với nhau. c. Gen quy định chiều cao thân và gen quy định màu hoa liên kết không hoàn toàn với nhau. d. Chưa thể rút ra kết luận chính xác về vị trí của các gen trên nhiễm sắc thể. Câu 54: Làm thế nào người ta có thể xác định được gen quy định 1 bệnh nào đó ở người là do nằm trên nhiễm sắc thể nào? a. Dựa vào nghiên cứu phả hệ. b. Dựa vào nghiên cứu các thể đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. c. Dựa vào nghiên cứu các thể đột biến dị bội thể. d. Có thể sử dụng 1 trong số các cách nêu trên. Câu 55: Trong 1 số trường hợp người ta không thể chia các cá thể của 1 quần thể sinh vật thành các nhóm riêng biệt dựa thẻo 1 đặc điểm di truyền nào đó. Nguyên nhân có thể là do: a. đặc điểm đó do nhiều gen tương tác với nhau. b. đặc điểm đó phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường. c. đặc điểm đó là 1 loại tính trạng số lượng. d. đặc điểm đó phụ thuộc vào quá nhiều gen. Câu 56: Câu khẳng định nào nêu dưới đây là đúng? a. Lai các dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho con lai có ưu thế lai cao. b. Muốn con lai có ưu thế lai cao thì cần phải lai nhiều dòng thuần chủng với nhau. c. Lai các dòng thuần chủng khác xa nhau về địa lí sẽ cho con lai có ưu thế lai cao. d. Chỉ các tổ hợp lai đặc biệt mới cho ưu thế lai cao. Câu 57: Trẻ sơ sinh có trọng lượng trung bình sẽ ít bị chết hơn so với các trẻ khác. Đây có thể xem như 1 ví dụ minh chứng cho a. hình thức chọn lọc vận động. b. hình thức chọn lọc kiên định (bình ổn) c. hình thức chọn lọc phân hóa. d. hình thức chọn lọc tự nhiên nói chung ở người. Câu 58: Để phân biệt 2 loài có họ hàng thân thuộc với nhau thì tiêu chí nào đáng tin cậy hơn cả? a. Sự khác biệt về đặc điểm hình thái. b. Sự khác biệt về thời gian giao phối. c. Sự khác biệt về hình dạng nhiễm sắc thể. d. Sự khác biệt về số lượng gen. Câu 59: Nguy cơ nào là nguy cơ lớn nhất trong số các nguy cơ do con người gây nên được nêu dưới đây làm giảm sự đa dạng sinh học? a. Khai thác quá mức các loài sinh vật. b. Nhập về những loài sinh vật ngoại lai mà không nghiên cứu kỹ. c. Phá hủy nơi ở của các loài sinh vật. d. Gây mưa axit Câu 60: Khi 1 quần thể bị suy giảm kích thước quá mức thì nhiều nguy cơ làm cho kích thước quần thể ngày một suy giảm thêm tạo nên 1 vòng xoáy làm giảm kích thước quần thể dẫn đến quần thể bị diệt vong. Cách giải thích nào dưới đây về nguyên nhân làm xuất hiện và duy trì “vòng xoáy tuyệt chủng” là đúng? Hãy sắp xếp các mã số dưới đây theo đúng trình tự của vòng xoáy tuyệt chủng. 1. Sự cận huyết. 2. Tỷ lệ chết cao. 3. Quần thể nhỏ. 4. Khả năng sinh sản giảm. 5. Khả năng thích nghi suy giảm. 6. Giảm sự đa dạng di truyền. Trật tự đúng phải là: a. 3 - 1 - 6 - 5 - 4 - 2 b. 5 - 4 - 6 - 3 - 1 - 2 c. 2 - 3 - 5 - 6 - 4 - 1 d. 1 - 2 - 3 - 5 - 4 - 6 .Hết . CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TỔNG HỢP LẦN 7 I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40). pooimeraza thì quá trình tổng hợp ADN diễn ra ở 2 mạch sẽ như thế nào? a. Trên mạch khuôn có chiều 3 ’ -5 ’ , mạch mới sẽ được tổng hợp liên tục kể từ đầu

Ngày đăng: 04/12/2013, 14:11

Hình ảnh liên quan

Câu 8: Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây? - Bài giảng BT tổng hợp lần 7

u.

8: Thể tam bội ở thực vật có thể được hình thành bằng cách nào trong số các cách dưới đây? Xem tại trang 1 của tài liệu.
a. Những cơ quan có hình dạng giống nhau. - Bài giảng BT tổng hợp lần 7

a..

Những cơ quan có hình dạng giống nhau Xem tại trang 3 của tài liệu.
hình không gian bất thường? - Bài giảng BT tổng hợp lần 7

hình kh.

ông gian bất thường? Xem tại trang 5 của tài liệu.
d. Chiều dài của mỗi phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ đúng bằng chiều dài bảng mã hóa của gen. - Bài giảng BT tổng hợp lần 7

d..

Chiều dài của mỗi phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ đúng bằng chiều dài bảng mã hóa của gen Xem tại trang 6 của tài liệu.
b. hình thức chọn lọc kiên định (bình ổn) c. hình thức chọn lọc phân hóa. - Bài giảng BT tổng hợp lần 7

b..

hình thức chọn lọc kiên định (bình ổn) c. hình thức chọn lọc phân hóa Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan