1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp - Những mẩu chuyện Kháng chiến

311 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 311
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

Tài liệu Những mẩu chuyện Kháng chiến trình bày về những câu chuyện trong kháng chiến của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, kháng chiến chống Mỹ, cứu nứớc và trong lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đây là Tài liệu hữu ích với các bạn yêu thích khám phá về Lịch sử nước nhà.

Trang 1

1

Những mẩu chuyện kháng chiến

TRONG THỜI KỲ KHÁNG

CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Ấm áp tấm lòng anh Nghĩa

Ai đã từng sống những năm kháng chiến chống Pháp ở “Thủ đô” Việt

Bắc, hẳn không bao giờ quên mùa đông lạnh giá của An toàn khu Mùa

đông 1950, trời cực rét Tôi có chiếc áo len cộc tay thì đã chuyển cho ban

vận động “Mùa đông binh sĩ” để gửi ra tiền tuyến Để đỡ rét, tôi nảy ra

sáng kiến lấy cái quần nâu quấn cổ, để hai ống quần buông ra trước ngực

và ngồi làm việc

Bất thần, anh Trần Đại Nghĩa đến và đi thẳng vào chỗ tôi để giao việc

Anh vừa nói vừa bật cười nhìn hai ống quần buông trước ngực Tôi bối rối

trước sự ăn mặc luộm thuộm của mình

Trang 2

2

Buổi chiều, anh Thuần - bí thư của anh Nghĩa cầm đến cho tôi một cái áo

khoác to đùng của Tây (áo chiến lợi phẩm) và nói: Anh Nghĩa bảo đem

cái áo này cho mày mặc kẻo mày chết rét

Chiếc áo dài, rộng thùng thình, nhưng mặc thì cực ấm Thật tiếc, tôi mặc

chẳng được bao lâu thì chiếc áo tự thủng tửng mảng Hỏi ra mới biết bọn

Pháp trước khi rút chạy, cho bơm axít vào kho quần áo

Hằng năm, cứ mùa đông đến, tôi lại nhớ đến anh Nghĩa, người anh cả,

một cây đại thụ của ngành Quân giới, người có tấm lòng thật “Đại Nghĩa”,

quan tâm đến mọi người

Hoàng Khâm, Nguyễn Huy Ứng (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:46:06 PM

Biến cái không thể thành có thể

Đoàn pháo binh Tất Thắng, đơn vị pháo binh cơ giới đầu tiên của quân

đội ta đã từng lập nhiều chiến công hiển hách Nhưng có một chiến công

thầm lặng của Đoàn mà nhiều người chưa được biết đến Đó là cuộc hành

quân chuyển xe, pháo bằng đường sông cùng bè mảng

Đầu năm 1953, Đoàn được cấp trên giao nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển

một khối lượng xe, pháo, đạn từ Thíp (Lào Cai) về Yên Bái, chuẩn bị cho

chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 của ta

Trang 3

3

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, các phương án vận chuyển được toàn đơn

vị bàn luận khá kĩ Hành quân bằng đường bộ hay đường sắt đều không bảo đảm bí mật, bất ngờ, thậm chí có thể bị địch đánh phá Phương án vận chuyển bằng đường sông được cân nhắc rất kỹ Đây là một phương án táo bạo, đồng thời cũng là trường hợp quá hi hữu, vì chuyển các loại pháo cỡ nhỏ bằng đường sông còn được, đằng này là loại pháo lớn, lại thêm cả xe nữa Mặt khác, đoạn vận chuyển là sông đầu nguồn, nước thường chảy xiết, nhiều chỗ có thác, ghềnh rất nguy hiểm Đến đây, tưởng như đưa hàng chục khẩu pháo, xe vượt hơn 100km đường sông đầu nguồn là việc làm không thể

“Cái khó, ló cái khôn”, chỉ huy đơn vị cho anh em tháo một khẩu pháo ra, lắp lại, kiểm tra các thông số kĩ thuật rồi bắn thử, đạn rơi vẫn chính xác Thế là phương án tháo pháo để chuyển bằng bè mảng được toàn đơn vị nhất trí

Sau hơn 2 tháng làm công tác chuẩn bị và hành quân không kể ngày, đêm, nhiều lúc phải đối mặt với thác ghềnh, sóng dữ, song vượt lên tất cả, Đoàn đã cùng với nhân dân các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang đưa toàn bộ số xe, pháo cấp trên giao về bến Âu Lâu (Yên Bái) đúng thời gian quy định Tiếp đó, toàn bộ số vũ khí, phương tiện này lại được Đoàn đưa lên Điện Biên Chính những khẩu pháo này, dưới sự làm chủ của các chiến sĩ của Đoàn, đã trút lửa xuống đầu thù, góp phần cùng toàn dân, toàn quân ta làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử

Vậy là, bằng trí thông minh, ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm, Đoàn pháo binh Tất Thắng đã cùng với nhân dân làm nên một cuộc hành quân

kì diệu, biến cái không thể thành có thể

Trang 4

4

Đức Lê (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:47:33 PM

Công đầu

Để có được chiến công của pháo binh trong chiến công Điện Biên Phủ,

người có công đầu chưa hẳn là anh trinh sát trên đài chỉ huy, anh pháo thủ

ở trận địa, mà công đầu phải nói đến lại là những đồng chí thông tin phụ

trách trận địa giả Cứ mỗi lần khẩu lệnh bắn phát ra từ đài chỉ huy và viên

đạn thật chạm nổ thì cũng đồng thời và rất ăn khớp là tiếng nổ và ánh

chớp của các trận địa giả phát ra Thu hút được những đợt phản pháo và

phi cơ oanh tạc của địch dồn về phía mình càng nhiều là công lao càng

lớn Mỗi lần như vậy, mỗi người đều chăm chú theo dõi và hy vọng “ánh

chớp không bao giờ tắt”

Thì ra gà còn sống

Tháng 2 năm 1954, giặc Pháp đánh ra vùng tự do của ta ở tỉnh Phú Yên

Một tiểu đoàn quân ngụy và Pháp bị bộ đội ta tiêu diệt tại Kỳ Lộ Lúc thu

dọn chiến trường, chiến sĩ ta thấy hai, ba xác giặc còn động đậy Tưởng

còn lính địch bị thương, anh em cảnh giác canh chừng một lúc Mãi sau

mới phát hiện ra là trong các túi quần của chúng có mấy con gà bắt của

dân, còn sống Sau trận đánh, có chiến sĩ hỏm hỉnh làm thơ:

Theo giặc vơ vét của dân

Đáng đời lính ngụy tội thân con gà!

Trang 5

5

Văn Yên (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:48:41 PM

“Bữa cơm nhạt” và “bữa cơm đắng”

“Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời” song với bộ đội ta còn những

bữa ăn “đặc biệt” để thể hiện ý chí, quyết tâm của mình trước gian lao thử

thách Dưới đây là hai bữa ăn “đặc biệt đó”:

Sau lễ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, dù được

đồng bào và các đoàn thể tặng nhiều quà bánh, thực phẩm, song toàn Đội

quyết định ăn một bữa cơm nhạt không rau, không muối để gây dựng

truyền thống sẵn sàng chịu đựng và vượt qua mọi gian khổ thiếu thốn của

người chiến sĩ cách mạng

Ngày 30 tháng 8 năm 1946, sau gần 1 tháng học tập, lớp huấn luyện bổ

túc quân sự đầu tiên (tiền thân của Học viện Lục quân ngày nay) làm lễ bế

giảng Trước khi lên đường nhận nhiệm vụ, gần 100 học viên tổ chức một

“bữa cơm cay đắng” Trong mỗi mâm cơm ấy có một món nấu bằng đu đủ

và ớt để ghi nhớ những ngày học tập giữa mùa hè nóng nực, ăn uống

kham khổ, từ đó nêu cao truyền thống chị đựng gian khổ, quyết tâm vượt

mọi khó khăn trên con đường kháng chiến của người cán bộ, học viên đã

từng học tập dưới mái trường Lục quân

Trang 6

6

Quốc Hùng (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:49:53 PM

Bữa tiệc ngoại giao đặc biệt

Bữa tiệc ngoại giao này đặc biệt không phải ở các món sơn hào hải vị, mà

đặc biệt ở hoàn cảnh tổ chức

Đây là vào ngày mùng một Tết Đinh Hợi (1947), sau ngày cả nước, theo

lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch đã chiến đấu

chống thực dân Pháp xâm lược được gần hai tháng Để đập tan luận điệu

xuyên tạc của thực dân Pháp (nào là đã làm chủ được thủ đô Hà Nội, nào

là công cuộc bình định sắp hoàn tất…) và cũng là để cho thế giới thấy rõ

quân và dân ta vẫn vững vàng trong cuộc chiến đấu ác liệt chống ngoại

xâm trong lòng Hà Nội, được sự đồng ý của trên, Ban chỉ huy trung đoàn

Thủ đô quyết định mở một bữa tiệc chiêu đãi Tổng lãnh sự quán các nước

có mặt tại Thủ đô Hà Nội, nhân dịp Tết Nguyên Đán

Khách đến đông đủ, phần vì tò mò, phần vì để thăm dò tình hình chiến

đấu của quân và dân ta Họ không khỏi ngạc nhiên, trong khi tiếng súng

chống ngoại xâm vẫn nổ ngoài các phố, thì trong phòng chiêu đãi vẫn diễn

ra một bữa tiệc đàng hoàng như không có gì xảy ra Nến bạch lạp thắp

sáng làm tôn vẻ lộng lẫy của các bức tranh, vẻ đẹp đặc biệt của đào, của

quất Trên bàn có đầy đủ các món ăn sang trọng như yến, vây, bóng mực,

bánh chưng, thịt, cá và rượu quý…

Trang 7

7

Bữa tiệc kết thúc trong sự hồ hởi của chủ và khác Ra về, khách còn lưu

luyến bày tỏ thiện chí: “Hãy kiên trì và kiên trì, các bạn sẽ thắng” và “Nhờ

các ngài cho chúng tôi chúc sức khỏe của Cụ Hồ kính mến”

N.M.K (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:54:06 PM

Bức tranh được thưởng

Thời kháng chiến chống Pháp, đại đội 1 đóng trong rừng luyện quân chờ

dịp lên đường diệt giặc Ban chỉ huy đại đội có sáng kiến tổ chức chiến sĩ

thi vẽ tranh Giải nhất là một con gà tăng gia

Vừa bắt đầu thi, chiến sĩ Lăng liền lấy than bôi đen kịt cả trang giấy và

nộp nhanh nhất Buổi tối bình tranh, chính trị viên hỏi Lăng vẽ thế có ý

nghĩa gì? Anh đáp: “Đó là lính Âu Phi đi càn ban đêm!”

Câu trả lời bất ngờ và thú vị khiến cả đại đội cười bò Anh em bình cho

Lăng giải… 10 quả trứng gà, vì anh thông minh kiểu: “Trạng Quỳnh vẽ

Trang 8

8

không có tên tác giả

C hẳng hạn, đối với dân công thì có bài “Ca dao dân công Điện Biên Phủ”, trong đó có đoạn:

“Mau lên hỡi bạn xe thồ

Đường ra mặt trận vui mô nào bằng

Qua rừng qua núi băng băng

Xe thồ đè bẹp xe tăng quân thù”

Trong bài “Ca dao chiến sĩ”, bộ đội ta trong lúc đào hào thì:

“Đúng rồi! Muốn đánh thì đào

Muốn thắt cổ địch phải có chiến hào vây quanh

Chiến hào cùng với chiến binh

Họ “chiến” chúng mình quyết chiến lập công”

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều bài ca dao ở Điện Biên Phủ Chúng không còn đơn thuần là những bài ca, tiếng hò Chủ đề tư tưởng của mỗi bài hò, ca đều mang đậm tính giáo dục, khích lệ, động viên tinh thần phục

vụ chiến đấu và chiến đấu của dân công, chiến sĩ Đó cũng là một phần,

dù nhỏ, lí giải chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Câu hát của người Xêđăng Đầu mùa thu năm 1948, Ủy ban kháng chiến miền nam Trung Bộ nhận

Trang 9

9

thấy thực dân Pháp đã rải quân ra cả ba nước trên bán đảo Đông Dương,

song lực lượng của chúng còn mỏng, nên nhận định: Muốn giữ vững vùng

tự do Nam Trung Bộ, không chờ địch đến mới đánh, mà phải tiến vào

vùng sau lưng địch để đánh, và hướng chính là Tây Nguyên Nhưng Tây

Nguyên lúc này đường sá còn rất ít, hơn nữa mới chỉ có gần ba trăm buôn

làng có cơ sở cách mạng Vì vậy việc mở đường, phát triển buôn làng

cách mạng ở Tây Nguyên ngay sau đó đã được phát động Qua gần một

tháng “phát” mà phong trào vẫn chưa thấy “động” nhiều, nên đồng bào

Bài hát như một luồng gió mới thổi mạnh vào phong trào Chỉ ba tháng

sau (tháng 10 năm 1948), việc mở đường, xây dựng buôn làng kháng

chiến đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp ở Tây Nguyên, nâng số

buôn làng có cơ sở cách mạng lên gấp 3 lần và hệ thống đường sá đã được

mở đến tận ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia

D.L (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:54:56 PM

Trang 10

10

Cha con và … cái nồi đồng điếu

Năm 1950, Võ Viết An làm lính trinh sát ở Thất Khê, tham gia Chiến

dịch Biên giới Một lần, An lên cơn sốt dữ dội nằm li bì dưới gốc cây trám

của một gia đình người dân tộc Chủ nhà là chị Ma Thị Nua, đã dìu An

vào nhà, nấu cháo bằng cái nồi đồng điếu cho an và chữa cho dứt cơn sốt

Bốn mươi năm sau, An trở thành giám đốc Xí nghiệp ép dầu Việt Yên, có

con trai là Võ Việt Sơn đóng quân trên biên giới Lạng Sơn Một hôm, Sơn

phải vào nghỉ ở nhà dân vì cũng lên cơn sốt Cô gái nhà chủ lấy nồi đồng

điếu nấu cháo cho Sơn Hỏi rõ sự tình Sơn mới hay là mình đang ở đúng

gia đình mà bố anh đã ở mấy chục năm trước đó Vẫn cái nồi đồng điếu cũ

và cô gái này lại chính là con gái cụ Ma Thị Nua, dân tộc Tày, huyện Thất

Khê, tỉnh Lạng Sơn

Vinh Quốc (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:56:16 PM

Cho cả hai loại kẹo

Đạn pháo 105 của ta ở chiến dịch Điện Biên Phủ có thể nói hầu hết là lấy

đạn địch đánh địch Nhiều lúc Bộ chỉ huy chiến dịch phải chỉ định bắn

từng viên theo mệnh lệnh Nhưng từ khi quân ta cắt được sân bay Mường

Thanh, “cái dạ dày của Điện Biên Phủ” bộ binh ta tìm mọi cách đoạt dù

lấy đạn pháo chuyển về cho pháo binh, và mỗi lần giao đạn, các anh cũng

không quên kèm theo những hộp kẹo, sôcôla, khẩu phần của địch mà các

Trang 11

Năm 1946, anh bị thực dân Pháp đưa vào chiến trường Nam Bộ Tới Sài Gòn được 3 tháng, người lính Nga này lại bị điều về Bến Tre và chỉ sau

đó ít lâu, S Vadinxki đã bỏ hàng ngũ quân đội viễn chinh Pháp chạy sang hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam và được bổ sung vào tiểu đoàn

307 S Vadinxki được mang tên Việt Nam: Dương Văn Thành

Từ năm 1946, trên nhiều chiến trường Nam Bộ, Dương Văn Thành chiến đấu ngoan cường, dũng cảm bên các bạn Việt Nam thân yêu của anh, đồng cam cộng khổ, vui buồn có nhau Anh đã làm đến chức trung đội trưởng, chỉ huy nhiều trận đánh ác liệt và được tặng thưởng Huân chương Chiến công Anh đã được kết nạp Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam)

Những năm tháng chiến đấu trên mảnh đất Nam Bộ thân yêu của Việt Nam, Dương Văn Thành đã làm bạn với một cô gái Việt Nam quê ở Bến Tre Hai anh chị sinh được một cháu gái đặt tên là Irina

Sau 8 năm kháng chiến, đến ngày hòa bình lập lại (1954), S Vadinxki

Trang 12

12

làm phiên dịch cho việc chuyển quân tập kết ra miền Bắc của quân và dân

Nam Bộ

Cuối năm 1955, Dương Văn Thành được hồi hương cùng con gái Irina,

lúc đó vừa tròn 6 tuổi Cô gái Bến Tre, người bạn đời của S Vadinxki, ở

lại quê nhà

Ở Liên Xô, Dương Văn Thành tức S Vadinxki làm việc tại Khoa tiếng

Việt, trường Đào tạo Cán bộ Trung ương các Công đoàn Liên Xô

Trần Tấn Cường (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:57:15 PM

Cơm ở trong dân

17h00 chiều 2-6-1951, Tiểu đoàn 195 bộ đội địa phương Thái Bình nhận

được lệnh sau 30 phút phải hành quân gấp về Tiền Hải phục kích đánh

bọn ngụy đi tuần đường 39 tại thôn Thượng, xã Hưng Đạo làm sao trong

30 phút có thể vừa phổ biến nhiệm vụ cho cán bộ đại đội, vừa tổ chức cho

bộ đội ăn cơm xong? Đó là vấn đề Ban chỉ huy Tiểu đoàn 195 lo lắng

nhất Tất cả mọi việc, Ban chỉ huy Tiểu đoàn đã thảo luận phân công niệm

vụ xong, duy có việc “cơm” cho cả Tiểu đoàn ăn xong trong 30 phút là

kẹt Tại sở chỉ huy tiểu đoàn đóng ở nhà dân lúc ấy đang có cán bộ xã đội,

thôn đội và cả dân quân du kích đến báo cáo tình hình Cán bộ Tiểu đoàn

đem ra trao đổi với anh em thôn, xã giải quyết vấn đề “cơm”, nhiều ý kiến

đã được đưa ra bàn bạc Đột nhiên, một đồng chí dân quân du kích phát

Trang 13

13

biểu: “Khó quái gì, đưa hết bộ đội vào nhà dân mà ăn, giờ này nhiều nhà

dân đã nấu cơm xong” Vì vội, chẳng ai để ý đến tên người nói Tất cả

như chợt hiểu ra, mọi người lao ngay vào việc chuẩn bị: Phát lệnh cho bộ

đội hành quân, hợp đồng và giao nhiệm vụ cho cán bộ xã đội, thôn đội cử

dân quân du kích đi nắm tình hình, liên hệ với gia đình dân nhường bộ đội

ăn cơm trước đi làm nhiệm vụ, gia đình nấu cơm tiếp ăn sau, xã trả gạo và

đón dẫn bộ đội vào từng nhà

Bộ đội của Tiểu đoàn được lệnh hành quân, nhưng trên đường đi anh em

đã được anh chị em dân quân, du kích dẫn đón vào các gia đình dân bên

đường ăn cơm, nhà 3 người, nhà 5 người, nhà 7 người, Nhân dân được

đón bộ đội về nhà mình ăn cơm rất phấn khởi, nhiều nhà đã lấy thêm mắm

dự trữ, lấy trứng gà kho mặn bổ sung vào phần thức ăn đạm bạc của gia

đình để bộ đội ăn cho nhiều, cho no Có anh em may mắn còn được ăn

cơm có thịt, có cá Sau 30 phút, cả Tiểu đoàn hơn 300 người đã ăm cơm

xong, nghỉ ngơi 10 phút tiếp tục hành quân đúng lệnh

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:57:56 PM

Cụ dân công

Thấy người tứ xứ và dân làng nườm nượp đi phục vụ chiến dịch Điện

Biên Phủ, cụ Lê Thị Nhài năm đó đã 73 tuổi ở xã Vinh Quang, huyện

Thanh Thủy, tỉnh Vĩnh Phú cũng đòi ủy ban cho đi dân công bằng được

Cụ vật nài: “Tôi già rồi nhưng chân vẫn dẻo, các ông thông cảm thì cho

Trang 14

14

tôi mang ít quà nhẹ lên tặng chiến sĩ Điện Biên là được Tôi phải đi để tận

mắt xem cái đời bây giờ con cháu “ghê gớm” như thế nào và động viên

chúng nó làm tròn lời Cụ Hồ dạy”

Trên đường đi cụ thường hát hò, kể chuyện khích lệ mọi người, nhiều

người đã cất công đi tìm đến thăm cụ bà dân công già nhất chiến trường

Có lần trong đêm, thấy có tiếng người hỏi thăm, cụ liền vui vẻ ứng khẩu:

“Trời tối ai chẳng biết ai, chính tôi là Lê Thị Nhài, ở xã Vinh Quang…

đây!”

Có lẽ cụ Nhài là người cao tuổi nhất trong đội ngũ chiến sĩ Điện Biên

trùng điệp năm ấy

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 01:58:52 PM

Củ khoai Khai

Cái tên đọc lên nghe ngồ ngộ song đó lại là tên thật chỉ một loại lương

thực chủ yếu của bộ đội Phú Yên trong kháng chiến chống Pháp Khoai

Khai là một loại củ rừng ở vùng núi cao Phú Yên, củ nhỏ bằng bắp tay, củ

to nhất cũng bằng bắp chân, vỏ màu đất, luộc lên có vị khai… nên gọi là

khoai Khai Muốn lấy được nó phải đào sâu trong lớp đất rừng Đây

không chỉ là lương thực đối với bộ đội mà còn cả nhân dân Phú Yên trong

kháng chiến chống Pháp, nhất là năm 1952, nạn đói xảy ra khi thực dân

Trang 15

15

Pháp cho máy bay bắn phá Cầu Máng của hệ thống thủy lợi Đồng Cam,

ngăn dòng nước tưới cho cánh đồng Tuy Hòa trù phú Thiếu lúa gạo, bộ

đội và nhân dân Phú Yên phải tìm đào và ăn củ khoai Khai để lấy sức

chiến đấu Thời gian trôi qua, cuộc kháng chiến đã lùi xa song với những

cự chiến binh và nhân dân đã sống trong những ngày tháy ấy, kí ức về củ

khoai Khai vẫn còn in đậm

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:04:54 PM

Cùng làm chung một nhiệm vụ nhưng qua 44 năm mới biết tên

nhau

Họ là hai người phụ nữ Một chị là đại biểu của Giải phóng quân Một chị

là đại biểu của nhân dân Hà Nội Họ không làm nhiệm vụ tình báo mà

cùng làm chung một nhiệm vụ: được vinh dự kéo lá cờ “in màu chiến

thắng mang hồn nước” lên ngọn cột cờ uy nghi trên lễ đài giữa Quảng

trường Ba Đình lộng gió và rực rỡ ánh mặt trời trong buổi lễ Tuyên ngôn

độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945

Mãi đến sáng ngày 19 tháng 12 năm 1989, trong buổi họp mặt các chiến

sĩ cũ của Trung đoàn Thủ đô tại Bảo tàng Quân đội, hai chị phụ nữ mới có

dịp gặp lại nhau Người phụ nữ đại biểu của Giải phóng quân là chị Đàm

Thị Loan, còn người phụ nữ đại biểu của nhân dân Hà Nội là chị Lê Thi,

cán bộ Viện Triết học thuộc Viện Khoa học xã hội và nhân dân quốc gia

Qua 44 năm và 108 ngày, kể từ lúc cùng làm chung một nhiệm vụ, họ

Trang 16

16

mới biết rõ về nhau trong ngày gặp mặt cảm động của các cựu chiến binh

đã từng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:06:38 PM

Cuộc “tái ngộ” vợ chồng đầy kích tính trên đường chiến dịch

Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên, chuyện “duyên kì ngộ”

giữa bộ đội và dân công phục vụ hỏa tuyến vô cùng phong phú Đặc biệt

nhất là phải kể đến cuộc “tái ngộ” vợ chồng đầy kích tính của đôi vợ

chồng trẻ

Chuyện rằng, vào một đêm hành quân của bộ đội và dân công, trời mưa,

ướt và lạnh đến thấu xương, nhưng mọi người vẫn hăng hái tiến lên Để

động viên chiến sĩ, cô dân công Lê Thị Lý hướng về hàng quân cất giọng

hò:

“- Ơ hò…

Trời mưa cho ướt lá bàng

Ướt em em chịu, ướt anh Vệ quốc đoàn em thương”

Bên đơn vị bộ đội, chiến sĩ Nguyễn Văn Thanh liền hò đáp lại:

“- Ơ hò…

Hỡi con bướm đậu cành hồng (tính tình tang)

Trang 17

17

Hỡi cô có muốn lấy chồng tòng quân (tang tính tình)”

Vừa hò, Thanh vừa tò mò dấn bước ngó vào đội hình đoàn dân công xem

cô nào hò, giọng nghe hay đến vậy

Chờ anh bộ đội bước lên, cô dân công Lý ra lệnh vui:

“- Chị em nghe lệnh tôi! Ai lạc vào hàng thì bắt sống!”

Tiếng cười hưởng ứng rộ lên Thanh ngờ ngợ giọng “lanh lảnh” của cô

gái Bống Lý tròn xoe mắt reo lên:

- Ối giời ơi! Anh Thanh!

Thanh bước vội lên nắm chặt lấy tay Lý Cả đơn vị bộ đội và đoàn dân

công lặng đi xúc động vì cuộc gặp gỡ bất ngờ của đội vợ trồng trẻ trên

đường ra trận

Bỗng một cô dân công hét toáng lên: “Chúng mày ơi, cái Lý bắt sống

được… chồng mình”

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:07:13 PM

Dầu máy khâu… xào giá Tết kháng chiến đầu tiên trong vòng vây kẻ thù Trung đội tự vệ Hàng

Trang 18

18

Thiếc (Liên khu 1) đã chiến đấu suốt 40 ngày đêm, đang cắm chốt bảo vệ

lưng cho trung đoàn đóng ở phố Hàng Bạc, thì tết đã kề Trung đội trưởng

Hàm giao cho chị Cốm người Nam Định, cố gắng chuẩn bị cho anh em

một cái tết tươm tất Lúc này, trung đội thiếu thốn đủ bề… Vốn là người

làm công cho nhà buôn ở phố Hàng Nón, chị Cốm ở lại nấu cơm phục vụ

cho anh em Được giao chuẩn bị tết, chị chui qua tường đến lục bếp khắp

các nhà kiếm được ít đỗ xanh ngâm giá rồi đem về để xào cho anh em ăn

Tết Nhưng sau bữa “giá xào béo ngậy” đó thì anh em ôm bụng thi nhau

chạy… Mãi sau mới tìm ra “thủ phạm”: thì ra khi sục vào nhà dân tìm

thực phẩm, chị Cốm nhặt được chai dầu, mừng quá đem về xào giá, nào

ngờ đó là loại dầu nhờn dùng tra máu khâu Anh em được bữa ôm bụng

cười chảy cả nước mắt

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:07:44 PM

Đám cưới “hai người đàn ông”

Chuyện xảy ra trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp ở

Rạch Giá Đó là đám cưới của Mười Mẫn và Bé Quang - hai chiến sĩ Vệ

quốc đoàn Trước mặt mọi người, cô dâu, chú rể đều là “đàn ông”, đều

mặc quân phục, đầu đội mũ calô Trẻ con reo hò: “Đàn ông đi cưới đàn

ông, tụi bay ơi!”, người lớn thì thắc mắc: “Cưới gì mà chỉ có hai chú rể,

cô dâu không thấy…” Hai người chỉ cười mà không nói gì bởi có thanh

minh thì cũng ít người tin

Hai năm trước đó, cô bé Mười Mẫn trốn nhà, cắt tóc giả trai, lên cứ xin

Trang 19

19

vào bộ đội Thời gian trong quân ngũ, Mười Mẫn cùng ăn, cùng ở, cùng

chiến đấu, cùng sinh hoạt trong một đơn vị toàn nam giới Không một ai

phát hiện ra Mười Mẫn “giả trai” Thậm chí, có một vài cô gái địa phương

đem lòng yêu Mười Mẫn nhưng cô đều khéo léo chối từ

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:08:26 PM

Để ở đâu?

Giữa tháng 1-1947, Liên khu 1 Hà Nội đã nằm trong vòng vây xiết chặt

của quân Pháp Để giảm không khí căng thẳng sau các đợt chiến đấu, Ban

chỉ huy Trung đoàn Thủ đô chủ trương bình thường hóa sinh hoạt của

chiến sĩ, mở các lớp đào tạo ngắn về chính trị, quân sự, bồi dưỡng đảng

viên…

Chị Lê Thi, tuy mới 19 tuổi nhưng lại là đảng viên được xem là có trình

độ lí luận khá, từng theo học các lớp do ông Trần Huy Liệu, Hải Triều

giảng Tại một lớp học chính trị, chị được phân công giảng bài “Nguồn

gốc loài người” Trước những cán bộ tiểu đội, trung đội trẻ măng và

nghịch ngợm, chị trình bấy rất khúc triết rằng: “Loài người không phải do

Chúa trời sinh ra mà từ loài khỉ tiến hóa dần lên” Chị giảng vừa dứt, tất

cả anh em cười âm lên như vừa được nghe một câu chuyện khôi hài Một

người giơ tay xin hỏi: “… Nếu loài người từ các con khỉ mà ra, thì nay cái

đuôi của khỉ để ở đâu? Đề nghị giải đáp ạ!” Mọi người cười tưởng vỡ

bụng Lê Thi đỏ bừng mặt, biết là bị trêu ghẹo nhưng vẫn tự tin, nhanh trí

giải thích: “Trong quá trình từ khỉ hình thành người, cái đuôi không dùng

Trang 20

20

đến nữa nên nó cụt dần đi”

Thanh Tùng (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:09:29 PM

Đừng nói dài dòng, vòng vo!

Cuối năm 1953, các đơn vị bộ đội của ta và của bạn trên chiến trường

Trung - Hạ Lào gặp rất nhiều khó khăn về lương thực, thực phẩm Ta và

bạn đều thống nhất chủ trương vay lương thực, thực phẩm của nhân dân

Bản Nong Phú được chọn vay thí điểm Trong cuộc họp giữa cán bộ với

dân bản, một cán bộ hậu cần của ta đã đọc một bài diễn văn “khá kêu”,

với đầy đủ các ngôn từ mĩ miều, và còn cả những thuật ngữ quân sự nữa

Anh còn nêu lên tầm quan trọng của công tác bảo đảm hậu cần chiến dịch,

nhấn mạnh việc vay lương thực, thực phẩm của nhân dân là một chủ

trương nhất quán của lãnh đạo, chỉ huy Mặt trận… Vậy mà bà con vẫn tỏ

ra chưa hiểu, chưa thấy ai hưởng ứng Thấy vậy, ông Tài Xiêng là trưởng

bản liền đứng lên nói: “Ta cho bộ đội vay gạo hay là để giặc chiếm bản

cướp đi hết? Ai cho vay thì giơ tay lên?”

Ông trưởng bản vừa dứt lời thì hàng chục cánh tay đồng loạt giơ lên

Đồng chí ghi sổ đắng kí không kịp

Thế là từ chỗ thiếu lương thực nghiêm trọng, chỉ trong vòng một tuần, Bộ

chỉ huy Mặt trận đã có đủ số lương thực, thực phẩm cần thiết, bảo đảm

Trang 21

21

cho bộ đội ăn trong suốt mùa chiến dịch

Sau này, bạn và ta cùng rút kinh nghiệm, đại ý: “Nói dài dòng, nêu nhiều

ý nghĩa quan trọng, quan điểm, chủ trương quá thì dân bản khó nắm được

nội dung Cứ nói cụ thể, ngắn gọn, làm cho cán bộ thông trước thì mọi

việc sẽ xuôi”

Thiết nghĩ, câu chuyện trên đây cũng là một trong những bài học về công

tác dân vận, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số của cán bộ, chiến sĩ

ta hiện nay

Đức Lê (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:10:04 PM

Em bé Quyết Thắng

Ngày 10-4-1954, giặc Pháp tàn sát các bản Cò Mỵ, Long Nhai Một phụ

nữ Thái có mang, sống sót chạy trốn vào rừng tìm bộ đội nhưng giữa

đường chị trở dạ, sinh đứa con trai, và chị qua đời luôn vì kiệt sức Có 3

chiến sĩ pháo binh hành quân qua, nhìn thấy và đã cứu sống được em bé

Chưa có dịp gửi em về hậu phương, đơn vị đã nuôi em trong hầm pháo và

đặt tên em là Quyết Thắng

Quyết Thắng vừa ra đời, đã theo bộ đội pháo binh hành quân chiến đấu

Sau 27 ngày, đến chiều 7 tháng 5 năm 1954, bé Quyết Thắng cùng đơn vị

pháo binh tiến vào đất Điện Biên Phủ rực màu cờ chiến thắng

Trang 22

22

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:11:04 PM

“Em lạy chị rồi!”

Trong kháng chiến chống Pháp, theo sáng kiến của Hội phụ nữ Hưng

Yên, phong trào du kích Hoàng Ngân phong trào mạnh, đã có những đóng

góp lớn lao cho sự nghiệp kháng chiến Dưới đây là một bài thơ vui về nữ

du kích Hoàng Ngân:

Thầy cai vào chợ ven làng

Đầu đội mũ lệch, đít quàng súng côn,

Thấy gái, thấy ngó, thầy nhòm

Thầy toét cái mồm, thầy nguẩy cái mông

Nhưng kìa, bỏ mẹ thầy không!

Gái lao đòn gánh, gái vung đòn càn

Ngực thầy như nện trống làng

Mặt thầy thánh thót từng tràng mồ hôi

“Thôi, thôi em lạy chị rồi!”

Hoàng Ngân du kích nhoẻn cười, chỉ tay:

“Tiến lên hai bước, sau quay!

Trong làng khối gái, mời thầy vào chơi!”

Dây thừng lõng thõng đằng đuôi

Nhìn thầy, cả chợ phì cười: “Sướng chưa”!

Trang 23

23

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:11:54 PM

Hiện thực hóa khát vọng hòa bình “Hết chiến tranh rồi! Hòa bình muôn năm!”

Đây là tiếng reo vui bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới của

hàng vạn tù binh vốn là lính Lê dương trong quân đội viễn chinh Pháp bị

ta bắt, sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch bị ta băm nát

(75-1954) Họ lũ lượt kéo nhau chiu ra khỏi hầm lên mặt đất với những lá cờ

trắng trên tay hoặc vuông dù trắng quấn vội lên đầu họ vẫy vẫy chiến sĩ ta

và lễ phép cúi chào Tuy trên mặt vẫn còn vương sự kinh hãi nhưng không

kìm nổi niềm vui được sống nên reo vui: “Hết chiến tranh rồi! Hòa bình

muôn năm!”

Thế mới hay, chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử không những giải phóng

nhân dân ta khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp, mà còn hiện thực hóa khát

vọng hòa bình của những người lính Lê dương với nhiều quốc tịch khác

nhau, bất đắc dĩ phải phục vụ cho những cuộc chiến tranh xâm lược bẩn

thỉu của đế quốc, thực dân

TV (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 15 Tháng Mười, 2011, 02:13:23 PM

Không phải là “vô tình”

Trang 24

24

Đồn Vô Tình (Trực Ninh, Nam Định) bị bộ đội ta tiến công từ lúc nửa đêm Khi trời rạng sáng, người ta thấy một số “tên lính ngụy” chạy tới chạy lui đắp lại ụ súng và củng cố các hàng rào thép gai Thỉnh thoảng trong đồn có những tiếng nổ cùng những cột khói bốc lên giống như đạn pháo của ta rót vào

Một chiếc máy bay “Bà già” vè vè lượn đi lượn lại trên đồn, nó thả xuống đồn một cái vỏ đạn, bên trong đựng lá thư của trung tước Đờ Linarét gửi cho đồn trưởng đồn Vô Tình Trong thư, hắn hết lời khen ngợi tinh thần chiến đấu của các binh sĩ trong đồn, hứa sẽ cho đội “commăngđô” đến tiếp viện vào lúc 16 giờ

Đúng hẹn, một tốp máy bay Đacôta rì rì bay tới, chúng lần lượt thả xuống khu vực đồn Vô Tình gần 100 chiếc dù hàng với đủ các loại đạn, vũ khí và lương thực Cùng lúc ấy, các chiến sĩ ta chớp lấy thời cơ, thu toàn bộ số hàng tiếp viện của địch

Số là, sau khi chiếm được đồn ngay trong đêm, các chiến sĩ ta giả làm lính ngụy, duy trì mọi hoạt động trong đồn, làm như thể đồn Vô Tình vẫn đang cầm cự với bộ đội ta để … “mong” được tiếp viện Đúng như dự đoán, địch tìm cách tiếp viện cho đồn Vô Tình và đã rơi vào cái bẫy đang gài sẵn của ta Sau này, Đờ Linarét đã lớn tiếng trách cứ thuộc hạ Nhưng chính ông ta cũng không thể hiểu nổi vì sao lại vô tình tiếp viện cho

“địch”

Còn cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Đồng Bằng thì hiểu: không phải vô tình hay may rủi, đó chính là sự mưu trí, sáng tạo trong đánh giặc của bộ đội

Trang 25

25

ta

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:49:07 PM

Lễ duyệt binh tại Mường Phăng

Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, theo lệnh trên, mỗi đoàn cử một, hai

đại biểu lên gặp Ban chỉ huy Lễ duyệt binh nhận nhiệm vụ

Đại đoàn 308 có anh hùng Nguyễn Quốc Trị, Chiến sĩ thi đua toàn quân

Giáp Văn Khương; Đại đoàn 312 có Đại đội trưởng Tạ Quốc Luật, người

dẫn tổ xung kích bắt sống tướng Đờ Cátxtơri, Nguyễn Xuân Đài, Chiến sĩ

thi đua Đại đoàn công pháo 351

Đại đoàn phó 312 Quang Trung, Chỉ huy trưởng lễ duyệt binh giao cho

Nguyễn Quốc Trị nhiệm vụ tổ chức tổ kéo cờ, Tạ Quốc Luật được chỉ

định kéo cờ, Nguyễn Xuân Đài nâng cờ Đây là đại diện cho hai binh

chủng chủ yếu tham gia chiến dịch (bộ binh và pháo binh)

Vừa chiến thắng xong, ở mặt trận không có nhạc kèn, Nguyễn Xuân Đài

đề xuất sáng kiến: đại đội trọng pháo bắn 4 loạt (mỗi loạt 4 phát), tiếp đó

đại đội pháo cao xạ bắn điểm xạ cho đến khi cờ kéo lên tới đỉnh cột thì kết

thúc Để đảm bảo an toàn, đạn đại bác 105mm phải tháo bỏ trái phá, đẽo

trái phá bằng gỗ thay vào để khi bắn liều thuốc pháo gây được tiếng nổ to

Sau tiếng hô của Chỉ huy trưởng Quang Trung: “Nghiêm! Chào cờ,

Trang 26

26

chào!”, loạt đạn pháo đầu tiên nổ vang, tiếp đó quốc ca được cử lên do tổ

trưởng tổ đàn là nhạc sĩ Lương Ngọc Trác trực tiếp chơi đàn Áccoocđêông

chỉ huy Cờ từ từ được kéo lên, khi thới đỉnh cột thì cũng là lúc lễ duyệt

binh bắt đầu Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần lượt duyệt đội ngũ các đơn

vị và binh chủng dự lễ mừng chiến thắng

Trần Duy Thành (theo lời kể của đ/c Nguyễn Xuân Đài)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:50:19 PM

Mất bánh chưng, được bài hát để đời

Chuyện rằng, vào một ngày áp tết Nhâm Thìn, (1952), Đoàn văn nghệ

tuyên truyền Liên khu 4 rậm rịch chuẩn bị đón tết thứ 7 của cuộc kháng

chiến chống Pháp Đêm xuống, mọi người quây quần quanh bếp lửa luộc

nồi bánh chưng trò chuyện Riêng nhạc sĩ Lê Yên (1917-1998) mải mê

một mình bên ngọn đèn dầu trong lán cạnh đấy phổ nốt những nốt nhạc

cuối cùng cho một bài hát ông đang sáng tác Khuya, sương xuống lạnh,

phần vì vãn chuyện, phần vì mệt mỏi do công việc ban ngày, lại thấy nhạc

sĩ Lê Yên vẫn tỉnh như sáo bên cây đèn dầu, mọi người bèn giao cho nhạc

sĩ vừa sáng tác vừa làm nhiệm vụ trông coi nồi bánh chưng, rồi lục tục

kéo nhau đi ngủ Quá mải mê với giai điệu “Hò giã gạo Khu 4” và làn

điệu mượt mà, thiết tha của “dân ca quan họ Bắc Ninh” mà bài hát thể

hiện, nhạc sĩ ta quên khuấy nhiệm vụ Thấy nồi bánh luộc không có ai

trông, lợi dụng đêm tối, kẻ gian khoắng hết bánh rồi chuồn mất Đến khi

Trang 27

27

trời sáng thấy mọi người trong Đoàn nháo nhác gọi nhau vì chuyện mất

bánh, nhạc sĩ Lê Yên mới “tỉnh” Và đấy cũng là giây phút cuối cùng nhạc

sĩ hoàn thành bài hát “Bộ đội về làng” nổi tiếng

Giai thoại mất bánh chưng, được bài hát để đời mà đồng đội cũ trong

Đoàn văn nghệ Liên khu 4 kể về nhạc sĩ Lê Yên là thế

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:51:28 PM

“Mốc” cũng bắn

Trong một trận đánh của chiến sĩ đường số 6 - Hòa Bình (12 năm 1951),

pháo ta đang bắn mạnh vào sở chỉ huy địch, đồng chí Đại đội trưởng ở đài

quan sát nghe điện thoại từ trận địa Trung đội 1 báo cáo:

- Báo cáo! Hết đạn nổ sát thương, chỉ còn đạn “Mốc” Xin chỉ thị!

Đại đội trưởng quan sát thấy trận đánh vẫn đang diễn ra rất quyết liệt, bộ

binh rất cần pháo binh chi viện để xung phong đánh chiếm mục tiêu, liền

hạ lệnh:

- “Mốc” cũng phải bắn, nổi viên nào tốt viên đó

Thế là hàng loạt đạn “Mốc” nổ vang, màn khói trắng đục, dày trùm lên

đầu giặc, chúng kinh hoàng bỏ chạy, bộ binh ta chớp thời cơ xung phong,

trận đánh kết thúc thắng lợi

Trang 28

28

Hôm sau, đơn vị rút kinh nghiệm chiến đấu, Đại đội trưởng mới hay: trên

thân đạn pháo Mỹ có ghi kí hiệu “Smoke” (nghĩa là khói, dùng để bắn tạo

màn khói che mắt địch, chứ không phải để sát thương địch), anh em

thường quen gọi là “Mốc”, Đại đội trưởng cứ tưởng là đạn cũ đã bị mốc!

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:52:51 PM

Nhịn cho Tây ăn

Cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Chủ nhiệm chính trị mặt trận

không đi đâu được Các đơn vị gọi điện thoại đến thinh thị luôn Có một

lần, đồng chí nghe giọng nói quen quen và nhận ra tiếng đồng chí Chính

ủy Đại đội 312

- Báo cáo anh, tù binh đông quá Gạo dự trữ của Đại đoàn không đủ cho

bộ đội ta và cho tù binh ăn mỗi suất 100 gam

- Cứ nấu hết gạo cho tù binh ăn no

- Còn bộ đội?

- Động viên anh em nhịn ăn một bữa Những người chiến thắng chúng ta

hãy tỏ ra nhân đạo đối với các tù binh Tôi sẽ ra lệnh điều gạo lên chỗ các

anh ngay

Văn Tâm (st)

Trang 29

29

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:54:00 PM

Những nắm cơm tình nghĩa của người dân bản Pài

Để chuẩn bị lực lượng cán bộ lãnh đạo nhân dân tiến hành Tổng khởi

nghĩa Tháng 8 thắng lợi, Đảng ta chủ trương tổ chức cho các đồng chí cán

bộ cách mạng đang bị giam cầm ở các nhà tù đế quốc vượt ngục Đoàn

cán bộ cách mạng ở nhà ngục Sơn La, sau khi vượt ngục thành công, nhận

được lệnh trên phải về ngay căn cứ nhận nhiệm vụ mới Trên đường đi,

Đoàn bị kẻ địch truy lùng gắt gao Đến Thái Nguyên, Đoàn phải lánh trên

một nương xa của nhân dân bản Pài để tránh giặc Một ngày, hai ngày rồi

ba ngày trôi qua, lương thực và nước uống đã cạn mà địch vẫn bổ vây tứ

phía Đói khát hành hạ, Chi ủy hội ý để cho cán bộ trong Đoàn được sử

dụng những quả dưa Mán trên nương, mà đồng bào bản Pài khi dẫn Đoàn

đi tạm lánh đã đồng ý cho Đến đêm ngày thứ năm, đồng chí nhận nhiệm

vụ canh gác dẫn về một chị người Mán Cả đoàn mừng rỡ xô lại hỏi thăm

tin tức Chị người Mán mệt mỏi, ngồi xuống nói trong hơi thở:

- Các đồng chí ơi, dân làng lo cho các đồng chí quá!

Hai tay run run, chị lấy trong cái túi lưới sau lưng ra nắm cơm lạnh ngắt,

khô cứng và nói:

- Các đồng chí ơi, quan châu, quan đồn nó lấy hết gạo rồi, nhưng người

Trang 30

30

làng vẫn bảo nhau giấu đi một tí để mang cho các đồng chí ăn Chắc đồng

chí đói lắm rồi

Chia nhau những nắm cơm tình nghĩa của bà con bản Pài gửi cho, Đoàn

cán bộ cách mạng hết sức cảm động Họ thầm hứa sẽ tìm mọi cách nhau

chóng về đến căn cứ nhận nhiệm vụ, rồi lãnh đạo, tổ chức toàn dân đứng

lên tiến hành tổng khởi nghĩa thắng lợi

T.V (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:54:46 PM

Ông già cũng sẵn sàng quyết tử

Tại Mặt trận Hà Nội một thời gian sau ngày 19-12-1946, địch chiếm các

nhà máy nước cắt luôn nước vào khu vực chiến đấu; đồng thời có tin tất

cả các giếng nước đã bị chúng cho tay sai bỏ thuốc độc Tổ chiến đấu của

bác sĩ Nguyễn Văn Thuyết nhận được chỉ thị phải khẩn trương lại nước

uống Thật là nan giải, bởi vì việc khẩn trương nước phải có chuyên môn,

phải có thuốc phản ứng, chí ít cũng phải có động vật như chó hoặc mèo để

thử nghiệm nhưng lúc này không thể tìm được Biết chuyện này, một ông

già tìm đến và nói: “Các anh không phải lo nghĩ gì cả Các anh cần phải

sống để đánh đuổi thằng Tây, còn tôi, tôi già rồi, tôi không cầm được súng

nữa, nhưng tôi sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh Tôi xin tình

nguyện uống nước giếng trước xem lành dữ thế nào…” Không đợi anh

em có ý kiến gì thêm, ông múc ngay một gầu nước lên, uống liền một hơi

dài Ông già lại nói tiếp: “Nếu tôi có mệnh hệ nào, tôi cũng hết sức mãn

Trang 31

31

nguyện…” Ông trở lại với tổ tự vệ hơn 24 giờ sau vẫn không có triệu

chứng ngộ độc Một đồng chí tự vệ đã ôm chầm lấy ông, nói với ông

giọng cảm động: “Bố ơi, bố đã giúp chúng con yên tâm… Bố cho chúng

con biết tên và nhà để sau này, chúng con tìm thăm bố…” Ông già cười

nói: “Các anh không mất công tìm gặp tôi làm gì, tôi ngụ ở đền Bạch Mã

đấy Thỉnh thoảng tôi sẽ đến thăm các anh Bây giờ các anh cũng phải chú

ý cho người gác giếng nước, phải đề phòng bọn chúng làm điều ác thực sự

đấy…”

Tâm Đắc (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:55:21 PM

Pháo binh muôn năm

Không phải là lời động viên, cổ vũ có tính cách xã giao của một số ít

người, mà trong chiến dịch Điện Biên Phủ nó đã trở thành tình cảm gắn

bó thực sự, bằng máu thịt giữa bộ binh và pháo binh; cái cảnh trước đây

“pháo đấm lưng bộ binh” không còn nữa, pháo binh chi viện bộ binh rất

đúng lúc, kịp thời, chính xác nên nhiều đợt xung phong, bộ binh đã ho to

khẩu hiệu: “Pháo binh muôn năm! Pháo binh vạn tuế!”

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:56:13 PM

Quân nhạc phục vụ

Trang 32

32

Quốc khánh 2-9-1945

Ngày trọng đại nhất, ngày 2 tháng 9 lịch sử đã đến! Chúng tôi được vinh

dự trực tiếp phục vụ buổi lễ trang trọng và thiêng liêng này Ai cũng hồi hộp Từ sáng sớm, cả đơn vị đã tề chỉnh trong trang phúc soóc kaki vàng,

đi giày da, mũ calô có đính quân hiệu điều giữa dòng người, cờ hoa đổ về quảng Trường Ba Đình Đội hình dàn nhạc gồm 75 nhạc công chia làm 4 hàng ngang, kèn đồng sáng loáng, đứng cách nhau 15 mét đối diện với lễ đài, cùng rừng người, rừng cờ náo nức chào nhà nước công nông đầu tiên Anh Đinh Ngọc Liên chỉ huy dàn nhạc tấu các bài ca cách mạng, mỗi bài được tấu lên lần đầu bằng kèn, đến lần thứ hai, các bè giai điệu bỏ kèn xuống, đồng thanh hát bài ca, làm cho không khí buổi lễ thêm sinh động Đồng bào rất tán thưởng, nhiều người nhẩm miệng hát theo

Khi Bác Hồ cùng Đoàn chủ tịch cuộc mít tinh tiến lên lễ đài, những chiếc kèn đồng dựng lên, tấu nhạc chào Đã được nghe nói và ngưỡng mộ từ lâu, nhưng hôm nay mới là lần đầu tiên chúng tôi được thấy Bác, đứng gần nên nhìn rất rõ Bác gầy, quần áo kaki giản di, đội mắt sáng, vầng trán mênh mông và chòm râu hiền từ Mọi người đều xúc động Khi lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên, niềm xúc động của chúng tôi dồn hết vào âm thanh bài Quốc ca, âm vang khắp Quảng trường Tất cả đều ngưng đọng lại trong âm thanh hào hùng, trang nghiêm Nghe như có tiếng gọi của hồn nước, tiếng thôi thúc những bước chân dồn dập của Xô viết Nghệ Tĩnh, của khởi nghĩa Bắc Sơn, của Cách mạng Tháng Tám oai hùng… Tiến lên! Cùng tiến lên! Nhịp điệu dồn lên cao trào, chúng tôi cảm thấy nhịp đập trái tim mình hòa vào nhịp đập của trái tim Tổ quốc

Đinh Ngọc Liên và Đinh Công Thuân (Trích từ Hồi kỳ “Ra đời cùng Cách mạng tháng Tám”)

Trang 33

33

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:57:48 PM

Sáng kiến nhỏ, giá trị thực tiễn lớn

Câu thơ “Có những phút làm nên lịch sử” của nhà thơ Tố Hữu đúng với

nhiều người có chung một ý thức tận tụy với công việc, một lòng một dạ

phục vụ nhân dân, đất nước Riêng với trường hợp của người Tiểu đội

trưởng nuôi quân Hoàng Cầm, ở đội điều trị thương binh Sư đoàn 308

trong chiến dịch Hòa Bình (10/12/1951 - 5/2/1952) thì phút “làm nên lịch

sử” chính là cái phút anh nung nấu ý nghĩ phải làm ra một cái bếp sao cho

không để có một chút khói, lửa, tránh máy bay địch phát hiện giúp chiến

sĩ ta (trực tiếp là các đồng chí thương binh, bệnh binh) có thể ăn nóng

uống nóng và được tắm nước nóng ngay trong quá trình diễn ra chiến

dịch Thế là với nhiều buổi trưa không nghỉ, Hoàng Cầm một mình một

xẻng trong khu rừng vắng, đào đào, xúc xúc làm ra cái bếp theo đúng ý

nguyện của mình Anh đâu có ngờ sáng kiến tưởng như nhỏ bé của mình

lại có giá trị thực tiễn lớn, đi vào lịch sử hai cuộc kháng chiến chống

Pháp, chống Mĩ của dân tộc Nó trở thành bất tử khi “đi vào” Từ điển

Bách khoa Quân sự Việt Nam với mục từ: “Bếp Hoàng Cầm Bếp dã

chiến đào dưới đất, đun bằng củi, không bị lộ lửa, tránh địch phát hiện,

do Tiểu đội điều trị Sư đoàn 308 sáng tạo ra… Bếp Hoàng Cầm được sử

dụng trong chiến dịch Hòa Bình (1951-1952) Được cải tiến hoàn thiện và

sử dụng rộng rãi trong kháng chiến chống Mỹ”

TV (st)

Trang 34

34

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:58:34 PM

Suýt bị “xử lý”

Ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám bùng nổ Dưới sự lãnh đạo sáng

suốt của Đảng và Bác Hồ, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác nhanh

chóng giành được chính quyền, song riêng ở thị xã Hà Đông thì gặp nhiều

khó khăn, vì bọn địch chống trả quyết liệt Trước tình hình đó, đồng chí

Lê Trọng Tấn (sau này là Đại tướng) - khi ấy là Ủy viên quân sự Hà Đông

được giao nhiệm vụ ra Hà Nội thỉnh thị và xin thêm lực lượng Vào thành

phố giữa ngày này, thật khó tìm ra cấp chỉ đạo trực tiếp của mình, qua trại

Bảo an binh, nghe nói ta đã chiếm được, đồng chí liền chạy tuốt vào hỏi

thăm Không quen biết ai, không giấy tờ ủy nhiệm; lúc ấy, Nhật lại đang

kéo tới bao vây định chiếm trại, trên thì lệnh xuống thấy người nào khả

nghi, có hành động chống đối, cứ “xử lí” ngay, nên đồng chí Lê Trọng

Tấn vừa vào tới nơi, các chiến sĩ ta bắt giam luôn, vì bị nghi là “mật thám

vào trinh sát để dẫn đường cho Nhật”…

Rất may, chiều hôm đó, một chiến sĩ - anh Nguyễn Thanh Nghị đi công

tác về, nhận ra đồng chí Lê Trọng Tấn là người quen, thế là ông chẳng

những không bị “xử lí”, mà còn được các chiến sĩ giúp đỡ hoàn thành

nhiệm vụ

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Trang 35

35

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 04:59:28 PM

Tắm bằng… lửa

Những năm 1947-1948, trên chiến trường Nam Trung Bộ, quân Pháp ra

sức khủng bố, vây ráp, hòng cô lập bộ đội và với nhân dân địa phương

Tuy vậy, bộ đội và cán bộ ta vẫn tỏa ra hoạt động trong đồng bào, củng cố

được lòng tin của nhân dân đối với kháng chiến Cuộc sống của bộ đội vô

cùng gian khổ, Chiến du đóng trong rừng cách một bàu nước nhỏ Về mùa

khô trời nóng gay gắt, các suối đều khô cạn, mọi việc nấu nướng, ăn uống

hàng ngày đều nhờ vào bàu nước duy nhất ấy Địch cũng biết điều đó nên

thường tổ chức đánh phá ta đi lấy nước Do đó, nước đem về chiến khu rất

ít, chủ yếu dùng để ăn uốn, nhiều lúc nước uống cũng không đủ Trong

khi đó, trời miền Trung nắng chang chang, làm việc chân tay, mồ hôi chảy

đầm đìa, sờ vào nhớp nháp nhưng không có nước để tắm Trong cái khó ló

cái khôn, anh em sáng tạo ra cách tắm bằng lửa Lúc nào muốn tắm, anh

em gọi nhau 5-7 người, chặt cây, cành khô lớn dồi lại, đợi đến đêm đốt

lửa trại Trong ánh lửa bùng cháy, mọi người nắm tay nhau nhảy múa

xung quanh Người càng nóng, mồ hôi ra càng nhiều, nhễ nhại Mọi người

kì cọ cho mình và cho nhau, rồi lấy khăn mặt hay mảnh áo lau toàn thân

Làm đi làm lại mấy lần là xong một buổi tắm tập thể bằng lửa “Tắm”

xong, ai cũng cảm thấy nhẹ nhàng, sáng khoái

Khánh Thu (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 05:00:09 PM

Trang 36

36

Tấm lòng của người dân đối với Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

Buổi đầu ra mắt tại chiến khu Trần Hưng Đạo (22-12-1944), Đội Việt

Nam tuyên truyền giải phóng quân chỉ được tổ chức giao cho 50 đồng bạc

Đông Dương làm ngân quỹ Đội viên Lộc Văn Lùng, người được giao làm

quản lý cho Đội phải tính toán hết sức kỹ càng, chi li và dè sẻn mọi khoản

chi tiêu Sau chiến thắng Nà Ngần, Đội phải chi tiền đi đường cho việc

dẫn giải tù binh về cho địa phương quản lý Ngân quý của Đội vì thế bị

thiếu hụt nghiêm trọng Được biết Đội gặp khó khăn, nhiều cơ sở cách

mạng ở Cao Bằng tìm cách giúp đỡ bằng úy lạo và cho vay tiền, trong đó

giáo dục hội viên Dương Mạc Thạch cho Đội vay 500 đồng được sự giúp

đỡ tận tình về nhiều mặt của nhân dân, Đội Việt Nam tuyên truyền giải

phóng quân ngày càng phát triển lớn mạnh theo đà phát triển của cách

mạng

Sau này, có một số nhà báo đã gặp, hỏi chuyện đồng chí Dương Mạc

Thăng hiện là Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng về việc cha của đồng chí là ông

Dương Mạc Thạch đã cho Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

thời trứng nước vay 500 đồng bạc Đông Dương Đồng chí Thăng vui vẻ

nói, số tiền đó tuy là lớn đối với gia đình mình nhưng lại hết nhỏ bé so với

những đóng góp, hi sinh cả vật chất và tinh thần của nhiều gia đình khác

cho cách mạng Còn mẹ đồng chí, bà Dương Mạc Thạch thì bộc bạch:

“Gia đình tội tự nguyện hiến số tiền đó cho cách mạng, chỉ mong Nhà

nước cấp cho cái giấy chứng nhận để làm kỷ niệm”

X.P (st)

Trang 37

37

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 05:00:52 PM

Tết “kéo pháo vào, kéo pháo ra” thắng lợi

Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, ta dự kiến giờ G, ngày

25-1-1954, bộ đội ta sẽ đồng loạt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ

điểm địch Để tạo thế bất ngờ, bộ đội ta dùng sức người kéo pháo lớn vào

chiếm lĩnh trận địa

Ngày 16-1, bắt đầu kéo pháo Cứ 20 người kéo một khẩu pháo Khi kéo

trên đường bằng phẳng, pháo chạy băng băng Khi gặp con dốc nhỏ, pháo

khự lại Gặp con dốc cần độ dài tới 7 tời (1 tời dài 50 mét) cái vất vả

không sao kể xiết Thế nhưng, gian lao và nguy hiểm nhất vẫn là lúc ghìm

cỗ pháo nặng 2,5 tấn cho xuống dốc 50-60 độ, chỉ cần sơ sẩy một chút là

pháo rơi xuống vực sâu Kéo pháo, vì thế trở thành cuộc thử thách quyết

liệt của bộ đội ta cả về sức lực, tinh thần, mưu trí, lòng quả cảm… Trải

qua bao nhiên gian lao, vất vả và hiểm nguy, chiều 25-1, bộ đội ta đã đưa

được 4 khẩu pháo lớn vào trận địa, số còn lại đang trên đường tiếp cận

Giờ G được hoãn lại 24 giờ Trong lúc bộ đội ta đang lo lắng không hoàn

thành được nhiệm vụ, thì ngày 26-1, nhận được lệnh: kéo pháo ra vị trí tập

kết ban đầu! Thay phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” bằng phương

châm “đánh chắc, tiến chắc”

Bao nhiêu mồ hôi, xương máu của bộ đội sau 10 ngày đêm kéo pháo đã

vượt qua, đang háo hức chờ giây phút trút hờn căm lên đầu lũ giặc, nay

nhận lệnh kéo pháo ra, chuẩn bị lại, mọi người sao khỏi phân vân Cán bộ

Trang 38

38

tiểu đoàn, chi bộ đảng tổ chức họp ngắn gọn động viên bộ đội kéo pháo

ra Tư tưởng thông, thay cho cái háo hức của những ngày kéo pháo vào là

sự kiên nhẫn, gan lì không gì lay chuyển nổi của những ngày kéo pháo ra

Lúc này, địch “đánh hơi” thấy các hoạt động của bộ đội ta, liền cho máy

bay, pháo đánh chặn, nỗi hiểm nguy tăng lên gấp bội phần Thế nhưng,

lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn của do ta đã thắng Tối 26-1, bắt đầu kéo

pháo ra, đến sáng 5-2, khẩu pháo cuối cùng về đến vị trí tập kết Ngày 7-2

(mồng 5 Tết), Đại tướng Tổng tư lệnh đến chúc bộ đội ăn cái tết “kéo

pháo vào, kéo pháo ra” thắng lợi và căn dặn “nhiệm vụ nặng nề hơn là

phải chuẩn bị cho thật tốt để sẵn sàng nã pháo làm cho quân địch khiếp sợ

trọng pháo ta”

X.P (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 05:01:55 PM

Thơ ca ngợi “tro bếp”

Qua nhiều lần thử nghiệm, có sở sản xuất diêm tiêu đã đi đến thống nhất

công thức điều chế diêm tiêu để chế thố nổ: 1 tạ phân dơi + 7 tạ tro bếp =

3 ki-lô-gam diêm tiêu Kỷ niệm 50 năm Quân giới, bác Phan Lê có mấy

vần thơ tuyên dương công trạng tro bếp:

Em là tro bếp được yêu thương

Chống Pháp năm xưa khắp nẻo đường

Kết với phân dơi thành muối hóa

Tạo thành “sơn phét”, chất phi thường

Trang 39

39

Thuốc đen, mồi nổ, đa công dụng…

Lựu đạn mìn vang mọi chiến trường

Nguyên liệu giản đơn vào trận địa

Kinh hồn lũ giặc, hết phô trương…

Trần Nam (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 05:02:53 PM

Thu cũ cấp mới

Trong quân đội ta, việc “thu cũ cấp mới” một số đồ dùng quân trang,

quân dụng là chuyện bình thường Nhưng chuyện Trung đoàn trưởng

Trung đoàn 28 (Lạng Sơn) Đặng Văn Việt được quân Pháp ở đồn Na Sầm

“cấp” đôi giầy da… lại khá đặc biệt

Thấy đôi giầy da của Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt đã mòn vẹt, há

mõm, trung đội trưởng Ngọc Trinh (quê ở Cao Bằng) liền tìm gặp nhân

mối của mình tên là Doòng, làm đầu bếp trong đồn Na Sầm

- Này, ăn cắp trong kho của chúng cho mình một đôi “cộp xăng đá” cỡ

40

- Không được đâu vớ, ăn cắp thì không được… nhưng có cũ để đổi mới

thì được vớ Sếp Tây quy định thế mà!

Ngọc Trinh gật đầu:

Trang 40

40

- Giầy há mõm thì có ngay thôi Đêm nay ra hàng rào mình đưa cho Bố

thắng Tây, nguyên tắc cứng nhắc ghê…

Thế là Trung đoàn trưởng Việt có một đôi giầy mới, tha hồ trèo đèo, lội

suối, cùng đơn vị đánh nhiều trận phục kích nổi tiếng trên đường số 4:

Bông Lau, Lũng Phầy, dốc Bản Nầm, Bố Củng - Lũng Vài - Ngàn Kim…

khiến quân Pháp khiếp sợ gọi anh là “Đệ tứ quốc lộ đại vương”, khi đó

anh mới ngoài 20 tuổi

Cao Hữu Oanh (st)

Tiêu đề: Re: Những mẩu chuyện kháng chiến

Gửi bởi: VMH trong 16 Tháng Mười, 2011, 05:03:34 PM

Tuổi Cụ Hồ

Tháng 10-1953, ở Bản Que, cạnh phố Nghĩa Lộ, một anh bộ đội đưa tờ

giấy bạc Ngân hàng Việt Nam cho một chị phụ nữ Thái ngắm hình Cụ Hồ

Cả gia đình chị người già, em nhỏ đều xúm quanh để xem Tất cả đều

trầm trồ khen đôi mắt sáng, vầng trán cao… Đột nhiên, chị với tay lên mái

nhà lấy tờ giấy bạc 5 đồng cũ, hồi 1946 còn giấu ở đó, đem so với tờ bạc

mới Đột nhiên, chị hỏi: Tóc Cụ ở đây đen mà ở tờ giấy bạc mới lại trắng

quá Anh bộ đội giải thích: “Bác Hồ năm nay 62 tuổi rồi, lo việc nước việc

dân nhiều mà…!” Cả gia đình nọ yên lặng một lúc Các em nhỏ yêu cầu

anh bộ đội dạy hát bài: “Hồ Chí Minh muôn năm!”

Chi Yến (st)

Ngày đăng: 13/05/2021, 03:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w